Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Bước đầu nghiên cứu sự ảnh hưởng của dịch chiết từ cây cỏ lào (eupatorium odoratum l king et robinson) đến sự thay đổi một số chỉ số sinh lý máu của chuột nhắt trắng (mus musculus var albino)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 52 trang )

1

C
N N
C SƢ P
M
KHOA SINH

K ÓA LUẬN TỐT N

ỆP

C

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG
CỦA DỊCH CHIẾT TỪ CÂY CỎ LÀO (Eupatorium
odoratum l. King et Robinson) ĐẾN SỰ THAY ĐỔI
MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH LÝ MÁU CỦA CHUỘT
NHẮT TRẮNG (Mus musculus Var.Albino)

Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Hồng Hạnh
Chuyên ngành : Cử nhân Sinh Môi Trường
Người hướng dẫn : Nguyễn Công Thùy Trâm


2

MỞ ẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong cơ thể con người, máu là một thành phần không thể thiếu và đóng vai


trị rất quan trọng trong việc duy trì sự sống. Với khả năng vận chuyển chất dinh
dưỡng và năng lượng máu tham gia vào quá trình trao đổi chất và năng lượng giữa
các cơ quan, ngoài ra máu con có khả năng bảo vệ cơ thể.
Trong thành phần cấu trúc của máu thì bên cạnh huyết tương cịn có các yếu tố
hữu hình là các TB hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Hàm lượng các yếu tố này được
xem như là những chỉ tiêu sinh lý quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức
khỏe cơ thể. Vì những ý nghĩa đặc biệt đó mà các nhà khoa học từ nhiều thế kỷ qua
đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu trên rất nhiều lĩnh vực về máu. Một trong những
hướng nghiên cứu mới là việc tìm ra các loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng tốt
đến máu do ưu điểm chính của các thảo dược này là ít gây tác dụng phụ và hiệu quả
điều trị là tương đối bền vững. Điều này đã được khẳng định qua các thành tựu, các
cơng trình nghiên cứu y học cổ truyền tại Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam….
Cây cỏ lào là một trong những cây thuốc đã được sử dụng từ lâu đời trên thế
giới cũng như Việt Nam. Trong y học dân tộc, thông thường ta hay dùng lá tươi
cầm máu vết thương, các vết cắn chảy máu khơng cầm. Cũng được dùng chữa bệnh
lỵ cấp tính và bệnh ỉa chảy của trẻ em, chữa viêm đại tràng đau nhức xương, viêm
răng lợi, chữa ghẻ, lở, nhọt độc… cũng có hiệu quả cao. Tuy nhiên, những minh
chứng về liều lượng của dịch chiết từ cây cỏ lào ảnh hưởng như thế nào đối với
từng chỉ số máu là chưa được chú ý nghiên cứu.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận trên, chúng tôi tiến hành chọn đề tài: “BƯỚC
ĐẦU NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH CHIẾT TỪ CÂY CỎ LÀO
(Eupatorium odoratum l. King et Robinson) ĐẾN SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ
SỐ SINH LÝ MÁU CỦA CHUỘT NHẮT TRẮNG (Mus musculus Var.Albino)”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu


3
a. Mục tiêu nghiên cứu:
-


Bước đầu nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ số sinh lý máu của chuột nhắt

trắng dưới tác dụng của dịch chiết từ cây cỏ lào (Eupatorium odoratum L. King et
Robinson) nhằm góp phần bổ sung tư liệu trong việc nghiên cứu tác dụng của cây
cỏ lào đến chỉ số máu ở động vật thực nghiệm
- Góp phần bổ sung nguồn tư liệu làm cơ sở để nghiên cứu tác dụng của dịch
chiết từ cây cỏ lào đến hiệu quả phòng và trị bệnh ở con người.
b. Nhiệm vụ cụ thể:
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của dịch chiết từ cây cỏ lào đến:
- Số lượng các yếu tố hữu hình: hồng cầu, bạch cầu trong máu chuột nhắt
trắng.
- Hàm lượng Hemoglobin trong máu chuột nhắt trắng.
- Thời gian máu đông, thời gian máu chảy của chuột nhắt trắng.


4

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

ại cƣơng về cây cỏ Lào (Eupatorium odoratum L.; Chromolaena

odorata King & Robinson)
1.1.1. Tên gọi cây cỏ lào
Tên khoa học: Eupatorium odoratum L.; Chromolaena odorata King &
Robinson
Thuộc Chi Chromolaena
Họ : Cúc Asteraceae
Bộ : Cúc Asterales
Lớp: Ngọc Lan Magnoliopsida

Ngành: Magnoliophyta.[10]
Tên gọi khác: yên bạch, cỏ hôi, cỏ Việt Minh, cây cộng sản, lốp bốp, cây ba
bớp, cây phân xanh, cỏ Nhật…[7], [10].
Hình thái và phân bố cây cỏ lào:
 Mơ tả hình thái [10].
Thân: cây thảo, mọc thành bụi. Thân cao khoảng 2m, cành nằm ngang, có lơng
mịn.
Lá: mọc đối, hình trái xoan nhọn, mép lá có răng, cuống lá dài 1 – 2cm, lá có
gân chính.
Hoa: cây có nhiều hoa, cụm hoa xếp thành ngụ kép, mỗi cụm hoa có bao chung
gồm nhiều lá bắc xếp 3 – 4 hàng, cây ra hoa vào cuối mùa đơng và đầu mùa xn.
Trái: trái bế hình thoi, 5 cạnh, có lơng.

Hình 1.1: Cây cỏ lào


5
 Phân bố, trồng trọt và thu hái [2], [10].
Cây cỏ lào có nguồn gốc ở Nam Mỹ. Cho đến nay người ta phát hiện ra cây
mọc hoang ở các nước nhiệt đới thuộc Châu Á (tỉnh Vân Nam, Quảng Đông của
Trung Quốc). Ở Việt Nam, cây mọc phổ biến ở các nơi đất hoang, nhiều nhất là ven
rừng thưa ở các tỉnh thuộc miền Bắc, ở vùng đồi hoang trung du. Cỏ lào mọc rất
khỏe, phát tiển nhanh trong mùa mưa. Cây có khả năng tái sinh rất mạnh cho năng
suất cao từ 20 – 30 tấn/ha. Có thể thu hái lá và toàn cây quanh năm.
Bộ phận sử dụng: tồn cây gồm lá, thân, rễ nhưng trong đó lá được sử dụng
chủ yếu do tác dụng của nó là mạnh nhất.
1.1.2. Tác dụng dược lý.[2], [10], [27].
- Tác dụng chống viêm: lá, thân, rễ cỏ lào đều có tác dụng chống viêm, nhưng
tác dụng từ lá là tốt nhất.
- Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc cỏ lào có tác dụng ức chế vi khuẩn gây mủ

trên vết thương và ức chế trực khuẩn lỵ Shigella.
- Cầm máu, liền sẹo: cao chiết với cồn của các bộ phận trong cây cỏ lào trừ rễ
có tác dụng chống co thắt cơ trơn gây bởi histamin và acetycholin trên hồi tràng cô
lập chuột lang.
- Rút ngắn thời gian điều trị vết thương: khi sử dụng cao lá cỏ lào để điều trị
tại chỗ vết thương phần mềm nhiễm khuẩn và vết thương phần mềm lâu liền và đã
chứng minh cỏ lào có những tác dụng sau:
+ Làm giảm tiết dịch, giảm mùi hơi, hoại tử rụng nhanh hơn hẳn nhóm đối
chứng.
+ Làm rút ngắn thời gian điều trị vết thương do thúc đẩy nhanh quá trình loại
bỏ hoại tử, tân tạo mô hạt và liền sẹo.
- Ức chế sự sinh trưởng in vitro và in vivo của các chủng vi khuẩn gây nhiễm
khuẩn vết thương như tụ cầu khuẩn vàng, Escherichia coli, Proteus, trực khuẩn mủ
xanh.
- Ngoài ra, cây cỏ lào còn dùng để chữa tiêu chảy, kiết lỵ, đau nhức xương,
ghẻ lở, phòng và trị đỉa cắn. Mỗi chế phẩm từ cao lá cỏ lào chữa một số bệnh về
răng miệng. Cỏ lào còn dùng chữa bỏng và vết thương phần mềm.


6
- Chữa ho, cảm lạnh, cúm: Người Campuchia và Haiti uống nước sắc cỏ lào
chữa ho, cảm lạnh, cúm.
- Chữa mụn nhọt, vết loét: Người Dominic, Trinidat dùng lá cỏ lào đắp chữa
mụn nhọt và vết loét lâu liền.
- Có tác dụng trực tiếp tới tăng trưởng tế bào gốc: cỏ lào có thể tác động tích
cực đến khả năng di cư lấp đầy vết thương trong các thực nghiệm của tế bào gốc
dây rốn. Với ghép tế bào, thời gian làm liền tổn thương nhanh hơn điều trị bằng
phương pháp thơng thường.
1.1.3. Thành phần hóa học
Những nghiên cứu khoa học cho thấy thành phần cây cỏ Lào chứa 2,65% đạm;

0,5% phosphor và 2,48% kalium. Ngồi ra cỏ Lào cịn chứa tinh dầu, tannin (thuộc
nhóm tanin pyrogalic), flavonoid (flanovol, flanaval, chalcol, dihydroflanovol),
coumarin, ankaloit, antraquinon, glucocid,…nhưng chủ yếu là tinh dầu và
flanovoid.
 Tinh dầu[7], [9]
Tinh dầu được trích từ lá và hoa bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi
nước sau đó phân tích tinh dầu bằng sắt kí khí mao quản đã xác định đươc thành
phần chính của tinh dầu lá và hoa trong cây cỏ lào như sau:
- Tinh dầu trích từ lá (0,16%): geiren (42,54%), acetat bornil (3,46%) và Bcubeben (12,51%)
- Tinh dầu trích từ hoa (0,01%): geiren (7,98%), acetat bornil (22,93%) và Bcubeben (26,1%)
Tinh dầu từ cây cỏ lào có tác dụng kháng sinh tốt, ức chế hai loại vi khuẩn
staphylococcus và shigella shigae. Nước sắc lá có tác dụng kháng sinh mạnh nhất
do có hàm lượng tinh dầu cao nhất. Điểm đặc biệt là thân rễ khơng có tác dụng với
vi trùng lị nhưng lá lại có tác dụng.
 Flavonoid [8], [17]
Flavonoid là một hợp chất tự nhiên thường gặp ở thực vật, phần lớn có màu
vàng.
+ Cấu trúc:


7
Flavonoid là nhóm hợp chất phenol có cấu tạo khung theo kiểu C6-C3 C6 hay
nói cách khác là khung cơ bản gồm 2 vòng benzen A và B nối với nhau qua một
mạch 3 carbon.
+ Phân loại:
 Flavonol
Flavonol là một loại hợp chất thuộc họ Flavoniod, thuộc nhóm Hidroxit - 3OH.
Chất này tồn tại trong các loại trái cây và rau củ và ðýợc ðánh giá là tốt cho sức
khỏe.
 Flavanon

Hợp chất flavanon có tác dụng tãng cýờng chức nãng mạch máu hoặc giảm
viêm nhiễm, có liên quan ðến ðột quỵ.
+Tính chất sinh học của flavonoid:
-Các flavonoid có khả năng dập tắt các gốc tự do như HO., ROO.. Các gốc này
sinh ra trong tế bào và cạnh tranh với DNA sẽ gây ra những ảnh hưởng nguy hại
cho cơ thể như gây biến dị, hủy hoại tế bào, gây ung thư, tăng nhanh sự lão hoá.
Đặc biệt, khả năng chống oxy hóa của flavonoid cịn mạnh hơn các chất khác như
vitamin C, F, selenium và kẽm.
-Flavonoid cùng với acid ascorbic tham gia q trình hoạt ðộng của enzym oxy
hóa – khử,. Flavonoid còn ức chế hoạt ðộng của hyalunorydase, enzym làm tãng
tính thấm của mao mạch.
-Thành phần của màng tế bào có các chất lipid dễ bị peroxyd hố, tạo ra những
sản phẩm làm rối loạn sự trao đổi chất cũng dẫn đến sự huỷ hoại tế bào. Ðưa các
chất chống oxy hoá như flavonoid vào cơ thể để bảo vệ tế bào thì có thể ngăn ngừa
các nguy cơ như xơ vữa động mạch, tai biến mạch, lão hoá , tổn thương do bức xạ,
thoái hoá gan...
Tannin [8], [17], [28]
Tanin là các chất thuộc nguồn gốc thực vật, khơng có nitơ, có cấu trúc
polyphenol, tan trong nước, cồn, axeton, không tan trong ether và chlororm.
Tannin pyrogalic là taninin có khả năng thủy phân tạo ra phần đường là các
glycose và phần không đường là các acid.


8
+Tác dụng của tannin
-Dung dịch tanin kết hợp với protein, tạo thành màng trên niêm mạc nên ứng
dụng làm thuốc săn da. Tanin cịn có tác dụng kháng khuẩn nên dùng làm thuốc súc
miệng khi niêm mạc miệng, họng bị viêm loét, hoặc chỗ loét khi nằm lâu. Tanin có
thể dùng trong để chữa viêm ruột, chữa tiêu chảy.
- Tanin kết tủa với kim loại nặng và với alcaloid nên dùng chữa ngộ độc đường

tiêu hố.
- Tanin có tác dụng làm đông máu nên dùng đắp lên vết thương để cầm máu,
chữa trĩ, rị hậu mơn.
 Coumarin [8], [17]
Coumarin là những dẫn chất α- pyron có cấu trúc C6- C3. Benzo α-pyron là
chất coumarin đơn giản nhất tồn tại trong thực vật được biết từ năm 1820 trong hạt
của cây Dipteryx odorata Willd. thuộc họ Ðậu.
Trong tự nhiên, coumarin hay gặp là glucose, ít tồn tại dạng glycosid, nếu có
thì mạch đường thường có dạng đơn giản.
Tác dụng đáng chú ý của các dẫn chất coumarin là chống co thắt, làm giãn nở
động mạch vành mà cơ chế tác dụng tương tự như papaverin.
Tác dụng chống đông máu của coumarin cũng được biết từ lâu..Đồng thời tác
dụng như vitamin P (làm bền và bảo vệ thành mạch), ví dụ bergapten , aesculin,
fraxin. Đồng thời nhiều dẫn chất coumarin có tác dụng kháng khuẩn.
Ngoài ra, các chất aflatoxin là những coumarin có tính chất độc có thể gây ung
thư.
Alkaloid [8], [17], [28]
Alkaloid là những hợp chất hữu cơ có chứa nito, đa số có nhân dị vịng, có
phản ứng kiềm, thường găp trong thực vật và đơi khi có trong động vật, thường có
dược tính mạnh và cho những phản ứng hóa học với một số thuốc thử chung của
alkaloid.
Cơng dụng của alkaloid rất đa dạng và phong phú tùy theo từng loại
alkaloid
- Tác dụng lên hệ thần kinh: strychnine, caffeine, morphin, codeine


9
- Tác dụng hạ huyết áp: reserpine, serpentin
- Tác dụng chống ung thư: taxol, vinblastine, vincristine
- Tác dụng diệt ký sinh trùng, diệt khuẩn: quinine, berberine, arecoline,

emetine
1.2. CHUỘT NHẮT TRẮNG (Mus musculus Var.Albino)
1.2.1. Đặc điểm sinh học của chuột nhắt trắng [24]
Chuột nhắt trắng trưởng thành có chiều dài cơ thể (tính từ mũi đến gốc đi) là
7,5–10 cm và chiều dài đuôi là 5–10 cm. Khối lượng cơ thể chúng vào khoảng 10–
25g.
Bộ lông : lông chuột ngắn, ở tai và đi thì ít lơng hơn. Chân sau của chuột
nhắt khá ngắn, nhưng chúng có thể nhảy cao đến 45 cm.
Vòng đời và sinh sản: con đực trưởng thành sinh dục sau khoảng 6 tuần tuổi và
con cái là khoảng 8 tuần tuổi. Chuột cái có chu kỳ động dục dài 4 – 6 ngày. Chuột
trắng dòng thuần trong điều kiện ni có thời gian mang thai ngắn ( trung bình là 30
ngày), chuột đẻ chủ yếu vào ban đêm, đẻ trung bình 6 con/ 1 lứa.
1.2.2. Tác dụng của chuột nhắt trắng.[24]
Trong nghiên cứu y sinh các động vật thực nghiệm như: chuột, thỏ, chó, khỉ...
được sử dụng phổ biến, mỗi năm có khoảng 17 đến 23 triệu con vật được sử dụng
để nghiên cứu. Trong số đó, chuột chiếm đến 95% các nghiên cứu trên mơ hình
động vật. Sở dĩ số lượng chuột được sử dụng nhiều trong nghiên cứu y sinh là do
kích thước nhỏ, dễ nuôi, sinh sản nhanh, đặc biệt đời sống ngắn (2-3 năm) nên có
thể theo dõi được hết đời sống và có thể theo dõi được cả vài thế hệ. Nhưng điểm
quan trọng và quý giá nhất là đặc điểm sinh lý và di truyền học của chuột rất gần
với con người, bộ gen của chuột có 98% giống bộ gen của người.
1.3.

CƢƠN

VỀ MÁU.

1.3.1. Ý nghĩa sinh học của máu.
Máu là một mơ lỏng có màu đỏ, vị mặn, lưu thơng trong hệ thống tuần
hồn.[14]

Máu có các chức năng sau:


10
- Chức năng hô hấp: máu vận chuyển O2 từ phổi đến các tế bào và CO2 từ các
mô đến phổi.
 Chức năng dinh dưỡng: máu vận chuyển các chất như glucose, các amino
acid, các acid béo, các vitamin… đến cung cấp cho các tổ chức tế bào.
 Chức năng đào thải: máu lưu thông khắp cơ thể lấy những chất căn bã của
q trình chuyển hóa tế bào đưa lên các cơ quan bài xuất là thận, phổi, tuyến mồ
hôi…
 Chức năng bảo vệ cơ thể: các loại bạch cầu của máu có khả năng thực bào,
khử độc, tiêu diệt vi trùng . Trong máu có các kháng thể, kháng độc tố… tham gia
vào cơ chế bảo vệ cơ thể.
 Chức năng thống nhất điều hòa hoạt động cơ thể: máu mang các hormone,
các loại khí O2 và CO2, các chất điện giải khác Ca++, K+, Na+… để điều hịa hoạt
động của các nhóm tế bào, các cơ quan khác nhau trong cơ thể nhằm đảm bảo sự
hoạt động đồng bộ của các cơ quan trong cơ thể.
Máu còn có khả năng điều hịa nhiệt độ cơ thể một cách nhanh chóng làm cho
các phần khác nhau trong cơ thể ln có cùng một nhiệt độ tương đương nhau. [3],
[5]
1.3.2. Các thành phần của máu
Máu gồm hai phần: huyết tương (55 – 60%) và các TB máu (40 -45%). [5],
[16].

 Huyết tương
Huyết tương là một dịch thể lỏng, trong, màu vàng nhạt, vị hơi mặn. Huyết
tương là thành phần quan trọng của máu, chiếm tỷ lệ 55 – 60% khối lượng của máu.
Trong huyết tương nước chiếm từ 90 – 92% , vật chất khô chiếm từ 8 –
10%.[5], [16]


 Hồng cầu
-Hồng cầu là những tế bào không nhân hình đĩa lõm hai mặt, được tạo thành
trong tủy xương ở động vật có vú, chúng mất nhân khi vào hệ tuần hồn.
-Đường kính của hồng cầu từ 7 – 8 µm. Chiều dày của hồng cầu ở trung tâm là
1µm và ở ngoại vi là 2 - 3µm.


11
-Thành phần của hồng cầu là huyết tố (hemoglobin). Hemoglobin chiếm 34%
trọng lượng tươi và trên 90% trọng lượng khô của hồng cầu.[3], [5], [14], [19].

Vai trò hemoglobin trong hồng cầu.
Hồng cầu là những túi chứa đựng hemoglobin. Chính những phần tử
hemoglobin này thực hiện chức năng vận chuyển khí O2 và CO2 của hồng cầu.
Mỗi hồng cầu có khoảng 34,6 – 35 microgam hemoglobin.
Cấu tạo hemoglobin
Hemoglobin là một protein có màu gồm 2 thành phần là hem và globin.[3]

B

A

Hình 1.2. Hemoglobin
A: hình thái hemoglobin .

B: nhóm heme chứa sắt.

Sự sản sinh hồng cầu.
Ở giai đoạn bào thai, hồng cầu được sản sinh trong gan và lá lách. Ở cuối

giai đoạn bào thai và từ khi sinh ra đến khi già, hồng cầu sinh ra ở tủy xương. Tất cả
tủy xương đều sinh ra hồng cầu cho đến tuổi trưởng thành.
Sự tạo ra hồng cầu bắt đầu từ những tế bào cơ bản (hemocytoblast) tách
ra từ nội mô các mao mạch của tủy xương. Sau đó lần lượt trải qua các giai đoạn:
hemocytoblast, erythroblast ưa kiềm, erythroblast đa sắc, normoblast, reticulocyt và
cuối cùng tạo thành erythrocyt.
Ở giai đoạn normoblast, khi hàm lượng hemoglobin được hình thành
trong bào tương đạt mức 34% thì normoblast mất nhân. Lượng reiculocyt trong máu


12
khơng chiếm q 0,5%. Erythrocyt là hồng cầu chính thức, khơng có nhân. Chúng
xun qua mao mạch đi vào hệ tuần hồn.

Các chất cần thiết cho q trình sản sinh hồng cầu.
Để tạo thành hồng cầu, trong cơ thể có hai quá trình song song: sự tạo thành tế
bào hồng cầu và sự tổng hợp hemoglobin. Đây là những quá trình rất phức tạp, địi
hỏi nhiều ngun liệu như protein, cholin, thymidin, acid nicotinic, thiamin,
pyridoxin, acid folic, vitamin B12, Fe++, nhiều enzim và chất xúc tác cho quá trình
tổng hợp này.
- Vitamin B12:
Vitamin B12 cần thiết để biến đổi ribonucleotit thành deoxyribonucleotit, một
trong những giai đoạn quan trọng trong sự thành lập AND, do đó, thiếu vitamin B12
sẽ ngăn chặn sự phân chia tế bào và không trưởng thành được. Trong trường hợp
này các nguyên hồng cầu trong tủy xương có kích thước lớn hơn hồng cầu bình
thường, được gọi là nguyên bào khổng lồ. Tế bào to ra vì lượng AND không đủ
nhưng lượng ARN lại tăng dần lên hơn bình thường, tế bào tăng tổng hợp
hemoglobin hơn và các bào quan cũng nhiều hơn. Hồng cầu trưởng thành có hình
bầu dục khơng đều, màng mỏng hơn, dễ vỡ và đời sống ngắn hơn (chỉ bằng 1/3 –
1/2 thời gian của hồng cầu bình thường). Gây nên bệnh thiếu máu ác tính.

Bệnh thiếu máu ác tính khơng phải do thiếu vitamin B12 trong thức ăn mà do
cơ thể không hấp thụ được vitamin B12 vì dạ dày thiếu sự bài tiết yếu tố nội tại (là
chất tiết ra từ phần đáy và thân dạ dày, bản chất là mucopolysacarit hay
mucopolypeptit). Yếu tố nội tại này kết hợp với vitamin B12 để tạo thành phức hợp,
phức hợp này gắn với receptor màng tế bào niêm mạc hồi tràng và vitamin B12 được
hấp thụ theo cơ chế ẩm bào.
Vitamin B12 vào máu, dự trữ ở gan. Nhu cầu vitamin B12 là 1 – 3 mg/24h.
trong khi đó sự dự trữ vitamin B12 của gan có thể gấp 1000 lần nhu cầu của cơ thể
trong một ngày.
- Chất sắt
Sắt là một chất quan trọng trong sự thành lập Hb, sắt được hấp thu ở phần trên
của bộ máy tiêu hóa, chủ yếu là tá tràng. Sắt được hấp thu bằng cơ chế chủ động.


13
Sắt được hấp thu dưới dạng nhị (Fe++) hơn là dạng tam (Fe+++).
Sắt tham gia vào thành phần của heme, thiếu sắt sẽ gây bệnh thiếu máu nhược
sắt
- Axit folic (vitamin L1, vitamin B9)
Axit folic là một vitamin tan trong nước, có nhiều trong rau cải xanh, ốc, gan,
thịt. Hằng ngày cần 50 – 100 mg.
Axit folic cần thiết cho sự trưởng thành các hồng cầu do sự tăng sự methyl hóa
q trình thành lập AND.
Sự hấp thu axit folic ở ruột nhưng chủ yếu diễn ra ở hỗng tràng dưới tác dụng
của mơnglutamat.
- Erthropoietin
Erthropoietin là yếu tố điều hịa sự nhân lên của tế bào gốc trong tủy xương,
kích thích sự trưởng thành của hồng cầu non và giải phóng hồng cầu khỏi tủy xương
đi vào tuần hồn. Yếu tố này có cấu trúc protein gồm 165 acid amin, phân tử lượng
30400

Erthropoietin được tạo ra từ yếu tố tạo hồng cầu của thận (REF) phản ứng với
một globulin của huyết tương, kích thích tủy xương tạo hồng cầu.
- Cholin và Thymidin
Cholin và Thymidin cần để tạo thành chất nền và màng hồng cầu. [1], [3], [5],
[19].

 Bạch cầu
Bạch cầu là những tế bào có nhân được tạo thành trong tủy xương và các hạch
bạch huyết. Chúng có khả năng di động trong mạch máu, giúp cơ thể chống lại các
tác nhân gây nhiễm khuẩn và nhiễm độc bằng quá trình thực bào và q trình miễn
dịch. Kích thước khác nhau tùy từng loại bạch cầu nhưng nói chung lớn hơn hồng
cầu, trung bình đường kính 8 – 15 µm. [5]

Các loại bạch cầu
Có hai loại bạch cầu: bạch cầu đa nhân (có hạt) và bạch cầu đơn nhân (khơng
hạt).


14
- Bạch cầu không hạt đơn nhân: là những bạch cầu mà trong bào tương khơng
có hạt và nhân khơng phân thùy. Nhóm bạch cầu này chiếm khoảng 1/3 tổng số
bạch cầu trong máu và được chia thành hai loại là bạch cầu đơn nhân lớn mono
(monocyte), bạch huyết bào hay còn gọi là lympho bào (lymphocyte).
- Bạch cầu đa nhân: là những bạch cầu mà trong bào tương có các hạt bắt màu
đặc trưng và nhân chia ra nhiều thùy. Bạch cầu này chiếm khoảng 2/3 tổng số bạch
cầu trong máu. Căn cứ vào sự bắt màu của các hạt chúng đươc chia ra thành: bạch
cầu đa nhân trung tính (neutrophil), bạch cầu đa nhân ưa acid (eosinophil), bạch cầu
đa nhân ưa bazo (basophil).[5]
Cơng thức tính bạch cầu thơng thường ở người Việt Nam trưởng thành:
-


Neutrophil

5 – 70%

-

Eosinophil

9 – 11%

-

Basophil

0 – 0,5%

-

Lymphocyte

20 – 25 %

-

Monocyte

2–4%

Chức năng bạch cầu.

Bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng cách sau:
- Thực bào là khả năng mà bạch cầu sẽ ăn những chất lạ hoặc các vi khuẩn
xâm nhập vào cơ thể, tạo cho cơ thể có sức đề kháng tự nhiên dẫn tới hình thành sự
miễn dịch bẩm sinh.
- Đáp ứng miễn dịch: kháng nguyên và những chất lạ khi đưa vào cơ thể sẽ
gây ra một đáp ứng miễn dịch bằng cách sản sinh ra các kháng thể tương ứng đặc
hiệu với kháng nguyên để bảo vệ cơ thể. Đáp ứng miễn dịch gồm 2 dạng:
+ Miễn dịch dịch thể: do limpho B tiết ra IgG hoà tan huyết thanh, huyết thanh
này được dùng dể để phòng chữa bệnh như huyết thành phòng dại, huyết thanh
chống uốn ván…
+ Miễn dịch tế bào: do limpho T bị kích thích bới các kháng nguyên, độc tố…
Limpho bào T trở thành limpho cảm ứng để tiết ra IgG gắn trên màng tế bào. Nhờ
đó lipho T tiêu diệt được các tác nhân xâm nhập trực tiếp hay gián tiếp vào cơ thể


15
- Tạo interferon do bạch cầu đơn nhân và bạch cầu trung tính sản sinh ra khi có
các kháng ngun xâm nhập vào cơ thể. Interferon có tác dụng ức chế sự sản sinh ra
các virut, hạn chế hiện tượng ung thư. [3], [5], [14], [19].

Sự sản sinh bạch cầu.
Trong giai đoạn bào thai, bạch cầu được sinh ra từ lá trung phôi. Ở cơ thể
trưởng thành, bạch cầu được sinh ra từ các cơ quan khác nhau:
Bạch cầu có hạt đa nhân được tạo thành trong tủy xương. Ở tủy xương, tế bào
bạch cầu đươc tạo thành từ một tế bào của tổ chức lưới, rồi trở thành promyeloblast
và tiếp theo là myeloblast. Lúc này nó phân thành ba loại bạch cầu non (myelocyt)
là trung tính, ưa acid và ưa base. Sau khi trải qua một vài dạng trung gian, ví dụ:
metamyelocyt, ba loại bạch cầu trưởng thành và vào máu.
Lympho bào được sinh ra từ tổ chức lưới của lách và ống tiêu hóa. Từ tế bào
lưới phân hóa thành tế bào lymphoblast, rồi trưởng thành tạo thành lympho bào .

Bạch cầu đơn nhân lớn chưa có nguồn gốc rõ ràng. Người ta cho rằng chúng
được sinh ra từ hệ võng mạc nội mô. Tuy nhiên khi bị cắt lá lách, tủy xương cũng
có thể sản xuất bạch cầu đơn nhân.
Sự sản sinh của bạch cầu đòi hỏi một số chất như vitamin, acid amin.
Thiếu acid ffolic, vitamin nhóm B sự trưởng thành của bạch cầu bị cản trở. [15]

Một số bệnh lý liên quan đến bạch cầu.
Ung thư bạch cầu hay cịn có tên gọi ngắn gọn là bệnh ung thư máu hay bệnh
bạch cầu, thuộc loại ung thư ác tính. Căn bệnh này là hiện tượng khi bạch cầu trong
cơ thể người bệnh tăng đột biến. Bạch cầu trong cơ thể vốn đảm nhận nhiệm vụ bảo
vệ cơ thể nên chúng cũng khá "hung dữ", đặc biệt khi loại tế bào này bị tăng số
lượng một cách đột biến sẽ làm chúng thiếu "thức ăn" và có hiện tượng ăn hồng
cầu. Hồng cầu sẽ bị phá hủy dần dần, vì vậy người bệnh sẽ có dấu hiệu bị thiếu máu
dẫn đến chết.
Bệnh lý gia tăng các bạch cầu non: xuất hiện khi tình trạng nhiễm trùng quá
nặng làm tiêu hủy nhiều bạch cầu trưởng thành, khi ấy các bạch cầu mới được sản
xuất chưa đủ lớn đã được tung ra chiến đấu với tác nhân gây nhiễm.


16
HIV: virus gây ra tình trạng tấn cơng hủy diệt các bạch cầu lymphocytes.
Nhiễm HIV dẫn đến bệnh lý AIDS, làm cho hệ miễn dịch khơng cịn khả năng
chống chọi lại bệnh tật, cho dù đó là bệnh thơng thường nhất.[14], [16].

 Tiểu cầu
-Tiểu cầu là những mảnh nhỏ của tế bào nhân khổng lồ trong tủy xương. Khi
các tế bào này bể vở, chúng sẽ giải phóng tiểu cầu và đưa vào máu.
-Hình dạng của tiểu cầu khơng nhất định ( trịn, bầu dục, hình sao…). Trong tế
bào chất của tiểu cầu có các protein co giản giống như actomysin của cơ chiếm
khoảng 20% protein của tiểu cầu. Các cơ actin này có vai trị quan trọng trong q

trình co giãn tiểu cầu và trong hiện tượng co cục máu đông.

Đôi nét về sự đông máu
Ðông máu là một quá trình chuyển máu ở thể lỏng (sol) sang thể đặc (gel), mà
thực chất là chuyển fibrinogen ở dạng hòa tan thành dạng khơng hịa tan.
Q trình đơng máu diễn ra với sự tham gia của 13 yếu tố và trải qua 3 giai
đoạn chính.
 Các yếu tố tham gia vào q trình đơng máu:
Yếu tố I: Fibrinogen
Yếu tố II: Prothrombin
Yếu tố III: Thromboplastin tổ chức
Yếu tố IV: Calcium
Yếu tố V: Proaccelerin
Yếu tố VII: Proconvertin
Yếu tố VIII: Yếu tố chống chảy máu A
Yếu tố IX: Yếu tố chống chảy máu B còn gọi là yếu tố Christmas
Yếu tố X: Yếu tố Stuart
Yếu tố XI: Tiền Thromboplastin huyết tương
Yếu tố XII: Yếu tố Hageman
Yếu tố XIII: Yếu tố ổn định Fibrin
Các giai đoạn của q trình đơng máu


17
- Giai đoạn 1: hình thành tromboplastin nội sinh và ngoại sinh.
- Giai đoạn 2: hoạt hóa protrombin thành trombin.
- Giai đoạn 3: tạo thành sợ fibrin và cục máu đông. [3], [5], [14], [18].

 Bệnh lý do tiểu cầu và do các yếu tố đông máu khác
Thiếu tiểu cầu là bệnh lý thường gặp gây ra các chứng xuất huyết bất thường.

Nguyên nhân có thể do tác dụng phụ của thuốc, do nhiễm trùng, ung thư bạch cầu.
Bệnh Hemophilia: Do cơ thể thiếu yếu tố đông máu số VIII, một chấn thương
nhẹ cũng có thể gây ra các vết bầm tím, sưng nề, chảy máu liên tục.
Bệnh Von Willebrand: đây cũng là chứng bệnh do thiếu hụt yếu tố đông máu.
Protrombin, một yếu tố quan trọng do gan sản xuất. Nếu gan bị tổn thương
(viêm, xơ, teo cấp tính) sẽ làm máu khó đơng.
Vitamin K kích thích tạo protrombin. Khi cơ thể không hấp thu đủ vitamin
K, hoặc khi gan bị bệnh hay tắc ống dẫn mật sẽ làm giảm sự hấp thu vitamin K,
làm máu khó đơng.
Yếu tố chống đông máu Anti hemophilia (yếu tố VIII) do thành mạch máu
tạo ra, nếu thiếu, làm máu khó đơng. Ngun nhân chủ yếu là do di truyền liên kết
với giới tính và gen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X (ở nam giới
thường mắc bệnh này nhiều hơn). [14],[16],[19]
1.3.3. Vài nét về bệnh thiếu máu
1.3.3.1. Định nghĩa.
Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay huyết sắc tố dưới mức
bình thường so với người cùng tuổi, cùng giới sức khỏe.
1.3.3.2. Nguyên nhân gây thiếu máu.
- Thiếu máu do thiếu sắt:
Do mất sắt vì kinh nguyệt nhiều, xuất huyết đường tiêu hóa, điều trị dài ngày
với aspirine và thuốc kháng viêm khơng steroid, nhiễm giun móc, xuất huyết đường
niệu.
Giảm cung cấp sắt ở người bị cắt dạ dày, khấu phần ăn không đủ sắt ở người
già thiếu dinh dưỡng, nhịn ăn. Nhu cầu sắt cao ở phụ nữ và trẻ em.


18
- Thiếu máu do mất máu:
Khi mất máu, Fe++ và các thành phần của hồng bị mất khỏi cơ thể, mất máu có
thể cấp tính hoặc kinh niên.

Thiếu máu do mất máu như chấn thương, xuất huyết tiêu hóa.. khi lượng máu
mất hơn 10% dù cơ thể vận dụng cơ chế bù trừ (co mạch, tăng nhịp tim, tăng sức co
bóp, tái phân phối máu) huyết áp vẫn giảm dần do giảm thể tuần hoàn. Khi lượng
máu mất đến 30 – 40 % thì xảy ra shock. Nếu sự mất máu được kiểm soát, số lượng
hồng cầu sẽ phục hồi trong 3 – 4 tuần.
Thiếu máu do mất máu kinh niên như do trĩ, rong kinh, giun. Cơ thể thích nghi
với tình trạng thiếu máu. Hồng cầu có ít hemoglobin thiếu máu nhược sắc hồng cầu
nhỏ
- Thiếu máu do huyết tán:
Thiếu máu huyết tán có đặc điểm là hồng cầu vỡ sớm, tích tụ lại trong cơ thể
Fe++ và các sản phẩm của sự hủy hoại hồng cầu. Do đời sống hồng cầu ngắn nhưng
tủy xương thường ở trạng thái hoạt động mạnh gây tăng số lượng hồng cầu lưới
trong máu. Ngồi biểu hiện thiếu máu cịn biểu hiện vàng da.
- Khiếm khuyết ở màng hồng cầu
Bệnh hồng cầu hình cầu di truyền có sự bất thường của protein màng hồng cầu
(chất spectin), sự rối loạn về cấu trúc và chức năng của men ATPase, chất
phospholipid ở màng hồng cầu giảm. các rối loạn về cấu trúc màng làm cho màng
hồng cầu tăng tính thấm đối với Na+ làm cho hồng cầu phình lên ở dạng cầu vận
chuyển được oxi nhưng dễ vỡ khi đi qua xoang tĩnh mạch và tuần hồn ở lách. Di
truyền mang tính trội, nhiễm sắc thể thường.
- Huyết tán do các nguyên nhân ngoài hồng cầu:
Một số yếu tố mắc phải, ngoại sinh đối với hồng cầu gây tan máu bởi tác động
trực tiếp gây tổn thường màng hồng cầu hoặc bởi kháng thể bao gồm: thuốc, chất
hóa học, nộc rắn, vi khuẩn, sốt rét, ngồi ra cịn có các yếu tố cơ học như: van tim
nhân tạo, phỏng, viêm mạch máu.
- Thiếu máu huyết tán do nhiễm khuẩn: tổn thƣơng hồng cầu có thể theo
các cơ chế:


19

+ Do tác động trực tiếp của độc tố vi khuẩn như Clostridium pefringens tiết
lecithinase tác động lên lipoprotein gây vỡ hồng cầu.
+ Do cơ chế miễn dịch: polysaccharide từ vi khuẩn được gắn lên bề mặt hồng
cầu, cơ thể tạo kháng thể chống lại gây vỡ hồng cầu.
+ Kí sinh trùng tác động trực tiếp gây vỡ hồng cầu.
+ Động mạch nội mạch rải rác: gây tan máu do hồng cầu qua lòng mạch bị hẹp
- Thiếu máu do tủy xƣơng kém hoặc không hoạt động.
Sự sinh hồng cầu giản nếu tủy xương bị cốt hóa hoặc xơ tủy: tủy xương bị xâm
lấn bởi ác tính; tủy xương bị ngộ độc bởi thuốc, hóa chất; thiếu hormon
eryhtroppoieine như suy thận, bất sản tủy không rõ nguyên nhân. Ngày nay, người
ta nghĩ rằng bất sản tủy do:
 Tổn thương tế bào gốc làm giảm số lượng tế bào gốc.
 Tổn thương vi mô trường ở tủy xương ( tổn thương tế bào chất đệm).
 Do cơ chế miễn dịch, là cơ chế được đề cập nhiều nhất do quá trình miễn
dịch hay tự miễn, gây tình trạng ức chế miễn dịch ở tủy xương. Các tế bào lympho
đã hoạt hóa sản xuất ra các γINF và βTNF có tác động ức chế sự tăng trưởng của tế
bào gốc, tế bào chất đẹm thì bị ức chế bởi γINF.[1]
1.3.3.3. Phịng chống thiếu máu.
- Bổ sung bằng viên sắt
Cải thiện nhanh tình trạng thiếu máu ở các đối tượng bị đe dọa. Trong điều
kiện nguồn thuốc và cán bộ hạn chế nên ưu tiên cho đối tượng có tỉ lệ mắc bệnh cao
như người mẹ có thai, trẻ em, học sinh và lao động một số ngành nghề khác.
- Cải thiện chế độ ăn.
Trước hết chế độ ăn cần cung cấp đầy đủ năng lượng và các thực phẩm giàu
sắt. Đồng thời tăng cường khả năng hấp thu sắt nhờ tăng lượng vitamin C từ rau quả
( ô dinh dưỡng, vườn rau gia đình). Tỷ lệ hấp thu của sắt khơng ở dạng heme tăng
lên thuận chiều với lương vitamin C trong khẩu phần. Nên khuyến khích các cách
chế biến nảy mầm, lên men (giá đỗ, dưa chua). Vì các quá trình này làm tăng lượng
vitamin c và làm giảm lương Tamin và Phytic trong thực phẩm.



20
- Tăng cƣờng sắt cho một số thức ăn.
Đây là một hướng kỹ thuật khóa khăn nhưng đang được thăm dò ở nhiều nước.
Vấn đề đặt ra là đảm bảo hoạt tính sinh học của sắt mà khơng gây ra mùi vi khó
chiu cho thực phẩm. Các loại thực phẩm được thử nghiệm tăng cường là gạo, muối,
đường, nước mắm, bột cá, chè. [1],[3].
1.4. NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM [11],[13],[19], [23].
Năm 2005, tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hạnh trong công trình “nghiên cứu ảnh
hưởng của phương pháp bào chế đối với tác dụng bổ huyết của Hà thủ ô đỏ
(polygonum multiflorum thunb) trên chuột nhắt trắng gây thiếu máu. Kết quả cho
thấy Hà thủ ơ đỏ có tác dụng tăng các chỉ tiêu sinh lý máu.
Năm 2005, tác giả Lê Thị Phương Thảo đã nghiên cứu tác dụng của trứng kiến
thủy phân và rượu trứng kiến lên một số chỉ số sinh học trên động vật thực nghiệm.
Kết quả cho thấy viên nang trứng kiến thủy phân làm tăng số lượng hồng cầu và
bạch cầu của chuột cống trắng.
Năm 2006, tác giả Nguyễn Thị Hoàn Mỹ đã nghiên cứu, khảo sát sự ảnh
hưởng của Vừng (Sesamum orientale) lên một số chỉ tiêu sinh lý của chuột nhắt
trắng bằng phương pháp cho uống. Kết quả cho thấy nước Vừng có tác dụng tốt đến
sự sản sinh hồng cầu, làm tăng bạch cầu và hàm lượng hemoglobin trong máu chuột
nhắt trắng.
Năm 2007, tác giả Nguyễn Phương Dung đã nghiên cứu ảnh hưởng của
phương pháp bào chế đối với tác dụng bổ huyết của Hà thủ ô đỏ trên chuột nhắt
trắng thiếu máu thực nghiệm. Nghiên cứu trên 50 con chuột nhắt trắng, được gây
thiếu máu bằng APH, theo dõi 14 ngày. Đánh giá số lượng hồng cầu, bạch cầu, Hb,
Hct, trọng lượng lách chuột. Kết quả sau 7 ngày điều trị bằng 2 loại cao lỏng Hà thủ
ô (20g/kg chuột nhắt), trọng lượng, số lượng hồng cầu, Hb, Hct và số lượng bạch
cầu đều được cải thiện. Dạng hà thủ ô đã chế biến có tác dụng tốt hơn dạng chư chế
biến. Phương pháp bào chế Hà thủ ơ có ảnh hưởng đến tác dụng bổ huyết trên thực
nghiệm.

Năm 2008, tác giả Đồng Thị Hải Yến đã tiến hành đề tài nghiên cứu sự thay
đổi một số chỉ số máu của chuột nhắt trắng dưới tác dụng của Hà thủ ô đỏ. Kết quả


21
cho thấy Hà thủ ơ đỏ có tác dụng làm tăng cường các chỉ số sinh lý máu trên cơ thể
chuột nhắt trắng: Hồng cầu, bạch cầu, hemoglobin.
Năm 2009, tác giả Nguyễn Thị Trâm đã nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ số
máu ở chuột nhắt trắng dưới tác dụng của thành phần thức ăn có bổ sung bột lạc.
Kết quả cho thấy bột lạc có tác dụng làm tăng cường các chỉ số sinh lý máu trên cơ
thể chuột nhắt trắng: hồng cầu, bạch cầu, hemoglobin.
Năm 2009, tác giả Đoàn Suy Nghĩ đã nghiên cứu ảnh hưởng của độc tố cá nóc
(S.Spadiceus rich) lên một số chỉ tiêu huyết học của chuột nhắt trắng và khả năng
thải độc của nấm hoàng chi. Kết quả cho thấy nấm hoàng chi có thể hạn chế được
tác động của độc tố cá nóc đối với sự phá hủy hồng cầu và bạch cầu.


22

Chƣơng 2. Ố TƢỢN , DƢỢC L ỆU, MƠ
T ÍN
2.1.

ỆM V P ƢƠN

P ÁP N

ÌN

BỐ TRÍ


ÊN CỨU

ối tƣợng nghiên cứu:

Chuột nhắt trắng (tên khoa học: Mus musculus Var.Albino - chi Mus - họ
Muridae - bộ Rodentia - lớp Mammalia - ngành Chordata) do trung tâm kiểm
nghiệm dược – mỹ phẩm Huế cung cấp gồm 50 con, không phân biệt đực cái, độ
tuổi từ 7 – 9 tuần tuổi, trọng lượng trung bình từ 20-30g/con, khỏe mạnh.
Tồn bộ số chuột trên được nuôi trong cùng điều kiện, cùng chế độ dinh
dưỡng trong suốt quá t nh nghiên cứu tại p ng thí nghiệm “Di truyền và sinh học
động vật” thuộc khoa Sinh – Môi Trường, Trường Đại học sư phạm Đà Nẵng
2.2. Dƣợc liệu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu:
Lá của cây cỏ lào (Chromolaena odorata L) được bào chế thành dịch chiết
tồn phần bằng kỹ thuật chiết Soxhlet, dung mơi được sử dụng là cồn 900, khi dùng
pha với nước cho chuột uống theo các liều thích hợp với thể trọng.[18]
2.3. Mơ hình bố trí thí nghiệm:
Chuột nhắt trắng được chia thành 2 nhóm:
- 01 nhóm uống dịch chiết liên tục trong vịng 15 ngày
- 01 nhóm uống dịch chiết liên tục trong vịng 30 ngày.
Mỗi nhóm gồm 5 lơ:
 Lơ ĐC âm: Uống nước bình thường
 Lơ 1: Uống dịch chiết liều: 0.035ml/20g thể trọng/1 ngày
 Lô 2: Uống dịch chiết liều: 0.04ml/20g thể trọng/1 ngày
 Lô 3: Uống dịch chiết liều: 0.045ml/20g thể trọng/1 ngày
 Lô 4: Uống dịch chiết liều: 0.05ml/20g thể trọng/1 ngày
Chuột uống dịch chiết một lần trong ngày vào lúc 9h sáng.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp xác định số lượng hồng cầu
Số hồng cầu được xác định bằng phương pháp pha loãng máu và đếm dưới

kính hiển vi trong buồng đếm USA.


23
 Phương pháp tiến hành:
- Bắt chuột vào lúc 9h sáng và cho chuột vào ống nhốt chuột
- Vuốt nhẹ đuôi theo chiều dài đuôi.
- Sát trùng đuôi chuột bằng cồn và để cho da khô.
- Dùng kéo cắt đoạn ngắn khoảng 2 cm đuôi chuột, vuốt nhẹ cho máu chảy
ra.
- Hút máu vào ống trộn hồng cầu đến vạch 0.5. Sau đó hút thêm dung dịch
pha lỗng hồng cầu đến vạch 101. Máu lúc này được pha loãng 200 lần.
- Đưa dung dịch vào buồng đếm, quan sát.
- Số lượng hồng cầu được xác định trong 5 ô lớn gồm 4 ơ lớn ở 4 góc và 1 ơ
lớn ở giữa. Mỗi ơ lớn gồm 16 ơ nhỏ.
X

X

X

X

X

Hình 2.1. Mô tả cách đếm hồng cầu trong buồng đếm
- Gọi N là tổng số lượng hồng cầu trong 1mm3 máu. A là tổng số hồng cầu
trong 80 ô nhỏ. Số hồng cầu trung bình trong mỗi ơ nhỏ là A/80.
- Thể tích mỗi ơ nhỏ là v = 1/20m*1/20m*1/10m=1/4000m3
- Máu được pha loãng 200 lần. đếm số lượng hồng cầu 2 lần ở hai buồng

đếm khác nhau nên A = (A1 + A2)/2
- Cơng thức tính số lượng hồng cầu / mm3 máu là:
N = 4000 * 200 * A/80 = A * 10000 (TB/mm3 máu). [6], [12].
2.4.2. Phương pháp xác định số lượng bạch cầu
Số bạch cầu được xác định bằng phương pháp pha lỗng máu và đếm dưới
kính hiển vi trong buồng đếm USA.
 Phương pháp tiến hành:
- Bắt chuột vào lúc 9h sáng và cho chuột vào ống nhốt chuột
- Vuốt nhẹ đuôi theo chiều dài đuôi.


24
- Sát trùng đuôi chuột bằng cồn và để cho da khô.
- Dùng kéo cắt đoạn ngắn khoảng 2 cm đuôi chuột, vuốt nhẹ cho máu chảy
ra.
- Hút máu vào ống trộn bạch cầu đến vạch 0.5. Sau đó hút thêm dung dịch
pha loãng bạch cầu đến vạch 11. Máu lúc này được pha loãng 20 lần.
- Đưa dung dịch vào buồng đếm, quan sát.
- Số lượng bạch cầu được xác định trong 25 ô lớn.
- Gọi M là tổng số bạch cầu trong 1mm3 máu. B là tổng số bạch cầu trong 25
ô lớn. Đếm số lượng bạch cầu ở hai buồng đếm khác nhau nên:
B = (B1 + B2)/2.
- Khi đếm bạch cầu người ta đếm ở 25 ô lớn tức là: 25 * 16 = 400 ô nhỏ.
- Số bạch cầu trong 1mm3 máu là:
M = B/400 * 4000 * 20 = B* 200/mm3. [6], [12].
2.4.3. Phương pháp xác định hàm lượng Hemoglobin
Hàm lượng Hemoglobin được xác định bằng huyết sắc kế Sali.
 Phương pháp tiến hành:
- Bắt chuột vào lúc 9h sáng và cho chuột vào ống nhốt chuột
- Vuốt nhẹ đuôi theo chiều dài đuôi.

- Sát trùng đuôi chuột bằng cồn và để cho da khô.
- Dùng kéo cắt đoạn ngắn khoảng 2 cm đuôi chuột, vuốt nhẹ cho máu chảy
ra.
- Dùng pipet hút một cột máu liên tục cho đến vạch 0.02ml (không bị lẫn bọt
khí)
- Cho pipet vào đáy ống nghiệm rồi thổi nhẹ để máu ra từ từ nằm gọn ở đáy.
Nâng phần đầu pipet lên phần axit không lẫn máu, hút nhẹ axit vào pipet rồi thổi ra
để tráng rửa hết máu.
- Lắc ống nghiệm để vào giá, chờ 5 phút cho phản ứng tạo thành chlohydrat
hematin (lúc này dung dịch có màu đen).
- Dùng ống hút nhỏ nước cất vào để pha loãng dung dịch ở ống nghiệm, đồng
thời dùng đũa thủy tinh trộn dung dịch máu và quan sát, so sánh màu nâu trong ống


25
nghiệm với màu nâu ở hai ống mẫu hai bên cho đến khi đồng màu thì đọc kết quả.
[6], [12].
2.4.4. Phương pháp xác định thời gian máu đông, máu chảy.
Thời gian máu đông, máu chảy được xác định bằng phương pháp Pin và Lyuây.
 Phương pháp tiến hành:
- Bắt chuột vào lúc 9h sáng và cho chuột vào ống nhốt chuột
- Vuốt nhẹ đuôi theo chiều dài đuôi.
- Sát trùng đuôi chuột bằng cồn và để cho da khô.
- Bắt chuột vào ống nhốt chuột và vuốt nhẹ đuôi theo chiều dài đuôi
- Sát trùng đuôi chuột bằng cồn và để cho da khơ.
- Tính thời gian máu đơng:
Dùng kéo cắt đoạn ngắn khoảng 2 cm đuôi chuột, vuốt nhẹ cho máu chảy ra,
loại bỏ giọt máu đầu.
Đặt một giọt lên lam kính sao cho giọt trịn đều và có đường kính khoảng 5-7
mm. cứ 10 giây lại nghiên lam kính một lần cho đến khi giọt máu khơng thay đổi

hình dạng lệch về phía nghiêng là được. Thời gian máu đơng tính bằng giây.
- Tính thời gian máu chảy
Dùng dao chà sát nhẹ vào đuôi chuột cho đến khi có máu chảy ra, để máu chảy
tự nhiên.
Cứ 10 giây lại dùng giấy thấm nhẹ lên chỗ máu chảy ra một lần cho đến khi
máu không chảy nữa. Thời gian máu chảy được tính bằng giây. [6], [12].
2.4.5. Xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý số liệu theo phương pháp thống kê trên phần mềm
Excel.


×