1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀ NH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Đề tài:
CÁC TÍN HIỆU THẨM MĨ THỂ HIỆN BẰNG
PHƯƠNG TIỆN TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA TRONG
TẬP THƠ “NHỮNG BÔNG HOA KHÔNG CHẾT”
CỦA LƯU QUANG VŨ
Người hướng dẫn:
T.S Bùi Trọng Ngoãn
Người thực hiện:
Hồ Thị Duyên
Đà Nẵng, tháng 5/2013
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này là do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Bùi Trọng Ngỗn và khơng sao chép các đề tài nghiên cứu của người khác
để làm sản phẩm của riêng mình.
Các thơng tin sử dụng trong báo cáo có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về tính xác thực và ngun bản của đề tài.
Đà Nẵng, ngày tháng
năm 2013.
Người cam đoan
Hồ Thị Duyên
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng thơng qua phương tiện là ngơn
ngữ. Điều đó đã trở thành ngun lí. Nhưng hình tượng nghệ thuật lại được cấu tạo
bằng các tín hiệu thẩm mĩ. Hay nói cách khác, tín hiệu thẩm mĩ đã trở thành chiếc
cầu nối giữa ngôn ngữ và hình tượng.
Nghiên cứu tín hiệu thẩm mĩ là một vấn đề liên quan đến nhiều chuyên
ngành, được đặt dưới nhiều góc độ khác nhau. Và việc nghiên cứu tín hiệu thẩm mĩ
dưới góc độ ngơn ngữ là hướng đi cần thiết, đem lại nhiều ý nghĩa đối với quá trình
tiếp nhận văn bản nghệ thuật.
Lưu Quang Vũ là nhà thơ, nhà viết kịch tài năng trong dòng chảy văn học
Việt Nam những năm 60, 70 của thế kỉ XX. Trong dịng chảy chung của thơ ca thời
kì chống Mĩ, Lưu Quang Vũ là một trong những hiện tượng thơ độc đáo, mang
phong cách rõ rệt, tạo nên bản sắc riêng, hồn cốt riêng cho những trang thơ của
mình.
Nhắc đến Lưu Quang Vũ, bạn đọc sẽ nghĩ ngay đến nhà viết kịch nổi tiếng,
được ví là “Mơlie của Việt Nam” mà quên mất một Lưu Quang Vũ với những trang
thơ khát cháy, nồng ấm với bao vần thơ da diết, đắm đuối, đầy trăn trở xen lẫn dư vị
ngọt ngào - cay đắng, đam mê, đau đớn mà dịu êm, khát vọng đấy mà thất vọng
đấy... Tiếng thơ Lưu Quang Vũ là tiếng lòng chân thật của một con tim khao khát
yêu, khao khát sống và cống hiến mãnh liệt. Đến với thế giới thơ Lưu Quang Vũ,
người đọc như chìm vào một thế giới khác, khám phá chiều sâu tâm hồn con người
với bao ưu tư, suy ngẫm, trăn trở mà từ trước đến giờ ta đã lãng quên nó. Việc tìm
hiểu nghiên cứu thơ Lưu Quang Vũ từ góc độ ngơn ngữ mà cụ thể là những tín hiệu
thẩm mĩ ở phương diện từ vựng – ngữ nghĩa sẽ giúp ta có cái nhìn rộng mở, khám
phá ra nhiều điểm mới lạ.
Tập thơ “Những bông hoa không chết” là tập thơ được xuất bản sau khi nhà
thơ đã mất. Tập thơ được in trong Di cảo, được đánh giá là tập thơ hay và mang
4
nhiều nét độc đáo của Lưu Quang Vũ. Bằng việc tìm hiểu cụ thể ta có thể giải mã
những thơng điệp ý nghĩa và đánh giá một cách khách quan hơn về tác phẩm này.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu ngơn ngữ trong tác phẩm văn học có nhiều hướng đi khác nhau,
song những năm gần đây, nhiều vấn đề đang được soi chiếu dưới góc nhìn của ngơn
ngữ học hiện đại, trong đó khơng thể khơng nhắc đến tín hiệu thẩm mĩ trong tác
phẩm văn học.
Ở nước ta, vấn đề tín hiệu và tín hiệu thẩm mĩ đã được nhiều tác giả quan
tâm nghiên cứu như: Đỗ Hữu Châu, Hoàng Trinh, Phan Ngọc, Đái Xuân Ninh,... Từ
những năm 70 của thế kỉ XX, vấn đề tín hiệu thẩm mĩ được tiếp nhận vào Việt Nam
qua những bản dịch, các cơng trình khoa học, bài viết cụ thể như: “Lí thuyết hệ
thống trong ngơn ngữ học dưới ánh sáng của phương pháp luận khoa học Mác”
của Đỗ Hữu Châu, “Từ một số luận điểm của Mác suy nghĩ về bản chất tín hiệu của
ngơn ngữ” của Nguyễn Lai, “Từ kí hiệu học đến thi pháp học” của Hồng Trinh,...
Những cơng trình này đã đem đến một cái nhìn mới, một hướng tiếp cận mới cho
văn học. Từ cơ sở lí thuyết này, nhiều cơng trình đã khai thác, khẳng định ý nghĩa
thực tiễn của hướng nghiên cứu văn học từ góc độ ngơn ngữ học. Có thể kể đến “Sự
biểu đạt bằng ngơn ngữ các tín hiệu thẩm mĩ - không gian trong ca dao” của
Trương Thị Nhàn, “Tín hiệu thẩm mĩ trong ngơn ngữ văn học” của Mai Thị Kiều
Phượng, “Tín hiệu thuộc trường nghĩa cây trong thơ Việt Nam” của Phạm Thị Kim
Anh, “Tiếp cận tác phẩm thơ ca dưới ánh sáng ngôn ngữ học hiện đại” của Bùi
Trọng Ngỗn (Đề tài khoa học cơng nghệ cấp bộ),...
Nghiên cứu về đề tài “Tín hiệu thẩm mĩ ở phương diện từ vựng – ngữ nghĩa
trong tập Những bông hoa không chết” của Lưu Quang Vũ, ta không thể bỏ qua
những cơng trình nghiên cứu, bài viết về ngơn ngữ thơ cũng như tín hiệu thẩm mĩ
trong thơ Lưu Quang Vũ.
Lưu quang Vũ là một nghệ sĩ tài hoa và đầy tài năng. Cuộc đời lao động
nghệ thuật dang dở nhưng anh đã kịp để lại cho đời những tác phẩm có giá trị cịn
mãi với thời gian. Vũ Quần Phương trong bài viết “Đọc thơ Lưu Quang Vũ” có
5
viết: “Đọc thơ anh có cảm giác anh viết kịch để sống với mọi người và làm thơ để
sống với riêng mình” [34, tr.76]. Như vậy, có thể thấy thơ là sự sống của anh, là tâm
hồn anh. Tất cả những nỗi niềm, ưu tư, chiêm nghiệm,... đều được phổ vào thơ như
những nốt nhạc ngân vang, da diết, giàu sức gợi và sức ám sâu sắc.
Hơn hai mươi năm đã trôi qua kể từ ngày Lưu Quang Vũ đi xa nhưng những
trang thơ anh để lại cho đời vẫn cịn sức nóng, sức lan tỏa, lơi cuốn thu hút giới phê
bình, nghiên cứu và đơng đảo bạn đọc u thơ cùng thời cũng như đương thời. Hai
mươi năm, một khoảng thời gian không dài nhưng đủ để các thế hệ hơm qua và
hơm nay nhìn nhận lại, đánh giá khách quan về vị trí cũng như giá trị mà thơ Lưu
Quang Vũ để lại cho đời. Đã có khơng ít những cơng trình, bài viết nghiên cứu về
cuộc sống, sự nghiệp sáng tác của thi sĩ, tìm hiểu về thế giới kịch, thơ, truyện
ngắn... ở nhiều phương diện, góc độ khác nhau. Trong đó có những cơng trình đề
cập đến ngôn ngữ thơ Lưu Quang Vũ mà cụ thể là những tín hiệu thẩm mĩ trong thơ
anh.
Năm 1997, Lưu Khánh Thơ biên soạn cuốn “Lưu Quang Vũ - thơ và đời”.
Trong cuốn sách này, ngoài những tác phẩm thơ, cịn có bài viết “Đọc thơ Lưu
Quang Vũ” của tác giả Vũ Quần Phương. Người viết đã khẳng định sự đóng góp
của phần thơ và nêu lên những giá trị đích thực của nó. Đặc biệt ở bài viết này, Vũ
Quần Phương đã có cái nhìn khái qt về thơ Lưu Quang Vũ mà chủ yếu là ở giai
đoạn sau. Tác giả bài viết chú ý nhấn mạnh sự chuyển biến trong phong cách thơ
Lưu Quang Vũ từ “Hương cây” đến giai đoạn 1971- 1972, đồng thời đưa ra một số
lí giải cho sự thay đổi đó. Vũ Quần Phương cịn nêu lên một số đặc điểm ngơn ngữ
thơ Lưu Quang Vũ: “Đọc thơ anh ít thấy dấu vết của bố cục, cảm hứng liền dịng ào
ạt, đầy áp hình ảnh, ảnh thực và ảnh ảo, hiện thực và tưởng tượng, sách vở và đời
sống hòa quyện thúc đẩy nhau trong các câu thơ dồn dập” [32, tr.37].
Đến năm 2001, cuốn sách “Lưu Quang Vũ - Tài năng và lao động nghệ
thuật” do Lưu Khánh Thơ biên soạn ra mắt bạn đọc. Cuốn sách đã tập hợp nhiều
bài viết của nhiều tác giả khác nhau bàn về tất cả các thể loại mà Lưu Quang Vũ đã
từng viết, đáng chú ý có đến 12 bài viết bàn luận về thơ anh. Trong đó, nhà phê bình
6
Hồi Thanh có bài “Một cây bút trẻ triển vọng”. Với bài viết này, Hoài Thanh đã
dự báo về sự xuất hiện một tài năng thơ ca cho làng văn học Việt Nam và ông cũng
khẳng định những bước đầu vững chắc của thi sĩ trẻ tuổi này, bởi: “Câu thơ Lưu
Quang Vũ rất dồi dào màu sắc và cũng rất thính về các mùi hương. Chỉ trong mấy
bài mà đã có đủ từ “hương cốm mát trong” đến “mật hương mùa hạ” của các thứ
trái cây trên sông Thương, đến những “bè gỗ xuôi thơm nhựa rừng bỡ ngỡ” trên
sơng Hồng Hà nhiều nữa” [33, tr.9]. Ơng thừa nhận thơ Lưu Quang Vũ có “ngơn
ngữ nắm rất chắc. Chữ dùng chính xác mà uyển chuyển, rất Việt Nam. Khơng dễ
mà nói được gọn, nói được nhiều và nói đúng những điều khó nói” [33, tr.19]. Bên
cạnh đó, Hồi Thanh còn nêu ra một số hạn chế trong thơ Lưu Quang Vũ.
Trong bài viết “Những bài thơ viển vông, cay đắng, u buồn”, Vương Trí
Nhàn đã có những phát hiện mới về tiếng thơ Lưu Quang Vũ. Ông khẳng định giá
trị của những bài thơ được Lưu Quang Vũ viết trong những năm 1971 - 1975. Đáng
chú ý, trong bài viết này, ơng đã chỉ ra những hình ảnh trở đi trở lại trong thơ Lưu
Quang Vũ, được sử dụng như một tín hiệu thẩm mĩ, đó là “mưa”: “Ở anh, mưa cho
thấy sự trôi qua của thời gian mà con người bất lực, khơng sao níu kéo nổi. Mưa
làm cho hiện tại trở nên vô nghĩa và tương lai trở nên lờ mờ, không xác định” [ 33,
tr.69].
Bàn về thơ Lưu Quang Vũ, không thể bỏ qua mảng thơ tình tinh tế, sâu lắng
như tiếng lịng đau đáu khát yêu và khát sống, tình yêu như cứu cánh của một tâm
hồn thăm thẳm, canh cánh nỗi lo, nỗi buồn. Với “Thơ tình Lưu Quang Vũ”, Nguyễn
Thị Minh Thái đã gợi nhắc đến hình tượng em: “Em - vừa có thể là người tình, vừa
có thể là nỗi khao khát không đạt đến, sự cứu rỗi linh hồn đau buồn của chàng; em
còn mang những tên gọi khác nhau, đầy âu yếm và thương cảm: Người đàn bà
khơng có tên I, II, III, mùa thu, mắt một mí, đóa cúc vàng, con ong nâu hạnh phúc,
chị Hai, bông hoa huệ trắng xanh...” [33, tr.93]
Năm 2007, cuốn sách “Lưu Quang Vũ về tác gia và tác phẩm” do Lý Hoài
Thu, Lưu Khánh Thơ tuyển chọn và giới thiệu, đã tập hợp một cách có hệ thống các
bài viết, cơng trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp thơ Lưu Quang Vũ. Bàn về
7
ngơn ngữ thơ Lưu Quang Vũ, cũng có khơng ít những ý kiến, nhận định thú vị, sắc
sảo. Với bài viết “Vài nét về thơ tình Lưu Quang Vũ”, tác giả Việt Nga đã có một
sự so sánh thú vị: “Nế u thơ Xuân Quỳnh giản di,̣ mô ̣c ma ̣c, hồ n nhiên (ngay cả
những dằ n vă ̣t đau khổ cũng rấ t đỗi hồ n nhiên) thì thơ Lưu Quang Vũ la ̣i tầ ng tầ ng
lớp lớp những hình ảnh so sánh, ẩ n du ̣, những suy ngẫm, triế t lý về cuô ̣c đời, con
người và tiǹ h yêu...” [34, tr.136].
Anh Ngọc cũng dành nhiều tâm huyết nghiên cứu về cuộc đời, trang thơ Lưu
Quang Vũ. Với “Một hồn thơ dào dạt”, tác giả đã cho rằng trang thơ Lưu Quang
Vũ lung linh “đầy màu sắc, hương thơm, mùi vị” nhưng “vừa xa lạ, vừa gần gũi,
được đi bằng một thứ nhạc điệu du dương (tuy có lúc đơn điê ̣u) của những câu thơ
vầ n đôi đề u đề u, bấ t tâ ̣n. Vẻ đe ̣p của các hiǹ h ảnh, sự bấ t ngờ của những liên tưởng
và cách dùng từ ngữ táo ba ̣o ... đóng vai trò đă ̣c biê ̣t trong thơ Vũ” [34, tr.150]. Đo ̣c
thơ Lưu Quang Vũ, Anh Ngo ̣c “ngỡ đươ ̣c tiế p xúc thẳ ng với mô ̣t chấ t số ng đâ ̣m đă ̣c
đươ ̣c cô đo ̣ng trong mấ y từ ngữ ngắ n ngủi như lời thoa ̣i trong kich”
̣ [34, tr. 150].
Hay trong một bài viết khác, “Vườn trong phố của Lưu Quang Vũ”, Anh Ngọc có
nhận xét, thơ anh mang “cường đô ̣ tin
̀ h cảm quá ma ̣nh đã phá vỡ con đê khuôn sáo
của từ ngữ, ta ̣o nên cả mô ̣t dòng thác những hiǹ h ảnh, những liên tưởng đầ y đột
biế n và táo ba ̣o không ngừng đâ ̣p vào tấ t cả giác quan của người đo ̣c” [34, tr. 206].
Phạm Xuân Nguyên với “Tâm hồn trở gió” đã dành nhiều bút lực trải lòng
với những trang thơ của Lưu Quang Vũ. Bên cạnh cảm xúc sâu lắng nghẹn ngào
tưởng nhớ về nhà thơ, sự cảm nhận hết sức tinh tế ở từng dòng, từng câu , từng chữ
trong thơ, tác giả cịn làm rõ hình tượng “gió” trong thơ Lưu Quang Vũ: “giống như
nhà thơ lãng mạn Anh Percy Bysshe Shelley, thấy ở gió sự “hịa điệu dấy loạn”: Gió
có sức mạnh hủy diệt và bảo tồn gió mang trên đơi cánh của mình sấm, chớp, bão
giơng”. Rồi có đoạn “thơ anh là sức gió đẩy cửa, nối những chân trời với những
chân trời, đưa tin con người đến với con người” hay “Lưu Quang Vũ đến và đi
trong tình u cũng như sức gió”.
Năm 2008, nhân kỉ niệm 20 năm ngày mất của Lưu Quang Vũ, Lưu Khánh
Thơ đã biên soạn, công bố một phần di cảo của nhà thơ. Cuốn sách gồm hai phần
8
chính: phần thứ nhất là Mùa hoa phượng và Nhật kí lên đường; phần thứ hai là Di
cảo thơ với 35 bài thơ in chung với nhan đề: “Những bông hoa khơng chết”. Ngồi
ra, với chủ đề “Người trong cõi nhớ”, người biên soạn đã giới thiệu ba bài viết cảm
động, sâu sắc của Bùi Vũ Minh, Anh Chi, Ngô Thảo.
Sau khi cuốn Di cảo ra đời đã có hàng loạt bài viết, cơng trình nghiên cứu,
đặc biệt là phần di cảo thơ trong tập “Những bông hoa không chết”. Tác giả Phạm
Xuân Nguyên trong “Đọc di cảo mới của Lưu Quang Vũ” đã ghi lại những cảm
nhận tinh tế của mình khi tiếp nhận những bài thơ nói về đề tài chiến tranh. Đi sâu
khám phá thế giới thơ từ 1973 - 1975 của Lưu Quang Vũ, người viết nhận xét: “Thơ
Lưu Quang Vũ vừa trần trụi hiện thực vừa mong manh dự cảm” và “Thơ Vũ nồng
nàn, có lúc là nồng nã, nhưng ở những bài thơ viết trực diện cuộc chiến giọng thơ
anh đã nhiều khi nấc lên, uất nghẹn và uất hận”. Anh có một tâm hồn nhạy cảm và
dễ tổn thương” [39].
Khi tuyển tập thơ “Gió và tình u thổi trên đất nước tơi” của Lưu Quang
Vũ ra mắt độc giả, cũng có khá nhiều bài viết, bài bình luận. Hà Linh trong “Lưu
Quang Vũ - đời thơ yêu thương và đau xót” có nhận xét: “Chất thơ Lưu Quang Vũ
có nhiều tự sự, lời thơ, câu chữ rất mềm và trong sáng” [38]. Trong khi đó, tác giả
Lê Hồ Quang trong bài “Thơ Lưu Quang Vũ - tâm hồn anh dằn vặt cuộc đời anh”
lại khám phá được nhiều điều thú vị: “ngôn ngữ thơ giàu màu sắc mĩ thuật” và với
khả năng quan sát đặc biệt, tác giả bài viết còn nhận ra: Với “kĩ thuật kết hợp giữa
yếu tố thực và ảo, cụ thể và trừu tượng, vật chất và cảm xúc” [42] trang thơ Lưu
Quang Vũ “luôn hiện lên một cách hấp dẫn, sắc nét, sống động” [42], đồ ng thời góp
phần tạo nên “một ngơn ngữ thơ vừa cụ thể, cảm tính vừa giàu ý nghĩa tượng trưng”
[42].
Ngồi các cơng trình, bài viết trên, cịn có một luận văn đề câp khá sát với đề
tài, đó là: Tín hiệu thẩm mĩ “mưa” trong thơ Lưu Quang Vũ của Bùi Thị Hồi. Ở đề
tài này, tác giả đã đi sâu khảo sát tín hiệu thẩm mĩ “mưa” trong thơ Lưu Quang Vũ,
đồng thời đưa ra ý nghĩa của việc sử dụng tín hiệu thẩm mĩ đó. Luận văn đã đưa đến
9
một cái nhìn mới để khám phá chiều sâu ngơn ngữ thơ Lưu Quang Vũ, tuy nhiên nó
vẫn cịn ở dạng khái quát, nhiều chỗ thiên về đánh giá cảm tính, khơng có cơ sở.
Bên cạnh những cơng trình nghiên cứu trên cịn có rất nhiều cơng trình
nghiên cứu cũng như các bài viết cụ thể khác. Trong giới hạn bài nghiên cứu chúng
tôi chỉ đề cập đến một vài khía cạnh có liên quan đến vấn đề: Các tín hiệu thẩm mĩ
thể hiện bằng phương tiện từ vựng – ngữ nghĩa trong tập “Những bông hoa không
chết” của Lưu Quang Vũ.
Nhìn chung, viê ̣c nghiên cứu về thơ Lưu Quang Vũ mới chỉ dừng la ̣i ở những
bài viết riêng lẻ, nă ̣ng về thẩ m bin
̀ h văn ho ̣c, mang tính chất chủ quan, cảm tính
nhiều hơn là những cơng trình nghiên cứu, mang tính thống kê, phân tích, tổng hợp
thực sự để đi sâu tìm hiểu những tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Lưu Quang Vũ. Xuấ t
phát từ thực tế trên, chúng tôi muố n đi vào điạ ha ̣t còn đang bỏ ngỏ, cần được cày
xới vốn giàu sức lôi cuố n, hấ p dẫn này. Trên cơ sở tiếp thu những thành quả của thế
hệ đi trước để lại cùng với mong muốn được tìm hiểu, khám phá nhiều hơn về cái
hay trong nội dung cũng như trong nghệ thuật thơ Lưu Quang Vũ, chúng tôi sẽ cố
gắ ng tâ ̣p trung khảo sát mô ̣t cách hê ̣ thố ng và nêu được giá trị của các tín hiệu thẩm
mĩ được thể hiện bằng phương tiện từ vựng – ngữ nghĩa trong tâ ̣p “Những bông hoa
không chế t” của Lưu Quang Vũ.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đố i tươ ̣ng nghiên cứu của đề tài là các tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Lưu Quang
Vũ thể hiện bằng phương tiê ̣n từ vựng - ngữ nghiã .
Pha ̣m vi nghiên cứu là tâ ̣p thơ “Những bông hoa không chế t” in trong cuố n
Lưu Quang Vũ Di cảo Nhật ký – Thơ do Lưu Khánh Thơ biên soa ̣n, NXB Lao
đô ̣ng, 2008 (gồ m 35 bài thơ).
4. Phương pháp nghiên cứu
Đây là đề tài nghiên cứu thuô ̣c chuyên ngành ngôn ngữ nên trong luâ ̣n văn này
chúng tôi sử du ̣ng các phương pháp nghiên cứu của ngôn ngữ ho ̣c nói chung, trong
đó đă ̣c biê ̣t chú tro ̣ng các phương pháp sau:
- Phương pháp khảo sát, thố ng kê, phân loa ̣i
10
- Phương pháp phân tić h, chứng minh
- Phương pháp so sánh, đố i chiế u
- Phương pháp tổ ng hơ ̣p, khái quát
5. Bố cục của khóa luận
Ngoài phầ n mở đầ u và kế t luâ ̣n, nô ̣i dung chính của khóa luâ ̣n đươ ̣c người
viế t triể n khai qua 3 chương:
Chương mô ̣t: Một số vấ n đề lí luâ ̣n liên quan đế n đề tài.
Chương hai: Khảo sát các tín hiệu thẩm mĩ thể hiện bằng phương tiện từ
vựng – ngữ nghĩa trong tập thơ “Những bông hoa không chết” của Lưu Quang Vũ.
Chương ba: Tầm tác động của các tín hiệu thẩm mĩ đối với ngôn ngữ nghệ
thuật thơ Lưu Quang Vũ.
11
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Dẫn nhập
Giáo sư Đỗ Hữu Châu đã từng viết: “Cho đến nay, tín hiệu thẩm mĩ được
bàn đến nhiều. Nhưng tín hiệu thẩm mĩ là gì, đặc điểm của tín hiệu thẩm mĩ là gì, có
bao nhiêu loại tín hiệu thẩm mĩ (tín hiệu đơn, tín hiệu phức), chức năng của từng
loại, nguồn gốc, tính truyền thống và cách tân của tín hiệu thẩm mĩ ra sao đều là
những vấn đề còn bỏ ngỏ” [7, tr.779]. Như vậy có thể thấy, đây là vấn đề hấp dẫn
tạo được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, phê bình tuy nhiên, hệ thống lí
thuyết này vẫn chưa hồn chỉnh. Do đó trong bài nghiên cứu này, chúng tơi tiếp
nhận nhiều tài liệu, tổng hợp, chọn lọc và đưa ra một hệ thống lí thuyết phù hợp với
bài nghiên cứu và tiện cho việc khảo sát ở chương hai.
1.1. Tín hiệu thẩm mĩ trong ngơn ngữ văn học
1.1.1. Khái niệm tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn chương
1.1.1.1. Tín hiệu
Tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm cũng là một loại tín hiệu, cho nên để tìm
hiểu khái niệm tín hiệu thẩm mĩ, chúng tơi xin bắt đầu bằng khái niệm “tín hiệu”.
Theo P. Guiraud: “Tín hiệu là một kích thích mà tác động của nó đến cơ thể
gợi ra hình ảnh kí ức một hình ảnh khác” [18, tr.5]. Như vậy, bất kì hình thức vật
chất nào mà có khả năng gợi ra trong kí ức của con người một hình ảnh nào đó thì
đều là tín hiệu, không phân biệt nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo, có chức năng giao
tiếp hay khơng.
Trong cơng trình nghiên cứu về tín hiệu thẩm mĩ, Đỗ Hữu Châu đã đi từ lí
thuyết tín hiệu. Ơng đã chỉ ra những đặc tính là dấu hiệu nhận biết của một tín hiệu
qua bốn nhân tố. Đó là phải có hình thức cảm tính (cảm nhận được bằng giác quan);
gợi ra, đại diện cho một cái gì đó khác với chính nó (phải mang một nội dung ý
nghĩa), “một tín hiệu là một khái niệm về quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu
đạt (ý nghĩa)”; phải được nhận thức bởi một chủ thể và nằm trong hệ thống tín hiệu
nhất định. Nhà Việt ngữ học này còn đưa ra bảng phân loại tín hiệu theo những tiêu
chí khác nhau như: đặc tính thể chất, nguồn gốc, mối quan hệ giữa cái biểu hiện và
12
cái được biểu hiện, chức năng xã hội của tín hiệu. Như vậy, có thể thấy, ngơn ngữ
có bản chất tín hiệu, là một loại tín hiệu nhân tạo thuộc loại âm thanh, là tín hiệu
giao tiếp. Vậy tín hiệu ngơn ngữ là gì?
1.1.1.2. Tín hiệu ngơn ngữ tự nhiên
Theo F. Saussure, “tín hiệu ngơn ngữ kết liền thành một không phải một sự
vật với một tên gọi mà là một khái niệm với một âm thanh” [28, tr. 84]. Như vậy,
bản chất tín hiệu của ngơn ngữ được thể hiện rất rõ qua tính hai mặt: cái dùng để
biểu đạt và cái được biểu đạt. Mặt biểu đạt của ngôn ngữ là âm thanh và mặt được
biểu đạt là ý nghĩa, ý niệm về đối tượng mà đại lượng âm thanh đó gọi tên, gợi ra,
phản ánh.
F.Saussure đã phân chia mối quan hệ giữa hai mặt của tín hiệu ngơn ngữ và
theo ơng đó là mối quan hệ võ đốn tức là tính khơng lí do. F.Saussure cịn nêu ra
ba trường hợp nửa vỏ đốn (tính có lí do) như có lí do về ngữ âm: từ tượng thanh;
có lí do về hình thái học: cấu tạo từ; có lí do về nghĩa: chuyển nghĩa.
Tín hiệu ngơn ngữ mang tính đa trị. Một cái biểu đạt của tín hiệu ngơn ngữ
có thể ứng với nhiều cái được biểu đạt khác nhau (hiện tượng nhiều nghĩa, đồng
âm). Trái lại, cũng có trường hợp nhiều cái biểu đạt lại ứng với một cái được biểu
đạt (hiện tượng đồng nghĩa). Đồng thời, ngồi nội dung thơng tin miêu tả, các tín
hiệu ngơn ngữ cịn có các thơng tin biểu cảm, thơng tin tình thái.
Do phương tiện của ngơn ngữ tự nhiên là âm thanh mà tín hiệu ngơn ngữ có
tình hình tuyến. Các âm tiết sẽ lần lượt xuất hiện theo trình tự thời gian. Tính hình
tuyến là một hạn chế của phương tiện ngơn ngữ. Khắc chế được tính hình tuyến là
một sáng tạo nghệ thuật trong các tác phẩm văn học.
1.1.1.3. Tín hiệu thẩm mĩ
Trên cơ sở kế thừa nhiều cơng trình của các nhà nghiên cứu ngơn ngữ như
F.Saussure với chủ nghĩa cấu trúc, P. Guiraud với sự sáng tạo lại ngôn ngữ tự nhiên
trong tác phẩm văn học và Hjelmslev với nghĩa liên hội, Đỗ Hữu Châu đã đưa ra
khái niệm tín hiệu thẩm mĩ: “Tín hiệu thẩm mĩ hay tín hiệu ngơn ngữ văn chương
13
được xây dựng trên cơ sở tín hiệu ngơn ngữ tự nhiên, hệ thống thứ nhất được dùng
làm phương tiện biểu đạt cho hệ thống thứ hai theo cơ chế sau:
Tín hiệu
thẩm mĩ
Tín hiệu
Cái biểu đạt: ngữ âm
ngơn ngữ
Cái được biểu đạt: ý nghĩa
Cái biểu đạt tín
Ngữ âm
hiệu ngơn ngữ
Ý nghĩa
Cái được biểu đạt: ý nghĩa thẩm mĩ
1.1.2. Đặc điểm của tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn chương
Đã có nhiều cơng trình, luận án, bài viết bàn về tín hiệu thẩm mĩ mà cụ thể là
đặc điểm của tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn chương. Ở trong bài này, chúng
tôi theo quan điểm của tiến sĩ Bùi Trọng Ngỗn trong cơng trình cấp bộ “Tiếp cận
tác phẩm thơ ca dưới ánh sáng ngôn ngữ học hiện đại” với sáu đặc điểm. Sở dĩ
chúng tôi lựa chọn như vậy bởi vì trong cơng trình của mình, người viết trình bày
khoa học, sáng rõ, dễ hiểu, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự khảo sát trong
chương hai của luận văn - Khảo sát các tín hiệu thẩm mĩ nổi bật trong tập thơ
“Những bông hoa không chết”.
1.1.2.1. Tính hai mặt của tín hiệu thẩm mĩ
Tín hiệu thẩm mĩ cũng được cấu tạo như một tín hiệu ngơn ngữ là có hai
mặt, cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Nhưng tín hiệu thẩm mĩ là một phức thể có
cấu tạo kép, gồm cái biểu đạt là tín hiệu ngơn ngữ (ngữ âm và ý nghĩa) và cái được
biểu đạt là ý nghĩa thẩm mĩ.
1.1.2.2. Tính có lí do, tính giải thích được của tín hiệu thẩm mĩ
Với tín hiệu ngơn ngữ, ở giai đoạn khởi thủy, khi những tín hiệu của hiện
thực đi vào tư duy thì mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt là quan hệ
có lí do. Sau đó, trong quá trình sử dụng, do tách khỏi quá trình sản sinh ra chúng
mà các tín hiệu ngơn ngữ lại mang tính võ đốn.
14
Trái lại, tín liệu thẩm mĩ là sự tổ chức lại của tín hiệu ngơn ngữ tự nhiên
thành một hệ thống biểu đạt mới do đó mối quan hệ hai mặt cái biểu đạt và cái được
biểu đạt trong tín hiệu thẩm mĩ mang tính có lí do. Vấn đề là cách giải mã quan hệ
này như thế nào cho hợp lí.
1.1.2.3. Tính đa trị của tín hiệu thẩm mĩ
Mỗi cái biểu đạt của tín hiệu thẩm mĩ có thể ứng với nhiều cái được biểu đạt
khác nhau. Cũng có trường hợp nhiều cái biểu đạt ứng với một cái được biểu đạt.
Đây chính là tính đa trị của tín hiệu thẩm mĩ.
1.1.2.4. Tính hình tuyến của tín hiệu thẩm mĩ
Tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn chương được biểu đạt bằng tín hiệu
ngơn ngữ tự nhiên, mà tính hình tuyến là một đặc trưng của tín hiệu ngơn ngữ tự
nhiên, do đó, tín hiệu thẩm mĩ cũng mang tính hình tuyến. Tuy nhiên, tính hình
tuyến của tín hiệu thẩm mĩ được biểu hiện khá phức tạp và rất khó nhận diện. Bởi vì
nó phụ thuộc vào việc sử dụng phương tiện ngơn ngữ một cách khéo léo, có thể
khơi gợi nhiều chiều kích khơng gian, thời gian, hoặc có thể đồng hiện, tái hiện, xóa
nhịa khoảng cách khơng thời gian,...
1.1.2.5. Tính hệ thống của tín hiệu thẩm mĩ
Tính hệ thống là một đặc tính khơng thể thiếu của tác phẩm văn chương. Ở
phạm vi bao quát, tác phẩm văn chương được cấu tạo từ hệ thống hình thức và nội
dung. Ở phạm vi nhỏ hơn là các hệ thống: ngôn ngữ, bố cục, kết cấu, bút pháp, tư
duy nghệ thuật, đề tài, cốt truyện, hình tượng, tư tưởng, cảm xúc,... Và mỗi bình
diện như trên lại là một tiểu hệ thống tồn tại trong mối quan hệ dung hợp làm nên
văn bản nghệ thuật.
Tính hệ thống của tín hiệu thẩm mĩ có thể là điều kiện để tạo nên tín hiệu
thẩm mĩ. Do đó, tín hiệu thẩm mĩ khơng chỉ giới hạn trong một bài thơ mà có thể
tồn tại trong nhiều tác phẩm khác nhau của cùng một tác giả tạo nên hệ thống tín
hiệu thẩm mĩ.
15
1.1.2.6. Tính cấp độ của tín hiệu thẩm mĩ
Tín hiệu thẩm mĩ cũng có cơ chế cấu tạo như tín hiệu ngôn ngữ, bao gồm cái
biểu đạt và cái được biểu đạt, nghĩa là tín hiệu thẩm mĩ cũng có khả năng mang tính
cấp độ như ngơn ngữ.
Tín hiệu thẩm mĩ có thể là một từ, một cụm từ, một cấu trúc ngữ pháp, thậm
chí là các yếu tố ngữ âm cũng trở thành tín hiệu thẩm mĩ. Tín hiệu thẩm mĩ trong
một văn bản nghệ thuật có thể có quan hệ đồng đẳng (cùng giữ vai trò như nhau
trong việc biểu đạt về nội dung hình tượng), nhưng cũng có thể là quan hệ bao hàm.
Ở những tín hiệu thẩm mĩ mang quan hệ bao hàm đó, một tín hiệu thẩm mĩ này có
thể là cái dùng để biểu đạt của tín hiệu thẩm mĩ kia.
Khi trường liên tưởng của con người khơng bao giờ có giới hạn và khả năng
cảm nhận của người đọc đối với văn bản nghệ thuật thường vượt ra khỏi những lẽ
thường thì tín hiệu thẩm mĩ luôn luôn là những tầng vỉa chồng chất. Nói như thế để
thấy rằng phân chia cấp độ của tín hiệu thẩm mĩ là một cơng việc khó khăn, thậm
chí dường như khơng thể, đó là chưa nói đến tính hiệu quả của việc phân chia này.
Tóm lại, để giản tiện có thể chia tín hiệu thẩm mĩ thành hai cấp độ: Các tín
hiệu thẩm mĩ bộ phận và các tín hiệu thẩm mĩ bao trùm tác phẩm.
1.1.3. Phương tiện ngơn ngữ của tín hiệu thẩm mĩ
Xét về phương tiện ngơn ngữ, tín hiệu thẩm mĩ có thể được xây dựng từ các
yếu tố ngữ âm, từ vựng, cú pháp và văn bản. Tuy nhiên trong giới hạn đề tài nghiên
cứu, chúng tơi chỉ trình bày tín hiệu thẩm mĩ được thể hiện bằng phương tiện từ
vựng – ngữ nghĩa.
Ở đây, tín hiệu thẩm mĩ từ vựng – ngữ nghĩa được xác định dựa trên cách sử
dụng, lựa chọn từ ngữ, cách kết hợp từ. Việc sử dụng hay kết hợp đó có ý nghĩa như
thế nào đối với tác phẩm thơ. Bên cạnh đó, cần phải nhắc đến ý nghĩa mà hệ thống
tín hiệu thẩm mĩ mang lại.
Không chỉ chú ý đến phần từ vựng, phần ngữ nghĩa cũng là một phần quan
trọng để khám phá thế giới nghệ thuật ẩn đằng sau những tín hiệu thẩm mĩ. Do đó,
cần phải chỉ ra được phần khác biệt hay mở rộng so với phạm vi biểu vật, biểu niệm
16
của từ, của trường từ vựng, hiện tượng phi lí tính trong thơ. Đồng thời, cần phải chỉ
ra được một số phương thức tu từ ngữ nghĩa trong thơ.
1.2. Lưu Quang Vũ và tập thơ “Những bông hoa không chết”
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp thơ Lưu Quang Vũ
1.2.1.1. Cuộc đời
Lưu Quang Vũ là nhà thơ, nhà văn, nhà viế t kich
̣ nổ i tiế ng của Viê ̣t Nam vào
thâ ̣p niên 70, 80 của thế kỷ XX. Ông sinh ngày 17 tháng 4 năm 1948 ta ̣i Phú Tho ̣.
Cha là nhà thơ, nhà viế t kich
̣ Lưu Quang Thuâ ̣n, quê ở thành phố Đà Nẵng, tỉnh
Quảng Nam. Me ̣ là Vũ Thi ̣ Khánh, nữ sinh trường Trung ho ̣c Đồ ng Khánh, người
Hà Nô ̣i gố c. Tuổi thơ Lưu Quang Vũ sống tại Phú Thọ cùng cha mẹ. Giai đoa ̣n
1949 – 1953, nhà thơ số ng cùng me ̣ và hai em trai ta ̣i chiế n khu Viê ̣t Bắ c. Khi hồ
bình lập lại (1954) gia đình ơng chuyển về sống tại Hà Nô ̣i. Thiên hướng và năng
khiếu nghệ thuật của Lưu Quang Vũ sớm bộc lộ từ nhỏ và vùng q trung du Bắ c
Bơ ̣ đó đã in dấu trong các sáng tác của ông sau này.
Từ 1965 đến 1970 ông nhập ngũ, phục vụ trong quân chủng Phịng khơng Khơng qn. Cũng trong thời kỳ này, năm 1969 Lưu Quang Vũ lâ ̣p gia đin
̀ h. Đây
cũng là thời kỳ thơ Lưu Quang Vũ bắt đầu nở rộ. Từ 1970 đến 1978, ông xuất ngũ
và làm đủ mọi nghề để mưu sinh. Năm 1972, Lưu Quang Vũ li hôn. Năm 1973
đánh dấ u mô ̣t sự kiê ̣n quan tro ̣ng trong cuô ̣c đời của nhà thơ Lưu Quang Vũ: ông
kế t hôn lầ n thứ hai với nữ thi si ̃ Xuân Quỳnh. Cuô ̣c số ng khó khăn, châ ̣t vật, Lưu
Quang Vũ phải lăn lô ̣n, làm đủ mo ̣i nghề để nuôi gia đin
̀ h, trong giai đoa ̣n này ông
vẫn làm thơ và viế t báo. Tuy gă ̣p nhiề u khó khăn trong cuô ̣c số ng nhưng gia điǹ h
thi si ̃ luôn đầ m ấ m, ha ̣nh phúc. Từ 1978 đến 1988: Lưu Quang Vũ làm biên tập viên
Tạp chí Sân khấu cho tới khi mấ t. Thời gian này, ông vẫn tiế p tu ̣c làm thơ, viết
truyện ngắn và sáng tác kich.
̣
Giữa lúc tài năng đang vào độ chín, Lưu Quang Vũ bấ t ngờ qua đời trong
một tai nạn ô tô trên quốc lộ số 5 tại Hải Dương vào lúc 17h ngày 29 tháng 8 năm
1988. Sự ra đi đô ̣t ngô ̣t của ông để la ̣i muôn vàn tiế c thương cho người thân, gia
đin
̀ h, ba ̣n hữu và công chúng yêu thơ văn.
17
1.2.1.2. Sự nghiệp
Các tác phẩm của Lưu Quang Vũ để lại một dấu ấn đáng kể trong lịng cơng
chúng Viê ̣t Nam. Tác phẩm của ông nổi bật lên từ những năm sau chiến tranh, đặc
biệt là những năm 80. Các vở kịch, truyện ngắn, thơ của Lưu Quang Vũ giàu tính
hiện thực và giá trị nhân văn, thể hiện rõ nét từng chặng đường trong cuộc đời của
nhà thơ. Cho đế n nay, những sáng tác của Lưu Quang Vũ đã đươ ̣c tâ ̣p hơ ̣p, xuất bản
và phát hành rô ̣ng rãi trên cả nước.
Về thơ gồ m có: Hương cây (1968 - in chung với Bằ ng Viê ̣t trong tâ ̣p Hương
cây – Bế p lửa); Mây trắ ng của đời tôi (1989), Bầ y ong trong đêm sâu (1993); Thơ
tình Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ (1994); Lưu Quang Vũ – thơ và đời (1997); Lưu
Quang Vũ Di cảo Nhâ ̣t ký – Thơ (2008).
Về văn xuôi: Lưu Quang Vũ có tâ ̣p tiể u luâ ̣n Diễn viên và sân khấ u (viế t
chung, 1979), các tâ ̣p truyê ̣n ngắ n Mùa hè đang đến (truyện, 1983); Người kép đóng
hổ (truyện, 1984); Lưu Quang Vũ - Thơ và truyện ngắn (1998).
Về kich:
̣ Khi tuổ i đời còn khá trẻ (40 tuổi), Lưu Quang Vũ đã là tác giả của
khoảng 50 vở kịch và hầu hết các vở kịch của ông đều được các đồn kịch, chèo
gây dựng thành cơng dưới sự chỉ đạo của nhiều đạo diễn nổi tiếng.
1.2.2. Đôi nét về thơ Lưu Quang Vũ
Thơ là nơi Lưu Quang Vũ gửi gắ m nhiề u tâm sự và thể hiê ̣n sâu sắ c tâm hồ n
nha ̣y cảm, tinh tế của mình. Qua thế giới thơ của thi sĩ, ta sẽ nhận ra từng chặng
đường cảm xúc, ghi dấu từng bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Nế u phầ n “Hương
cây” là sáng tác đầ u đời thiêng liêng với những cảm xúc tươi mới, hồn thơ trong
trẻo, đắm đuối, mơ mộng, thì đế n “Cuốn sách xếp lầm trang” (bản thảo, chưa in
trọn vẹn) của những năm bảy mươi, tâm hồn nhà thơ như già đi trong những cảm
xúc tê tái. Những bài thơ giai đoa ̣n này chứa chấ t nỗi cô đơn, xót xa, bế tắc.
Dầ n dà Lưu Quang Vũ có đươ ̣c những bước tiến dài về nghệ thuật và gă ̣t hái
đươ ̣c những thành công. Những bài thơ Lưu Quang Vũ viết ở thập niên 80 như đối
nghịch với các bài thời 1971, 1972. Nhưng thật ra giai đoạn trước kiến tạo cho giai
đoạn sau. Sức nặng của câu thơ yêu đời được hình thành từ câu thơ mất mát. Nhà
18
thơ nhìn và khái quát việc đời trên cảnh ngộ của chin
́ h min
̀ h. Những bài thơ sau này
của Lưu Quang Vũ chứa đựng nhiề u trăn trở, suy tư, có rất nhiều chiêm nghiệm.
Điề u đó thể hiê ̣n khá rõ trong các tâ ̣p “Mây trắ ng của đời tôi” và “Bầ y ong trong
đêm sâu”. Ở đó, thơ Lưu Quang Vũ đã bớt đi cái phóng túng, ngang tàng mà ấ m áp,
gầ n gũi với cuô ̣c đời hơn. Chủ đề trong thơ của ông cũng có nhiề u thay đổ i, ít viế t
về những cái “cao cả” như trước mà chủ yế u là hướng nô ̣i và mang âm điê ̣u da diế t
b̀ n. Ơng viế t khá nhiề u về tiǹ h yêu và thành công ở đề tài này.
Cuộc đời và sự nghiê ̣p sáng tác nghê ̣ thuâ ̣t của Lưu Quang Vũ khép la ̣i ở đô ̣
tuổ i 40 khi sức viế t đang còn sung sức nhấ t. Nhưng những gì mà tác giả để la ̣i cho
chúng ta ngày hôm nay vẫn còn nguyên giá tri,̣ đă ̣c biê ̣t là mảng sáng tác về thơ.
Thơ Lưu Quang Vũ thực sự là mô ̣t thứ thơ mang la ̣i niề m cảm xúc lớn, nhiề u bài
thơ đã tìm đươ ̣c chỗ đứng sâu rô ̣ng trong lòng ba ̣n đo ̣c và chứng minh đươ ̣c đô ̣ bền
của nó với thời gian. Chính vì thế , bên ca ̣nh mô ̣t Lưu Quang Vũ của sân khấu,
người ta vẫn cầ n phải nhắ c đế n mô ̣t Lưu Quang Vũ nhà thơ, với cố ng hiế n không hề
it́ ỏi của ông. Sự đóng góp của Lưu Quang Vũ ở thơ cũng như ở kich
̣ đã được đời
ghi nhận như một trong các sự kiện nghệ thuật cuối thế kỷ XX.
1.2.3. Giới thiệu chung về tập thơ “Những bông hoa không chết”
Cuô ̣c đời, sự nghiê ̣p và sự ra đi đô ̣t ngô ̣t của Lưu Quang Vũ cùng người bạn
đời – nhà thơ Xuân Quỳnh đã trở thành mô ̣t sự kiê ̣n trong giới văn nghê ̣. Ngoài
những tâ ̣p thơ đã đươ ̣c xuấ t bản thì Lưu Quang Vũ còn để la ̣i mô ̣t khố i lượng di cảo
khá lớn gồ m: nhâ ̣t ký, thư từ, sổ tay ghi chép, bản thảo đã hoàn thành hoă ̣c còn dang
dở, đă ̣c biê ̣t trong đó có nhiề u bài thơ chưa đươ ̣c công bố . Nhân kỷ niê ̣m 60 năm
sinh và mấ t của Lưu Quang Vũ, gia đình và ba ̣n hữu của tác giả đã cho công bố mô ̣t
phầ n di cảo của ông. Tâ ̣p thơ “Những bông hoa không chế t” là mô ̣t trong hai phầ n
quan tro ̣ng trong cuố n sách “Lưu Quang Vũ Di cảo Nhật ký - Thơ” do nhà xuấ t bản
Lao đô ̣ng ấ n hành năm 2008.
“Những bông hoa không chế t” là phầ n Di cảo thơ đươ ̣c viế t trong khoảng 5
năm (1971 -1975) bao gồ m 35 bài thơ. Từ những trang nhâ ̣t ký mô ̣ng mơ và lañ g
ma ̣n của tuổ i ho ̣c trò đế n những bài thơ rách xé đầ y dằ n vă ̣t, đau xót của thời kì này
19
là chă ̣ng đường 10 năm. Hai chă ̣ng đường khác nhau nhưng đề u là của mô ̣t con
người thố ng nhấ t. Khoảng thời gian này, Lưu Quang Vũ phải trải qua thời kì gian
khó, thấ t vo ̣ng, cô đơn và có cả những lúc bế tắ c mà ít ai biế t đế n. Nhưng cũng
trong vài năm ấ y, nhà thơ đã nhâ ̣n thức sâu sắ c đươ ̣c nhiề u điề u rô ̣ng lớn và nhấ t là
khám phá chính bản thân mình. Có thể thấ y ở đây mô ̣t Lưu Quang Vũ của những
ước nguyê ̣n tha thiế t muố n vươ ̣t lên số phâ ̣n trên nỗi mê ̣t mỏi, hoài nghi để yêu
thương, để số ng và để viế t. Lưu Quang Vũ lă ̣ng lẽ làm thơ. Làm rấ t nhiề u thơ. Làm
thơ như ghi nhâ ̣t ký. Tuy thơ của ông lúc đó không hơ ̣p với sách báo ngày đó vì thế
khó đươ ̣c in ấ n, xuấ t bản, nhưng Lưu Quang Vũ vẫn miê ̣t mài viế t, dòng thơ vẫn cứ
cuồ n cuô ̣n, âm i,̃ ra ̣o rực trong tâm hồ n người nghê ̣ si.̃ Lưu Quang Vũ viế t cho nhu
cầ u của riêng miǹ h. Những bài thơ diễn đa ̣t tâm tra ̣ng và cảm xúc cao đô ̣ mà ông đã
trải qua trong những ngày đang số ng. Chính những bài thơ này gơ ̣i mở mô ̣t diê ̣n
ma ̣o thơ khác của Lưu Quang Vũ. Mô ̣t Lưu Quang Vũ không những đắ m đuố i,
buồ n đau, khốc liê ̣t, mà còn có mô ̣t Lưu Quang Vũ tha thiế t vươ ̣t lên mo ̣i đau khổ
của số phâ ̣n, say mê với cuô ̣c số ng, mô ̣t Lưu Quang Vũ ham số ng và ham viế t.
20
CHƯƠNG II. KHẢO SÁT CÁC TÍN HIỆU THẨM MĨ THỂ HIỆN BẰNG
PHƯƠNG TIỆN TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA TRONG TẬP THƠ “NHỮNG
BÔNG HOA KHÔNG CHẾT” CỦA LƯU QUANG VŨ
Dẫn nhập
Trong tập thơ “Những bông hoa không chết” xuất hiện khá nhiều các tín
hiệu thẩm mĩ như: “mưa”, “gió”, “nắng”, “lửa”, “đạn”, “hoa”, “mùa xuân”,
“con tàu”, “tấm vé”,… Những tín hiệu thẩm mĩ ấy đã tạo nên dấu ấn đáng nhớ cho
tập thơ. Ở bài nghiên cứu này, chúng tôi không đi sâu nghiên cứu từng tín hiệu thẩm
mĩ, các biến thể hay hệ thống tín hiệu thẩm mĩ trong từng bài thơ mà đi theo chủ đề
của hệ thống tín hiệu thẩm mĩ.
Tập thơ “Những bông hoa không chết” là tập thơ mới, được tập hợp từ nhiều
tuyển tập đã in trước đó và có một số bài chưa xuất hiện. Đây là tập thơ được tác giả
viết phần lớn vào những năm 1970 – 1980, cạnh đó cịn có những bài thơ viết 1954,
1963, do đó nội dung thơ khá đa dạng và phong phú, là những chiêm nghiệm sâu
sắc của đời người. Những tín hiệu thẩm mĩ vì thế cũng đa dạng, phong phú và phức
tạp hơn. Ở đây, chúng tơi đi sâu tìm hiểu hệ thống các tín hiệu thuộc năm nhóm:
Các tín hiệu thẩm mĩ liên quan đến hiện tượng thiên nhiên, ý niệm thời gian, chiến
tranh, các loài hoa và những chuyến đi.
Để tiện cho q trình nghiên cứu, chúng tơi khảo sát các tín hiệu thẩm mĩ
trên hai phương diện, thể hiện bằng phương tiện từ vựng và ngữ nghĩa. Và để phân
loại, chúng tơi căn cứ theo hai tiêu chí:
-Tiêu chí thứ nhất là cấu tạo của tín hiệu. Với tiêu chí này, tín hiệu được chia
làm 3 loại: từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy) hay cụm từ, nếu là cụm từ thì chia thành
4 nhóm nhỏ là cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ và cụm chủ - vị (nếu có).
-Tiêu chí thứ hai là nghĩa của tín hiệu. Trên cơ sở căn cứ vào nghĩa từ điển,
chúng tơi xác định những nhóm nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ. Ở cách phân chia này,
một tín hiệu thẩm mĩ có thể nằm ở nhiều nhóm khác nhau, tùy vào cách chuyển
nghĩa cụ thể trong câu thơ, đoạn thơ (Tính đa trị của tín hiệu thẩm mĩ). Và khi xét
21
các tín hiệu thẩm mĩ, chúng tơi cũng chỉ ra phương thức chuyển nghĩa của tín hiệu,
là ẩn dụ hay hốn dụ.
2.1. Các tín hiệu thẩm mĩ liên quan đến hiện tượng thiên nhiên
Thơ Lưu Quang Vũ nói chung, “Những bơng hoa khơng chết” nói riêng tập
hợp dày đặc những tín hiệu thẩm mĩ liên quan đến hiện tượng thiên nhiên. Ta bắt
gặp “mưa”, “gió”, “nắng”, “sương”, “mây”, “bão”,… hàng loạt trong tập thơ.
Việc sử dụng cụm từ “hiện tượng thiên nhiên” (đề mục) đặt cho các tín hiệu thẩm
mĩ này tuy chưa thật chính xác, tuy nhiên ở mức độ nào đó, chúng tơi nghĩ đã đảm
bảo hơn 90% các tín hiệu cụ thể muốn khảo sát.
2.1.1. Tín hiệu thẩm mĩ “mưa”
Qua q trình khảo sát, chúng tơi đã tìm ra 16 tín hiệu “mưa”, trong đó có
13 tín hiệu là tín hiệu thẩm mĩ. Dưới đây là bảng thống kê cụ thể về tín hiệu thẩm
mĩ này.
STT
Tín hiệu thẩm mĩ
Số lần xuất hiện
Tỉ lệ xuất hiện (%)
1
mưa
7
31,9
2
mưa rào
3
13,8
3
mưa dầm
2
9,3
4
mưa giông
1
4,5
5
mưa bom
1
4,5
6
trận mưa
1
4,5
7
trận mưa rào
1
4,5
8
trận mưa dài
1
4,5
9
cơn mưa
1
4,5
10
con mưa dầm
1
4,5
11
cơn nắng mưa
1
4,5
12
mưa buốt
1
4,5
13
mùa mưa rào
1
4,5
Tổng
22
100
22
Với 13 tín hiệu thẩm mĩ “mưa” nêu trên, chúng tơi đã phân chia theo hai tiêu
chí, theo cấu tạo và theo nghĩa.
- Theo cấu tạo:
+ Từ đơn: mưa
+ Từ phức: mưa rào, mưa dầm, cơn mưa, mưa giông, mưa bom (từ ghép)
+ Cụm từ: trận mưa, cơn mưa dầm, trận mưa rào, mùa mưa rào, cơn nắng mưa (cụm
danh từ); mưa buốt, trận mưa dài (cụm chủ - vị).
Như vậy, về cấu tạo, cụm từ có số lượng nhiều nhất (7/13 tín hiệu thẩm mĩ),
trong đó, cụm danh từ chiếm số lượng nhiều hơn cả. Các tín hiệu thẩm mĩ là cụm từ
được kết hợp rất đặc biệt: trận/ cơn + mưa+ từ chỉ tính chất của mưa (rào, dầm,
buốt, dài). Chính cách cấu tạo này cũng góp phần tạo nên sức nặng về ngữ nghĩa.
Đọc một số câu thơ ta sẽ bắt gặp sự bất thường trong một số kết hợp từ: “bến
phà mưa buốt”, “người quằn quại dưới mưa dầm nắng gắt”. “Mưa buốt” không chỉ
gợi lên sự giá lạnh về thể xác mà còn cả sự xuyên thấu, cắt cứa trong tâm hồn. Cũng
vậy, “mưa dầm”, mưa kéo dài nhiều ngày trên một diện rộng, mưa dai dẳng, dầm
dề trong thời gian dài và có sự ngấm lại, tượng trưng cho những khó khăn, vất vả,
khắc nghiệt của thời chiến tranh mà con người phải hứng chịu.
-Phân chia theo nghĩa:
+ Sự khốc liệt và dữ dội (mưa bom, mưa giông, trận mưa)
+ Sự thay đổi, biến chuyển (cơn mưa dầm, trận mưa rào, trận mưa dài, cơn nắng
mưa, mùa mưa rào)
+ Không gian ướt át, ảm đạm, lạnh lẽo, u buồn (mưa)
+ Nỗi đau kéo dài (mưa buốt, mưa dầm)
+ Nguồn sống, niềm hạnh phúc (mưa)
Từ bảng khảo sát trên, có thể thấy 13 tín hiệu thẩm mĩ “mưa” được chuyển
nghĩa theo phương thức ẩn dụ. Nếu hiểu theo nghĩa từ điển, “mưa” là hiện tượng tự
nhiên, khi nước bốc lên cao, ngưng tụ thành mây. Khi mây gặp lạnh sẽ tạo thành
mưa, rơi xuống đất. Và trong thi phẩm, tín hiệu thẩm mĩ “mưa” được Lưu Quang
Vũ sử dụng với những sắc thái ý nghĩa và cung bậc tình cảm khác nhau. Mỗi lần
23
“mưa” xuất hiện trong thơ Lưu Quang Vũ là một lần làm tươi mới ngôn ngữ thơ,
cảm xúc thơ, không gian thơ.
“Mưa” không chỉ gợi nên không gian về một “xứ sở có nhiều mưa” mà
“mưa” cịn dùng với nghĩa chuyển, ẩn dụ cho sự khốc liệt, dữ dội: “những trận
mưa dữ dội /những vai áo bạc màu, những bàn tay lấm bụi” và cả sức mạnh tàn
phá, hủy diệt: “trận mưa rào xám xịt mái tôn cong”. Cùng với sức mạnh tàn phá
khốc liệt, “mưa” còn gợi lên sự đổi thay, biến chuyển: “Cơn nắng mưa bật gốc tre
già”.
Không chỉ dừng lại đó, “mưa” cịn tạo nên khơng gian lạnh lẽo, u buồn, làm
nền cho tâm trạng của nhân vật trữ tình: “Mùa thu lạnh cơn mưa dầm dai dẳng”.
Hơn thế, “mưa” là biểu trưng cho quá khứ xa xôi, ảm đạm, đau thương: “cùng tuổi
thơ ở lại với mưa rào”. Đó là những ngày mưa dầm dề dai dẳng đau đáu trong lòng
người. Quá khứ - điểm vin, chỗ dựa cuối cùng cũng lung lay khiến tâm hồn nhà thơ
chới với, hụt hẫng.
“Mưa rào” (thành mưa rào trên xứ sở yêu thương), chóng đến chóng tàn
nhưng tưới mát, làm dịu lại cơn khát cháy trong tâm hồn con người. Nói được
những điều ấy, nhà thơ phải là người rất tinh tế và sâu sắc. Tất cả rồi sẽ qua đi như
cơn mưa rào, chỉ yêu thương là còn lại mãi mãi, lòng bao dung, nhân hậu sẽ tồn tại
vĩnh hằng. Mưa làm cho tâm hồn con người được tái sinh sau bao nhiêu đau
thương, đổ vỡ, rách xé. Cũng vì tính chất ấy của “mưa” mà “mưa” trở thành niềm
khao khát, đích đến của hạnh phúc, yêu thương, ước mơ, khát vọng, mong mỏi của
nhân vật trữ tình: “Những ngày ngột ngạt những ngày mong mưa”.
Trong một bài viết, Vương Trí Nhàn có nhận xét: “Trong các thi sĩ đương
thời, Vũ là người “nhạy cảm, thân thuộc với mưa hơn ai hết”. Có lẽ vì vậy, “mưa”
đi vào trang thơ một cách tự nhiên mà đầy tinh tế, sâu lắng. Khảo sát tín hiệu thẩm
mĩ “mưa”, ta nhận ra “mưa” đã tạo nên bản tình ca nhiều cung bậc cảm xúc, khơng
chỉ sâu lắng, trữ tình mà cịn sôi nổi, mạnh mẽ của một tâm hồn đa sầu, đa cảm
trong thơ Lưu Quang Vũ.
24
2.1.2. Tín hiệu thẩm mĩ “nắng”
Nếu “mưa” gần gũi, thân thuộc, là không gian tâm trạng, là nỗi niềm ưu tư
của nhân vật trữ tình thì “nắng” là một phần không thể thiếu trong thế giới thơ Lưu
Quang Vũ. Qua khảo sát, chúng tơi đã tìm ra 14 tín hiệu “nắng”, trong đó có 8 tín
hiệu thẩm mĩ. Dưới đây là bảng thống kê cụ thể về tín hiệu thẩm mĩ này.
STT
Tín hiệu thẩm mĩ
Số lần xuất hiện
Tỉ lệ xuất hiện (%)
1
nắng rộng
1
9,1
2
nắng rừng
1
9,1
3
nắng gắt
4
36,3
4
nắng gió
1
9,1
5
nắng hè
1
9,1
6
cơn nắng mưa
1
9,1
7
nắng chói
1
9,1
8
nắng tắt
1
9,1
11
100
Tổng
Với 8 tín hiệu thẩm mĩ “nắng”, chúng tơi đã phân chia theo hai tiêu chí, tiêu
chí cấu tạo và tiêu chí nghĩa.
-Phân theo cấu tạo:
+ Từ phức: nắng gió (từ ghép)
+ Cụm từ: nắng rừng, nắng hè, cơn nắng mưa (cụm danh từ); nắng rộng, nắng gắt,
nắng chói, nắng tắt (cụm chủ - vị).
Như vậy, trong 8 tín hiệu thẩm mĩ, khơng có từ đơn, 1 từ ghép, cịn lại là
cụm từ. Trong đó, số lượng cụm từ mới được tạo thành khá nhiều, như: “nắng
rộng”, “cơn nắng mưa”, “nắng rừng”… Dường như, trong những cụm từ này, một
số thực từ, hư từ làm rõ nghĩa đã bị lượt bỏ tạo nên sự đa nghĩa cho cụm từ, ví dụ:
“nắng rộng”, khơng xác định cụ thể được tính chất của hiện tượng này. Chính điều
này tạo nên sự mơ hồ về ngữ nghĩa. Về cấu tạo, các tín hiệu thẩm mĩ “nắng” trong
thơ Lưu Quang Vũ không xuất hiện một mình mà ln đi kèm với một số tính từ
25
như: rộng, gắt hay một số danh từ: rừng, trưa, hè, mưa, động từ: tắt, chói góp phần
mở rộng phạm vi biểu vật và biểu niệm.
“Nắng” trong thơ Lưu Quang Vũ cịn có một số kết hợp từ độc đáo tạo nên
nghĩa mới, ví như: “nắng rộng”. “Nắng” ở đây khơng cịn chỉ một hiện tượng thiên
nhiên nữa, mà đã mở rộng tạo nên khung trời bao la, tươi đẹp, là sự chuyển biến
mới mẻ lớn lao trong tâm trạng của nhân vật trữ tình: “Bàn tay nhỏ mến thương/
Nối anh vào nắng rộng”. Ở câu thơ này, giọng thơ hàm ơn thể hiện rõ nét, có lẽ,
tâm hồn khát nắng đã được chở che, yêu thương bởi “bàn tay nhỏ” tình u. Có khi
ta cịn bắt gặp một số kết hợp từ lạ, ví như: “nghi ngút nắng rừng”, “chấp chới
nắng hè”. Đây đều là những kết hợp từ độc đáo, tưởng như mâu thuẫn, phi lí mà lại
rất hợp lí, mở ra nhiều chiều kích khơng gian, tạo nên khung cảnh đẹp đẽ, lãng mạn
và ẩn chứa cả tâm trạng của nhân vật trữ tình.
- Phân theo nghĩa:
+ Không gian oi nồng, bỏng rát (nắng gắt, nắng hè)
+ Không gian bao la, rộng lớn, rực rỡ, tươi đẹp (nắng rộng, nắng rừng)
+ Sự biến chuyển (cơn nắng mưa)
+ Đau thương, tuyệt vọng (nắng tắt)
+ Sức mạnh soi sáng, làm bừng thức (nắng chói)
Theo Từ điển tiếng Việt, “nắng” (danh từ, động từ hoặc tính từ) có 3 nghĩa:
1) Ánh sáng trực tiếp từ mặt trời chiếu xuống. 2) Khoảng thời gian của một ngày có
nắng. 3) Tính từ hoặc động từ, có nắng. Bên cạnh những nghĩa có trong từ điển,
trong tập thơ “Những bông hoa không chết”, “nắng” còn xuất hiện khá nhiều nghĩa
mới được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
Có thể thấy, “nắng” xuất hiện với tỉ lệ ít hơn so với “mưa”. Tuy nhiên tín
hiệu thẩm mĩ này vẫn đóng vai trị quan trọng làm nên thế giới tự nhiên mn hình
vạn trạng trong thơ Lưu Quang Vũ. Đi sâu vào thế giới thơ anh, ta nhận ra “nắng”
trở thành một tín hiệu thẩm mĩ độc đáo, mang nhiều tầng ý nghĩa, thay đổi khá rõ về
phạm vi biểu vật và biểu niệm.