Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Cấu trúc câu trong tiểu thuyết cõi người rung chuông tận thế của hồ anh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.59 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀ NH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đề tài:

CẤU TRÚC CÂU TRONG TIỂU THUYẾT CÕI NGƯỜI
RUNG CHUÔNG TẬN THẾ CỦA HỒ ANH THÁI
Người hướng dẫn:
Th.s. Tạ Thị Toàn
Người thực hiện:
Trần Thị Nhung

Đà Nẵng, tháng 5/2013


1

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan rằng:
Cơng trình này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Th.s. Tạ Thị
Tồn. Các số liệu, kết quả trong khóa luận hồn tồn trung thực và chưa
từng được ai cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Tơi xin chịu trách nhiệm về những nội dung khoa học trong cơng trình
này.
Đà Nẵng, ngày 10 tháng 05 năm 2013
Tác giả khóa luận


TRẦN THỊ NHUNG


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn:
Th.s Tạ Thị Tồn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình
thực hiện khóa luận này.
Các thầy, cơ giáo trong khoa Ngữ văn, các cán bộ thư viện Đại học Sư
phạm Đà Nẵng đã giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu.
Đà Nẵng, ngày 10 tháng 05 năm 2013
Tác giả khóa luận

TRẦN THỊ NHUNG


QUY ƯỚC CÁC KÝ HIỆU
C, CN:

Chủ ngữ

V, VN:

Vị ngữ

ĐN:

Đề ngữ

ĐNg:


Định ngữ

TN:

Trạng ngữ

BN:

Bổ ngữ

TTN:

Tình thái ngữ

GTN:

Giải thích ngữ

LN:

Liên ngữ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................5
5. Bố cục khóa luận .....................................................................................................5

NỘI DUNG ................................................................................................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ..............................7
1.1. Khái quát chung về câu tiếng Việt .......................................................................7
1.1.1. Khái niệm câu ...................................................................................................7
1.1.2. Đặc điểm câu tiếng Việt ....................................................................................8
1.1.3. Thành phần câu tiếng Việt ................................................................................9
1.2. Phân loại câu theo tiêu chí cấu trúc ....................................................................11
1.2.1. Câu đơn ...........................................................................................................11
1.2.1.1. Khái niệm .....................................................................................................11
1.2.1.2. Phân loại .......................................................................................................11
1.2.1.3. Câu đơn bình thường ....................................................................................12
1.2.1.4. Câu đơn đặc biệt ...........................................................................................13
1.2.1.5. Câu đơn tỉnh lược .........................................................................................14
1.2.2. Câu phức .........................................................................................................15
1.2.2.1. Khái niệm .....................................................................................................15
1.2.2.2. Phân loại .......................................................................................................16
1.2.3. Câu ghép ..........................................................................................................17
1.2.3.1. Khái niệm .....................................................................................................17
1.2.3.2. Đặc điểm ...................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.3.3. Phân loại .......................................................................................................18
1.3. Khái quát về tác giả Hồ Anh Thái và sự nghiệp sáng tác ..................................22


1.3.1. Cuộc đời ..........................................................................................................22
1.3.2. Sự nghiệp sáng tác văn chương .......................................................................24
1.4. Tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế .......................................................27
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT, THỐNG KÊ CÁC CÂU THEO TIÊU CHÍ CẤU
TRÚC TRONG TIỂU THUYẾT CÕI NGƯỜI RUNG CHUÔNG TẬN THẾ
CỦA HỒ ANH THÁI ..............................................................................................31
2.1. Câu đơn ..............................................................................................................31

2.1.1. Câu đơn bình thường .......................................................................................32
2.1.1.1. Tần số xuất hiện ...........................................................................................32
2.1.1.2. Cấu tạo của câu đơn bình thường .................................................................32
2.1.2. Câu đơn đặc biệt ..............................................................................................35
2.1.2.1. Câu đơn đặc biệt - danh từ ...........................................................................35
2.1.2.2. Câu đơn đặc biệt - vị từ ................................................................................35
2.1.2.3. Câu dưới bậc ................................................................................................36
2.1.3. Câu đơn tỉnh lược ............................................................................................37
2.1.3.1. Câu tỉnh lược chủ ngữ ..................................................................................38
2.1.3.2. Câu tỉnh lược vị ngữ .....................................................................................38
2.1.3.3. Câu tỉnh lược cả chủ ngữ và vị ngữ .............................................................38
2.2. Câu phức ............................................................................................................38
2.2.1. Câu phức thành phần chủ ngữ .........................................................................39
2.2.2. Câu phức thành phần vị ngữ ...........................................................................40
2.2.3. Câu phức thành phần bổ ngữ...........................................................................41
2.2.4. Câu phức thành phần định ngữ .......................................................................42
2.2.5. Câu phức thành phần trạng ngữ ......................................................................44
2.2.6. Câu phức bị động ............................................................................................44
2.3. Câu ghép .............................................................................................................45
2.3.1. Câu ghép đẳng lập ...........................................................................................45
2.3.2. Câu ghép chính phụ .........................................................................................46
2.3.3. Câu ghép qua lại ..............................................................................................47


2.3.4. Câu ghép chuỗi ................................................................................................47
CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA CẤU TRÚC CÂU TRONG TIỂU THUYẾT
CÕI NGƯỜI RUNG CHUÔNG TẬN THẾ CỦA HỒ ANH THÁI ......................50
3.1. Vai trò của cấu trúc câu đơn...............................................................................50
3.2. Vai trò của cấu trúc câu phức, câu ghép ............................................................54
3.3. Vai trò của việc sử dụng đan xen các kiểu loại câu ...........................................59

KẾT LUẬN ..............................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................66


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hồ Anh Thái như một cơn gió lạ xuất hiện trên bầu trời văn học Việt Nam
hiện đại. Cùng với những ngôi sao sáng của văn xi sau 1975 như Lê Minh Hà,
Hịa Vang, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Huy Thiệp, Võ Thị Hảo, Tạ Duy
Anh,…thì Hồ Anh Thái cũng nổi lên như một hiện tượng văn học. Ơng đã tạo cho
mình một phong cách mới lạ, trẻ trung, gây ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc.
Tuy số lượng tác phẩm không lớn nhưng Hồ Anh Thái đã có nhiều đóng góp cho
nền văn học trong nước cũng như nước ngoài. Một số tác phẩm của ông được dịch
ra nhiều thứ tiếng như Anh, Pháp, Thụy Điển,…Dù vậy, Hồ Anh Thái vẫn không
ngừng miệt mài với những “con chữ xôn xao” và niềm say mê bất tận với văn
chương.
Hồ Anh Thái sáng tác trên nhiều thể loại nhưng tiêu biểu hơn cả là thể loại
tiểu thuyết. Cùng với những tiểu thuyết được đánh giá cao như Người và xe chạy
dưới ánh trăng, Người đàn bà trên đảo, Trong sương hồng hiện ra, Vẫn chưa tới
mùa đơng,…thì sự ra đời của tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế lại một lần
nữa khẳng định tài năng và vị trí của Hồ Anh Thái đối với văn xuôi đương đại.
Cuốn tiểu thuyết kể từ khi ra đời đến nay đã gây nên một luồng dư luận khá sơi nổi.
Nó là sản phẩm của một thái độ lao động nghệ thuật nghiêm túc và một cây bút dày
dặn.
Nghiên cứu về văn chương Hồ Anh Thái nói chung, ngơn ngữ tiểu thuyết nói
riêng cho ta cái nhìn toàn diện, sâu sắc về phong cách văn chương của ông, những
điểm mới mẻ mà ông mang lại cho văn học nước nhà. Từ đó, chúng ta một lần nữa
khẳng định vị trí của ơng trên văn đàn. Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn đề tài

Cấu trúc câu trong tiểu thuyết “Cõi người rung chuông tận thế” để nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần mang đến cái nhìn mới mẻ về
ngơn ngữ tiểu thuyết Hồ Anh Thái.


2

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ khi xuất hiện trên văn đàn Việt Nam, Hồ Anh Thái đã gây được sự chú ý
cho khơng ít người nghiên cứu và phê bình văn học trong và ngồi nước. Các bài
viết, phê bình về văn chương Hồ Anh Thái nói chung, tiểu thuyết Hồ Anh Thái nói
riêng chủ yếu xoay quanh các vấn đề về nghệ thuật, nội dung phản ánh chứ ít có
một cơng trình nghiên cứu nào viết một cách cụ thể và công phu về phương diện
ngôn ngữ.
Văn chương Hồ Anh Thái gây được sự chú ý và quan tâm của cả những tác
giả nước ngoài.
Nhà văn Wayne Karlin (My)̃ đã khẳng định: “Với lòng kính tro ̣ng và tiǹ h
yêu, anh chấ p nhâ ̣n điể m xuấ t phát của miǹ h trong lich
̣ sử và văn ho ̣c nước nhà,
nhưng cùng mở hướng ra cho những ảnh hưởng khác – nổ i bâ ̣t là chủ nghiã hiê ̣n
thực huyề n ảo Mỹ la tinh và tác phẩ m của nhà văn Pháp gố c Czech M. Kundera.
Anh đã để cho tác phẩ m của mình đưa văn ho ̣c Viê ̣t Nam đương đa ̣i đi theo những
hướng mới” [10, tr.391].
Tiế n si ̃ văn ho ̣c Ấn Đô ̣ K. Pandey đã từng nhâ ̣n xét: “Những dòng chữ trung
thực của Hồ Anh Thái là những mũi kim châm cứu của Á Đông đã điể m trúng
huyê ̣t tính cách Ấn Đô ̣” [2, tr.326].
Các tác giả Việt Nam viết về Hồ Anh Thái dưới nhiều phương diện.
Tác giả Lê Hồng Lâm trong bài viết Người đi qua bóng mình đã viết: “Qua
mỗi tập sách, bạn đọc lại bắt gặp một Hồ Anh Thái khác, như một diễn viên sắm vai
mỗi lần mỗi khác” [2, tr.265].

Trần Thị Hải Vân đã có cái nhìn khái quát về “cõi người” đậm màu sắc tôn
giáo trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái: “Bằng một cái nhìn xâu chuỗi, dễ thấy trong
thế giới nghệ thuật ấy hiện diện một “cõi người” sinh động và đầy biến ảo. “Cõi
người” không chỉ được gọi tên một cách trực tiếp như trong Cõi người rung chng
tận thế mà nó cịn được khắc họa, được tạo dựng trong bất cứ một cuốn tiểu thuyết
nào của anh. Nó hàm chứa một quan niệm, một cách nhìn, một chiêm nghiệm về
cuộc đời, về nhân tình thế thái của nhà văn” [7].


3

Nghiên cứu về ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Anh Thái, hai tác giả Bùi Thanh
Truyền, Lê Biên Thùy đã ghi nhận những nổ lực của Hồ Anh Thái trong việc gia
công ngôn ngữ tiểu thuyết: “Gần 30 năm lao động cật lực, cùng vốn từ tiếng Việt
phong phú, đa dạng, kiến thức, tài năng, tâm huyết với cõi người, cõi nghề, sự dụng
công và khắt khe, nhạy cảm trong sử dụng, tổ chức chất liệu văn học, văn sĩ họ Hồ
đã tạo ra những “ma trận” ngôn từ cuốn hút. Chính những cố gắng để “luyện đan”
ngơn ngữ văn xi nói chung, tiểu thuyết nói riêng đã góp phần đem lại thành công
lớn cho tác giả, khẳng định vị thế của anh trên văn đàn đương đại” [6].
Tác giả Lê Minh Khuê nhận xét: “Tiểu thuyết của Hồ Anh Thái làm tơi ngạc
nhiên. Tác giả đã tìm ra trong đời sống có những bóng ma, có quỷ dữ. Và những
nhân vật ma quỷ khống chế đời sống theo quan niệm cũ, trở thành những nhân vật
của tương lai” [2, tr.276]. Và tác giả cũng có những nhận xét sau khi đọc truyện
ngắn Hồ Anh Thái viết về đề tài đất nước Ấn Độ: “Đọc truyện ngắn của Thái người
ta như được đi thăm thú xứ sở bí ẩn này với những quan hệ sâu kín trong xã hội Ấn,
với những truyền thuyết, những triết lí cuộc sống mà đọc ở các thể văn khác rất khó
tiếp nhận” [2, tr.280].
Tác giả Nguyễn Đăng Điệp trong bài viết Hồ Anh Thái, người mê chơi cấu
trúc đã khẳng định: “Cùng với những cây bút khác như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm
Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ..., Hồ Anh Thái đã góp phần tạo nên một động hình

ngơn ngữ mới và giọng điệu văn xi khác hẳn so với văn xuôi 1945 – 1975” [2,
tr.254]. Qua bài viết, tác giả cũng ghi nhận những nổ lực của Hồ Anh Thái đối với
sự nghiệp văn chương của mình: “Hồ Anh Thái đã lao động cật lực trên từng con
chữ như một nhà văn chuyên nghiệp, và, với một vốn văn hóa dày dặn, anh khơng
rơi vào tình trạng tự thỏa mãn mà ln tìm cách bứt phá trên cơ sở kiến tạo những
kiến trúc mới mẻ, táo bạo. Người văn ấy, vì nỗi đắm đuối văn chương, cứ thấp
thống đâu đó rồi lại nhanh chóng trở về với nỗi cơ đơn của mình trước trang giấy”
[2, tr.359].
Riêng về tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế cũng gây được sự chú ý
của đông đảo giới phê bình và nghiên cứu văn học.


4

Tác giả Hoàng Lan Anh đã viết: “Một thời gian thấy Hồ Anh Thái chỉ viết về
thanh niên sinh viên, một thời gian viết về Ấn Độ, rồi lại thấy xoay sang viết về trí
thức cơng chức, dí dỏm hài hước, chua cay đau xót...Bây giờ với Cõi người rung
chng tận thế, anh lại đổi giọng, vừa chua xót vừa hư ảo, yêu thương căm hận bày
tỏ tận cùng” [2, tr.258].
Trong bài viết Cõi người rung chuông tận thế và Hồ Anh Thái, tác giả Lê
Minh Khuê cũng đã nhận xét: “Cõi người rung chuông tận thế như được kết cấu từ
ý tưởng hơm nay. Mạch truyện liền tù tì những cái chết, sự trả thù. Nhưng xen vào
đó là ngơn ngữ người Việt hơm nay. Khơng lơi thơi lịng thịng. Chi tiết cơ đặc và
đắt” [2, tr.284].
Tác giả Nguyễn Thị Minh Thái khi nghiên cứu về giọng điệu tiểu thuyết Cõi
người rung chuông tận thế đã nhận xét: “Với tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận
thế, Hồ Anh Thái đã gây hấn cõi người đọc bằng một hồi chuông cảnh báo đa
thanh, lúc khoan, lúc nhặt, lúc tức tưởi, lúc ngạt ngào, đanh thép, lúc du dương, dịu
dàng…” [2, tr.298].
Sau khi đọc tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế, Nguyễn Anh Vũ đã

khẳng định: “Tiểu thuyết là một câu chuyện bịa đặt, nhưng nó thật hơn cả sự thật.
Định nghĩa này thật chân xác với Cõi người rung chuông tận thế” [2, tr.305]. Và
trong cùng bài viết, tác giả cũng cho rằng: “Với Cõi người rung chuông tận thế, một
lần nữa ta lại bắt gặp một Hồ Anh Thái tinh tế trong văn phong, độc đáo trong giọng
điệu và đặc biệt là một tư tưởng mang đậm tính nhân văn. Điều đó chứng tỏ rằng
khơng phải ngẫu nhiên tác phẩm của anh đã được dịch và đón nhận ở nhiều nước.
Trong thực trạng “mất mùa” của tiểu thuyết Việt Nam hôm nay, Cõi người rung
chuông tận thế là một tác phẩm đáng đọc” [2, tr.306].
Với bài viết Các ác ở phía ít ngờ nhất, tác giả Ngơ Thị Kim Cúc đã nhận xét:
“Với Cõi người rung chuông tận thế, Hồ Anh Thái đã tiến thêm một bước trong kỹ
thuật tiểu thuyết, thành công trong việc sử dụng những yếu tố ảo nhằm phục vụ hàm
ý của tác phẩm. Tiếng chuông cảnh cáo đang vang động, trên khắp không gian cuộc
đời, truyền rao bức thông điệp khẩn: Con người phải biết sợ cái ác, nhất là cái-ác-


5

khơng-ngờ-đến ngay trong chính những-ý-định-tưởng-chừng-tốt-đẹp của mình…”
[2, tr.313].
Nghiên cứu về văn chương Hồ Anh Thái cịn có rất nhiều bài viết, cơng trình
lớn nhỏ. Trong phạm vi của bài viết này, chúng tơi chỉ điểm qua một số cơng trình
có tính chất nổi bật, giúp cho chúng ta có cái nhìn khái quát về sự nghiệp văn
chương Hồ Anh Thái nói chung và cuốn tiểu thuyết Cõi người rung chng tận thế
nói riêng. Cho đến nay, văn chương Hồ Anh Thái vẫn còn là mảnh đất màu mỡ để
giới phê bình, nghiên cứu văn học cày xới. Tuy nhiên, hiện chưa có một cơng trình
nào nghiên cứu một cách có hệ thống về ngôn ngữ tiểu thuyết Cõi người rung
chuông tận thế. Chính vì vậy, chúng tơi chọn đề tài “Cấu trúc câu trong tiểu thuyết
Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái” để đi sâu tìm hiểu những đặc
điểm về ngơn ngữ tiểu thuyết nói chung, đặc điểm câu văn nói riêng làm nên phong
cách riêng của Hồ Anh Thái qua tác phẩm của mình.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cấu trúc câu trong tiểu thuyết Cõi người rung
chuông tận thế của Hồ Anh Thái.
- Phạm vi nghiên cứu: Tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế của Hồ
Anh Thái của nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 2003.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau đây:
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp phân tích, chứng minh.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp tổng hợp, khái quát.
5. Bố cục khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung khóa luận gồm
3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài


6

Chương 2: Khảo sát, thống kê các câu theo tiêu chí cấu trúc trong tiểu thuyết
Cõi người rung chng tận thế của Hồ Anh Thái
Chương 3: Vai trò của các cấu trúc câu trong tiểu thuyết Cõi người rung
chuông tận thế của Hồ Anh Thái


7

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Khái quát chung về câu tiếng Việt
1.1.1. Khái niệm câu
Câu là đơn vị giao tiếp nhỏ nhất của tiếng Việt. Từ xưa đến nay, các nhà
nghiên cứu ngôn ngữ học trên thế giới và trong nước đã đưa ra nhiều khái niệm về
câu khác nhau.
Định nghĩa về câu xuất hiện từ thời cổ đại Hi Lạp là của Aristote: “Câu là
một âm phức hợp có ý nghĩa độc lập mà mỗi bộ phận riêng biệt trong đó cũng có ý
nghĩa độc lập” [3, tr.100].
Học phái ngữ pháp Alecxanđri từ thế kỉ thứ III – II trước CN lại cho rằng:
“Câu là sự tổng hợp của các từ biểu thị một tư tưởng trọn vẹn” [3, tr.100].
Theo E.sapir, câu được định nghĩa: “Câu là sự thể hiện ngôn ngữ học của
mệnh đề” [1, tr.17].
Thành viên thuộc trường phái hình thức ngữ pháp F.F Fortunatov đưa ra định
nghĩa: “Câu là một tổ hợp từ với ngữ điệu kết thúc” [3, tr.101].
Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học ở Việt Nam cũng đưa ra nhiều định nghĩa
về câu khác nhau dựa trên nhiều tiêu chí.
Diệp Quang Ban định nghĩa về câu như sau: “Câu là đơn vị lớn nhất của mặt
cấu trúc trong tổ chức ngữ pháp của một ngôn ngữ, được làm thành từ một khúc
đoạn ngôn ngữ tập trung chung quanh một vị ngữ (vị tố), và được dùng để diễn đạt
một sự thể (hay một sự việc)” [5, tr.7].
Nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hồng Trọng Phiến định
nghĩa câu như sau: “Câu là đơn vị ngơn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên
ngồi) tự lập và có ngữ điệu kết thúc, mang một tư tưởng tương đối trọn vẹn có kèm
thái độ của người nói, hoặc chỉ biểu thị thái độ của người nói; giúp hình thành và


8

biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm với tư cách là đơn vị thông báo nhỏ nhất”
[15, tr.285].

Nguyễn Thị Ly Kha lại định nghĩa: “Câu là đơn vị lời nói có cấu tạo ngữ
pháp nhất định, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn, giúp hình thành và biểu hiện,
truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Câu đồng thời là đơn vị lời nói nhỏ nhất có chức năng
thơng báo” [11, tr.100].
Đỗ Thị Kim Liên đưa ra cách hiểu về câu như sau: “Câu là đơn vị dùng từ
đặt ra trong quá trình suy nghĩ, được gắn với ngữ cảnh nhất định nhằm mục đích
thơng báo hay thể hiện thái độ đánh giá. Câu có cấu tạo ngữ pháp độc lập, có ngữ
điệu kết thúc” [3, tr.101].
Như vậy, ta thấy các tác giả đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về câu. Mỗi
tác giả đưa ra định nghĩa dựa trên một tiêu chí nhất định cho nên dẫn đến việc định
nghĩa về câu chưa trọn vẹn, cô đúc. Tuy nhiên các tác giả trên đã khái quát lên
được: Câu là đơn vị ngơn ngữ cấu tạo bằng từ có cấu tạo ngữ pháp độc lập.
Qua các ý kiến trên, chúng tôi nhận thấy cách định nghĩa về câu của Đỗ Thị
Kim Liên là cô đúc, ngắn gọn, dễ hiểu, và đầy đủ hơn cả. Vì thế chúng tơi dựa vào
định nghĩa này để làm cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu của mình.
1.1.2. Đặc điểm câu tiếng Việt
+ Câu có chức năng thơng báo:
Từ khi con người sử dụng phương tiện ngơn ngữ để giao tiếp, câu được hình
thành từ từ. Và chức năng hàng đầu của câu là nhằm thông báo, thông tin giữa
người này với người khác. Vì vậy, chức năng thơng báo của câu là cực kỳ quan
trọng. Câu có nhiệm vụ thơng báo các sự vật, sự việc, hiện tượng, tình cảm, thái độ,
của người nói / viết đến người nghe / người đọc. Để thể hiện chức năng thơng báo
của mình, câu có thể mang nội dung thơng tin như sau:
Ví dụ: Sáng chủ nhật, khoa Ngữ văn tổ chức ngày hội văn hóa ẩm thực tại
sân kí túc xá trường Đại học sư phạm.
Hay câu có thể dùng để bày tỏ cảm xúc, thể hiện thái độ, tình cảm.
Ví dụ: A! Mẹ đã về!


9


Câu được dùng để tác động đến hành động, nhận thức của người nghe.
Ví dụ: - Tiết kiệm là quốc sách.  tác động đến nhận thức của người tiếp
nhận.
- Các em gấp sách vở lại để làm bài kiểm tra.  tác động đến hành
động người tiếp nhận.
+ Câu có cấu tạo ngữ pháp độc lập:
Nếu xét ở trường hợp bình thường (bỏ qua dạng câu đặc biệt) thì câu tối
thiểu có hai bộ phận chính: chủ ngữ và vị ngữ. Hai thành phần chính này hồn tồn
có thể độc lập với nhau.
Ví dụ: Cả lớp // làm bài tập.
Cịn ở dạng câu đặc biệt, câu chỉ có một thành phần làm nịng cốt câu.
Ví dụ: - Nhanh!
- Đẹp quá!
+ Câu có ngữ điệu kết thúc:
Ngữ điệu kết thúc câu giúp người nghe biết được câu kết thúc ở đâu. Đối với
người đọc, có các dấu hiệu chữ viết đánh dấu ngữ điệu kết thúc như: dấu chấm, dấu
chấm hỏi, dấu chấm than; và có các yếu tố tình thái: à, ư, nhỉ, nhé, quá, lắm,…
Ví dụ: - Cháu giỏi lắm!
- Bây giờ mà chưa về à?
+ Câu được gắn với một ngữ cảnh nhất định.
Câu thường gắn với một ngữ cảnh nhất định. Một câu có thể đúng trong hồn
cảnh này nhưng lại trở nên vơ lý, hoặc sai nếu đặt trong hồn cảnh khác.
Ví dụ: - Mặt trời sắp mọc. (Câu này chỉ đúng với ngữ cảnh lúc người nói
đang nói, hoặc đang viết đó là vào buổi sáng sớm. Nếu chúng ta đặt câu trên vào
ngữ cảnh khác nó sẽ bị hiểu sai hoặc khơng hợp lý.)
1.1.3. Thành phần câu tiếng Việt
Thành phần câu tiếng Việt là những thành tố tham gia cấu tạo nên câu. Đó là
những bộ phận được xây dựng dựa trên những mối quan hệ về ý nghĩa và về ngữ



10

pháp trong một ngôn ngữ nhất định. Thành phần câu bao gồm: thành phần chính và
thành phần phụ.
1.1.3.1. Thành phần chính
Thành phần chính của câu hay cịn gọi là thành phần nòng cốt của câu, bao gồm hai
thành phần: chủ ngữ và vị ngữ.
Chủ ngữ là thành phần chính của câu thường nêu lên các sự vật, sự việc, hiện
tượng, nhân vật, chủng loại,…và có quan hệ mật thiết với vị ngữ.
Ví dụ: Bơng hoa này // rất đẹp.
CN

VN

Vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu thường nêu lên hành động,
tính chất, tình hình của chủ thể được nêu lên ở chủ ngữ. Vị ngữ cũng có quan hệ
mật thiết với chủ ngữ. Nếu vị ngữ đứng tách rời với chủ ngữ, câu sẽ không trọn vẹn,
gây khó hiểu.
Ví dụ: Ngơi nhà này // q rộng.
CN

VN

Hai thành phần chính trên là những thành phần nịng cốt tham gia cấu tạo
nên câu, không thể thiếu vắng một trong hai thành phần khi tham gia cấu tạo câu.
Tuy nhiên, ở đây chúng ta chỉ xét câu ở dạng câu bình thường. Cịn ở dạng câu đặc
biệt, câu có thể chỉ có một trong hai thành phần chính hoặc vắng mặt cả hai thành
phần, chỉ có thành phần phụ tham gia cấu tạo câu.
1.1.3.2. Thành phần phụ

Thành phần phụ của câu bao gồm: trạng ngữ, khởi ngữ (đề ngữ), tình thái ngữ, giải
thích ngữ, liên ngữ.
- Trạng ngữ bổ sung các ý nghĩa về địa điểm, thời gian, cách thức, phương
tiện, tình hình, ngun nhân, mục đích,…
Ví dụ: Sáng mai, cả lớp phải đi học đầy đủ.
TN
- Đề ngữ đứng trước nịng cốt câu có nhiệm vụ nêu một sự vật, đối tượng,
nội dung,… với mục đích nhấn mạnh sự vật, đối tượng, nội dung đó.


11

Ví dụ: Tiền bạc, anh ta chả thiếu.
ĐN
- Tình thái ngữ là thành phần thể hiện tình cảm, thái độ của người viết, người
nói trong câu, hoặc thể hiện sự đánh giá, nhận xét, dùng để thể hiện sự gọi đáp.
Ví dụ: Chà! món này ngon thật.
TTN
- Giải thích ngữ có tác dụng bổ sung các chi tiết, bình phẩm việc được nói
đến trong câu, làm rõ thái độ, cách thức, thứ tự, xuất xứ,…cho một chi tiết nào đó
trong câu. Nó thường đứng ngay sau yếu tố được giải thích.
Ví dụ: Hiếu, em trai tơi, đã là một sinh viên.
GTN
- Liên ngữ: là thành phần phụ có chức năng liên kết các câu, các đoạn. Nó
thường cấu tạo là tổ hợp quan hệ từ, quan hệ từ hoặc những tổ hợp từ có tác dụng
chuyển tiếp (cho nên, như vậy, vì vậy, nhưng, vì thế, tuy nhiên, song,…).
Ví dụ: Gia đình rất kì vọng ở tơi. Vì vậy, tơi phải cố gắng học tập thật tốt.
LN
1.2. Phân loại câu theo tiêu chí cấu trúc
Câu tiếng Việt phân theo tiêu chí cấu trúc bao gồm: Câu đơn, câu phức, câu ghép.

1.2.1. Câu đơn
1.2.1.1. Khái niệm
Câu đơn là câu chỉ có một nòng cốt C – V, chỉ mang một nội dung thông báo nhất
định.
1.2.1.2. Phân loại
Về việc phân loại câu đơn đến nay vẫn có nhiều quan niệm chưa thống nhất:
* Đỗ Thị Kim Liên chia câu đơn thành hai loại [3, tr.118]:
- Câu đơn bình thường.
- Câu đơn đặc biệt.
* Nguyễn Thị Ly Kha chia câu đơn thành ba loại [11, tr136]:
- Câu đơn bình thường (có đủ cả chủ ngữ và vị ngữ).


12

- Câu một phần (chỉ có bộ phận vị ngữ, có thể có hoặc khơng có thành phần
phụ đi kèm).
- Câu đặc biệt.
* Diệp Quang Ban đã chia câu đơn thành ba loại đó là [14, tr.126]:
- Câu đơn hai thành phần.
- Câu đơn đặc biệt.
- Câu tỉnh lược: Không phải là một kiểu câu riêng nhưng để đơn giản hóa
vấn đề vẫn có thể dùng tên gọi đó. Trong phần lớn trường hợp câu tỉnh lược gắn với
câu đơn bình thường.
* Ở đây, chúng tơi dựa vào cách chia của Diệp Quang Ban về phân loại câu
đơn để làm cơ sở nghiên cứu đề tài của mình.
a.

Câu đơn bình thường
Câu đơn bình thường (hay cịn gọi là câu đơn hai thành phần) là loại câu


đơn có hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ liên kết chặt chẽ với nhau.
Có thể chia câu đơn bình thường thành các loại sau:
+ Câu đơn có chủ ngữ là danh từ.
Ví dụ:-

Mẹ tơi // đang nấu ăn.
CN

VN

- Máy vi tính // đã hỏng.
CN

VN

+ Câu đơn có vị ngữ là tính từ, cụm tính từ.
Ví dụ: - Năm nay, mùa hè // rất nóng nực. (Vị ngữ là cụm tính từ)
CN

VN

- Cơ ấy // xinh đẹp. (Vị ngữ là tính từ)
CN

VN

+ Câu đơn có vị ngữ là danh từ.
Ví dụ: Ba tơi // là quân nhân.
CN


VN

+ Câu đơn có vị ngữ là các từ chỉ quan hệ.


13

Ví dụ: Cuốn sách này // để tặng sinh nhật.
CN

VN

+ Câu đơn bình thường cịn có thể có chủ ngữ là các động từ, tính từ.
Ví dụ: - Đi bộ // tốt cho sức khỏe.
CN

VN

- Xấu // không phải là cái tội.
CN

VN

+ Câu đơn bình thường có vị ngữ là động từ, cụm động từ.
Ví dụ: - Thúy // học bài.
CN

VN


- Cả nhà // thức đón giao thừa.
CN
b.

VN

Câu đơn đặc biệt
+ Khái niệm: Câu đơn đặc biệt được làm thành từ một từ hoặc một cụm từ

(cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ).
+ Phân loại: Căn cứ vào bản tính từ loại của từ - thành tố chính thành hai loại
đó là: câu đơn đặc biệt – danh từ, câu đơn đặc biệt – vị từ, câu dưới bậc.
+ Câu đơn đặc biệt – danh từ
Câu đơn đặc biệt danh từ có trung tâm cú pháp chính là danh từ hay cụm
danh từ (chính phụ và đẳng lập).
Câu đơn đặc biệt danh từ thường được dùng trong những trường hợp sau
đây:
* Miêu tả, xác nhận sự tồn tại của sự vật, hiện tượng nhằm đưa người nghe,
người đọc vào cương vị người chứng kiến vật, hiện tượng đó.
Ví dụ: Cuốn sách!
* Nêu hồn cảnh khơng gian, thời gian làm nền cho các sự kiện khác được
nói đến gần đấy trong văn bản.
Ví dụ: Cháy nhà ở đâu thế? Nhà bà Hồng!


14

* Dùng nêu thời gian, không gian, cảnh vật trong nhật ký, kịch bản, phóng
sự,…
Ví dụ: Nửa năm!

* Dùng làm lời gọi.
Ví dụ: Mẹ!
+ Câu đơn đặc biệt – vị từ
Câu đơn đặc biệt vị từ có trung tâm cú pháp chính là động từ, tính từ hay
cụm động từ, tính từ.
Câu đặc biệt - vị từ thường được dùng để:
* Miêu tả, xác nhận sự tồn tại khái quát của sự vật, hiện tượng, tức là không
chỉ ra vị trí hoặc thời gian sự vật, hiện tượng tồn tại.
Ví dụ: -

Khốn kiếp!

- Đánh mạnh vào!
* Chỉ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng, tức là có chỉ ra vị trí hoặc thời gian sự
vật, hiện tượng tồn tại.
Ví dụ: - Trên trời, lác đác vài ngôi sao.
+ Câu dưới bậc
Câu dưới bậc là câu được tách ra từ một thành phần nào đó của câu đứng
trước hoặc đứng sau nó nhằm mục đích nhấn mạnh.
Ví dụ: - Lâu sau. Mai Trừng bò dậy [2, tr.237].
c.

Câu đơn tỉnh lược
Câu đơn tỉnh lược không phải là một kiểu câu riêng. Trong phần lớn trường

hợp, câu tỉnh lược gắn với câu đơn hai thành phần.
Câu tỉnh lược được chia làm ba loại: Câu tỉnh lược chủ ngữ, câu tỉnh lược vị
ngữ, câu tỉnh lược cả chủ ngữ và vị ngữ.
+ Câu tỉnh lược chủ ngữ.
Ví dụ: - Bạn đang làm gì vậy?

Ăn cơm.
+ Câu tỉnh lược vị ngữ.


15

Ví dụ: - Ai đang ở trong nhà vậy?
Anh Nam.
+ Câu tỉnh lược cả chủ ngữ và vị ngữ.
Ví dụ: - Khoa văn tổ chức đón tân sinh viên ở đâu vậy?
Ở hội trường A5.
1.2.2. Câu phức
1.2.2.1. Khái niệm
Diệp Quang Ban trong cơng trình “Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt” cho rằng:
“Câu phức là câu chứa hai (hoặc hơn hai) kết cấu chủ - vị, trong số đó chỉ có một
kết cấu chủ - vị làm nòng cốt câu, (những) kết cấu chủ - vị còn lại bị bao bên trong
kết cấu chủ - vị làm nòng cốt câu” [14, tr.162].
Nguyễn Thị Ly Kha nêu khái niệm về câu phức như sau: “Câu phức là câu
có một nịng cốt câu nhưng có hai hoặc hơn kết cấu chủ - vị. Trong đó chỉ có một
kết cấu chủ - vị làm nòng cốt câu, (các) kết cấu chủ - vị còn lại khơng làm thành
một nịng cốt riêng mà chỉ là một thành phần của câu (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ,
giải thích ngữ) hoặc một thành tố của cụm từ chính phụ (bổ ngữ, định ngữ)” [11,
tr.138].
Trương Thị Diễm và Bùi Trọng Ngỗn lại có cách hiểu về câu phức trên hai
phương diện: theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp [12, tr.112].
Theo nghĩa rộng: “Câu phức là câu có từ hai kết cấu chủ vị trở lên. Vậy ở
đây câu phức bao gồm cái gọi là câu phức thành phần và câu ghép”.
Theo nghĩa hẹp: “Câu phức thành phần là câu có từ hai kết cấu chủ - vị trở
lên, trong đó chỉ có một kết cấu chủ vị làm nòng cốt câu, các kết cấu chủ vị còn lại
giữ vai trò thành phần phụ của câu”

Như vậy, khái niệm câu phức theo nghĩa hẹp của Trương Thị Diễm và Bùi
Trọng Ngoãn cùng đồng nhất với khái niệm câu phức của Diệp Quang Ban. Khái
niệm trên ngắn gọn và dể hiểu hơn cả. Chính vì vậy, chúng tơi quyết định thống
nhất theo khái niệm trên để làm cơ sở nghiên cứu đề tài của mình.


16

1.2.2.2. Phân loại
Về vấn đề phân loại câu phức hiện cũng có rất nhiều ý kiến khác nhau:
Nguyễn Thị Ly Kha cho rằng tùy thuộc vào kết cấu chủ - vị giữ chức năng gì
mà câu phức sẽ được gọi tên theo chức năng ấy. Tác giả này chia câu phức thành
sáu loại:[11, tr.139].
+ Câu phức có kết cấu chủ - vị làm chủ ngữ.
+ Câu phức có kết cấu chủ - vị làm vị ngữ.
+ Câu phức có kết cấu chủ - vị làm trạng ngữ.
+ Câu phức có kết cấu chủ - vị làm thành phần giải thích.
+ Câu phức có kết cấu chủ - vị làm định ngữ.
+ Câu phức có kết cấu chủ - vị làm bổ ngữ.
Diệp Quang Ban trong “Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt” phân loại câu phức
thành năm loại [14, tr.162].
+ Câu phức có chủ ngữ là kết cấu chủ - vị.
+ Câu phức có vị ngữ là kết cấu chủ - vị.
+ Câu phức có bổ ngữ là kết cấu chủ - vị.
+ Câu phức có định ngữ là kết cấu chủ - vị.
+Câu phức là câu bị động.
Diệp Quang Ban trong cơng trình “Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt – phần
câu” lại phân loại câu phức thành bảy loại như sau [5, tr.50].
+ Câu phức có chủ ngữ là cụm chủ - vị.
+ Câu phức có vị tố là cụm chủ - vị.

+ Câu phức có bổ ngữ là cụm chủ - vị.
+ Câu phức có đề ngữ là cụm chủ - vị.
+ Câu phức có trạng ngữ là cụm chủ - vị.
+ Câu phức là câu bị động.
+ Câu phức có yếu tố phụ miêu tả của danh từ là cụm chủ - vị.
Ở đây, chúng tôi thống nhất phân loại câu phức thành sáu loại như sau:
+ Câu phức thành phần chủ ngữ.


17

Ví dụ: Bạn Hồng / ốm // đã nghỉ học.
C

V
CN

VN

+ Câu phức thành phần vị ngữ.
Ví dụ: Cái bàn này // chân / đã gãy.
C
CN

V
VN

+ Câu phức thành phần bổ ngữ.
Ví dụ: Ba // dạy con / phải ln trung thực.
C


V

CN VN

BN

+ Câu phức thành phần định ngữ.
Ví dụ: Bài tập cô giáo / ra // vẫn chưa làm xong.
C

V
ĐNg

CN

VN

+ Câu phức thành phần trạng ngữ.
Ví dụ: Vẻ mặt / giận giữ, anh // đùng đùng bỏ đi.
C

V
TN

CN

VN

+ Câu phức bị động.

Ví dụ: Tơi // được mọi người / tin tưởng.
C

V

1.2.3. Câu ghép
1.2.3.1. Khái niệm
Diệp Quang Ban trong “Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt” cho rằng: “Câu ghép
là câu chứa hai (hơn hai) kết cấu chủ - vị, trong số đó khơng kết cấu chủ - vị nào
bao kết cấu chủ - vị nào; mỗi kết cấu chủ - vị diễn đạt một sự việc (còn gọi là sự


18

thể), và các sự việc này có quan hệ với nhau theo những mối quan hệ nào đó” [14,
tr.165].
Nguyễn Thị Ly Kha lại có khái niệm câu ghép rất ngắn gọn: “Câu ghép là
câu có hai nịng cốt câu trở lên” [11, tr.139].
Đỗ Thị Kim Liên có cách định nghĩa về câu ghép gần với định nghĩa của
Diệp Quang Ban: “Câu ghép gồm hai hoặc hơn hai kết cấu chủ - vị (hoặc hai trung
tâm vị ngữ tính) trở lên, trong đó chủ - vị này khơng bao hàm chủ - vị kia. Giữa
chúng ln có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ thành một thể thống nhất về ý nghĩa” [3,
tr.124].
Như vậy, chúng tôi thấy định nghĩa về câu ghép của Đỗ Thị Kim Liên và
Diệp Quang Ban là đầy đủ và chính xác hơn cả. Vì vậy, chúng tôi thống nhất theo
hai khái niệm trên.
1.2.3.2. Phân loại
* Diệp Quang Ban trong “Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt” chia câu ghép
thành năm loại [14, tr.167].
+ Câu ghép bình đẳng bao gồm:

 Câu ghép dùng quan hệ từ và.
 Câu ghép dùng quan hệ từ mà, còn, nhưng.
 Câu ghép dùng quan hệ từ rồi.
 Câu ghép dùng quan hệ từ hay.
+ Câu ghép chính phụ được chia thành:
 Câu ghép nguyên nhân.
 Câu ghép điều kiện / giả thiết.
 Câu ghép nghịch đối.
 Câu ghép mục đích.
+ Câu ghép qua lại trong đó bao gồm các loại câu ghép:
 Câu ghép dùng cặp phụ từ vừa…vừa…
 Câu ghép dùng cặp phụ từ vừa (mới)…đã…
 Câu ghép dùng cặp phụ từ mới…đã


×