Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Công tác chuẩn bị cho chiến dịch điện biên phủ năm 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 99 trang )

ỌC
N N
ỌC SƢ P
M
K OA LỊC SỬ

K ÓA LUẬN TỐT N

ỆP

ỌC

Công tác chuẩn bị cho chiến dịch iện Biên Phủ
năm 1954

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Việt
Ngƣời hƣớng dẫn : Nguyễn Mạnh Hồng

Đà Nẵng, tháng 5/ 2013
1


A. P ẦN MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thắng lợi của quân dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã buộc Pháp
phải kí kết hiệp định Giơnevơ (21/7/1954). Đây được xem là văn bản pháp lý
quốc tế quan trọng, ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân 3 nước
Đơng Dương, đánh dấu thắng lợi hồn tồn của nhân dân ta sau chín năm kháng
chiến.
Để có được thắng lợi “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đó, cơng tác
chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Nhận


thức rõ tầm quan trọng của trận “quyết chiến chiến lược” với Pháp, dưới sự lãnh
đạo của Đảng, nhân dân ta đã tích cực chuẩn bị cho chiến dịch với khẩu hiệu:
“Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng”.
Lênin đã từng dạy rằng: “Cách mạng khơng tự nó đến, phải chuẩn bị nó,
phải giành lấy nó”, để có được sự chuẩn bị tốt nhất cho chiến dịch lịch sử, công
tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục đã được quán triệt từ Bộ chỉ huy cho đến
chiến sĩ, từ Chính phủ cho đến nhân dân, và đã được triển khai trên rất nhiều nội
dung, từ xác định quyết tâm đánh bại Pháp đến công tác tù hàng binh, từ công tác
giao thông vân tải đến thông tin liên lạc, từ chuẩn bị trận địa pháo đến các
phương án xây dựng trận địa chiến hào…
Trong những năm qua, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngồi nước ln đặt
câu hỏi là làm thế nào và bằng những phương tiện gì mà Việt Minh đã mang lên
Điện Biên Phủ một địa điểm có địa thế hết sức hiểm trở hàng trăm cỗ pháo nặng
từ 3 đến 5 tấn cùng với hàng vạn tấn vật chất dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù.
Và kỳ lạ hơn là tồn bộ vũ khí và phương tiện chiến tranh đã được tập kết vào vị
trí một cách an toàn và đúng thời gian quy định.
Xuất phát từ nhiệm vụ của một sinh viên đại học, biến quá trình đào tạo
của Nhà trường thành quá trình tự đào tạo của bản thân, bước đầu tập làm quen
với công tác nghiên cứu khoa học, chúng tôi chọn đề tài: “Công tác chuẩn bị

2


cho chiến dịch

iện Biên Phủ năm 1954” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của

mình.
2. Lịch sử vấn đề
Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là đề tài thu hút sự quan tâm nghiên

cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước:
Cuốn “Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp xuất bản năm
1969 đã phân tích hình thái cuộc kháng chiến của nhân dân ta cho tới mùa hè
1953, vạch rõ âm mưu thâm độc của thực dân Pháp, trình bày những chủ trương
vơ cùng sáng suốt và anh dũng của Đảng ta cũng như tinh thần quyết chiến,
quyết thắng của quân và dân ta, thể hiện rõ qua chiến dịch Điện Biên Phủ. Tác
giả cũng đã trình bày về q trình chuẩn bị mọi mặt: giao thơng vận tải, trận địa,
hậu phương... cho chiến dịch Điện Biên Phủ để đi đến thắng lợi.
Cuốn “Công tác đảm bảo hậu cần trong chiến dịch Điện Biên Phủ - Bài
học kinh nghiệm và thực tiễn” của nhà xuất bản QĐND xuất bản năm 2004 là
một kỷ yếu hội thảo khoa học, trong đó trình bày 26 tham luận của các tướng
lĩnh, sĩ quan, nhà khoa học và các nhân chứng lịch sử. Nội dung của các tham
luận đã trình bày về công tác chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ từ hậu cần
đến giao thông vận tải, căn cứ địa.
Cuốn “Điện Biên Phủ - Mốc vàng thời đại” của nhà xuất bản QĐND xuất
bản năm 2004 đã giới thiệu một cách tương đối hệ thống, toàn diện về chiến
thắng lịch sử Điện Biên Phủ và ý nghĩa thời đại của nó, trong đó có đề cập về
những cơng tác chuẩn bị đầu tiên cho chiến dịch.
Cuốn “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh dân tộc và tầm vóc thời
đại”của nhà xuất bản QĐND xuất bản năm 1994 là tác phẩm tổng hợp từ 50 bản
báo cáo khoa học trình bày những khía cạnh khác nhau về chiến dịch Điện Biên
Phủ, trong đó cũng đã nói đến cơng tác hậu phương, hậu cần trong chiến dịch
Điện Biên Phủ.
Ngồi ra, cịn một số tác phẩm đề cập đến chiến dịch Điện Biên Phủ nói
chung và cơng tác chuẩn bị cho chiến dịch nói riêng như: “Trận tuyến hậu cần
Điện Biên Phủ” của NXB Quân đội nhân dân, (1975); “Điện Biên Phủ - Mốc

3



vàng lịch sử của NXB Quân đội nhân dân, (1995)... những tác phẩm, bài viết trên
là những tài liệu hết sức q giá giúp chúng tơi trong q trình thực hiện đề tài.
3. ối tƣợng, mục đích, phạm vi nghiên cứu
3.1 ối tƣợng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là công tác chuẩn bị mọi mặt cho
chiến dịch Điện Biên Phủ
3.2 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những nội dung mà quân dân ta đã chuẩn bị cho chiến dịch lịch sử
Điện Biên Phủ và tầm quan trọng của công tác chuẩn bị đối với thắng lợi của
chiến dịch.
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là toàn bộ nội dung liên quan đến chiến
dịch Điện Biên Phủ trong khoảng thời gian từ ngày 13/3 – 7/5/1954.
4. Nguồn tƣ liệu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau:
Các sách báo chun khảo, các cơng trình nghiên cứu về Điện Biên Phủ của các
tác giả trong và ngoài nước, các tạp chí Quốc phịng, tạp chí tồn dân, tạp chí sự
kiện và nhân vật… chúng tôi cũng sử dụng hồi ký của các tướng lĩnh đã từng
tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, khai thác và chọn lọc một số tài liệu trên
internet.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Đứng vững trên quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin, đường lối của Đảng để đánh giá sự kiện và nhân vật.
Phương pháp cụ thể: chúng tôi tiến hành sưu tầm tài liệu sau tiến hành tập
hợp, thống kê, phân loại… Bằng các thao tác phân tích, so sánh, đối chiếu rút ra
kết luận khoa học.
6. óng góp của đề tài
Bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu, mong muốn của chúng tôi là
hiểu sâu sắc một nội dung lớn của cuộc kháng chiến chống Pháp. Những tư liệu
và kết luận của đề tài sẽ là bạn đồng hành với tôi trong công tác giảng dạy ở


4


trường Trung học phổ thông sau này, mong muốn của chúng tơi đây cịn là
nguồn tư liệu cần thiết cho những ai quan tâm.
7. Cấu trúc của đề tài
Đề tài ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần nội dung gồm có 2
chương:
Chương 1: Điện Biên Phủ - Trận “quyết chiến chiến lược” giữa ta và Pháp
Chương 2: Công tác chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ 1954

5


B. P ẦN NỘ DUN
Chƣơng 1:
ỆN B ÊN P Ủ - TRẬN “QUYẾT C

ẾN C

ẾN LƢỢC”

ỮA TA V P ÁP
1.1. Tình hình ta và địch trong ơng Xn 1953 - 1954
1.1.1.Tình hình ta
Trải qua tám năm kháng chiến, lực lượng của ta càng ngày càng trưởng
thành và lớn mạnh. Lực lượng vũ trang nhân dân ban đầu còn non yếu nhưng qua
chiến đấu và rèn luyện đã lớn mạnh. Quân đội nhân dân lúc bấy giờ đã có những
đại đồn, trung đoàn chủ lực, gồm nhiều tiểu đoàn và trung đoàn bộ đội địa

phương. Lực lượng vũ trang ba thứ qn của ta cũng đã hình thành. Dân qn du
kích đã trở thành một lực lượng rất lớn, có tinh thần giết giặc, cứu nước, chống
càn quét, bảo vệ làng mạc cao. Dân qn du kích có nhiều kinh nghiệm tác chiến
và cướp được nhiều vũ khí của địch để trang bị cho mình. Bộ đội địa phương
đảm nhận được nhiệm vụ tác chiến trong địa phương, tiêu diệt quân địch, chống
càn quét, bảo vệ địa phương, tác chiến phối hợp tốt với bộ đội chủ lực và dân
quân du kích. Mùa hè 1953, bộ đội chủ lực của ta đã lớn mạnh nhanh chóng và
có tính cơ động cao, các đại đoàn và trung đoàn chủ lực đều đã được củng cố về
tổ chức biên chế và tăng cường trang bị bằng vũ khí lấy được của địch và một
phần do ta sản xuất. Trải qua các đợt huấn luyện, lại được rèn luyện trong các
chiến dịch lớn nên bộ đội chủ lực đã nâng cao về trình độ kĩ thuật, chiến thuật và
khả năng tác chiến. Quân chủ lực đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm về đánh
vận động và đánh công kiên, quen với lối đánh tập trung với một lực lượng
tương đối lớn, hoạt động trên một địa bàn rộng, đặc biệt thiện chiến trên chiến
trường rừng núi, thực hiện đánh tiêu diệt, thực hiện tiến sâu, rút nhanh, tích cực,
chủ động, cơ động, linh hoạt.
Sự hình thành và lớn mạnh của 3 thứ quân là kết quả đường lối đúng đắn

6


của Đảng ta: Thực hiện động viên và vũ trang toàn dân, phát động chiến tranh
nhân dân. Đây cũng là kết quả của việc thực hiện phương châm tác chiến đúng
đắn của chiến tranh cách mạng lâu dài; phát động chiến tranh du kích, tiến từ
chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy, tiến từ đánh du kích lên vận động
cơng kiên. Ngồi ra các cuộc chỉnh huấn chính trị cũng có tác dụng to lớn làm
cho quân đội nhận rõ mục tiêu chiến đấu của mình, nâng cao chí căm thù, tinh
thần chiến đấu. Cuộc chỉnh huấn chính trị mùa hè 1953 được tiến hành đã nâng
cao một cách rõ rệt trình độ giác ngộ giai cấp và khí thế cách mạng của quân đội.
Quân đội ta thực hiện tốt đoàn kết nội bộ, đoàn kết toàn quân, toàn dân, đoàn kết

quốc tế, thực hiện chế độ dân chủ nội bộ đi đôi với kỉ luật nghiêm minh, kiên
quyết anh dũng trong chiến đấu, tích cực, cần cù trong công tác sản xuất.
Nhân dân ta trước sau vẫn đồn kết một lịng theo Đảng, chính phủ và
Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết tâm kháng chiến và ủng hộ kháng chiến, tin tưởng
ở thắng lợi cuối cùng của cách mạng. Đảng ta đã có nhiều chính sách tích cực,
đúng đắn nhằm củng cố khối liên minh công nông; mặt trận dân tộc thống nhất
được mở rộng và ngày càng vững chắc, chính quyền dân chủ nhân dân được kiện
tồn, công cuộc củng cố căn cứ địa ở nông thôn và xây dựng cơ sở chính trị ở
thành thị ngày càng thu kết quả tốt, mọi mặt công tác kháng chiến đều có một đà
tiến bộ mới.
Về mặt quốc tế cũng có thuận lợi: Cuộc kháng chiến chính nghĩa và anh
dũng chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ của nhân dân ta ngày càng nhận
được sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa anh
em, của nhân dân Pháp và nhân dân u chuộng hịa bình trên thế giới. Năm
1949, cách mạng Trung Quốc thắng lợi đã có tác dụng to lớn, làm cho so sánh
lực lượng trên trường quốc tế chuyển biến có lợi cho phe xã hội chủ nghĩa và các
lực lượng dân chủ, độc lập dân tộc và yêu chuộng hịa bình. Đối với cuộc kháng
chiến của nhân dân ta, thắng lợi của cách mạng Trung Quốc cũng có ý nghĩa to
lớn, chúng ta đã có một biên giới chung với các nước xã hội chủ nghĩa anh em,
căn cứ kháng chiến của ta được nối liền với phe chủ nghĩa xã hội. Các nước xã
hội chủ nghĩa từ năm 1950 trở đi lần lượt công nhận nước Việt Nam đã góp phần
nâng cao uy tín và địa vị quốc tế của nước ta, làm cho nhân dân ta thêm tin tưởng

7


vào thắng lợi cuối cùng. Như vậy, bước vào Đông – Xuân 1953 – 1954, về cơ
bản tình hình đã có nhiều thuận lợi cho ta.
1.1.2. Tình hình địch
Bước vào Đông – Xuân 1953 – 1954, lực lượng của Pháp ở Đơng Dương

có khoảng bốn mươi năm vạn qn, trong đó có mười hai vạn binh lính Pháp,
người Phi, cịn lại chủ yếu là quân ngụy. Con số này đã phản ánh rằng quân số
của địch đã tăng lên nhiều, tuy nhiên so sánh lực lượng giữa ta và địch lúc đó đã
thay đổi có lợi cho ta hơn trước nhiều so với trước đây, giới hiếu chiến Pháp vẫn
cho rằng Pháp rất thiếu binh lực trong chiến tranh Việt Nam.
Sau thất bại ở Việt Bắc năm 1947, Pháp thực hiện âm mưu “Dùng người
Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” chúng ra sức sử dụng lực
lượng ngụy quân nhưng chúng không biết được rằng ngụy quân là lực lượng
thiếu tinh thần chiến đấu, đặc biệt là khi gặp phải tinh thần chiến đấu quyết liệt
của quân và dân ta. Càng trải qua chiến tranh, lực lượng quân Pháp càng phân
tán nghiêm trọng. Chúng đi vào thế bị động phòng ngự và thiếu hẳn một lực
lượng cơ động chiến lược để đối phó với các cuộc tấn công của ta.
Từ thế chủ động tấn công ban đầu, quân địch đã dần đi vào thế bị động
chống đỡ trên chiến trường Bắc Bộ. Chúng càng ra sức tìm cách thốt khỏi thế bị
động thì lại càng bị sa lầy, càng nguy khốn.
Càng đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Việt Nam, Pháp càng gặp phải sự
phản đối của nhân dân Pháp cũng như dư luận tiến bộ thế giới. Trong hàng ngũ
lính Pháp và Phi, tinh thần chán ghét chiến tranh ngày càng bộc lộ rõ, đặc biệt từ
sau chiến dịch Biên giới 1950, tinh thần chiến đấu của quân viễn chinh đã kém
lại càng kém hơn. Nội bộ thực dân Pháp cũng ngày càng chia rẽ. Để cứu vãn tình
thế, Pháp lại cầu viện trợ của Mỹ, nhưng khi viện trợ Mỹ tăng lên cũng là lúc Mỹ
càng âm mưu chiếm đoạt quyền lợi của Pháp, do đó mâu thuẫn Pháp – Mỹ ngày
càng tăng. Tình hình nguy khốn của quân xâm lược Pháp trên chiến trường Đông
Dương năm 1953 đã đặt ra cho đế quốc Pháp vấn đề hết sức cấp thiết là cần có
thượng sách mới để cứu vãn tình thế, tránh thất bại nặng nề hơn. Ở Pháp, tin thất
trận liên tiếp ở Đông Dương đã lan về khắp đất nước, phong trào phản đối chiến

8



tranh ở Đơng Dương ngày càng mạnh mẽ. Trong tình thế này cần tìm ra một lối
thốt, nhưng chúng lại muốn đó là một lối thốt trong danh dự tức là lối thốt
trong thắng lợi. Và muốn như vậy thì trước hết cần đẩy mạnh chiến tranh, giành
lấy thắng lợi quân sự tương đối lớn.
Giữa năm 1953, quân Pháp chỉ định tướng Nava sang làm tổng chỉ huy
lực lượng viễn chinh Pháp tại Đông Dương. Sau thời gian ngắn điều tra và
nghiên cứu chiến trường, Nava phác họa ra một kế hoạch chiến lược tương đối
hoàn chỉnh nhằm thay đổi tình tình, chuyển bại thành thắng và trong một thời
gian ngắn giành lấy một thắng lợi chiến lược có tính chất quyết định. Để thực
hiện được kế hoạch này, chúng cần một lực lượng lớn nên Nava chủ trương giải
quyết bằng ba biện pháp: mở rộng quân ngụy, rút một bộ phận lực lượng chiếm
đóng để tập trung quân, xin tăng viện từ Pháp sang. Mặc dù tăng cường xây dựng
lực lượng ngụy quân, nhưng chúng cũng nhận ra rằng thực tế chỉ giải quyết được
vấn đề số lượng mà thơi cịn chất lượng ngày càng kém sút, tinh thần chiến đấu
suy sụp. Mặc dù Pháp đã thực hiện mọi thủ đoạn chiến tranh tâm lí như nêu lên
chiêu bài độc lập giả hiệu, nêu lí tưởng chiến đấu chống cộng, cho quân lính tha
hồ bắn phá, hãm hiếp, cướp bóc trong các cuộc hành binh. Địch đã thực hiện
nhiều cuộc càn quét dữ dội trong vùng chiếm đóng ở Bắc Bộ, Bình Trị Thiên và
Nam Bộ, trong những cuộc càn quét này chúng huy động lực lượng lớn phá hoại
căn cứ du kích của ta, phá hoại kinh tế và phá hoại lực lượng dự trữ của ta.
Tháng 10 năm 1953, chúng mở cuộc tấn cơng lớn, hay cịn gọi là “Chiến dịch
Hải Âu” vào vùng Ninh Bình – Thanh Hóa nhưng bị quân ta tiêu diệt, gây cho
địch tổn thất nặng nề.
Như vậy, Pháp muốn thốt khỏi tình thế khó khăn về mọi mặt ở Đơng
Dương, và trên thực tế được sự giúp sức của Mĩ, Pháp đã có nhiều hoạt động
chiến tranh mới nhưng những cố gắng đó đã khơng mang lại kết quả như chúng
mong muốn. Địch gặp rất nhiều khó khăn vào lúc này.
1.2. Các cuộc tấn công của ta trong chiến cuộc ông Xuân 1953 – 1954
1.2.1. Chủ trƣơng của ta
Từ đầu năm 1953, Trung ương Đảng đã phân tích một cách sâu sắc và

khoa học hình thái chiến sự trên chiến trường Việt Nam nói riêng và chiến

9


trường Đơng Dương nói chung. Về cơ bản, bộ đội chủ lực của ta trải qua những
chiến dịch đã nâng cao sức chiến đấu của mình, có những khả năng mới về đánh
vận động cũng như đánh công kiên. Ngược lại, địch cịn gặp nhiều khó khăn nơi
địa hình rừng núi hiểm trở, lực lượng phân tán, bị hạn chế trong việc sử dụng và
phát huy tác dụng của pháo binh, khơng qn. Trên cơ sở phân tích nói trên, nắm
vững tư tưởng tiêu diệt sinh lực địch là chính. Trung ương Đảng đã đề ra phương
hướng chiến lược hết sức đúng đắn là “Tập hợp lực lượng mở những cuộc tấn
công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm
tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng
phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những điểm xung yếu mà
chúng không thể bỏ, do phải phân tán binh lực mà tạo ra cho ta những điều kiện
thuận lợi mới để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng”[6,tr.45].
Kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953 – 1954 nhằm đánh bại kế hoạch
Nava, thể hiện sự hoạt động phối hợp trên tất cả các hướng ở Bắc Bộ, Trung Bộ,
Nam Bộ, thể hiện một sự phối hợp chặt chẽ giữa chiến tranh chính quy trên tất cả
các mặt trận chính diện với chiến tranh du kích trên các mặt trận sau lưng địch,
một sự kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ tiêu diệt sinh lực địch và nhiệm vụ giải
phóng đất đai, lấy tiêu diệt sinh lực địch làm chính. Khi thực hiện phương châm
tác chiến này sẽ giúp quân ta lợi dụng chỗ yếu, mâu thuẫn của địch để tiêu diệt
địch, mâu thuẫn giữa việc củng cố phòng ngự ở vùng tạm chiến với việc tấn công
ra vùng tự do của ta, mâu thuẫn giữa việc chiếm đóng và bình định các chiến
trường miền Nam với việc tập trung lực lượng ra Bắc Bộ, mâu thuẫn giữa chiếm
đóng đất đai với việc tập trung binh lực, làm cho ta giữ vững và củng cố thế chủ
động, địch ngày càng đi sâu vào con đường bị động, từng bước phá tan kế hoạch
Nava.

1.2.2. Bƣớc đầu phá kế hoạch Nava của Pháp
Bước vào Đông – Xuân 1953 – 1954, quân ta đã từng bước làm phá sản
kế hoạch Nava bằng các cuộc tấn công giải phóng những vùng bị địch chiếm
đóng.
* Giải phóng Lai Châu (10/12/1953).
Ngày 6/12/1953, lo sợ bị ta chia cắt lực lượng nên Tướng Cô Nhi vội vã

10


ra lệnh qn lính rút tồn bộ lực lượng khỏi Lai Châu, tập trung về tăng cường
phòng ngự Điện Biên Phủ, kế hoạch tháo chạy khỏi Lai Châu Cô Nhi đặt tên là
“Pôn- luých”, một bộ phận chuyên chở bằng máy bay, số cịn lại là hai tiểu đồn
ngụy và 23 đại đội rút theo đường bộ và ngày 18/12/1953 sẽ rút xong. Tuy việc
rút quân khỏi Lai Châu thực ra đã được cả Nava và Cơ Nhi tính đến từ trước,
nhưng do sự xuất hiện nhanh chóng của đại đoàn 316 trên vùng rừng núi Tây
Bắc, quyết định này của Cô Nhi đã được đưa ra đột ngột đến nỗi binh đồn biệt
kích hỗn hợp khơng vận khơng có đủ thời gian để tập trung 25 đại đội phụ lực
người Thái đang được bố trí rải rác trong rừng rậm. Binh đồn này chỉ có thể báo
tin cho họ qua vô tuyến điện là phải chạy về Điện Biên Phủ một cách nhanh nhất.
Và để tới đích, chúng sẽ phải vượt qua đoạn đường 10km và chắc chắn sẽ rất
nguy hiểm. Được tin địch rút khỏi Lai Châu, ngay trong đêm 7/12, sở chỉ huy
tiền phương của Bộ Tổng tư lệnh lập tức chỉ thị cho đại đoàn 316 nhanh chóng
cho một bộ phận theo đường số 41 đánh thẳng vào thị xã Lai Châu, còn đại bộ
phận tập trung cắt đứt bằng được đường Lai Châu – Điện Biên Phủ để tiêu diệt
lực lượng địch đang rút chạy bằng đường bộ. Tiểu đoàn 439, dưới sự chỉ huy
trực tiếp của đồng chí Phạm Quang Vinh, Phó Chính ủy trung đoàn 98 tiến đánh
Lai Châu. Ngày 10 tháng 12, ta tiêu diệt đồn Paham, một vị trí tuần tiêu của địch
cách Lai Châu khoảng 30km, tiếp đó tiểu đồn 439 phát triển tiến lên đánh chiếm
Côlavo. Đèo này nằm cách thị xã Lai Châu 14km, địa thế rất hiểm trở, bình

thường chỉ cần một đại đội chốt giữ thì hàng chục trung đồn cũng khó vượt qua
được. Hoảng sợ trước thế mạnh của ta nên khi cán bộ, chiến sỹ tiểu đoàn 439
vừa xuất hiện, địch đã vội vã tháo chạy, 24 giờ ngày 11/12/1953, tiểu đoàn 439
tiến sát thị xã Lai Châu. Được đồng bào địa phương hướng dẫn vượt qua cầu sắt,
liên tiếp đánh bật địch ra khỏi các vị trí, hồn thành việc giải phóng thị xã Lai
Châu vào chiều ngày 12. Ngày 13/12, quân ta tiêu diệt quân địch ở Mường Pồn
và ở đỉnh núi Pusan trên đường rút lui của chúng. Trước đó hai ngày, ta đã tiêu
diệt một bộ phận địch ở Điện Biên Phủ tiến lên tại Bản Tấu cách Điện Biên Phủ
khoảng 10km về phía bắc. Trải qua 12 ngày đêm liên tục chiến đấu, truy kích,
bao vây, tập kích trên miền rừng núi phía Tây Bắc hiểm trở, đại đồn 316 đã tiêu
diệt và bức hàng 24 đại đội địch, giải phóng tồn bộ khu vực Lai Châu, uy hiếp

11


Điện Biên Phủ từ phía bắc. Thắng lợi của chiến dịch giải phóng Lai Châu là kết
quả mở đầu xuất sắc của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân.

* Chiến dịch Trung Lào (12/1953)
Song song với việc chuẩn bị đánh Lai Châu, Đảng ta cũng chủ trương
phối hợp giữa quân giải phóng Pathét Lào với bộ đội tình nguyện Việt Nam mở
cuộc tấn công địch ở Trung và Hạ Lào nhằm thu hút quân cơ động Pháp, phá thế
tập trung quân của tướng Nava ở Điện Biên Phủ, tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận
sinh lực tinh nhuệ của chúng, mở rộng và củng cố vùng giải phóng Trung Hạ
Lào, xây dựng cơ sở kháng chiến lâu dài và đánh thông hành lang chiến lược Bắc
– Nam, phối hợp chặt chẽ với chiến trường chính Tây Bắc và các chiến trường
khác dành thắng lợi lớn ở Đông Xuân. Để thống nhất việc lãnh đạo, chỉ huy lực
lượng của ta và bạn cùng hoạt động trên chiến trường này, Bộ Tổng tư lệnh quân
đội nhân dân Việt Nam và bộ chỉ huy tối cao các lực lượng vũ trang yêu nước
Lào quyết định thành lập bộ chỉ huy chiến dịch Trung Lào, lấy mật danh là “ Mặt

trận D”.
Cuối tháng 11 năm 1953, các lực lượng của đại đoàn 325 và 304 tham gia
chiến dịch Trung Lào, chia làm ba cánh quân sang nước bạn: cánh thứ nhất gồm
trung đoàn 66, trung đoàn 101 và tiểu đoàn 274, trung đoàn 18 và đại đoàn bộ
đại đoàn 325 hành quân theo tỉnh lộ tới Chu Lệ, Hương Khê rồi vượt qua đèo
Quắc vào dốc Trìm – Trẹo sang miền bắc Trung Lào. Cánh thứ hai, trung đoàn
18 theo đường số 1 tới Kỳ Anh, vượt đèo Móng Gà sang Cổ Cáng, Lê Sơn rồi
tiến vào vùng bắc đường số 9 theo đường Ba Rền, U Bị. Cánh thứ ba, tiểu đồn
436, trung đồn 101 theo đường mịn xun Trường Sơn tiến thẳng hướng nam.
Các nhà chiến lược Phương Tây coi chiến trường Trung - Hạ Lào là một
trong những địa bàn chiến lược quan trọng đối với tồn bán đảo Đơng Dương và
vùng lục địa đông nam châu Á, đặc biệt là khu vực Đường số 12, Đường số 9
(Trung Lào) và cao nguyên Bô - lô - ven (Hạ Lào). Nắm được địa bàn này quân
Pháp sẽ tạo được thế chia cắt chiến lược trên tồn Đơng Dương và là một bàn
đạp tấn công rất lợi hại.
Pháp luôn coi trọng Trung Hạ Lào là vùng hậu phương của chúng và lực

12


lượng kháng chiến chưa bao giờ tấn công vào khu vực này nên địch phòng thủ
rất sơ hở, chủ yếu dùng quân ngụy Lào đóng rải rác trên trục đường 8, 12, 9, 13,
23. Đầu tháng 12 năm 1953, phát hiện thấy chủ lực của ta đang tiến sang Trung
Lào, Nava vội vã điều sáu tiểu đoàn bộ binh (Binh đoàn cơ động số 2, 3) và một
tiểu đoàn pháo từ đồng bằng Bắc Bộ sang tăng cường cho mặt trận Trung Lào.
Chúng chia lực lượng bố trí thành ba cụm phòng thủ, nhằm bịt các cửa ngõ, ngăn
chặn quân ta từ phía Đơng đánh sang.
Trong hai ngày 21 và 22 tháng 12, các đơn vị Lào – Việt đánh luôn hai
trận ở Khămhe và Banaphao gần biên giới Việt – Lào, tiêu diệt hoàn toàn hai tiểu
đoàn cơ động của địch và phần lớn một tiểu đoàn cơ động thứ ba và tiểu đoàn

pháo. Chiến thắng trong mấy trận liên tiếp, các đơn vị Lào – Việt tiến rất nhanh
về phía Thàkhẹt, mặt khác truy kích địch về Đường số 9.
Địch hoảng hốt bỏ Thàkhẹt rút chạy về Xênô (là một căn cứ quân sự ở
Xavannakhet). Ngày 25/12/1953, trung đồn 101 cùng bộ đội Pathét Lào tiến vào
giải phóng thị xã Thàkhẹt bên bờ sông Mê – công. Tỉnh Khăm Muộn rộng hơn
bốn vạn km vuông với hàng chục vạn dân được giải phóng. Báo chí địch ở Hà
Nội, Sài Gòn miêu tả sự kiện này như một thảm kịch của phía Pháp “Đơng
Dương đang bị Việt Minh chia cắt làm đôi”.
Lợi dụng thế địch sơ hở, ngày 30 và 31 tháng 12 năm 1953, lực lượng Lào
- Việt tiếp tục tấn cơng và tiêu diệt một tiểu đồn địch ở Atopơ, giải phóng thị xã
Atopơ. Thừa thắng, các lực lượng đó đã phát triển mạnh về hướng Xavaran, giải
phóng tồn bộ cao ngun Bơlơven ở Hạ Lào.
Chiến thắng Trung Hạ Lào là một chiến thắng lớn nữa của quân ta trong
Đông Xuân 1953 - 1954. Để kịp thời đối phó với ta, địch phải gấp rút điều động
những lực lượng cơ động từ đồng bằng Bắc Bộ và từ các chiến trường khác đến
tăng viện, tổ chức Xênô thành một tập đoàn cứ điểm lớn để ngăn cản các đơn vị
Lào - Việt tiến xuống Hạ Lào. Nava bị bắt buộc phải tiếp tục phân tán binh lực,
Xênô thành nơi tập trung binh lực thứ ba của địch sau Điện Biên Phủ và đồng
bằng Bắc Bộ.
* Chiến dịch Thượng Lào (1/1954)
Tại Thượng Lào sau khi Lai Châu được giải phóng và Điện Biên Phủ bị

13


rơi vào tình trạng cơ lập, Nava đã chỉ thị cho Crevơco đưa sáu tiểu đồn lên
chiếm đóng khu vực sơng Nậm Hu cho đến Mường Khoa, tìm cách phối hợp với
lực lượng của binh đoàn tác chiến vùng Tây Bắc mở đường giao thông nối liền
Điện Biên Phủ với Thượng Lào. Để đánh lạc hướng phán đoán của địch, tiêu diệt
thêm sinh lực của chúng, buộc chúng tiếp tục phân tán binh lực, tạo điều kiện tốt

cho việc tiếp tục tiến hành mọi công tác chuẩn bị tấn công tập đoàn cứ điểm Điện
Biên Phủ theo phương châm “đánh chắc, tiến chắc”. Bộ tổng tư lệnh tiền phương
quyết định giao nhiệm vụ cho đại đoàn 308 gấp rút tiến hành sang tiến cơng
phịng tuyến sơng Nậm Hu. Đồng thời, trung đồn 148 được lệnh nhanh chóng
tiến sang Phong Xalỳ phối hợp cùng bộ đội Phathét Lào tranh thủ tiêu diệt một
bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, mở rộng thêm vùng căn cứ cách mạng
của bạn ở Thượng Lào. Đại đoàn 308 nhận nhiệm vụ trong hoàn cảnh vơ cùng
khó khăn, đại đồn vừa hành qn vừa nắm địch, nghiên cứu tình hình, tổ chức
chiến đấu và khắc phục mọi mặt về đảm bảo hậu cần vì chiến trường chưa được
chuẩn bị và mỗi người có vài ngày gạo mang theo. Toàn đại đoàn chia làm hai
cánh tiến sang Thượng Lào: cánh thứ nhất, bao gồm trung đồn 102, tiểu đồn
phịng khơng và đơn vị cịi 102; cánh thứ hai, có trung đồn 36 và trung đồn 88.
Cuộc hành quân nơi núi rừng hiểm trở, không nguồn cấp dưỡng là khó khăn vơ
cùng lớn cho đại đồn 308. Sau bốn ngày hành quân gian khổ, cả hai cánh qn
của đại đồn 308 đã tiến sát sơng Nậm Hu.
Ngày 26/1/1954, các lực lượng Lào - Việt tiến công Mường Khoa, tiêu
diệt một tiểu đồn lính Âu ở đó, sau đó nhanh chóng khuếch trương hiệu quả,
quét sạch địch ở lưu vực sông Nậm Hu, tiến sát Luông Pha Bang. Như vậy sau
hơn mười ngày chiến đấu và đuổi đánh giặc trên một chặng đường dài hơn
200km, đại đoàn 308 đã đánh những trận tiêu diệt 17 đại đội địch, trong đó có
một tiểu đồn lính Lê Dương bị tiêu diệt gọn, thu hàng chục tấn vũ khí, đạn
dược, giải phóng lưu vực sơng Nậm Hu, cơ lập hồn toàn Điện Biên Phủ. Nhân
lúc địch hoang mang, trung đoàn 148 sát cánh cùng bộ đội Phathét Lào trong
năm ngày chiến đấu đã tiêu diệt những sinh lực địch, lần lượt giải phóng Bun
Tầy, Bun Nưa và khu vực tỉnh Phong Xalỳ rộng khoảng một vạn kilơmet vng
được hồn tồn giải phóng. Căn cứ kháng chiến của nhân dân Lào được mở

14



rộng, nối liền với khu giải phóng Sầm Nưa và với khu Tây Bắc của ta.
Những thất bại của Pháp chiến dịch Thượng Lào trong Đơng Xn này
cịn chứng tỏ ý định của Nava đóng chiếm Điện Biên Phủ, bảo vệ Thượng Lào,
bảo vệ Luông Pha Bang đã bị phá sản. Hoảng hốt vì chủ lực của ta đã tiến sát
Luông Pha Bang, cố đô nước Lào và Mường Sài, nơi phải được coi là cột mốc
của thế giới tự do mà cộng sản không thể vượt qua. Nava buộc phải lập cầu hàng
không chở quân tăng viện đến cụm lại ở Luông Pha Bang, Mường Sài thành lập
hai tập đồn cứ điểm mới. Ở Lng Pha Bang địch đưa binh đoàn cơ động số 7
(GM7) từ Bắc Bộ và tiểu đoàn 414 (RIC) từ Xiêng Khoảng đến. Ở Mường Sài
địch điều trung đoàn 1 RIC, tiểu đoàn Tabo số 10, tiểu đoàn dù thuộc địa số 1 và
tiểu đoàn khinh quân số 301 từ đồng bằng Bắc Bộ đến. Mường Sài - Luông Pha
Bang thành nơi tập trung binh lực thứ tư của địch trên chiến trường Đông
Dương.
* Chiến dịch Bắc Tây Nguyên (2/1954)
Tại Nam Trung Bộ công việc chuẩn bị tấn cơng giải phóng Tây Ngun
của qn dân liên khu 5 diễn ra gần như đồng thời với các hoạt động chuẩn bị
mở cuộc hành binh át lăng của địch. Cuộc hành binh này nhằm mục đích chủ yếu
là phịng ngừa hiểm họa rất lớn, xóa tan mối đe dọa thường xuyên với miền Nam
Đông Dương bao gồm Nam bộ, Hạ Lào và Cao Miên. Đó là vì liên khu 5 nay là
một căn cứ tiến công của đối phương vào những năm 1934 – 1935.
Nhìn vào tồn bộ chiến trường Nam Trung Bộ và nhìn rộng ra chiến
trường miền Nam Đơng Dương thì Tây Ngun vẫn là một địa bàn có vị trí chiến
lược quan trọng hơn cả. Nhiệm vụ phát triển lên Tây Nguyên phải coi là nhiệm
vụ quan trọng thứ nhất bởi chỉ khi phát triển vào Tây Nguyên thì mới giành được
khu chiến lược quan trọng, khi phát triển lên Tây Nguyên mở rộng vùng tự do về
hướng tây thì mới giữ vững được vùng tự do hiện nay. Ta uy hiếp mạnh lên Tây
Nguyên, Hạ Lào, Cao Miên thì địch phải phân tán lực lượng để đối phó với ta ở
đó, do đó chúng khó thực hiện được âm mưu đánh vùng tự do của ta. Để thống
nhất việc lãnh đạo chỉ huy các lực lượng vũ trang trên chiến trường, được sự ủy
nhiệm của Trung ương, liên khu ủy 5 quyết định thành lập Đảng ủy, bộ chỉ huy

chiến dịch Tây Nguyên.

15


Đêm 26/1/1954, trên hướng thứ yếu của địch, bộ đội ta nổ súng tiêu diệt
các vị trí Cà Tung, Ba Bả - Ka Tu, Búp Bê mở màn chiến dịch Tây Nguyên.
Đêm 27 rạng ngày 28/1/1954, trên hướng chủ yếu của chiến dịch, trung đồn 108
và tiểu đồn đặc cơng Măng Đen, Măng Bút, Cơng Bray, trong đó trận Măng
Đen diễn ra gay go nhất và có tính chất quyết định tới sự phát triển của toàn
chiến dịch. Ba địa điểm này là những cứ điểm mạnh nhất trong hệ thống phịng
thủ bắc Tây Ngun của địch, trong đó Măng Đen là cứ điểm then chốt nhất. Nó
nằm trên một quả đồi hình n ngựa và được bố trí thành hai khu: khu A và khu
B. 23h 30 phút, hai tiểu đoàn cùng một lúc đánh vào hai khu A và B. Ban đầu ở
khu A gặp khó khăn do địch chặn đánh quyết liệt, trận đấu diễn ra giằng co, ta bị
thương vong lớn, trong khi đó ở khu B do lực lượng địch yếu hơn nên sau sáu
giờ chiến đấu, tiểu đoàn 79 đã làm chủ mặt trận và mở thêm một đợt mới đánh
vào khu A để yểm trợ cho quân ta. Bị kẹp giữa hai gọng kìm tiểu đồn 19 và 79,
các cơ sở đề kháng của địch ở khu A lần lượt bị đè bẹp. 7h ngày 28/1/1954, trận
đánh kết thúc thắng lợi. Cũng trong đêm 27, tiểu đồn 59 nhận nhiệm vụ đánh
Cơng Bray, mặc dù địch đã đề phịng và phục kích nhưng khi địch đang rút lực
lượng trở lại đồn thì tiểu đoàn 59 bất ngờ nổ súng vào hai bộ phận của địch và
đã kết thúc trận đánh vào hồi 6 giờ 35 phút. Ở hướng Măng Bút, trận đánh diễn
ra nhanh gọn, bộ đội ta hoàn toàn tiêu diệt cứ điểm trong 30 phút chiến đấu.
Khi giải phóng xong ba cứ điểm, thời cơ giải phóng tồn bộ địa bàn xuất
hiện sớm hơn dự kiến, tranh thủ lúc tình hình thuận lợi, Bộ chỉ huy lệnh cho các
đơn vị đẩy mạnh tiến cơng. Trung đồn 108 phát triển về hướng tây, tiêu diệt cứ
điểm Đắc Tô, Đắc Sút, Đắc Lây, giải phóng bắc Kon Tum. Trung đồn 803 uy
hiếp thị xã Kon Tum, ở đường 19 trung đoàn 120 phát triển lên phía Tây đèo
Mang Yang tiêu diệt địch. Trong vịng chưa đầy nửa tháng, trung đồn 108 đã

qt sạch một loạt cứ điểm của địch trên đường số 14 giải phóng bắc Kon Tum.
Ở hướng 19 bộ đội ta cũng diệt tiếp các cứ điểm Play Bông, Krong, Ko Tu quét
sạch địch ở ngã ba đường 19 A và 19 B, địch tháo chạy từ thị xã Kon Tum và
Play Ku. Ngày 5/2/1954, thị xã Kon Tum và toàn bộ bắc Tây Nguyên được giải
phóng.
Mất Kon Tum, Play Ku và nam Tây Nguyên bị uy hiếp. Nava lúng túng

16


điều thêm lực lượng từ Liên khu 5 lên nam Tây Ngun. Khơng để cho địch kịp
củng cố thế phịng ngự, sau khi giải phóng Kon Tum, hai đơn vị 108 và 803 lập
tức phát triển về hướng Play ku, đánh đuổi địch trên đoạn đường 200km diệt
thêm nhiều địch. Ngày 18/2, trung đồn 803 tiến cơng tiêu diệt cứ điểm Đắc
Đoa, loại khỏi vòng chiến đấu hai đại đội địch. Bộ binh và đặc công Liên khu 5
cũng giáng cho lực lượng địch ở Playku những đòn nặng nề. Với tinh thần chiến
đấu dũng cảm, tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, chỉ trong một thời gian
ngắn, quân và dân Liên khu 5 đã đập tan toàn bộ hệ thống phòng ngự của địch ở
Kon Tum, diệt và bắt 2600 địch, thu một số lượng vũ khí đủ để trang bị cho một
trung đồn, giải phóng địa bàn chiến lược bắc Tây Nguyên rộng 16.000 km cùng
20 vạn dân. Vùng tự do của ta ở liên khu 5 được mở rộng từ ven biển Quảng
Nam, Quảng Ngãi đến biên giới Việt – Lào, nối liền vùng giải phóng của bạn ở
Hạ Lào.
Chiến thắng Tây Nguyên đã giáng một địn nặng nề vào kế hoạch tiến
cơng chiến lược miền Nam của địch. Bị thất bại nặng nề, địch từ tranh thủ tiến
công để giành thế chủ động phải quay sang phịng ngự bị động, từ chiếm được
tồn bộ địa bàn chiến lược Tây Nguyên nay phải tăng thêm quân chỉ mong giữ
được nửa phần còn lại, và như thế khối cơ động chiến lược của Nava bị phân tán
hơn nữa. Play ku trong địa bàn Tây Nguyên thành nơi tập trung binh lực thứ năm
của Pháp.

* Phong trào chiến tranh du kích sau lưng địch.
Trong khi các mặt trận chính Tây Bắc, Trung Lào, Tây Nguyên, Thượng
Lào, Hạ Lào, chủ lực ta với tinh thần hết sức tích cực, chủ động, cơ động, linh
hoạt đã cùng lực lượng tại chỗ tiến cơng địch thắng lợi, thì ở mặt trận sau lưng
địch từ Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bình - Trị - Thiên đến đồng bằng Bắc Bộ, quân
và dân ta cũng đẩy mạnh cuộc đấu tranh toàn diện và tiến công địch bằng lối
đánh táo bạo của chiến tranh du kích để tiêu hao, tiêu diệt chúng.
Ở Nam Bộ: Trong suốt Đông Xuân 1953 – 1954, quân ta đã ra sức đẩy
mạnh hoạt động phối hợp. Do lực lượng cơ động của địch bị điều động đi các
chiến trường khác và nhờ những chiến thắng liên tiếp của quân ta nên nhiều mặt
trận, và phương châm hoạt động được xác định đúng đắn, kết hợp khắc phục

17


khuyết điểm trước đây nên chiến tranh du kích có đà phát triển mạnh mẽ, thu
được thắng lợi lớn. Trên 1000 đồn trại, tháp canh của địch bị tiêu diệt hoặc bức
rút, vùng tự do khu 9 được củng cố và mở rộng. Các căn cứ du kích và khu du
kích lớn nhỏ đều được khơi phục và mở rộng nhiều. Những địa phương mới
được giải phóng, số địch xin hàng lên tới hàng nghìn, hàng vạn.
Ở Nam Trung Bộ: Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Liên khu ủy Liên khu 5,
cuộc đấu tranh toàn diện và phong trào chiến tranh du kích sau lưng địch từ mặt
trận Quảng Nam, Đà Nẵng tới các tỉnh bị chiếm ở cực Nam Trung Bộ đã gắn liền
với cuộc chiến đấu bảo vệ vùng tự do Phú Yên và cuộc tiến công giải phóng bắc
Tây Ngun. Phong trào chiến tranh du kích tại đây cũng phát triển mạnh, bao
vây bức rút hàng loạt cứ điểm, đồn bốt địch, giải phóng nhiều vùng rộng lớn. Ở
Quảng Nam, Đà Nẵng đêm 4/1/1954, vận dụng chiến thuật đặc công, ta tấn công
tiêu diệt lô cốt Gị Định, tiếp đó đêm 7/1, tiểu đồn 17, đồng bằng Bắc Bộ phân
tích tình hình cùng một lúc tiêu diệt hai cứ điểm Châu Lâu (Điện Bàn) và Non
Trược (Duy Xun). Ngồi ra, qn dân Khánh Hịa, Đắc Lắc, Ninh Thuận, Bình

Thuận liên tục tập kích quấy rối vào các đồn bốt, đánh phá giao thơng đánh
xuống Tuy Hịa, diệt và bắt hàng trăm tên. Tại mặt trận Nam Trung Bộ, các căn
cứ du kích của ta đã được mở rộng, tăng cường công tác ngụy vận, thu được
nhiều thắng lợi.
Bình - Trị - Thiên: Ngay từ những ngày đầu của chiến dịch Trung Lào, để
thực hiện yêu cầu nổ súng phối hợp chiến trường, trung đoàn 18 vừa từ vùng tự
do Liên khu 4 hành quân vào đã lập tức nổ súng tấn cơng hệ thống chiếm đóng
của Pháp ở hai huyện Vĩnh Linh, Do Linh, tiêu diệt nhiều vị trí quan trọng. Tại
mặt trận này, quân ta chủ yếu hoạt động mạnh trên tuyến đường sắt và đường số
1, nhiều đoàn tàu xe của địch bị tiêu diệt.
Đồng bằng Bắc Bộ: Đây là nơi tập trung đông nhất và cũng là nơi thường
xuyên diễn ra các cuộc đọ trí, đọ sức điển hình giữa ta và địch. Dưới sự lãnh đạo
của Liên khu ủy Liên khu 3, Khu ủy khu tả ngạn và Thành ủy Hà Nội, cuộc
chiến tranh của nhân dân và bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích
trong vùng vẫn khơng ngừng phát triển. Tại đây, du kích tiến hành tập kích trên
tuyến đường Hà Nội - Hải Phịng, phá hủy tàu xe. Nhiều đô thị, ngay cả Hà Nội

18


và các sân bay Cát Bi (Hải Phòng), Gia Lâm (Hà Nội) cũng bị quân ta tập kích,
phá hủy nhiều máy bay.
Trong hơn hai tháng mở đầu Đông Xuân 1953 - 1954, phối hợp chặt chẽ
với các địn tấn cơng chủ lực của ta ở Tây Bắc, Trung Lào, Thượng Lào, Tây
Nguyên, Hạ Lào, phong trào đấu tranh du kích và đấu tranh toàn diện của quân
và dân ta ở các mặt trận ở sau lưng địch từ Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bình - Trị Thiên đến đồng bằng Bắc Bộ đã tiêu hao tiêu diệt nhiều sinh lực địch, phá hủy
nhiều phương tiện chiến tranh của chúng, củng cố và mở rộng thêm nhiều căn cứ
du kích quan trọng. Các hoạt động bền bỉ, liên tục, rộng khắp với hiệu quả cao
của quân và dân vùng tạm bị chiếm đó đã cùng kéo, giam chân địch, làm cho bộ
phận lực lượng cơ động còn lại của chúng cũng trở thành khơng cịn là lực lượng

cơ động nữa và góp phần cơ lập địch ở điểm quyết chiến Điện Biên Phủ, tạo
thêm điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành mọi công tác chuẩn bị tiến hành
trận quyết chiến chiến lược này. Như vậy, các cuộc tấn công của ta trong chiến
cuộc Đông – Xuân 1953 – 1954 đã làm phá sản một bước quan trọng trong kế
hoạch Nava của Pháp, gây cho chúng nhiều khó khăn trong cuộc chiến tranh phi
nghĩa với ta.
1.3. Tập đoàn cứ điểm iện Biên Phủ
1.3.1. Quá trình hình thành
Điện Biên Phủ là một thung lũng lịng chảo rộng lớn ở phía tây vùng núi
phía Tây Bắc, cách thủ đơ Hà Nội 300 kilơmet đường chim bay. Thung lũng này
có chiều rộng khoảng 18km. Đây là cánh đồng lớn nhất và dân cư đông đúc nhất
trong bốn cánh đồng ở Tây Bắc. Điện Biên Phủ gần với biên giới Việt – Lào,
nằm trên ngã ba nhiều đường lớn và nhỏ quan trọng, phía đơng bắc nối liền với
Lai Châu, phía đơng và đơng nam nối liền với Tuần Giáo Sơn La, Nà Sản, phía
tây thơng với Lng Pha Bang, phía nam thơng với Sầm Nưa. Xung quanh thung
lũng là một vùng núi rừng trùng điệp bao bọc. Núi có độ cao trung bình 800 mét,
có có mỏm đột xuất cao tới 1461mét. Thung lũng Điện Biên Phủ là cánh đồng
bằng phẳng, đồng ruộng khô ráo về mùa khô. Nhưng ngay sát thung lũng về phía
đồng bằng có một dải địa hình đặc biệt bao gồm một số điểm nổi cao lên so với
mặt cánh đồng trên dưới 30mét và hình thành một bức hình phong che chở cho

19


thung lũng theo hướng Tuần giáo - Điện Biên Phủ. Đối với đế quốc Pháp - Mỹ,
chúng coi Điện Biên Phủ là một địa bàn chiến lược hết sức quan trọng, là một vị
trí chiến lược cơ động ở giữa vùng miền bắc Vân Nam, Thượng Lào và Tây Nam
Trung Quốc, có thể trở thành một căn cứ lục quân và khơng qn có tác dụng rất
lợi hại trong âm mưu xâm lược của chúng ở vùng Đông Nam Á.
Thực hiện kế hoạch Nava, bước vào thu đông 1953, địch đã tập trung

được một lực lượng cơ động gồm 84 tiểu đồn trên tồn chiến trường Đơng
Dương, chúng đã tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ một lực lượng cơ động bao gồm
44 tiểu đoàn, nghĩa là trên 50% lực lượng cơ động trên tồn Đơng Dương lúc đó.
Từ lúc tướng Nava sang Đông Dương từ thượng tuần tháng 11 thì hầu như mọi
việc đều diễn ra thuận lợi, nhưng sau đó địch nhận được một số tin tức tình báo
mới về hướng tấn công của ta, chúng hoang mang không biết ta sẽ tấn công vào
Đông bắc hay lên Tây bắc, và nếu ta tấn công lên Tây bắc thì làm thế nào để bảo
tồn cho lực lượng của chúng ở Lai Châu, nhất là làm thế nào để bảo vệ Thượng
Lào. Sau khi cân nhắc lợi hại, tướng Nava đã đi đến quyết định mở một cuộc
hành binh lớn mới không nằm trong kế hoạch chiến lược trước đây của ông ta.
Ngày 20/11/1953, một lực lượng cơ động của địch gồm 6 tiểu đoàn tinh nhuệ
nhảy dù xuống cánh đồng Mường Thanh và đánh chiếm Điện Biên Phủ. Ý định
lúc đầu của địch là sau khi củng cố Điện Biên Phủ sẽ liên lạc với Lai Châu và có
thể đánh chiếm vùng Tuần Giáo và có thể cả Sơn La, Nà Sản. Như vậy địa bàn
của chúng ở Tây Bắc sẽ mở rộng, việc phòng thủ Thượng Lào cũng được đảm
bảo.
Nhưng đến trung tuần và hạ tuần tháng 11, địch lại phát hiện những triệu
chứng mới, hình như không phải một đơn vị chủ lực của ta mà là nhiều đơn vị
đang tiến về Tây Bắc. Một vấn đề hết sức quan trọng được đặt ra cho bộ chỉ huy
quân đội viễn chinh, trước ý định mở một cuộc tiến cơng lớn của ta thì giữa hai
phương sách: hoặc rút quân khỏi Điện Biên Phủ hoặc tăng cường Điện Biên Phủ
và tiếp nhận cuộc chiến đấu với chủ lực của ta ở đó, nên chọn phương án nào?
Ngày 3/12/1953, tướng Nava quyết định chọn phương sách thứ hai và ra chỉ thị
cần giữ vững Điện Biên Phủ bằng bất cứ giá nào, tạo điều kiện tốt để tiêu diệt
một bộ phận quan trọng chủ lực của ta, nếu ta mở cuộc tấn công vào Điện Biên

20


Phủ, đối với Lai Châu khi cần có thể rút về tăng cường cho Điện Biên Phủ.

Tướng Nava căn cứ vào kinh nghiệm Nà Sản vững tin rằng với một lực lượng
mạnh, một tổ chức phòng thủ hiện đại, Điện Biên Phủ nhất định sẽ trở thành một
pháo đài bất khả xâm phạm. Quân ta đã tiến công lên Tây Bắc thì chúng càng tìm
cách thu hút chủ lực của ta, nếu cuối cùng ta không bỏ ý định tấn cơng thì nhất
định chủ lực của ta sẽ bị tổn thất nặng nề. Khi đó, Nava sẽ ung dung chuyển sang
kế hoạch mùa xuân tức là thực hiện ý đồ tấn công chiến lược trên chiến trường
miền Nam như kế hoạch đã định.
Tập đồn cứ điểm là hình thức phịng ngự mới nhất của địch trên chiến
trường Đông Dương lúc bấy giờ. Cách tổ chức phịng ngự bằng tập đồn cứ điểm
không phải là sáng kiến của quân đội xâm lược thực dân Pháp. Trong chiến tranh
thế giới lần thứ hai, phát xít Đức đã từng vận dụng cách này, cũng gọi là “chiến
lược con nhím” hịng ngăn chặn những cuộc tấn công như Hồng quân Liên Xô
tiến về hướng Bá Linh. Các tướng tá Pháp - Mỹ đem kinh nghiệm của bọn phát
xít Đức vận dụng vào chiến trường Đơng Dương, hịng chặn bước tiến cơng của
ta. Hình thức này đã từng hình thành với một trình độ thấp hơn ở Hịa Bình cuối
năm 1951, đã từng xuất hiện ở cánh đồng Chum và Nà Sản vào năm 1952 và đầu
1953. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được xây dựng là một tập đồn cứ điểm
mạnh nhất Đơng Dương, bố trí, bố phịng chặt chẽ với số lượng binh lực vô cùng
lớn.
1.3.2. iện Biên Phủ - trận quyết chiến chiến lƣợc
Với mục đích xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đồn cứ điểm mạnh,
một con nhím khổng lồ, một chiếc máy nghiền nát lực lượng của quân đội ta nên
lực lượng địch tập trung ở đây rất lớn. Lực lượng địch ở đây ban đầu có 6 tiểu
đồn sau tăng lên dần để đối phó với ta. Cho tới trước ngày ta dự định tấn công
Điện Biên Phủ thì tập đồn cứ điểm này đã được tăng cường mạnh mẽ gồm 12
tiểu đoàn và 7 đại đội bộ binh, phần lớn là các đơn vị tinh nhuệ nhất của địch.
Trong quá trình chiến dịch, chúng tăng thêm 4 tiểu đoàn và 2 đại đội nhảy dù
tổng cộng là 17 tiểu đoàn bộ binh. Phần lớn các lực lượng này gồm các các đơn
vị Âu - Phi và các đơn vị nhảy dù tinh nhuệ. Ngồi ra cịn có 3 tiểu đồn pháo
binh, trong đó có 2 tiểu đoàn pháo binh 105, một đội pháo 155 và 2 đại đội cối


21


120 (20 khẩu), 1 tiểu đồn cơng binh, 1 đại đội 10 chiếc xe tăng M24 và một đại
đội vận tải khoảng 200 chiếc ơ tơ, khơng qn có một phi đội máy bay 12 binh
sát và một máy bay lên thẳng.
Lực lượng địch ở Điện Biên Phủ được bố trí thành một hệ thống phịng
ngự dày đặc tới 49 cứ điểm và được khoanh thành 8 cụm, mỗi cụm mang tên một
thiếu nữ.
1. Ga - bri - en (Gabrille) tức đồi Độc Lập.
2. Bê - a - tơ - ri - xơ (Be’atrice) tức Him Lam.
3. An - nơ - ma - ri (Anne Marie) gồm các cứ điểm ở tây bắc sân bay như Bản
Kéo, Căng na.
4. Huy - ghét (Huyguette) gồm các cứ điểm ở phía tây sân bay Mường Thanh,
hữu ngạn sông Nậm Rốn.
5. Clo - din (Claudine) gồm các cứ điểm phía Nam sân bay Mường Thanh, hữu
ngạn sông Nậm Rốn.
6. E - li - an (E’liane) gồm các cứ điểm phía Đơng sân bay Mường Thanh, tả
ngạn sông Nậm Rốn, khu vực chỉ huy của Đờ Lát.
7. Đơ - mi - ních (Dominique) gồm các cứ điểm phía Đơng sân bay Mường
Thanh, tả ngạn sông Nậm Rốn.
8. I - da - ben (Isabelle) tức Hồng Cúm.
8 cụm này được tổ chức thành 3 bộ phận lớn. Mỗi phân khu đều có lực
lượng cơ động, có hỏa lực của mình, xung quanh có hào giao thơng và hàng rào
dây thép gai, có khả năng độc lập phịng ngự khá mạnh. Tồn bộ tập đồn cứ
điểm đều được che chở bằng hệ thống công sự nằm chìm dưới mặt đất, bằng một
hệ thống cộng sự phụ và bằng một hệ thống hỏa lực mạnh.
Bộ phận thứ nhất là phân khu trung tâm, đây là một phân khu quan trọng
nhất. Phân khu này gồm 5 cứ điểm đặt ngay giữa Mường Thanh. Ở đây tập trung

2/3 lực lượng, riêng bộ binh có tới 8 tiểu đồn (5 tiểu đồn chiếm đóng, 3 tiểu
đồn làm nhiệm vụ đội dự bị mạnh). Năm cụm cứ điểm thuộc phân khu trung
tâm có thể yểm trợ đắc lực cho nhau khi bị đối phương tiến cơng và các cứ điểm
ở phía đông của phân khu trung tâm (gồm các điểm cao A, B, C, D) hợp thành
một bức bình phong thiên nhiên vững chắc mà địch cho là ta khó lịng vượt qua.

22


Phân khu trung tâm được coi là “ trái tim” và “ cái dạ dày” của tập đoàn cứ điểm.
Bộ phận thứ hai gồm các cụm cứ điểm nằm cách trận địa trung tâm
khoảng 2 hoặc 3 km về phía bắc và đơng bắc có nhiệm vụ bảo vệ trận địa trung
tâm trên những hướng nguy hiểm nhất và mở rộng vùng trời an toàn trên sân bay
Mường Thanh.
Bộ phận thứ ba nằm cách 7 km về phía nam, bao gồm cụm cứ điểm I - da
- ben có sân bay dự bị và được tổ chức thành một căn cứ pháo binh để chi viện
cho trận địa trung tâm trong tác chiến phịng ngự. Ngồi ra địch cịn tổ chức một
đội dự bị mạnh gồm 3 tiểu đoàn bộ binh và một đại đội xe tăng làm nhiệm vụ cơ
động tác chiến và được phân phối giữa trận địa trung tâm và cụm cứ điểm phía
Nam.
Về cơng sự, hầm chỉ huy của tướng Đờ Lát ngay từ đầu đã được xây dựng
khá kiên cố, đảm bảo chịu được củ đạn cối 120 ly. Mỗi cứ điểm của tập đoàn cứ
điểm Điện Biên Phủ đều có những chiến hào lượn quanh và giao thông hào nối
liền với hầm chỉ huy, hầm đạn, hầm ngủ với nhau. Hai bên giao thông hào có
nhiều hàm ếch để tránh pháo. Trừ một số đoạn giao thơng hào ở vị trí quan trọng
có nắp, còn phần lớn là hào lộ thiên. Xung quanh cứ điểm đều có nhiều lớp hàng
rào dây thép gai bao bọc. Trung bình các lớp rào này dày 50 – 70 mét. Ở những
nơi ít quan trọng cũng có từ ba đến năm hàng rào thép gai rộng từ 40 – 50 mét. Ở
những hướng quan trọng, hàng rào thép gai 100 - 200 m, lẫn vào trong hàng rào
và nằm giữa các hàng rào dây thép gai là các bãi mìn dày đặc. Địch dùng tới

3000 tấn dây thép gai.
Về hỏa lực:
Địch có thể sử dụng lực lượng khơng quân tại chỗ hoặc từ đồng bằng lên
chi viện cho Điện Biên Phủ, hoặc chi viện gián tiếp bằng cách oanh tạc các trục
đường tiếp tế, hệ thống kho tàng và các lực lượng phía sau của ta. Pháo lớn bao
gồm 50 khẩu, bố trí thành hai căn cứ và căn cứ thứ nhất là Mường Thanh với
một tiểu đoàn pháo 105, một đại đội pháo 255 và mười sáu cối 120mm. Căn cứ
thứ hai là Hồng Cúm có một tiểu đoàn pháo 105. Ngoài ra mỗi cụm cứ điểm cịn
có cối 81, cối 120 để yểm trợ cho cứ điểm trong cụm hoặc cụm gần đó. Ở mỗi cứ
điểm thơng thường có khoảng bốn đại liên, 40 - 45 tiểu liên, 9 trung niên, 9 súng

23


phóng lựu, hai cối 60 và một pháo khơng giật 57mm. Ngồi ra cịn có một số vũ
khí hiện đại như súng phun lửa, súng dùng hồng ngoại tuyến để bắn đêm không
cần đèn và các phương tiện chống dùng đạn khói.
Điện Biên Phủ có hai sân bay. Ngồi sân bay chính Mường Thanh cịn có
một sân bay dự bị ở Hồng Cúm, ngày ngày được nối liền với Hà Nội, Hải Phịng
bằng một cầu hàng khơng trung bình mỗi ngày có gần 100 chuyến máy bay tiếp
tế khoảng 200 - 300 tấn hàng và thả dù khoảng 100 - 130 tấn. Máy bay trinh sát
và khu trực của phi đội thường trực luôn luôn bay lượn vùng trời Điện Biên Phủ.
Nhiệm vụ bắn phá và oanh tạc quân ta để yểm trợ cho tập đồn cứ điểm thì do
máy bay của địch xuất phát từ căn cứ Gia Lâm và Cát Bi đảm nhiệm.
Chính bởi được bố phịng chặt chẽ với lực lượng mạnh, binh khí kĩ thuật
nhiều và hệ thống công sự, vật cản được xây dựng công phu, vững chắc như vậy
nên Nava và tướng Pháp tỏ vẻ lạc quan, tin tưởng đây là một tập đoàn cứ điểm
mạnh nhất chưa từng có ở Đơng Dương, là một pháo đài không thể công phá.
Chúng coi Điện Biên Phủ là một chiến trường được chuẩn bị sẵn để gây tổn thất
nặng cho chủ lực của ta và chúng cho là ta ít có khả năng tiến cơng vào tập đoàn

cứ điểm Điện Biên Phủ, và nếu cuộc tiến cơng có xảy ra thì chắc chắn qn ta
cũng bị thất bại nặng nề.
1.3.3. iện Biên Phủ - tâm điểm của kế hoạch Nava
Trong kế hoạch Nava đề ra năm 1953 khơng có tên Điện Biên Phủ, nhưng
về sau do đặc điểm tình hình thực tế mà Điện Biên Phủ từ chỗ khơng có tên
trong kế hoạch Nava đã trở thành tâm điểm của kế hoạch Nava.
Có thể thấy rằng, ban đầu mặc dù bộ chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở
Đông Dương đã tung lực lượng cơ động ứng chiến lên vùng rừng núi Tây Bắc,
cho tới lúc này thì cuộc hành binh chiếm đóng Điện Biên Phủ đối với Pháp “vẫn
là một cuộc hành binh thứ yếu có tính chất phịng vệ chiến lược và tính chất
chính trị địa phương”. Phải tới cuối tháng 11, đầu tháng 12 năm 1953, do một
chuỗi các quyết định của cả hai bên tham chiến, Điện Biên Phủ mới trở thành
một thử thách quyết định, mà thực ra tướng Nava rất muốn tránh trong chiến
lược Đông Xuân 1953 - 1954.
Nava vẫn luôn tin rằng ta khơng thể khắc phục khó khăn, đảm bảo tiếp tế

24


cho bốn đại đoàn chủ lực tác chiến dài ngày lại ở xa hậu phương như vậy. Suy
đi, nghĩ lại Nava vẫn yên tâm khẳng định rằng chủ lực của ta lúc này thực tế vẫn
chưa có khả năng đánh diệt các tập đoàn cứ điểm như kiểu Nà Sản và việc chiếm
đóng Điện Biên Phủ, tổ chức một tập đồn cứ điểm mạnh ở đó là hồn tồn
chính xác. Còn nếu quân chủ lực của đối phương dám liều lĩnh, kéo lên đây thì
quân viễn chinh Pháp cần tương kế, tựu kế biến Điện Biên Phủ thành một pháo
đài vững chắc, vừa là một cái chốt, vừa là “một cái bẫy hay một cái máy nghiền,
sẵn sàng nghiền nát các sư đoàn thép của đối phương, ngăn chặn được các cuộc
tấn công lớn của đối phương vào cái “đồng bằng có ích”. Sau khi cùng tướng Cơ
Nhi đáp máy bay lên Điện Biên Phủ xem xét tại chỗ và thẩm tra lại một cách kĩ
càng những tin tức tình báo về các hướng tiến công của chủ lực đối phương trong

Đông Xuân này, Nava chấp nhận giao chiến với ta ở Điện Biên Phủ.
Trong quá trình diễn biến của tình hình chiến sự Đơng – Xn 1953 1954, Điện Biên Phủ đã dần trở thành trung tâm của kế hoạch Nava, chúng ta có
tiêu diệt được Điện Biên Phủ thì mới tiêu diệt được âm mưu kéo dài và mở rộng
chiến tranh của đế quốc Pháp – Mỹ.
Kẻ địch ln cho rằng ta khơng có khả năng đánh vào Điện Biên Phủ bởi
vì chúng ta đã khơng đánh được Hịa Bình và Nà Sản thì đương nhiên khơng
đánh được Điện Biên Phủ vì Điện Biên Phủ là một hình thức tập đoàn cứ điểm
theo kiểu phức tạp, tổ chức phịng ngự ở một trình độ cao, đây là một pháo đài
khơng thể cơng phá được. Chúng cịn cho rằng ưu thế của chúng cịn thể hiện ở
chỗ vị trí của tập đoàn cứ điểm này nằm giữa rừng núi Tây Bắc rất xa căn cứ hậu
phương của ta. Chúng ta muốn đánh Điện Biên Phủ thì phải sử dụng một lực
lượng bộ đội khá lớn, phải tổ chức và duy trì cung cấp dài trong một thời gian
khá lâu, thêm vào đó đây là một thung lũng giữa rừng xanh, giao thơng khó
khăn, chi viện càng khó. Nava đã dựa vào những lí do nói trên để quyết tâm
chiến lược. Ra sức tăng cường Điện Biên Phủ, tiếp nhận chiến đấu với chủ lực
của ta nhưng tổn thất hết sức nặng nề nếu ta dám mở một cuộc tấn cơng mạo
hiểm.
Những chỗ mạnh đó của địch có thể là có nhưng chúng khơng tính đến
những mặt yếu và hơn nữa, Nava đã khơng nhìn nhận được những khả năng lớn

25


×