Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Đối sánh thể chế quân chủ lập hiến đức và nhật bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1018.25 KB, 73 trang )

ỌC
N N
ỌC SƢ P
M
K OA LỊC SỬ

K ÓA LUẬN TỐT N

ỆP

ỌC

ối sánh thể chế quân chủ lập hiến ức và Nhật Bản cuối
thế kỉ X X đầu thế kỉ XX

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thuận
Ngƣời hƣớng dẫn : Dƣơng Thị Tuyết

Đà Nẵng, tháng 5/ 2013


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành đề tài khóa luận này, em nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ thầy
cô và bạn bè. Trước hết, đề tài này thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô Dương Thị
Tuyết, em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cơ đã tận tình giúp đỡ em trong quá
trình nghiên cứu đề tài khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa lịch sử - Đại học sư phạm Đại học Đà Nẵng đã trực tiếp chỉ dẫn cho em trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Dù bản thân em đã rất cố gắng, nổ lực trong quá trình thực hiện để hồn thành
tốt đề tài, nhưng cũng khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em kính mong
nhận được sự đóng góp chân thành của q thầy cơ và bạn bè để đề tài em được


hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thuận


MỤC LỤC
MỞ ẦU.................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................................... 2
3. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3
3.1. ối tƣợng nghiên cứu ........................................................................................................ 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................... 3
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3
4.1. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................... 3
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................................... 4
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 4
5.1. Nguồn tài liệu ..................................................................................................................... 4
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................................. 4
6. óng góp của đề tài .............................................................................................................. 5
7. Bố cục của đề tài ................................................................................................................... 5
NỘI DUNG
C ƢƠN

1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH THỂ CHẾ QUÂN CHỦ LẬP HIẾN CỦA ỨC

VÀ NHẬT BẢN CUỐI THẾ X X ẦU THẾ KỈ XX............................................................ 6
1.1. Cơ sở lý luận....................................................................................................................... 6
1.1.1. Các học thuyết về tƣ tƣởng - chính trị .......................................................................... 6

1.1.1.1.

ọc thuyết của Phrăng Xoa Mari Aruê Vonte ......................................................... 6

1.1.1.2.

ọc thuyết của John Locke......................................................................................... 7

1.1.1.3.

ọc thuyết của Môngtexkiơ ........................................................................................ 8

1.1.2. Một số thuật ngữ, khái niệm ........................................................................................ 10
1.1.2.1. Nhà nƣớc .................................................................................................................... 10
1.1.2.2. Thể chế chính trị ........................................................................................................ 12
1.1.2.3. Tam quyền phân lập .................................................................................................. 15
1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................................. 15
1.2.1. Kinh tế ........................................................................................................................... 15
1.2.2. Chính trị ........................................................................................................................ 17
1.2.3. Xã hội ............................................................................................................................. 18
1.3. Khái quát tình hình của ức và Nhật Bản ở cuối thế kỉ X X đầu thế kỉ XX ............. 20
1.3.1. Tình hình nƣớc ức ..................................................................................................... 20
1.3.1.1. Chính trị ..................................................................................................................... 20
1.3.1.2. Kinh tế ........................................................................................................................ 22


1.3.1.3. Xã hội .......................................................................................................................... 24
1.3.2. Tình hình Nhật Bản ...................................................................................................... 26
1.3.2.1. Chính trị ..................................................................................................................... 26
1.3.2.2. Kinh tế ........................................................................................................................ 29

1.3.2.3. Xã hội .......................................................................................................................... 31
C ƢƠN

2: TƢƠN

ỒNG VÀ KHÁC BIỆT VỀ THỂ CHẾ QUÂN CHỦ LẬP HIẾN

GIỮA ỨC VÀ NHẬT BẢN CUỐI THẾ KỈ X X ẦU THẾ KỈ XX .............................. 33
2.1. Những điểm tƣơng đồng ................................................................................................. 33
2.1.1. Sự thỏa hiệp giữa giai cấp tƣ sản và giai cấp phong kiến ......................................... 33
2.1.2. Nguyên tắc tam quyền phân lập .................................................................................. 34
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nƣớc ................................................................................ 36
2.1.4. Vai trị của hồng đế..................................................................................................... 39
2.1.5. Chế độ đa đảng ............................................................................................................. 40
2.2. Những điểm khác biệt ..................................................................................................... 45
2.2.1. Tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nƣớc trung ƣơng ................................................ 45
2.2.1.1. Cơ quan hành pháp ................................................................................................... 45
2.2.1.2. Cơ quan lập pháp ...................................................................................................... 47
2.2.1.3. Cơ quan tƣ pháp ........................................................................................................ 48
2.2.2 Chính sách của nhà nƣớc. ............................................................................................. 50
2.2.2.1. Về đối nội .................................................................................................................... 50
2.2.2.2. Về đối ngoại ................................................................................................................ 51
2.3. Một số nhận xét, đánh giá ............................................................................................... 53
2.3.1. ặc điểm ........................................................................................................................ 53
2.3.2. Tác động ........................................................................................................................ 55
2.3.2.1. ối với hai nƣớc ức và Nhật Bản .......................................................................... 55
2.3.2.2. ối với thế giới ........................................................................................................... 58
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 65



1

MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử cách mạng tư sản thời cận đại, xét về mặt chính quyền ta thấy khi
một cuộc cách mạng tư sản được tiến hành dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản thì
sau khi lật đổ nền quân chủ chuyên chế họ sẽ nghĩ ngay đến việc thiết lập chính
quyền do giai cấp mình nắm giữ. Mặc dù, cách mạng tư sản Đức và Nhật Bản thời
cận đại là các cuộc cách mạng tư sản không triệt để nhưng đã dẫn đến sự thay đổi
trên lĩnh vực chính trị của hai nước, đó là việc thiết lập thể chế quân chủ lập hiến một hình thức nhà nước thể hiện bước tiến của nền văn minh nhân loại. Trên một
mức độ nhất định nó đảm bảo cho quyền tự do dân chủ mà nhân dân đã giành được
trong thời kì cách mạng và một khía cạnh khác nó buộc giai cấp tư sản quản lý và
điều hành nhà nước theo pháp luật.
Tuy nhiên, do tác động của nhiều yếu tố như về kinh tế, xã hội, trình độ dân chủ
của mỗi nước, cho nên sự tổ chức và hoạt động của chính thể quân chủ lập hiến ở
hai nước Đức và Nhật Bản có những điểm giống nhau căn bản nhưng cũng có
những khác biệt điển hình. Thể chế qn chủ lập hiến Đức và Nhật Bản được hình
thành trên cơ sở vận dụng học thuyết tam quyền phân lập trong tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước, nên nó có những điểm tương đồng như về cơ cấu của
nghị viện gồm thượng và hạ viện, hay thể chế quân chủ lập hiến Đức và Nhật Bản
thời cận đại đều nhằm mục tiêu chính trị của giai cấp, đặc biệt là giai cấp cầm
quyền.
Bên cạnh những điểm tương đồng như thế thì thể chế quân chủ lập hiến giữa
hai nước Đức và Nhật Bản có những khác biệt rõ rệt, như về tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước trung ương, cụ thể là việc phân chia quyền lực giữa các cơ
quan hành pháp, lập pháp và tư pháp. Hay những khác biệt về chính sách đối nội,
đối ngoại giữa hai nước.
Ngoài những vấn đề cấp thiết như trên, thì nghiên cứu về nền quân chủ lập hiến
Đức và Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nhằm để thấy được ý nghĩa thực

tiễn của chế độ này đối với hai nước Đức và Nhật Bản. Nó đã tạo điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa, bởi vì thời cận đại hai nước Đức và
Nhật Bản được đánh giá là những nước có tiềm lực mạnh mẽ, chi phối tới quan hệ


2

quốc tế. Không những thế, nền quân chủ lập hiến hai nước Đức và Nhật Bản có tầm
ảnh hưởng lớn đối với chính trị thế giới thời cận đại, các nước coi đó là khn mẫu
để xây dựng thiết chế chính trị của mình.
Như thế, xuất phát từ những ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó. Trên cơ sở kế
thừa nguồn tài liệu của các học giả đi trước cùng với khả năng tìm tịi, nghiên cứu
của bản thân. Với mong muốn góp phần tìm hiểu sâu hơn về nền chính trị Đức và
Nhật Bản thời cận đại và là cơ sở để cho những ai quan tâm nghiên cứu về nền
chính trị thế giới. Chúng tơi đã chọn đề tài “Đối sánh thể chế quân chủ lập hiến
Đức và Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về nước Đức và Nhật Bản thời cận đại thì đã có rất nhiều bài viết.
Trong đó có một số cơng trình, bài nghiên cứu đã đề cập đến nền quân chủ lập hiến
Đức và Nhật Bản giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, cụ thể như sau:
Trong tác phẩm thể chế chính trị các nước châu Âu (2008), của nhóm tác giả
Thái Vĩnh Thắng, Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Chu Dương. Ngoài những nội dung
chủ yếu là giới thiệu về thể chế chính trị ở một số nước trên thế giới, tác giả cịn đề
cập ít nhiều đến vấn đề qn chủ lập hiến nước Đức thời cận đại. Tuy nhiên dưới
góc độ nghiên cứu chung về thể chế chính trị cho nên tác phẩm cũng chưa có điều
kiện trình bày, đi sâu vào nghiên cứu một cách cụ thể.
Tác giả Phạm Điềm và Vũ Thị Nga với cơng trình lịch sử nhà nước và pháp
luật thế giới (2008). Trong nội dung viết về nhà nước thời cận đại thì có đề cập đến
quá trình hình thành và tổ chức của nền quân chủ lập hiến Đức và Nhật Bản nhưng
cũng chỉ dưới dạng sơ lược, ở mức độ khái quát.

Tác giả R.H.P Mason và J.G.Caiger (2004) (Nguyễn Văn Sỹ dịch) với tác phẩm
“Lịch sử Nhật Bản”, đã trình bày một cách toàn diện lịch sử Nhật Bản từ thời cổ
đại đến hiện đại. Song về chính trị Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX thì chỉ
dừng lại ở mức độ khái quát chung thời kì Minh Trị với những cải cách nhằm đưa
Nhật Bản trở thành cường quốc chứ chưa nghiên cứu sâu vào nền quân chủ lập hiến
nước Nhật Bản giai đoạn này.
Tác phẩm “Một số chuyên đề lịch sử thế giới” (2007), tập 2 của tác giả Vũ
Dương Ninh, Nguyễn Văn Kim. Đã trình bày khá chi tiết và cụ thể về cuộc cải cách


3

Minh Trị ở Nhật Bản, sự thiết lập chính quyền cùng với mơ hình nhà nước thời
Minh Trị.
Bên cạnh đó, các tác gia kinh điển của chủ nghĩa Mác - Ăngghen cũng có
nghiên cứu về vấn đề này. Cụ thể như những cuốn, Mác - Ăngghen toàn tập (2004),
tập1, tập 8, ít nhiều cũng đã đề cập đến thể chế chính trị của nước Đức thời cận đại.
Nhưng những tác phẩm chỉ dừng lại ở mức độ khái quát lý luận mà chưa nghiên
cứu cụ thể.
Ngoài ra, nghiên cứu về thể chế chính trị và có đề cập đến nền quân chủ lập hiến
nước Đức và Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX cịn có một số bài viết như:
Lịch sử các học thuyết chính trị (2009) và thể chế chính trị (2004) của Nguyễn
Đăng Dung. Hay, tác giả Vũ Hồng Anh với cơng trình, tổ chức và hoạt động của
một số nghị viện trên thế giới (2001), thì cũng đã có đề cập đến thể chế chính trị
của hai nước Đức và Nhật Bản trong giai đoạn này.
Nhìn chung, nền chính trị của hai nước Đức và Nhật Bản thời cận đại đã được
nhiều học giả quan tâm. Nhưng chưa có cơng trình nào nghiên cứu về vấn đề đối
sánh giữa nền quân chủ lập hiến Đức và Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả, đồng thời sưu tầm, tổng hợp
tài liệu nghiên cứu để làm rõ vấn đề “Đối sánh thể chế quân chủ lập hiến của Đức

và Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX”.
3. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. ối tƣợng nghiên cứu
Với đề tài này bên cạnh tìm hiểu về cơ sở thiết lập thể chế quân chủ lập hiến ở
Đức và Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thì cịn phải tập trung đi sâu
tìm hiểu những điểm giống và khác nhau về tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước
trung ương, chính quyền địa phương của nền quân chủ lập hiến giữa hai nước này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: Nghiên cứu về thể chế quân chủ lập hiến ở Đức và Nhật Bản.
- Về mặt thời gian: Thời cận đại cụ thể cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu


4

Nghiên cứu đề tài “Đối sánh thể chế quân chủ lập hiến Đức và Nhật Bản cuối
thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX” nhằm thực hiện các mục đích sau:
- Tìm hiểu thể chế chính trị nói chung và nền quân chủ lập hiến Đức và Nhật Bản
nói riêng. Qua đó phân tích những điểm giống và khác nhau giữa hai nền quân chủ
lập hiến này.
- Thực hiện đề tài này giúp tôi lĩnh hội thêm kiến thức lịch sử thế giới cận đại, bổ
sung những hiểu biết nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy sau này.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên thì đề tài hướng vào việc giải quyết những nhiệm vụ
sau:
- Tìm hiểu về cơ sở để thiết lập nền quân chủ lập hiến ở hai nước Anh và Đức.
- Làm rõ những khái niệm về thể chế chính trị, quân chủ lập hiến…
- Phân tích làm sáng tỏ những điểm giống nhau điển hình và khác nhau căn bản về
nền quân chủ lập hiến giữa hai nước Đức và Nhật Bản thời cận đại.

- Rút ra nhận xét về ảnh hưởng của nền quân chủ lập hiến đối với hai nước Đức,
Nhật Bản và đối với thế giới.
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã khai thác từ các nguồn
tài liệu sau:
- Nhiều cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong nước, tài liệu được dịch về lịch
sử hai nước Đức, Nhật Bản và thể chế quân chủ lập hiến của hai nước.
- Các tạp chí thuộc chuyên ngành chính trị - xã hội.
- Các bài viết liên quan đến thể chế quân chủ lập hiến Đức và Nhật Bản thời cận đại
trên các website.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Về phương pháp luận: Khi nghiên cứu đề tài phải đứng trên quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lê Nin, các quan điểm, học thuyết Mác về vấn đề thể chế chính trị nói
chung và nền qn chủ lập hiến nói riêng. Đứng trên quan điểm của Đảng Cộng
Sản Việt Nam để xem xét, đánh giá các sự kiện lịch sử.


5

- Về phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, chủ yếu là dựa vào
phương thức thu thập và xử lý tư liệu. Khi xử lý thơng tin thì sử dụng các phương
pháp cụ thể như: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và so sánh giữa các quan điểm,
ý kiến nhận xét khác nhau của nhiều tác giả để làm sáng tỏ nội dung cần trình bày
theo yêu cầu của đề tài.
6. óng góp của đề tài
- Về mặt lý luận: Nghiên cứu về đề tài này cố gắng bổ sung, làm phong phú thêm
sự hiểu biết về thể chế quân chủ lập hiến thời cận đại nói chung và nền quân chủ
lập hiến Đức và Nhật Bản nói riêng. Từ đó tìm hiểu về đời sống chính trị quốc tế
ngày nay là điều hết sức cần thiết.

- Về mặt thực tiễn: Việc nghiên cứu này nhằm làm tài liệu học tập, tham khảo cho
những ai quan tâm đến lĩnh vực chính trị thế giới thời cận đại.
Tuy nhiên, với sự hạn chế về thời gian, về tài liệu tham khảo và khả năng nghiên
cứu của bản thân nên đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sót.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài
gồm có hai chương.
Chương 1: Sự hình thành thể chế qn chủ lập hiến của Đức và Nhật Bản cuối thế
kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Chương 2: Tương đồng và khác biệt về thể chế quân chủ lập hiến giữa Đức và Nhật
Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.


6

NỘI DUNG
C ƢƠN

1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH THỂ CHẾ QUÂN CHỦ LẬP HIẾN

CỦA ỨC VÀ NHẬT BẢN CUỐI THẾ X X ẦU THẾ KỈ XX
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các học thuyết về tƣ tƣởng - chính trị
Trong lịch sử tư tưởng - chính trị của nhân loại thì các tư tưởng về nhà nước
ln giữ vai trị quan trọng. Đặc biệt, là những tư tưởng về việc phân chia quyền
lực, tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Đó được coi là những tư tưởng giữ vị
trí trọng yếu. Tư tưởng phân quyền đã được các nhà tư sản thế kỉ XVII - XVIII mà
điển hình là Vonte, Locke và Moongtexkiơ kế thừa và phát triển toàn diện.
1.1.1.1. Học thuyết của Phrăng Xoa Mari Aruê Vonte
Phrăng Xoa Mari Aruê Vonte sinh năm 1694 tại thủ đô Pari, cha là một quan

chức và mẹ là dòng dõi quý tộc. Năm 1701, ông vào học trường trung học quý tộc
Louis Đại đế, năm 19 tuổi ơng sang Hà Lan, ít lâu sau trở về Paris làm nhân viên
tòa án. Là một nhà tư tưởng lớn ở Pháp, ông luôn phấn đấu phát huy quyền làm
người, bảo vệ quyền tự do cá nhân, tự do tôn giáo và quyền được phán xử cơng
minh. Ơng thường cơng khai phát biểu địi cải cách những bất cơng trong xã hội,
qua những bình luận có tính châm biếm, Vonte thường chỉ trích Giáo hội và nhà
nước Pháp thời đó. Mặc dù, lúc bấy giờ ở Pháp rất khắt khe với những người chống
đối.
Vonte đi đầu trong đội tiên phong các nhà khai sáng, ông đã thể hiện lợi ích
của giai cấp tư sản, hy vọng cải tạo xã hội bằng con đường tiến hành kịp thời các
cải cách ở thượng tầng. Vonte đã phê phán chế độ phong kiến bằng các học thuyết
pháp luật tự nhiên, các đạo luật tự nhiên được ông gọi là đạo luật của lý trí, tạo cho
con người bình đẳng và tự do - đó là quyền tự nhiên quan trọng nhất. Với nó, là tư
tưởng gắn việc bãi bỏ những đặc quyền phong kiến và chủ trương tự do tín ngưỡng,
tự do báo chí, tự do ngơn luận, phê phán bất công phong kiến. Vonte nhận xét tinh
tế rằng “bất công sẽ là hợp lý nếu như thấy quý tộc sinh ra trên yên ngựa còn
người nghèo khổ thì khốc n cương trên lưng” [29; 23].


7

Qua đó cho thấy, các quan điểm của Vonte mang tính ơn hịa, phê phán chế độ
chun chế đồng thời bảo vệ cho nền “quân chủ khai sáng” vì theo ông, chỉ có vị
quân chủ khai sáng mới mong muốn bãi bỏ những đặc quyền phong kiến của quý
tộc và Giáo hội thì xã hội được tái tạo trên cơ sở của lý trí.
1.1.1.2. Học thuyết của John Locke
Locke sinh năm 1632, là một nhà triết học, nhà chính trị người Anh. Ơng sinh
trưởng trong một gia đình Thanh giáo, là con trai của một chủ đất nhỏ hành nghề
luật sư. Năm 1646 ông vào học trường Westminster tại Luân Đôn và tiếp tục học
trường Chirt church của đại học Oxford vào năm 1652, ông lấy bằng cử nhân năm

1656 và bằng thạc sĩ năm 1658, làm giảng viên tại trường từ năm 1660. Trong thời
gian công tác tại trường ông quan tâm đến khoa học thực nghiệm và Hội viên hội
Hồng gia năm 1668. Năm 1683 vì sợ bị nghi ngờ dính líu đến một âm mưu ám sát
nhà vua nên ông quyết định sang Hà Lan, nơi đây ông đã viết tác phẩm “luận về sự
hiểu biết của con người”.
Cuộc cách mạng quang vinh năm 1688 không chỉ đánh dấu một bước ngoặt
cho nước Anh mà với cả Locke. Ông trở về nước Anh và tiếp tục xuất bản các tác
phẩm “Luận về sự hiểu biết của con người” và “Hai chuyên luận về chính quyền”.
Trong các tác phẩm đó được coi là lý thuyết đầu tiên chống lại tư tưởng chuyên
chế, ông đã đưa ra lý thuyết về sự giới hạn quyền lực chuyên chế của nhà vua. Lý
thuyết căn bản của Locke dựa trên hai nền tảng tự nhiên của con người và khế ước
xã hội. Locke cho rằng “con người vốn dĩ tự do, bình đẳng và độc lập, đã chọn lựa
cuộc sống chung cùng với những người khác và phải chịu từ bỏ trạng thái tự nhiên
để tuân thủ một khế ước xã hội. Nhằm có được một sự an ninh tốt hơn khơng thể
có được khi ở trạng thái tự nhiên. Họ nhất trí sống theo ý chí của số đơng và chính
vì mục đích này mà các chính phủ được thành lập”[14; 33].
Locke còn là người đầu tiên khởi thảo ra hệ thống lý luận hoàn chỉnh về học
thuyết phân quyền và được thể hiện trong tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính
quyền”. Về quyền lực nhà nước ơng cho rằng: chỉ có thể có một quyền lực tối cao
là cơ quan lập pháp mà tất cả các quyền lực còn lại phải phụ thuộc vào nó. Theo đó
có thể thấy Locke đồng nhất quyền lực nhà nước với quyền lập pháp.


8

Ông chia quyền lực nhà nước thành các phần: lập pháp, hành pháp và liên
minh. Theo đó quyền lập pháp là quyền lực cao nhất trong nhà nước và phải thuộc
về Nghị viện. Nghị viện phải họp định kì thơng qua các đạo luật, quyền hành pháp
phải thuộc về nhà vua, nhà vua lãnh đạo việc thi hành pháp luật, hoạt động của nhà
vua phụ thuộc vào pháp luật và vua khơng có đặc quyền nhất định nào với Nghị

viện, khơng cho phép vua thâu tóm quyền lực về tay mình và xâm phạm tới các
quyền tự do của cơng dân. Nhà vua thực hiện quyền liên minh, tức là giải quyết các
vấn đề chiến tranh, hịa bình, đối ngoại.
Như thế, cơ cấu nhà nước đối với Locke không quan trọng bằng việc quyền lập
pháp - quyền quyết định trật tự xã hội và phúc lợi chung. Chính vì thế, cơ quan lập
pháp không cần phải họp thường xuyên nhưng nhánh hành pháp nơi chịu trách
nhiệm đảm bảo luật pháp được thực thi thì cần được duy trì hoạt động liên tục trong
xã hội.
Những luận điểm phân quyền của Locke đã được nhà khai sáng người Pháp
Môngtexkiơ phát triển thành học thuyết hồn chỉnh.
1.1.1.3. Học thuyết của Mơngtexkiơ
Lui Mơngtexkiơ (1689 - 1775). Là nhà triết học, kinh tế học, xã hội học, sử
học. Là một trong những nhà tư tưởng khai sáng của nước Pháp, mở đầu phong trào
giải phóng tư tưởng vĩ đại. Sinh trưởng trong một gia đình quý tộc, ông được hấp
thụ một nền giáo dục ưu tú lúc bấy giờ. Tốt nghiệp đại học luật ông làm việc trong
ngành tư pháp và chưa đầy 30 tuổi ơng đã giữ chức chủ tịch tịa án Bordeaux.
Vì lẽ đó, ơng hiểu khá rõ hệ thống cai trị và thực chất chế độ chuyên chế của
nhà nước phong kiến. Ông đã trình bày học thuyết của mình trên một số lĩnh vực,
điều này thể hiện trong một số tác phẩm chủ yếu như: “Những bức thư Ba Tư”
(1721), “Nhận xét về nguyên nhân hưng thịnh và suy tàn của La Mã” (1734)…
Quan điểm cơ bản của Môngtexkiơ là phê phán chế độ phong kiến và nhà nước
quân chủ chuyên chế, chế độ chuyên chế đối lập với cái gọi là hình thức ơn hịa. Sự
vạch trần chế độ phong kiến và tuyên bố nguyên tắc tự do chính trị, học thuyết
chính trị mang tinh thần tư sản do ơng xây dựng đã đưa ông vào hàng ngũ những
nhà tư tưởng vĩ đại của thời đại đó. Ơng cho rằng “Chế độ chun chế khơng thể
dung hịa với tự do, từ đó rút ra kết luận để có tự do phải tiêu diệt chuyên chế,


9


Môngtexkiơ phê phán kịch liệt nhà thờ thiên chúa giáo, vạch trần bộ mặt giả dối và
điểu cáng của giáo sĩ, sự mù quáng, ăn bám của giáo hội” [31; 237].
Ông chia thể chế nhà nước ra làm 3 loại là độc tài, quân chủ lập hiến và cộng
hòa. Phê phán thể chế độc tài, ca ngợi thể chế cộng hịa là tốt đẹp và chủ trương
rằng thể chế chính trị hợp lí nhất của Pháp và nhiều nước là quân chủ lập hiến
giống như Anh và Đức. Việc tách biệt nền quân chủ lập hiến đối lập với nền
chuyên chế có ý nghĩa to lớn. Bởi vì, hình thức quân chủ được nhà tư tưởng hiểu là
quyền lực hạn chế theo kiểu quân chủ lập hiến Anh, theo ông nền quân chủ là
quyền lực của một người được thực hiện trên cơ sở các đạo luật.
Mặc dù, Môngtexkiơ khẳng định rằng, nguyên tắc quân chủ khác với chuyên
chế là “danh dự”. Đồng thời, trong học thuyết về nền quân chủ cịn thể hiện tính
hạn chế q tộc, chính ơng cũng cho rằng: cần giữ lại một vài đặc quyền của quý
tộc (đặc quyền thuế má, xét xử ưu đãi…) cũng như thiết lập nghị viện tối cao bao
gồm đại diện quý tộc… theo ông, trong mỗi quốc gia đều có những người khác biệt
với người khác, bởi ưu thế sinh ra của cải và bổng lộc. Do vậy, phần tham gia của
họ vào lập pháp phải phù hợp với ưu thế này.
Tư tưởng tự do chính trị của Mơngtexkiơ gắn liền với tư tưởng tự do công
dân, thể hiện ở an ninh hay tin tưởng vào an ninh của mình. “Để đảm bảo và thực
hiện quyền này thì cần tuân thủ nghiêm minh pháp luật. Có thể đạt được điều đó
bằng con đường phân chia quyền lực ra thành lập pháp, hành pháp, tư pháp,
chúng hạn chế lẫn nhau, cân bằng nhau và tập trung trong các cơ quan khác
nhau”.[31; 242]. Và tự do chính trị khơng phải là để làm điều mong muốn, mà là
làm điều pháp luật cho phép “Tự do là quyền được làm tất cả những gì pháp luật
cho phép” [31; 240]. Đây là một trong những tư tưởng quan trọng nhất trong học
thuyết chính trị của Mơngtexkiơ.
Đóng góp quan trọng nhất của ơng là học thuyết “Tam quyền phân lập”, Học
thuyết này ra đời là một tiến bộ so với chế độ quân chủ phong kiến. Nó đã trở thành
ngọn cờ tư tưởng tập hợp quần chúng chống lại chế độ phong kiến. Trong thời kì
cách mạng tư sản thế kỉ XVII - XVIII, khi giai cấp tư sản giành chính quyền thì học
thuyết tam quyền phân lập trở thành nguyên tắc cơ bản về tổ chức, hoạt động của

nhiều nhà nước tư sản nhằm hạn chế sự độc quyền, lạm quyền. Nguyên tắc này tạo


10

ra cơ chế, kiềm chế và đối trọng giữa các quyền: hành pháp, lập pháp và tư pháp
trong nhà nước tư sản.
Ơng nêu ra ngun tắc phân quyền: đó là sự phân chia quyền lực giữa ba cơ
quan, lập pháp, tư pháp và hành pháp. Trong đó cơ quan lập pháp thuộc về Nghị
viện (Thượng nghị viện và Hạ ngị viện), cơ quan hành pháp thuộc về Chính phủ
(nhà vua) và cơ quan tư pháp thuộc về tòa án tối cao.
Như vậy, mục đích của học thuyết tam quyền phân lập là dùng quyền lực hạn
chế quyền lực. Không cho phép bất kì cơ quan nào nắm trọn vẹn quyền lực, theo
ông phân chia ba quyền và giữa các quyền ấy độc lập và giám sát lẫn nhau là điều
kiện cơ bản để đảm bảo tự do chính trị của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
Qua đây chúng ta có thể thấy, xuất phát từ điều kiện sống và hoàn cảnh lịch sử
lúc bấy giờ đã tác động đến nhận thức của những nhà tư tưởng - chính trị. Tiêu biểu
là những tư tưởng tiến bộ của Vonte, Locke, Môngtexkiơ, đều chống lại chế độ
chuyên chế, chuyên quyền, tiêu diệt giáo hội và giá trị cao nhất họ tuyên bố là ý
thức và sự tự do của nền chính trị tư sản.
Cơ cấu tổ chức nhà nước như nêu ở trên sẽ thể hiện được tư tưởng: sự thống
nhất của nhà vua, lập pháp và cơ quan đại diện và nhà nước dưới hình thức quân
chủ lập hiến sẽ hoạt động không phụ thuộc vào ý chỉ của bất kì giai cấp nào. Đó là
những đóng góp rất lớn so với giai đoạn trước, thể hiện sự tiến bộ lịch sử. Đồng
thời với những khái niệm về quyền tự nhiên, khế ước xã hội và những đóng góp
khác đã đưa các ông trở thành những nhà khai sáng của thời đại lúc bấy giờ.
1.1.2. Một số thuật ngữ, khái niệm
1.1.2.1. Nhà nƣớc
Nhà nước là tổ chức chính trị của xã hội, công cụ cơ bản của quyền lực chính
trị trong xã hội có giai cấp. Nhà nước ra đời trong q trình phân cơng lao động xã

hội, hình thành chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và phân chia xã hội thành
giai cấp. Là một bộ phận quan trọng của kiến trúc thượng tầng, nhà nước phản ánh
và phục vụ những quan hệ sản xuất nhất định, những lợi ích của giai cấp chiếm địa
vị thống trị về kinh tế trong xã hội nhất định. Nhà nước nào cũng thực hiện chuyên
chính nhằm bảo vệ giai cấp cầm quyền và duy trì trật tự xã hội bằng những công cụ


11

cưỡng bức (quân đội, cảnh sát, nhà tù..) các nhà nước đều thực hiện chức năng đối
nội và đối ngoại.
Có nhiều kiểu và hình thức nhà nước khác nhau đã hình thành trong lịch sử,
tương ứng với các hình thái kinh tế, xã hội thì có các kiểu nhà nước khác nhau: nhà
nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước xã hội
chủ nghĩa. Trong mỗi kiểu nhà nước lại có các hình thức khác nhau. Nhân tố quyết
định những hình thức khác nhau của một kiểu nhà nước là tương quan lực lượng
giai cấp và đặc điểm dân tộc của từng nước (Theo Từ điển bách khoa lịch sử thế
giới của Nguyễn Xuân Chúc).
Nhà nước là bộ máy tổ chức chính trị do giai cấp nắm chính quyền thành lập,
nhằm duy trì quyền lợi, địa vị của mình. Nhà nước xuất hiện do xã hội phân chia
thành giai cấp. Nhà nước không tồn tại vĩnh viễn, sẽ tự tiêu vong khi xã hội khơng
cịn giai cấp (Dẫn theo từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông).
Theo quan điểm học thuyết của Mác - Lê Nin thì nhà nước mang bản chất giai
cấp, nhà nước chỉ ra đời khi xã hội phân chia giai cấp. Đã có 4 kiểu nhà nước được
hình thành do 4 giai cấp tương ứng lập ra: nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến,
nhà nước tư sản, nhà nước vơ sản.
Tóm lại, nhà nước hiểu theo nghĩa pháp luật, là một tổ chức xã hội đặc biệt
của quyền lực chính trị, được giai cấp thống trị thành lập nhằm thực hiện quyền lực
chính trị của mình, vì thế nhà nước mang bản chất giai cấp. Nhà nước xuất hiện kể
từ khi xã hội loài người phân chia thành những lực lượng giai cấp đối kháng nhau,

là bộ máy do lực lượng nắm quyền thống trị (kinh tế, chính trị, xã hội) thành lập
nên. Nhằm mục đích điều khiển chỉ huy toàn bộ hoạt động của xã hội trong một
quốc gia.
Như thế, lịch sử xã hội loài người trải qua nhiều kiểu nhà nước và nhà nước tư
sản ra đời là kết quả của quá trình phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa, là thành quả trực tiếp của cách mạng tư sản.
Nhà nƣớc tƣ sản
Nhà nước tư sản là nhà nước tương ứng với hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ
nghĩa được hình thành ở Tây Âu từ các cuộc cách mạng tư sản cuối thế kỉ XVII đầu
thế kỉ XVIII. Sau khi cách mạng tư sản thắng lợi, nhà nước tư sản thay thế nhà


12

nước phong kiến. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa có hai giai cấp cơ bản: tư sản và
vơ sản có mâu thuẫn giai cấp đối kháng. Cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản là nền
sản xuất hàng hóa dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất với nền
công nghiệp tiên tiến, lực lượng sản xuất phát triển. Nhà nước tư sản có các hình
thức khác nhau: qn chủ lập hiến, cộng hịa đại nghị, cộng hòa tổng thống (Theo
Từ điển bách khoa lịch sử thế giới của Nguyễn Xuân Chúc).
Nhìn chung, xét dưới góc độ lịch sử, nhà nước tư sản với những thể chế qn
chủ lập hiến hay cộng hịa thì đều thể hiện nền dân chủ tư sản được thiết lập sau khi
cách mạng tư sản thắng lợi, cũng là bước tiến bộ rất lớn so với nhà nước phong
kiến. Đặc biệt, giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản được xác lập như: Nghị viện,
quyền tự do dân chủ, chế độ phổ thông đầu phiếu vào cơ quan quyền lực nhà
nước… đã đem lại cho xã hội luồng sinh khí mới, thúc đẩy sự phát triển của xã hội
tư bản nói riêng và của nền văn minh nhân loại nói chung.
Tuy nhiên, tồn tại trên cơ sở người bóc lột người và phục vụ cho chế độ đó. Nhà
nước tư sản không thể là nhà nước thực sự tiến bộ và dân chủ hồn tồn, những hạn
chế đó chúng ta thấy được qua từng giai đoạn phát triển của lịch sử.

1.1.2.2. Thể chế chính trị
Thể chế chính trị là một khái niệm được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, cụ
thể như sau:
Thể chế chính trị là khái niệm đồng nhất với khái niệm thiết chế, là những quy
định, luật lệ của một chế độ xã hội buộc mọi người phải tuân theo (Theo từ điển
tiếng việt).
Thể chế chính trị là hiện tượng chính trị xã hội, đặc thù của xã hội có giai cấp là
những chế định hợp thành những nguyên tắc, phương thức, cách thức vận hành của
chế độ chính trị trong một giai đoạn nhất định (Thể chế chính trị thế giới đương
đại).
Như vậy, dù có những khác biệt nhất định, song có thể hiểu thể chế chính trị
một mặt là những quy định, quy chế, chuẩn mực, quy phạm, nguyên tắc, luật lệ…
điều chỉnh và xác lập quan hệ chính trị. Nhằm bảo vệ quyền lực và lợi ích của giai
cấp cầm quyền.


13

Mặt khác, nó là hệ thống hình thức cấu trúc tổ chức, bộ phận chức năng cấu
thành hệ thống chính trị. Những vấn đề của một thể chế chính trị mà chúng ta cần
quan tâm nhất như: lập pháp, hành pháp, tư pháp, chính quyền địa phương, các
đảng phái chính trị, các phong trào xã hội và các tổ chức xã hội… Và thể chế chính
trị gồm có hai hình thức là cộng hòa và quân chủ lập hiến.
Cộng hòa
Cộng hịa là thể chế chính trị của một nước khơng có vua đứng đầu nhà nước mà
đại biểu được nhân dân bầu ra cầm quyền (bằng phổ thông đầu phiếu hay một số
người đại diện) (Theo Phan Ngọc Liên - Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông). Thể
chế cộng hịa được tổ chức dưới các hình thức như cộng hòa Đại nghị, cộng hòa
Tổng thống.
Quân chủ lập hiến

Theo cuốn: “Câu hỏi và trả lời về mơn thể chế chính trị đương đại” thì “Quân
chủ lập hiến” là một hình thức tổ chức nhà nước mà trong đó tồn tại vua nhưng đa
phần không nắm thực quyền, quyền lực thường nằm trong tay Quốc hội do đảng
chiếm đa số ghế đứng đầu. Đảng này cũng có quyền tự mình hoặc liên minh với
đảng khác để thành lập Chính phủ có thủ tướng là thành viên đảng đó. Trong các
nhà nước theo chính thể qn chủ thì quyền lực tối cao của nhà nước được trao một
phần cho người đứng đầu nhà nước còn một phần trao cho một cơ quan cao cấp
khác.
Thể chế quân chủ lập hiến là loại hình nhà nước mà trong đó vẫn tồn tại ngơi
vua nhưng có Hiến pháp do nghị viện ban hành. Hình thức chính thể này thường
tồn tại ở những nước mà cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến có sự
thỏa hiệp.
Trong các nhà nước tư sản theo chính thể quân chủ lập hiến, quyền lực của
nguyên thủ quốc gia (vua, nữ hoàng) bị hạn chế rất nhiều, với tư cách là nguyên thủ
quốc gia, nhà vua chỉ mang tính tượng trưng, đại diện cho truyền thống cho sự
thống nhất của quốc gia, khơng có nhiều quyền hành trong thực tế “nhà vua trị vì
nhưng khơng cai trị”.


14

Căn cứ vào mối tương quan giữa nhà vua và Nghị viện có thể chia chính thể
qn chủ lập hiến của nhà nước tư sản thành hai dạng: chính thể quân chủ nhị hợp
và chính thể quân chủ đại nghị.
Quân chủ nhị hợp
Thể chế quân chủ nhị hợp: là chính thể mà quyền lực của vua chỉ bị hạn chế
trong lĩnh vực lập pháp song lại rất rộng trong lĩnh vực hành pháp. Tuy vua có
quyền phủ quyết các đạo luật nhưng Nghị viện có thể xem xét tư cách của vua. Bộ
trưởng không chịu trách nhiệm trước Nghị viện mà chỉ chịu trách nhiệm trước vua.
Hình thức này tồn tại ở Nhật Bản (Hiến pháp năm 1889) và Đức (Hiến pháp năm

1871) (Theo lý luận về nhà nước và pháp luật của Phan Trung Hiền).
Như thế, chính thể quân chủ nhị hợp là thể chế chính trị mà quyền lực được chia
đều cho vua và Nghị viện.Tuy nhiên, quyền lực nhà vua thường lấn át Nghị viện và
trong nhiều trường hợp nhà vua có thể giải tán Nghị viện vô thời hạn.
Quân chủ đại nghị
Thể chế quân chủ đại nghị: Ngun thủ quốc gia hầu như khơng có quyền hạn
trong cả lĩnh vực lập pháp và hành pháp, quyền lập pháp được giao cho Nghị viện,
quyền hành pháp thuộc về chính phủ, nguyên thủ quốc gia hầu như chỉ làm cơng
việc chính thức hóa về mặt nhà nước những điều mà Nghị viện đã biểu quyết thông
qua (Lý luận về nhà nước và pháp luật).
Thể chế quân chủ đại nghị là thể chế trong đó vua là người đứng đầu nhà
nước, nhưng quyền lực lại tập trung trong tay nghị viện. Quyền lực của nhà vua chủ
yếu mang tính hình thức trị vì nhưng khơng cai trị, cịn nghị viện là cơ quan quyền
lực tối cao, có quyền thành lập và giải tán chính phủ, chính phủ chịu trách nhiệm
trước nghị viện. Tuy nhiên, quyền lực chủ yếu tập trung vào người đứng đầu cơ
quan hành pháp (Dẫn theo câu hỏi và trả lời về mơn thể chế chính trị đương đại)
Thể chế quân chủ đại nghị tiêu biểu ở Anh, Bỉ…Là loại thể chế vừa phát huy
được tính dân chủ trong thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân (do giai
cấp tư sản nắm thực quyền), vừa giữ được sự ổn định cho tầng lớp quý tộc phong
kiến cũ (mặc dù đã hết vai trị chính trị).
Tóm lại, thể chế quân chủ đại nghị với đặc trưng vua đứng đầu nhà nước
nhưng quyền lực tập trung trong tay Nghị viện (cơ quan quyền lực do nhân dân


15

bầu). Quyền lực nhà vua chủ yếu mang tính hình thức.Vua là người đứng đầu nhà
nước được coi như là “chế định tiềm tàng” trong trường hợp có khủng hoảng chính
trị.Trong đó Nghị viện là cơ quan quyền lực tối cao, có quyền thành lập và giải tán
Chính phủ, Chính phủ chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Song trên thực tế, quyền

lực chủ yếu tập trung vào người đứng đầu cơ quan hành pháp.
1.1.2.3. Tam quyền phân lập
Theo cuốn “Từ điển bách khoa lịch sử thế giới” thì tam quyền phân lập là học
thuyết pháp luật chính trị của giai cấp tư sản, theo đó quyền lực của nhà nước được
hiểu không phải là một thể chế thống nhất mà là một thể thống nhất, là sự phân chia
thành ba quyền: quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp được thực hiện độc lập với
nhau, kiểm soát với nhau, kiềm chế lẫn nhau.
Tư tưởng tam quyền phân lập được các nhà hiền triết đề xướng từ thời La Mã
cổ đại với đại diện tiêu biểu là Aríttốt và trở thành một học thuyết độc lập vào thế
kỉ XVIII gắn với tên tuổi của Môngtexkiơ. Học thuyết về sự phân chia quyền lực
gắn liền với lý luận về pháp luật tự nhiên đã đóng vai trị quyết định trong lịch sử
đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại sự độc đoán, chuyên quyền của nhà vua.
Cùng với sự thành lập chế độ tư bản, nguyên tắc phân chia quyền lực đã trở thành
một trong những nguyên tắc chính của chủ nghĩa lập hiến tư sản.
Xét dưới góc độ lịch sử, thuyết phân quyền là học thuyết chống lại chế độ quân
chủ chuyên chế, trong điều kiện giai cấp tư sản còn chưa đủ điều kiện đánh bại hẳn
giai cấp phong kiến quý tộc.
Có thể nói rằng, học thuyết tam quyền phân lập ra đời là vũ khí tư tưởng tiến
bộ của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống lại sự nô dịch chuyên chế của chế
độ phong kiến. Là một trong những đóng góp tiến bộ của nhà nước tư sản so với
các nhà nước trước đây.Vì vậy, mà Mơngtexkiơ ln có vị trí xứng đáng với lịch sử
và văn hóa Pháp cũng như lịch sử và văn hóa nhân loại. Học thuyết của ơng được
thực hiện sau cuộc cách mạng Pháp 1789 - 1794 và là định hướng cho nhiều nước
tư sản trên thế giới sau này.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kinh tế


16


Cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản nói chung và thể chế quân chủ lập hiến Đức,
Nhật Bản nói riêng đó chính là sự ra đời và phát triển của nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa.
“Vào giai đoạn cuối của chế độ phong kiến, nền sản xuất hàng hóa của nơng
dân và thợ thủ cơng đã đạt đến trình độ phát triển cao, nhất là ở các nước châu Âu,
làm xuất hiện hàng loạt các công trường thủ công và nhiều thành thị, trung tâm
thương mại lớn. Tầng lớp thị dân ngày càng đông đúc, tầng lớp tiểu thương tiểu
chủ ngày một nhiều, giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh và dần trở thành lực
lượng độc lập”. [46; 78].
Cũng trong giai đoạn này chế độ phong kiến tập quyền đạt tới đỉnh cao của sự
tập trung quyền lực, chế độ phong kiến cát cứ bị tan rã - người nơng nơ thốt khỏi
vịng cương tỏa của các lãnh chúa phong kiến, trở thành những người nông dân tự
do và những chủ tư hữu nhỏ. Những người này một phần vì khơng muốn sống ở
những vùng nơng thơn xa xơi.Vì phần lớn trong số họ bị bọn địa chủ tìm mọi cách
chèn ép và chiếm đoạt phần tài sản ít nhiều của họ, biến thành những người cùng
khổ vơ gia cư.Từ đó họ bỏ q hương di cư đến những trung tâm dân cư đông đúc
ở thành thị để kiếm sống. Đây chính là lực lượng bổ sung hùng hậu cho các công
trường thủ công.
Cùng với sự bần cùng hóa của nơng dân, sự cạnh tranh giữa các tiểu thương,
tiểu chủ ở thành thị đã làm cho hàng loạt người rơi vào tình trạng phá sản, buộc
phải bán sức lao động cho những chủ mới ở ngay công xưởng của mình. Đây là
nguồn nhân lực thứ hai bổ sung vào lực lượng những người làm thuê, lúc đầu làm
trong các cơng trường thủ cơng và sau đó là các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ.
Như vậy, một phương thức sản xuất mới ra đời ngay trong xã hội - phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Là một phương thức sản xuất tiến bộ hơn so với
phương thức sản xuất phong kiến. Sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa đòi hỏi phải phá vỡ quan hệ sản xuất phong kiến đã lỗi thời. Kìm hãm sự
phát triển sản xuất và giao lưu, giải phóng nơng nơ hồn tồn khỏi lệ thuộc vào địa
chủ.
Tóm lại, cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản là các quan hệ sản xuất được thiết

lập dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư,


17

trong chế độ này người nắm tư liệu sản xuất là các nhà tư sản cịn cơng nhân là
người vơ sản.
Thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu, Bắc Mỹ được mở đầu
bằng cách mạng tư sản Nêđéclan (1566) và kết thúc bằng một loạt các cuộc cách
mạng tư sản ở Đức, Ý… trong những năm 60, 70 của thế kỉ XIX đã đánh dấu sự
thắng lợi hoàn toàn của một phương thức sản xuất mới, phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến, một sự thắng thế của phương thức sản
xuất tiên tiến, ưu việt đối với một phương thức sản xuất đã lỗi thời, lạc hậu. Với
thắng lợi đó giai cấp tư sản đã xác lập địa vị thống trị của mình. Sự thành cơng của
các cuộc cách mạng tư sản đã đưa đến sự thiết lập nhà nước của giai cấp tư sản với
thể chế cộng hòa và qn chủ lập hiến.
1.2.2. Chính trị
Trong q trình đấu tranh chống chế độ phong kiến thối nát, giai cấp tư sản đã
hình thành nên một mặt trận đấu tranh khơng kém phần quyết liệt, mặt trận tư
tưởng đả phá mạnh mẽ vào những quan điểm, thế giới lạc hậu, bảo thủ tồn tại hàng
trăm năm. Trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến, giai cấp tư sản là đại
diện cho lực lượng tiến bộ, nhằm chống áp bức, bất công của chế độ phong kiến,
đưa nhân loại đến với những giá trị tư tưởng của nền dân chủ tư sản.
Để chấm dứt chế độ phong kiến với những tư tưởng lạc hậu và đặt nền móng
cho sự hình thành các thể chế tự do, dân chủ. Từ đó, một loạt các học thuyết tư
tưởng - chính trị của nhiều học giả tư sản được ra đời, đó là lý thuyết về sự phân
chia quyền lực. Học thuyết này được các nhà triết học đặt ra từ thời La Mã cổ đại,
với nhà đại diện tiêu biểu là Aristote (384 - 32TCN).
Tuy nhiên, đến thời kỳ khai sáng (thế kỉ XVII - XVIII), thì tư tưởng phân
quyền trong bộ máy nhà nước tư sản mới trở thành một lý thuyết toàn diện và độc

lập. Ở Đức, vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, có những đóng góp lớn của
những nhà tư tưởng chính trị như: Học thuyết về nhà nước và pháp luật của Cantơ,
ông là người đầu tiên hệ thống hóa chủ nghĩa tự do - nền tảng tư tưởng cho giai cấp
tư sản. Và một trong những nhà tư tưởng vĩ đại của nước Đức trong thời đại bấy
giờ cịn có Hêghen. Ơng thiện cảm với nền quân chủ lập hiến và cho rằng nó phản
ánh tốt nhất bản chất của tư tưởng đạo lý.


18

Ngồi ra, với những đóng góp từ triết gia người Anh gồm có John Locke (16321704) và đóng góp lớn nhất là nhà luật học Môngtexkiơ (1689 -1755). Như đã trình
bày ở phần trên.
Như thế, sự xuất hiện học thuyết về sự phân chia quyền lực của các học giả tư
sản nói trên đã thể hiện sự tiến bộ, dân chủ, nhân đạo về việc phục vụ đắc lực cho
cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài chuyên chế, sự lạm quyền trong quá trình thực
hiện quyền lực nhà nước, bảo vệ tự do cho con người. Tư tưởng phân quyền của
các học giả tư sản kể trên là đối thủ đáng sợ của chủ nghĩa chuyên chế phong kiến,
những học thuyết này gắn với lý luận về pháp luật tự nhiên, đã đóng góp vai trị
quyết định trong lịch sử đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại sự độc đốn chun
quyền của nhà vua.
Ngồi ra, vào buổi đầu thời cận đại, sau cách mạng tư sản thì giai cấp tư sản
đã thiết lập thể chế chính trị qn chủ lập hiến. Trong đó điển hình là nền quân chủ
lập hiến Anh. Sau thắng lợi của cuộc cách mạng tư sản chống phong kiến không
triệt để, của sự thỏa hiệp và liên minh giữa giai cấp tư sản và q tộc mới. Hình
thức chính thể của nhà nước Anh là quân chủ nghị viện được thiết lập theo nguyên
tắc tam quyền phân lập và trong suốt thời cận đại thì thể chế quân chủ lập hiến Anh
từng bước được hồn thiện và định hình. Khơng những thế, thể chế chính trị Anh
cịn là cơ sở cho sự thiết lập thể chế quân chủ lập hiến ở các nước vào giai đoạn
cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, tiêu biểu như là Đức, Nhật và Nga.
1.2.3. Xã hội

Trong xã hội tư sản hai giai cấp chủ yếu song song tồn tại: tư sản và vô sản,
giữa họ tồn tại mâu thuẫn đối kháng khơng thể điều hịa. Ngồi ra, cịn có các giai
cấp tầng lớp khác như nơng dân, thợ thủ công, tiểu thương…Mặc dù, kết cấu giai
cấp của xã hội tư bản đa dạng và phức tạp. Nhưng thực chất nhà nước tư sản chỉ đại
diện và bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản. Nhà nước tư sản thực hiện chuyên chính
tư sản, Lê Nin đã chỉ rõ “những hình thức của nhà nước tư sản thì hết sức khác
nhau nhưng thực chất chỉ là một.Chung quy lại thì tất cả những nhà nước ấy, vơ
luận thế nào tất nhiên phải là nền chun chính tư sản” [46; 80].


19

Giai cấp tư sản đại diện cho phương thức sản xuất mới và tiến bộ lúc đó đã
nhận thấy cần phải lật đổ chế độ phong kiến để thiết lập nền thống trị của giai cấp
mình.
Bước chuyển tiếp đó được thực hiện thành công thông qua một loạt các cuộc
cách mạng tư sản. Cách mạng tư sản Hà Lan (1566), vừa là cuộc chiến tranh giải
phóng dân tộc vừa là cuộc cách mạng tư sản, báo hiệu sự sụp đổ của chế độ phong
kiến. Cách mạng tư sản Anh (1640), đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
và có ảnh hưởng lớn đến tiến trình phát triển của lịch sử thế giới. Tiếp đến, phong
trào cách mạng lan rộng ra châu Âu, tiêu biểu là cách mạng Tây Ban Nha, Đức, Ý,
Nga..Cịn ở phương Đơng, nước Nhật tiến hành cuộc cách mạng tư sản đưa Nhật
trở thành một nước tư bản phát triển. Các cuộc cách mạng tư sản đã lật đổ chế độ
phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền, thiết lập và phát triển hệ
thống chính trị tư sản.
Tuy nhiên, do thế lực của mình cho nên giai cấp tư sản buộc phải liên minh để
thực hiện cách mạng. Qua các cuộc cách mạng chúng ta có thể thấy cơ sở xã hội để
thiết lập quân chủ lập hiến nói chung và của Đức, Nhật Bản nói riêng đó là xuất
phát từ vai trò lãnh đạo cách mạng. Nếu cách mạng mà giai cấp lãnh đạo có sự liên
minh giữa tư sản và quý tộc mới, thì sau cách mạng thiết lập nền qn chủ lập hiến.

Bởi vì, nó dung hịa quyền lợi giữa hai giai cấp này. Tuy nhiên, dung hòa ở đây
khơng phải đảm bảo hồn tồn cho giai cấp phong kiến, mà chỉ là một bộ phận
phục vụ cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa cho giai cấp tư sản (vua hạn chế quyền
lực bởi Quốc hội vua chỉ tuân theo Hiến pháp).
Đúng như vậy, ở Đức chủ nghĩa tư bản ra đời chậm hơn so với các nước khác
ở Tây Âu, đất nước bị cát cứ, chế độ phong kiến phục hồi cho nên phong trào dân
tộc dân chủ phát triển mạnh. Chính vì vậy, giai cấp tư sản ra đời muộn lại khơng đủ
dũng khí đấu tranh quyết liệt chống chế độ phong kiến cho nên họ bắt tay với tầng
lớp quý tộc tư sản hóa để chống chế độ phong kiến và sau cách mạng thiết lập thể
chế nhà nước quân chủ lập hiến. Sau cách mạng thì thế lực kinh tế tư bản của tầng
lớp quý tộc tư sản hóa, họ tăng cường tham gia vào các tổ chức lũng đoạn về công
nghiệp và ngân hàng ở Đức. Với thế lực kinh tế như thế họ tiếp tục bành trướng và
nắm quyền chính trị.


20

Ở Nhật Bản cũng thế, giai cấp tư sản được hình thành trên cơ sở sự phát triển
của cơng thương nghiệp. Nhưng giai cấp tư sản Nhật còn non yếu chưa đủ khả
năng nắm quyền lãnh đạo chống chế độ phong kiến mà vai trò do bộ phận võ sĩ có
xu hướng tư sản hóa.
Tóm lại, nhà nước quân chủ lập hiến ra đời là kết quả tất yếu của quá trình phát
triển phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, là thành quả trực tiếp của cách mạng
tư sản.Tuy nhiên, ở mỗi nước qua quá trình phát triển chủ nghĩa tư bản khác nhau
cùng với ưu thế, vị trí của các tầng lớp trong xã hội có sự thay đổi. Cho nên, nền
quân chủ lập hiến của các nước được xác lập sau này như Đức, Nhật Bản và Nga
thì ln có sự học hỏi, nối tiếp nền qn chủ lập hiến của các nước buổi đầu thời
cận đại.
1.3. Khái quát tình hình của ức và Nhật Bản ở cuối thế kỉ X X đầu thế kỉ XX
1.3.1. Tình hình nƣớc ức

1.3.1.1. Chính trị
Từ những năm 60 của thế kỉ XIX, đây cũng là thời điểm mà những mâu thuẫn
trong xã hội Đức ngày càng lộ rõ. Đó là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với chế độ
quân chủ chuyên chế, giữa giai cấp nông dân cùng đông đảo quần chúng lao động
với giai cấp quý tộc phong kiến. Thực chất điều đó phản ánh mâu thuẫn giữa sức
sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển với quan hệ sản xuất phong kiến lạc
hậu đang kìm hãm sức sản xuất.
Vậy nên, mục đích cơ bản mà giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc tư sản hóa đã
thực hiện được đó là chấm dứt tình trạng chia cắt đất nước, mở đường cho nền kinh
tế tư bản chủ nghĩa phát triển, tạo ra một nước Đức thống nhất, hùng mạnh.
Quá trình thống nhất nước Đức chính thức diễn ra từ năm 1864 và kéo dài đến
năm 1871 thì hồn thành. Đặc biệt, là chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871). Ngày
17 tháng 7 năm 1870, Napôlêông III tuyên chiến với Phổ. Trong cuộc chiến này
nước Pháp đơn độc, trong khi Phổ được sự ủng hộ của nhiều nước Anh, Nga, Italia,
nên cuối cùng thất bại ở Xơđăng. Ngày 2 - 9 - 1870, văn kiện đầu hàng vơ điều
kiện được kí kết, cùng với Napôlêông là 83.000 quân Pháp bị bắt làm tù binh. Pháp
bồi thường chiến phí 5 tỷ phrăng vàng và nhường cho Đức hai tỉnh Andát và Loren.


21

Với việc giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, nước Đức đã hồn
thành cơng cuộc thống nhất từ trên xuống, do tầng lớp quý tộc tư sản hóa liên minh
với giai cấp tư sản tiến hành thơng qua vai trò lãnh đạo của Bixmac.
Ngày 18 tháng 1 năm 1871, đế quốc Đức tuyên bố thành lập, đánh dấu sự
thống nhất nước Đức được hoàn thành.Vua Phổ Vimhem I chính thức lên ngơi
hồng đế. Ngày 14 thàng 4 năm 1871 ban bố Hiến pháp. Theo bản Hiến pháp này
đế quốc Đức gồm có 22 bang và 3 thành phố tự do (Hămbuốc, Brêmen, Luybéc),
theo thể chế quân chủ lập hiến, cơ quan lập pháp của đế quốc gồm có Hội nghị liên
bang và Hội nghị đế quốc.

Quyền lực của Hội nghị liên bang lớn hơn quyền lực của Hội nghị đế quốc.
Quyền tối hậu quyết định thuộc về Hội nghị liên bang, đặc biệt là đối với các bảng
dự thảo về quan thuế cũng như các loại thuế quan trọng. Hội nghị liên bang khi
được hoàng đế phê chuẩn có thể giải tán Hội nghị đế quốc.
Hội đồng liên bang (tương đương với Thượng viện), gồm 58 đại biểu các bang
cử tới và hoạt động theo chỉ thị của chính phủ các bang. Quốc hội gồm 382 đại
biểu, nhiệm kì 3 năm và do phổ thơng tuyển cử (1/100.000 cử tri), các bang vẫn giữ
hình thức vương quốc, có vua, có Thủ tướng và quốc hội một viện nhưng quyền lực
bị thu hẹp, nhiều chức năng thuộc về nhà nước liên bang. Phổ là bang lớn nhất,
mạnh nhất trong liên bang Đức lúc đó, Phổ chiếm 61% dân số, 64% lãnh thổ. Phổ
lại đảm nhận việc tiến hành cơng cuộc thống nhất nước Đức nên có uy quyền lớn
trong liên bang.
Tinh thần Phổ hóa nước Đức cũng được thể hiện rõ trong Hiến pháp năm
1871: vua Đức phải là vua Phổ, theo cha truyền con nối đồng thời thủ tướng Phổ
cũng kiêm nhiệm chức vụ thủ tướng của đế quốc Đức, thủ tướng chỉ chịu trách
nhiệm trước hoàng đế chứ không chịu trách nhiệm trước Nghị hội đế quốc.
Như vậy, sau khi thống nhất, nước Đức đã thiết lập nền dân chủ tư sản với thể
chế quân chủ lập hiến hay nói cách khác chính thể qn chủ lập hiến là sản phẩm
của cuộc cách mạng tư sản chống phong kiến không triệt để. Nhà nước tư sản Đức
thể hiện rõ nhất sự cấu kết giữa tư sản và quý tộc tư sản hóa (quý tộc Gioongke
theo cách gọi của Mac) và mang nặng tính quân phiệt. Mác nhận xét: “đó là nền
độc tài quân sự được tổ chức theo lối quan liêu, được bảo vệ bằng cảnh sát, được


×