Ọ
N N
Ọ SƢ P
M
K OA LỊ
SỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Du lịch
omestay tại thành phố à Nẵng
Sinh viên thực hiện : Lê Thị Lành
Ngƣời hƣớng dẫn : Lê Thị Thu Hiền
à Nẵng, tháng 5/ 2013
MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với sự ra đời của hãng du lịch Thomas Cook vào năm 1890 thì đến nay, du
lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế, dịch vụ phát triển. Nó được ví như
“ngành cơng nghiệp khơng khói” mang lại nhiều lợi nhuận cho các quốc gia. Ở
Việt Nam, du lịch là một ngành cơng nghiệp – dịch vụ cịn non trẻ và đầy tiềm
năng, hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Chính vì vậy, việc nghiên
cứu những mặt tích cực và hạn chế mà du lịch mang lại đã thu hút sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu. Nếu như hiện nay, các vấn đề về tài nguyên thiên
nhiên và những tác động của hoạt động du lịch đến môi trường đã được chú trọng
thì các giá trị văn hóa xã hội về các mặt tài nguyên văn hóa, dân cư bản địa, đặc
biệt là các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc cũng bắt đầu nhận được sự
quan tâm của các cấp, các ngành ở Việt Nam.
Trong q trình nghiên cứu đó, một trong những vấn đề quan trọng được đặt
ra là vấn đề phát triển du lịch với mục đích kinh tế đang đe dọa mơi trường sinh
thái và văn hóa bản địa, ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của du lịch, hay nói
cách khác đó là yêu cầu phát triển du lịch bền vững nhằm hạn chế các tác động
tiêu cực của hoạt động du lịch. Và một số loại hình du lịch đã được ra đời nhằm
bảo đảm cho sự phát triển bền vững của du lịch như du lịch sinh thái, du lịch gắn
với thiên nhiên, du lịch mạo hiểm, du lịch khám phá… điển hình là du lịch
Homestay. Du lịch Homestay đã góp phần nâng cao hiệu quả của mơ hình du lịch
có trách nhiệm, định hướng cho sự phát triển lâu dài của du lịch Đà Nẵng
Cụm từ “Homestay Travel” ở nước ta còn là một khái niệm mới. Trong thời
gian gần đây, nó được nhắc đến khá nhiều với những hàm nghĩa đơn giản, nôm
na là hoạt động du lịch ở cùng người dân bản địa. Thông qua du lịch Homestay,
những điều tưởng chừng như xa lạ, những tầng văn hóa bị lãng quên như những
nét sinh hoạt mộc mạc của người dân, những phong tục xưa… được khám phá và
đưa cộng đồng địa phương đến gần khách du lịch hơn. Thơng qua đó những giá
trị văn hóa được bảo tồn, giữ gìn và phát huy.
Nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch vì sự phát triển bền
vững, dài hạn, đồng thời khuyến khích và tạo các cơ hội tham gia của người dân
địa phương mà trong những năm qua loại hình du lịch homestay đã và đang được
tiến hành triển khai tại các địa phương trong cả nước như: Bản Lác – Mai Châu
(Hịa Bình), Suối Voi – Lộc Tiên – Phú Lộc (Thừa Thiên Huế), vườn quốc gia
Ba Bể, thơn Sín Chải – Sapa (Lào Cai)…
Đà Nẵng – thành phố đáng sống bậc nhất, thành phố của những sự kiện cũng
không nằm ngoài xu hướng phát triển này của du lịch. Với những gì đã và đang
làm được, Đà Nẵng ngày càng khẳng định được vị thế và vai trò của mình. Song
bên cạnh cái ồn ào, náo nhiệt của một thành phố trẻ năng động, Đà Nẵng vẫn cịn
trầm mình n bình với những khơng gian xưa, khơng gian của làng quê với
những cánh đồng lúa trải dài ở Hòa Vang hay các làng nghề truyền thống (làng
đá Non Nước ở Hòa Hải, làng dệt chiếu Cẩm Nê ở Hòa Vang…), các lễ hội
truyền thống như lễ hội Cầu Ngư, lễ rước mục đồng… Đây là những điều kiện
cần thiết để tạo cơ sở cho sự hình thành và phát triển của du lịch Homestay. Tuy
nhiên, theo đánh giá của các chun gia kinh tế, việc phát triển mơ hình
Homestay tại Đà Nẵng vẫn cịn mang tính thử nghiệm, vừa làm vừa rút kinh
nghiệm cho từng khu vực. Do đó, cơng tác triển khai vẫn cịn chậm và chưa đi
vào nề nếp, chưa đúng quy tắc hoạt động của du lịch Homestay, du lịch bền
vững.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu và xây dựng một chương trình phát triển du
lịch Homestay ở Đà Nẵng là một công việc cần thiết hiện nay. Với mong muốn
đem lại cái nhìn cụ thể, xác thực và xây dựng một kế hoạch phát triển khả thi về
loại hình du lịch homestay ở thành phố Đà Nẵng trong tương lai tôi đã chọn đề
tài “Du lịch Homestay tại thành phố Đà Nẵng” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Du lịch Homestay là một khái niệm còn tương đối mới ở Việt Nam, tuy
nhiên, với một số khu vực trên thế giới như: châu Phi, châu
c, châu M La
Tinh… du lịch Homestay đã được hình thành từ năm 1970 với hình thức du lịch
làng bản. Sau đó, vào thập k 80 và 90 của thế k trước, du lịch Homestay nhanh
chóng lan rộng các nước châu
, trong đó có các nước trong khu vực
Indonesia, Philipin, Thái Lan; các nước khu vực khác:
SE N:
n Độ, Nepal, Đài
Loan… tạo thành một loại hình hấp dẫn, và ngày càng thu hút được sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu, theo đó du lịch Homsetay được đề cập đến trong một
số tác phẩm như: “Community Based Sustainble Tourist, A reader, 2000” (Du
lịch dựa vào cộng đồng), “Respondsible Ecological Social Tour, Thailand,
1997” (Sinh thái du lịch chịu trách nhiệm xã hội, Xuất bản năm 1997) đã đưa
ra những nhận định, định nghĩa, đặc trưng về du lịch Homestay.
Khơng chỉ nói về các định nghĩa chung chung về Homestay trên toàn thế
giới mà cụm từ “Homestay” còn xuất hiện trong một số ấn phẩm du lịch riêng
của từng nước. Các tác phẩm “Native Guide Safatri Tour” – cuốn sách hướng
dẫn du lịch của ustralia, hay “Sổ tay hướng dẫn du lịch Malaysia”, “Malaysia
– đất nước của những lễ hội”, “Khám phá Malaysia”… do Malaysia phát hành
cũng đã giới thiệu một cách khái quát về du lịch Homestay, về những địa điểm
Homestay hấp dẫn trên đất nước mình và cách thức tổ chức Homestay… Tuy
nhiên, nội dung của những tác phẩm đó cịn rất hạn chế, có đưa ra nhưng chưa
thật sự đi sâu vào nghiên cứu, đánh giá các giá trị, ý nghĩa của du lịch Homestay.
Ở Việt Nam, du lịch Homestay đã nhanh chóng trở thành một loại hình du
lịch đầy tiềm năng và là một xu thế phát triển mới của du lịch Việt Nam. Chính
vì vậy, nó khơng chỉ thu hút những khách du lịch mà còn thu hút sự quan tâm của
các nhà kinh doanh, nhà du lịch nghiên cứu về nó.
Về mặt cơ sở lý luận, cụm từ Homestay được đề cập đến với khía cạnh là
một loại hình lưu trú trong giáo trình “Tổng quan ngành lưu trú” của Nguyễn
Thị Hải Đường, hay trong giáo trình “Tổng quan cơ sở lưu trú du lịch” của
Nguyễn Vũ Hà và Đoàn Mạnh Cường. Tuy nhiên đây mới chỉ trình bày
Homestay dưới hình thức là một cơ sở lưu trú, chứ chưa mang nghĩa là một loại
hình du lịch.
Du lịch Homestay được nhắc đến như là một loại hình du lịch trong giáo
trình “Du lịch sinh thái” của TS Phạm Trung Lương… hoặc trong một số bài
báo trên mạng internet như: “Du lịch Homestay hút giới trẻ” của Vũ Thanh
Minh đăng trên web VietNamnet.vn, hay bài viết “Mới lạ homestay” trên tap chí
du lịch thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, “Khai thác hiệu quả du lịch
homestay - hướng phát triển du lịch bền vững” thuộc Chương trình Phát triển
Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Mơi trường và Xã hội – IIR (Viện Nghiên
cứu phát triển du lịch)…
Khơng chỉ đề cập đến Homestay ở Việt Nam nói chung mà tại các địa
phương cũng có những bài viết trên các trang web, các bài báo cáo nghiên cứu
của các học sinh, sinh viên đề cập đến du lịch Homestay như: “Du lịch
Homestay tại Hội An” trên trang web HoiAn.vn, “Nghiên cứu điều kiện phát
triển du lịch Homestay ở Sapa – Lào Cai” của Lê Thị Hiền Thanh (2008), đề
tài nghiên cứu Thạc sĩ khoa Du lịch học, trường Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn Hà Nội, hoặc là đề tài “Phát triển loại hình du lịch Homestay tại xã
Việt Hải – Cát Bà, Hải Phòng” của Phạm Thị Minh – sinh viên trường đại học
Sài Gòn… Song các tác phẩm bài báo nói trên đều mới chỉ nói chung chung về
các điểm du lịch Homestay hấp dẫn, cách thức làm Homestay mà chưa khái quát
và tập hợp nó lại thành một cơ sơ lý luận hồn chỉnh, khoa học.
Với du lịch Homestay ở Đà Nẵng thì chưa thật sự có bài viết nào đề cập đến
loại hình du lịch mới này, chỉ có một ít bài báo trên báo Đà Nẵng, báo Công
n
Nhân Dân như “Homestay – sản phẩm mới” hay trong “Sổ tay du lịch Đà
Nẵng” của Nhà xuất bản Đà Nẵng. Vì vậy nó cịn chưa rõ ràng, chưa có định
hướng phát triển về du lịch Homestay tại Đà Nẵng.
Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, tôi cố
gắng sưu tầm, tập hợp lại và hệ thống một cách đầy đủ, khoa học; góp phần tích
cực vào sự phát triển của vấn đề.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Du lịch Homestay tại thành phố Đà Nẵng” nhằm tìm
hiểu tiềm năng, cơ sở phát triển loại hình du lịch Homestay tại thành phố Đà
Nẵng, đồng thời đánh giá thực trạng hoạt động của nó. Từ đó đề xuất một số giải
pháp để khai thác loại hình du lịch này một cách có hiệu quả, góp phần vào sự
lớn mạnh của du lịch Đà Nẵng và tìm ra một hướng đi bền vững cho du lịch Đà
Nẵng cũng như cộng đồng dân cư địa phương.
4. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính mà đề tài hướng đến là loại hình du lịch Homestay trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng. Mặc dù nguồn tư liệu tương đối hạn chế, nhưng trong
phạm vi đề tài này tơi cố gắng tìm hiểu và trình bày một cách tồn diện, hệ thống
về loại hình du lịch mới này như khái niệm, đặc điểm, điều kiện phát triển, tiềm
năng và thực trạng cũng như giải pháp phát triển.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Du lịch Homestay có mặt trên khắp đất nước ta, mặc dù
mỗi vùng có cách tổ chức loại hình du lịch này riêng song việc tổ chức nó ở mỗi
miền trên đất nước ta đều mang nhiều nét tương đồng. Trong đề tài này, tôi tập
trung nghiên cứu loại hình du lịch Homestay xuất hiện và phát triển trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng từ năm 2009 đến nay.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu du lịch Homestay trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng, tập trung đi sâu vào khảo sát thực trạng loại hình du lịch này tại quận
Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Liên Chiểu và huyện Hòa Vang.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tƣ liệu
Trong q trình nghiên cứu đề tài này, tơi khai thác tư liệu từ nhiều nguồn
khác nhau. Trên cơ sở những tài liệu đã tham khảo, tôi chia thành các nguồn tư
liệu sau:
Tư liệu thành văn: Đây là nguồn tư liệu quan trọng, cung cấp hệ thống kiến
thức cơ bản làm cơ sở nền tảng lý thuyết cho đề tài.
- Tài liệu cung cấp một cách tổng quát nhất về khái niệm, đặc điểm… của
loại hình du lịch Homestay ở Việt Nam như: Travel and tourism của Richard
Sharply, Làng quê và du khách trong khu vực Asia, Niên giám du lịch Việt Nam
2009…
- Điều kiện tự nhiên và cư dân Đà Nẵng, một trong những yếu tố, điều kiện
tác động đến du lịch Homestay ở Đà Nẵng được cung cấp khá đầy đủ, chi tiết
trong: Đà Nẵng – Thế và lực mới trong thế kỷ XXI của Nxb Chính trị quốc gia,
Đà Nẵng – Thành tựu và triển vọng của Hoàng Long Nguyễn (Nxb Đà Nẵng)…
- Du lịch Homestay ở Đà Nẵng trong một số sách như : Sổ tay du lịch Miền
Trung, sổ tay du lịch Đà Nẵng, Cẩm nang du lịch Đà Nẵng 2012 của Sở Văn
hóa – Thể thao – Du lịch Đà Nẵng…
- Ngoài ra, các luận văn tốt nghiệp, các cơng trình nghiên cứu khoa học của
các sinh viê khóa trước, các bài viết trên các website tạo nền tảng, định hướng
cho việc hình thành cấu trúc đề tài, phương pháp trình bày đề tài.
Tài liệu thực địa: Là nguồn tư liệu sẽ thu thập được trong các chuyến đi thực
tế ở địa phương, các công ty du lịch.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu tôi sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích tư liệu
Trong q trình nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp lôgic và
lịch sử để xem xét các sự vật, hiện tượng, kết hợp với các phương pháp khác như
thống kê, mô tả, phân tích, tổng hợp. Vận dụng các phương pháp đó, trong q
trình nghiên cứu chúng tơi thực hiện đề tài qua các bước sau:
Thứ nhất: Tìm kiếm, sưu tầm, tập hợp tư liệu cần thiết, phù hợp với nội
dung nghiên cứu của đề tài. Tôi đã sử dụng các nguồn tư liệu đang được lưu trữ
tại các thư viện ở Đà Nẵng… Ngồi ra, tơi cịn tìm kiếm tư liệu thông qua bạn
bè, thầy cô, giáo viên hướng dẫn…
Thứ hai: Sau khi thu thập đầy đủ tư liệu, tôi tiến hành phân tích, thống kê
các nguồn tư liệu để tìm ra được tính tồn vẹn, phát hiện ra các mối quan hệ giữa
các vấn đề liên quan từ đó rút ra những kết luận cần thiết liên quan đến nội dung
của đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh đối chiếu
Để rút ra được những đặc điểm nổi bật của loại hình du lịch Homestay ở Đà
Nẵng, tơi đã sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu về nguồn gốc, đặc điểm, cơ
sở hình thành và vấn đề liên quan giữa các vùng miền.
- Phương pháp thực địa
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu trên, tôi tiến hành
nghiên cứu thực địa, khảo sát thực tế các sở ban ngành và công ty du lịch, du
khách và thu thập các thông tin từ những người làm trong công tác nghiên cứu,
bảo tồn tín ngưỡng văn hóa ở Đà Nẵng. Đây là phương pháp dùng để kiểm tra –
đối chứng sự chính xác của các thơng tin tránh được sự chủ quan áp đặt. Qua đó,
tìm được những thơng tin chính xác, đầy đủ phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
6. óng góp của đề tài
Thơng qua việc nghiên cứu về loại hình du lịch Homestay ở Đà Nẵng, đề tài
sẽ giúp mọi người có cái nhìn tồn diện, sâu sắc hơn về loại hình du lịch
Homestay ở Việt Nam nói chung và ở Đà Nẵng nói riêng.
Khơng những thế, với nghiên cứu của mình, tơi muốn tìm một cách nhìn
nhận đúng đắn và một hướng xây dựng mới cho loại hình du lịch này để khai
thác tối đa những lợi thế mà thành phố đang có.
Ngồi ra, tơi cũng mong muốn đề tài của mình khơng chỉ là những nghiên
cứu về mặt lý thuyết mà nó sẽ có tính vận dụng cao, góp phần làm phong phú
thêm cho nguồn tư liệu học tập, tham khảo của các bạn sinh viên, các giảng viên
trong các trường Đại học về chuyên ngành Du lịch và Văn hóa, hoặc là tài liệu
tham khảo cho các công ty lữ hành, các nhà làm du lịch và các cấp lãnh đạo du
lịch của thành phố xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển cho loại hình du
lịch Homestay ở Đà Nẵng.
7. ấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài có kết cấu
gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch Homestay
hƣơng 2: Tiềm năng phát triển du lịch Homestay ở Đà Nẵng
hƣơng 3: Thực trạng và giải pháp khai thác hiệu quả du lịch Homestay ở
Đà Nẵng
NỘ DUN
hƣơng 1: Ơ SỞ LÝ LUẬN V T Ự T ỄN VỀ DU LỊ
1.1. ơ sở lý luận về du lịch
OMESTAY
omestay
1.1.1. Khái niệm về du lịch Homestay
Trong từ điển tiếng Anh (Oxford), “Homestay” là cụm từ chỉ người khác từ
nơi khác, vùng khác đến ở tại nhà người dân nơi mình đến để học tập, tìm hiểu
văn hóa, lối sống của vùng đất mới. Thuật ngữ này xuất hiện đầu tiên trong lĩnh
vực giáo dục khi việc hợp tác quốc tế về giáo dục trở nên cấp thiết và vấn đề du
học trở nên phổ biến. Năm 1980, đã xuất hiện những câu slogan ấn tượng như:
“Open your home to the world and the world become your home” – Hãy mở
cánh cửa nhà bạn ra với thế giới và thế giới sẽ trở thành ngôi nhà của bạn”
Hoặc “Become part of my family” – Hãy là thành viên của gia đình chúng
tơi nhé!
Từ quan niệm về cụm từ Homestay mà khái niệm về du lịch Homestay xuất
hiện. Du lịch Homestay là một khái niệm mới, không chỉ tại Việt Nam mà trên
thế giới, khái niệm này vẫn đang trong q trình tranh luận để đi đến thống nhất
vì nó đã và đang được hiểu dưới nhiều gốc độ khác nhau và nghiên cứu với nhiều
tên gọi khác nhau như “du lịch nghỉ tại gia” hay “du lịch nhà dân”. Cụ thể hơn,
ta có thể thấy nhiều quan niệm khác nhau như sau:
Ở một số nước mà loại hình này tương đối phát triển như
ilen hoặc Thái
Lan, khái niệm Homestay được hiểu: “Là một loại hình du lịch cộng đồng, dành
cho các đối tượng khách thích được trải nghiệm cuộc sống cùng các hộ gia đình
tại nhà của họ, nhằm tìm hiểu về cộng đồng và phong cách sống của người dân
địa phương cũng như nâng cao hiểu biết về điều kiện tự nhiên và những nét văn
hóa đặc sắc thơng qua các hộ gia đình đó” [Community Based Tourism In
Thailand, Tạp chí nghiên cứu Đơng Nam ; tr.101].
Cịn theo ông Haji Sahariman Hamda – Chủ tịch hiệp hội Homestay tại
Malaysia: “Homestay là loại hình mà du khách sẽ được ở và sinh hoạt chung nhà
với người dân bản xứ như là thành viên trong gia đình để khám phá cách sống
của người dân, trải nghiệm cuộc sống thường ngày của họ để biết được văn hóa
của người dân nơi đó.” [Kinh nghiệm phát triển du lịch Homestay, Vietbao.vn].
Nhự vậy, qua các quan niệm trên, ta có thể thấy rằng trong lĩnh vực du lịch,
Homestay không chỉ là một phương thức lưu trú mà đã phát triển thành một loại
hình du lịch. Loại hình du lịch Homestay là hình thức du lịch mà mục đích trong
chuyến đi của khách là được ở nhà người dân bản địa để thơng qua đó tìm hiểu,
khám phá những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc của địa phương. Nhà dân không
chỉ là cơ sở lưu trú mà trở thành một tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn, độc
đáo.
1.1.2. Sơ lược về sự hình thành của du lịch Homestay
Du lịch Homestay được hình thành từ năm 1970 với hình thức cơ bản ban
đầu là du lịch làng bản, trong đó nổi bật với cuộc hành trình thăm quan từ
Iqualuit – thủ phủ mới của Canada – về cách sống của người thổ dân Inuit (bộ tộc
Navanut) đến vùng Kaigoorlie ở tây
ustralia. Trên hành trình của mình, khách
du lịch được các tổ chức du lịch và doanh nghiệp du lịch bản địa tại Canada và
ustralia đảm nhiệm việc chuyên chở, xây dựng các bảo tàng, nhà hát, tiệm ăn
nhỏ… trong đó có tổ chức homestay tại nhà riêng của họ. Ở đây, du khách được
chung sống cùng các gia đình Inuit trong các lều trại, ngủ dưới mái lều Tipi,
ngắm nghía và chụp ảnh những con bị lơng rất dài, tập những điệu nhảy theo
truyền thống hay quan sát những con vật rất đặc thù như kangaroo của
Ausstralia. Tuy nhiên, du lịch Homestay trong giai đoạn này còn rất sơ khai và
chưa được phổ biến, tổ chức tốt, chính vì vậy nó mới chỉ thể hiện sự lưu trú lại
nhà dân chứ chưa phát triển đầy đủ như một loại hình dịch vụ với các dịch vụ và
chương trình du lịch hồn chỉnh.
Sau đó, đến năm 1980, khái niệm Homestay mới dần mang ý nghĩ như một
loại hình du lịch và lan rộng sang các nước như châu Âu, châu M La Tinh, châu
c… Nó xuất hiện đầu tiên trong lĩnh vực giáo dục, khi mà việc giao lưu quốc tế
trở nên phổ biến. Các sinh viên là đối tượng chính của loại hình này, họ thường
sắp xếp một tour Homestay với trường học hoặc cơ sở giáo dục, hoặc cũng có thể
tự mình sắp xếp thỏa thuận với các gia đình địa phương thông qua các mối quan
hệ xã hội hoặc thông qua các công ty du lịch tư nhân. Về sau du lịch Homestay
càng nhận được sự quan tâm hơn từ chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước
về du lịch do các lợi ích mà nó mang lại, nên có một số cơ quan bản xứ trực tiếp
liên hệ với sinh viên trên toàn thế giới. Do đó, ngày càng xuất hiện nhiều hơn các
khẩu hiệu về du lịch Homestay, ví dụ như tại Pháp:
“Vivez la campagne de plus près” – Kinh nghiệm các vùng nông thôn gần
gũi hơn.
Hay là : “Chez soi dan le monder entire” - Ở nhà thế giới
Chính phủ Pháp đã đưa ra dự án thúc đẩy du lịch Homestay tại tỉnh Sefrou
với tổng chi phí ước tính là 1,2 triệu dirham trong sự phát triển một tour du lịch
tại 10 nhà nông dân truyền thống. Dự án này ra mắt vào năm 2011, do cơ quan
phát triển xã hội ( DS) trong quan hệ đối tác CRT Fés – Boulemane và ủy ban
tỉnh Sefrou – NH Ris nhằm mục đích thúc đẩy du lịch nông thôn tại tỉnh này
bằng loại hình du lịch Homestay.
Khơng chỉ tại các nước châu Âu mà tại châu , du lịch Homestay cũng được
biết đến và được áp dụng mang lại hiệu quả cao như tại Malaysia, Singapo hay
Thái Lan, cụ thể là tour du lịch Homestay Malaysia: “Malaysia Rail Explorer”.
Đây là chương trình du lịch mà du khách được trải nghiệm cuộc sống nông thôn
trong Kelantan. Du khách sẽ được tham quan Kelantan và thưởng thức các giá trị
về lịch sử, các điệu múa và món ăn truyền thống, các trị chơi dân gian…
Các nhà nghiên cứu về du lịch và hoạt động trên lĩnh vực du lịch đều nhận
định rằng Homestay là loại hình du lịch mang lại những giá trị bền vững cho một
địa phương. Bên cạnh thúc đẩy đời sống của người dân bản địa, nó cịn góp phần
làm thức dậy những giá trị truyền thống và giữ gìn, phát huy các giá trị đó.
Chính vì các lợi ích ấy mà du lịch Homestay đang ngày càng được các quốc
gia trên thế giới và khách du lịch ưa chuộng, tạo cơ sở cho sự phát triển mạnh mẽ
hơn của loại hình du lịch này.
1.1.3. Đặc trưng của du lịch Homestay
1.1.3.1. Đặc trưng của du lịch Homestay
Có rất nhiều loại hình du lịch khác trên thế giới như du lịch nghỉ dưỡng, du
lịch sinh thái, du lịch tham quan – thám hiểm… Mỗi loại hình lại mang trong
mình những đặc trưng riêng, và du lịch Homestay cũng vậy. Qua một số cơng
trình nghiên cứu, tôi rút ra được một số đặc trưng của du lịch Homestay, điều này
được thể hiện ở sơ đồ 1:
Sơ đồ 1 Các đặc trưng của du lịch Homestay
Du lịch
Đối tượng
tham gia: rất
đa dạng,
nhưng chủ
yếu là những
nhà nghiên
cứu hoặc sinh
viên, học sinh,
tình nguyện
viên người
nước ngồi
Phát triển
dựa trên
những giá trị
hấp dẫn của
thiên nhiên
và văn hóa
bản địa
omestay
Tạo mối quan
hệ gắn kết,
chia sẻ giữa
du lịch và
cộng đồng địa
phương
Tổ chức
theo
phương
thức ba
cùng: cùng
ăn – cùng ở
– cùng sinh
hoạt.
“Nguồn: Nghiên cứu hoạt động du lịch cộng đồng tại Hoa Lư – Ninh Bình,
Đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp khoa Văn hóa du lịch, trường đại học
dân lập Hải Phòng”
Ở sơ đồ 1 chúng ta thấy, cũng như các loại hình khác, du lịch Homestay thu
hút sự tham gia của nhiều thành phần khách khác nhau, thuộc nhiều độ tuổi,
nhưng phổ biến nhất vẫn là những nhà nghiên cứu, những sinh viên học sinh và
chủ yếu họ là khách nước ngồi, với mục đích tìm hiểu và khám phá những nét
văn hóa khác biệt của nước bản địa mà họ đến du lịch.
Đặc trưng thứ hai của du lịch Homestay là phát triển dựa trên những giá trị
hấp dẫn của thiên nhiên và văn hóa bản địa. Theo tạp chí Người đưa tin Unesco
(12/1989) đã viết: “Cuộc phiêu lưu giờ đây khơng cịn chân trời địa lý, khơng
cịn những lục địa trinh bạch (…) Vậy mà, về nhiều mặt, các dân tộc vẫn còn xa
lạ với nhau và những phong tục, những niềm hy vọng ẩn giấu, những xác tín sâu
kín của mỗi dân tộc vẫn tiếp tục là những thứ mà các dân tộc khác chẳng mấy
biết đến” [Tạp chí người đưa tin UNESCO, tháng 12 – 1989, tr.5].
Mặc dù ngày nay hoạt động du lịch khơng cịn xa lạ với mọi người, con
người có thể dễ dàng đến tham quan những miền đất khác nhau, song có những
cái thuộc về thiêng liêng, những phong tục những nề nếp xa xơi của mỗi dân tộc
thì khơng phải dễ dàng một cá nhân khách du lịch nào có thể nắm bắt được,
chính vì vậy, bằng cách cùng sống cùng sinh hoạt với người dân bản địa thì
những giá trị ấy mới được hiểu một cách sâu sắc. Như vậy, bản sắc văn hóa của
mỗi vùng đất ln là những ẩn số hấp dẫn, trở thành động cơ để khách du lịch
đến tìm hiểu, khám phá.
Đặc trưng thứ ba của du lịch Homestay là tạo nên sự gắn bó, chia sẻ giữa
du lịch và cộng đồng địa phương, đồng thời tạo nên sự phân chia công bằng cho
các bên tham gia, đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn các giá trị tài nguyên và
phát triển cộng đồng. Cộng đồng địa phương là những người tham gia ngay từ
đầu và trong suốt quá trình phát triển du lịch: từ khâu nghiên cứu, lập dự án quy
hoạch phát triển du lịch, tham gia với vai trò quản lý và quyết định các vấn đề
phát triển du lịch, triển khai các hoạt động kinh doanh và cung ứng sản phẩm
dịch vụ du lịch cho khách như thức ăn, nông sản, giá trị văn hóa của mình…
Trong khi đó, du lịch (được hiểu là các nhà cung ứng du lịch, các công ty du
lịch) sẽ giữ vai trị là người mơi giới trung gian để bán sản phẩm du lịch của cộng
đồng và cung ứng một phần dịch vụ mà cộng đồng địa phương còn thiếu để đảm
bảo sự đa dạng và chất lượng cho sản phẩm du lịch. Do đó, mối quan hệ giữa
cộng đồng địa phương và du lịch là mối quan hệ hai chiều, có tác động qua lại,
gắn bó chặt chẽ với nhau, du lịch góp phần tạo thêm cơng ăn việc làm và thu
nhập cho người dân, ngược lại cộng đồng địa phương chính là đối tượng khai
thác để đa dạng sản phẩm của du lịch.
Cuối cùng, du lịch Homestay được tổ chức theo phương châm 3 cùng: cùng
ăn – cùng ở – cùng sinh hoạt. Đây là đặc trưng nổi bật nhất của loại hình du lịch
này. Khách du lịch đến sinh sống tạm thời, được coi như là một thành viên chính
thức và tham gia trực tiếp vào một số hoạt động hằng ngày của người dân bản
địa. Chắc chắn khi chọn hình thức homestay, du khách sẽ khơng thể nào có được
cảm giác thoải mái tuyệt đối như khi nghỉ dưỡng tại các khách sạn, resort…
Nhưng thay vào đó, du khách lại được bù lại bằng những trải nghiệm rất đời
thường, thực tế và thú vị. Hướng dẫn viên cho loại hình du lịch này thơng thường
là chính chủ nhà càng làm tăng thêm sự hấp dẫn cho du lịch Homestay.
1.1.3.2. So sánh giữa du lịch Homestay và du lịch Cộng đồng
Du lịch cộng đồng hay du lịch dựa vào cộng đồng đang được biết đến như
một trong các nguyên tắc, giải pháp phát triển bền vững. Ngày nay, du lịch cộng
đồng được hiểu là một cộng đồng địa phương tham gia vào các hoạt động kinh
doanh du lịch.
Theo tác phẩm Respondsible Ecological Social Tour (Rest), Thailand
(1997): Du lịch cộng đồng là phương thức tổ chức du lịch đề cao sự bền vững về
mơi trường, văn hóa, xã hội. Du lịch cộng đồng do cộng đồng sở hữu và quản lý,
vì cộng đồng và cho phép du khách nâng cao nhận thức và học hỏi về cộng đồng
và cuộc sống đời thưởng của họ.
Hoặc theo Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới (WNF): Du lịch cộng đồng là
loại hình du lịch mà ở đó cộng đồng địa phương có sự kiểm soát và tham gia chủ
yếu vào sự phát triển và quản lý hoạt động du lịch, và phần lớn lợi nhuận từ hoạt
động du lịch được giữ cho cộng đồng.
Qua các quan niệm về du lịch cộng đồng ta có thể thấy sự giống nhau nhiều
khi đến khó phân biệt giữa du lịch cộng đồng và du lịch Homestay, tuy nhiên
khơng phải vì chúng giống nhau mà chúng là một. Chúng là hai loại hình du lịch
khác nhau, và điều này được cụ thể bằng bảng so sánh sau:
Bảng 1: So sánh du lịch Homestay và du lịch Cộng đồng
Tiêu chí
Tài nguyên
Du lịch
omestay
Du lịch cộng đồng
Chủ yếu dựa vào tài nguyên du Dựa vào tài nguyên du lịch tự
lịch văn hóa
nhiên và du lịch văn hóa
Nhấn mạnh khai thác và bảo tồn Khai thác và bảo tồn các giá trị
Mục tiêu
các giá trị văn hóa bản địa
ối tƣợng
tham quan
tự nhiên và văn hóa bản địa
Nhà dân và một phần tài nguyên Tài nguyên du lịch tự nhiên và
du lịch tự nhiên và văn hóa của văn hóa của điểm đến
điểm đến
Ở nhà dân
Lƣu trú
ƣớng dẫn
Ở nhà dân hoặc khơng
Chủ nhà có vai trị như một Vai trị của hướng dẫn viên và
viên
người hướng dẫn viên
người dân rất quan trọng
Lợi ích
Chủ nhà và một phần lợi ích Lợi ích toàn bộ cộng đồng
cộng đồng
“Nguồn: Nghiên cứu hoạt động du lịch cộng đồng tại Hoa Lư – Ninh Bình,
Đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp khoa Văn hóa du lịch, trường đại học dân
lập Hải Phòng; Du lịch bền vững NXB ĐHQG Hà Nội; tr.10”
Xét trên phương diện loại hình, mục tiêu, đối tượng tham quan hay lợi ích
thì du lịch Homestay là bộ phận của du lịch cộng đồng. Nếu như du lịch cộng
đồng là loại hình du lịch khai thác và đảm bảo lợi ích cho cả cộng đồng thì du
lịch Homestay là loại hình khai thác một phần giá trị của cộng đồng nhưng đảm
bảo lợi ích cho một bộ phận cộng đồng về mặt kinh tế và đảm bảo lợi ích cho cả
cộng đồng về mặt mơi trường, văn hóa, xã hội. Như vậy, du lịch Homestay là
một bộ phận của du lịch cộng đồng.
1.1.4. Vai trò của du lịch Homestay
Du lịch Homestay là một lợi hình du lịch mới nhưng nó được xem như một
trong những phương thức để bảo tồn và gìn giữ tạo điều kiện cho du lịch phát
triển bền vững, chính vì vậy nó có những vai trị quan trọng sau:
Góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch: trước khi du lịch Homestay
ra đời con người đã biết đến nhiều loại hình du lịch khác như du lịch tham quan –
thám hiểm, du lịch mạo hiểm, du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng… nhưng chưa
thật sự có loại hình nào giúp tiếp cận và hiểu sâu về bản sắc của dân tộc của mỗi
quốc gia, chính vì vậy du lịch Homestay xuất hiện đã góp phần làm phong phú
thêm các loại hình du lịch và giúp các du khách gần hơn với văn hóa bản địa mỗi
vùng đất họ đi qua
Giáo dục ý thức bảo tồn tài nguyên: Khi tiếp xúc với văn hóa và hiểu sâu
về văn hóa của nước ấy, sẽ làm này sinh trong lòng du khách ý thức trách nhiệm
về việc giữ gìn bản sắc văn hóa ấy. Đồng thời du lịch Homestay phát triển sẽ
mang lại một nguồn lợi ích cho cộng đồng bản địa từ đó giúp họ quyết tâm giữ
gìn những giá trị ấy hơn vì chính những giá trị ấy là một phần trong cơ hội được
sống ổn định của họ. Và điều đó sẽ dẫn đến các ý thức bảo tồn tài nguyên của
người dân và du khách.
Chia sẻ lợi ích du lịch với cộng đồng địa phương: Du lịch cũng như các
ngành kinh tế khác, nó sẽ góp phần tạo cơng ăn việc làm, tạo nguồn thu nhập cho
cư dân bản địa. Nhất là du lịch Homestay khi tiềm năng khai thác chính là hộ dân
thì sẽ tạo điều kiện cho các dịch vụ du lịch ở những vùng tưởng chừng xa có cơ
hội phát triển và khai thác các tiềm năng ẩn chứa của mình, mang lại lợi nhuận
cho người dân.
Tăng cường giao lưu văn hóa và nâng cao nhận thức của cư dân bản địa:
Du lịch Homestay là nơi mà du khách nghỉ lại tại nhà dân chính vì vậy những
khác biệt văn hóa mà người dân cung cấp cũng như những khác biệt từ du khách
mang lại cho cộng đồng sẽ tạo nên những sự hòa trộn, học hỏi và giao lưu lẫn
nhau. Đây chính là cơ hội thắt chặt mối quan hệ đoàn kết, trao đổi giữa các dân
tộc để hiểu và tôn trọng nhau hơn.
1.2. ơ sở thực tiễn về du lịch
omestay
1.2.1. Các m hình phát triển Homestay trên th giới và trong khu vực
1.2.1.1. inh nghiệm phát triển du lịch Homestay tại vùng Wallonie – Bỉ
Wallonie là khu vực chủ yếu nói tiếng Pháp ở miền nam nước Bỉ. Wallonie
có hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đặc sắc như các
thung lũng (Meuse Namur, Semois Ourthe
mblève), các hồ chứa (Thời gian
Eau d', Gileppe, Bütgenbach Robertville Nisramont) và hang động (Han-sur
Lesse, Rochefort, Hotton, Sougné-Remouchamp, Hastière, Dinant và Couvin).
Hai khu bảo tồn thiên nhiên trong Wallonia promotionnées (High Fens và ao
Virelles) với các loài động thực vật xanh tốt. Bên cạnh đó Wallonie có bề dày
lịch sử và các chiến tích lâu đời, mà điều này được ẩn chứa trong các di tích lịch
sử như: di tích trận chiến Waterloo (thu hút 234 000 khách du lịch), những tàn
tích của Villers-la-Ville (35.000 du khách)…
Những tài nguyên du lịch hấp dẫn ấy là cơ sở để du lịch Homestay phát triển
mạnh ở Wallonie. Phần lớn là du khách Bỉ (63%) và từ các nước láng giềng: Hà
Lan (23%), Pháp (4%), Đức (3,9%) và tiếng
nh ( 1,8%). Tổng cộng có
2.788.716 khách du lịch nước ngoài tại Wallonie. Trong các loại hình du lịch thì
du lịch Homestay tại vùng nơng thơn thu hút lượng lớn khách du lịch tại
Wallonie, bằng chứng là vị trí đắc địa của khu cắm trại, làng kỳ nghỉ, căn nhà thứ
hai và các cơ sở lưu trú khác trong khu vực có truyền thống "xanh" của Wallonie.
Wallonie cung cấp hơn 3.000 chỗ ở địa phương và gần 2.000 giường. Trung
bình hằng năm Wallonie thu hút hơn 2 triệu lượt khách đến ở lại qua đêm.
Chương trình du lịch Homestay tại Wallonie do hiệp hội Gites de Wallonie liege
và các doanh nghiệp, tổng cục du lịch địa phương cùng cộng đồng dân cư bản địa
liên kết thực hiện. Theo đó, du lịch Homestay tại Wallonie – Bỉ được thổ chức
thành 3 loại hình Homestay sau:
Sơ đồ 2 Cơ cấu tổ chức của du lịch Homestay tại Wallonie – Bỉ
Du lịch omestay tại
Wallonie - ỉ
Loại h nh Stay
Eco House
Biervenue V lo
omestay lịch
sử, v n hóa ƣa
“Nguồn: Chambres d’hơtes en Wallonie,
/>Stay Eco House là cụm các nhà dân tại khu vực gần gũi với môi trường sinh
thái tự nhiên, với mục đích giáo dục cho du khách sinh sống tại đây trách nhiệm
bảo vệ giữ gìn mơi trường và cung cấp các thông tin về môi trường sinh thái tại
khu vực Wallonie cùng các biện pháp bảo vệ môi trường của người dân bản địa
bằng các buổi tham quan trực tiếp các cánh rừng, các loại cây quý và ác hoạt
động chăm sóc cây và các lồi động vật.
Với loại hình Stay Eco House, có 6 khu vực được quy hoạch, một khu vực
nhà có khoảng 3 - 4 căn hộ nhà dân. Trong đó đặc biệt có 2 khu vực phổ biến là
RI Sane và Mafa Farm.
RI Sane là một ngôi làng trên đỉnh của thung lũng
Meuse Haute. Đến đây khách du lịch sẽ được ở tầng trệt ở cùng với người chủ sở
hữu của các căn nhà. Trong các căn nhà có phịng ăn, nhà bếp, phịng tắm, 2 nhà
vệ sinh, giặt ủi và có cả sân vườn, sân thượng sân chơi ngồi trời để có dịp tiếp
xúc chuyện trị và chơi các trò chơi với mọi người trong gia đình chủ sở hữu một
cách thoải mái, thân thiện.
Giá cả được tính tùy theo số lượng người, và thường thì một ngơi nhà có thể
nhận được tối đa là 5 người, nếu tính theo đêm thì khoảng 280.000/ người và nếu
tính theo tuần thì khoảng 595.000/người vào mùa cao điểm và 390.00/người vào
mùa thấp điểm. Trong đó có các dịch vụ về ở lại qua đem và cung cấp bữa ăn
sáng.
Mafa Farm là một phần của trang trại được sử dụng cho khách du lịch ở lại
qua đêm, đến đây khách du lịch sẽ được tiếp xúc với các vật liệu tự nhiên, bền
vững như rơm cách nhiệt, nền bằng đất sét, sàn gỗ, lị sưởi... Ngồi ra cịn có khu
vườn riêng, vườn rau và các loại rau gia truyền. Thơng thường một trang trại có
sức chứa 9 người/đêm. Giá cả của một Mafa Farm là khoảng 360.00 230.000/đêm.
Biervenue Vélo cung cấp loại hình Homestay bằng xe đạp. bao gồm 15 khu
vực được lựa chọn gần các địa điểm có các trang trại trải dài hoặc những nơi có
cảnh quan thiên nhiên đẹp với sông suối và các lâu đài cổ. Theo đó mức giá dao
động từ 1.750.00. đến 2.560.000/người bao gồm cả các bữa ăn sáng. Có nhìu hộ
với các sức chứa khác nhau từ 2 người đến 16 người. Tiện nghi trong nhà cũng
rất thoải mái với phòng ăn, phòng bếp, nhà vệ sinh, phòng tắm, lò sưởi sân vườn,
vườn cây ăn quả...
Cuối cùng, loại hình Homestay lịch s – văn hóa cung cấp cho du khách cơ
hội tìm hiểu về lịch sử và văn hóa dân gian truyền thống của Wallonie với các
căn hộ ở Heritage. Ví dụ như các hộ dân Saudeé có sức chứa tối đa 7 người nằm
ở cuối thơn. Đến đây du khách được tìm hiểu về lịch sử Manor cuối thế k XVI,
các tòa nhà được xây dựng bằng đá tự nhiên gần biên giới Pháp, và tham gia vào
các hoạt động như cưỡi ngựa, đi bộ tham quan, câu cá, hát ngoài trời... Giá cả
vào khoảng 150.000-266.000/đêm/người.
Như vậy, qua cách thức tổ chức Homestay tại Wallonie – Bỉ ta có thể thấy
dựa vào các điều kiện tự nhiên văn hóa sẵn có, các hộ dân cùng với chính quyền
đã thiết kế lên các loại hình Homestay phù hợp với từng mục đích tham quan của
khách du lịch, mang lại dấu ấn riêng cho du lịch Homestay tại Wallonie – Bỉ.
1.2.1.2. inh nghiệm phát triển du lịch Homestay ở Malaysia
Loại hình du lịch Homestay tại Malaysia đã bắt đầu từ năm 1995 ở làng
Temerloh, bang Pahang và hiện phát triển rộng rãi ở 14 bang của Malaysia. Đến
tháng 12/2009 đã có gần 4.000 hộ dân từ 227 ngôi làng khắp cả nước được Bộ
Du lịch Malaysia huấn luyện đào tạo và cấp bằng cho phép tổ chức chương trình
homestay, và đến nay nó đã trở thành nguồn thu nhập bổ sung cho người dân,
trong đó có 3.264 nhà làm homestay và cung cấp 4.463 phòng nghỉ homestay với
số khách trung bình trên mỗi phịng là từ 3 đến 5 người ở. Như vậy cùng một lúc
Hiệp hội Du lịch Homestay Malaysia có thể đón tiếp từ 300 đến 400 khách du
lịch.
Đối tượng du khách chính của Malaysia đến từ thị trường khách Nhật và
Hàn Quốc. Bình quân trong năm trên 10.000 khách Nhật đi homestay ở
Malaysia. Đặc biệt từ tháng 1 cho đến tháng 4/2010 có 52,754 du khách tham gia
chương trình Homestay, với 12,908 du khách là người nước ngồi. Chương trình
này là nguồn thu nhập bổ sung cho những người dân sinh sống ở khu vực nông
thôn với nguồn thu nhập 3,296,368.15 Ringgit (khoảng 21.5 tỉ Đồng Việt Nam),
đồng thời là nơi cung cấp những chỗ ở với giá cả phải chăng cho du khách.
Nhằm thúc đẩy loại hình du lịch này và giải quyết khó khăn cho người dân
nơng thơn, chính phủ Malaysia đã hỗ trợ kinh phí cho người dân đăng ký tham
gia chương trình homestay nâng cấp, sửa sang lại nhà cửa để đón khách du lịch,
và họ khơng phải đóng bất kỳ một khoản thuế nào cho nhà nước.
Mặt khác, Bộ Du lịch Malaysia còn mở các lớp huấn luyện 7 ngày cho các
hộ gia đình tham gia. Các khóa huấn luyện này giúp người dân biết cách làm vệ
sinh ngơi nhà mình sạch sẽ, an ninh hơn cũng như đảm bảo các tiêu chí khác để
phục vụ du khách. Thậm chí, họ cịn được dạy cách sử dụng nguồn tiền thu được
từ dịch vụ homestay.
Đến với chương trình homestay của Malaysia bên cạnh cảm giác được sống
trong một ngôi nhà sạch sẽ với những người dân thân thiện, du khách còn được
khám phá phong cách sống của người dân, trải nghiệm cuộc sống thường ngày
của họ để biết được văn hóa, truyền thống của người bản địa.
Du khách sẽ được dạy cách làm ruộng, làm đồ thủ công, học múa, học võ
truyền thống, học nấu ăn, trồng cây, tham gia các trò chơi truyền thống, các tour
du lịch sinh thái..., thậm chí có thể tổ chức đám cưới theo nghi lễ truyền thống
của người dân Malaysia. Giá cả của loại hình du lịch này vào khoảng 80
ringgit/ngày (khoảng 500.000 đồng tiền Việt Nam)
Chương trình Homestay (du khách ở cùng dân bản địa) của Malaysia ngày
15/11/2012 đã chính thức nhận được Giải thưởng Ulysses của Tổ chức Du lịch
thế giới (UNWTO) do sự đổi mới trong chính sách cơng và quản trị.
1.2.2. Khái quát về du lịch Homestay ở Việt Nam
1.2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển du lịch Homestay ở Việt Nam
Homestay ở Việt Nam hình thành từ năm 2001 tại Hà Nội, và được khởi
nguồn từ nhu cầu của những vị khách "Tây ba lô". Đây là loại hình du lịch dành
cho những du khách thích khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu phong tục, tập quán
của nhiều nền văn hoá khác nhau. Nghỉ tại nhà dân giúp họ hiểu hơn về cuộc
sống và con người vùng đất đó bởi họ được “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với gia
đình chủ nhà trong khơng khí ấm cúng và thân thiện. Hơn nữa, hình thức lưu trú
này cũng khá hợp lý về giá cả.
Thông qua các lễ hội hay các hình thức du lịch sinh thái, du lịch homestay
càng có điều kiện phát triển nhanh chóng. Việc phát triển loại hình này có tác
động hai chiều, người đi du lịch thì thoả mãn mục đích của mình cịn người bản
địa có cơ hội giao lưu, tiếp cận với những nền văn hoá khác nhau trên thế giới.
Trong những năm gần đây, các tour của loại hình du lịch homestay khơng
chỉ thu hút khách quốc tế mà còn thu hút cả khách nội địa bởi các hoạt động hấp
dẫn của nó, và du lịch Homestay được thể hiện tại một số khu vực tiêu biểu như
Sapa, Mai Châu, Hội n và Đồng bằng sông Cửu Long:
Bảng 2: Một số khu vực hoạt động Homestay tiêu biểu ở Việt Nam
c điểm
Số hộ
đ ng ý
ịa điểm
tham gia
Tour du lịch
Homestay
iá cả
oạt động trong
Số lƣợng
tour du lịch
hách
Homestay
- Ở trong các nhà dân
- Sapa-Tả
tộc Giáy được làm
Thìn
Sapa
(Lào ai)
- Sapa-Bản
100 hộ
Hồ- Thanh
Phú
bằng gỗ Pơ mu
70.000/đêm/ngư
ời
100.000
- n các món ăn thơn
lượt khách bản, tổ chức đốt lửa
(2011)
- Sapa-Lao
ban đêm, thưởng thức
giao
Chải - Tả Văn
lưu
văn
hóa
truyền thống như múa
quạt, nhảy sạp...
- Ngủ nhà sàn, ăn cơm
20.000/đêm/
ản Lác
74/112
(Mai Châu)
hộ
- Bản Lác
khách nội địa
50.000/đêm/
khách quốc tế
lam, xem biểu diễn
42.500
văn nghệ của dân tộc
lượt khách Thái, đốt lửa giao lưu.
(2009)
- Tham quan làm thổ
cẩm, các hang đá nhà
sàn cổ truyền
- Hội n
ội An
Quảng Nam
30 hộ
- Làm vườn, trồng rau,
- Làng sinh
440.000 –
hái rau, gặt lúa, làm
thái Trà
700.000/ ngày
các món ăn truyền
Nhiêu.
đêm/khách
thống như bánh tét,
- Rừng dừa
mì quảng.
Cẩm Thanh
- Tham quan phố cổ
- Tham gia các tour
đánh cá cùng ngư dân
- “Một ngày làm nông
dân”
300.000 –
V nh Long
12/22 hộ - Vĩnh Long
800.000/ngày
đêm/ khách
- Thăm
quan
miệt
52.000 lượt vườn cây trái, học hỏi
khách (2009) cách chăm sóc cây ăn
quả, thưởng thức trái
cây và nét đẹp vùng
sông nước.
“Nguồn: Homestay ở Sapa – tiềm năng du lịch lớn,
lon/137/5389076.epi;
Du lịch Homestay ở Việt Nam, />Qua bảng trên ta có thể thấy du lịch Homestay tại Việt Nam đã có nhiều hoạt
động phong phú dựa trên việc tận dụng khai thác những giá trị về thiên nhiên và
các giá trị truyền thống vốn có của mỗi vùng để tạo nên được những nét riêng,
chẳng hạn như Vĩnh Long đã biết khai thác giá trị miệt vườn của mình để phục
vụ du khách Homestay, hay Hội
n đã tận dụng những nét nhà cổ kính, những
nếp sinh hoạt nơng nghiệp truyền thống, cịn Sapa lại mang đến những giá trị độc
đáo về văn hóa của các dân tộc miền núi…
Ngồi ra, ta cũng có thể thấy được giá cả của loại hình này dao động từ
70.000 đến 800.000/ đêm, điều này đã góp phần tăng thêm thu nhập cho người
dân. Tuy nhiên, giá của các địa điểm tổ chức Homestay có sự chênh lệch rất lớn,
nhiều khi cịn rất cao vào khoảng 800.000/ngày. Trong đó, Sapa là nơi triển khai
Homestay phát triển nhất ở Việt Nam với hơn 100.000 lượt khách (năm 2011).
Như vậy, nếu vào năm 2001, du lịch Homestay tại Việt Nam mới chỉ xuất
hiện ở Hà Nội thì đến những năm gần đây từ năm 2009, Homestay đã phát triển
đến nhiều vùng miền khác nhau trên đất nước ta như Sapa. Quảng Ninh, Bn
Mê Thuộc, Ninh Bình hay Ba Bể (Bắc Cạn)… Điều này cho thấy sự tăng lên về
số lượng các địa bàn tổ chức du lịch Homestay cũng như sự phổ biến của loại
hình này tại Việt Nam ngày càng nhiều hơn.
1.2.2.2. Điều kiện để phát triển du lịch Homestay ở Việt Nam
Homestay đang là một loại hình du lịch mới đang được khai thác mạnh ở
Việt Nam, và những điều kiện giúp du lịch Homestay có thể phát triển ở Việt
Nam được thể hiện như sau:
Thứ nhất, Việt Nam là một quốc gia có bề dày lịch sử phát triển với hơn
4.000 năm văn hiến, lại có các điều kiện tự nhiên hấp dẫn với địa hình phong phú
về biển, đảo, cao nguyên, đồng bằng... Trong nền sinh thái thiên nhiên có tài
nguyên đa dạng sinh học thuộc 16 nước cao nhất thế giới. Đa dạng sinh học là
chiếc nôi sống, nơi sản sinh ra các thảm phủ sinh thái tự nhiên cho việc phát triển
những yếu tố về lịch sử và các sản vật thiên nhiên độc đáo, đồng thời là cơ sở để
phát triển các sản phẩm du lịch Homestay bền vững đủ sức cạnh tranh trên thi
trường quốc tế.
Thứ hai, các hộ dân nông thôn và nông dân đang tiển hành sâu rộng theo chủ
trương đổi mới nơng thơn về các mặt của Đảng và Chính phủ hiện nay sẽ tạo một
môi trường thuận lợi cho việc phát triển du lịch Homestay tại các làng nghề nông
lâm ngư nghiệp truyền thống ở nước ta và ngược trở lại du lịch Homestay sẽ là
động lực thúc đẩy cho việc thực hiện phong trào nông thôn mới với tốc độ vừa
nhanh vừa bền vững do không những tham gia tích cực vào việc chuyển đổi cơ
cấu kinh tế, mở rộng đầu ra của sản phẩm mà còn bảo tồn được các giá trị văn
hóa gốc của nơng thơn hoặc giá trị về thương hiệu hàng hóa đặc thù.
Thứ ba, tỉnh hoặc thành phố nào ở nước ta nào cũng có các làng nơng nghiệp
truyền thống với khơng gian làng xã sinh động và các cảnh quan đồng quê đẹp
trữ tình có tiềm năng trở thành điểm du lịch Homestay hấp dẫn du khách trong và
ngoài nước.
Thứ tư, chúng ta có thể học hỏi rất nhiều kinh nghiệm từ các nước đã trải
qua 30, 40 năm đã thành công trong việc đặt nền móng và phát triển du lịch
Homestay với điểm xuất phát ban đầu như Việt Nam hiện nay ví dụ như Hàn
quốc, Malaysia, Thái Lan và một số nước Châu Âu như Pháp, Bỉ...
Thứ năm, tài liệu và thơng tin du lịch Homestay đã có sẵn rất nhiều trên thế
giới. Có cả trang web liên kết các quốc gia trên thế giới về tour du lịch Homestay
nên việc tiếp cận thông tin về các vùng đất mới trở nên dễ dàng hơn, do đó,
chúng ta có thể chia sẻ và mời gọi du khách đến Homestay tại Việt Nam.
Thứ sáu, lượng khách quan tâm tới nền văn hóa của các nước trên thế giới
ngày càng lớn vì đa số rất quan tâm tới văn hóa dân gian truyền thống, ẩm thực
ngon sạch, dân giã và không gian sinh hoạt của các nông hộ, các gia trại, các
cộng đồng nông nghiệp làng xã tối lửa tắt đèn ấm cúng có nhau. Một khơng gian
sống rất thực và thống đạt mang tính đồng q ln có sức lơi cuốn đặc biệt với
du khách trong và ngoài nước với mọi lứa tuổi khác nhau.
Cuối cùng, nội dung của sản phẩm du lịch Homestay rất phong phú làm gốc
để phát triển ra các sản phẩm khác như du lịch ẩm thực đồng quê, du lịch nâng
cao sức khỏe giải tỏa stress khơng chỉ cho người lớn mà cịn cho trẻ em như bệnh
tăng động hay trầm cảm, du lịch học đường (studing-tour), du lịch chuyên đề, du
lịch về cội... Du lịch Homestay luôn hỗ trợ du khách trở thành du khách tích cực
trong tất cả các hoạt động khơng bao giờ nhàm chán.
hƣơng 2: T ỀM N N
P
Ở
T TR ỂN DU LỊ
OM STA
N N
2.1. Lịch sử h nh thành và phát triển của thành phố à Nẵng
Lần giở lại những trang lịch sử đầu tiên, thật khơng khó để nhận ra một bề
dày lịch sử xuyên suốt qua các thời đại của Đà Nẵng. Đà Nẵng là một vùng đất
cổ, gắn liền với văn hóa Sa Hu nh thời k đồ sắt cách đây 3.000 năm. Căn cứ
vào tư liệu thành văn của Trung Quốc lẫn Việt Nam, có thể xác định vùng đất Đà
Nẵng hiện nay, vào thời kì Bắc thuộc nằm trong quận Nhật Nam. Năm 137, Khu
Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm (Nhật Nam) nổi dậy, sau đó thành lập nước
Lâm p. Thời kì này, Đà Nẵng nằm trong châu Lý (Rí) của Lâm p.
Năm 1306, vua Trần
nh Tơng gả em gái mình là cơng chúa Huyền Trân
cho vua Chăm Chế Mân với lễ vật là hai châu Ô và Lý (Rí) do Chiêm Thành
dâng tặng. Năm 1307, vua Trần đổi tên thành châu Thuận và châu Hoá, cử Đoàn
Nhữ Hài vào kinh lý và đặt chức quan để cai trị. Như vậy, cách đây hơn 700
năm, bước chân đi làm dâu xứ lạ của công chúa nhà Trần đã mang lại cho Đại
Việt một vùng đất rộng lớn ở phương Nam, đặt nền móng cho cơng cuộc mở
nước của dân tộc.
Từ năm 1306 đến năm 1471, sau khi vua Lê Thánh Tơng thực hiện cuộc
bình Chiêm đại thắng mở rộng lãnh thổ Đại Việt đến phía Nam đèo Cù Mông,
vùng đất thuộc Đà Nẵng ngày nay vẫn chưa có nhiều người Việt làm ăn sinh
sống và với vùng này triều đình Đại Việt chưa chính thức thực hiện quyền quản
lý, kiểm soát.
Sau chiến thắng 1471, Lê Thánh Tơng soạn “Bình Chiêm sách” huy động
70 vạn tinh binh cùng 1000 chiến thuyền do đích thân nhà vua chỉ huy tiến về
phía nam thực hiện cơng cuộc “Bình Chiêm”, mở rộng đất đai đến tận Thạch Bi
Sơn (Phú Yên) và thành lập đạo thừa tuyên thứ 13 mang tên Quảng Nam (tức là
mở rộng về phương nam), gồm có 3 phủ (Thăng Hoa, Tư Nghĩa, Hòai Nhơn) và
9 huyện. Đây là lần đầu danh xưng Quảng Nam xuất hiện. Đạo thừa tuyên thứ 13
của nhà Lê là một vùng rộng lớn từ nam sông Thu Bồn đến đèo Cù Mơng. Cịn
vùng Đà Nẵng lúc ấy có tên là Hàn Thị, cửa khẩu của Hàn Thị gọi là Cửa Hàn,
thuộc huyện Điện Bàn, phủ Triệu Phong.