Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.73 KB, 70 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀ NH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Đề tài:

GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP
Người hướng dẫn:
PGS.TS Nguyễn Phong Nam
Người thực hiện:

Mạc Thị Như Ái

Đà Nẵng, tháng 5/2013


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Là một nhà văn đương đại được nhắc đến khá nhiều trên các diễn đàn văn
chương cũng như trong đời sống dư luận, sự xuất hiện như một hiện tượng trong đời
sống văn học của Nguyễn Huy Thiệp đã khiến giới phê bình có được nhiều hứng
thú nhưng cũng gây ra khơng ít mệt mỏi. Những tác phẩm của ông khi nào cũng thu
hút sự chú ý đặc biệt của giới bạn đọc. Có kẻ khen, người chê, thế nhưng, điều cuối
cùng đọng lại trong lòng độc giả vẫn là những trang viết mới mẻ và độc đáo của ông
trên chặng đường đổi mới tồn diện đất nước, trong đó có nền văn học đương thời.
Được xem là một hiện tượng nổi bật, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp chứa
đựng nhiều nét độc đáo, mới lạ về cả nội dung lẫn hình thức thể hiện. Chính vì thế,


các sáng tác của ơng đã xé toạc cái nhìn đậm chất sử thi của văn học Việt Nam
trước 1975, đem đến cho văn chương đương đại một hơi hướng mới. Khơng những
vậy, nó cịn tạo nên những tranh luận, thậm chí cả tranh cãi trong đội ngũ phê bình
và cơng chúng thưởng thức. “Thật hiếm trong văn chương Việt Nam xưa nay, tơi
dám chắc là chưa có, một nhà văn nào vừa xuất hiện đã gây được dư luận, càng viết
dư luận càng mạnh, truyện chưa ra thì người ta đã kháo nhau, truyện đăng rồi thì
tranh nhau tìm đọc, đọc rồi thì gặp nhau bình phẩm, bàn tán, chốn phòng văn cũng
như chốn vỉa hè, đâu đâu cũng kháo chuyện (…)” [9, tr.6].
Tiếp cận với truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi nhận thấy giọng
điệu là một yếu tố đặc sắc trong các tác phẩm của ông. Ở những tác phẩm ấy, giọng
điệu văn chương được Nguyễn Huy Thiệp biến hóa khơn lường với nhiều sắc thái
và cung bậc khác nhau, tạo cho người đọc cảm giác thích thú và ham muốn khám
phá đến tận cùng cái thế giới trong văn chương ông. Điều này đã được Phạm Phú
Phong nhấn mạnh trong bài viết Giọng điệu văn chương Nguyễn Huy Thiệp: “(...)
điều cốt lõi làm nên sức mạnh Nguyễn Huy Thiệp chính là giọng điệu văn chương”
[19]. Đấy có thể là giọng điệu lạnh lùng, tàn nhẫn; có thể là giọng điệu giễu nhại;
giọng điệu trữ tình ngọt ngào, sâu lắng; hay cũng có thể là giọng triết lý sâu sắc về


cuộc đời. Và tất cả những cung bậc đó đã tạo nên hiện tượng đa thanh trong truyện
ngắn của nhà văn tài năng này.
Chọn đề tài Giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp,
chúng tôi hi vọng qua những khảo sát của mình về yếu tố giọng điệu trong truyện
ngắn của nhà văn này sẽ bổ sung một cái nhìn tồn diện hơn về tài năng nghệ thuật
của tác giả. Bởi lẽ, theo chúng tôi, “tác phẩm văn học như một quá trình” (Trương
Đăng Dung) và hành trình Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp vẫn cịn được tiếp tục, các tác
phẩm văn học độc đáo vẫn cịn đón đợi bạn đọc phía chân trời.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trong giai đoạn đổi mới đất nước, đổi mới nền văn học, Nguyễn Huy Thiệp
xuất hiện như một hiện tượng độc đáo với phong cách văn chương mới lạ. Lạ về nội

dung và cả nghệ thuật. Và cho đến thời điểm hiện tại, số lượng các bài viết, các
cơng trình nghiên cứu phê bình và giới thiệu về Nguyễn Huy Thiệp cũng như những
truyện ngắn của ơng đã có một số lượng đáng kể.
Theo thống kê của Nguyễn Hải Hà và Nguyễn Thị Bình thì từ khoảng giữa
năm 1987 đến giữa năm 1989 có hơn 70 bài viết về sáng tác của Nguyễn Huy
Thiệp.
Năm 2001, Phạm Xuân Nguyên đã tập hợp các bài viết tiêu biểu về Nguyễn
Huy Thiệp thành cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp gồm 54 bài với rất nhiều tên tuổi
uy tín như Hồng Ngọc Hiến, Đỗ Đức Hiểu, GregLockhart, Lại Nguyên Ân, Đặng
Anh Đào,...
Đến với yếu tố giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi
cũng đã thu thập được một số ý kiến, đánh giá của những nhà nghiên cứu, phê bình.
Phạm Phú Phong với bài viết Giọng điệu văn chương Nguyễn Huy Thiệp đã
khẳng định rằng: “(…) điều cốt lõi làm nên sức mạnh Nguyễn Huy Thiệp là giọng
điệu văn chương, một điều ít được đề cập đúng mức hoặc bị lướt qua một cách hờ
hợt” [19]. Tác giả đã đi sâu vào phân tích giọng điệu trong các truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp: giọng điệu Nguyễn Huy Thiệp được thực hiện như một phép
ứng xử đơn giản là dùng để kết hợp với tả, đó là thi pháp truyền thống của văn xuôi


phương Đơng. Song, theo tác giả, chính mang sự trần thuật giản đơn, nhà văn đã
“tạo nên tính đa biến khơn lường bằng nghệ thuật phức điệu điêu luyện, có khi lại
của ngôn ngữ nhân vật, nhằm thúc đẩy cho tình tiết phát triển, tạo cho giọng điệu
văn chương của ông linh hoạt khôn lường”. Ông nhấn mạnh: “Giọng điệu của mỗi
nhân vật khơng phụ thuộc vào vị trí xã hội, giai cấp nghề nghiệp mà là tiếng nói thật
của mỗi con người cụ thể với tất cả tính tượng thanh, tượng hình và sáu thanh điệu,
biểu lộ các cung bậc, trầm bổng, cao, thấp, nặng, nhẹ và trạng thái cảm xúc hỉ, nộ,
ái, ố... của tiếng Việt”. Ơng cịn cho rằng giọng điệu văn chương của Nguyễn Huy
Thiệp đạt mức chuẩn xác, có thể sánh với Nam Cao ở sắc thái khách quan lạnh lùng
nhưng khác ở chỗ Nam Cao dùng câu phức để biểu đạt còn Nguyễn Huy Thiệp lại

dùng câu đơn, đôi khi chỉ một hai từ làm cho giọng điệu càng sắc lạnh hơn.
Xung quanh sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Hồng Diệu đã làm một cuộc
phỏng vấn các nhà văn Bùi Hiển, Hồ Phương, Bùi Đình Thi. Trong đó Hồ Phương
có nhận xét: “Tơi thấy Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện với giọng điệu mới, một bút
pháp ngắn gọn trẻ trung, rất thích.” [9, tr.451].
Một số nhà phê bình đã phát hiện ở sáng tác Nguyễn Huy Thiệp một lối tư
duy tiểu thuyết đa thanh, tất cả đã được dồn nén trong dung lượng của một truyện
ngắn. Trong bài viết Tư duy tiểu thuyết và folklore hiện đại, Hoàng Ngọc Hiến nhận
định: “Tư duy tiểu thuyết mang tính dân chủ trong bản chất sâu sắc nhất của nó. Sự
cảm thấy giọng văn tiểu thuyết như là xấc xược có khi là do chưa quen với tinh thần
dân chủ. Trong truyện ngắn Phẩm tiết, Nguyễn Huy Thiệp đã tiếp cận nhân vật
Nguyễn Huệ từ quan điểm tiểu thuyết,... nhân cách Nguyễn Huệ được phát hiện ra ở
những khía cạnh bất ngờ với những phẩm giá nhân văn cao quý, Nguyễn Huy Thiệp
không hề lặp lại những lời ca ngợi quen thuộc của những văn gia, sử gia thường
dùng” [9, tr.358].
Trong bài viết Cuộc tìm kiếm hình thức đa thanh mới của văn xuôi hiện đại
qua cấu trúc truyện của Nguyễn Huy Thiệp, Châu Minh Hùng cũng đã khái quát:
“Đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp, người đọc phải lao vào một cuộc chơi mà ở đó tất
cả đều ở trong quan hệ bình đẳng, dân chủ. Luật chơi sịng phẳng, cũng là nguyên


tác thẩm mỹ của truyện. Thứ nhất, nhà văn đứng ngang hàng với nhân vật. Cái kiểu
nhà văn đứng cao hơn cuộc sống, đạo diễn cho nhân vật hay trịnh trọng dạy đời trên
một lập trường hay quan điểm nào đó khơng cịn tồn tại trong tác phẩm của
Nguyễn Huy Thiệp. (...) Thứ hai, thế giới cuộc sống trong truyện Nguyễn Huy
Thiệp là một thế giới khơng có tơn ti, trật tự. (...) Thứ ba, hệ quả của hai điều trên,
đây là thế giới được nhìn từ sự thật bên trong của con người” [17]. Như vậy, đa số
các nhà nghiên cứu đều khẳng định: truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã hình thành
nên một phương thức tự sự mới, muốn giải mã tác phẩm của ơng cũng cần phải có
một cách tiếp cận mới. Bởi, trong quá trình sáng tạo của mình, Nguyễn Huy Thiệp

đã hiện diện với tư cách một nhà văn đã hoàn toàn mất thực quyền trong tác phẩm:
“Ơng ta chỉ có quyền tổ chức tác phẩm mà khơng có quyền lấy phát ngơn của mình
định giá cho các phát ngôn khác”.
Nguyễn Thanh Sơn trong bài viết Đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp đã có phát
hiện mới mẻ: “Hiếm có nhà văn nào lại có giọng điệu rẻ rúng văn chương như ơng.
Nhưng thực ra, đó là sự tức giận cần thiết của người cầm bút trước sự thiếu vắng
của một nền văn hóa chiều sâu, một nền văn hóa mang nặng cái Tâm của những
người làm văn hóa” [9, tr.121]. Khơng dừng ở đó, tác giả cịn nhận thấy: “Nguyễn
Huy Thiệp có một giọng văn rất lạnh lùng nhưng vẫn ẩn dấu phía sau nó lại là một
lịng nhân ái sâu xa, trìu mến đối với con người”.
Đông La đã nhận thấy “những truyện về tầng lớp thị dân của Nguyễn Huy
Thiệp rất giống với Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. Sự giống nhau ở giọng điệu văn
chương, ở ngơn ngữ, nhân vật, thậm chí có cả những cảnh giống y hệt Số đỏ” [9,
tr.147] khi viết bài Về cái “ma lực” trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
Lời thoại, ngôn ngữ, cách hành văn cũng là những yếu tố tạo nên nét đặc sắc
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
Bài viết Lời thoại trong truyện ngắn Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp
của Nguyễn Thị Hương đã nói đến cách sử dụng lời thoại rất độc đáo của nhà văn.
Tác giả viết: “Số lượng lời thoại trong Tướng về hưu chiếm đến 1/3 truyện, rất ấn
tượng và gợi nhiều suy nghĩ đối với người đọc. Nguyễn Huy Thiệp đã đi ngược với


truyền thống, để cho câu kể và câu thoại lẫn nhau” [9, tr.53]. Tác giả tiếp tục đi sâu
phân tích “Câu văn dài trong Tướng về hưu rất hiếm, câu thoại dài thì vắng hẳn.
Nghệ thuật tỉnh lược ở đây tỏ ra rất hiệu quả. Số lượng từ ngữ trong câu kể chỉ đủ
khuôn trong cấu trúc C (chủ ngữ) - V (vị ngữ) hoặc T (trạng ngữ), C - V”.
Cũng bàn về Tướng về hưu, theo Trần Đạo trong bài viết Tướng về hưu –
Một tác phẩm có tính nghệ thuật thì điều nổi bật trong Tướng về hưu chính là “ngơn
ngữ ngắn ngủi, đơn sơ, có khi thơ lỗ” [9, tr.42]. Không những vậy, thủ pháp triệt để
nhất trong lối hành văn Tướng về hưu là “kê khai dồn dập những sự kiện, liên miên

từ đầu đến cuối truyện, khơng cho kẻ đọc kịp thở, có thời giờ và khoảng cách để
thêu dệt một mối liên hệ tổng hợp nào, dù đúng dù sai. Nhịp văn Tướng về hưu là
nhịp thở dốc. Câu văn ngắn ngủn, chi chít, dồn dập nhơ lên bên cạnh nhau, khơng
có nhịp cầu nối lại, cả về ý lẫn về từ, tạo nên một đám chữ loạn, khơng xây hình
dựng nghĩa gì cả. Văn Tướng về hưu như cơn gió lốc, có xen tiếng hoang loạn của
những con người khơng có mặt mũi”.
Hồng Ngọc Hiến trong bài viết Tôi không chúc bạn thuận buồm xi gió đã
nhận định: “Nói về sự đốn mạt, hèn kém của con người, câu văn của Nguyễn Huy
Thiệp thường man mác cảm giác tê tái. Đằng sau cảm giác ấy là nỗi đau nhân tình.
Một nỗi đau âm thầm lặng lẽ nhưng sâu sắc. Đau thương là quyền lớn nhất của nhà
văn để viết về những sự việc tiêu cực” [9, tr.14].
Ở bài viết Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Trần Duy Thanh đã nhận xét:
“Bút pháp khách quan có chiều sâu cơ sử được Nguyễn Huy Thiệp sử dụng khá
biến hóa, linh hoạt khi kể chuyện một gia đình (Tướng về hưu, Khơng có vua),
chuyện một dịng họ (Giọt máu). Những chi tiết của đời sống, những đoạn đối thoại
sắc lạnh cứ khoan xốy vào tâm trí người đọc, làm cho người ta cứ day dứt mãi có
khi lại phải tự hỏi: liệu tác giả có quá cường điệu khi thuật chuyện những gia đình
như thế khơng?” [9, tr.89]. Và Trần Duy Thanh đã cho rằng: “Đọc Nguyễn Huy
Thiệp, thấy anh ý thức và cố gắng tìm đến một giọng điệu cho riêng mình”.
Trong bài viết Nguyễn Huy Thiệp, một tài năng mới, Diệp Minh Tuyền cũng
đưa ra ý kiến của mình về ngơn ngữ trong tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp – một yếu


tố quan trọng làm nên nét đặc sắc về giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp. Đó là: “Ngơn ngữ Nguyễn Huy Thiệp là thứ ngơn ngữ Việt Nam chính xác,
trong sáng, tinh tế, giàu hình tượng, đầy cá tính. Nó có nhiều lớp từ khác nhau: một
lớp từ rất dân dã, đồng quê mà không quê mùa; một lớp từ đầy tính thị dân của Hà
Nội đương đại, một lớp từ khác nữa lại phảng phất khơng khí cổ xưa. Ở Nguyễn
Huy Thiệp tính cách nào thì ngơn ngữ ấy. (...) Ở Nguyễn Huy Thiệp ngôn ngữ đối
thoại ngắn, sắc lạnh, xen kẽ với ngôn ngữ độc thoại sâu sắc, rành mạch, chạm đến

tận đáy tâm hồn của nhân vật. Ngôn ngữ kể chuyện cuồn cuộn, cuốn hút kết hợp hài
hịa với ngơn ngữ tả cảnh. Tả người chấm phá rất cô mà rất hay” [9, tr.401].
Qua một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu trên, ta thấy, đã có những nhận
xét, bàn luận về yếu tố giọng điệu cũng như một số vấn đề liên quan đến giọng điệu
(ngôn ngữ, lời thoại, cách hành văn, nhịp điệu) trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp. Tuy nhiên, đa phần các ý kiến đều đừng lại ở việc nêu ấn tượng, cảm nhận
chung, hoặc dự đoán, phát hiện, chứ chưa đặt vấn đề nghiên cứu một cách cụ thể, tỉ
mỉ. Chúng tôi coi đó là những gợi ý quý báu để mạnh dạn đi sâu khảo sát một cách
hệ thống hơn yếu tố nghệ thuật này trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là Đặc sắc của giọng điệu nghệ thuật
với những biểu hiện đa dạng cũng như hiệu quả thẩm mĩ của nó trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp.
Văn bản tác phẩm dùng để nghiên cứu là cuốn Truyện ngắn (tái bản) của
Nguyễn Huy Thiệp, Nxb Hội nhà văn (2005)
4. Giới thuyết thuật ngữ
Giọng điệu là một phương diện cơ bản để cấu thành nên hình thức của một
tác phẩm. Nó là thước đo khơng thể thiếu để đánh giá tài năng của một nhà văn hay
một nhà thơ. Theo Từ điển thật ngữ văn học, giọng điệu là “thái độ tình cảm, lập
trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả, thể hiện
trong lời văn: Quy cách xưng hộ, gọi từ, dùng từ, sắc điệu, tình cảm, cách cảm thụ
xa gần, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [3, tr.19].


Nhìn chung, vai trị quan trọng của giọng điệu là chuyển tải lập trường, tư
tưởng, tình cảm và quan niệm sáng tác của tác giả. Nó thể hiện rất rõ phong cách
riêng của người nghệ sĩ và đặc biệt tạo nên sự truyền cảm cho độc giả. Cần nói thêm
nữa, giọng điệu trong tác phẩm có mối quan hệ mật thiết với các yếu tố hình thức
cịn lại (ngơn ngữ, lời thoại, điểm nhìn, nhân vật,...). Vừa quan hệ mật thiết, vừa liên
kết các yếu tố đó lại, giọng điệu có vai trị định hướng người đọc, giúp nhà văn

truyền đạt tình cảm, ý nghĩ của mình đến với độc giả, khơi gợi cảm xúc nơi độc giả.
Một nghệ sĩ có tài là người làm cho tác phẩm của mình mang một giọng điệu riêng,
không lẫn vào đâu được.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, tôi sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại: Phương pháp này giúp chúng tôi thu
thập, tổ chức và phân loại tài liệu một cách khoa học. Trên cơ sở đó, xác định, phân
loại những loại giọng điệu cơ bản trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, tìm xem
chúng ở trong những truyện ngắn nào.
- Phương pháp phân tích, khái qt: Phương pháp này giúp chúng tơi đi sâu
vào phân tích, khám phá những nét nổi bật về phong cách truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp, mà đặc biệt là giọng điệu trong truyện ngắn của ông. Đồng thời, thông qua
phương pháp này, chúng tơi khẳng định những đóng góp của tác giả trong quá trình
đổi mới truyện ngắn Việt Nam sau 1975.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Trong quá trình khảo sát về giọng điệu
trong truyện ngắn Nguyễn Huy, chúng tơi có đối chiếu, so sánh với giọng văn của
các tác giả khác để tìm ra những nét tương đồng cũng như những đóng góp riêng
của nhà văn.
6. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, khóa luận có những
chương chính sau:
Chương I: Nguyễn Huy Thiệp – một hiện tượng văn học độc đáo
Chương II: Các loại giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp


CHƯƠNG I
NGUYỄN HUY THIỆP – MỘT HIỆN TƯỢNG VĂN HỌC ĐỘC ĐÁO
1.1. Nguyễn Huy Thiệp – đời người, đời văn
Những bước ngoặt lịch sử của đất nước, của dân tộc ln đặt mỗi nhà văn
đứng trước nhiều tình thế, thử thách với nhiều lựa chọn. Cuộc sống hiện tại đang

mở ra trước mắt họ những điều mới mẻ. Dừng lại hay đi tiếp? Có người lại vật vã,
trăn trở để tìm những cảm hứng mới, nguồn lực mới. Có người cũng vật vã trăn trở
nhưng rồi chỉ dừng lại với những giá trị thời rực rỡ đã qua mà không sáng tạo ra
những gì mới mẻ hơn. Cịn Nguyễn Huy Thiệp... sau mười năm sống gắn bó với
vùng miền núi Tây Bắc, ông trở về để gieo những hạt mầm tươi xanh cho nền văn
chương thời kì đổi mới.
Với khoảng 50 truyện ngắn, 10 vở kịch, 4 tiểu thuyết và nhiều bút kí, phê
bình văn học, Nguyễn Huy Thiệp ngay từ khi xuất hiện đã có nhiều tác phẩm gây
tiếng vang mạnh mẽ trong dư luận, trong nền văn chương đương đại của nước nhà.
Không chỉ vậy, sau hơn hai mươi năm xuất hiện, dư luận về Nguyễn Huy Thiệp vẫn
không hề lắng xuống, ông vẫn nhận được sự quan tâm của đông đảo các thế hệ bạn
đọc, các nhà nghiên cứu, phê bình trong và ngồi nước... Vậy, Nguyễn Huy Thiệp...
Ông là ai?
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 29 tháng 4 năm 1950. Q ơng ở
Thanh Trì, Hà Nội. Ơng ảnh hưởng giáo dục chủ yếu của ơng ngoại, vốn là người
am hiểu nho học, và mẹ là người sùng đạo Phật.
Thuở nhỏ, ơng cùng gia đình lưu lạc khắp nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, từ
Thái Nguyên qua Phú Thọ, Vĩnh n,... Vì lẽ đó mà hình ảnh về nông thôn và
những người lao động đã để lại dấu ấn đậm nét trong nhiều sáng tác của ông.
Năm 1960, Nguyễn Huy Thiệp cùng gia đình chuyển về q, định cư ở xóm
Cị, làng Khương Hạ, Hà Nội. Năm 1970, ông tốt nghiệp khoa Sử trường Đại học
Sư phạm Hà Nội và lên dạy tại Tây Bắc đến năm 1980. Từ năm 1980, ông chuyển
về làm việc tại Bộ Giáo dục và đào tạo. Sau đó, ơng làm việc tại Công ty Kỹ thuật
trắc địa bản đồ, Cục Bản đồ cho đến khi về hưu.


Là một bông hoa nở muộn trên văn đàn Việt Nam, tác phẩm của Nguyễn
Huy Thiệp được đông đảo độc giả đón đọc. Và trong số đó, người khen thì rất
nhiều, nhưng kẻ chê cũng khơng ít. Tuy nhiên, điều đọng lại cuối cùng trong lòng
mỗi người đọc vẫn là cái tâm, cái tài của ơng đã đóng góp cho cuộc đời còn lắm lối

quanh co, khúc khuỷu này.
Vài truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đã xuất hiện lần đầu trên báo Văn
nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986. Đến năm 1996, Tiểu long nữ được coi
là “tiểu thuyết đầu tay” của ơng, được xuất bản chính thức bởi Nhà xuất bản Công
an nhân dân. Nhắc đến Nguyễn Huy Thiệp, người ta thường nhớ đến Tướng về hưu,
Chảy đi sông ơi, Muối của rừng, Con gái thủy thần, Một thoáng Xuân Hương,...
Với mỗi truyện ngắn, Nguyễn Huy Thiệp khơng chỉ làm một cuộc phiêu lưu cho
ngịi bút mà cịn là tự phác họa ra chân dung mình. Ngồi ra, Nguyễn Huy Thiệp
còn viết nhiều kịch, tiêu biểu là Xn hồng, Cịn lại tình u, Gia đình (hay Quỷ ở
với người, dựa theo truyện ngắn Khơng có vua), Nhà tiên tri,... Ơng cịn sáng tác
nhiều thơ. Tuy thơ của ông chưa xuất bản tập nào, song nó lại xuất hiện khá nhiều
trong các truyện ngắn của ông và các tiểu luận phê bình đăng trên nhiều báo, tạp chí
trong nước.
Mặc dù thể hiện tài năng trên nhiều thể loại nhưng phải cơng nhận rằng, chỉ
với truyện ngắn thì tài năng của ông mới thật sự tỏa sáng, mới làm dư luận chú ý và
xôn xao. Đến với truyện ngắn, sở trường của Nguyễn Huy Thiệp được dịp phát huy,
ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp được cơ hội tung hoành. Đề tài trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp rất đa dạng, bao gồm: lịch sử và văn học, huyền thoại và cổ tích,
xã hội Việt Nam đương đại, cuộc sống làng quê và những người lao động. Và dù ở
đề tài nào, ông cũng thể hiện xuất sắc tài năng của mình, để cuối cùng, lắng lại sau
những trang viết góc cạnh, mạnh mẽ, gai góc là tấm lịng, là tiếng nói vang vọng từ
lương tâm của ơng đối với con người, với cuộc đời. Đặc biệt, ở trang viết nào của
Nguyễn Huy Thiệp, người đọc cũng đều nhận ra những phương diện mới lạ, đặc sắc
trong văn phong cũng như cách nhìn nhận hiện thực, nhân sinh của nhà văn.


Không phải ngẫu nhiên mà nhiều truyện ngắn của ông đã được xuất bản
thành nhiều thứ tiếng, đến với đông đảo bạn đọc thế giới. Tài năng của Nguyễn Huy
Thiệp càng được khẳng định khi ông nhận được nhiều giải thưởng lớn. Tháng
7/2007, nhà văn được nhận Huân chương Văn học nghệ thuật do chính phủ Pháp

trao tặng. Đến năm 2008, Nguyễn Huy Thiệp lại được vinh dự nhận giải thưởng văn
học của Italy – giải Premino Nonino. Đây là giải thưởng văn học từng tôn vinh
những cây bút nổi tiếng thế giới như Jorge Amado, Claude Levi – Strauss và
V.S.Naipaul. Vương Trí Nhàn trong bài viết Tưởng tượng về Nguyễn Huy Thiệp đã
đánh giá rất cao tài năng của ông: “Nếu có một thứ “quả bóng vàng” (hay là “cây
bút vàng”) để dành tặng cho các cây bút xuất sắc hằng năm, thì trong năm 1987 – và
cả nửa đầu năm 1988 – người xứng đáng được giải văn xi ta, có lẽ là Nguyễn
Huy Thiệp” [9, tr.405]. Đó là vinh dự lớn lao của tác giả nói riêng và của văn học
Việt Nam nói chung.
1.2. Nguyễn Huy Thiệp – một phong cách nghệ thuật độc đáo trong văn học
đương đại Việt Nam
Đất nước những năm sau 1975 đang chuyển mình hàn gắn lại những mất mát
sau sự tàn phá của bom đạn chiến tranh. Và văn học Việt Nam cũng khơng nằm
ngồi quỹ đạo chung đó. Văn học của chúng ta lúc bấy giờ đang đi tìm một tiếng
nói mới, một hơi thở mới để góp phần phản ánh những mất mát, hàn gắn ấy. Văn
học lúc bấy giờ khơng cịn là ngợi ca chiến đấu, khơng cịn là cổ vũ ra trận, khơng
cịn là những cuộc chia ly đầy sắc đỏ, khơng cịn là tiếng kèn gọi xung trận nữa, mà
là tiếng thở của cuộc đời, là tiếng nói chân thật vang vọng từ sâu thẳm trái tim của
con người, là những nhìn nhận thẳng thắn sâu cay vào cuộc sống bộn bề ngổn
ngang. Con người sống là chính mình, với những đắng cay, đau khổ, ngọt bùi; với
những toan tính, thủ đoạn, bản năng trong cuộc đấu tranh sinh tồn để giành quyền
tồn tại. Đấy mới chính là con người thực, là con người mà chúng ta đã cố giấu đằng
sau những trang viết mấy mươi năm nay vì hồn cảnh đất nước chiến tranh khơng
cho phép.


Xuất hiện trên văn đàn vào những năm tháng ấy, Nguyễn Huy Thiệp đã thổi
vào văn chương đương đại Việt Nam một luồng sinh khí mới - rất người và rất đời.
Cùng với những cây bút cùng thời như Nguyễn Bình Phương, Phạm Thị Hồi, Trần
Dần, Hồ Anh Thái,...ơng đã đã đưa văn học nước nhà đổi mới theo một chiều hướng

khác, có thể tạm gọi là hướng “hậu hiện đại” (chữ dùng của Lã Nguyên). Chỉ với
mấy truyện ngắn đầu tay, tên tuổi của Nguyễn Huy Thiệp đã nổi bật cả trong và
ngồi nước. Tác phẩm của ơng đã làm xôn xao dư luận, gây nên một cuộc tranh cãi
quyết liệt mà không phải nhà văn hiện đại nào cũng làm được, nhất là trong tình
hình đất nước đang đổi mới trên nhiều lĩnh vực, kể cả trong văn học lúc bấy giờ
cũng đang diễn ra nhộn nhịp. Có lắm lời khen nhưng cũng khơng ít những lời chê
bai. Người nào để tâm thì đọc đi đọc lại để cảm nhận, ai muốn dè bỉu thì vạch đủ
vấn đề để truy vấn tác giả. Lê Minh Hà khẳng định rằng: “Khơng có trước những
bước dọn đường, tên nhà văn nổ bùng trên báo, bằng một loạt truyện ngắn dữ dội và
hết sức thơ” [9, tr.488].
Những tác phẩm của ông ln có một “ma lực” kì lạ, cuốn hút mọi ánh
nhìn, mọi sự quan tâm của độc giả. Theo Vương Trí Nhàn thì Nguyễn Huy Thiệp
“hai lần lạ” vì ơng mang tới cái mà lâu nay văn học hơi thiếu: “chất kiêu bạc, tàn
nhẫn, cay đắng” [9, tr.406]. Đồng thời với chất kiêu bạc, tàn nhẫn và cay đắng ấy,
sức hấp dẫn của Nguyễn Huy Thiệp còn thể hiện ở sự đa dạng của phong cách, sự
biến ảo của bút pháp, lôi cuốn người đọc thăng hoa cùng nhà văn.
Đọc Nguyễn Huy Thiệp, chúng ta có cảm giác vừa quen, vừa lạ, vừa truyền
thống, vừa hiện đại. Theo như Nguyễn Thị Tuyết Nhung trong bài viết Nguyễn Huy
Thiệp – Hợp lưu giữa mạch ngồn dân gian và tinh thần hiện đại thì truyện Nguyễn
Huy Thiệp quen bởi nó ln “bàng bạc một sắc màu dân gian” [18], lạ bởi nó luôn
“phơi bày đến tận cùng một hiện thực đang ly tán, phân rã, mất đi tính thống nhất,
vẹn tồn, từ đó dội lên âm hưởng đồng vọng với Chủ nghĩa Hiện sinh trong văn học
phương Tây hiện đại”.
Ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp đã ngược dịng thời gian, tìm về với những
gì bản chất, nguyên sơ nhất, chạm đến mạch nguồn văn hóa dân gian để kế thừa,


bảo lưu nó trong tâm thức con người. Đó là một con sông êm đềm, thao thiết chảy
trong Chảy đi sông ơi, là một rừng hoa ban bạt ngàn sắc trắng trong truyện Những
người thợ xẻ, hay cũng có thể là không gian núi rừng âm u trong Những ngọn gió

Hua Tát … Và nhân vật trong truyện ngắn của ông cũng được đặt vào thế đối diện
với thiên nhiên bao la, vĩnh hằng ấy để hoặc là “ngộ” ra thân phận bé nhỏ, cô đơn,
mong manh và phù du của nhân sinh trước dòng chảy tự nhiên vĩnh cửu, hoặc là tìm
về với nguồn gốc của chính mình, bảo tồn phần nhân tính thuần phác trước những
tác động mạnh mẽ của xã hội hiện đại.
Một mặt là sự tiếp nối, bảo lưu nguồn mạch văn học dân gian, mặt khác lại
thấm đượm cảm quan hiện đại, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đánh dấu bước
ngoặt của văn học Việt Nam thời đổi mới. Nhập cuộc trong một giai đoạn xã hội
đang chuyển mình với những biến động dữ dội của nền kinh tế thị trường và sự đổi
thay trong từng nhân cách con người, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã chạm đến
chiều sâu cơ cấu xã hội và mọi ngõ ngách trong nhân tâm con người. Những Tướng
về hưu, Không có vua, Những người thợ xẻ, Huyền thoại phố phường… đã khiến
độc giả thực sự “sốc” trước ngoài bút phơi bày trạng thái nhân sinh thời đổi mới đầy
lạnh lùng, tỉnh táo của nhà văn. Nó tái hiện một sân khấu cuộc đời với đầy đủ tâm
trạng. Nó là âm vang của cuộc khủng hoảng xã hội, là sự rạn vỡ niềm tin truyền
thống về một hiện thực hài hòa, về một cuộc sống đậm đà tình nghĩa, về nhân cách
đạo đức ở tương lai. Nhà văn đã nhắm thẳng vào hiện thực, phơi bày mọi thứ ra
trang văn vốn lâu nay nó bị che phủ bởi những ánh hào quang chiến thắng. Mọi giá
trị truyền thống đã bị hủy hoại. Ông buộc chúng ta phải đối mặt với sự thật nghiệt
ngã ấy. Ảnh hưởng từ các yếu tố dân gian, nhưng Nguyễn Huy Thiệp đã không đi
lại trên con đường mòn. “Bằng ngòi bút đầy bản lĩnh và tài năng, Nguyễn đã sáng
tạo nên những “folkore hiện đại” (chữ dùng của Hoàng Ngọc Hiến), đã làm một
cuộc cách mạng trong tư duy nghệ thuật so với truyền thống” [18].
Nguyễn Huy Thiệp là người rất ưa triết lý, hầu hết các truyện ngắn của ông
đều mang những triết lý về cuộc đời. Ông sử dụng triết lý nhiều đến mức ở bất cứ
một đoạn nào trong truyện và bất cứ một nhân vật nào cũng có thể phát biểu một


triết lý của riêng mình. Chẳng hạn, cùng bàn về văn chương, có khi tác giả viết:
“Văn chương là thứ bỉ ổi bậc nhất” (Chút thoáng Xuân Hương) [13, tr.287], có khi

thì: “Văn chương có nhiều thứ lắm. Có thứ văn chương hành nghề kiếm sống. Có
thứ văn chương sửa mình. Có thứ văn chương trốn đời, trốn việc. Lại có thứ văn
chương làm loạn” (Giọt máu) [12, tr.245]. Tác giả làm người đọc xoay vòng trong
mớ bòng bong của triết lý, không biết đâu là điểm tựa để tin tưởng và hành động
theo. Nhưng, nếu đọc kĩ và ngẫm nghĩ thì lại thấy những triết lý ấy có khi lại phù
hợp với quan điểm của mình, dù ít dù nhiều. Kiểu triết lý của Nguyễn Huy Thiệp
góp phần khơng nhỏ tạo nên không gian dân chủ cho tác phẩm và cái nhìn đa chiều
cho người đọc.
Giữa ngổn ngang những triết lý, Nguyễn Huy Thiệp đơi lúc lại để ngịi bút
của mình lệch ra khỏi quỹ đạo và vung vẫy thành những vần thơ bay bổng. “Chảy đi
sông ơi/ Băn khoăn làm gì?/ Rồi sơng đãi hết/ Anh hùng cịn chi?” (Chảy đi sông
ơi) [12, tr.11] miên man, thao thiết những nỗi niềm về thời quá vãng, về những kí
ức tuổi thơ trong trẻo, hồn nhiên, về những đêm chạy theo ước mơ khao khát muốn
gặp con trâu đen của một cậu bé vùng q. Đó cịn là những vần thơ mà ông mượn
của người khác để điểm tô cho tác phẩm của mình, để đầu óc người đọc thư giãn
trong ít phút sau khi phải nghiền ngẫm một thứ ngôn ngữ khô khan, lạnh lùng, “sặc
mùi” triết lý của ông: “Gái lớn ai không phải lấy chồng/ Can gì mà khóc, nín đi
khơng!/ Nín đi, mặc áo ra chào họ/ Rõ q con tơi! Các chị trơng!” (của Nguyễn
Bính) (Lòng mẹ) [12, tr.383]. Chất thơ còn thể hiện qua các tựa đề truyện: Chảy đi
sông ơi, Thương cả cho đời bạc, Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt, Chút thoáng
Xuân Hương, Muối của rừng,...Trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, những
bức tranh thiên nhiên cũng thường xuất hiện rất đẹp và rất thơ. Giữa những thứ triết
lý rất khô khan ta bỗng bắt gặp một chút thơ như vậy khác nào một người đi giữa sa
mạc gặp một dòng nước sạch, tinh khiết. Thơ của ông rất hay, rất lạ thế nhưng cũng
giàu triết lý, sâu cay không kém. Đó là điều mỗi khi gấp trang sách lại, người đọc
vội quên đi những cái “tục” mà chỉ nhớ đến những vần thơ trong trẻo để đời.


Ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cũng thuộc vào loại ngơn ngữ độc
đáo, mới lạ. Đó là một thứ ngôn ngữ khô khan, lạnh lùng đến mức tàn nhẫn - ngơn

ngữ của đời thường. Qua ngịi bút đa tài của nhà văn, ngôn ngữ hiện lên cũng sống
động và trần trụi như chính cuộc sống ngồi đời vậy. Thậm chí là những lời văng
tục, những lời thơ thiển cũng được nhà văn đưa lên trang văn của mình. Trong bài
viết Nguyễn Huy Thiệp, một tài năng mới, Diệp Minh Tuyền đã khẳng định rằng:
“Ngôn ngữ Nguyễn Huy Thiệp là thứ ngơn ngữ Việt Nam chính xác, trong sáng,
tinh tế, giàu hình tượng, đầy cá tính. (...) Ở Nguyễn Huy Thiệp tính cách nào thì
ngơn ngữ ấy. (...) Ở Nguyễn Huy Thiệp ngôn ngữ đối thoại ngắn, sắc lạnh, xen kẽ
với ngôn ngữ độc thoại sâu sắc, rành mạch, chạm đến tận đáy tâm hồn của nhân
vật” [9, tr.401].
Những cuộc đối thoại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thường ngắn
gọn, dứt điểm, khơng mang tính chất kể lể, khơng ẩn chứa màu sắc cảm xúc: “Đồi
bảo: “Tơi nghĩ bố già rồi, mổ cũng thế, cứ để chết thì hơn”. (...) Cấn hỏi: “Ý chú
Khảm thế nào?”. Khảm bảo: “Các anh thế nào thì em thế”. Khiêm hỏi: “Anh định
thế nào?”. Cấn bảo: “Tơi đang nghĩ”. Đồi bảo: “Mất thì giờ bỏ mẹ, ai đồng ý bố
chết giơ tay. Tôi biểu quyết nhé”(Khơng có vua) [12, tr.56]. Một dạng quen thuộc ta
hay bắt gặp trong những lời dẫn của Nguyễn Huy Thiệp là: Tơi bảo, cha tơi bảo,
Đồi bảo, Khiêm hỏi, Thủy nói,... – rất ngắn gọn, và mang màu sắc khách quan. Đối
thoại trong truyện của ông chủ yếu theo cấu trúc C – V. Những câu thoại đều là
những câu đơn, trong đó phần nhiều là những câu đơn đặc biệt, thiếu đầu thiếu đi,
có khi được giản lược đến mức tối đa: “Tôi bảo: “Mừng rồi”. (...) Tôi hỏi: “Chuẩn
bị à?”.Vợ tôi bảo: “Không” [12, tr.22], hay là “Vợ tơi bảo: “Buồn anh lắm”. Tơi
bảo: “Anh địi lại nhé”. Vợ tôi bảo: “Thôi, coi như trả công. Lão ấy tốt nhưng
nghèo” (Tướng về hưu). “Nghệ thuật tỉnh lược ở đây tỏ ra rất hiệu quả. Bởi nó địi
hỏi vứt hết những thứ thừa, thứ phụ, tránh loanh quanh, rườm lời” [9, tr.53]. Với
kiểu nói năng đối đáp ngắn gọn, cụt ngủn đến mức có thể ấy, tác giả đã tước sạch
mọi ý thức về vai giao tiếp, vị thế giao tiếp của các nhân vật. Đối thoại của các nhân
vật trong truyện ông đã không tuân thủ một số nguyên tắc, đã phá vỡ tính logic của


cấu trúc lời thoại với nội dung và giọng điệu đối thoại độc đáo, rất hấp dẫn người

đọc. Khơng cịn những phụ thuộc trong các mối quan hệ, trật tự, tôn ti, đối thoại
trong truyện Nguyễn Huy Thiệp không kèm theo những hành vi, ngơn ngữ biểu
cảm, thành phần tình thái. Đối thoại ấy đã giúp nhà văn “lột mặt nạ” nhân vật của
mình. Như Nguyễn Văn Thuấn trong bài viết của mình đã khẳng định: “Tuy đời
sống nội tâm của nhân vật không mấy phức tạp và hấp dẫn nhưng anh hơn người
chính bởi đã đưa nhân vật vào một lập trường đối thoại dân chủ. Vì vậy, bản chất đa
thanh của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp bộc lộ rõ rệt, sắc sảo” [20].
Bên cạnh ngôn ngữ đối thoại tự nhiên, trần trụi thì trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp có nhiều độc thoại nội tâm, thể hiện được những tâm tư, suy nghĩ, cảm
xúc, chiêm nghiệm của nhân vật.
Đi tìm sự thật về huyền thoại trâu đen, cậu bé trong Chảy đi sông ơi bị những
người đánh cá đêm đột ngột, vơ lý ném xuống dịng sơng cuộn xốy, khơng thể bấu
víu vào đâu. Trâu đen chẳng thể cứu cậu bé. Trong hành trình tìm kiếm ấy, Tơi dần
dần nhận ra được bộ mặt thật sự của cuộc sống này. Với nhân vật Tôi – người bị
đồng loại, những kẻ đánh cá đêm độc ác, lạnh lùng dìm xuống nước, sống chết mặc
kệ – lúc đó chỉ cịn một điều này là có thực : “Nước chảy rất xiết, nước chảy bao giờ
cũng xiết. Có điều phải cố mà bơi cho đến được bờ…” [12, tr.8]. Mấy chục năm
sau, con sơng vẫn chảy, bến Cốc vẫn cịn, nhưng người tốt – vị ân nhân cứu sống
Tôi cũng như cứu sống rất nhiều người suýt chết đuối ở bến sông này thì khơng cịn.
Câu hỏi “Con trâu đen, con trâu đen trong thời thơ ấu của tôi nay ở đâu rồi?” xốy
vào tâm can nhân vật chính trong âm điệu của bài hát ngày nào – Chảy đi sông ơi –
nghe thật ngọt ngào mà biết bao bi thiết.
Lọt thỏm giữa những dòng văn lạnh ngắt, tàn nhẫn của Nguyễn Huy Thiệp là
nỗi niềm cô đơn tự cảm nhận được của nhân vật Tôi trong truyện ngắn Tướng về
hưu: “Tôi thấy cô đơn quá. Các con tôi cũng cô đơn. Cả đám đánh bạc, cả cha tôi
nữa” [12, tr.24]. Giữa những bon chen, toan tính của những con người trục lợi, thực
dụng, tha hóa là những dịng tâm sự với nỗi niềm băn khoăn, khắc khoải, cô độc, bơ
vơ của Tơi. Khơng ai có tội. Tất cả họ đều là nạn nhân của xã hội đồng tiền, của



thời buổi kinh tế thị trường nhố nhăng, bát nháo. Là những con người, họ không thể
tránh khỏi những tham vọng, ham muốn. Và chính xã hội ấy đã lơi kéo, xơ đẩy họ
vào vịng xốy tội lỗi, biến họ thành những con người tha hóa. Cuối cùng chỉ cịn
đọng lại nỗi cơ đơn trong lịng mỗi người. Họ lạc loài với đồng loại, bơ vơ giữa
cuộc đời, lạc lõng sau những cuộc mưu sinh tìm kiếm, cơ độc sau những vụ lợi, tính
tốn.
Trong hầu hết các truyện, Nguyễn Huy Thiệp đều sử dụng yếu tố huyền thoại
như một thủ pháp “lạ hóa” tác phẩm để tránh sự nhàm chán nơi người đọc. Huyền
thoại thường mang tính lạc quan, tin tưởng ở con người, ở cuộc đời. Điều này ta hay
bắt gặp ở văn học dân gian. Còn trong truyện Nguyễn Huy Thiệp thì khơng phải
vậy. Huyền thoại chị Thắm là tiếng hát của thuở nào tê tái: “Chảy đi sơng ơi/ Băn
khoăn làm gì?/ Rồi sơng đãi hết/ Anh hùng còn chi?... Con trâu đen, con trâu đen
trong thời thơ ấu của tôi nay đâu rồi?” (Chảy đi sông ơi) [12, tr.13]. Huyền thoại
Con gái thủy thần là cuộc hành trình tìm kiếm đến vơ vọng của Chương. Là nhà văn
thích khám phá, Nguyễn Huy Thiệp muốn đi tìm và phơi bày những mặt giả tạo của
con người để hướng con người đến hiện tại, đến những điều chân thật ở đời, để họ
bớt đạo đức giả, bớt trang sức bởi những cái kệch cỡm, rởm đời. Ơng có tài làm cho
người đọc chìm đắm trong thế giới hoang dã, bày đặt đồng thời gây thích thú, tâm
đắc. Rồi khiến người đọc ngộ ra được nhiều điều từ thế giới hoang dã ấy. Đó là
thành cơng của ơng ở cái tài tạo khơng khí sương mù huyền thoại cho tác phẩm.
Một điều đặc biệt nữa góp phần tạo nên phong cách độc đáo của Nguyễn
Huy Thiệp chính là giọng điệu trong truyện ngắn của nhà văn. Hồ Phương có nhận
xét: “Tôi thấy Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện với giọng điệu mới, một bút pháp ngắn
gọn trẻ trung, rất thích.” [9, tr.451]. Giọng điệu văn chương trong truyện ngắn của
ông được tạo nên bởi nhiều hợp âm, nhiều sắc thái khác nhau. Và ơng đã cá thể hóa
giọng điệu của mình theo từng kiểu nhân vật.
Trước tiên là giọng điệu của nhân vật thực dụng, tha hóa. Đây là kiểu nhân
vật bị thối hóa về nhân cách, bị vấy bẩn về tâm hồn, sống độc ác và tàn nhẫn. Họ



lấy đồng tiền, lấy quan hệ vật chất làm thước đo cho mọi giá trị. Họ tham lam, ích
kỉ, thực dụng một cách tỉnh táo và vụ lợi một cách bỉ ổi.
Truyện ngắn Tướng về hưu có hai nhân vật tiêu biểu cho kiểu nhân vật thực
dụng, tha hóa là ông Bổng và cô Thủy. Ở đám tang chị dâu, ông Bổng tỏ vẻ tiếc rẻ:
“Mất mẹ bộ xa lông. Ai lại đi đóng quan tài bằng gỗ dổi bao giờ? Bao giờ bốc mộ,
cho chú bộ ván” [12, tr.23]. Lời ơng tỉnh rụi làm ta phải giật mình. Cịn Thủy thì
trục lợi một cách ghê tởm từ cái nghề của mình, hằng ngày lại lấy những rau thai
nhi bỏ đi, bỏ vào phích đá đem về bảo ơng Cơ nấu lên cho đàn chó nhà mình. Đến
khi biết cha chồng đã biết sự việc, cơ nói với ơng Cơ: “Sao không cho vào máy xát?
Sao để ông biết?”. Là một người biết tính tốn, Thủy tính rất “sát” trong đám tang
của mẹ chồng: “… em tính ba chục mâm, tám trăm đồng một mâm, ba tám hai tư.
Hai tư nghìn, phụ phí sáu nghìn. Việc mua bán em lo. Cỗ giao cho cô Lài. Đừng
nghe ông Bổng, lão ấy đểu lắm”.
Tâm lý trục lợi cũng xuất hiện ở Đoài và Khảm, hai nhân vật anh em trong
truyện ngắn Không có vua: “Khảm bảo: “Hai anh em mình mang tiếng có học mà
Tết nhất đến một bộ quần áo hẳn hoi khơng có”. Đồi bảo: “Chỉ có con đường lấy
vợ giàu thôi. Tối nay mày đưa tao đến con ông Ánh Sáng Ban Ngày đấy nhé”.
Khảm bảo: “Được thôi. Nếu anh tán được, thưởng em cái gì?”. Đồi bảo: “Thưởng
cái đồng hồ”. Khảm bảo: “Được rồi! Anh ghi cho em mấy chữ làm bằng”. Đồi hỏi:
“Khơng tin tao à?”. Khảm bảo: “Khơng”. Đồi ghi vào giấy: “Ngủ được với Mỹ
Trinh, thưởng một đồng hồ trị giá ba nghìn đồng. Lấy Mỹ Trinh thưởng nắm phần
trăm của hồi môn. Ngày… tháng… năm… Nguyễn Sĩ Đoài”. Khảm cất tờ giấy vào
túi rồi nói: “Cám ơn” [12, tr.53]. Giữa anh em mà cũng có sự sịng phẳng đến rạch
rịi như vậy. Thêm nữa, có thể nói, đây là hai nhân vật biết nhìn về tương lai nhất
trong Khơng có vua. Nhưng cái cách tìm đến một tương lai tươi sáng của họ thật
hèn hạ, đầy lòng tham, sự vụ lợi và dục vọng: đến với con gái ơng Ánh Sáng Ban
Ngày. Gia đình lão Kiền trong Khơng có vua là một thế giới thu nhỏ, một cõi nhân
gian khơng cịn trật tự tơn ti. Mọi chuẩn mực truyền thống của một gia đình Việt
dường như bị triệt tiêu hoàn toàn khi lão Kiền – bố chồng bắt ghế lén xem con dâu



tắm, lại hoàn toàn thản nhiên trước mâu thuẫn của các con “ Chúng mày giết nhau
đi, ông càng mừng”, khi Đồi – em chồng chịng ghẹo, địi ngủ với chị dâu, ghen cả
với bố. Người đọc cứ rờn rợn trước cái lối biểu quyết bố chết của Đoài: “ Ai đồng ý
bố chết giơ tay, tôi biểu quyết nhé”. Sự sa đọa về phẩm chất đã đẩy con người đến
chỗ đốn mạt. Cuộc sống quả thực là kinh khủng nếu như trong quan hệ giữa người
với người chỉ còn lại quan hệ “tiền trao cháo múc” và tính tốn vụ lợi. Khơng có
vua như một tiếng chng cảnh tỉnh cho sự xuống cấp trầm trọng của đạo đức con
người.
Thời kì kinh tế thị trường, đất nước đổi mới kéo theo đó là hàng loạt những
hệ lụy. Đồng tiền lên ngơi và chi phối tồn bộ đời sống con người. Ít ai trong cái xã
hội đó giữ được cho mình chút thiên lương, đạo đức. Viết về kiểu người này,
Nguyễn Huy Thiệp đã lột truồng con người ra và phơi bày tồn bộ sự đớn hèn của
nó. Như Hồng Ngọc Hiến đã khái quát rằng: “Trong tập truyện Nguyễn Huy
Thiệp, rùng rợn hơn cả vẫn là những sự việc hết sức bình thường nhưng bộc lộ sự
đốn mạt, sự hèn kém của con người, giữa mọi sự nhố nhăng, sắng sít lịi ra cái tâm
lý vụ lợi, vụ lợi một cách khinh bạc, trắng trợn, một cách muối mặt, tán tận lương
tâm, tâm lý này đang trở thành một nếp ăn sâu trong não trạng, tâm thuật của con
người hiện đại, có cơ trở thành một nét chủ đạo trong nhân cách của nó” [9, tr.10].
Tiếp theo là giọng điệu của nhân vật khát vọng, kiếm tìm trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp. Nhân vật khát vọng, kiếm tìm thường là những con người ảo
tưởng. Ảo tưởng ấy có được là bởi hoặc về tâm linh, họ hay tin tưởng vào những
truyền thuyết, huyền thoại; hoặc về tâm lý, họ bị sự cám dỗ của đồng tiền lôi kéo,
nảy sinh ham muốn và dục vọng, muốn đổi thay cuộc sống nghèo khổ, tìm kiếm đến
cuộc sống hưởng thụ, sung sướng, tìm kiếm cái ăn sống qua ngày,... Và dù là về tâm
linh hay tâm lý, thì âu đó cũng là hậu quả của nền kinh tế thị trường. Bởi xã hội bát
nháo, nhố nhăng quá, có người sẽ ý thức được, cảm thấy mệt mỏi và muốn kiếm tìm
về một huyền thoại nào đó để vin vào nó mà sống, để cứu vớt niềm tin. Nhưng cũng
có người, vì xã hội đó mà đã thơi thúc họ nảy sinh những âm mưu, dục vọng, toan
tính, thù hằn mong một ngày đời họ sẽ đổi thay, sẽ có tiền, có quyền lực, có vật



chất trong tay, càng nhiều càng tốt để hịa mình vào cuộc sống thượng lưu thấp
kém, nhố nhăng ấy.
Trong Những ngọn gió Hua Tát (gồm mười truyện), truyện thứ nhất Trái tim
hổ, nhà văn có viết: Đời người ta, ai đã chẳng từng săn đuổi bao điều phù du?” [12,
tr.198]. Nhiều khi, như có một sức mạnh siêu nhiên nào đó ám ảnh con người, dẫn
dắt họ hành động trong sự huyễn hoặc. Có người lìa bỏ q hương, gia đình để dấn
thân, bất chấp hiểm nguy ra đi để mong gặp được những điều chỉ có trong mơ
mộng, hão huyền. Con gái thủy thần là một truyện ngắn gồm ba truyện. Huyền
thoại về con gái thủy thần (truyện thứ nhất) kể rằng: “Chắc nhiều người còn nhớ
trận bão mùa hè năm 1956. Trận bão ấy, ở bãi Nổi trên sông Cái, sét đánh cụt ngọn
cây muỗm đại thụ. Không biết ai nói trơng thấy có đơi giao long quấn chặt lấy nhau
vẫy vùng làm đục cả một khúc sông. Tạnh mưa, dưới gốc cây muỗm, có một đứa bé
mới sinh đang nằm. Đứa bé ấy là con thủy thần để lại. Dân trong vùng gọi đứa bé ấy
là Mẹ Cả” [12, tr.68]. Câu chuyện về Mẹ Cả “ám ảnh tơi suốt thời niên thiếu”. Và
mặc dù có người nói cho anh biết rằng chuyện Mẹ Cả là chuyện bịa nhưng nhân vật
Tơi vẫn quyết ra đi tìm kiếm ảo ảnh của mình. Và anh mải miết trên hành trình của
mình với những ảo mộng về một người con gái tên là Mẹ Cả. Từ sông Tôi đi ra
biển, nhưng “ngồi biển khơng có thủy thần”. Biết vậy nhưng mà anh vẫn đi, trong
truyện thứ hai “Tôi đi… Tôi nhằm hướng mặt trời mọc mà đi. (...) Ý nghĩ về Mẹ
Cả, về Gianna Đồn Thị Phượng ám ảnh tơi. Con gái thủy thần, nếu tơi tìm được
thấy nàng thì tơi sẽ khơng hối tiếc gì về cuộc sống”. Đến truyện thứ ba, nhân vật
vẫn kiên trì trên hành trình của mình, dù hiện tại, mọi thứ vẫn vơ vọng “Tơi đi…
Tơi muốn xem phía trước có gì”. “Tơi” gặp cơ Phượng – bà chủ một ngơi nhà đẹp,
sống một mình (chồng đi nước ngoài), và được Phượng dạy cho bài học: “Tất cả bí
mật của vũ trụ, xã hội, cơng danh, tiền bạc, nghệ thuật (…) - là ở chuyện này. Ám
ảnh cáo nhất, rộng nhất – trên cao và rộng lớn hơn các ám ảnh khác, kể cả tôn giáo,
chính trị - là tình dục”. Kết thúc cả câu chuyện vẫn là bước đi không mệt mỏi của
nhân vật. Anh vẫn đi, vẫn kiếm tìm mọt người con gái mang tên là Mẹ Cả, một

người đã ám ảnh cả tuổi thơ anh, để bây giờ anh từ bỏ quê hương ra đi tìm kiếm


những ảo mộng ấy. “Tôi cứ đi, đi mãi… Trước mặt tơi là dịng sơng thao thiết. Sơng
chảy ra biển. Biển rộng vô cùng. (...) Con gái thủy thần! Nàng ở đâu? Nàng ở chỗ
nào? Vì cái gì? Bởi cái gì? Để tơi mượn màu son phấn ra đi”.
Có những điều ta theo đuổi mãi dù không thành sự thật nhưng vẫn khơng gây
ra hậu quả gì, mà là ta sẽ có thêm những nhận thức mới mẻ về cuộc đời trong q
trình theo đuổi đó, nhưng cũng có những mộng mị, ham muốn khiến ta sa vào hố
sâu của tội lỗi. Tội ác và trừng phạt là câu chuyện kể về những tội ác của con người
như: cô gái 16 tuổi giết bố và ba đứa em; một gã trai dùng cuốc bổ vào gáy bố đẻ ra
hắn, hắn đã róc thịt ra nấu cám lợn, cịn xương thì vứt xuống sơng… Lí giải hiện
tượng này, Nguyễn Huy Thiệp viết: “Như vậy, sự mơng muội tinh thần có cả ở
những vùng đất xa xôi lẫn ở thành thị. Tội ác sẽ trở nên hết sức man rợ bởi sự mơng
muội tinh thần đó. Đã đành những tội ác nảy sinh từ sự mơng muội tinh thần, nhưng
chúng ta có thể mơ tả nó như kết quả của những thèm khát muốn thay đổi, muốn đổi
mới hoàn cảnh sống theo xu hướng xấu đi” [12, tr.340]. Người đàn ông trong truyện
Con thú lớn nhất nằm trong truyện Những ngọn gió Hua Tát luôn khao khát được
bắn con thú lớn nhất của đời mình. Chính vì cuộc sống khốn khổ, đói khát, vì ước
muốn mãnh liệt là săn được một con thú to, mà ông đã gắng gượng từng ngày để đi
kiếm miếng ăn cho hai vợ chồng trong những ngày ở Hua Tát động rừng. Để rồi,
cuối cùng, mơ ước, khát vọng của ông được “đền đáp” bởi một sự thật đau lịng là
người vợ đáng thương bị chính viên đạn từ khẩu súng săn của người chồng giết chết
(do bà vợ tay cầm lông công đi ra rừng đợ chồng, lão bắn nhầm vào vợ): “Miệng
lão hộc lên như tiếng lợn lòi. Lão nằm thế rất lâu. Mây đen sà xuống thấp, khu rừng
tối sẫm, nóng hâm hấp như da người sốt” [12, tr.202]. Dù vậy, nhưng cái đói, cái
khát khao chinh phục cho được con thú lớn nhất của đời mình vẫn khơng dập tắt
trong lão: “Gần sáng, lão già bỗng đứng phắt dậy nhanh như sóc. Lão nảy ý định lấy
xác vợ lão làm mồi săn con thú, con thú lớn nhất của đời mình”. Cuối cùng, “khơng
có con thú nào đến với lão, chỉ có cái chết đến với lão. Ba ngày sau, người ta lôi cái

xác còng queo của lão ra khỏi bụi cây. Một vết đạn xuyên qua trán lão”. Chỉ vì cực
khổ, vì mưu sinh, và vì khao khát chinh phục thiên nhiên, mà người đàn ông trong


truyện đã tàn phá thiên nhiên, chịu kiếp sống cô đơn, lẫm lũi, và giết chết cả vợ
mình. Đau đớn “Lão đã bắn được con thú lớn nhất đời mình” – con thú ấy chính là
người vợ đầu ấp tay gối với lão.
Nhân vật khát vọng, tìm kiếm trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp luôn
miệt mài săn đuổi những giấc mơ hão huyền, những điều phù du, mộng mị, những
khao khát cuộc đời. Dù đó là những khao khát tốt hay xấu thì họ vẫn có một niềm
tin tuyệt đối, mãnh liệt với nó. Dù được hay mất, dù có đạt được đến hiện thực, ước
mơ hay khơng thì giọng điệu của họ cũng chan chứa quyết tâm, ý chí, khát khao
mãnh liệt, quyết đi tìm sự thật đến cũng mà thôi.
Cuối cùng là giọng điệu của nhân vật cô đơn, lạc lịi. Có thể vì khơng hợp
với cuộc sống dung tục, nhố nhăng của xã hội bấy giờ; cũng có thể vì mệt mỏi với
những toan tính, trục lợi cá nhân; hay đôi lúc mất niềm tin trên hành trình săn đuổi
những điều phù du của cuộc đời, những khát vọng của bản thân mà nhân vật trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp rơi vào tình trạng cơ đơn, lạc lồi. Nhân vật cơ đơn,
lạc lồi là nhân vật ln ở trong tâm trạng bơ vơ, lạc lõng giữa cuộc đời giữa đồng
loại. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp khai thác nhiều về kiểu người này để phản
ánh một sự thật rằng khi kinh tế thị trường, văn minh công nghiệp mở ra, lối sống
thực dụng như một cơn gió lốc tràn vào từng ngóc ngách của cuộc sống. Con người
trở nên bơ vơ, lạc lồi vì khơng thể thích ứng được với nó. Và đi cùng với tâm trạng
ấy, giọng điệu của họ cũng khiến người đọc cảm thấy tội nghiệp, đáng thương khi
nó được cất lên một cách yếu ớt, chứa đầy sự lẻ loi, cơ quạnh, hồi nghi, băn khoăn
mà khơng tìm ra được lối thốt.
“ Sao tơi cứ như lạc lồi?” [12, tr.27]. Đó là sự trăn trở, day dứt trong tâm
hồn ông Thuấn – vị tướng về hưu trong kiệt tác cùng tên của Nguyễn Huy Thiệp.
Ơng từng là một người lính, một vị chỉ huy mẫu mực, một tấm gương sáng trong
mắt mọi người: “ Ở trong gia đình, cha tơi bao giờ cũng là hình ảnh của niềm vinh

dự, tự hào. Cả ở trong họ, trong làng, tên tuổi của cha tôi cũng được mọi người
ngưỡng vọng”. Sự rèn luyện trong sạch của môi trường qn đội khiến ơng khơng
thể nào hịa hợp với cuộc sống xô bồ, bát nháo của xã hội hiện tại khi ông về hưu.


Dường như cuộc sống hiện tại khơng có chỗ cho ơng. Mặc dù rất cố gắng để có thể
hịa nhập với cuộc sống ấy nhưng ông không thể nào làm được. “Tướng Thuấn như
“người thừa”, như “chàng ngốc”, ông không hiểu vì sao cơ Thủy (con dâu) lại thực
dụng đến thế, cịn con trai thì bạc nhược” [2, tr.770]. Ơng khóc khi chứng kiến các
rau thai nhi trong nồi cám: “Khốn nạn, tao khơng cần sự giàu có này”. Ơng luống
cuống khổ sở trong một đám cưới ngoại ô lố lăng và dung tục. Một khối cô đơn
khổng lồ đè lên trên con người ơng. Khối cơ đơn đó xuất phát từ mâu thuẫn giữa
một thời oanh liệt, hào hùng với những lý tưởng cao đẹp của và sự trần trụi, nhơ
nhuốc của một thời khác. Đâu chỉ có ơng, mà con trai ông – nhân vật Tôi – người kể
chuyện cũng cảm giác “tôi cảm thấy cô đơn quá. Các con tôi cũng cô đơn. Cả đám
đánh bạc, cả cha tơi nữa”. Phải cơ đơn lắm thì con người mới tự miệng phát ra được
hai chữ cô đơn ấy. Cơ đơn vây kín, bủa quanh con người bé nhỏ. Nhân vật Tôi cảm
thấy cô đơn lắm và anh như được chia sẻ khi đọc các nhà văn lớn trên thế giới:
“Đọc Lcca. txman… tơi cứ mơ hồ thấy những nghệ sĩ trác tuyệt là những con
người cô đơn khủng khiếp”. “Những người cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp thường rơi vào thế yếu đuối và tuyệt vọng trước đồng loại” [2, tr.770].
Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cịn có cái cơ đơn của những con người mải
mê đi tìm điều thiện, đi tìm cái cao đẹp của cuộc đời. Điều thiện ở đâu? Cái đẹp ở
phương nào? Sao mong manh xa vời vậy? Mải miết đi tìm trong thế giới hỗn loạn
ấy, họ rơi vào bi kịch cô đơn. Chương trong Con gái thủy thần suốt đời bị ám ảnh
bởi huyền thoại về mẹ. Nhưng trên hành trình đi ra biển, anh chỉ thấy “những ngộ
nhận giới tính và thói đạo đức giả giết chết vẻ diễm lệ trên các khuôn mặt thiếu nữ”
để rồi nhận ra rằng thiên thần chỉ là trò phịa, thượng đế đã chết ở trần gian. Nhân
vật chính trong Chảy đi sơng ơi ngây thơ đi tìm huyền thoại về con trâu đen nhưng
chỉ chứng kiến được sự lạnh lùng và tàn nhẫn. Con đường đến với cái đẹp quá gian

nan. Con người mãi đi để rồi mãi mãi bơ vơ, lạc lõng: “Trước mặt tơi, dịng sơng
đang thao thiết chảy. Sơng chảy ra biển. Biển rộng vô cùng. Tôi chưa biết biển mà
tôi đã sống nửa cuộc đời rồi đấy… (...) Tôi đứng lên đi về nhà. Ngày mai tơi đi ra
biển. Ngồi biển khơng có thủy thần” (Con gái thủy thần) [12, tr.79].


Đọc truyện của Nguyễn Huy Thiệp ta cảm nhận được một nỗi cơ đơn vây kín
ở tất cả mọi nhân vật, dù giàu - dù nghèo, dù sang - dù hèn, dù vĩ nhân – dù dân
thường, dù dân thành thị - dù người nhà quê. Dẫu ít hay nhiều, trong họ cũng thấp
thống một khối cơ đơn khiến họ cảm thấy lạc loài giữa cuộc sống, giữa đồng loại,
thấy bơ vơ và mất niềm tin vào mọi giá trị. Cảm giác như cái tứ “trăm năm cô đơn”
nổi tiếng của nhà văn G. Mackét ám ảnh đâu đây trong những dòng văn của Nguyễn
Huy Thiệp.
Trong bài viết bàn về giọng điệu văn chương của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm
Phú Phong đã viết rằng: “Xây dựng giọng điệu nhân vật là tiếng nói của con người,
xuất phát từ cõi lịng, từ suy nghĩ, vì ngơn ngữ là cơng cụ của tư duy, Nguyễn Huy
Thiệp xuất phát từ quan niệm con người hồn tồn bình đẳng. Vua chúa là người,
tên cướp là người, những người lao động nghèo khó cũng là người, trí thức cũng là
người… Trong họ có người tốt, kẻ xấu, có lúc “tức giận hóa ngu”, cũng có lúc đằm
thắm ngọt ngào tình người. Đối với xã hội, họ có thể chưa bình đẳng, nhưng đối với
nghệ thuật, họ đều bình đẳng” [19]. Đúng vậy. Đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp, ai
cũng nhận ra rằng, nhân vật trong truyện của ơng ai cũng như ai, được ơng nhìn
nhận từ khía cạnh nhân bản nhất. Và tương ứng với mỗi loại nhân vật thì Nguyễn
Huy Thiệp lại thể hiện một giọng điệu riêng. Giọng điệu này có khi được bộc lộ
trực tiếp qua nhân vật, khi lại qua nhận xét của những nhân vật khác, lúc lại là
những lời bình của tác giả. Có nhiều nhân vật mang trong mình nhiều tính cách với
những khối mâu thuẫn khó lí giải trong tâm lý của con người, vì vậy mà giọng điệu
của họ trong trang viết của nhà văn cũng đa âm đa sắc. Chính điều đó đã khiến cho
giọng điệu văn chương của ông vừa đạt mức chuẩn xác, lại vừa linh hoạt khơn
lường. Giọng điệu độc đáo ấy chính là đặc điểm nổi bật nhất trong thi pháp ngôn từ

của Nguyễn Huy Thiệp. Đó là lí do mà nghiên cứu Australia Greg Lockhart trong
một bài viết về Nguyễn Huy Thiệp đã cho rằng ơng đã “đóng góp cho văn học thế
giới không chỉ về số phận riêng lẻ của một con người, mà của cả dân tộc, rộng ra,
của cả thế giới”.


Luân phiên vai kể, dịch chuyển điểm nhìn cũng là một nét độc đáo trong
phong cách nghệ thuật của nhà văn này. Qua tìm hiểu, chúng tơi nhận ra rằng,
Nguyễn Huy Thiệp thường sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ nhất và ngơi thứ ba
trong truyện ngắn của mình. Bằng ngịi bút tinh tế, sáng tạo, ơng khơng tn thủ rập
khn nhất nhất một cái gì đó từ đầu đến cuối, từ những ngôi kể của người kể
chuyện, ông đã luân phiên vai kể, dịch chuyển điểm nhìn của họ. Từ đó tạo ra
những phát ngơn, những quan niệm, suy nghĩ, cảm nhận khác nhau ở mỗi điểm
nhìn. Điều này tạo ra sự thay đổi giọng điệu ở người kể chuyện.
“Nguyễn Huy Thiệp thích kể chuyện từ ngơi thứ nhất và đa số truyện hay
đều được kể từ ngôi này” [2, tr.777]. Người kể chuyện ngôi thứ nhất thường xưng
Tôi. Nhân vật Tôi trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện khá đa dạng:
là một kĩ sư an phận, có phần nhu nhược trong Tướng về hưu, là một cơng chức có
cuộc sống trưởng giả no đủ trong Chảy đi sông ơi, là một học sinh tốt nghiệp phổ
thông trong Những người thợ xẻ, là một cậu bé về quê bạn chơi trong Thương nhớ
đồng quê, là một người sinh ra ở nông thôn là Nhâm trong Những bài học nơng
thơn... Vì vậy mà “do người kể chuyện ở ngôi thứ nhất khác nhau về nghề nghiệp,
lứa tuổi, địa vị xã hội và văn hóa nên “điểm nhìn” rất rộng, bao quát được các phạm
vi đời sống từ đỉnh cho đến đáy”. Theo Phạm Thị Thùy Trang trong bài viết Người
kể chuyện ngôi thứ nhất trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thì người kể chuyện
ngơi thứ nhất trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thường xuất hiện ở hai dạng
chính: người kể chuyện ngơi thứ nhất với điểm nhìn đơn tuyến và người kể chuyện
ngôi thứ nhất với điểm nhìn đa tuyến. Và chúng tơi cũng thống nhất với ý kiến trên
của người nghiên cứu vấn đề này.
Tự sự ngơi thứ nhất với điểm nhìn đơn tuyến là nhân vật Tơi ấy có thể đóng

vai trị người dẫn chuyện trong tác phẩm hoặc một phần tử trong hệ thống nhân vật
tham gia vào các tình huống của truyện. “Bản thân hình tượng “tơi” – người kể
chuyện cịn có ý nghĩa nhân đôi. “Tôi” vừa là người kể chuyện về các nhân vật
khác, đồng thời là đối tượng nhận thức trở lại của chính mình. Các nhân vật xuất
hiện trong câu chuyện của nhân vật Tôi cũng được thể hiện trong sự kết hợp giữa


×