Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Khảo sát hệ thống tình thái từ trong các truyện viết cho thiếu nhi của võ quảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 64 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TIỂU HỌC
----------

TRẦN THỊ HƯƠNG

Khảo sát hệ thống tình thái từ trong các truyện
viết cho thiếu nhi của Võ Quảng

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM TIỂU HỌC

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong câu tiếng Việt, tình thái từ là một thành phần mà khơng có mặt nó
câu vẫn diễn đạt đúng nội dung, đúng ngữ pháp. Tuy nhiên, câu còn phải thực
hiện chức năng giao tiếp, bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói, thiết lập và
duy trì quan hệ đối thoại nên tình thái từ trở nên rất cần thiết.
Hệ thống tình thái từ trong tiếng Việt rất phong phú, linh hoạt và giàu sắc
thái biểu cảm trong sử dụng. Nó là một trong những cơ sở để người nói tạo dựng
phát ngôn cũng như để người nghe tiếp nhận và nắm bắt đúng ý định giao tiếp
của người nói. Việc nắm được đặc điểm của hệ thống tình thái từ tiếng Việt góp
phần nâng cao hiệu quả giao tiếp nói chung và vận dụng vào việc dạy tiếng Việt
nói riêng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về vấn đề tình thái từ là rất cần thiết và
cần được quan tâm.
Võ Quảng là một nhà văn để cả cuộc đời và tâm huyết của mình vào sự


nghiệp sáng tác cho thiếu nhi.Trên chặng đường đó, ơng đã viết khá nhiều
truyện cho thiếu nhi như: Quê nội, Tảng sáng, Cái lỗ cửa, Cái Thăng, Chỗ cây
đa làng, Cái mai, Những chiếc áo ấm, Những câu chuyện, Bài học tốt… Các tác
phẩm ấy đã thể hiện được tài năng của Võ Quảng không chỉ qua nội dung mà
cịn qua ngơn ngữ. Hệ thống ngơn ngữ trong các tác phẩm của Võ Quảng thường
là những từ thông dụng, giản dị, dễ hiểu nhưng ông lại đặc biệt chú ý làm cho
vốn từ ngữ đó thật sinh động và hấp dẫn để tạo nên những câu văn đi vào lịng
người đọc. Chính vì vậy trong hệ thống từ ngữ Võ Quảng sử dụng không thể
thiếu các tình thái từ.
Hiện nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề tình thái từ trong
tiếng Việt. Tuy nhiên, việc sử dụng hệ thống tình thái từ trong các truyện viết
cho thiếu nhi của Võ Quảng thì chưa có một cơng trình nào nghiên cứu. Do đó,
việc nghiên cứu đề tài “Khảo sát hệ thống tình thái từ trong các truyện viết cho
thiếu nhi của Võ Quảng” sẽ giúp chúng tơi có cái nhìn tổng thể về hệ thống tình

2


thái từ trong các truyện viết cho thiếu nhi của Võ Quảng nói riêng và hệ thống
tình thái từ trong tiếng Việt nói chung.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tơi chọn đề tài “Khảo sát hệ thống tình
thái từ trong các truyện viết cho thiếu nhi của Võ Quảng” để nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Vấn đề tình thái từ trong tiếng Việt đã được nhiều nhà ngôn ngữ học quan
tâm nghiên cứu. Ở phần này, chúng tôi điểm qua một số cơng trình nghiên cứu
tiêu biểu đề cập đến vấn đề này, từ đó xác định hướng đi đúng cho đề tài nghiên
cứu của mình.
Diệp Quang Ban, “Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt”, Đại học Huế - Trung
tâm đào tạo từ xa, 2003, theo tác giả: “Tình thái từ là hư từ chỉ mối quan hệ của
người nói (sự nhấn mạnh, độ tin cậy, thái độ, đánh giá…) với nội dung câu nói

hay người nghe. Khác với phụ từ (định từ và phó từ) là những từ nằm trong cấu
tạo cụm từ, tình thái từ chỉ xuất hiện ở bậc câu, tuy về mặt nội dung thì có thể
liên hệ với một từ, một cụm từ hay cả câu”. [1, 48]
Lê Biên, “Từ loại tiếng Việt hiện đại”, Nhà xuất bản Giáo dục, 1999, tác
giả đã nêu tác dụng ngữ pháp của tình thái từ: “Các tình thái từ xuất hiện và hoạt
động ở bậc câu, chúng khơng làm thành tố của ngữ, một số tình thái từ có chức
năng dạng thức hóa một từ, một ngữ hoặc để bổ sung cho một phát ngôn một sắc
thái tình cảm nào đó”. [4, 69]. Căn cứ vào vị trí và tác dụng, ơng cũng đã chia
phạm trù tình thái từ thành hai loại: trợ từ và tiểu từ tình thái.
Lê Đơng - Nguyễn Văn Hiệp, “Khái niệm tình thái trong ngơn ngữ học”,
Tạp chí ngơn ngữ số 7, 2003, hai tác giả đã khái quát về khái niệm tình thái:
“góp phần làm rõ một số phương tiện chính yếu của phạm trù tình thái trong
ngơn ngữ cũng như những vấn đề có liên quan”. [6, 63]
Nguyễn Thị Lương, “Câu tiếng Việt”, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm,
2006, tác giả đã xếp tình thái từ vào các thành phần biệt lập của câu, xem xét các
thành phần tình thái được thể hiện bằng các yếu tố ngôn ngữ chuyên dùng, chưa
xem xét các từ ngữ nằm trong cấu trúc cú pháp của cụm từ , của câu nhưng vẫn
3


mang sắc thái tình thái. Theo tác giả: “Tình thái ngữ là các biểu thức tình thái
chun biệt, khơng nằm trong nòng cốt câu, được dùng để biểu thị một số ý
nghĩa tình thái của câu - phát ngơn như ý kiến, sự đánh giá, thái độ, quan hệ của
người nói với người nghe và với sự tình được phản ánh trong câu”. [10, 65]
Võ Đại Quang, “Tình thái trong câu - phát ngơn: một số vấn đề lí luận cơ
bản”, Ngôn ngữ và Đời sống, 2008, tác giả đã khẳng định rõ vai trò của các
phương tiện biểu thị tình thái: “Việc học và sử dụng chuẩn xác các phương tiện
tình thái sẽ giúp ích rất nhiều trong việc duy trì và cải thiện quan hệ liên nhân
trong các hồn cảnh giao tiếp cụ thể bằng ngơn từ”. [12, 8]
Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp, “Thành phần câu tiếng Việt”,

Nhà xuất bản Giáo dục, 2004, các tác giả đã dành hẳn một chương để trình bày
về một thành phần phụ của câu: tình thái ngữ. Hai tác giả đã trình bày khái niệm
về tình thái ngữ, phân biệt tình thái ngữ với các thành tố khác trong câu, phân
loại tình thái ngữ và nêu ra điều kiện sử dụng chúng trong câu. Theo các tác giả:
“Tình thái ngữ là thành phần phụ của câu luôn luôn đứng sau nịng cốt câu, có
nhiệm vụ bổ sung những ý nghĩa tình thái cho câu, tình thái ngữ khơng tham gia
vào kết cấu phân đoạn thực tại câu”. [13, 269]
Phạm Hùng Việt, “Trợ từ trong tiếng Việt hiện đại”, Nhà xuất bản Khoa
học xã hội Hà Nội, 2003, tác giả đã liệt kê một hệ thống: động từ tình thái, phụ
từ, trợ từ, thán từ, quán ngữ tình thái. Tác giả cho rằng: “Cùng với sự phong
phú của các ý nghĩa tình thái, các phương tiện dùng để biểu thị ý nghĩa tình
thái cũng rất đa dạng”. [16, 37]
Như vậy, việc nghiên cứu về tình thái từ, vấn đề nghĩa tình thái trong tiếng
Việt đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ học nhưng riêng về hệ
thống tình thái từ trong các truyện viết cho thiếu nhi của Võ Quảng thì chưa
được tác giả nào nghiên cứu. Vì thế ở luận văn này, chúng tơi sẽ nghiên cứu vấn
đề đó. Các cơng trình trên là nguồn tài liệu tham khảo q giá, bổ ích cho chúng
tơi trong quá trình tiến hành nghiên cứu.

4


3. Mục đích nghiên cứu
Chúng tơi chọn nghiên cứu đề tài “Khảo sát hệ thống tình thái từ trong các
truyện viết cho thiếu nhi của Võ Quảng” để có cái nhìn tổng thể về hệ thống
tình thái từ trong các truyện viết cho thiếu nhi của Võ Quảng nói riêng và trong
tiếng Việt nói chung. Trên cơ sở đó, chúng tơi xây dựng hệ thống bài tập sử
dụng tình thái từ trong dạy học nghi thức lời nói ở phân môn Tập làm văn lớp 2
nhằm giúp học sinh vận dụng tình thái từ có hiệu quả trong học tập và giao tiếp
hằng ngày.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên, đề tài phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài.
- Thống kê, phân loại, nhận xét hệ thống tình thái từ trong các truyện viết
cho thiếu nhi của Võ Quảng
- Xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ sử dụng tình thái từ cho học sinh lớp 2.
5. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống tình thái từ trong các truyện viết cho thiếu nhi của Võ Quảng.
6. Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi chọn các truyện sau để khảo sát: Cái lỗ cửa,
Cái Thăng, Những chiếc áo ấm, Quê nội, Bài học tốt, Tảng sáng.
7. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: nghiên cứu những vấn đề lí luận liên
quan đến đề tài.
- Phương pháp khảo sát, thống kê: thống kê, phân loại hệ thống tình thái từ
trong các truyện ngắn viết cho thiếu nhi của Võ Quảng.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích, nhận xét về hệ thống tình
thái từ dựa vào bảng thống kê, phân loại.
- Phương pháp quy nạp: dựa vào các kết quả đã nghiên cứu trên cơ sở đó
xây dựng các bài tập sử dụng tình thái từ trong dạy học các nghi thức lời nói
trong phân mơn Tập làm văn lớp 2.
5


8. Giả thuyết khoa học
Đề tài “Khảo sát hệ thống tình thái từ trong các truyện viết cho thiếu nhi
của Võ Quảng” sẽ giúp giáo viên và sinh viên ngành sư phạm tiểu học có cái
nhìn tổng thể về hệ thống tình thái từ trong tiếng Việt nói chung và trong các
truyện viết cho thiếu nhi của Võ Quảng nói riêng. Bên cạnh đó, chúng tơi xây

dựng các bài tập sử dụng tình thái từ trong dạy học các nghi thức lời nói trong
phân mơn Tập làm văn lớp 2 sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học phân môn
Tập làm văn lớp 2 và giúp học sinh Tiểu học vận dụng tình thái từ trong học tập
và giao tiếp có hiệu quả.
9. Cấu trúc đề tài
Ngồi phần mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Khảo sát hệ thống tình thái từ trong các truyện viết cho thiếu nhi
của Võ Quảng
Chương 3: Xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ sử dụng tình thái từ cho học
sinh lớp 2

6


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Khái quát về tình thái từ
1.1.1. Khái niệm tình thái từ
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về tình thái từ:
Theo Diệp Quang Ban - Hồng Văn Thung: “Tình thái từ là tiểu từ chuyên
dùng biểu thị ý nghĩa tình thái trong quan hệ của chủ thể phát ngôn với người
nghe hay với nội dung phản ánh; hoặc ý nghĩa tình thái gắn với mục đích phát
ngơn”. [2, 148]
Cũng theo Diệp Quang Ban: “Tình thái từ là hư từ chỉ mối quan hệ của
người nói (sự nhấn mạnh, độ tin cậy, thái độ, đánh giá…) với nội dung câu nói
hay người nghe. Khác với các phụ từ (định từ và phó từ) là những từ nằm trong
cấu tạo cụm từ, tình thái từ thường chỉ xuất hiện ở bậc câu, tuy về mặt nội dung
thì có thể liên hệ với một từ, một cụm từ hay cả câu”. [1, 48]

Theo Đỗ Thị Kim Liên, tình thái từ có 2 đặc điểm:
+ Ý nghĩa: là những từ biểu hiện những sắc thái tình cảm, cảm xúc của
người nói.
+ Khả năng kết hợp: thường đứng đầu câu, không phụ thuộc vào bất cứ
thành phần nào. [9, 68]
Theo Lê Biên: “Các tình thái từ xuất hiện và hoạt động ở bậc câu; chúng
không làm thành tố chủ ngữ; một số tình thái từ có chức năng dạng thức hóa một
từ, một ngữ hoặc bổ sung cho phát ngơn một sắc thái tình cảm nào đó”. [4, 169]
Theo các tác giả Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu - Hồng Trọng Phiến:
“Tình thái từ chỉ xuất hiện ở bậc câu để đánh dấu câu theo mục đích nói (câu
nghi vấn, câu mệnh lệnh, câu cảm thán, câu tường thuật), ví dụ: à, ư, nhỉ, nhé,
hở, nghen…; hoặc biểu hiện nhận xét, thái độ của người nói hoặc đối với người
nghe, ví dụ: hình như, có lẽ, tất nhiên, ạ, đấy, đây…”. [5, 273]

7


Theo Nguyễn Văn Bằng - Hoàng Xuân Tâm - Bùi Tất Tươm: “Tình thái từ
là những từ dùng để biểu hiện tình thái của hành động phát ngơn hoặc để biểu
hiện cảm xúc”. [3, 115]
Theo Đinh Trọng Lạc - Bùi Minh Tốn: “Tình thái từ là những từ chỉ mối
quan hệ của người nói, chỉ thái độ tình cảm của người nói đối với nội dung của
câu hoặc đối với người cùng tham gia hoạt động giao tiếp (người nghe, người
đọc)”. [7, 39]
Theo Bùi Minh Toán - Nguyễn Thị Lương: “Các tình thái từ là những từ
biểu lộ thái độ, tình cảm của người nói (người viết) đối với nội dung của câu
hoặc đối với người cùng tham gia hoạt động giao tiếp (người nghe, người đọc).
Các tình thái từ khơng thể đóng vai trị thành phần cấu tạo trong cụm từ hay
trong câu, chúng chỉ được dùng trong câu để bày tỏ thái độ tình cảm”. [15, 49]
Các quan điểm trên tuy có sự khác nhau nhưng đều có điểm chung đó là:

Tình thái từ là những từ biểu thị thái độ, tình cảm của người nói với hiện thực
được nói đến trong câu và với người nghe; các tình thái từ khơng thể đóng vai
trị thành phần cấu tạo trong cụm từ hay trong câu.
Tuy nhiên, chúng tôi chọn khái niệm về tình thái từ của các tác giả Bùi
Minh Toán - Nguyễn Thị Lương làm cơ sở để nghiên cứu đề tài:“Các tình thái
từ là những từ biểu lộ thái độ, tình cảm của người nói (người viết) đối với nội
dung của câu hoặc đối với người cùng tham gia hoạt động giao tiếp (người
nghe, người đọc). Các tình thái từ khơng thể đóng vai trị thành phần cấu tạo
trong cụm từ hay trong câu, chúng chỉ được dùng trong câu để bày tỏ thái độ
tình cảm”.
Ví dụ:
+ Cháu chào ơng ạ! (tỏ ý kính trọng người nghe)
+ Chúng ta đi chơi nhé! (hỏi với thái độ thân mật)
1.1.2. Các phương tiện ngơn ngữ thể hiện tình thái từ
Các phương tiện ngôn ngữ dùng để biểu thị tình thái từ khá đa dạng. Các
phương tiện ngơn ngữ này có thể là:
8


- Một từ: chính, đích thị, ơi, a, ối, vâng, dạ, nhỉ, nhé, đấy, đâu, hả, hử…
- Tổ hợp gồm hai, ba từ tình thái: thơi thì, thơi…vậy, bất q… là cùng, bất
quá… chứ mấy
- Quán ngữ tình thái: té ra, hóa ra, đằng thằng ra, nói cho cùng, âu cũng
là, cơng bằng mà nói, đời nào, ai lại, ai đời…
- Kết cấu chủ - vị: tôi e (là), tôi đồ (là)…
1.1.3. Phân loại tình thái từ
Hiện nay vấn đề tình thái từ có nhiều cách phân loại khác nhau của nhiều
nhà nghiên cứu. Sau đây chúng tôi điểm qua một số cách phân loại của các tác
giả:
Tác giả Nguyễn Thị Lương chia thành phần tình thái thành 3 loại:

- Tình thái chỉ ý kiến: được dùng để biểu thị ý kiến chủ quan của người nói
với nội dung sự tình được phản ánh trong câu: nhất định, chắc chắn, hẳn là,
chính, đích thị, làm gì có, đâu có, thế nào….
- Tình thái chỉ quan hệ, thái độ, tình cảm: ngộ nhỡ, hình như, chẳng lẽ,
khơng khéo, hóa ra, té ra, vậy, thơi vậy, lạy trời, trời ơi….
- Tình thái hô đáp: là phần các nhân vật tham gia giao tiếp dùng biểu thức
ngôn ngữ để gọi hay đáp lời gọi nhằm thu hút sự chú ý hay chứng tỏ sự “cộng
tác” của mình với người đối thoại: ơi, ạ, dạ, bẩm, thưa… [10, 67]
Tác giả Đỗ Thị Kim Liên phân loại tình thái từ thành các tiểu nhóm :
- Đứng đầu câu để biểu thị sự gọi đáp: ơi, hỡi, ời, ạ, vâng, dạ…
- Đứng đầu câu để biểu thị sự ngạc nhiên, vui mừng, sợ hãi, bực tức, tiếc
thương, xúc động: ôi, ối, á, ….
- Đứng cuối câu để thể hiện những sắc thái tình cảm nghi vấn, cảm xúc,
ngạc nhiên. Ví dụ:
À, ư, nhỉ, nhẻ, hở, há… để tạo câu nghi vấn
Nhá, nhé, nghen… để tạo câu mệnh lệnh - cầu khiến một cách thân mật, gợi
sự đồng tình. [9, 69]

9


Các tác giả Nguyễn Minh Thuyết - Nguyễn Văn Hiệp đã phân loại tình
thái từ theo 2 tiêu chí sau: hình thức (đặc điểm cấu tạo) và nội dung (ý nghĩa
tình thái được biểu đạt).
- Căn cứ vào tiêu chí hình thức (đặc điểm cấu tạo), các tác giả đã chia tình
thái từ thành 2 nhóm:
+ Loại tình thái từ do các tiểu từ tình thái đảm nhiệm. Ở loại này, dựa vào
khả năng kết hợp và trật tự phân bố giữa các tiểu từ tình thái với nhau, các tác
giả phân biệt thành 3 tiểu loại:
(1) Tình thái từ do các tiểu từ tình thái ln ln chiếm vị trí đứng đầu khi

kết hợp với các tiểu từ tình thái khác đảm nhiệm: ấy, thế, với…
(2) Tình thái từ do các tiểu từ tình thái ln ln đứng ở vị trí cuối trong
các tổ hợp tiểu từ tình thái đảm nhiệm: ạ, nhỉ, nhé, hẳn, chắc, mà…
(3) Tình thái từ do các tiểu từ tình thái chỉ chiếm vị trí đứng sau trong tổ
hợp với các tiểu từ ở nhóm thứ nhất và vị trí đứng trước trong tổ hợp với nhóm
thứ hai đảm nhiệm: đây, kia, cơ chứ, chớ, vậy…
+ Loại tình thái từ do các tổ hợp có tính “đặc ngữ” đảm nhiệm: thì thơi, thì
phải, thì chết, thì chớ, thì có…
- Căn cứ vào tiêu chí nội dung (ý nghĩa tình thái được biểu đạt), các tác giả
chia tình thái từ thành các loại sau:
+ Các tình thái từ gắn với câu trần thuật: đấy, thơi, là cùng, rồi…
+ Các tình thái từ gắn với câu nghi vấn: ư, nhỉ, hả, chứ…
+ Các tình thái từ gắn với câu mệnh lệnh, cầu khiến: đã, nhé, đi, làm gì…
[13, 271]
Các tác giả Diệp Quang Ban - Hồng Văn Thung chia tình thái từ thành
một số nhóm sau:
- Tình thái từ góp phần thể hiện mục đích phát ngôn: à, ư, chứ, chăng, chớ,
hả, không, phỏng, đi, với, nhé, mà, nào, thơi…
- Tình thái từ biểu thị cảm xúc chủ quan hoặc khách quan: à, á, vậy, kia,
mà, cơ, cơ mà, hè, thật,…
10


- Tình thái từ dùng để gọi đáp: ơi, hỡi, ạ, này, vâng, dạ, đây, ừ… [2, 149]
Các tác giả Bùi Minh Tốn - Nguyễn Thị Lương đã chia tình thái từ thành
3 nhóm sau:
- Các trợ từ nhấn mạnh: cả, chính, đích, đúng, chỉ, những,…
- Các tiểu từ tình thái: à, ừ, nhỉ, nhé, chứ, vậy…
- Các từ cảm thán: vâng, dạ, bẩm. thưa, ô, ơ, ủa, trời ơi, ơi!... [15, 50]
Qua nghiên cứu cách phân loại của các tác giả trên, chúng tôi nhận thấy các

tác giả dựa vào các tiêu chí khác nhau để phân loại nhưng giữa các tác giả đều
thống nhất tình thái từ có những loại sau:
- Tình thái từ để biểu thị cảm xúc: ôi, ối, á, cơ mà, hè, thật, nhé, ạ…
- Tình thái từ để biểu hiện mục đích phát ngơn: à, ư, chứ, chăng, đi, nào,
thôi, chớ, hả…
Tuy nhiên, để tiện cho cho việc khảo sát hệ thống tình thái từ ở chương 2
và việc xây dựng hệ thống bài tập ở chương 3, chúng tôi chọn cách phân loại
của các tác giả Bùi Minh Toán, Nguyễn Thị Lương làm cơ sở nghiên cứu cho
đề tài.
1.2. Giới thiệu chung về tác giả Võ Quảng
1.2.1. Tác giả Võ Quảng
Võ Quảng sinh ngày 01 tháng 3 năm 1920 ở xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc,
Quảng Nam - Đà Nẵng.
Năm 15 tuổi, Võ Quảng rời quê ra học ở trường Quốc học Huế. Năm 17
tuổi, ông tham gia phong trào học sinh yêu nước, gia nhập đoàn Thanh niên Dân
chủ. Năm 19 tuổi, ông gia nhập Đoàn Thanh niên Phản đế, làm tổ trưởng, hoạt
động bí mật ở Huế. Năm 21 tuổi, ơng bị giặc Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ,
sau đó bị đưa về quản chế ở quê cho tới lúc Cách mạng tháng Tám bùng nổ. Có
thể nói, xứ Huế là nơi đã ghi dấu bao kỉ niệm một thời học sinh sôi nổi, khao
khát đổi thay và hướng tới cách mạng của ông.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ơng được giao làm phó chủ tịch Ủy
ban Kháng chiến hành chính Đà Nẵng. Năm 1948, ơng được cử làm phó Chánh
11


án tòa án quân sự miền Nam Việt Nam, sau đó là Hội thẩm nhân dân Tịa án
nhân dân liên khu V. Trong suốt 9 năm từ 1945 - 1954, Võ Quảng đã khẳng định
được năng lực hoạt động của mình trên hai lĩnh vực hành chính và pháp luật.
Sau năm 1954, Võ Quảng tập kết ra Bắc. Ông đã từ chối con đường hoạt
động chính trị để đi theo nghề viết văn - viết văn cho thiếu nhi. Đây là bước

ngoặt quan trọng trong cuộc đời Võ Quảng. Kể từ đó, ơng chỉ chun tâm với
nghề viết và viết hết mình vì trẻ thơ. Ơng là Tổng biên tập đầu tiên của Nhà
xuất bản Kim Đồng (1957 - 1964). Là người tâm huyết với nghề, ông đặc biệt
nhấn mạnh yêu cầu bồi dưỡng đạc đức, tình cảm và giáo dục tư cách làm
người cho các em ngay từ tuổi ấu thơ.
Võ Quảng mất tại Hà Nội vào ngày 15 tháng 6 năm 2007. Có thể nói, từ
thời niên thiếu cho đến khi qua đời, Võ Quảng đã cống hiến trọn vẹn cho sự
nghiệp cách mạng, sự nghiệp văn chương nước nhà. Trên cả hai phương diện
“võ” và “văn” ông đều rất thành công.
1.2.2. Tác phẩm văn xuôi viết cho thiếu nhi của Võ Quảng
Các tác phẩm văn xuôi viết cho thiếu nhi của Võ Quảng khá phong phú.
Ngoài những truyện đồng thoại, những sáng tác cịn lại có thể thâu tóm trong
một đề tài bao trùm là Quê hương và Cách mạng. Từ Cái Thăng (1961) đến Chỗ
cây đa làng (1964)… và tiếp nữa là Quê nội (1973), Tảng sáng (1976), Võ
Quảng vẫn tha thiết với nguồn cảm hứng về Cách mạng, về sự hồi sinh, “bừng
lên một làng” như trong “Nhật kí sáng tác” ơng đã từng ghi. Đó là sự bừng tỉnh
của làng Hịa Phước, q hương ông khi Cách mạng tới. Cách mạng tháng Tám
là “cái bản lề” giữa bóng tối và ánh sáng. Điều này được thể hiện đặc biệt rõ nét
trong số phận từng nhân vật của Quê nội và Tảng sáng. Sau đây, chúng tôi giới
thiệu mảng truyện đồng thoại và hai tiểu thuyết rất nổi tiếng của ông là Quê nội
và Tảng sáng.
1.2.2.1. Truyện đồng thoại
Những truyện đồng thoại của Võ Quảng được tập hợp trong hai tập Những
chiếc áo ấm (1970) và Bài học tốt (1975) với những truyện tiêu biểu như:
12


Chuyến đi thứ hai, Bài học tốt, Trong một hồ nước, Trăng thức, Mắt Giếc đỏ
hoe, Những chiếc áo ấm, Trai và ốc gai…
Các truyện trong tập Những chiếc áo ấm phần lớn dựa trên “sự tích” dân dã

như con cóc là cậu ơng trời, cái mai rùa rạn nứt, cặp mắt diếc đỏ hoe, bộ lơng của
hổ có vằn… Từ những chất liệu quen thuộc ấy, ông đã dựng lên những câu
chuyện, những nhân vật có tình tiết, chân dung khó quên và những bài học giáo
dục thật sâu sắc.
Chuyến đi thứ hai kể về hai anh em Cóc Tía và Cóc Bịch cũng định bắt
chước cụ tổ đi lên trời, bắt trời làm mưa. Chuyến đi vô cùng vất vả, nhưng cũng
may là Cóc Tía gặp được Cị Bạch. Cò Bạch thường bay xa, bay cao hiểu biết
rộng nên đã giúp cho Cóc Tía “thấy rõ nhân dân vùng này, trong mấy năm qua
đắp những đập cao ngăn nước, cho dòng nước chảy vào các ao hồ. Nước các ao
hồ dâng lên. Họ lại đào những con mương đủ các loại lớn nhỏ, cho nước chảy
đến tưới khắp cánh đồng. Ơng Trời khơng mưa nhưng họ vẫn thừa nước để tưới
ruộng. Hoa màu luôn luôn xanh tốt, ngô lúa phất cờ!”. Như vậy câu chuyện
không chỉ dừng lại ở việc viết về các con vật, hình ảnh một nông thôn mới với
những con người làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời đã được Võ Quảng giới
thiệu với các em một cách thật tự nhiên và rõ ràng.
Bài học tốt cho các em gặp gỡ với một chú Rùa hay lười, hay ngại, muốn ỷ
vào người khác nên đã bám vào chân ngựa để chạy nhanh. Rốt cuộc là Rùa bị
ngã văng ra xa, mai vỡ thành nhiều mảnh, nhưng “cũng rất may, từ đó Rùa rút ra
được bài học tốt. Rùa đã quyết rèn luyện cho mình có được tính kiên nhẫn luyện
tập thành cơng và đã thắng trong cuộc thi với Thỏ…”. Với câu chuyện này, Võ
Quảng đã giúp cho các em nhận thấy rằng: sự bám víu, tầm gửi trong cuộc sống
là điều vơ cùng đáng ghét và nguy hại.
Những câu chuyện là chuyện của một bầy chim khi bay qua con sơng có
hai trụ cao thế, chúng cứ tưởng đó là hai trụ chống trời. Bầy chim lao xao lo sợ
nhỡ đâu trời sập. Chỉ đến khi bác Bồ Các giải thích rằng đó là hai trụ điện cao
thế để con người có thể chuyển đêm thành ngày thì bầy chim mới thực sự “sung
13


sướng thở phào” và “tiếp tục ca hát để ca ngợi mùa xuân của đất nước”. Trong

truyện này Võ Quảng đã đưa các em thiếu nhi tiếp cận với những hình dáng mới
của khoa học kĩ thuật.
Nhìn chung, truyện đồng thoại của Võ Quảng thường ngắn gọn, giản dị, dễ
hiểu. Chỉ bằng vài nét phác họa, ông đã dựng lên những cảnh, những tình huống
mà ở đó có đủ màu sắc, âm thanh sống động, làm toát lên ý nghĩ và tư tưởng của
mình. Có thể nói, những câu chuyện đồng thoại của Võ Quảng thực sự là những
“cơng trình sư phạm” góp phần giáo dục cho các em cả về trí tuệ, về thẩm mĩ và
về phép đối nhân xử thế trong cuộc đời.
1.2.2.2. Tiểu thuyết Quê nội và Tảng sáng
Năm 1973, Quê nội được xuất bản và tiếp đến, năm 1976 là sự ra đời của
Tảng sáng. Về hai cuốn tiểu thuyết này, trong sổ tay sáng tác của ơng có ghi:
Chủ đề: “Bừng lên một làng”. Ơng coi đó là “mặt trời” và các nhân vật là “hành
tinh” hoạt động xung quanh nó, tạo nên đường dây cốt truyện. Trong hai tập
sách này, điều mà Võ Quảng muốn nói với các em là tình u q hương bao
giờ cũng gắn với tình yêu cách mạng: càng yêu q hương thì càng u cách
mạng, và càng gắn bó với cách mạng thì càng thêm yêu quê hương.
Với Quê nội và Tảng sáng Võ Quảng đã sống lại với nhiều kỉ niệm thời
niên thiếu quê hương. Tác phẩm đã khái quát được phần nào những biến đổi
quan trọng của vùng quê Quảng Nam trong một giai đoạn lịch sử có nhiều ý
nghĩa: Từ sau ngày Tổng khởi nghĩa tới khi Pháp đánh tới Hịa Phước, trên nền
chung đó hai nhân vật chính của truyện: Cục và Cù Lao dần dần trưởng thành.
Võ Quảng đã mô tả từng bước quá trình “Từ giã tuổi thơ” để hịa nhập vào dịng
đời cuộn chung quanh hai nhân vật này. Từ những em bé trước đây chỉ biết chơi
đùa, chăn trâu, cắt cỏ, các em dần dần tham gia một cách tự nhiên vào các hoạt
động xã hội, các hoạt động kháng chiến, tham gia sản xuất, xây dựng trường,
dạy học bình dân học vụ, chuẩn bị cho gia đình tản cư và cuối cùng là trở thành
đội viên du kích liên lạc, trinh sát… Các em bắt đầu có những ước mơ đẹp. Cục
và Cù Lao đã bàn nhau về một tương lai khơng xa, q hương có nhà hai ba
14



mươi tầng, có nhiều loại máy móc… Nghe tin giặc Pháp quay trở lại gây hấn ở
Nam Bộ cũng như cha anh, các em hăng hái tập võ, tập đánh trận giả, rủ nhau đi
trinh sát bọn nhà máy ươm tơ Giao Thủy…
Đọc Quê nội và Tảng sáng, hầu như ai cũng ít nhiều tìm gặp lại một chút
tuổi thơ của chính mình, đó là những ước mơ, là khát vọng làm được một việc
tốt, là những cái tinh nghịch, thích chơi đùa, có khi vơ cùng vụng dại…
Hai tác phẩm Quê nội và Tảng sáng đã thể hiện được tài năng của Võ
Quảng không chỉ qua nội dung mà cịn qua nghệ thuật sử dụng ngơn ngữ. Ngơn
ngữ được Võ Quảng sử dụng trong hai tác phẩm này giàu tính nhạc, đượm chất
thơ và đặc biệt đậm chất phương ngữ xứ Quảng. Tính nhạc thể hiện ở việc sử
dụng ngơn ngữ có độ luyến láy qua cách phối hợp sử dụng vần, nhịp để tạo ra
âm hưởng nhạc điệu trong câu văn. Trong Quê nội và Tảng sáng, đó là những
khúc nhạc của thiên nhiên, của cuộc sống quê hương xứ Quảng, là khúc nhạc
của lòng tác giả dành cho q hương mình. Khơng chỉ giàu tính nhạc mà Quê
nội và Tảng sáng còn đậm chất thơ. Chất thơ đã được Võ Quảng sử dụng tài tình
và đưa vào các truyện để làm giàu cảm xúc thêm cho ngôn ngữ mộc mạc của
người miền Trung. Nhờ chất thơ đã góp phần gây hứng thú cho người đọc, đặc
biệt là bạn đọc nhỏ tuổi đối với Quê nội và Tảng sáng. Ngoài ra, việc sử dụng
phương ngữ xứ Quảng đã tạo nên những nét riêng trong phong cách nghệ thuật
của Võ Quảng. Ông đã sử dụng vốn từ vựng phong phú trong phương ngữ xứ
Quảng để tạo nên bức tranh thiên nhiên tươi đẹp của làng quê Hòa Phước, khắc
họa hình ảnh con người xứ Quảng lam lũ nhưng giàu lịng u nước, u q
hương.
Chính sự cơng phu trong cách sử dụng ngôn ngữ đã tạo nên những câu văn
hấp dẫn đối với người đọc. Trẻ em dễ cảm xúc, cịn người lớn cũng có những
giây phút thú vị đồng cảm với tâm hồn tác giả.

15



1.3. Đặc điểm của phân môn Tập làm văn lớp 2
1.3.1. Mục tiêu của phân môn Tập làm văn lớp 2
- Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng nói, viết, nghe, đọc phục vụ cho học
tập và giao tiếp, cụ thể là:
Nắm được các nghi thức lời nói tối thiểu như: chào hỏi, tự giới thiệu, cảm
ơn, xin lỗi, yêu cầu, đề nghị, chia vui, chia buồn…, biết sử dụng chúng trong
một số tình huống giao tiếp ở gia đình, trong trường học và nơi cơng cộng.
Nắm được một số kĩ năng trong học tập và trong đời sống hằng ngày như:
khai bản tự thuật ngắn, viết những bức thư ngắn để nhắn tin, chia vui hoặc chia
buồn, nhận và gọi điện thoại, đọc và lập danh sách học sinh, tra mục lục sách,
đọc thời khóa biểu, đọc và lập thời gian biểu…
Kể về một việc đơn giản, tả sơ lược về người, vật xung quanh theo gợi ý
bằng tranh, bằng câu hỏi.
Nghe, hiểu được ý kiến của bạn, có thể nêu ý kiến bổ sung, nhận xét.
- Trao đổi thái độ ứng xử có văn hóa, tinh thần trách nhiệm trong cơng
việc, bồi dưỡng những tình cảm lành mạnh, tốt đẹp qua những nội dung bài dạy.
1.3.2. Nội dung dạy học phân môn Tập làm văn lớp 2
1.3.2.1. Dạy các nghi thức lời nói
Dạy các nghi thức lời nói thực chất là luyện nói lời hội thoại, bao gồm:
- Tự giới thiệu; Chào hỏi, tự giới thiệu; Cảm ơn, xin lỗi; Khẳng định, phủ
định; Mời, yêu cầu; đề nghị; Chia buồn, an ủi; Khen ngợi; Ngạc nhiên, thích thú.
- Đáp lời chào, tự giới thiệu; Đáp lời cảm ơn; Đáp lời xin lỗi; Đáp lời khẳng
định, phủ định; Đáp lời đồng ý; Đáp lời chia buồn, an ủi; Đáp lời chia vui; Đáp
lời khen ngợi.
1.3.2.2. Kĩ năng làm việc
Kĩ năng làm việc thực chất là kĩ năng viết một số văn bản thông thường (tự
thuật, lập danh sách, viết tin nhắn, lập thời gian biểu) và một số kĩ năng học tập
như tra mục lục sách, đọc chép thời khóa biểu, gọi điện thoại và đọc sổ liên lạc.


16


1.3.2.3. Cách tổ chức đoạn bài
Cách thức tổ chức đoạn bài là tên gọi của những bài tập làm văn có tính
chất tổng hợp hai kĩ năng nói, viết. Chúng không chỉ là những bài tập sản sinh
ngôn bản mà còn bao gồm cả những bài tập tiền sản sinh ngôn bản như những
bài tập của phân môn Luyện từ và câu.
Cách tổ chức đoạn bài gồm những nội dung sau:
- Câu và bài; Sắp xếp câu trong bài; Kể ngắn theo tranh và câu hỏi; Tả
người theo tranh và câu hỏi; Kể tự do khơng có câu hỏi.
- Trả lời câu hỏi về một đoạn văn miêu tả, Tả ngắn theo tranh và câu hỏi,
Sắp xếp câu trong đoạn văn miêu tả, Tả ngắn theo câu hỏi, Kể chuyện.
Trong các nội dung dạy học ở phân môn Tập làm văn lớp 2 ở trên thì nội
dung dạy học các nghi thức lời nói được sử dụng nhiều tình thái từ. Bởi vì các
nghi thức lời nói được dạy trong chương trình chủ yếu thuộc nhóm biểu lộ và
nhóm cầu khiến. Ứng với mỗi nghi thức lời nói học sinh được luyện tập với các
vai giao tiếp, tình huống giao tiếp khác nhau; được rèn luyện việc sử dụng từ
xưng hơ, cách diễn đạt, và sử dụng các tình thái từ phù hợp với từng vai giao
tiếp, hoàn cảnh giao tiếp.
Trên cơ sở này, chúng tôi chọn xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ sử dụng
tình thái từ ở chương 3 nằm trong nội dung dạy học các nghi thức lời nói - phân
mơn Tập làm văn lớp 2. Hệ thống bài tập sẽ giúp cho học sinh vận dụng các tình
thái từ có hiệu quả trong học tập và trong giao tiếp hằng ngày. Qua đó sẽ góp
phần nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Tập làm văn lớp 2.
Tiểu kết:
Trên đây, chúng tôi đã đưa ra những cơ sở lí thuyết cơ bản như: khái niệm
tình thái từ, các phương tiện ngơn ngữ thể hiện tình thái từ, phân loại tình thái
từ; đồng thời chúng tơi cũng giới thiệu sơ lược về tác giả Võ Quảng, những sáng
tác văn xuôi của ông dành cho thiếu nhi và mục tiêu, nội dung dạy học phân

môn Tập làm văn lớp 2.
Đó là những cơ sở lí luận cần thiết để chúng tôi tiếp tục thực hiện chương 2,
chương 3.
17


Chương 2
KHẢO SÁT HỆ THỐNG TÌNH THÁI TỪ TRONG
CÁC TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA VÕ QUẢNG
2.1. Thống kê, phân loại hệ thống tình thái từ trong các truyện viết cho
thiếu nhi của Võ Quảng
2.1.1. Cơ sở phân loại
Chương 1, chúng tôi đã đề cập đến các cách phân loại khác nhau về tình
thái từ của các tác giả. Để thống kê, phân loại hệ thống tình thái từ trong các
truyện viết cho thiếu nhi của Võ Quảng, chúng tôi dựa vào cách phân loại của
tác giả Bùi Minh Toán - Nguyễn Thị Lương. Theo các tác giả, tình thái từ được
chia thành 3 nhóm sau:
- Các trợ từ nhấn mạnh: Những từ này dùng để nhấn mạnh vào từ, cụm từ,
hay một câu nào đó mà chúng đi kèm. Chúng ở trước từ hay cụm từ cần nhấn
mạnh. Đó là những từ như: cả, chính, đích, đúng, chỉ, những,…
- Các tiểu từ tình thái: Đây là những từ thường làm dấu hiệu chỉ rõ mục
đích nói của câu (hỏi, ra lệnh, cảm thán, kể…). Chúng bao gồm những từ như: à,
ừ, nhỉ, nhé, chứ, vậy…
- Các từ cảm thán: Đó là những từ dùng để bộc lộ trực tiếp xúc cảm của
người nói. Chúng khơng thể dùng làm tên gọi cảm xúc được, mà chỉ làm dấu
hiệu cho những xúc cảm. Chúng không thể làm thành phần cho cụm từ hay câu,
nhưng lại có thể tách riêng khỏi câu để làm thành một câu riêng biệt. Đó là
những từ: vâng, dạ, bẩm, thưa, ô, ơ, ủa, trời ơi, ơi!.... [15, 149]
2.1.2. Bảng thống kê, phân loại


18


Nhóm tình thái từ
Trợ từ nhấn mạnh
Tác
phẩm

STT

Các từ
được sử
dụng

Q
nội

Tiểu từ tình thái

Số

Từ cảm thán

Số

lượt

Tỉ lệ

Các từ được


lượt

Tỉ lệ

Các từ được

sử

%

sử dụng

sử

%

sử dụng

dụng

dụng

Số lượt
sử
dụng

Tỉ lệ
%


1

cũng

161

48.1

chớ

35

17.2

ơi

17

24.3

2



54

16.1

vậy


26

12.8

úy

9

12.9

3

chỉ

42

12.5

sao

18

8.9

ơi

4

5.7


4

cả

24

7.2

rồi

16

7.9



5

7.1

5

thì

22

76.6

hả


12

5.9

ối

3

4.3

6



7

2.1

thế

10

4.9



3

4.3


7

nhất định

8

2.4

chi

9

4.4

ủa

2

2.9

8

thật là

3

0.9




8

3.9

ấy

2

2.9

9

ngay

3

0.9

hở

8

3.9

chà

1

1.4


10

khá

2

0.6

hử

5

2.5

hừ

1

1.4

11

đúng là

3

0.9

chưa


4

2.0

thưa

1

1.4

19


12

chính

2

0.6

lắm

5

2.5

hèn gì

1


1.4

13

chính là

1

0.3

nào

5

2.5

dạ

1

1.4

14

chắc chắn

1

0.3


hì hì

4

2.0

ối trời ơi

1

1.4

15

quả thật

1

0.3

thơi

4

2.0

qi

1


1.4

16

thật

1

0.3

đâu

3

1.5

ái chà

1

1.4

17



3

1.5


ơ

1

1.4

18

thật

3

1.5

hóa ra thật

1

1.4

19

thiệt

2

1.0

á


1

1.4

20

hãy

2

1.0

ái

1

1.4

21

hỡi

2

1.0

nghe

1


1.4

22

chớ sao

2

1.0



1

1.4

23

hèn gì

2

1.0

ới ới

1

1.4


24

té ra

2

1.0

hỡi

1

1.4

25

làm sao

2

1.0

thật là

2

2.9

26


sá gì

1

0.5

khơng nhẽ

1

1.4

27

qch

1

0.5

à

4

5.7

28

như vậy


1

0.5

cực chẳng đã

1

1.4

20


29

cớ làm răng

1

0.5

30

hay là

1

0.5


31

hay đó

1

0.5

32

hay

1

0.5

33

thì sao

1

0.5

34

thiệt là

1


0.5

35



1

0.5

36

nhỉ

1

0.5

Tổng số

335

100

Tổng số

203

100


Tổng số

70

100

1

cũng

67

37.6

hả

16

22.5

ơi

24

40

2

cả


38

21.3

rồi

12

16.9

ối

7

11.7

3

chỉ

27

15.2

hở

10

14.1


ơi

6

10

Tảng

4

thì

20

11.2

vậy

6

8.5

dạ

4

6.7

sáng


5



20

11.2

chớ

6

8.5



3

5

6



2

1.1

ơi


5

7.0

ấy

2

3.3

7

chính

2

1.1



4

5.6

ơ

1

1.7


8

quả thật

1

0.6

hử

2

2.8

thưa

1

1.7

21


9

Bài
học tốt

thật là


1

0.6

sao

2

2.8

Lạy bà!

1

1.7

10



1

1.4

chà

3

5


11

sao vậy

1

1.4

úy chà

2

3.3

12

nờ

1

1.4

á

4

6.7

13


như vậy

1

1.4



1

1.7

14



1

1.4

thật là

1

1.7

15




1

1.4

16

thôi

1

1.4

17

chứ

1

1.4

Tổng số

178

100

Tổng số

71


100

Tổng số

60

100

1



5

55.6

khơng

3

37.5



1

20

2


cũng

2

22.2

rồi

1

12.5

Ơ kìa

1

20

3

thì

1

11.1

kia

1


12.5



1

20

4

chắc cịn

1

11.1

chưa

1

12.5

ơi

1

20

5


như thế

1

12.5

thật q

1

20

6

nếu vậy

1

12.5

Tổng số

8

100

Tổng số

5


100

Tổng số

9

100

22


1



3

33.3

làm chi

2

40



3

33.3


2

cũng

2

22.2

rồi

2

40



2

22.2

3



1

11.1

chớ


1

20

Ơi

2

22.2

Cái lỗ

4

thì

1

11.1

Ơ kìa

1

11.1

cửa

5


chỉ

1

11.1

Ơi

1

11.1

6

cả

1

11.1

Tổng số

9

100

Tổng số

5


100

Tổng số

9

100

1

cũng

5

50

hả

3

30

Ơi

2

33.3

2


chỉ

2

20

chớ

2

20

à

4

66.7

3



2

20

he

1


10

4

cả

1

10



1

10

5

hở

1

10

6

nhé

1


10

Tổng số

9

100

Tổng số

6

100

Cái
Thăng

Tổng số

10

100

23


Những
câu
chuyện


1

cũng

5

27.8

vậy

2

40

Hu!

2

40

2



4

22.2

chứ


1

20

thật là

2

40

3

khơng phải

2

11.1

nào

1

20

Hèn gì!

1

20


4

thế thì

2

11.1

q

1

20

5

chỉ

3

16.7

6



1

5.6


7

thì

1

5.6

Tổng số

18

100

Tổng số

5

100

Tổng số

5

100

559

55.1


Tổng số

301

24

29.7

155

15.3


2.2. Nhận xét hệ thống tình thái từ trong các truyện viết cho thiếu nhi của
Võ Quảng
Qua bảng thống kê, phân loại, chúng tơi nhận thấy các tình thái từ được sử
dụng trong các truyện viết cho thiếu nhi của Võ Quảng khá phong phú, với số
lượng sử dụng lớn: 1015 lượt trong đó 559 lượt sử dụng trợ từ nhấn mạnh, 301
lượt sử dụng tiểu từ tình thái và 155 lượt sử dụng từ cảm thán. Dưới đây, chúng
tôi sẽ nhận xét cụ thể từng loại tình thái từ.
2.2.1. Trợ từ nhấn mạnh
Theo kết quả khảo sát, trong các truyện viết cho thiếu nhi, Võ Quảng đã sử
dụng 559 lượt trợ từ nhấn mạnh; chiếm 55.1% trong tổng số các lượt tình thái
từ được sử dụng. Cụ thể như sau:
- Truyện Quê nội: 335 lượt sử dụng, chiếm 59.9% trong tổng số trợ từ
nhấn mạnh được sử dụng trong các truyện viết cho thiếu nhi của Võ Quảng. Đó
là các trợ từ: cũng, là, chỉ, cả, thì, mà, nhất định, thật là, ngay, khá, đúng là,
chính, chính là, chắc chắn, quả thật, thật.
- Truyện Tảng sáng: 178 lượt sử dụng, chiếm 31.8% trong tổng số trợ từ

nhấn mạnh được sử dụng trong các truyện viết cho thiếu nhi của Võ Quảng. Đó
là các trợ từ: cũng, cả, chỉ, thì, là, mà, chính, quả thật, thật là.
- Truyện Cái lỗ cửa: 9 lượt sử dụng, chiếm 1.6% trong tổng số trợ từ nhấn
mạnh được sử dụng trong các truyện viết cho thiếu nhi của Võ Quảng. Đó là các
trợ từ: là, cũng, mà, thì, chỉ, cả.
- Truyện Bài học tốt: 9 lượt sử dụng, chiếm 1.6% trong tổng số trợ từ nhấn
mạnh được sử dụng trong các truyện viết cho thiếu nhi của Võ Quảng. Đó là các
trợ từ: là, cũng, thì, chắc cịn.
- Truyện Cái Thăng: 10 lượt sử dụng, chiếm 1.8% trong tổng số trợ từ
nhấn mạnh được sử dụng trong các truyện viết cho thiếu nhi của Võ Quảng. Đó
là các trợ từ: cũng, chỉ, là, cả.

25


×