Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Không – thời gian nghệ thuật trong trong tiểu thuyết nghệ nhân và margarita của mikhail bulgacov

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (941.25 KB, 85 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀ NH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đề tài:

KHÔNG – THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU
THUYẾT NGHỆ NHÂN VÀ MARGARITA CỦA
MIKHAIL BULGACOV
Người hướng dẫn:
ThS Vũ Thường Linh
Người thực hiện:

Trương Thị Liên

Đà Nẵng, tháng 5/2013


2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................... Error! Bookmark not defined.
1. Lí do chọn đề tài ........................................................ Error! Bookmark not defined.
2. Lịch sử vấn đề ........................................................... Error! Bookmark not defined.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................... Error! Bookmark not defined.
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................... Error! Bookmark not defined.


5. Bố cục của khoá luận ................................................ Error! Bookmark not defined.
NỘI DUNG ....................................................................... Error! Bookmark not defined.
Chương I:

MIKHAIL BULGACOV VỚI TIỂU THUYẾT NGHỆ NHÂN VÀ

MARGARITA .................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.

Mikhail Bulgacov – nhà văn kì bí nhất nước Nga.Error! Bookmark not defined.

1.2. Nghệ Nhân và Margarita – đỉnh cao của sự sáng tạo nghệ thuậtError! Bookmark not

1.3. Không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn họcError! Bookmark not defi
1.3.1. Không gian nghệ thuật .................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Thời gian nghệ thuật ....................................... Error! Bookmark not defined.
Chương II: ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ
THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGHỆ NHÂN VÀ MARGARITA CỦA
MIKHAIL BULGACOV ................................................. Error! Bookmark not defined.
2.1. Không gian nghệ thuật .......................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Không gian thực .............................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.1.1. Không gian căn phịng ................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.1.2. Khơng gian ngồi căn phòng ....................... Error! Bookmark not defined.


3

2.1.2. Không gian huyễn tưởng ................................ Error! Bookmark not defined.

2.1.2.1. Không gian “chiều đo thứ năm” trong căn hộ số 50Error! Bookmark not defined

2.1.2.2. Không gian trong những giấc mơ ............... Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Không gian huyền thoại .................................. Error! Bookmark not defined.
2.2. Thời gian nghệ thuật ............................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Thời gian hiện tại ............................................. Error! Bookmark not defined.

2.2.1.1. Thời gian hiện tại hướng về quá khứ với các mốc thời gian cụ thểError! Bookm

2.2.1.1. Thời gian hiện tại diễn ra với tốc độ nhanh, hối hảError! Bookmark not defined.
2.2.2. Thời gian huyền bí ........................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2.1. Thời gian ngưng đọng trong đêm vũ hội quỷError! Bookmark not defined.
2.2.2.2. Thời gian đón trước ..................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Thời gian Kinh Thánh .................................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Mối quan hệ giữa các lớp không - thời gian nghệ thuậtError! Bookmark not defined.
2.3.1. Sự đan xen của các lớp không - thời gian .... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Sự đối lập giữa các lớp không - thời gian ...... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG III: KHÔNG – THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG MỐI QUAN
HỆ VỚI CÁC YẾU TỐ CẤU HÌNH NÊN TÁC PHẨMError! Bookmark not defined.

3.1. Cốt truyện đa tuyến phân chia các lớp không – thời gianError! Bookmark not defined
3.2. “Các cặp ba nhân vật” tương ứng với các lớp không – thời gianError! Bookmark not
KẾT LUẬN ....................................................................... Error! Bookmark not defined.


4

LỜI CẢM ƠN
Sau thành cơng của học trị là sự tận tụy của người thầy. “Nhất tự vi sư, bán tự
vi sư”, tơi ln mang trong mình lịng tri ân sâu sắc đến các thầy, cô trong trường Đại
học Sư phạm, Khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện giúp đỡ trong chặng đường cuối cùng
của hành trình tìm kiếm tri thức trên giảng đường Đại học.

Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo ThS Vũ Thường Linh đã giúp đỡ
và hướng dẫn tận tình trong quá trình thực hiện khố luận tốt nghiệp. Với vai trị của
người hướng dẫn, cô luôn sát sao định hướng, chỉ bảo, đốc thúc tơi trong q trình
nghiên cứu và hồn thiện đề tài.
Qua đây cho phép tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Phạm Gia
Lâm, giảng viên Đại học KHXH&NV, Đại học quốc gia Hà Nội. Với kinh nghiệm
của người đi trước, thầy đã nhiệt tình hướng dẫn tơi trong q trình tiếp nhận đề tài
cũng như giúp tơi hiểu rõ hơn về tác phẩm.
Vì lần đầu tiên nghiên cứu khoa học trong điều kiện kinh nghiệm và năng lực
bản thân cịn hạn chết nên khố luận khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của q thầy cơ và các bạn để đề tài được hồn thiện
hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Trương Thị Liên


5

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan tồn bộ nội dung trong luận văn
này là do tôi nghiên cứu, thực hiện dưới sự hướng dẫn của Th.S
Vũ Thường Linh. Mọi tham khảo trong luận văn này đều được
trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên cơng trình, thời gian, địa điểm
cơng bố. Tôi xin chịu trách nhiệm những nội dung khoa học
trong cơng trình này.
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 05 năm 2013
Sinh viên


Trương Thị Liên


6

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong thi pháp học hiện đại, không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật là
phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật, có vai trị rất quan trọng
trong việc sáng tác và phê bình tác phẩm. Hai yếu tố này góp phần tạo nên thế giới
hình tượng sinh động và phong phú. Nó khơng chỉ thể hiện thế giới vào tác phẩm
mà còn biểu đạt những cảm thức, những quan niệm của người viết.
Mikhail Bulgacov là một trong những nhà văn xuất sắc nhất nước Nga thế kỉ
XX. Nhiều tác phẩm của ông đã được dịch sang tiếng Việt và được bạn đọc yêu
mến. Hành trình văn chương cũng như cuộc đời của ông ngắn ngủi, gian nan, thăng
trầm nhưng bất tử. Tác phẩm ông để lại không nhiều nhưng có giá trị nhân sinh lớn
lao, sâu sắc, đặc biệt là tiểu thuyết Nghệ Nhân và Margarita. Với tầm triết mĩ sâu
rộng và kết cấu nghệ thuật độc đáo, tác phẩm đã có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều thế
hệ nhà văn, và nó vẫn ln mới đối với những vấn đề của xã hội hiện đại như cái
thiện - cái ác, tình yêu, quyền lực và khát vọng nghệ thuật chân chính.
Bên cạnh những đặc sắc về nội dung thì khơng gian và thời gian nghệ thuật
trong tiểu thuyết Nghệ Nhân và Margarita là một yếu tố góp phần tạo nên thành
công cho tác phẩm. Thực hiện đề tài này, chúng tơi mong muốn sẽ có một cái nhìn
cụ thể về khơng gian, thời gian cũng như mối quan hệ giữa các lớp không – thời
gian trong cuốn tiểu thuyết cuối cùng của M.Bulgacov. Qua đó, chúng tơi có thể
thấy được những nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của nhà văn và những
đóng góp tích cực của Bulgacov cho nền văn học Nga cũng như văn học thế giới.
Đó là lí do chúng tơi chọn đề tài “Không – thời gian nghệ thuật trong trong
tiểu thuyết Nghệ Nhân và Margarita của Mikhail Bulgacov” để nghiên cứu.

2. Lịch sử vấn đề


7

Mikhail Bulgacov là nhà văn lớn, không chỉ là niềm tự hào của tồn thể dân
tộc Nga mà cịn của cả thế giới. Với tuổi đời không dài, số lượng tác phẩm không
đồ sộ nhưng tên tuổi của Bulgacov vẫn ln sống mãi trong lịng bạn đọc. Cho đến
nay, các tác phẩm của Bulgacov vẫn cịn ngun giá trị, ln được độc giả yêu mến
và giới phê bình quan tâm, đánh giá.
Theo thống kê của B.T.Georgievna trong luận án Sáng tác của Mikhail
Bulgakov trong phê bình viết bằng tiếng Anh những năm 1960-1990, số lượng bài báo
và sách nghiên cứu ở Nga về Mikhail Bulgacov từ năm 1967 đến 1997 là 220. Ở Mỹ
và phương Tây, số lượng những bài báo nghiên cứu về cuốn tiểu thuyết Nghệ Nhân và
Margarita của M.Bulgacov đăng trên các tạp chí New York Times, Australia Slavonic
and East European Studies, Slavic Review, Slavic and East European Journal, Russian
Review, Slavonic And East European Review, Canadian Slavonic Papers, Russsian
Literature Triquaterly từ 1967 đến 1997 là 289 bài.
Trong bài Cuốn tiểu thuyết cuối cùng của Bulgacov được in trong phần phụ lục
của cuốn Nghệ Nhân và Margarita, G.Lesskis đã khẳng định: “Tác phẩm mang tính
tổng kết của M.Bulgacov đối với những gì ơng đã viết. Dường như tóm lược các
quan niệm của nhà văn về ý nghĩa cuộc sống, về con người, về cái chết và sự bất tử,
về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong lịch sử và trong thế giới đạo đức của
con người” [2,tr. 734].
Ở Việt Nam, có rất nhiều bài viết, cơng trình nghiên cứu về M.Bulgacov cũng
như tác phẩm Nghệ Nhân và Margarita.
Trong Từ điển văn học có bài viết của Nguyễn Thị Hoà giới thiệu về tác phẩm
Nghệ Nhân và Margarita . Bài viết khẳng định tác phẩm của Bulgacov là “một sáng
tạo nghệ thuật độc đáo. Tiểu thuyết là sự phối hợp nhiều yếu tố nghệ thuật: hiện thực
đan xen kì ảo, tư tưởng lịch sử, châm biếm, trữ tình. Cốt truyện phức tạp, nhiều tuyến

truyện chồng chéo. Qua tác phẩm, Bulgacov đã phản ánh chân thực, sinh động xã hội


8

Moskva những năm 30 của thế kỉ XX đồng thời đặt ra nhiều vấn đề bức xúc: sáng tạo
nghệ thuật và số phận người nghệ sĩ, tự do sáng tạo và quyền lực…” [3, tr. 372].
Là một tác phẩm đặc trưng cho thể loại tiểu thuyết huyền thoại, Nghệ Nhân và
Margarita ln được nhắc đến trong những đề tài kì ảo, huyền ảo. Trong cuốn Chủ
nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabriel García Márquez, Lê Huy Bắc đã thống kê và xếp
Nghệ Nhân và Margarita vào danh sách các tác phẩm hiện thực huyền ảo.
Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học đã lấy Nghệ Nhân và Margarita
làm ví dụ để chứng minh trong một loạt những thuật ngữ văn học khác nhau như:
Carnaval hoá, huyền thoại hoá, nghịch dị, phúng dụ, thời gian và không gian nghệ
thuật, ước lệ nghệ thuật, văn học giả tưởng. Nổi bật trong đó là chứng minh cho việc tổ
chức khơng gian và thời gian nghệ thuật của tác phẩm văn học thế kỉ XX: “Nhấn mạnh
bình diện tượng trưng của bức tranh tồn cảnh khơng gian hiện thực chủ nghĩa; điều
này cho thấy xu hướng sáng tạo, địa điểm vô danh hoặc hư cấu: “thành phố” thay cho
“Kiev” trong Nghệ Nhân và Margarita của M.Bulgacov…” [6, tr.321].
Lại Nguyên Ân trong Thần thoại, văn học, văn học huyền thoại, cũng đã
khẳng định: “Tác phẩm như Nghệ Nhân và Margarita của Bulgakov và Trăm năm
cơ đơn của G. Garcia Marquez trong đó thống hợp nhiều kiểu sáng tác huyền thoại
khác nhau ở cùng một tác phẩm, − phương hướng mà Goethe đã làm trong Faust ở
thế kỷ trước” [13].
Trong lời giới thiệu về M.Bulgacov, dịch giả Đồn Tử Huyến đã viết: “Hành
trình cuộc đời, hành trình văn chương của ơng trên dưới trăm năm đầy gian nan
thăng trầm nhưng hướng về bất tử. Nghệ Nhân và Margarita là cuốn tiểu thuyết lớn
nhất của Bulgacov, một trong những đỉnh cao của nghệ thuật ngôn từ Nga... Đây là
cơng trình dịch thuật lớn nhất, cơng phu và tâm đắc nhất của tôi...”. [14, tr.7]
Vũ Công Hảo trong bài Bàn thêm về motip và cấu trúc motip trong tiểu

thuyết “Nghệ Nhân và Margarita” đã đi sâu vào phân tích các motip trong tác phẩm
như motip “tương phản thiện – ác”, motip “sự cám dỗ của quỷ”, motip “gặp gỡ”,


9

motip “thứ bậc”…. từ đó đi đến khẳng định: “Nghệ Nhân và Margarita không chỉ
kết tinh tư tưởng, tài năng và kinh nghiệm sáng tạo của riêng Bulgakov mà còn đúc
kết những tinh hoa khám phá nghệ thuật của cả nhân loại”. [27, tr.77]
Cũng nói về phương diện motip trong cuốn tiểu thuyết cuối cùng của
M.Bulgacov, trong bài Motip Kyto giáo trong tiểu thuyết "Nghệ Nhân và
Margarita” của M.Bulgakov, Phạm Gia Lâm đã tiếp cận tác phẩm này ở khía
cạnh liên văn bản trên các tầng cấu trúc không gian, nhân vật và motip cốt truyện.
Trong đề tài Cốt truyện đa tuyến trong tiểu thuyết “Nghệ Nhân và
Margarita” của Mikhail Bulgacov , Nguyễn Thị Tuyết – Phạm Xuân Hoàng đã đi sâu
vào phân tích cốt truyện trong tác phẩm như “tuyến truyện về lịch sử cố đại”, “tuyến
truyện hiện đại”, “tuyến truyện huyễn tưởng”… từ đó đi đến khẳng định “Nghệ Nhân
và Margarita không chỉ kết tinh tư tưởng, tài năng và kinh nghiệm sáng tạo của
riêng nhà văn mà còn đúc kết những tinh hoa khám phá nghệ thuật của cả nhân loại.
“ [16] .
Không gian và thời gian trong tiểu thuyết Nghệ Nhân và Margarita là một đề tài
thú vị. Song, từ trước đến nay, chỉ có một vài đề tài nghiên cứu không gian và thời gian
nghệ thuật trong tác phẩm văn học có nhắc đến Nghệ Nhân và Margarita như một ví
dụ để chứng minh chứ không đi sâu vào khảo sát.
Trong bài Cấu trúc không - thời gian của “Nghệ Nhân và Margarita” nhìn từ
nguyên lý trò chơi, Nguyễn Thị Như Trang đã tập trung lí giải cấu trúc khơng – thời gian
của tiểu thuyết nhìn từ ngun lí của trị chơi nhằm chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong
cấu trúc không – thời gian của tác phẩm cũng như con đường xâm nhập của tư duy
huyền thoại vào cấu trúc đó. Đây là một khía cạnh trong luận án tiến sĩ Những đặc điểm
của tiểu thuyết huyền thoại hiện đại qua "Nghệ Nhân và Margarita" của

M.Bulgakov mà Nguyễn Thị Như Trang nghiên cứu.
Theo khảo sát của chúng tơi, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu chuyên
sâu về yếu tố không gian và thời gian nghệ thuật trong cuốn tiểu thuyết cuối cùng


10

của M.Bulgacov. Kế thừa những thành quả của các công trình nghiên cứu trước đó,
cùng với vốn kiến thức cịn hạn hẹp của bản thân, chúng tơi đi vào tìm hiểu đề tài
“Không - thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Nghệ Nhân và Margarita của
Mikhail Bulgacov”, từ đó làm nổi bật những đóng góp của ơng cho nền văn học
nước Nga cũng như văn học thế giới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài chúng tơi đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm của
không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học. Qua đối tượng không
gian và thời gian, chúng tôi nghiên cứu về mối quan hệ của hai yếu tố này, đồng
thời đi sâu vào tìm hiểu cốt truyện, nhân vật có vai trị như thế nào đối với không
gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm.
- Phạm vi nghiên cứu: tiểu thuyết “Nghệ Nhân và Margarita” của Mikhail
Bulgacov do Đoàn Tử Huyến dịch, NXB Lao động, ấn hành năm 2006.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận, hệ thống: Sử dụng phương pháp này, chúng tôi tiếp
cận tác phẩm và những cơng trình nghiên cứu liên quan, từ đó có thể hệ thống nên
những đặc điểm, luận điểm khái quát cho đề tài.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở tiếp cận và hệ thống các luận
điểm, chúng tơi trích dẫn những dẫn chứng trong tác phẩm để phân tích làm nổi bật
vấn đề. Qua đó, chúng tơi sẽ sử dụng phương pháp tổng hợp để khẳng định lại vấn
đề đã nêu ra.
- Phương pháp đối chiếu – so sánh: Dựa trên những đặc điểm đã phân tích,
tổng hợp, chúng tơi sử dụng phương pháp đối chiếu – so sánh để làm nổi bật mối

quan hệ giữa các đặc điểm đó.
5. Bố cục của khoá luận


11

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung luận văn gồm
3 chương:
Chương I: Mikhail Bulgacov với tiểu thuyết Nghệ Nhân và Margarita
Chương II: Đặc điểm của không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu
thuyết Nghệ nhân và Margarita của Mikhail Bulgacov
Chương III: Không – thời gian nghệ thuật trong mối quan hệ với các yếu tố
cấu hình nên tác phẩm


12

NỘI DUNG
Chương I:

MIKHAIL BULGACOV

VỚI TIỂU THUYẾT NGHỆ NHÂN VÀ MARGARITA
1.1. Mikhail Bulgacov – nhà văn kì bí nhất nước Nga.
Mikhail Afanasyevich Bulgacov (1891 – 1940) là nhà văn xuất sắc của nền
văn học Nga nửa đầu thế kỉ XX. Tài năng đa dạng và tồn diện của ơng khiến ơng
trở thành một tiểu thuyết gia, một kịch tác gia bậc thầy.
Sinh ngày 15 tháng 5 năm 1891 tại thành phố Kiev, nay là thủ đô Ukraina,
Mikhail Bulgacov lớn lên trong một gia đình gia giáo. Cha là giáo sư thần học dạy ở
trường dòng, mẹ là con gái mục sư nên từ nhỏ, Bulgacov được học hành rất chu

đáo. Năm 1912, ông tốt nghiệp chuyên ngành Y khoa tại Đại học Tổng hợp Kiev.
Cũng thời gian đó, chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra, ông xin ra trận với tư cách
là tình nguyện viên của Hội chữ thập đỏ. Trong hai năm 1918 – 1919, ông hành
nghề Y ở Kiev và chứng kiến sự chiếm đóng của Đức, Hồng quân Liên Xô đối với
thành phố quê hương.
Năm 1920, do đam mê viết lách, Bulgacov đã từ bỏ nghề Y và bắt đầu viết
truyện. Một năm sau, ông chuyển đến Moskva, làm việc trong phịng Văn hóa của
Ủy ban Nhân dân Giáo dục và cộng tác với nhiều tờ báo. Trong những năm đói khát
sau nội chiến, cũng như nhiều nhà văn khác rời mặt trận đổ xô về Moskva,
Bulgacov phải trải qua nhiều công việc để kiếm sống: thư kí Tiểu ban văn học của
Tổng cục giáo dục chính trị, viết báo, theo đoàn hát rong, làm nhiều năm ở các báo
Tiếng cịi, Ngày hơm trước… Đến năm 1925, Bulgacov hợp tác với Nhà hát Nghệ
thuật Moskva. Các tác phẩm của ông viết và dàn dựng đều được đông đảo khán giả
yêu thích. Những phê phán của Bulgacov đối với chính quyền Xơ Viết bắt đầu xuất
hiện.


13

M.Bulgacov có thiên hướng văn học từ rất sớm. Trong thời gian nội chiến,
những vở kịch của ông được diễn tại mặt trận được mọi người ủng hộ. Đến nay, hầu
hết những truyện, kịch M.Bulgacov viết hồi đó đã khơng cịn do ơng tự tay đốt bỏ.
Bắt đầu sự nghiệp cầm bút, Mikhail Bulgacov đã bộc lộ mình là một nhà văn
trào phúng. Ông ngưỡng mộ những tác phẩm trào phúng của Gogol, Saltưkov Sedrin và bắt đầu viết văn khi cịn đi học. Bên cạnh đó, do u thích những truyện
thần bí, ma qi mà ơng đã tự nhận mình là “nhà văn thần bí” [12]. Những tác
phẩm đầu tay của ông đã thể hiện rõ điều này. Bộ ba tác phẩm Ổ quỷ, Những quả
trứng định mệnh và Trái tim chó được xếp vào bộ ba truyện giả tưởng, hài hước của
ông. Truyện vừa Những quả trứng định mệnh được viết năm 1924, khi mới ra đời
đã gây được sự chú ý của dư luận, tạo ra được những cuộc tranh cãi gay gắt và kéo
dài. Phần nhiều các nhà văn sáng tác đánh giá cao thiên truyện này. Ngay cả

M.Gorki cũng đã khuyên mọi người tìm đọc: “Tơi rất thích Bulgacov, rất thích,
nhưng anh này làm kết thúc câu chuyện dở. Cuộc tấn công của lũ rắn về Moskva
khơng được tận dụng, mà anh nghĩ xem, đó là một cảnh hay khủng khiếp ngần nào”
[12]. Nhân vật chính của Những quả trứng định mệnh là nhà động vật học thiên tài
đã phát minh ra tia sáng đỏ kì diệu có tác dụng kích thích sự phát triển và sinh sản
của các loại sinh vật bậc thấp. Nhưng phát minh chưa được kiểm định ấy lại rơi vào
tay những kẻ nhiệt tình mà ngu dốt đã tạo nên tai họa. Thơng qua truyện này,
Bulgacov muốn nói lên quan điểm của mình. Sự nóng vội, duy ý chí, bất chấp mọi
tri thức khoa học và kinh nghiệm lịch sử, chỉ căn cứ đơn thuần vào các động cơ
chính trị và xã hội đã không chỉ khiến đất nước rơi vào thảm họa mà còn là nguyên
nhân giết chết thiên tài. Một phát minh kì diệu bị cưỡng đoạt khơng thể mang lại
điều tốt đẹp mà có thể trở thành định mệnh tai hại.
Tiểu thuyết Trái tim chó được viết năm 1925 là một tác phẩm châm biếm đời
sống Xô Viết dưới vỏ bọc của khoa học viễn tưởng. Nằm trong mạch nguồn ý tưởng
với truyện Những quả trứng định mệnh, nhân vật chính của Trái tim chó cũng là
một nhà bác học xuất chúng. Với hy vọng biến cải sinh vật đó thành người có trí tuệ


14

nhưng nhà bác học ấy lại tạo nên một sinh vật tập trung những thói xấu điển hình
của tầng lớp vô sản lưu manh, của cái phần bản năng tăm tối trụy lạc trong cuộc
sống quần chúng nhân dân. Viết Trái tim chó, Bulgacov đã thể hiện sự sáng suốt,
tỉnh táo, dũng cảm của mình khi sớm nhìn ra và cảnh báo nguy cơ Sarikov – một
dạng người có trái tim chó hay đúng hơn là một loại người có tâm lí cho – vốn
khơng q hiếm trong cuộc sống xung quanh.
Sau này, với thành công của Nghệ Nhân và Margarita, M.Bulgacov là nhà
văn đứng đầu về thể loại truyện kì bí. Những tác phẩm của ơng mang hơi hướng kì
ảo, ma quái, viễn tưởng. Qua những hình tượng của thế giới ảo, ông bày tỏ thái độ
phê phán cuộc sống mục nát của xã hội đương thời, xã hội thật.

Năm 1925, phần đầu tiên trong tiểu thuyết Bạch vệ của Bulgacov ra mắt bạn
đọc và được phản hồi tích cực. M.Volosin – nhà thơ thời đó đã đánh giá như sau:
“…Tôi thấy đây là một tác phẩm rất lớn và độc đáo; với tư cách là tác phẩm trình
làng, chỉ có thể so sánh với sự ra mắt của Dostoevski và Tolstoi…” [ ]. Khi được đề
nghị chuyển thể tiểu thuyết này thành kịch nói, M.Bulgacov đã viết kịch bản Những
ngày của anh em Turbin dựa vào nội dung của tiểu thuyết Bạch vệ. Vở kịch được
trình diễn thành cơng, phản ánh khách quan q trình tan rã của những mưu toan
chống cách mạng và số phận bi kịch của tầng lớp trí thức Nga chọn lầm con đường
lịch sử. Với thành công của Những ngày của anh em Turbin, M.Bulgacov cho ra đời
hàng loạt những kịch bản như: Căn hộ của Dôia (năm 1927), Chạy trốn (năm
1928), Molier (năm 1929) … Lúc này, M.Bulgacov được công nhận là kịch tác gia
Nga lớn nhất kể từ Chekhov. Tuy nhiên, vào thời đó, xung quanh những tác phẩm
của ơng thường xuyên diễn ra những cuộc tranh luận quyết liệt. Nhiều người đánh
giá cao về ông nhưng người phủ nhận ông lại chiếm số đơng. Trong bức thư gửi
Chính phủ Nga, M.Bulgacov thống kê “trên báo chí Liên Xơ có 301 bài phê bình”
các tác phẩm của ơng. Trong số đó, có “3 nhận xét khen ngợi, 298 bài chửi bới thù
địch”. Họ buộc tội ơng đứng về phía Bạch vệ và bôi nhọ Cách mạng.


15

Năm 1926, cuốn tiểu thuyết Bạch vệ được hoàn thành. Đây là bức tranh về
thời kì hỗn loạn từ 1914 đến 1921 phản chiếu qua cuộc sống của gia đình Bạch vệ
quân ở Ukraine. Được phản hồi tích cực ở phần đầu tiên ra mắt năm 1925, nhưng
đến phần thứ hai, tờ báo Rossiya bị đình bản trước khi tác giả kịp cho đăng phần
thứ ba. Năm 1929, tác phẩm bị cấm và đến năm 1932, lệnh cấm được bỏ nhưng mãi
đến năm 1935, Bạch vệ mới chính thức được xuất bản.
Năm 1929, sau ý kiến của Stalin cho rằng Chạy trốn là một hiện tượng
chống Xơ Viết thì hầu hết các vở kịch của M.Bulgacov bị cấm diễn. Ông bắt đầu rơi
vào hồn cảnh đói khổ do sách khơng được in, tiền hết, khơng có việc làm, người

quen xa lánh dần, thậm chí muốn xin làm người gác cổng cũng khơng ai dám nhận.
Trong hồn cảnh túng quẫn, M.Bulgacov quyết định gửi cho chính phủ Liên Xơ
một lá thư, lên tiếng phê phán gay gắt chế độ kiểm duyệt, thẳng thắn bày tỏ những
quan điểm nghệ thuật độc lập, địi quyền được làm việc hoặc nếu khơng, ơng sẽ
cùng gia đình rời khỏi Liên Xơ. Nhà văn nhấn mạnh: “Xin lưu ý rằng đối với tôi,
không được viết chẳng khác gì bị chơn sống” [5, tr.730]. Trong hồn cảnh lúc bấy
giờ, bức thư của M.Bulgacov là một hành động quả cảm và gây được tiếng vang lớn
trên văn giới, khiến Stalin không thể lặng im. Ngày 18 tháng 4 năm 1930, Stailin
gọi điện cho M.Bulgacov, nói với ơng những “lời có cánh” và hứa sẽ gặp trực tiếp
để nói chuyện với nhà văn. Vài ngày sau, M.Bulgacov được nhận vào làm đạo diễn
ở Nhà hát Nghệ thuật Moskva. Stalin rất quan tâm tới những sáng tác của
M.Bulgacov. Tuy nhiên, sự thích thú của Stalin đối với các tác phẩm của
M.Bulgacov chỉ giúp nhà văn khỏi bị bắt, còn những tác phẩm của ông vẫn không
được xuất bản. Trong lá thư thứ hai gửi cho Stalin, M.Bulgacov tự gọi mình là “con
sói văn học duy nhất trên văn đàn Nga”: “Người ta khuyên tôi nên nhuộm lông đi,
một lời khuyên vơ nghĩa. Sói dù có nhuộm, có cắt lơng đi thì nó vẫn khơng thể nào
giống với chó cảnh ni nhà được”. Và trong bức thư này, M.Bulgacov cũng thể
hiện sự đấu tranh cũng như quan niệm nghệ thuật của mình: “Khơng có một nhà văn
nào lại có thể im lặng được. Nếu anh ta im lặng, thì có nghĩa đó khơng phải là nhà


16

văn chân chính. Cịn nếu nhà văn chân chính mà im lặng thì anh ta sẽ chết.” [14, tr.
770 - 771].
Cho đến cuối đời, M.Bulgacov vẫn thực hiện quan điểm của mình về thiên
chức của nhà văn. Ơng khơng “im lặng” mà luôn sáng tác và đấu tranh cho những
đứa con tinh thần của mình dù tiếng nói của ơng ln bị “bưng bít” để khơng đến
được với cơng chúng. Từ cuối những năm ba mươi cho đến khi ông mất và thêm cả
một phần tư thế kỉ tiếp theo, dù ơng khơng in được thêm một dịng nào nhưng hàng

loạt các tác phẩm của ông vẫn được xuất bản. Đó là các vở kịch: Adam và Eva, Đảo
thắm, Niềm hoan lạc, Những ngày cuối cùng; kịch bản chuyển thể: Những linh hồn
chết, Chiến tranh và hịa bình; văn xi: Molier (truyện danh nhân), Tiểu thuyết sân
khấu và tác phẩm bất hủ Nghệ Nhân và Margarita. Những tác phẩm được công bố
rộng rãi đã khiến ông trở thành “hiện tượng” trong độc giả Xơ Viết và vượt ra biên
giới ngồi nước. Mặc dù vậy, giới nghiên cứu, phê bình chính thống vẫn chưa công
nhận tài năng của ông. Mãi đến thời “Cải tổ” cuối thập kỉ 80, tên tuổi của
M.Bulgacov mới được công nhận và thực sự hiện diện hết tầm cỡ của mình. Những
tác phẩm của ơng viết ra đều được in đi in lại nhiều lần, nhiều tác phẩm được dịch
ra tiếng nước ngoài và đưa lên sân khấu.
Trải qua những thăng trầm, khó khăn nhưng cuối cùng, những cống hiến của
Mikhail Bulgacov đã được cơng nhận. Ơng là một trong số ít những nhà văn được
làm Bách khoa tồn thư. Những tác phẩm của ơng được đưa lên và được đọc nhiều
nhất trên Internet. Xuất hiện ngày càng nhiều cơng trình Bulgacov học. Giới nghiên
cứu đánh giá cao tài năng của ông. Những nhà văn lớn, từ Tr.Aitmatov cho đến
Gabriel Marquez đã thừa nhận ảnh hưởng lớn lao của M.Bulgacov đối với nhiều
nhà văn trên thế giới.
Như vậy, hào quang đến muộn nhưng đầy rạng rỡ đã đưa tên tuổi Mikhail
Bulgacov đứng vào hàng ngũ của những nhà văn xuất sắc nhất thể kỉ XX. Đây
chính là nỗ lực không ngừng nghỉ của ông. Cuộc đời của M.Bulgacov là một minh
chứng tiêu biểu cho thiên chức của nhà văn: đấu tranh suốt đời cho cơng lí. Cho dù


17

bị xã hội vùi dập, bị đẩy đến đường cùng nhưng lí tưởng, niềm tin tuyệt đối về cơng
lí của nhà văn vẫn không hề bị dập tắt: “Bất kể thứ quyền lực nào cũng là bạo lực
đối với con người, và sẽ đến một lúc sẽ khơng cịn quyền lực của các hồng đế lẫn
bất kì thứ quyền lực nào khác. Con người sẽ đến được vương quốc của sự thật và
cơng lí, nơi chúng sẽ khơng cần một quyền lực nào cả” [14,tr.55].

1.2. Nghệ Nhân và Margarita – đỉnh cao của sự sáng tạo nghệ thuật
Trong cuộc đời sáng tác của các nhà văn, mỗi một tác phẩm chính là đứa con
tinh thần mà họ ln nâng niu, trân trọng. Tuy nhiên, trong gia tài sáng tác của họ,
ln ln có những tác phẩm vượt trội, tạo nên tên tuổi cho người khai sinh ra nó.
Nghệ Nhân và Margarita là một tác phẩm như thế. Để có thể đến với độc giả, cuốn
tiểu thuyết đã trải qua một hành trình dài đầy khó khăn, nhưng đây là tác phẩm đạt
đến đỉnh cao của sự sáng tạo nghệ thuật mà M.Bulgacov dày cơng xây dựng.
Có thể nói, trong lịch sử văn học thế giới hiếm có tác phẩm nào lại có số
phận kì lạ như Nghệ Nhân và Margarita. Được viết trong mười hai năm, từ năm
1928 cho đến năm 1940, Nghệ Nhân và Margarita (tên ban đầu là Tiểu thuyết về
quỷ sứ) đã bị xé rồi đốt, viết đi viết lại 7 lần. Năm 1940, khi nằm trên giường bệnh,
mắt đã bị lịa khơng nhìn rõ, M.Bulgacov vẫn đọc bản thảo lại cho vợ ghi chép và
sửa chữa. Sau khi nhà văn qua đời, người vợ thứ 3 của ông Elena Sergheevna đã cố
gắng đưa tác phẩm cuối cùng của ông đến với bạn đọc. Nhưng phải trải qua gần một
phần tư thế kỉ, với sự giúp sức của bạn bè và người hâm mộ, tác phẩm cuối cùng
của M.Bulgacov mới chính thức được cơng bố. Tuy vẫn ở dạng lược bỏ nhưng
Nghệ Nhân và Margarita đã gây nên một chấn động lớn đối với nền văn học lúc
bấy giờ. Nhiều người tìm mọi cách để có được trọn vẹn tác phẩm bằng cách chép
tay, đánh máy những đoạn bị cắt bỏ, dán thêm vào các trang tạp chí.
Năm 1973, Nghệ Nhân và Margarita lần đầu tiên xuất bản đầy đủ bằng tiếng
Nga, và lập tức được dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hy Lạp, tiếng Thổ Nhĩ
Kỳ, Nhật Bản, Đức, Rumani … Tác phẩm được nhiều lần đưa lên sân khấu ở


18

Moskva và nhiều nước khác; được nhiều lần dựng thành phim truyện, phim truyền
hình. Khắp nơi bùng nổ những cuộc tranh luận về chủ đề tư tưởng, về thi pháp, hình
tượng nhân vật của tác phẩm. Các cơng trình nghiên cứu về tác phẩm bắt đầu xuất
hiện ở Nga và các nước trên thế giới. Đó là mảnh đất màu mỡ cho những nhà

nghiên cứu cày xới, tìm hiểu, càng khám phá bao nhiêu lại càng thấy xuất hiện
nhiều vấn đề hấp dẫn bấy nhiêu. Tác phẩm là trải nghiệm của nhà văn về ý nghĩa
cuộc sống, về cuộc đời, về con người, cả về cái chết và sự bất tử. Bên cạnh đó,
M.Bulgacov cịn thể hiện cuộc đấu tranh muôn thuở giữa cái Thiện và cái Ác trong
lịch sử cũng như trong thế giới đạo đức của con người.
Nghệ Nhân và Margarita thật sự là một tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao. Đây là
một tác phẩm không hề dễ đọc. Với hệ thống nhân vật đồ sộ (506 nhân vật) dàn trải
trên 706 trang giấy khổ lớn, phản ánh một thế giới hư thực lẫn lộn với những hình
tượng về quỷ sứ, tình u và tơn giáo. Hơn nữa, đây không phải là tác phẩm thông
thường mà được thể hiện dưới dạng “tiểu thuyết kép”: một tiểu thuyết của Nghệ
Nhân viết về Ponti Pilat và một tiểu thuyết viết về cuộc đời của Nghệ Nhân.
M.Bulgacov đã chứng tỏ được tài năng bậc thầy của mình khi tạo nên sự khác biệt
giữa hai tiểu thuyết trong cùng một tác phẩm. Đọc Nghệ Nhân và Margarita, dường
như có hai người viết bởi phong cách kể chuyện hoàn toàn khác nhau. Cuốn tiểu
thuyết của Nghệ Nhân về Ponti Pilat mang tính chất tái tạo lịch sử như nó vốn có.
Tác giả khơng đưa vào tình tiết hư cấu, huyễn tưởng, ma quái, thần bí cũng như
khơng hề giễu nhại, đả kích, tố cáo mà chỉ kể lại giống như được tận mắt chứng
kiến. Nhưng tiểu thuyết về Nghệ Nhân thì lại khác. Cách thay đổi ngữ điệu, ngôn
ngữ đầy rẫy những từ thông tục, ám gợi khác hẳn với tiểu thuyết của Nghệ Nhân.
M.Bulgacov đã khéo léo lồng ghép hai tiểu thuyết tưởng chừng như đối lập với
nhau để tạo nên một tác phẩm hoàn chỉnh. Nghệ Nhân và Margarita là câu chuyện
về sự nhố nhăng của xã hội đương thời dưới góc nhìn thu nhỏ ở một nhà hát Tạp
Kỹ. Đó là cảnh cả đoàn người xếp hàng để xin được cấp căn hộ của Berlioz - Chủ
tịch Hội Nhà văn Moskva - khi nghe tin ông vừa bị xe điện cán chết ; rồi các vị
chức sắc ăn hối lộ, hám đơ la, ngoại tình vụng trộm... dần lộ mặt; là thế giới đầy ma


19

quái dưới bàn tay của Chúa quỷ Voland, khi người có thể tàng hình, biến mất, bay

nhảy trong khơng gian, trò chuyện với người chết, hay khi thật giả lẫn lộn; là khung
cảnh buổi xét xử và tử hình Iesua dưới sự bất lực hèn nhát của quan tổng trấn Ponti
Pilat. Hay đó là tình u của Margarita, sẵn sàng đánh đổi và chấp nhận đi theo quỷ
dữ để giải thoát cho Nghệ Nhân… Hệ thống nhân vật đồ sộ nhưng không hề thừa
thãi, tất cả xuất hiện với mục đích góp phần thể hiện rõ những trải nghiệm của
M.Bulgacov về cuộc đời, về con người và về số phận. Tiếp nhận tác phẩm, độc giả
như được sống, được bay lượn trong một thế giới khác như chính mình đang chịu sự
phù phép của Chúa quỷ Voland. Dưới góc nhìn của một thế giới đầy hư ảo, ma
quái, độc giả lại có cơ hội được thấy rõ chân tướng của cuộc sống thật của hiện thực
xã hội Liên Xô những năm 1920 – 1930 khi đất nước này thực hiện chính sách Kinh
tế mới. Cuộc sống sau bao năm tù hãm vừa được "giải phóng" đã bị bóc trần với đủ
trị lố lăng bi - hài.
Khắc họa hai hình tượng đối lập là Ponti Pilat và Iesua, Bulgacov muốn đưa
ra một vấn đề mn thuở của thời đại. Đó là sự đấu tranh giữa cái Thiện và cái Ác,
giữa công bằng và quyền lực. Ponti Pilat và Iesua là đại diện cho hai quan niệm
sống đối cực nhau. Nếu Iesua tin tưởng tuyệt đối rằng thế giới được xây dựng trên
cơ sở của cái thiện, rằng tất cả mọi người đều là người nhân từ và “những người ác
khơng có ở trên đời” [15, tr.50] thì ngược lại, Ponti Pilat lại cho rằng bản chất của
con người là độc ác, cái Thiện sẽ không bao giờ chiến thắng. Và cuộc đời của hai
nhân vật này cũng không chứng minh cho hai quan niệm cực đoan đó. Iesua một
lịng tin tưởng vào lẽ cơng bằng, vào điều thiện thì lại bị chính những “người nhân
từ” phản bội, đánh đập và xử tử hình. Tuy vậy, cái ác, cái xấu xa vẫn không thể nào
loại bỏ được điều Thiện ra khỏi cuộc đời. Cho đến phút cuối cùng, Iesua vẫn thôi
không ngừng quan tâm và chăm lo cho người khác, chia sẻ những giọt nước hiếm
hoi của mình trong tiết trời khắc nghiệt. Điều này đã làm lung lay những hoài nghi
của Ponti Pilat về những gì ơng từng quan niệm. Thơng qua điều này, M.Bulgacov
muốn khẳng định: cái Ác và cái Thiện luôn song song tồn tại trong cuộc đời. Điều


20


cốt yếu là con người lựa chọn nó như thế nào để hướng tới một mục đích sống của
mình và chịu trách nhiệm với nó.
Trong tác phẩm, hình tượng nhân vật Nghệ Nhân và nàng Margarita chính là
bản sao của nhà văn và người vợ yêu dấu. Không đi sâu vào miêu tả chi tiết ngoại
hình, tính cách, tiểu sử, người đọc vẫn dễ dàng hình dung ra bởi sự trùng hợp giữa
hoàn cảnh của nhân vật trong tác phẩm với hình mẫu ngồi đời. Là nhà văn, Nghệ
Nhân mang trong mình những hiểu biết rộng rãi, những trải nghiệm của mình về
cuộc đời để chăm chút cho tác phẩm – đứa con tinh thần của mình. Nhưng tác phẩm
của anh lại bị hủy, bị khai tử bởi các đồng nghiệp. Bản thân Nghệ Nhân phải tự tay
đốt bản thảo, trốn chạy vào nhà thương điên, trốn chạy cả tình yêu định mệnh với
nàng Margarita. Bi kịch của Nghệ Nhân cũng chính là bi kịch của những nhà văn
đương thời: khơng được hiểu và đánh giá đúng. Thơng qua hình tượng Nghệ Nhân,
M.Bulgacov muốn thể hiện tiếng nói của mình về thiên chức, bi kịch của nhà văn và
phần thưởng mà người nghệ sĩ xứng đáng được nhận. Bên cạnh việc khắc họa hình
ảnh của Nghệ Nhân thì Margarita chính là nguyên mẫu của nàng Elena Sergheevna
- người vợ thứ ba của nhà văn. Với tình yêu trong trắng, đầy cao thượng của mình,
Margarita đã chấp nhận mọi hiểm nguy, gian khổ vì người mình yêu. Nàng sẵn sàng
trở thành phù thủy, thậm chí cho dù phải hiến thân cho quỷ dữ nàng chấp nhận chỉ
để có thể gặp lại Nghệ Nhân, cứu anh thoát khỏi hiểm nguy. Margarita đã trở thành
hình tượng phụ nữ tuyệt vời trong văn học Nga. Ngồi đời, nàng Elena đã ln ở
bên, động viên và giúp đỡ cho M.Bulgacov trong thời kì nhà văn rơi vào khủng
hoảng cùng cực. Cũng chính nàng đã góp phần đưa Nghệ Nhân và Margarita đến
tay bạn đọc.
Ngoài hệ thống nhân vật, cốt truyện, phong cách viết độc đáo, mới mẻ thì
Nghệ Nhân và Margarita cịn là một tác phẩm nhiều tầng nghĩa, gợi nhiều tầng liên
tưởng. Mối quan hệ giữa các nhân vật, sự kiện, các lớp không gian làm cho các sự
kiện, chi tiết có thể kết nối, xâu chuỗi với nhau để tạo nên hiệu quả nghệ thuật cho
tác phẩm. Bằng tài năng của mình, M.Bulgacov đã khéo léo thể hiện quan điểm của



21

mình về thiên chức của nhà văn, về lí tưởng, về cuộc sống, sự đấu tranh giữa cái
Thiện và cái Ác luôn diễn ra hàng ngày ngay trong tác phẩm của mình. Nghệ Nhân
và Margarita xứng đáng là một trong những kiệt tác hàng đầu của thế kỉ XX.
1.3. Không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học
1.3.1. Không gian nghệ thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, khơng gian nghệ thuật là “hình thức bên
trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần
thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn diễn ra trong trường
nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ tồn bộ quảng
tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cắt quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần,
rộng, dài tạo thành viễn cảnh nghệ thuật. Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về
khơng gian, nên mang tính chủ quan” [8, tr.134 - 135].
Trong 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân cho rằng: “Khơng gian nghệ
thuật chính là khơng gian soi rọi dưới các loại hình nghệ thuật tùy thuộc vào tác
phẩm đó ra đời. Nó khơng được cụ thể hóa mà thường được ngắt qng và mang
tính ước lệ. Khơng gian nói chung khơng nói rõ, tính ước lệ trong việc truyền tải
khơng gian được cảm nhận ít rõ rệt hơn” [3, tr.304- 305].
Như vậy, không gian nghệ thuật là sản phẩm nghệ thuật thể hiện quan niệm
của nhà văn về thế giới và con người; là hiện tượng không gian có tính chủ quan,
tượng trưng, gắn với cách nhìn, tầm nhìn của tác giả. Mỗi tác giả thể hiện quan
niệm riêng về cuộc sống qua hình tượng khơng gian nghệ thuật. Hiểu theo cách
khác, không gian nghệ thuật là môi trường hoạt động của nhân vật được thể hiện
dưới sự lựa chọn, sắp xếp, tổ chức, sáng tạo và thể hiện quan niệm nghệ thuật của
nhà văn.
1.3.2. Thời gian nghệ thuật



22

Thời gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Tác phẩm
cần một lượng thời gian để mở ra trước mắt người đọc. Tuy nhiên, thời gian nghệ
thuật không đồng nhất với thời gian vật chất thực tại. Thời gian trong thế giới nghệ
thuật có độ dài, nhịp độ, tốc độ, có ba chiều: quá khứ, hiện tại, tương lai. Có nhiều
loại thời gian: thời gian vũ trụ, bốn mùa, có thời gian lịch, thời gian đồng hồ trung
tính, có thời gian thần thoại, thời gian vĩnh hằng, bất biến trong tâm tưởng. Mỗi thời
gian có có độ riêng, làm cho chúng khác biệt nhau: năm, tháng, phút, giây, mùa, thế
kỉ, thời đại. Đơn vị thời gian càng nhỏ thì người ta có dịp nhìn sâu vào thực tại, đơn
vị càng lớn thì đem lại cái nhìn bao qt. Nhà văn có thể chọn thời gian trần thuật
để tái hiện lại cuộc đời nhân vật. Thời gian có thể đảo ngược, có thể lui về.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, thời gian nghệ thuật là “hình thức nội tại
của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng như khơng gian
nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ
một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn
ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố
thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ, chỉ có trong thế
giới nghệ thuật” [8, tr.272].
Theo Lại Nguyên Ân, thời gian nghệ thuật là “thời gian được tái tạo ở bình
diện tư tưởng thời gian điền viên, thời gian phiêu lưu, thời gian bí tính, thời gian sự
luận… được thể hiện trong các thể loại văn học ở các giai đoạn khác nhau và có thể
thấy tiến trình khơng đồng đều của thời gian … khi thì đứng lại miêu tả, hoặc bị lạc
hướng về phía trước” [3, tr.304 – 305].
Như vậy, có thể nói, thời gian nghệ thuật là hình tượng thời gian mang tính
chủ quan được phản ánh trong tác phẩm dưới cái nhìn, cách cảm nhận chủ quan và
vận động theo cảm thức chủ quan của nhà văn. Đó là lí do vì sao khi nghiên cứu
một tác phẩm văn học cần tìm hiểu thời gian nghệ thuật để khẳng định tài năng của
nhà văn.



23

Chương II:
ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT NGHỆ NHÂN VÀ MARGARITA
CỦA MIKHAIL BULGACOV
2.1. Không gian nghệ thuật
Xét trong tác phẩm Nghệ Nhân và Margarita của M.Bulgacov thì khơng gian
nghệ thuật được chia tách thành ba lớp không gian nhỏ: không gian thực ứng với
hiện thực xã hội Nga những năm ba mươi của thế kỉ XX; không gian huyễn tưởng
ứng với thế giới của Voland và đồn tuỳ tùng; khơng gian huyền thoại ứng với thế
giới Iersalaim cổ đại.
2.1.1. Không gian thực
Không gian thực được hiểu là không gian mà con người tồn tại và nó khơng
nằm ngồi sự vận động của các sự vật, hiện tượng. Trong tiểu thuyết Nghệ Nhân và
Margarita, không gian thực thể hiện cụ thể qua hai hình tượng đối lập là khơng gian
căn phịng và khơng gian ngồi đường phố. Bên cạnh những mặt đối lập về tính
chất thì hai khơng gian nhỏ này đều là nơi diễn ra những hoạt động của các nhân
vật, các tầng lớp trong xã hội Nga lúc bấy giờ mà cụ thể là giới nghệ sĩ Moskva và
đám khán giả lố lăng, kệch cỡm; là tình yêu của nàng Margarita dành cho Nghệ
Nhân – một tài năng bị xã hội ruồng bỏ.
2.1.1.1. Khơng gian căn phịng
Khơng gian căn phịng trong Nghê nhân và Margarita là khơng gian mang
lại sự n bình cho các nhân vật. Ở trong “căn phịng” của chính mình, mọi người
ln có cảm giác an tồn tuyệt đối, được chở che và bảo vệ. Trong Nghệ Nhân và
Margarita, không gian căn phịng chiếm đa số trong tồn bộ khơng gian hiện thực.
Đó là nhà Griboedov – trụ sở của các thành viên MASSOLIT; không gian nhà hát



24

Tạp Kỹ; khơng gian bệnh viện tâm thần; căn phịng tầng hầm nơi Nghệ Nhân trú
ngụ hay căn phòng ở tầng hai trong ngơi biệt thự của Margarita.
Đầu tiên, đó là không gian ngôi nhà Griboedov. Đây là chốn tiện nghi và lí
tưởng cho các nghệ sĩ. “Ngơi nhà hai tầng màu kem sữa đứng trên đại lộ vịng cung
có hàng cây ở giữa, nằm sâu trong một khu vườn đã tàn lụi được ngăn cách với vỉa
hè của đại lộ bằng một hàng rào gang khía rãnh. Trước nhà là khoảng sân nhỏ rải
nhựa, về mùa đông trong sân nổi lên một đống tuyết lớn với cây xẻng cắm trên, cịn
mùa hè nó biến thành một chi nhánh tuyệt vời của khách sạn ngoài trời dưới mái
che bằng vải bạt” [15, tr.100]. Ngôi nhà được phân chia thành nhiều phịng ban với
những tên gọi khơng mấy dễ hiểu: “Tiểu ban nhà nghỉ - câu cá”, “Vé nghỉ sáng tác
một ngày. Hỏi M.V.Podloznaia”, “Perelưghino”, “Đăng kí xin giấy. Gặp
Poklevkina”, “Vấn đề nhà ở”… Có thể thấy rằng, trong khơng gian ngôi nhà
Griboedov – nơi trú ngụ của những nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch… lại khơng hề
có phịng ban nào phục vụ cho việc sáng tác. Những tấm biển trên các phòng đều
chỉ phục vụ cho việc hưởng thụ, ăn chơi, nghỉ ngơi. Và đó chưa phải là tất cả. Thứ
giá trị nhất mà người ta ao ước có được khi đặt chân vào Griboedov chính là tiệm
ăn của ngôi nhà – “tiệm ăn tốt nhất ở Moskva”. Tiệm ăn này “được đặt trong hai
gian phòng lớn với trần cuốn vịm về những con ngựa màu tím, bờm Asiri, … trên
mỗi bàn ăn đề có gắn đèn, trải khăn, … chất lượng đồ ăn thức uống ở Griboedov
này hơn hẳn bất kì một tiệm ăn nào khác ở Moskva, và chúng được bán ra với một
giá phải nói là hết sức phải chăng” [15, tr.104]. Để được hưởng thụ những ưu đãi
trong ngôi nhà Griboedov, mỗi nghệ sĩ phải có cho mình tấm vé thơng hành ra vào
– thẻ hội viên MASSOLIT “màu nâu sẫm thoang thoảng mùi da quý với một đường
viền mạ vàng rộng” [15, tr.103] – tấm thẻ mà khắp Moskva ai cũng biết và khát
khao có được. Khơng phải tự nhiên mà người ta mong muốn có được tấm vé thơng
hành ấy đến vậy nếu như không tồn tại cuộc sống sung sướng, xa hoa trong chính
ngơi nhà Griboedov.



25

Bằng ngịi bút tinh tế của mình, Bulgacov đã khắc họa rõ nét khơng gian điển
hình cho xã hội Nga lúc bấy giờ. Không gian ngôi nhà với những tiện nghi lại chứa
đựng trong đó đầy rẫy những chuyện đen tối, dối trá, lừa lọc, đố kị và đấu đá nhau.
Đó là nơi mà ảo tưởng về tài năng đi kèm với địa vị, quyền lợi. Các tổ chức, nhóm
xã hội dưới sự ưu đãi và bao cấp của nhà nước đã lợi dụng triệt để điều đó để hưởng
thụ. Sống trong không gian thiên về làm nghệ thuật nhưng những nghệ sĩ lại không
chuyên tâm cho sáng tác. Những con người bất tài, phiến diện, sẵn sàng vùi dập
những tài năng khi không thể thẩm thấu được những cống hiến tâm huyết của họ
bởi suy nghĩ thiển cận và nơng cạn của mình. Khơng những thế, những con người ở
trong không gian này là những người vô tâm, vô cảm. Khi biết tin về cái chết đột
ngột của Berlioz – người sở hữu ngôi nhà Griboedov, họ chỉ đau khổ trong chốc lát
rồi tiếp tục với cuộc vui đang dang dở. Lí lẽ “vâng, ơng đã chết rồi … Nhưng chúng
ta thì hẵng cịn đang sống!” [15, tr.113] đã phần nào phản ánh được thái độ vơ tâm,
ích kỉ đến tàn nhẫn của những con người được coi là nhạy cảm với cuộc đời - những
nhà văn, nhà thơ cốt cán của xã hội.
Tương đồng với không gian ngôi nhà Griboedov chính là khơng gian nhà hát
Tạp Kỹ. Thơng thường, nhà hát chính là nơi mọi người hưởng thụ những sản phẩm
nghệ thuật, nhưng trong Nghệ Nhân và Margarita, Bulgacov đã xây dựng nên một
không gian chứa đựng sự nhố nhăng, lố bịch của xã hội lúc bấy giờ. Những con
người tham tiền, trọng địa vị, bất tài, sa đọa lần lượt hiện lên. Đó là phó Giám đốc
tài chính Rimky, trưởng phịng quản trị nhà hát Varenukha làm việc thiếu trách
nhiệm; là ông chủ nhiệm ủy ban biểu diễn chi nhánh thành phố lại thích cơng tác tổ
chức và hội đồng ca … Bên cạnh đó, số đơng khán giả - dân chúng Moskva trong
Nhà hát cũng đã tự phơi bày sự thèm khát lối sống phè phỡn, hưởng thụ, tham lam,
trụy lạc. Họ tranh giành, xô xát với nhau vì những đồng tiền được tung lên trong tiết
mục ảo thuật của Phagot: “Hàng trăm cánh tay khuơ lên, mọi người soi những tờ
giấy bạc về phía ánh sáng trên sân khấu và trơng thấy những dấu chìm hiển nhiên và

quý báu nhất… Thoạt đầu là sự vui vẻ, rồi sau đó là sự kinh ngạc bao trùm lấy cả
nhà hát. Đâu đâu cũng nghe vang lên từ “mười rúp, mười rúp”, những tiếng hô cảm


×