Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết lịch sử huyền trân công chúa của hoàng quốc hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (912.1 KB, 66 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀ NH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đề tài:

NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU
THUYẾT LỊCH SỬ HUYỀN TRÂN CƠNG CHÚA
CỦA HỒNG QUỐC HẢI
Người hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thanh Trường
Người thực hiện:

Nguyễn Thị Ngọc

Đà Nẵng, tháng 5/2013


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của TS. Nguyễn Thanh Trường. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội
dung khoa học của cơng trình này.
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ngọc



LỜI CẢM ƠN

Tơi xin trân trọng bày tỏ lịng cảm ơn chân thành đến thầy giáo TS.
Nguyễn Thanh Trường - người đã nhiệt tình, chu đáo hướng dẫn tơi hồn
thành khóa luận này. Tơi xin cảm ơn các thầy cơ giáo trong khoa Ngữ văn
Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã chỉ bảo giúp đỡ tơi trong q trình thực
hiện đề tài. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè và người thân đã
ủng hộ, giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận này.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song do trình độ cịn hạn chế nên khơng
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp chân thành của thầy
cơ, bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Ngọc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 2
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 4
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 5
5. Bố cục khóa luận ....................................................................................... 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
Chương 1. Khái quát về nghệ thuật trần thuật và tiểu thuyết lịch sử
của Hoàng Quốc Hải ................................................................... 7
1.1. Trần thuật và các phương diện của trần thuật trong tiểu thuyết ............ 7
1.1.1. Khái niệm trần thuật ....................................................................... 7
1.1.2. Các phương diện của trần thuật ..................................................... 8

1.2. Tiểu thuyết lịch sử - Thể loại tạo dựng tên tuổi của Hoàng Quốc Hải 11
1.2.1. Tiểu thuyết lịch sử - Thế mạnh trong sáng tác của Hoàng Quốc Hải .... 11
1.2.2. Huyền Trân Công chúa - Đỉnh cao của tiểu thuyết lịch sử Hồng
Quốc Hải. ................................................................................................ 15
Chương 2. Huyền Trân cơng chúa của Hồng Quốc Hải
- Nhìn từ kĩ thuật tổ chức văn bản ........................................... 20
2.1. Sự đan xen luân chuyển giữa các điểm nhìn........................................ 20
2.1.1. Trần thuật từ ngơi thứ ba .............................................................. 20
2.1.2. Sự di chuyển điểm nhìn giữa các nhân vật ................................... 25
2.1.3. Sự di chuyển điểm nhìn giữa người kể chuyện ............................. 28
2.2. Kết cấu văn bản .................................................................................... 30
2.2.1. Kết cấu - theo trình tự tuyến tính thời gian................................... 31
2.2.2. Kết cấu - truyện lồng truyện ......................................................... 34


Chương 3. Huyền Trân cơng chúa của Hồng Quốc Hải
- Nhìn từ một sốphương thức trần thuật ................................................... 38
3.1. Ngơn ngữ trần thuật ............................................................................. 38
3.1.1. Ngôn ngữ đối thoại - Lời nửa trực tiếp......................................... 38
3.1.2. Ngôn ngữ độc thoại - Lời trực tiếp tự do ...................................... 43
3.1.3. Ngôn ngữ phân tích giàu chất triết luận ....................................... 47
3.1.4. Ngơn ngữ đời thường, suồng sã .................................................... 49
3.1.5. Lớp từ ngữ chính trị, xã hội .......................................................... 51
3.2. Giọng điệu trần thuật ........................................................................... 53
3.2.1. Giọng triết lý, biện minh ............................................................... 53
3.2.2. Giọng trang trọng, Ca ngợi .......................................................... 55
3.2.3. Giọng ngậm ngùi, xót xa ............................................................... 57
KẾT LUẬN .................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 61



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử vẻ vang của đất nước trong mỗi thời kỳ đã được tái hiện thật sinh
động qua các cây bút viết tiểu thuyết Lịch sử, tiêu biểu như Lan Khai với Ai lên
phố cát, Đỉnh non thần; Phan Trần Chúc với Hồi chuông Thiên Mụ, Cần Vương,
Giọt máu sau cùng; Nguyễn Triệu Luật với Hòm đựng người, Bà chúa Chè;
Nguyễn Quang Thân với Hội thề; Nguyễn Xuân Khánh với Hồ Quý Ly… và đặc
biệt là sự đóng góp của Hồng Quốc Hải - một nhà văn gặt hái được khá nhiều
thành công về mảng đề tài này.
Bằ ng tài năng cũng như tấ m lòng nhiêṭ huyế t của mình cô ̣ng với bề dày lich
̣
sử vớ n có, Hồng Quốc Hải đã đem đến với độc giả hai bô ̣ tiể u thuyế t lich
̣ sử đồ sô ̣
Bão táp triề u Trầ n và Tám triề u vua Lý. Với hơn 4000 trang tiể u thuyế t nhà văn đã
tái hiêṇ khá đầ y đủ và sinh đô ̣ng về triề u đa ̣i Lý, Trầ n. Trong đó, tác giả đã khắc
họa đậm nét bản sắc văn hóa Đại Việt, tái hiện lại những chiến cơng chói lọi, vẻ
vang của cha ông ta trong sự nghiệp đấu tranh và bảo vệ độc lập của dân tộc. Tác
phẩm đã được trao tặng giải thưởng Bùi Xuân Phái - vì tình yêu Hà Nội năm 2008.
Với những thành cơng đó, bộ tiểu thuyết khơng chỉ đặc sắc về mặt nội dung mà
cịn là những đóng góp lớn về mặt nghệ thuật. Tiêu biểu là nghệ thuật trần thuật
trong tiểu thuyết lịch sử Huyền Trân công chúa.
Nghiên cứu Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết lịch sử Huyền Trân Cơng
chúa của Hồng Quốc Hải cũng chính là đi tìm hiểu giá trị tác phẩm và phong cách
nghệ thuật của người nghệ sĩ. Từ đó, giúp chúng tơi thấy được những đóng góp của
Hồng Quốc Hải trong nền văn học Việt Nam đương đại.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ khi bộ tiểu thuyết lịch sử Bão táp triều Trần trong đó có Huyền Trân
công chúa đến với bạn đọc, đã nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên,



chúng tơi chỉ giới thiệu các cơng trình, bài viết tiêu biểu có liên quan đến phạm vi
nghiên cứu của đề tài.
Nhà văn Phùng Văn Khai trong bài viết Nhà văn Hoàng Quốc Hải trái tim
đập thăng trầm với các nhân vật lịch sử, đã đề cập đến sở trường của Hoàng Quốc
Hải: “Làm trái tim của bao nhân vật lịch sử đập trở lại, đập trung thực, đập dào dạt
miên viễn và vĩnh cửu xôn xao cùng trái tim của những con người đang sống trong
trần gian hôm nay cũng chính là nhịp đập của trái tim ơng nữa” [6, tr.32].
Bài viết Suy ngẫm về bộ tiểu thuyết lịch sử Bão táp Triều Trần, tác giả
Hồng Cơng Khanh lại đề cao bút pháp của Hoàng Quốc Hải: “Với bút pháp điềm
đạm, tình lý rạch rịi như mũi khoan kht sâu vào tính cách nhân vật vào nội hàm
sự kiện có dự báo, anh đem đến cho người đọc cả sự chân thực lẫn chất lý lịch sử”
[6, tr.9].
Cũng bài viết trên Nhà văn Hồng Cơng Khanh đã dựa vào những tiêu chí
để thẩm định giá trị của bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần của Nhà văn Hoàng
Quốc Hải: “Hoàng Quốc Hải đã sử dụng bút pháp truyền thống, nhưng đã lược bỏ
nhiều từ ngữ, thành ngữ Hán cổ lỗ đối với lớp độc giả trẻ hôm nay. Anh lựa chọn
những cụm từ phổ cập dễ hiểu đôi khi cịn giải nghĩa một cách kín đáo, nhẹ nhàng.
Cấu trúc của câu văn sáng sủa, lơi cuốn như vó ngựa đi nước kiệu, dễ thấm vào
người đọc. Đây là tiêu chí đầu tiên. Để xây dựng tính cách nhân vật thật sâu, giải
thích sự việc rõ, anh dùng rất nhiều tâm lý, lịch sử đáng tin cậy, những phong tục
tập quán, giọng điệu, ngôn ngữ phù hợp với thời đại lịch sử, không sa vào chỗ cổ
lỗ, cũng không hiện đại hóa một cách kệch cỡm. Đó là tiêu chí chính xác” [6,
tr.10].
Trong bài Bộ tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Hoàng Quốc Hải và quan niệm
về nhân vật anh hùng, tác giả Hoài Anh đã đánh giá cao về nghệ thuật viết tiểu
thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải: “Chúng ta nhận thấy Hoàng Quốc Hải đã nghĩ
đến việc nối kết tác phẩm của anh lại với nhau để tạo nên một lịch sử hoàn chỉnh; ở



đó mỗi chương mục… là một cuốn tiểu thuyết và mỗi cuốn tiểu thuyết là mỗi thời
kỳ trong lịch sử nhà Trần. Anh cũng đã thổi sự say mê vào tâm hồn các nhân vật
nữ như Chiêu Hoàng, Huyền Trân, An Tư…” [6, tr.63].
Trong Lời bạt về bộ tiểu thuyết lịch sử “Bão táp triều Trần”, Phong Sương
đã nhận định: “Cuốn Huyền Trân cơng chúa là một khúc tình ca mượn vào câu
chuyện làm dâu Chăm pa của công chúa Huyền Trân mà đưa ra những lý giải thấu
đáo, cặn kẽ và cả sự thăng hoa, giao lưu và hội nhập giữa hai nền văn hóa Việt Chăm. Ở tập sách này các vấn đề về tập tục, lễ, nhạc, hội họa, điêu khắc… được
nhà văn thể hiện rất tài hoa chứng tỏ một phơng văn hóa đi, văn hóa đọc, văn hóa
ứng xử đã đạt đến độ chín của ngịi bút có thể gọi là tài năng” [6, tr.81].
Trong bài Phỏng vấn với nhà thơ - nhà biên tập Nguyễn Thị Hồng, Bà cũng
đã khẳng định: “Phong cách viết của Hoàng Quốc Hải đúng là như tiểu thuyết lịch
sử Hồng Cơng Khanh nhận xét là đạt ba tiêu chuẩn là trong sáng, chính xác, chọn
lọc” [6, tr.46].
Từ những cơng trình đã nói trên, chúng tơi thấy, có nhiều ý kiến đánh giá,
nhận xét khác nhau của các nhà nghiên cứu về bộ tiểu thuyết lịch sử Bão táp triều
Trần và Huyền Trân cơng chúa. Tuy nhiên, các cơng trình mới dừng lại ở việc
đánh giá, nhận xét một cách sơ bộ, khái qt, chưa có cơng trình nào trực tiếp khai
thác về “Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết lịch sử Huyền Trân cơng chúa”. Vì
vậy, với việc chọn đề tài này, chúng tôi cố gắng đi sâu, để khảo sát một số dạng
thức và kỷ thuật xử lí Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm với mong muốn sẽ
khám phá được các tầng nghĩa trong bề sâu của văn bản nghệ thuật.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghệ thuật trần thuật và những biểu hiện của nghệ thuật trần thuật trong tiểu
thuyết lịch sử Huyền Trân Cơng chúa của Hồng Quốc Hải.


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tiểu thuyết lịch sử Huyền Trân cơng chúa của nhà văn Hồng Quốc Hải
(Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội, 2006).

4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chủ yếu mà chúng tôi sử dụng trong đề tài:
- Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu bối cảnh xã hội văn hóa mà trong tác phẩm
đã đề cập cùng các tài liệu lịch sử đáng tin cậy. Từ đó, đối chiếu để tìm ra được những
điều xảy ra trong quá khứ mà nhà văn tái tạo nên trong tác phẩm.
- Phương pháp loại hình, phương pháp thống kê được chúng tôi vận dụng
tổng hợp khái quát các phương diện của nghệ thuật trần thuật và biểu hiện của các
phương diện đó trong tiểu thuyết lịch sử Huyền Trân cơng chúa.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy được phong cách riêng của nhà
văn Hoàng Quốc Hải với các cây bút khác, đồng thời trong quá trình nghiên cứu có
tiến hành so sánh đối chiếu Huyền Trân cơng chúa với một số tác phẩm khác ở
từng vấn đề có liên quan để thấy được những nét tương đồng và dị biệt.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được vận dụng nhằm lý giải, chứng minh
sự đa dạng của các loại hình nhân vật. Qua đó, khái qt đặc điểm của nghệ thuật
trần thuật.
5. Bố cục khóa luận
Ngồi phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của khóa luận chia thành 3
chương:
Chương 1. Khái quát về nghệ thuật trần thuật và tiểu thuyết lịch sử của
Hoàng Quốc Hải
Chương 2. Huyền Trân cơng chúa của Hồng Quốc Hải- Nhìn từ kĩ thuật tổ
chức văn bản
Chương 3. Huyền Trân công chúa của Hồng Quốc Hải - Nhìn từ một số


phương thức trần thuật


NỘI DUNG
Chương 1. Khái quát về nghệ thuật trần thuật và tiểu thuyết lịch sử

của Hoàng Quốc Hải
1.1. Trần thuật và các phương diện của trần thuật trong tiểu thuyết
1.1.1. Khái niệm trần thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học trần thuật là: “phương diện cơ bản của
phương thức tự sự, là việc giới thiệu khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân
vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của người trần thuật nhất định.
Thành phần của trần thuật không chỉ là lời thuật, chức năng của nó khơng chỉ là
việc kể. Nó bao hàm cả việc miêu tả đối tượng, phân tích hồn cảnh, thuật lại tiểu
sử nhân vật, lời bình luận, lời trữ tình ngoại đề, lời ghi chú của tác giả... Trần thuật
gắn liền với tồn bộ cơng việc, bố cục, kết cấu tác phẩm... Trần thuật là phương
diện cấu trúc của tác phẩm tự sự thể hiện mối quan hệ chủ thể - khách thể trong
loại hình nghệ thuật này” [10, tr.364 - 365].
Trong 150 thuật ngữ văn học trần thuật được hiểu là: “thành phần của lời tác
giả, của người trần thuật hoặc của người kể chuyện, tức là toàn bộ văn bản của tác
phẩm tự sự ngoài trừ các lời nói trực tiếp của các nhân vật...”, “nó (trần thuật) bao
gồm việc kể, việc tả các hành động và các biến cố thời gian; mơ tả chân dung;
hồn cảnh hành động. Tả ngoại cảnh, nội thất...bàn luận; lời nói bán trực tiếp của
nhân vật. Do vậy, trần thuật là phương thức chủ yếu của các tác phẩm tự sự” [2,
tr.338].
Sách Lý luận văn học tập 1 (Phương Lựu - chủ biên), đưa ra quan niệm về
trần thuật như sau: “Thành phần trần thuật trước hết ứng với thành phần của cốt
truyện... nhưng cịn bao gồm các thành phần có tính chất tĩnh tại như đoạn giới
thiệu lai lịch của nhân vật, miêu tả chân dung, môi trường, tái hiện tâm trạng, các
đoạn độc thoại có tính chất kịch, những lời bình phẩm của tác giả bám sát theo
hành động của nhân vật” [12, tr.308]. Có thể thấy, quan niệm trần thuật trong giới


nghiên cứu là thống nhất về cơ bản. Điều đó nói rằng, trần thuật là một thuật ngữ
tương đối xác định, ổn định về mặt nội dung và tính chất từ góc độ khái niệm. Đặc
điểm này cho thấy: Trần thuật có nội hàm rất rộng. Nó gắn với tồn bộ công việc

kết cấu, bố cục tác phẩm. Trần thuật có kết cấu của nó, kết cấu của trần thuật là sự
liên kết chặt chẽ, hệ thống các yếu tố làm nên tác phẩm như sự lựa chọn đề tài, tổ
chức cốt truyện, xây dựng nhân vật và trong đó bao hàm cả nghệ thuật trần thuật.
Như vậy, nghệ thuật trần thuật là một phương diện, một thủ pháp nghệ thuật
cốt yếu trong tác phẩm văn xuôi tự sự. Nhờ nghệ thuật trần thuật mà người ta có
thể phân biệt được tài năng giữa những nghệ sĩ văn học. Nghệ thuật trần thuật biểu
hiện trong cách lựa chọn ngôi trần thuật hay cách tổ chức ngôn ngữ, giọng điệu
trần thuật có hiệu quả tạo nên phong cách riêng của mỗi nhà văn.
1.1.2. Các phương diện của trần thuật
Điểm nhìn trần thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì:“Điểm nhìn trần thuật chính là vị trí mà
từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm. Là điểm rơi của cái
nhìn vào khách thể” [10, tr. 87].
Theo Dẫn luận thi pháp học (Trần Đình Sử chủ biên) thì: “Điểm nhìn văn
bản là phương thức phát ngơn, trình bày, miêu tả phù hợp với cách nhìn cảm thụ
thế giới của tác giả. Điểm nhìn mang tính ẩn dụ, bao gồm mọi nhận thức, đánh giá,
quan sát cảm thụ của chủ thể đối với thế giới. Nó là vị trí dùng để quan sát cảm
nhận, đánh giá bao gồm cả khoảng cách giữa chủ thể và khách thể cả phương diện
vật lý, tâm lý, văn hóa” [15, tr.149]. Theo đó, điểm nhìn trần thuật là một yếu tố vơ
cùng quan trọng trong sáng tạo văn học, nó quy định và chi phối các thành tố khác
như: nhịp điệu trần thuật, thời gian trần thuật, đối tượng trần thuật, giọng điệu và
ngơn ngữ trần thuật... Sẽ khơng có trần thuật nếu khơng có điểm nhìn, bởi nó thể
hiện sự quan tâm và đặc điểm của chủ thể trong việc tạo ra cái nhìn nghệ thuật.
Trong Paris 11 tháng 8, tác giả đã xây dựng nhiều điểm nhìn khác nhau, có


điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngồi. Ngồi ra cịn có sự di chuyển từ nhân
vật này sang nhân vật khác. Paris 11 tháng 8, mang điểm nhìn khách quan, đa
dạng đi sâu vào hiện thực xã hội và con người, ít đi vào đời tư của nhân vật.
Như vậy, điểm nhìn trần thuật biểu hiện qua các phương tiện nghệ thuật,

ngôi kể, cách xưng gọi sự vật, cách dùng từ ngữ, kiểu câu. Tiểu thuyết ngày càng
phát triển, vấn đề điểm nhìn cũng ngày càng phức tạp hơn. Điểm nhìn được biểu
hiện qua ba phương thức: chủ quan, khách quan và liên chủ quan. Là cây bút tài
năng, khơng chỉ đảm bảo về tính hợp lí về điểm nhìn mà cần phải biết vận dụng
linh hoạt các điểm nhìn trần thuật, góp phần tạo nên tính sinh động và hấp dẫn đặc
biệt cho tác phẩm văn học.
Kết cấu trần thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì: “Kết cấu là phương tiện cơ bản và tất
yếu của khái quát nghệ thuật. Kết cấu đảm nhiệm chức năng rất đa dạng, bộc lộ tốt
chủ đề và tư tưởng của tác phẩm: triễn khai, trình bày hấp dẫn cốt truyện; cấu trúc
hợp lí hệ thống tính cách; tổ chức điểm nhìn trần thuật của các tác giả: tạo ra tính
tồn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mỹ” [10, tr.157]. Như vậy,
thành công của một tác phẩm phụ thuộc nhiều vào kết cấu. Có thể ví, kết cấu chính
là cái khung, cái sườn làm nên tác phẩm văn học. Bất cứ tác phẩm văn học nào
cũng có một kiểu kết cấu nhất định tùy thuộc vào đặc trưng thể loại. V́ vậy, kết cấu
không bao giờ tách rời nội dung cuộc sống và tư tưởng trong tác phẩm.
Trong tác phẩm Nỗi Buồn chiến tranh với lối kết cấu theo dòng ý thức của
nhân vật Kiên. Kiên đã kể lại câu chuyện theo dòng ý thức của mình. Về việc đi
tìm hài cốt của đồng đội. Trong hành trình ấy, nhân vật Kiên đã tìm về với ký ức
và kể lại nhiều câu chuyện trong quá khứ. Bởi vậy, trong tác phẩm còn xuất hiện
thêm kết cấu phân mảnh.
Sự phát triển không ngừng của tiểu thuyết đặt ra cho tiểu thuyết sự tìm tịi,
cách tân trong việc tạo dựng tác phẩm văn học. Để từ đó, tác phẩm văn học trở nên


phong phú, đa dạng hơn và đặt ra cho tác giả những yêu cầu trong quá trình sáng
tạo để phù hợp với xu thế phát triển của văn học.
Ngôn ngữ trần thuật
Trong tác phẩm văn học, ngôn từ là phương tiện để cụ thể hóa, vật chất hóa
sự biểu hiện chủ thể và tư tưởng tác phẩm, tính cách nhân vật và cốt truyện. Như

vậy, ngôn ngữ là chất liệu đầu tiên để nhà văn tạo nên tác phẩm văn học. Từ chất
liệu ngôn ngữ, hiện thực đời sống qua lăng kính chủ quan của từng nhà văn sẽ tạo
nên vô số những dạng thức ngôn ngữ khác nhau. Ngôn ngữ trong tác phẩm thể hiện
qua lời văn trần thuật, ngơn ngữ đối thoại và những dịng độc thoại nội tâm của
nhân vật.
Trở lại với Nỗi buồn chiến tranh, đọc tác phẩm ta thấy, ngôn ngữ được sử
dụng rất đa dạng: ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, ngôn ngữ triết lí và cả những ngơn
ngữ bình luận được Bảo Ninh sử dụng một cách thành thạo, chúng hòa quyện, đan
xen nhau tạo nên sự thành công cho tác phẩm.
Ngôn ngữ trần thuật có vai trị quan trọng trong việc xây dựng hình tượng
tác phẩm, thể hiện tư tưởng nội dung của tác phẩm. Bởi vậy trong sáng tạo nghệ
thuật, mỗi nhà văn luôn quan tâm lựa chọn ngôn ngữ trần thuật để tạo lập một
phong cách ngôn ngữ riêng cho tác phẩm của mình.
Văn học ngày càng phát triển, địi hỏi nhà văn ngày càng đổi mới hệ tư tưởng sao
cho phù hợp. Đổi mới hệ tư tưởng đồng hành với việc đổi mới ngôn ngữ.
Giọng điệu trần thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Giọng điệu là thái độ tình cảm, lập trường
tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời
văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc diện tình cảm, cách cảm thụ xa,
gần, thân, sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [10, tr.112].
Trong tác phẩm tự sự, giọng điệu trần thuật có vị trí quan trọng. Thiếu một
giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm mặc dù đã có đủ tài


liệu và sắp xếp xong hệ thống nhân vật. Giọng điệu tạo nên phong cách nhà văn và
âm hưởng cho tác phẩm. Giọng điệu tạo thành âm hưởng chung bao trùm lên tồn
bộ tác phẩm. Nó quyết định nhiều khâu, nhiều yếu tố trong việc xây dựng tác
phẩm, chi phối phương thức, cách thức xây dựng nhân vật. Giọng điệu cũng là
phương tiện để người kể chuyện đi sâu phản ánh bức tranh hiện thực đời sống của
con người. Ngoài ra, giọng điệu cịn mang đậm cá tính sáng tạo của tác giả.

Paris 11 tháng 8 là câu chuyện viết về thân phận của những con người tha
hương nên giọng điệu chính vì thế cũng mang âm hưởng lạnh lùng, khách quan,
ngoài âm hưởng chủ đạo ấy trong tác phẩm cịn có chất hài hước làm giảm sự lạnh
lùng trong tác phẩm. Do đó, giọng điệu các nhân vật đa thanh, phức điệu.
Mỗi nhà văn ln nói bằng giọng điêụ của riêng mình. Vì vậy, việc tìm
được giọng điệu phù hợp sẽ giúp cho nhà văn kể chuyện hấp dẫn hơn, thể hiện sâu
sắc hơn tư tưởng của tác phẩm. Nếu khơng có giọng điệu, tác phẩm chỉ là sự ghi
chép đơn thuần, dàn trải của nhà văn về cuộc sống.
Tóm lại, nghệ thuật trần thuật là một vấn đề thuộc thi pháp thể loại tiểu
thuyết. Tìm hiểu các phương diện về nghệ thuật trần thuật giúp người đọc tiếp
nhận được với những giá trị văn chương đích thực. Tìm tòi, đổi mới cách trần thuật
cũng là hướng đi của văn xuôi đương đại nhằm đẩy cách sáng tạo, cách hiểu, cách
tiếp nhận về gần hơn với đặc trưng thẩm mỹ của văn học.
1.2. Tiểu thuyết lịch sử - Thể loại tạo dựng tên tuổi của Hoàng Quốc Hải
1.2.1. Tiểu thuyết lịch sử - Thế mạnh trong sáng tác của Hoàng Quốc Hải
Hoàng Quốc Hải là một nhà văn lớn. Ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết
được độc giả quan tâm như: Chiến lũy đá, Sau mùa lá rụng, Chờ đến ngày mai,
Đêm qua làng,... hay những tác phẩm nghiên cứu về văn hóa phong tục Việt Nam,
phê bình tiểu luận, tạp văn. Nhưng có lẽ, thể loại tạo dựng nên tên tuổi của Hồng
Quốc Hải chính là tiểu thuyết lịch sử. Minh chứng là, sau khi bộ tiểu thuyết lịch sử
đồ sộ Bão táp triều Trần ra đời, tác phẩm cũng như tác giả đã được nhiều giới


nghiên cứu và bạn đọc quan tâm. Lặng lẽ và cần cù lao động sáng tạo, năm 1993,
bộ tiểu thuyết lịch sử gồm 4 tập: Bão táp cung đình, Huyền Trân công chúa, Thăng
Long nổi giận và Vương triều sụp đổ được xuất bản lần đầu tiên. Mỗi một tập của
bộ tiểu thuyết viết về những nhân vật có vị thế của đời nhà Trần, có ảnh hưởng lớn
đến lịch sử dân tộc. Đầu tiên là Bão táp cung đình, tác giả tái hiện lại thời kỳ đầu
tiên của nhà Trần, thời kỳ chuyển giao ngai vàng từ nhà Lý sang nhà Trần, sự kiện
lịch sử này gắn liền với vai trò quan trọng của thái sư Trần Thủ Độ. Trong khi

Thăng Long nổi giận viết về cuộc xâm lược của quân Nguyên - Mông lần thứ hai
đối với nước ta. Đây là giai đoạn gay cấn nhất trong toàn bộ lịch sử của nhà Trần
và cũng là trong lịch sử Đại Việt. Huyền Trân công chúa ca ngợi sự kiên định
trong đường lối hịa bình của thượng hồng Trần Nhân Tôn, đồng thời ca ngợi
Huyền Trân công chúa như một nữ anh hùng dám hy sinh vì nước, gác tình riêng
để hồn thành việc chung. Sự kiện trong cuốn Huyền Trân công chúa gắn với giai
đoạn lịch sử: kể từ sau khi Trần Nhân Tôn nhường ngôi cho con, rồi vào hẳn n
Tử coi sóc trực tiếp dịng Thiền Trúc Lâm do ông sáng lập và kết thúc ở cái chết
của vương quốc Champa: Chế Mân (1300 – 1307). Cuối cùng, Vương triều sụp đổ
viết về giai đoạn suy thoái triền miên suốt 60 năm cuối của nhà Trần (1340 –
1400). Trong tác phẩm này, Hoàng Quốc Hải chỉ ra cái xấu, cái ác, cái ngu muội,
mưu mô đen tối của vua và quan lại nhà Trần. Từ đó, nhà văn đưa ra những bài học
lịch sử mà hậu thế không được phép lãng quên.
Đến năm 2010, nhân dịp kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội,
Bão táp trều Trần tiếp tục được tái bản. Trong lần tái bản này, tác phẩm mang một
diện mạo mới, bởi nó được bổ sung thêm hai tập: Đuổi quân Mông Thát và Huyết
chiến Bạch Đằng. Bộ tiểu thuyết lịch sử hoàn thành về triều Trần gồm sáu tập với
khoảng hơn ba nghìn trang sách. Tổng cộng cả thời gian suy nghĩ, nghiên cứu và
tìm tư liệu đến khi hồn thành, nhà văn Hoàng Quốc Hải mất gần hai mươi năm.
Đó quả là một chặng đường dài của sự lao động nghệ thuật công phu và nghiêm


túc với biết bao nổ lực, tâm huyết.
Nhìn lại quá trình sáng tác đó, hẳn nhiều người phải tự hỏi điều gì đã dẫn
dắt, lơi cuốn, tiếp “máu” cho tác giả cần mẫn thu gom tài liệu rồi vắt kiệt tâm lực
trong gần hai chục năm đằng đẵng như vậy. Cịn gì khác nếu khơng phải là tâm
huyết với lịch sử, là lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, thái độ tôn kinh tổ tiên,
muốn thức tỉnh những người thờ ơ với lịch sử. Có lẽ vì thế, mà người ta gọi ông là
người “trong mơ cũng sống bằng quá vãng” [6, tr.18].
Tiểu thuyết lịch sử không phải là mảng đề tài mới, từ trước tới nay đã có rất

nhiều người khai thác mảng đề tài này. Hoàng Quốc Hải tuy là người đến sau
nhưng với thế mạnh riêng, nhà văn đã tạo dựng tên tuổi và phong cách của mình và
khá thành cơng ở thể loại này. Bén duyên với tiểu thuyết lịch sử, nhà văn Hoàng
Quốc Hải tiếp tục “khởi công” Tám triều vua Lý. Tập sách được viết trong vòng
mười bảy năm (1990 – 2007) và được xuất bản đúng dịp 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Vẫn bằng cách tiếp cận các nguồn tài liệu chính sử, đối chiếu với lịch sử
các nước láng giềng như Tống Nguyên, Champa, cùng với sự am hiểu về văn hóa
của thời đại Lý, Trần. Từ đó, nhà văn đã tìm tịi, gạn lọc lịch sử để “giải mã” triều
đại Lý từ khi khởi nghiệp đến khi kết thúc (1009 - 1225), trải dài 216 năm với hơn
3000 trang viết trong 4 cuốn sách: Thiền sư dựng nước, Con ngựa nhà Phật, Bình
Bắc dẹp Nam, Con đường định mệnh. Ở bộ sách này, nhà văn Hồng Quốc Hải
khơng chỉ bám sát các sự thật lịch sử, phản ánh trung thực lịch sử mà ơng cịn tiếp
cận lịch sử ở tầm cao hơn đó là lý giải lịch sử.
Thể loại tiểu thuyết lịch sử như là một thế mạnh của Hồng Quốc Hải, đã có
nhiều đánh giá, nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu. Nhà văn Hoàng Tiến nhận xét:
“Viết tiểu thuyết lịch sử, ngồi việc phải thơng thạo lịch sử, lại phải biết làm lịch
sử sống dậy như nó vốn có và mang ý nghĩa thời sự đối với đương đại. Vì vậy mà
ít người dám viết. Loại hình này khá mạnh ở Trung Quốc, Ấn Độ, Anh và Pháp. Ở
nước ta nó cần được khích lệ biết bao nhiêu... Hoàng Quốc Hải nhiều năm dành


cơng sức chun canh loại hình này. Và anh đã thành công. Bộ tiểu thuyết lịch sử
đồ sộ 4 cuốn hơn 2000 trang viết về nhà Trần (Bão táp cung đình, Thăng Long nổi
giận, Huyền Trân cơng chúa và Vương triều sụp đổ) đã làm tên tuổi ông nổi lên
trong số những người viết tiểu thuyết lịch sử vốn ít ỏi ở nước ta từ xưa đến nay.
Đọc tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải, bạn đọc như được tham dự vào
những sự kiện cách đây hàng thế kỷ của đất nước ta. Chúng ta có thể cùng vui,
cùng buồn, cùng tự hào và cùng đau khổ với những nhân vật lịch sử quen thuộc
như Trần Cảnh, Trần Anh Tông, Trần Thủ Độ, Trần Nhật Duật hay công chúa
Huyền Trân với một mối tình sầu xa xứ, niềm lo âu của vua Trân Nhân Tơn. Với
tài năng vốn có của mình, tác giả đã làm cho những nhân vật xa xưa của lịch sử

một lần nữa sống lại với bạn đọc. Nhà văn đã tái tạo lại lịch sử bằng những hình
tượng nghệ thuật nên càng làm nó sinh động hơn” [6, tr.18].
Với những thành công trên, tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải được
nhiều bạn đọc quan tâm, là nguồn cứ liệu cho nhiều nhà phê bình, nghiên cứu. Một
trong những bạn đọc của Hoàng Quốc Hải, nhà văn Hồng Tiến có nhận xét:
“Hồng Quốc Hải với số lượng đầu sách in trong mấy năm gần đây đáng được coi
là nhà tiểu thuyết lịch sử đương kim sung sức nhất. Anh ghi được dấu ấn của mình
trong dòng chảy của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam”[6, tr.39].
Đọc tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải, ta thấy, nhà văn đã nghiên cứu
thành công về đời sống, lịch sử, xã hội, con người của một triều đại lớn trong lịch
sử dân tộc. Nhà văn không chỉ luyện một chiếc đinh rồi ơng treo bức tranh do mình
vẽ vào đó, mà ơng đã dồn sức tái tạo bức tranh lịch sử như nó vốn có cho hậu duệ
chiêm ngưỡng tầm vóc và chiến tích của các vị tướng tài trong triều Trần.
Viết tiểu thuyết lịch sử bằng cái tâm trong sáng của mình, nhà văn Hồng
Quốc Hải đã “Thổi ngọn lửa rừng rực hào khí Đơng A vào tâm hồn độc giả Việt
Nam, lay động những cõi lòng chai cứng chỉ biết lo kiếm chác, bon chen trước nỗi
thăng trầm xứ sở, nhắc nhở mọi người về một chân lý muôn đời: Kẻ sĩ là nguyên


khí đất nước” [6, tr.20].
Tiểu thuyết lịch sử của Hồng Quốc Hải là những bộ tiểu thuyết lịch sử lớn
dung chứa nhiều giá trị tích cực: những giáo huấn về nhân tình thế thái, về nhân
cách, đạo làm người, lịng nhân nghĩa, vai trò của lịch sử đối với dân tộc. Qua đó,
làm sống dậy quá khứ oanh liệt của tổ tiên, tác giả muốn khơi dậy lòng quật cường
của thời nay. Từ việc nêu lên những tấm gương chính diện và phản diện, chỉ ra và
phân tích những thành bại qua các triều đại, nhà văn đem lại bài học bổ ích cho
những bạn đọc hơm nay.
1.2.2. Huyền Trân Công chúa - Đỉnh cao của tiểu thuyết lịch sử Hoàng Quốc Hải.
Là tác phẩm đầu tay của bộ tiểu thuyết lịch sử Bão táp triều Trần, Huyền
Trân công chúa xứng đáng là đứa con đầu tiên mà người cha đã tận tụy chăm bẵm.

Tác phẩm thành công với 315 trang được chia làm 28 chương, viết về công chúa
Huyền Trân. Huyền Trân - một nhân vật lịch sử, là chủ đề của nhiều tác phẩm
trong văn học Việt Nam. Trước đây, công chúa Huyền Trân đã xuất hiện trong
nhiều tác phẩm, tuy nhiên Huyền Trân được xây dựng như một nạn nhân, bị hy
sinh cho mục đích chính trị ngoại giao. Tiểu thuyết lịch sử Cánh buồm thoát tục
của Lan Khai đã hư cấu chuyện Huyền Trân phải hy sinh tình yêu với Trần Khắc
Chung để vâng mệnh vua cha lấy Chế Mân, đến khi Chế Mân chết, Trần Khắc
Chung làm sứ giả đi điếu tang đã tìm cách cứu Huyền Trân khỏi bị tuẫn táng trên
giàn hỏa, rồi dong buồm chở Huyền Trân thốt tục tìm đến xứ Bồng lai của tình
u. Nhưng đến với Huyền Trân cơng chúa của Hồng Quốc Hải thì Huyền Trân
được xây dựng như một nhân vật kiên nghị, sáng suốt có ý thức xây dựng và cũng
cố tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt - Chiêm vì hịa bình lâu dài của khu vực, lại
biết khuyên Chế Mân lo việc chấn hưng đất nước, mang lại hạnh phúc cho dân.
Khác với Chiêu Quân, chỉ là một cung nữ của vua Hán, thì Huyền Trân với địa vị
xã hội là cơng chúa nước Đại Việt khiến nàng đủ tư cách và điều kiện để làm việc
đó. Việc xây dựng nhân vật Huyền Trân đã nâng cao chủ đề tư tưởng của tác


phẩm, mang tính thời sự và lâu dài. Qua đó, bạn đọc hiểu hơn về con người và
phẩm chất của họ của một thời đại trong quá khứ. Có thể nói, Huyền Trân cơng
chúa là biểu hiện của đường lối kiên trì hịa bình của thượng hồng Trân Nhân
Tơn. Điều này, phù hợp với tâm thức người Việt, chiến tranh là điều xưa nay - mấy
nghìn năm dựng nước và giữ nước vẫn luôn răn là điều cấm kỵ, hết sức tránh nó.
Tránh chẳng đặng đừng, dân tộc ta mới phải đứng lên cầm giáo.Biết bao xương
máu đổ xuống mới thành chiến công, bao nhiêu những người dân vô tội phải chết
trong chiến tranh. Nhận thức được điều đó, ngịi bút của nhà văn cũng đi theo
truyền thống của cha ơng ta “tránh chiến tranh”, ln tìm cách hịa hiếu, chịu bỏ
mọi thua thiệt, nhẫn nhịn để giành lấy hòa bình, yên ấm.
Từ những chi tiết lịch sử này tác giả đã hư cấu, tưởng tượng để viết nên
cuốn tiểu thuyết trên ba trăm trang, miêu tả cụ thể về công chúa Huyền Trân, diễn

biến tâm lý của nàng từ lúc nghe tin mình được gả sang Chiêm Thành rồi cả việc
nàng học tiếng Chăm và các lễ nhạc của người Chăm. Những chi tiết này thuyết
phục người đọc vì nó được gắn với nhân vật Trần Nhật Duật - một con người uyên
bác, thông thạo nhiều thứ tiếng và phong tục của các dân tộc. Đến khi làm vợ Chế
Mân, nàng biết khuyên chồng lo việc trị nước, an dân, giữ bổn tâm thiện đức làm
gương cho thiên hạ. Qua sự hư cấu của tác giả, Huyền Trân thực sự trở thành một
nhân vật sống động, đầy sức thuyết phục với độc giả, chứ khơng cịn là một cái tên
trong sử sách. Chính vì vậy mà Huyền Trân cơng chúa ngay từ khi ra đời đã được
dư luận bạn đọc chú ý.
Tuy nhiên, giá trị của Huyền Trân công chúa khơng chỉ dừng lại ở đó. Tạo
dựng cuốn tiểu thuyết độc đáo từ cứ liệu của quá khứ, với khả năng hư cấu, tưởng
tượng đã được tác giả phát huy cao độ. Ngôn ngữ của Huyền Trân công chúa là
thứ ngôn ngữ tổng hợp, pha trộn sử dụng vốn từ cổ xưa. Khơng những thế, Hồng
Quốc Hải cịn tạo dựng thành công cuốn tiểu thuyết Huyền Trân công chúa từ
những kiến thức văn hóa của dân tộc Chăm. Nhà văn đã mất khá nhiều thời gian để


tìm hiểu về văn hóa và phong tục của người Chăm: “có bận đi một lèo ngót một
năm giời vào các tỉnh phía Nam, cơ quan phải gửi lương từ Bắc vào Nam cho ông
tiện chi dùng. Ấy là dạo ông la cà tìm hiểu phong tục người Chăm để viết cuốn tiểu
thuyết Huyền Trân công chúa” [6, tr.50]. Rồi: “Hoàng Quốc Hải nghiên cứu rất kỹ
về những nơi cư trú của người Chăm nước ta (như ở thôn Bà Già...), tìm hiểu về
cơng phu về lễ nhạc, phong tục của người Chăm, các cống vật, các đồ trang sức
của phụ nữ, tình hình vùng đất làm vùng sính lễ, cảnh sắc dịng sơng mà Huyền
Trân đặt tên là sơng Hương” [6, tr.15]. Điều đó cho thấy, Hồng Quốc Hải đã làm
việc nghiêm túc, cần mẫn, miệt mài mới viết lên những trang văn về văn hóa
Chăm. Những điệu múa, hay những phong tục tập quán của dân tộc Chăm. Tất cả
đã được nhà văn tạo nên bức tranh về một giai đoạn lịch sử của triều Trần, vừa
hiện thực vừa sống động.
Ngồi những thành cơng trên, Huyền Trân cơng chúa còn là những trang

lịch sử hào hùng của dân tộc như được sống lại. Điều đó thể hiện trước hết là bức
tranh đất nước Đại Việt thanh bình, ấm no đúng hơn là khái quát được bức tranh
lịch sử trong một giai đoạn cụ thể - một thời kỳ của Đại Việt thời Trần. Mặc dù,
câu chuyện chỉ xoay quanh cuộc sống của một vài nhân vật. Nhưng từ cuốn tiểu
thuyết mà người ta có thể hình dung ra được đất nước Đại Việt ấm no, hạnh phúc
bằng việc xuất hiện những vị tướng tài năng trong những chiến sách về hịa bình
như Trần Nhân Tơn, Trần Nhật Duật, Trần Khắc Chung, Huyền Trân...
Huyền Trân công chúa là một khúc tình ca mượn vào câu chuyện làm dâu
Champa của công chúa Huyền Trân mà đưa ra những lư giải thấu đáo, cặn kẽ và cả
sự thăng hoa, giao lưu và hội nhập của hai nền văn hóa Việt - Chăm. Ở cuốn sách
này các vấn đề về tập tục, lễ, nhạc, hội họa, điêu khắc... được nhà văn thể hiện rất
tài hoa. Thành công của Huyền Trân công chúa cịn là sự thành cơng của Hồng
Quốc Hải trong việc thiết kế cây cầu giữa quá khứ và hiện tại. Qua câu chuyện làm
dâu Champa của công chúa Huyền Trân, nhà văn cũng đưa ra những lý giải hợp lý,


thuyết phục về sự kiện lịch sử này. Người đương thời và sử sách nhiều đời sau chê
cười việc Nhà Trần gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành, coi việc này
giống như Nhà Hán đem Vương Quân gả cho Hung Nơ. Nhưng dưới ngịi bút phân
tích rạch rịi của Hoàng Quốc Hải, sự kiện gả Huyền Trân về Chiêm được xem như
một phương lược phát triển đất nước của Trần Nhân Tôn - một vị vua tài ba, anh minh.
Điều này khơng chỉ thể hiện truyền thống hịa hiếu của dân tộc mà còn là sự “thăng
hoa, giao lưu, hội nhập của hai nền văn hóa Việt - Chăm” [6, tr.22].
Như vậy, Huyền Trân công chúa là một cuốn tiểu thuyết lịch sử đúng nghĩa.
Nó đương đại đến mức người đọc có cảm giác sách được sáng tạo hồn tồn và
gần như khơng lệ thuộc vào lịch sử. Tác phẩm là một đóng góp quan trọng trong
Bão táp triều Trần nói riêng và sáng tác của Hồng Quốc Hải nói chung. Nó quan
trọng ở chỗ khiến người đọc nhìn về chiến tranh khác đi, nhìn về thiện ác khác đi.
Có hẳn sự so đo về tình cảm và lý trí, giữa lợi ích quốc gia và tình ý riêng tư. Nó
đẩy con người ta đi đến suy nghĩ tận cùng nhất, sát ván nhất và ở đấy sẽ bùng nổ ra

những số phận, những tính cách, những tốt đẹp và cả những mưu mô ma quỷ. Ở
đây, nhà văn đã để cho đứa con tinh thần của mình thực hiện đúng chức năng như
nó vốn có là chức năng nhận thức. Tác phẩm còn là mốc quan trọng đánh dấu thêm
một thành cơng trong sáng tác của Hồng Quốc Hải. Là một tiểu thuyết lịch sử đầu
tay nhưng đã góp phần làm tên tuổi của ơng nổi hơn trong thi đàn văn học Việt
Nam. Ấn tượng, sống động và lơi cuốn là những gì Huyền Trân cơng chúa mang
lại cho người đọc. Là một tác phẩm lấy chất liệu từ lịch sử viết về những con người
có thực từ hàng trăm năm trước. Hồng Quốc Hải khơng chỉ để khơi gợi hay soi
xét quá khứ mà nhằm mục đích để Hồng Quốc Hải sử dụng một lăng kính chiêm
nghiệm về cuộc đời, con người. Và rồi từ cốt truyện, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ
đều đọng lại sau mỗi câu chữ là một sự sáng tạo khôn cùng của nhà văn. Người
đọc như được sống, được hòa nhập vào khơng khí lịch sử, với nội tâm của nhân vật
qua nhiều biến cố, qua nhiều trải nghiệm về cuộc đời. Ở đây, trái tim của nhà văn


vẫn luôn đập cùng nhịp đập thăng trầm cùng các nhân vật lịch sử.


Chương 2. Huyền Trân cơng chúa của Hồng Quốc Hải
- Nhìn từ kĩ thuật tổ chức văn bản
2.1. Sự đan xen luân chuyển giữa các điểm nhìn
Một đặc điểm quan trọng trong tác phẩm tự sự là tính “có chuyện” và “hành
vi kể chuyện”. Và để thực hiện được hành vi kể chuyện này, địi hỏi có sự xuất
hiện của một chủ thể. Chủ thể đó xuất hiện mang theo những điểm nhìn nhất định.
Chủ thể có thể bộc lộ vai trị của mình nghĩa là đứng trong câu chuyện để kể. Cũng
có thể ẩn giấu, đứng ngồi câu chuyện, không tham gia vào các biến cố, sự kiện
xảy ra. Có khi, điểm nhìn của chủ thể ấy lại có sự đan xen, luân phiên nhau và điều
này được thể hiện trong tiểu thuyết lịch sử Huyền Trân công chúa. Tác giả đã đã
có sự linh hoạt trong điểm nhìn, sự linh hoạt đó chính là việc ln phiên điểm nhìn
cho nhau: khi thì trần thuật ở ngơi thứ ba, đứng ngoài câu chuyện để kể lại toàn bộ

câu chuyện; khi lại có sự di chuyển điểm nhìn giữa các nhân vật, để cho nhân vật
thay nhau kể chuyện, tạo nên tính khách quan trong việc đánh giá hay bình phẩm
về một nhân vật hay một sự kiện của tác phẩm; có khi đó là sự di chuyển điểm
nhìn giữa chủ thể trần thuật với các nhân vật trần thuật trong truyện.
2.1.1. Trần thuật từ ngơi thứ ba
Xun suốt tồn bộ tác phẩm Huyền Trân công chúa chúng ta thấy rằng,
ngôi kể chủ yếu là ngôi thứ ba hàm ẩn. Chủ thể trần thuật đã kể lại những sự kiện
trong một giai đoạn của triều Trần. Trong vai trò là chủ thể trần thuật, Hoàng Quốc
Hải như là người chứng kiến tất cả và kể lại cho chúng ta nghe tồn bộ câu chuyện
bằng khả năng sáng tạo của mình trên những tư liệu đã có. Trần thuật ở ngơi thứ ba
nên nhà văn ln có khoảng cách nhất định với nhân vật. Vì vậy, cuộc đời và số
phận của các nhân vật được bộc lộ mà khơng hề có sự đồng cảm hay thiên vị của
nhà văn. Điều này, khiến cho toàn bộ diễn biến của cuốn tiểu thuyết khách quan,
chân thực hơn. Mở đầu, tác giả giới thiệu về công chúa Huyền Trân qua hành động
của Nhũ Mẫu: “Nhũ mẫu đang loay hoay, khíu lại đường chỉ tuột nơi mép chiếc


hài nhung, bỗng bà dừng mũi kim ngẩng nhìn ngọn bạch lạp. Ngọn sáp chỉ còn một
đoạn ngắn chưa đầy gang tay. Bà liếc xéo về góc thư phịng thấy Huyền Trân đang
mải mê đọc sách” [8, tr.13]. Đoạn trích trên cho ta thấy, Huyền Trân là một người
ham đọc sách, ham học hỏi. Như vậy, chủ thể trần thuật luôn đứng đằng sau mọi
biến cố để trần thuật lại cho chúng ta. Tuy đứng ngoài câu chuyện nhưng dường
như người kể chuyện nắm được toàn bộ câu chuyện, kể cả những đức tính, phẩm
chất của nhân vật.
Là người đứng ngồi câu chuyện, nhưng có lúc tác giả thêm vào một vài lời
nhận xét, bình phẩm để hồn thiện hơn bức tranh mà mình vẽ ra. Huyền Trân là
một cơ công chúa sớm mất mẹ sống với mẹ kế, thế nhưng người gần gủi và chăm
lo từng giấc ngủ cho nàng lại là Nhũ Mẫu, đó là người chăm sóc và dành tình cảm
cho nàng rất lớn: “Nhũ mẫu ni nấng, săn sóc nàng từ khi mới lọt lịng. Về vị thế
trong cung cấm bà chỉ là kẻ hầu hạ. Song về tình thương, bà ngầm xem cơng chúa

như con ruột bà. Ấy là bà mạo muội nghĩ vậy. Kể cũng đúng thơi, trong cuộc đời
ngồi cơng chúa ra bà còn ai để mà yêu, mà thương, mà hờn giận” [8, tr.102].
Cũng bằng hình thức trần thuật ở ngơi thứ ba, nhà văn Hoàng Quốc Hải đã
phát hiện ra những phẩm chất tốt đẹp trong các nhân vật. Thân cận với Huyền Trân
ngồi Nhũ Mẫu cịn có hai cơ nữ tì ngoan ngỗn, họ đều là những người thân cận
đáng tin tưởng nhưng mỗi người một tính nết, tác giả viết: “Nàng kéo ghế nhích lại
hai nữ tì thân cận nhất. Mỗi đứa một tính, một nết. Thúy Quỳnh thùy mi, ít nói,
siêng học. Bích Huệ hoạt bát, lanh lợi, gặp việc xử trí rất nhanh. Huệ có tật lời học
nhưng lại là một nữ tì thơng minh nhất trong đám nữ tì của cơng chúa” [8, tr.105].
Vua Nhân tơn là nhân vật được tác giả ưu ái, giành nhiều trang viết. Tất cả những
cử chỉ, phẩm chất, tính cách của vua Nhân Tôn đều được khắc họa rất rõ nét đặc
biệt qua những độc thoại nội tâm, những đoạn đối thoại. Khi Nhân tơn trị chuyện
với Lão Dương - một người nơ bộc thân cận trong triều đình: “Đức vua nói vừa
bình dị vừa đức độ, vừa cao siêu nhưng Lão Dương hiểu được” [8, tr. 75]. Đó là


×