Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Nghiên cứu các chỉ tiêu hình thái, thể lực một số dân tộc thiểu số của học sinh tiểu học ở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.55 KB, 46 trang )

1

ỌC
NẴN
ỌC SƢ P
M
KHOA SINH

K ÓA LUẬN TỐT N

ỆP

ỌC

Nghiên cứu các chỉ tiêu hình thái, thể lực một số dân tộc
thiểu số của học sinh tiểu học ở huyện Bắc Trà My
Tỉnh Quảng Nam

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thu Lam
Chuyên ngành : Cử nhân Sinh Môi Trường
Người hướng dẫn : Đào Văn Minh

Đà Nẵng, tháng 5/ 2013


2

MỞ ẦU

1 Lí do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Vấn đề về sức khỏe và


thể lực của con người là vấn đề được nhiều cơ quan ban ngành quan tâm,
cùng với nhịp độ phát triển trong thời kì đổi mới của đất nước. Chúng ta đã
gặt hái được nhiều thành tựu về kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong những thành
tựu ấy có vai trị và sự đóng góp to lớn của đồng bào các dân tộc thiểu số. Và
không phải ai khác, chính đồng bào đã và đang được thụ hưởng những thành
quả do sự nghiệp đổi mới mang lại.
Ta biết rằng, quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ em nói riêng, con
người nói chung, chịu sự chi phối của hệ gen và sự tương tác giữa hệ gen với
điều kiện môi trường. Những năm gần đây, điều kiện sống của nhân dân được
nâng cao và cải thiện đã tác động trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát
triển của trẻ em.Thực tế cho thấy, hiện nay trẻ em ở nhiều vùng lớn nhanh
hơn, cao hơn, nặng hơn, cơ thể cân đối hơn… Các chỉ tiêu sinh học có rất
nhiều sai khác so với “Hằng số sinh học người Việt Nam” (1975). Chính vì
vậy, việc đánh giá, tìm hiểu các chỉ tiêu sinh học người Việt Nam là vấn đề
đang được quan tâm
Vùng dân tộc và miền núi nước ta chiếm gần ¾ diện tích tự nhiên, bao
gồm 19 tỉnh miền núi vùng cao, 23 tỉnh có miền núi và 10 tỉnh đồng bằng có
đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống. Các dân tộc ở nước ta có quy mơ dân
số và trình độ phát triển kinh tế- xã hội không đều nhau. Nhiều dân tộc đã đạt
đến trình độ cao về phát triển kinh tế- xã hội, nhưng cũng cịn một số dân tộc
vẫn ở trình độ phát triển rất thấp. Từ những điều kiện đó nó đã đã ảnh hưởng
rất lớn đến thể lực cũng như sức khỏe con người ở đó.
Việc điều tra cơ bản con người Việt Nam hiện đại nói chung và các dân
tộc thiểu số nói riêng cũng như nguồn lực lao động trong hiện tại và trong
tương lai là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội
đúng đắn. Điều tra thể lực, hình thái của từng độ tuổi trong cơ cấu dân số của


3


cộng đồng dân tộc. Nếu ta nắm được các đặc điểm hình thái thể lực ở các độ
tuổi và sức khỏe của nguồn tài ngun nhân lực thì sẽ có cách nhìn nhận,
đánh giá về lực lượng lao động xã hội trong tương lai. Với sự hiểu biết đó
giúp các cơ quan, các cấp chính quyền quản lý xã hội có trách nhiệm, đề ra
các chính sách xã hội phù hợp nhằm nâng cao sức khỏe cho mỗi người đặc
biệt là thể lực cho trẻ em của các dân tộc miền núi.
Nhằm nâng cao hơn nữa công tác đào tạo con người mới phát triển toàn
diện đáp ứng ngày càng cao nguồn nhân lực cho xã hội, đáp ứng các yêu cầu
phát triển kinh tế xã hội trong hiện tại, trong tương lai đồng thời nhằm đánh
giá lại hình thái , thể lực của con người Việt Nam trong thời kì đổi mới, trên
cơ sở tìm ra các biện pháp nâng cao thể lực cho con người Việt Nam đặc biệt
là các đồng bào dân tộc thiểu số trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Chúng tơi chọn đề tài “ Nghiên cứu các chỉ tiêu hình thái, thể
lực một số dân tộc thiểu số của học sinh tiểu học ở huyện Bắc Trà My
Tỉnh Quảng Nam”.
Nhằm góp phần nhỏ vào cơng cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
và huyện Bắc Trà My.
2 Mục tiêu đề tài
- Tìm hiểu sự phát triển của các chỉ số hình thái của học sinh ở độ tuổi (7-11
tuổi) ở một số trường tại huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam. Gồm các chỉ
số: Chiều cao đứng, cân nặng, chiều cao ngồi, vòng ngực, chiều dài chân,
chiều dài tay, vòng đùi, vòng tay, chiều dài đùi, chiều dài cánh tay, chiều dài
cẳng tay, chiều dài cẳng chân.
- Tìm hiểu sự phát triển các chỉ số thể lực ở độ tuổi học sinh tiểu học.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao thể lực cho học sinh tiểu học của một số
dân tộc.


4


C ƢƠN

: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Hoàn cảnh địa lý- xã hội của Huyện Bắc Trà My - Tỉnh quảng Nam
1.1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên của huyện Bắc Trà My
Huyện Bắc Trà My là một huyện thuộc tỉnh Quảng Nam; Đông giáp
huyện Núi Thành, Tây giáp huyện Phước Sơn; Nam giáp huyện Nam Trà My;
Bắc giáp các huyện Tiên Phước, Hiệp Đức.
Huyện Bắc Trà My có diện tích tự nhiên là: 823,05 km2, là một trong những
huyện

thuộc

vùng

núi

cao

của

tỉnh

Quảng

Nam,

nằm




15017'13'' đến 18018'00'' vĩ độ bắc, 1080 09'16'' đến 108017'58'' kinh độ đơng.
Núi cao nhất của huyện là Hịn Bà (1.347m) thuộc xã Trà Giang. Huyện Bắc
Trà My nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt. Mùa
khô từ tháng 2-8, và mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 1 của năm sau.
1.1.2. Vài nét về đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Bắc Trà My
Nguồn gốc tên gọi Trà My có từ bao giờ, khơng ai cịn nhớ rõ, nhưng có
nhiều cách giải thích về tên gọi Trà My. Riêng cách giải thích: Trà My là tên
gọi của một con suối có tên DakTamin được chọn đặt tên cho vùng đất nay
thuộc thị trấn Trà My và dần dần được đọc trại thành Trà My, được nhiều
người chấp nhận hơn.
Vào thời kỳ các Vua Hùng, Trà My thuộc vùng đất Việt Thường thị.
Đến thời kỳ nhà Tần đô hộ nước ta, Trà My thuộc Tượng quận (214 đến 205
trước công nguyên), đời nhà Hán thuộc Tượng Lâm ( từ năm 206 đến năm
192 sau công nguyên) và từ năm 192 đến cuối thế kỷ XIV thuộc vương quốc
Chămpa.
Vào thời nhà Hồ (1400-1407) Hồ Quý Ly đã thành lập 4 châu gồm:
Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa. Vùng đất Trà My thuộc châu Thăng.
Vào năm 1471, vua Lê Thánh Tông lập Đạo thừa tuyên Quảng Nam,
gồm 3 phủ: Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn, trong đó, phủ Thăng Hoa
gồm phần đất Quảng Nam ngày nay. Vào năm 1510, vua Lê Tương Dực đã
đổi Đạo Thừa tuyên Quảng Nam thành trấn Quảng Nam và đến năm 1602,


5

chúa Nguyễn lại đổi trấn Quảng Nam thành Quảng Nam dinh. Năm 1605,
chúa Nguyễn thăng huyện Điện Bàn của phủ Triệu Phong ( Thuận Hoá)
thành phủ và cho nhập vào Quảng Nam dinh. Quảng Nam dinh lúc bấy giờ

gồm có 4 phủ: Điện Bàn, Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn. Vùng đất Trà
My thuộc phủ Thăng Hoa.
Vào năm Gia Long thứ hai (1803), Quảng Nam dinh chỉ gồm hai phủ
Điện Bàn và Thăng Hoa. Đến năm 1806, Quảng Nam dinh được đổi thành
trực lệ Quảng Nam dinh, thuộc Kinh sư. Năm 1827, trực lệ Quảng Nam dinh
được đổi thành tỉnh Quảng Nam. Vùng đất Trà My ngày nay, cho đến Cách
mạng tháng Tám năm 1945, thuộc phủ Tam Kỳ và huyện Tiên Phước.
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, từng bước tiến hành việc
thành lập chính quyền và phân địa giới hành chính ở Trà My. Ngày
19.3.1947, thành lập châu Trà My, gồm cả vùng đất Trà My và Phước Sơn
ngày nay. Tháng 10.1948, châu Trà My được tách ra thành hai huyện là
huyện Trà My và huyện Phước Sơn.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng vào đầu năm 1960 chủ
trương hợp nhất các huyện miền núi. Thực hiện chủ trương đó, tháng 3.1961,
hai huyện Trà My và Phước Sơn được hợp thành huyện Trà Sơn.
Tháng 3.1963, trước yêu cầu ngày càng cao của công tác chỉ đạo miền
núi, Tỉnh uỷ Quảng Nam chủ trương giải thể huyện Trà Sơn, để thành lập các
khu. Huyện Trà My bao gồm khu II và khu III. Về sau bỏ tên gọi khu và gọi
là huyện. Khu II là huyện Bắc Trà My (phần đất phía Bắc sơng Tranh); khu
III là huyện Nam Trà My ( phần đất phía Nam sơng Tranh).
Về phía địch, sau khi hiệp định Giơnevơ được ký kết - ngày 20.7.1954,
chính quyền Sài gịn đã điều chỉnh lại địa giới hành chính ở Trà My. Chúng
đổi huyện Trà My thành quận Trà My. Ngày 02.3.1959, chúng lại đổi tên
quận Trà My thành quận Hậu Đức. Tháng 11.1964, trước sức tấn công của
quân và dân ta ngày càng mạnh mẽ, địch buộc phải rút khỏi Trà My, bọn
ngụyquyền Hậu Đức phải đóng chi khu quân sự lưu vong ở Phước Lâm ( nay
thuộc xã Tiên Hiệp, huyện Tiên Phước).


6


Tháng 6.1975, sau ngày đất nước thống nhất, huyện Nam Trà My và
huyện Bắc Trà My được hợp nhất lại thành huyện Trà My.
Huyện Bắc Trà My có 13 đơn vị hành chính, gồm thị trấn Trà My và các
xã: Trà Đơng, Trà Dương, Trà Kót, Trà Nú, Trà Giang, Trà Sơn, Trà Tân, Trà
Đốc, Trà Bui, Trà Giác, Trà Giáp, Trà Ka.
Dân số: 39.605 người (năm 2010)
Ở Bắc Trà My có nhiều dân tộc anh em chung sống: Kinh, Kadong, Kor,
Mường….
Khu di tích cách mạng Nước Oa
Đây là khu căn cứ của cơ quan Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu V trong
kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1960 – 1973).
Nằm ở địa phận xã Trà Tân, cách thị trấn Trà My 7 km về phía Tây.
Được cơng nhận Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia ngày 04 tháng 8 năm
1992, theo Quyết định số 983/VH-QG của Bộ Văn hóa – Thơng tin.
Tại nơi đây, Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu V đã cùng nhau vạch ra đường
lối chiến lược cụ thể cho cách mạng và phong trào đấu tranh chống Mỹ cứu
nước.
Cũng tại nơi đây đã từng diễn ra các hội nghị, đại hội quan trọng, là địa điểm
tập huấn cho các cán bộ trung đoàn, sư đoàn, cán bộ các tỉnh trong toàn Khu
về học tập các nghị quyết của Đảng trong chiến tranh, góp phần cùng cách
mạng miền Nam Việt Nam giành thắng lợi trong việc ký kết Hiệp định Paris
năm 1973.
Tiềm năng du lịch: Sự ưu đãi của thiên nhiên còn tạo ra cho Bắc Trà My
nhiều thắng cảnh hấp dẫn, say đắm lịng người như núi Hịn Bà sừng sững
chìm trong mây trắng mỗi lúc bình minh; thác Năm Tầng nước tung trắng xóa
như rót vào lịng người, khu di tích Nước Oa với vườn cam Chu Huy
Mân,...Bên cạnh đó, sự hoang sơ, hiểm trở của địa hình đồi núi và tấm lòng
kiên trung của đồng bào các dân tộc ở Trà My cũng đã được ghi vào sử sách.
Nông nghiệp: Dù có phần thuận lợi hơn so với Nam Trà My, nhưng Bắc Trà

My cũng gặp khơng ít khó khăn. Ngành sản xuất chính là nơng nghiệp.


7

Nhưng gần 2/3 xã trong huyện thuộc vùng khó khăn, đất đai cằn cỗi, sản xuất
phụ thuộc vào thiên nhiên, kỹ thuật canh tác còn nhiều hạn chế.
Ở thị trấn Trà My, xã Trà Đông, Trà Giang, Trà Dương, Trà Tân tình hình có
sáng sủa hơn, nhưng năng suất lúa vẫn chỉ ở mức 29 – 31 tạ/ha.
Trong thời gian gần đây, do cây quế mất giá, bà con ở Bắc Trà My chuyển
sang đầu tư trồng keo nguyên liệu. Đầu năm 2005 đến nay, nơng dân trong
huyện đã tích cực tham gia nhận khoán trồng rừng theo dự án WB3, phấn đấu
đến năm 2010 trồng mới 4.800 ha keo.
1.2. Các chỉ số hình thái thể lực
Hình thái thể lực của con người là một trong các thông số cơ bản phản ánh
sự phát triển sinh học của cơ thể. Liên quan chặt chẽ đến tình trạng sức khỏe và
khả năng lao động của con người.
Có rất nhiều chỉ số được dùng để nghiên cứu đánh giá hình thái, thể lực trong
đó các chỉ số: chiều cao đứng, chiều cao ngồi, trọng lượng cơ thể, vòng ngực,
chiều dài chi và các đoạn chi, vịng chi…là các thơng số được dùng phổ biến
trong các nghiên cứu nhằm đánh giá thể lực con người.
Trong các chỉ số trên chiều cao đứng là một trong những kích thước được
dùng phổ biến nhất trong hầu hết các cuộc điều tra cơ bản về hình thái học, nhân
chủng học và y học. Chiều cao đứng phản ánh quá trình phát triển theo chiều dài
của xương, biểu hiện tầm vóc của con người. Nó thường thay đổi theo chủng
tộc, giới tính, và cũng chịu một phần ảnh hưởng của mơi trường, hồn cảnh
sống, xã hội [12], [15].
Chiều cao đứng còn là một trong những đặc điểm rất quan trọng trong ứng
dụng nhân trắc học và nghiên cứu thiết kế ecgonomi [12].
Chiều cao đứng có mối tương quan thuận với một số kích thước khác của cơ

thể nên người ta thường đo kết hợp để thành lập các chỉ số đánh giá mức độ phát
triển thể lực hoặc đánh giá sự cân đối của cơ thể [6].
Chiều cao ngồi cũng là một kích thước được dùng phổ biến sau chiều cao
đứng. Nó có ý nghĩa đối với việc tính tốn thiết kế chỗ làm việc trong tư thế
ngồi. Chiều cao ngồi còn được dùng để thay thế cho bề dài phần thân trên khi


8

cần so sánh với bề dài phần thân dưới. Tỷ lệ giữa hai phần thân trên và dưới
phản ánh quy luật phát triển tỷ lệ của cơ thể trong các quần thể người [18].
Chiều dài chi trên và chi dưới có sự phát triển tương ứng với chiều cao đứng
[18].
Độ dài chi và các phần chi thể hiện sự phát triển hệ xương chi và sự phát
triển của cơ thể. Hệ số tương quan giữa chiều cao đứng với chiều cao ngồi và
chiều dài chi đánh giá sự phát triển cân đối giữa các phần của cơ thể và mối liên
quan giữa chúng [6].
Vòng ngực là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá hình thái thể lực cũng như
chức năng hơ hấp. Sự chênh lệch giữa vịng ngực hít vào hết sức và vòng ngực
thở ra hết sức thể hiện độ giãn nở của ngực, khi độ giãn nở lớn chứng tỏ chức
năng hơ hấp tốt [18], [6].
Các vịng chi (vòng tay phải hoặc tay trái khi co và vòng đùi) phản ánh sự
phát triển của ba yếu tố: Xương, tổ chức mỡ dưới da, đặc biệt là các tổ chức cơ
của cơ thể. Đo các vòng cơ ở chi cho phép chúng ta đánh giá tình trạng tập luyện
và dinh dưỡng của cơ thể [6].
Trọng lượng của cơ thể tuy khơng nói lên tầm vóc, nhưng vì nó phát triển
liên quan đến nhiều kích thước khác, cho nên thường được khảo sát đồng thời
nhằm đánh giá thể lực chung [18].
Trọng lượng của một người nói lên mức độ và tỷ lệ giữa sự hấp thụ và tiêu
hao. Một người được dinh dưỡng tốt thì tăng cân, do đó cân nặng nói lên phần

nào trình độ thể lực [18].
Trọng lượng của cơ thể không phụ thuộc vào yếu tố di truyền mà phụ thuộc
vào chế độ dinh dưỡng, thông qua chỉ số này ta có thể biết được mức độ và tỉ lệ
giữa sự hấp thu và tiêu hao năng lượng của một người [6].
Từ các chỉ số hình thái: chiều cao, vòng ngực, vòng tay phải hoặc trái khi co,
vòng đùi, trọng lượng cơ thể là cơ sở để xác định chỉ số thể lực: Pignet, BMI.
Các chỉ số này có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển của con
người.


9

Chỉ số Pignet là chỉ số thể lực phản ánh mối liên hệ giữa kích thước dọc
(chiều cao đứng) và các kích thước ngang (cân nặng và vịng ngực trung bình)
của cơ thể.
1.3. Tình hình nghiên cứu về con ngƣời trên thế giới
Trên thế giới, việc nghiên cứu hình thái thể lực đã được tiến hành từ khi
con người biết đo chiều cao của mình. Nhưng cho đến đầu thế kỷ XX nó mới
trở thành mơn khoa học với đầy đủ ý nghĩa và tính chính xác. Người đặt nền
móng cho nhân trắc học hiện đại là nhà nhân trắc học người Đức Rudolf
Martin. Từ đó đến nay, trên thế giới đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về
nhân trắc học như: Đức, Pháp Nga,...[13].
Khoa học nghiên cứu về con người ra đời từ rất sớm, từ thời cổ đại khoa
học nghiên cứu về con người đã được tiến hành nhằm phục vụ công tác chữa
bệnh phát triển kinh tế văn hóa, thể thao của xã hội lồi người. Các nhà khoa
học cổ đại như Hy Lạp có Hypocrat (400-377) trước cơng ngun. Ơng đã
nghiên cứu con người nhằm nâng cao sức khỏe vào công tác chữa bệnh là
người đầu tiên đặt nền móng cho việc nghiên cứu con người tồn diện [4].
Aristơt (382-322) trước cơng ngun, ơng đã nghiên cứu về con người và
các người bệnh để áp dụng vào các nguyên lý xác định và chẩn đoán lâm sàng

qua hình thái bên ngồi.
Hêrơphin ( 304), Er đitơrat (300- 250) trước công nguyên đã nghiên cứu thể
thức cấu tạo của các cơ quan, hình thái thể lực con người tương đối toàn diện.
Đặc biệt là Galiên (130-201) sau cơng ngun là một nhà giải phẩu lỗi lạc.
Ơng cho rằng những tài liệu về hình thái giải phẩu của cơ quan là cơ sở để
xây nên học thuyết chữa bệnh và phương pháp chữa bệnh cho con người.
Ở La Mã cổ đại coi việc rèn luyện nâng cao sức khỏe thể lực là nghĩa vụ
của mọi người dân, các nhà y học cổ đại đã tìm ra tỉ lệ vàng của cơ thể để
đánh giá thể lực cho các lực sĩ và con người bình thường.
Ở Trung Quốc và Ấn Độ thời cổ đại đã biết đưa các hiểu biết đặc điểm
hình thái cấu tạo con người vào mục đích chữa bệnh nâng cao sức khỏe cho
con người.


10

Thế kỉ X Avixen đã nghiên cứu về hình thái cấu tạo con người nhằm
phục vụ cho việc nâng cao thể lực và xã hội học. Từ thế kỷ XV đến nay, các
ngành khoa học nói chung và khoa học nghiên cứu về con người nói riêng
càng được nghiên cứu sâu và tồn diện hơn, nhằm phục vụ mục đích nâng cao
sức khỏe thể lực, phục vụ công tác chữa bệnh, dân sinh, thể dục thể thao.
UyLyam Hacvây là một nhà giải phẩu lỗi lạc đã có cơng trình nghiên
cứu sâu sắc về con người .Đặc biệt từ đầu thế kỉ XIX đến nay khoa học nói
chung và khoa học nghiên cứu về con người đã và đang phát triển rất mạnh.
Ở thế kỉ XX việc nghiên cứu hình thái thể lực ở mức sâu và rộng hơn và
mang lại nhiều thành tựu rực rỡ hơn. Các tác giả Varôn, Tơnggơ, Virơbiep,
Paplốp, Piraốp, Phowluren, đã để lại nhiều cơng trình có giá trị lớn về nghiên
cứu giải phẩu hình thái, làm cơ sở đánh giá thể lực của con người ở mọi độ
tuổi nhằm không ngừng nâng cao sức khỏe cho nhân loại. Trên cơ sở hiểu
biết sâu sắc về con người, lồi người đã đề ra nhiều chương trình, nhiều dự án

có tính tồn cầu nhằm ngày càng nâng cao hơn nữa sức khỏe, thể lực, tuổi thọ
cho toàn nhân loại [12].
1.4. Tình hình nghiên cứu về con ngƣời tại Việt Nam
Hình thái thể lực con người Việt Nam được nghiên cứu lần đầu tiên vào
năm 1875 do Mondiere thực hiện trên trẻ em [5].
Tố chất thể lực của thanh thiếu niên nước ta còn hạn chế. Xã hội văn minh
hơn, mức sống tốt hơn trước đây, nhưng do thiếu chế độ dinh dưỡng và chế
độ vận động hợp lý, có lẽ là ngun nhân chính dẫn đến thực trạng này [14].
Cơng trình „Hằng số sinh học người Việt Nam‟ năm 1975 do GS. Nguyễn
Tấn Di Trọng chủ biên. Đây cũng là cơng trình đầu tiên nêu ra khá đầy đủ các
thông số về thể lực của con người Việt Nam ở mọi lứa tuổi trong đó có lứa
tuổi từ 7-11 tuổi. Sau này cũng có một số cơng trình nghiên cứu về đặc điểm
sinh thể con người Việt Nam [12].
Năm 1975, Bộ Y tế xuất bản cuốn "Hằng số sinh học của người Việt
Nam" cho thấy chiều cao trung bình ở nam là 160 cm và ở nữ là 150 cm.


11

Năm 1985, Viện Dinh dưỡng điều tra trên phạm vi cả nước cho thấy kết quả
chiều cao trung bình của nam là 159,8 cm và ở nữ là 150,5 cm.
Như vậy có thể nói từ 1938 đến 1985 sau gần 50 năm, chiều cao trung bình
của người Việt Nam trưởng thành hầu như khơng thay đổi. Đó cũng là thời
gian đầy khó khăn của lịch sử dân tộc.
Từ năm 1990 đến nay, nhiều nghiên cứu diện rộng như "Khảo sát mức
sống dân cư Việt Nam' của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước - Tổng cục thống kê
(1994), Tổng điều tra Dinh dưỡng 2000 của Viện Dinh dưỡng, các nghiên
cứu của Viện Khoa học thể dục thể thao đều cùng có nhận xét rằng chiều cao
của người Việt Nam cả nam và nữ đang tăng lên rõ rệt mặc dù mức độ có
khác nhau. Năm 2003, Bộ Y tế xuất bản cuốn "Các giá trị sinh học người Việt

Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX" cho biết kích thước trung bình ở
nam trưởng hành (20- 24 tuổi) là 163,7 cm và ở nữ trưởng thành là 153 cm.
Như vậy so với số liệu trong hằng số sinh học của người Việt Nam (Bộ Y tế
1975) chiều cao trung bình ở nam đã tăng 3,7cm và ở nữ tăng 3cm. Có thể nói
chiều cao trung bình của người Việt Nam cả nam và nữ đang tăng lên rõ rệt.
Đó là một sự thật đáng mừng [16].
Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trong nghiên cứu con người Việt
Nam như: Giáo sư Tôn Thất Tùng về phương pháp mổ gan nổi tiếng, Nguyễn
Đình Khoa, Trần Xn Nhĩ đã có cơng trình nghiên cứu tồn diện về giải
phẩu hình thái con người, Nguyễn Quang Quyền và nhiều nhà khoa học khác
như Lê Quang Long đã có nhiều cơng trình nghiên cứu sâu sắc về giải phẩu
hình thái , thể lực người Việt Nam, các cơng trình Lê Gia Khải (1969) nghiên
cứu chiều cao, vịng ngực, cân nặng của cơng nhân Hà Nội. một số đặc điểm
hình thái và sinh lý của lứa tuổi học sinh 15-18 tuổi [10].
- Nguyễn Đình Khoa (1968) “ Đặc điểm hình thái người Mường”.
- Nguyễn Đình Khoa, Nguyễn Quang Quyền, Nguyễn Duy và Lân Cường
(1970) “ Phương pháp nghiên cứu nhân học ở Việt Nam”
- Nguyễn Ngọc Châu (1971) “ Bước đầu tìm hiểu sự phát triển tầm vóc và
một số đoạn cơ thể học sinh cấp I và cấp II”.


12

Từ ngày đất nước hồn tồn giải phóng đến nay cơng trình nghiên cứu về
hình thái thể lực sinh lý người Việt Nam càng được nghiên cứu sâu và rộng
hơn.
Dự án điều tra cơ bản , kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu học sinh người
Việt Nam do tập thể các nhà khoa học trường ĐH Y khoa Hà Nội 1975; Lê
Doãn Diên, Vũ Thị Thư “ Dinh dưỡng người” đã nghiên cứu các đặc điểm thể
lực người Việt Nam 1976- 1985.

Năm 1995 Nguyễn Yên và cộng sự đã nghiên cứu trẻ em người Mường từ
7-13 tuổi cho rằng các kích thước trẻ em ln tăng theo độ tuổi.
Năm 2001 Huỳnh Trọng Khải đã nghiên cứu thực trạng phát triển thể chất
của học sinh nữ tiểu học tuổi 7-11 ở Thành Phố Hồ Chí Minh.
Năm 2003 trường Đại học Y Hà Nội chủ trì dự án “ Điều tra cơ bản một số
chỉ tiêu sinh học người Việt Nam bình thường ở thập kỉ 90 thế kỉ XX”.
Năm 2006 Trần Đức Dũng , Vũ Chung Thủy, Nguyễn Hùng Cường thuộc
trường Đại học thể dục thể thao I đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm phát triển
thể chất học sinh lứa tuổi 7-8 ở Việt Nam [11] .Tuy nhiên tại Quảng Nam thì
chưa có cơng trình nào cơng bố.


13

C ƢƠN

II. Ố TƢỢN , ỊA
P ƢƠN

ỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ

P ÁP N

ÊN CỨU

2.1. ối tƣợng nghiên cứu
Học sinh tiểu học của một số dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My tỉnh
Quảng Nam ở độ tuổi từ 7- 11 tuổi ( không mắt các bệnh bẩm sinh, không bị
dị tật).
2.2. ịa điểm nghiên cứu

- Trường tiểu học Kim Đồng huyện Bắc Trà My.
- Trường tiểu học Lê Văn Tám huyện Bắc Trà My.
- Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai huyện Bắc Trà My
2.3. Thời gian nghiên cứu: Từ 10/2012- 06/2013
2.4. Nội dung
- Nghiên cứu các chỉ số hình thái: Chỉ số trọng lượng cơ thể, chiều cao đứng,
vòng cánh tay, vòng ngực, vòng đùi, chiều cao ngồi, độ dài tay, độ dài chân,
độ dài cánh tay,độ dài đùi, độ dài cẳng tay, độ dài cẳng chân.
- Nghiên cứu các chỉ số thể lực, chỉ số nhân trắc dinh dưỡng: Chỉ số Pignet,
chỉ số BMI, chỉ số QVC.
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1. Phƣơng pháp chọn mẫu nghiên cứu: Dựa vào phương pháp của
Nguyễn Quang Quyền: Chúng tôi chọn 531 học sinh của 3 trường tiểu học ở
huyện Bắc Trà My.
Trường tiểu học Kim Đồng 115 học sinh. Gồm: 62 học sinh dân tộc Mường
và 53 học sinh dân tộc Kadong.
Trường tiểu học Lê Văn Tám 197 học sinh. Gồm: 84 học sinh dân tộc Mường
và 113 học sinh dân tộc Kadong.
Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai 219 học sinh. Gồm: 102 học sinh
dân tộc Mường và 117 học sinh dân tộc Kadong.


14

2.5.2. Phƣơng pháp tính tuổi đối tƣợng nghiên cứu
Dựa vào phương pháp của Nguyễn Quang Quyền và Lê Doãn Diên ( đó là
dựa vào giấy khai sinh để tính tuổi đối tượng).
- Tuổi qui ước: Nằm ở giới hạn trên và dưới tuổi chính xác. Ví dụ: Tuổi 6
được tính từ 5 tuổi 6 tháng đến 6 tuổi 5 tháng 29 ngày.
2.5.3. Phƣơng pháp thu các chỉ số hình thái

- Chỉ số trọng lượng: Tính theo giá trị cân đồng hồ điện tử
Cân đặt ở vị trí ổn định, bằng phẳng lấy đến 1-2 số lẽ của cân.
Đối tượng đứng trên bàn cân chỉ mặc quần áo nhẹ, không mang dày dép,
đứng yên ở vị trí quy định trên mặt bàn cân. Cân đặt ở vị trí ổn định, bằng
phẳng, lấy một đến hai số lẻ của cân.
- Chỉ số chiều cao đứng: Sử dụng thước đo theo chiều thẳng đứng, vng góc
với mặt đất nằm ngang.
Đối tượng đứng thẳng, bỏ dày dép; đồng thời 3 điểm sau nhô ra nhất như vai,
mơng, gót chân vào dụng cụ đo, đầu để thẳng sao cho đuôi mắt và điểm giữa
bờ trên lỗ tai ngồi nằm trên đường thẳng ngang vng góc với trục cơ thể.
- Chỉ số lồng ngực:
+ Vòng ngực hít vào: Vị trí đo thước đo đi qua 2 vú ở ngực và song song với
mặt phẳng ngang khi hít vào hết sức.
+ Vịng ngực thở ra: Vị trí đo như vịng ngực hít vào, lúc này trẻ thở ra hết
sức.
+ Vịng ngực trung bình: Vị trí đo như trên khi trẻ hít vào thở ra bình thường .
Có thể tính trung bình cộng giữa hít vào và thở ra.
- Đo chiều cao ngồi: Đo chiều cao ngồi, ngồi trên ghế bình thường ở tư thế
người được lấy mẫu ngồi lưng, cổ, đầu cùng nằm trên một đường thẳng, 2 tay
để tự nhiên, ngực ưỡn, mắt nhìn thẳng, chiều cao ngồi được tính từ đỉnh đầu
đến mặt ghế ngồi.
- Đo vòng cánh tay phải hoặc trái khi co: Người được tiến hành lấy mẫu nắm
chặt tay được đo, ép sát lồng ngực, vị trí đo phần giữa của cơ cánh tay lớn
- Chỉ số dài tay: Tính từ mõm xương quạ đến cuối ngón tay giữa.


15

- Chỉ số dài chân: Ta có thể lấy chỉ số này theo 2 mốc sau:
+ Đo từ gai chậu trước đến gót chân.

+ Đo độ dài chân: Là khoảng cách từ mặt sàn đến mấu chuyển lớn ở tư thế
đứng. Tuy nhiên việc xác định mấu chuyển lớn tương đối khó nên trong thực
tế nghiên cứu thường dùng cách đo thứ nhất bao gồm cả độ cao xương chậu.
-Chỉ số dài cánh tay: Từ mõm xương quạ đến mõm khuỷu tay.
- Chỉ số dài cẳng chân: Từ mút đầu gối đến mắt cá ngoài.
- Chỉ số chiều dài đùi: Kể từ gai chậu trước trên đến mặt trước mút đầu gối.
- Chỉ số dài cẳng tay: Từ mỏm khuỷu tay đến mắt cá tay ngồi.
-Chỉ số vịng đùi: Đối tượng ở tư thế ngồi trên ghế, chân song song với mặt
đất, đo giữa đùi phải.
2.5. 4. Phƣơng pháp tính chỉ số thể lực
Dựa vào phương pháp tính chỉ số thể lực của Pignet và Nguyễn Quang
Quyền.
- Chỉ số pignet, theo công thức:
Pignet = chiều cao đứng (cm) _ [ cân nặng (kg) + vịng ngực trung bình (cm)]
- Chỉ số của Nguyễn Quang Quyền, theo công thức:
Q = chiều cao(cm) _ [vịng ngực hít vào hết sức (cm) + vòng đùi phải +
vòng cánh tay phải(cm)].
Kết quả được đánh giá theo mức độ thể lực: Cực khỏe, rất khỏe, khỏe, trung
bình, yếu, rất yếu.
Chỉ số Pignet: Pi=h-(P+V)
Trong đó: Pi: Chỉ số pignet
h: Chiều cao (cm)
v: Vịng ngực trung bình(cm)
p: Cân nặng(kg)
2.5.5. Phƣơng pháp phân tích chỉ số nhân trắc dinh dƣỡng
Chỉ số khối lượng cơ thể ( Body mass Index_BMI). Theo chỉ số tổ chức y
tế thế giới thường dùng:
BMI = cân nặng (kg) / [ chiều cao đứng (m)]2



16

Theo bảng đánh giá: Béo gầy dựa vào chỉ số BMI.
Bảng 2: Bảng chỉ số BMI
Đánh giá

Q

Gầy

Hơi gầy

Bình

Béo

Q béo

thường

gầy
Giới tính
Nam

≤16

16,1-18

18,1-20


20,1-25

25,1-30

Nữ

≤16

16,1-18

18,1-18,6

18,7-22,8

23,9-28,6

>30
>28,6

Số K theo độ tuổi học sinh: ( K là số gia theo độ tuổi)
Từ 1-3 tuổi K = 8,3

Từ 3-6 tuổi K = 6,8

Từ 7-8 tuổi K = 6,2

Từ 9-11 tuổi K = 6,0

Từ 11-13 tuổi K = 5,9


Từ 13-15 tuổi K = 6,0

2.5.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lí trên phần mềm spss.


17

C ƢƠN

. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 531 học sinh của trường tiểu học
Kim Đồng, trường tiểu học Lê Văn Tám, trường tiểu học Nguyễn Thị Minh
Khai thuộc huyện Bắc Trà My. Sau khi nghiên cứu chúng tôi thu được kết
quả.
3.1. Các chỉ tiêu hình thái
3.1.1 ánh giá kết quả chỉ tiêu trọng lƣợng cơ thể
Trọng lượng là chỉ tiêu hình thái quan trọng khi nghiên cứu về sự phát
triển của con người theo các độ tuổi. Trọng lượng cơ thể liên quan tới mức độ
và tỉ lệ giữa hấp thu và tiêu hao. Trẻ được nuôi dưỡng tốt sẽ tăng cân. Do đó
trọng lượng cơ thể phần nào nói lên tình trạng thể lực, dinh dưỡng và sự tăng
trưởng của trẻ em. Trong sinh lý học con người đây là chỉ số đánh giá sự phát
triển thể lực của từng trẻ em theo độ tuổi. Trong những độ tuổi nhất định đều
có chỉ số tiêu biểu để đánh giá tốc độ phát triển. Đồng thời qua trọng lượng
phản ánh sức khỏe, điều kiện dinh dưỡng, môi trường, chế độ làm việc. Sự
phát triển trọng lượng của trẻ em theo quy luật không đều theo từng giai
đoạn. Tùy ở mỗi giai đoạn mà trẻ em có thể phát triển nhanh chậm khác
nhau.Qua nghiên cứu 3 trường tiểu học tại huyện Bắc Trà My chúng tôi được
kết quả về phát triển trọng lượng của học sinh qua các năm như sau: Được thể

hiện qua bảng 1 và đồ thị 1.


18

Bảng 1: Bảng biểu diễn trọng lượng cơ thể (kg) của học sinh theo lứa tuổi 711 và giới tính.
Tuổi

7

8

9

10

11

KQ Nữ

20,76 ± 5,35

20,84±3,05

21,85±0,16

24,76±2,84

26,07±5,32


NC Nam

18,93± 3,84

19,03±2,36

19,83±3,15

21,83±3,53

22,34±5,09

GT

Nữ

17,05±0,8

18,7±1,41

20,5±0,25

25,3±1,56

28,91±1,2

SH

HSSH
17,7±0,9


19,01±0,2

21,3±1,8

26,21±1,2

28,01±1,2

21,4±1,52

23,2±2,51

26,5±2,85

27,3±1,42

32,5±1,41

21±1,81

24±4,71

27,5±3,8

28,4±2,16

31,1±1,22

Giới

tính

Nam
HSSH
KQ Nữ
NC ĐN
ĐN Nam
ĐN

TRỌN

LƢỢN

(Kg)

35
30
25
Nữ
20

Nam

15

Nữ HSSH
Nam HSSH

10


Nữ ĐN

5

Nam ĐN

0
7

8

9

10

11

TUỔ
Đồ thị 1: Đồ thị biểu diễn trọng lượng cơ thể ở tuổi 7-11
Qua bảng 1 và đồ thị 1 biểu diễn trọng lượng cơ thể của học sinh tuổi từ 711 tuổi cho thấy sự tăng trưởng của nam và nữ là tương đối nhanh và ở nữ có
sự tăng trưởng nhanh hơn ở nam. Đặc biệt từ 9-11 tuổi ở nữ tăng trưởng


19

tương đối nhanh hơn (trung bình 2,11 kg). Sự tăng trưởng về trọng lượng
giữa nam và nữ có sự chênh lệch tương đối lớn. Ở độ tuổi 11 nữ đạt trung
bình 26,07 kg trong khi đó nam chỉ đạt trung bình 22,34 kg.
So với chỉ số sinh học của người Việt Nam (1975). Kết quả nghiên cứu mà
chúng tôi thu được tại 3 trường thuộc huyên Bắc Trà My nhìn chung thấp hơn .

Trong độ từ 7-8 tuổi chỉ số trọng lượng chúng tôi nghiên cứu cao hơn nhưng đến
năm 9-10 tuổi thì lại thấp hơn rất nhiều.Qua đây cho thấy sự tăng trưởng về
trọng lượng của các em tại các trường mà chúng tơi nghiên cứu có sự phát triển
rất thấp. So với chỉ số sinh học của các em trong cùng độ tuổi ở TP Đà Nẵng
(theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh 2009) có sự chênh lệch rất
lớn.Ở độ tuổi 11, trọng lượng trung bình mà chúng tơi thu được là 26,07 kg đối
với nữ và 22,34 kg đối với nam trong khi đó trọng lượng trung bình của các em
tại TP Đà Nẵng đạt tới 31,1 kg đối với nữ và 32,5 kg đối với nam.
Theo chúng tơi, đó là do đời sống của người dân thuộc dân tộc thiểu số còn
chưa được nâng cao mặt dù các cấp các ngành đã có nhiều chính sách ưu tiên
cho các dân tộc thiểu số. Vì vậy, các cấp các ngành cần quan tâm hơn nửa đối
với các dân tộc miền núi, cần tạo điều kiện cho họ phát triển kinh tế- xã hội
để phát triển hơn nữa các điều kiện khác như y tế, giáo dục, dinh dưỡng, …..
Điều kiện kinh- tế xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển trọng lượng
cơ thể trẻ em.
3.1.2 ánh giá kết quả chỉ tiêu chiều cao cơ thể. (chiều cao đứng)
Chiều cao là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự phát triển thể chất của
trẻ em. Sự tăng kích thước theo chiều cao của con người không đồng đều từ
khi sơ sinh đến khi trưởng thành nhưng liên tục. Theo quy luật trong những
năm đầu nhanh hơn sau đó tốc độ càng chậm. Đây là chỉ tiêu giúp đánh giá
thể lực của trẻ em trong quá trình nghiên cứu. Sự tăng trưởng về chiều cao cơ
thể đánh giá sự phát triển của hệ xương, hệ vận động, đặc biệt là sự phát triển
của hệ xương. Mỗi độ tuổi đều có chỉ số về chiều cao tương ứng giúp ta đánh
giá mức độ phát triển thể lực bình thường hay khơng bình thường của cơ thể.


20

Để có sự điều chỉnh trong chế độ dinh dưỡng, chăm sóc đáp ứng ngày càng
cao của sự phát triển cơ thể học sinh.

Q trình nghiên cứu của chúng tơi với 531 học sinh, thu được kết quả
chiều cao theo độ tuổi của trẻ em ở các trường tiểu học ở Huyện Bắc Trà My
mà chúng tôi nghiên cứu như sau: Được thể hiện qua bảng 2 và đồ thị 2.
Bảng 2: Bảng biểu diễn chiều cao đứng ( đơn vị cm) của học sinh theo tuổi và
giới tính.
Tuổi

7

8

9

10

11

Giới tính
K Nữ

113,31±5,05

116,83±2,31

117,84±0,17

119,85±2,32

125,47±2,52


Q Nam

110,84±2,52

114,07±3,25

116,54±2,32

119,32±0,83

123,32±4,97

110,7±5,1

112,0±5,46

118,0±4,71

122,4±6,1

127±5,72

110,8±4,91

112,8±5,13

119,8±5,02

122,2±4,84


127,0±5,15

118,7±4,21

122,2±4,81

130,3±4,12

132,2±5,12

142,4±5,12

118,8±4,52

124,2±4,28

130,1±4,68

132,7±4,25

138,7±21,8

N
C
G Nữ
T

HSSH

S


Nam

H HSSH
K Nữ
Q ĐN
N Nam
C ĐN
Đ
N


21

160

ỀU CAO (Cm)

120

60

Nam HSSH

C

140

40


Nữ ĐN

Nữ

100

Nam

80

Nữ HSSH

Nam ĐN

20
0
7

8

9

10

11

TUỔ
Đồ thị 2: Biểu diễn chiều cao đứng cơ thể ở tuổi 7-11.
Qua bảng 2 và đồ thị 2 biểu diễn chiều cao đứng của học sinh từ 7-11 tuổi
ta thấy được trong cùng một độ tuổi nghiên cứu thì giữa nam và nữ có sự

chênh lệch tương đối thấp.Giữa các năm có sự tăng trưởng khơng đồng đều.
Nhìn chung nữ cao hơn nam. Đặc biệt từ độ tuổi 7-9 tuổi và 11 tuổi. Trong độ
tuổi từ 7-11 tuổi tăng bình quân từ 1,01-3,52 cm. Kết quả nghiên cứu trên là
phù hợp với quy luật phát triển thể lực theo giới tính ở trẻ em.
So với chỉ số sinh học của người Việt Nam (1975). Kết quả nghiên cứu mà
chúng tôi thu được tại 3 trường thuộc huyên Bắc Trà My trong độ tuổi từ 7-8
tuổi là cao hơn nhưng đến 9-11 tuổi thì lại thấp hơn. Qua đây cho thấy tốc độ
phát triển của các em học sinh mà chúng tôi nghiên cứu là rất thấp. So với các
em tại TP Đà Nẵng trong cùng độ tuổi (nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị
Thùy Linh 2009) thì kết quả mà chúng tơi thu được thấp hơn rất nhiều. Theo
chúng tôi, nguyên nhân là do vấn đề về dinh dưỡng, sức khỏe của các em dân
tộc thiểu số chưa được đảm bảo và chưa được quan tâm đúng mức.
3.1.3 ánh giá kết quả chỉ tiêu phát triển lồng ngực
Vòng ngực là một trong các chỉ tiêu để nghiên cứu sự phát triển chiều
ngang của cơ thể. Sự phát triển kích thước của lồng ngực là cơ sở cho phép ta


22

đánh giá thể lực của từng người, từng độ tuổi. Nếu một người có vịng ngực
lớn thì thể lực tốt. Vòng ngực với chỉ số khác của cơ thể giúp ta đánh giá sự
phát triển thể lực của từng người. Qua nghiên cứu học sinh của 3 trường tiểu
học Huyện Bắc Trà My chúng tôi thu được kết quả phát triển lồng ngực của
học sinh trong 3 trường nghiên cứu được thể hiện qua bảng 3 và sơ đồ 3.
Bảng 3: Biểu diễn sự tăng trưởng của lồng ngực của học sinh tuổi 7-11(cm).
Vịng ngực trung bình (cm) của học sinh theo tuổi 7-11 và giới tính.
7

8


9

10

11

KQ Nữ

54,71±3,12

55,94±2,84

57,69±3,03

58,52±5,45

60,22±4,14

NC Nam

53,75±4,02

55,59±3,14

56,83±0,42

57,69±4,32

58,34±3,16


GT

Nữ

53,17±2,6

54,16±2,68

55,37±3,21

56,59±3,12

58,66±3,27

SH

HSSH
54,74±2,68

56,65±2,47

57,28±2,68

58,34±2,84

60,02±3,12

57,1±2,17

59,3±2,55


61,4±2,51

62,07±2,12

65,4±5,11

57,4±1,78

59,7±2,55

62,1±2,43

62,4±2,11

64,89±2,12

Tuổi
Giới tính

Nam
HSSH
KQ Nữ
NC ĐN
ĐN Nam
ĐN


23


70

VÒN

N ỰC (Cm)

60
50
Nữ
40

Nam
Nữ HSSH

30

Nam HSSH
20

Nữ ĐN

10

Nam ĐN

0
7

8


9

10

11

TUỔ
Đồ thị 3: Biểu diễn sự tăng trưởng lồng ngực của học sinh ở tuổi 7-11
Qua bảng 3 và đồ thị 3 biểu diễn sự tăng trưởng của lồng ngực học sinh từ
7-11 tuổi tại các trường nghiên cứu chúng tơi thấy có sự tăng trưởng khơng
đồng đều. Ở nam có sự tăng trưởng đều hơn nhưng lại chậm hơn nữ. Tuy
nhiên, qua nghiên cứu chúng tơi nhận thấy, vịng ngực trung bình ở các
trường nghiên cứu là tương đương với các chỉ tiêu vòng ngực của người Việt
Nam (1975). Mức độ phát triển lồng ngực của các học sinh dân tộc thiểu số
miền núi là còn rất thấp so với các học sinh ở các vùng khác như TP Đà
Nẵng. Ví dụ: Ở Đà Nẵng,độ tuổi 7 tuổi, vịng ngực trung bình ở nữ là 57,1,
nam trung bình là 57,4; ở 11 tuổi, nữ trung bình 65,4, nam trung bình 64,89
(theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh 2009). Ở đây có sự
chênh lệch khá cao. Kết quả mà chúng tơi nghiên cứu được có sự khác biệt rất
lớn giữa nam và nữ so với các chỉ số sinh học của người Việt Nam(1975) và
kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh 2009). Kết quả mà
chúng tôi thu được thì đa số là nữ cao hơn nam. Theo tơi, đó là do điều kiện
kinh tế-xã hội của mỗi vùng khác nhau. Qua đó, sẽ ảnh hưởng đến sự phát
triển các chỉ số thể lực của các em.


24

ánh giá kết quả chỉ tiêu phát triển chiều cao ngồi


3.1.4.

Chiều cao ngồi bao gồm chiều cao thân, cổ, đầu. Dựa vào chiều cao ngồi
phát triển theo độ tuổi, theo giai đoạn phản ánh tỉ lệ phát triển các phần của
cơ thể cân đối hay lệch lạc. Trong nhân chủng học người ta dựa vào tỉ lệ %
chiều dài chi dưới và chiều cao ngồi là cơ sở để xếp loại người. Chỉ số này
thay đổi theo từng chủng tộc người. Chỉ số này nhằm đánh giá sự phát triển
thể lực của toàn diện cơ thể.
Qua nghiên cứu học sinh của 3 trường tiểu học tại Huyên Bắc Trà My,
chúng tôi thu được kết quả phát triển chiều cao ngồi của học sinh như sau:
Bảng 4 và đồ thị 4.
Bảng 4: Biểu diễn chiều cao ngồi của học sinh tuổi 7-11.
Chiều cao ngồi (cm) của học sinh theo độ tuổi 7-11 và giới tính.
Tuổi

7

8

9

10

11

63,36±5,13

65,03±1,99

66,83±4,34


69,15±3,08

71,14±4,15

Nam

62,23±4,17

63,29±3,22

64,19±4,03

66,18±2,32

67,15±4,32

Nữ

59,5±4,1

63,5±2,9

65,12±4,3

68,03±4,3

71,5±4,2

60,02±2,92


64,2±2,18

66,62±5,42

68,41±2,9

71,2±2,9

KQNC Nữ ĐN

64,1±3,96

65,5±2,12

69,23±2,18

70,5±1,72

75±1,68

ĐN

64±2,51

66,5±2,18

69,13±2,18

69,9±1,68


72,5±1,68

Giới tính
KQNC Nữ

GTSH

HSSH
Nam
HSSH

Nam
ĐN


25

C

ỀU CAO N Ồ (Cm)

80
70
60
Nữ

50

Nam


40

Nữ HSSH

30

Nam HSSH

20

Nữ ĐN
Nam ĐN

10
0
7

8

9

10

11

TUỔ
Đồ thị 4: Biểu diễn sự phát triển chiều cao ngồi ở tuổi từ 7-11
Qua bảng 4 và đồ thị 4, nghiên cứu chiều cao ngồi của học sinh trong độ
tuổi từ 7-11 tuổi chúng tơi có một số nhận xét sau: Chiều cao ngồi của học

sinh ở 3 trường tiểu học mà chúng tơi nghiên cứu có sự phát triển khơng đều
qua các năm và ở nữ phát triển nhanh hơn ở nam rất nhiều. Đặc biệt là ở độ
tuổi 9-11.Đến năm 11 tuổi nữ đạt trung bình 71,14 cm trong khi đó nam chỉ
đạt trung bình 67,15 cm. Nhìn chung, tốc độ phát triển chiều cao ngồi của các
em tương đối chậm.
Kết quả mà chúng tôi thu được tương đương với chỉ tiêu chiều cao ngồi
của người Việt Nam (1975) .So với các em tại TP Đà Nẵng (nghiên cứu của
tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh 2009) kết quả mà chúng tôi thu được tại 3
trường thấp hơn rất nhiều kể cả tốc độ phát triển cũng thấp hơn. Qua đây cho
thấy đời sống của các dân tộc còn rất thấp.
3.1.5

ánh giá kết quả chỉ tiêu phát triển chiều dài chân

Để thu số liệu về chiều dài chúng tôi tiến hành đo theo 2 cách:
Cách A: Khoảng cách từ mặt sàn người đứng đến gai chậu trước trên.
Cách B: Độ dài chân là khoảng cách từ sàn người đứng đo đến mấu chuyển
lớn.


×