Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết sống mòn của nam cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.91 KB, 73 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀ NH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đề tài:

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT SỐNG
MÒN CỦA NAM CAO
Người hướng dẫn:
PGS. TS Nguyễn Phong Nam
Người thực hiện:

Đỗ Thị Mai

Đà Nẵng, tháng 5/2013


2

TRANG GHI ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành, sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn
Phong Nam – người đã giúp đỡ, hướng dẫn thường xun, tận tình để tơi hồn
thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tơi xin chân thành cám ơn các thầy cơ giáo trong khoa Ngữ văn, gia
đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tơi trong suốt q
trình làm khóa luận.


Đà Nẵng, ngày 10 tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Đỗ Thị Mai


3

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Phong Nam. Những nội dung khoa học,
những trích dẫn và những tài liệu tham khảo trong luận văn này là hồn tồn
trung thực, chính xác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đỗ Thị Mai


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nam Cao (1919-1951), tên khai sinh đầy đủ là Trần Hữu Tri, là nhà văn
có vị trí hàng đầu trong nền Văn học Việt Nam thế kỷ XX. Là một đại diện
xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán trước 1945, Nam Cao
cũng là một trong những cây bút tiêu biểu nhất của chặng đường nền văn học
mới sau cách mạng. Ông rời xa chúng ta đã hơn nửa thế kỷ, sự nghiệp sáng
tác tuy không nổi bật về số lượng nhưng nó lại ẩn chứa được sức sống lâu
bền của một giá trị văn chương vượt lên trên “các bờ cõi và giới hạn”, trở
thành mẫu số vĩnh hằng trong nền văn học dân tộc, mãi luôn tỏa sáng và
không bao giờ vơi cạn.

Trong số những tác phẩm mà Nam Cao để lại cho hậu thế, Sống mòn
được đánh giá là một trong các sáng tác tiêu biểu cho sự nghiệp và văn
phong của ơng. Được hồn thành ở thời kỳ tài năng đang nở rộ và bút lực
tràn trề, sung sức Sống mòn là những chiêm nghiệm, những trăn trở của
chính cuộc đời nhà văn, thể hiện được một cái nhìn thấu suốt của tác giả về
con người, về những uẩn khúc rối ren của cuộc đời
Là một nhà văn hiện thực lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại, một
người nghệ sĩ luôn ý thức sâu sắc được vai trò sứ mệnh của một nhà văn
chân chính giữa cuộc đời. Nam Cao là một trong những cây bút hiếm hoi của
văn xi có tư tưởng, phong cách và phương pháp sáng tạo độc đáo, có
những cách tân lớn lao, góp phần quan trọng vào tiến trình hiện đại hóa nền
văn học dân tộc. Với quan niệm nghệ thuật và cá tính sáng tạo độc đáo ơng
đã tạo nên phong cách riêng, cái tôi độc đáo trên văn đàn thuở ấy. Chính vì
vậy mà mỗi trang văn của Nam Cao luôn thu hút, hấp dẫn được người đọc.
Càng đi sâu vào tìm hiểu chúng ta càng thấy được những điều thú vị, mới mẻ
từ các sáng tác của ông. Tác phẩm của ông là đề tài thu hút sự suy nghĩ, tìm


5

hiểu của nhiều cây bút thuộc nhiều thế hệ nghiên cứu, phê bình trẻ tuổi, là đề
tài nghiên cứu của nhiều luận án tiến sĩ, thạc sĩ ở các viện nghiên cứu và các
trường Đại học. Mặc dù vậy thì những hiểu biết về cuộc đời và văn phong
của Nam Cao vẫn còn là một ẩn số với nhiều người. Đặc biệt tính đến nay
các cơng trình chun sâu đi tìm hiểu về thế giới nghệ thuật của ơng dưới
góc độ một tác phẩm cụ thể vẫn chưa thành hệ thống. Vậy thế giới nghệ thuật
của Nam Cao trong tiểu thuyết Sống mòn được biểu hiện như thế nào? Và
Nam Cao đã thể hiện những quan niệm nghệ thuật của mình trong đó ra sao?
Để tìm được câu trả lời trọn vẹn nhất thì việc đi vào tìm hiểu “Thế giới nghệ
thuật tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao” là một việc làm có ý nghĩa thiết

thực. Nó giúp ta hiểu sâu hơn tác phẩm và những giá trị nghệ thuật độc đáo
của Nam Cao, bổ sung thêm kiến thức về một tác gia văn học lớn đang được
đưa vào giảng dạy ở các bậc học trong trường phổ thông và Đại học. Đặc biệt
hơn với việc nghiên cứu đề tài này sẽ trang bị cho bản thân khả năng cảm thụ
văn chương, nhạy cảm hơn trước những vấn đề mà nghệ sĩ đưa ra trong tác
phẩm. Đồng thời, đây cũng là bước tập dượt cho việc nghiên cứu khoa học
và chuẩn bị cho công tác giảng dạy của chúng tơi sau này.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng các bài viết, các cơng trình nghiên
cứu phê bình và giới thiệu về con người của Nam Cao đã lên đến một con số
đáng nể, không thua kém bất kỳ một tên tuổi cùng thời nào như: Nguyễn
Công Hoan, Vũ Trọng Phụng... Hầu hết các bài viết và các cơng trình nghiên
cứu về ơng đều là của các tác giả có tên tuổi có uy tín trong giới phê bình.
Điều đó khẳng định vị trí và vai trị của nhà văn trong lịch sử văn học Việt
Nam hiện đại.
Ngay trong lời giới thiệu “Đôi lứa xứng đôi” (1941), tập truyện ngắn
đầu tay của Nam Cao, Lê Văn Trương đã sớm nhận ra tài năng của cây bút trẻ


6

độc đáo này: “giữa lúc người ta đang đắm mình trong những truyện tình mơ
mộng và hùa nhau phụng sự cái thị hiếu tầm thường của độc giả, ông Nam
Cao đã mạnh dạn đi theo một lối riêng, nghĩa là ông không thèm đếm xỉa đến
cái sở thích của độc giả. Ông đã đem đến cho văn chương một lối văn mới,
sâu xa, chua chát và tàn nhẫn, thứ tàn nhẫn của con người biết tin ở tài mình,
ở thiên chức của mình”
Chính cái lối viết văn mới khơng giống ai đấy của Nam Cao đã làm Vũ
Bằng phải sững sờ. Trong hồi ký “Bốn mươi năm nói láo”, Vũ Bằng đã tỏ ra
ngậm ngùi vì thấy Nam Cao là một tài năng lớn sẽ làm chìm lấp tên tuổi của

nhiều nhà văn khác.
Tuy nhiên, trước năm 1960 thì những ý kiến bàn về Nam Cao vẫn còn
thưa thớt, nhưng một điều đáng chú ý là hầu như những ý kiến ấy đều khẳng
định lối viết mới lạ, lối viết riêng của Nam Cao. Điều đó chứng tỏ giới văn
học tuy chưa dành cho Nam Cao sự quan tâm đặc biệt nhưng đã rất nhạy cảm
với lối viết mới lạ của ông.
Nhưng từ sau những năm 1960 trở đi Nam Cao ngày càng được giới
phê bình chú ý đến, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu có giá trị về tác gia
và tác phẩm của Nam Cao. Tiêu biểu như một số nhà nghiên cứu có tính tên
tuổi như: Trần Đăng Suyền, Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ,
Phong Lê...
Nam Cao là một cây bút viết về đề tài người nông dân rất thành công.
Tuy trước ông đã có rất nhiều nhà văn khác đã rất thành công về mảng đề tài
này. Thế nhưng Nam Cao không vì thế mà bị trùng lặp, với một lối đi riêng
ơng đã có những cái nhìn mới mẻ về người nơng dân. Với những cơng trình
nghiên cứu của Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức... đây là những bài viết rất
sâu sắc có những phát hiện tinh tế, xác đáng về người nơng dân của Nam Cao.
Đến Nam Cao hình tượng người nơng dân mới “hiện thân đầy đủ những gì


7

gọi là khốn khổ, tủi nhục nhất của nông dân cùng ở một nước thuộc địa bị
chà đạp, bị cào xé, bị hủy hoại từ nhân tính đến nhân hình” [10, tr.204].
Như vậy với những bài viết của tác giả này đã khẳng định tuy Nam Cao
là người đi sau viết về người nơng dân nhưng ơng đã có một sự tìm tịi, khám
phá trong việc xây dựng hình tượng người nông dân. Những bài viết của các
nhà nghiên cứu giúp chúng ta thấy được sức sống và giá trị đích thực mà
những sáng tác của Nam Cao viết về người nơng dân khơng có ý nghĩa cho
tới tận mai sau. Viết về người nơng dân Nam Cao đã góp thêm sức sống, cái

nhìn mới để cho bức tranh đời người nông dân Việt Nam những năm 1930 –
1945 trở nên hồn thiện và đầy đủ hơn.
Cịn khi viết về đề tài người trí thức nghèo thì theo tác giả Trần Đăng
Suyền, Phan Cư Đệ cho rằng: Nam Cao tập trung xoáy sâu để làm nổi bật tấm
bi kịch tinh thần của họ. Bi kịch của họ là những hoài bão, lí tưởng họ khao
khát vươn tới cái vĩ đại nhưng do cuộc sống bị o ép, của gánh nặng cơm áo
gạo tiền mà không thực hiện được ước mơ của mình. Nên họ rơi vào tình
trạng bế tắc, sống triền miên trong những dằn vặt, dày vò đau đớn về tinh
thần. Đó là “sự xung đột gay gắt giữa khát vọng tinh thần cao cả với hiện
thực đen tối không cho phép con người thực hiện được những khát khao đó”
[13, tr.154]. Chính vì vậy mà họ rơi vào bi kịch vỡ mộng.
Cũng như các nhà văn cùng thời, nhưng Nam Cao khơng đi vào khía
cạnh ồn ào của cuộc sống. Với tài năng của mình ơng đã đi một lối riêng, đó
là đi sâu vào những tâm trạng khác nhau của những nhân vật. Như Hà Minh
Đức đã nói trong lời giới thiệu cho cuốn “tuyển tập Nam Cao” tập 1 viết:
“Đóng góp quan trọng của Nam Cao khi miêu tả con người là những trang
phân tích tâm lí sắc sảo”. Tác giả miêu tả nhân vật từ nhiều góc độ, bình diện
rồi nhân vật lại tự bộc lộ tự phân tích. Nhiều suy nghĩ và tình cảm cao đẹp
như đan xen với các tâm trạng phức tạp thậm chí cả những ý nghĩ tầm thường.


8

Nam Cao đã đi vào miêu tả nhân vật nhưng ông cũng nhấn mạnh về thế giới
nội tâm của nhân vật. Ơng ln khắc họa tâm lí nhân vật và thường xuyên sử
dụng các đoạn văn độc thoại nội tâm. Hà Minh Đức cũng nói: “Nam Cao sử
dụng biện pháp bộc lộ nội tâm bằng chính dịng suy nghĩ và câu hỏi mà nhân
vật đặt ra cho mình, tự vấn mình”. Cịn theo tác giả Trần Đăng Suyền thì:
“Nam Cao đã lấy thế giới nội tâm nhân vật làm đối tượng chính của sự miêu
tả. ơng hướng ngịi bút của mình vào việc khám phá con người trong con

người, miêu tả và phân tích mọi biểu hiện, mọi chiều sâu và mọi chuyển biến
trong thế giới tinh thần của nhân vật” [13, tr.171].
Tác giả Trần Đăng Suyền in trong “Nghĩ tiếp về Nam Cao”, NXB Hội
Nhà Văn, 1992 đã nói về không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong
sáng tác của Nam Cao rằng: “Là một nghệ sĩ bậc thầy, Nam Cao đã sử dụng
linh hoạt các yếu tố thời gian và khơng gian trong q trình sáng tạo tác
phẩm của mình. Từ khơng gian trung tâm là nhà ở, căn buồng, không gian
nghệ thuật của Nam Cao cịn vươn tới các khơng gian khác kể cả khơng gian
tâm tưởng. Cùng với việc thay đổi không gian, thời gian nghệ thuật đã mở ra
nhiều chiều nhờ những hồi tưởng, ước mơ và suy nghĩ của nhân vật. Những
nhân vật của Nam Cao từ thời hiện tại có thể quay về quá khứ hoặc hướng tới
tương lai, thậm chí có khi xáo trộn cả khơng gian và thời gian…”
Nhìn chung các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao Nam Cao, Vũ Tuấn
Anh nhận định: “Nam Cao được coi là đại diện của nền văn học hiện thực
phê phán trong giai đoạn cuối. Điều đó càng đúng theo ý nghĩa này. Chính
ơng là người đặt những mảng màu cuối cùng hoàn thành bức tranh của văn
học hiện thực cả về mặt phản ánh xã hội cũng như khả năng biểu hiện nghệ
thuật” [1,tr.368].
Trên đây là một số ý kiến trong các bài viết của nhiều nhà nghiên cứu,
lý luận, phê bình văn học. Tuy nhiên những nhận xét này vẫn cịn mang tính


9

chung chung, các cơng trình, bài viết đi sâu vào tìm hiểu một cách tồn diện
về thế giới nghệ thuật trong tác phẩm Sống mịn thì vẫn cịn rất hữu hạn. Vì
thế mà khi ngiên cứu đề tài này chúng tơi cũng cịn gặp nhiều khó khăn, trong
bài viết chắc chắn sẽ cịn nhiều sai sót, tơi rất mong được sự bổ sung, góp ý
tận tình từ phía người đọc.
3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là thế giới nghệ thuật trong tiểu

thuyết Sống mịn của Nam Cao.
Khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao,
Nxb Hội nhà văn, năm 2002
4.

Phương pháp nghiên cứu
Trong bài viết này chúng tơi sử dụng những phương pháp sau:
Phương pháp phân tích, tổng hợp: trên cơ sở những luận chứng đã tìm

được, chúng tơi tiến hành phân tích, tổng hợp để rút ra kết luận.
Đồng thời, trong bài nghiên cứu của mình, chúng tơi cịn sử dụng thêm
phương pháp so sánh, đối chiếu để tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt
của đối tượng nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề nghiên cứu.


10

CHƯƠNG 1:
HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG SỐNG MỊN CỦA NAM CAO
Trong văn học Việt Nam, Nam Cao được đánh giá là người đưa trào
lưu hiện thực phê phán phát triển đến đỉnh cao. Ông thuộc lớp nhà văn đến
sau (1939 – 1945) nhưng đã để lại cho kho tàng văn chương Việt Nam một
gia tài tuy không lớn về mặt số lượng nhưng nó lại ẩn chứa được sức sống lâu
bền của một giá trị văn chương, vượt lên trên “các bờ cõi và giới hạn”. Là một
nhà văn hiện thực, là người thư kí trung thành của thời đại nên Nam Cao
không chấp nhận cái văn chương chỉ biết tả cái bề ngoài của xã hội, thứ văn

chương “tả chân”. Ơng muốn viết, sáng tạo cho mình một tác phẩm thật có
giá trị, trở thành “chung cho lồi người”. Mỗi trang văn của Nam Cao là cuộc
đời, số phận, hoàn cảnh sống được Nam Cao tái hiện rất sinh động từ hiện
thực cuộc sống. Thế giới nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao rất phong
phú, bao gồm nhiều tầng lớp: Người nơng dân và người trí thức. Dù viết về đề
tài nào thì nhà văn cũng đều dành cho họ một tình thương, một niềm cảm
thơng đặc biệt.
1.1 Lớp người “dưới đáy” trong Sống mòn của Nam Cao
1.1.1 Những thân phận bé mọn, đói nghèo
Tiểu thuyết Sống mịn lấy bối cảnh là một Việt Nam trước cách mạng:
nghèo đói, xơ xác. Có một đội ngũ khơng nhỏ các nhà văn đã chú ý khai thác
mảng đề tài này và để lại những tác phẩm rất có giá trị. Đó là hình ảnh của chị
Dậu trong Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, anh Pha trong Bước đường cùng của
Nguyễn Cơng Hoan. Đến với Nam Cao, những thân phận đó hiện lên thật xót
xa “đến cái khố cũng khơng cịn... suốt đời, sống khơng ra con người, chưa
bao giờ thốt khỏi nanh vuốt của của nghèo đói và ngu dốt”. Nam Cao với
con mắt đậm chất nhân văn và cái nhìn chân thực về cuộc sống của lớp người
cùng khổ, dưới đáy xã hội góp phần đưa hình ảnh người dân lao động gần gũi
với bạn đọc hơn.


11

Trong tiểu thuyết Sống mòn người dân lao động quanh năm vất vả, đầu
tắt mặt tối với cuộc sống mưu sinh tuy vậy họ vẫn luôn phải sống trong cảnh
nghèo đói, khốn cùng. Miếng cơm manh áo đã bóp nghẹt cuộc sống của
những người dân hiền lành ấy, bóp méo ln cả nhân phẩm con người. Nó
khiến con người ta cứ phải quẩn quanh với những bon chen, tính tốn, đố kỵ.
Trong Sống mịn Nam Cao khơng đi sâu khơng tập trung đặc biệt vào một
nhân vật cụ thể nào, mỗi nhân vật chỉ được khắc họa qua một vài hành động

và chi tiết nhỏ nhưng dưới cây bút xuất sắc những thân phận “dưới đáy” hiện
lên đầy xúc động. Nhân vật Mô - đứa loong toong của trường từ nhà quê phải
từ bỏ ruộng đồng lên thành phố làm kiếp “cơm thầy cơm cô”, quanh năm vất
vả nhưng vẫn chẳng đủ tiền cưới xin? “cậu tính cưới xin gì? Hai đằng cũng
nghèo cả, lấy gì mà bày vẽ được nữa?”. Cuộc sống của đơi vợ chồng trẻ đắm
chìm trong sự tù túng, nghèo đói. Ban đầu Mơ cũng là một thanh niên hiền
lành, chất phác, cũng biết trọng tình trọng nghĩa: “Thưa cậu, con nghèo thì
nghèo thật, nhưng bốn đồng bạc có ăn suốt đời được đâu mà làm thế cho
tiếng để đời. Xưa nay con có phải là người lừa lật đâu?”. Tuy là thân phận kẻ
ở nhưng Mơ hiểu rõ giá trị sức lao động của mình khi làm việc cho Oanh: “Nó
biết thừa rằng ở với Oanh nó bị thiệt nhiều, sức nó làm đâu cũng kiếm nổi
công tháng hai hay ba chục đồng bạc”. Nhưng vì giữ chữ Tín, vì “nể bà
Chánh với cậu Đích” nên anh vẫn ở lại chăm chỉ làm việc dù cho biết mình
chịu nhiều thua thiệt. Đến khi có vợ con, gánh nặng cơm áo đè nặng trên vai,
tính cách Mô dần dần thay đổi. Từ đây anh chàng bắt đầu tính tốn thiệt hơn,
trước kia khi Thứ rộng rãi với mình thì Mơ cung kính, ngọt ngào với Thứ, hay
nói xấu tính bủn xỉn của Oanh nhưng khi Thứ túng thiếu phải tính tốn hơn
thì y lại tỏ vẻ khinh khỉnh… Cũng vì cái đói nghèo đeo đẳng, dày vị khiến
Mơ trở nên nhẫn tâm với chính cả mẹ vợ của mình khi bà khơng may bị xe ơ
tơ đâm lúc đang đi xe cát: “thưa cậu con thì nhất định chẳng thăm nom gì


12

nữa. Bà con sống nhờ trời, chết nhờ nhà thương. Đem về nhà biết lấy gì mà
chơn! Với lại nói cậu bỏ lỗi, bà con chết lúc này là may đấy. Như chúng con
mới khổ! Vợ con ốm ngồi đây. Chồng làm chỉ đủ chồng ăn. Giá còn bà già thì
khi nào bà con khỏe bà cịn bế cho để nó đi làm. Bây giờ như thế”.
Gia đình ơng Học bán đậu phụ cũng khơng có gì sáng sủa. Sống ở một
nơi được coi là bán nông thôn bán thành thị, trong một căn nhà bẩn thỉu, lụp

xụp giống như cái chuồng ngựa “Người ta chỉ trông thấy cái chuồng ngựa
thơi. Nó nuốt hết cái nhà. Đứng bên ngồi mà trông ai cũng tưởng căn nhà là
một phần chuồng ngựa... Đó là những đám cỏ rậm um sát chân tường, những
vũng nước đen, những đám đất phủ rêu nhầy nhầy. Một mùi khai khai, khẳn
khẳn bốc lên”. Khơng chỉ có vậy, ơng Học cịn xuất hiện với những cử chỉ thơ
thiển, q mùa “ơng lại thổi rồi lại rót, rồi lại thổi. Hai ba lần như thế chén
nước mới đầy. Ông nhắc một chén nước đặt trước mặt Thứ và một chén đặt
trước mặt San... Không ai uống. Thứ và San kêu khơng khát. Mơ nhìn hai cậu
tủm tỉm cười. Nó tỏ ý cho hai cậu biết nó cũng nhận thấy lối rót nước ghê tởm
của chủ nhà và những chiếc chén hạng rẻ tiền nhưng trông cáu bẩn”. Dưới
con mắt của Thứ thì những người như ơng Học thơ kệch, nghèo đói, dốt nát
sống cuộc đời gần như lồi “súc vật”. Hai đứa con ông đã toét mắt theo cả
nhà còn thêm bệnh thối tai, cả hai đứa đều bẩn thỉu. Nhưng ở đời nhiều sự trái
ngược buồn cười, ông Học chẳng ngày nào quên cọ rửa sân nhà, chuồng lợn,
chuồng tiêu và giội nước cho đàn lợn nhưng chẳng bao giờ ông nghĩ đến sự
cọ rửa và giội nước cho hai đứa con lớn của ơng. Chính bản thân ông cũng
chưa bao giờ nghĩ đến việc phải cọ rửa cho mình thành ra nhà ơng Học sạch
sẽ nửa vời, sạch sẽ một nửa. Rõ nét hơn, nhà văn khắc họa tính cách của ơng
Học lúc thì hiền lành trong việc hòa giải mâu thuẫn giữa vợ anh xe và chồng
cũ của cơ, có lúc lại khó tính đến nỗi cứ chửi sa sả vào anh xe khi mang trả
đôi chiếu để lấy lại vài hào.


13

Những người nông dân chân lấm tay bùn, trong trang sách Nam Cao
được nhà văn đặc biệt miêu tả sinh động, chân thực bắt nguồn từ lòng yêu
mến và cảm thông sâu sắc. Họ quanh năm lam lũ với ruộng đồng nhưng vẫn
khơng đủ ăn, bị bóp hầu bóp cổ nào sưu nào thuế. Người nhà quê làm việc
quần quật vất vả quanh năm như những kẻ chung thân bị khổ sai thế nhưng

cuộc đời họ vẫn khơng có quyền mơ đến những gì hơn ngồi mỗi ngày một
hai bữa cơm gạo đỏ như nâu, độn tồn ngơ với khoai mà vẫn chưa đủ no. Họ
ăn mải miết vội vàng như chỉ để ăn thôi chứ chẳng kịp biết đến ngon ngọt là
gì. Họ sống cuộc sống dị dẫm tối tăm nhút nhát, cuộc đời chỉ biết có mỗi lo
và sợ, họ lo những tai họa của trời đất giáng xuống, lo sự nhũng nhiễu của
thần thánh quỷ ma, họ lo trộm cướp ban đêm và cả những trộm cướp ban
ngày “bất cứ cái gì cũng khiến họ lo sợ. Họ là người nhẫn nại đến cực độ,
luôn luôn nhận mình là con sâu cái kiến, con giun cái dế ai muốn dẫm lên
cũng được, những kẻ bị bóc lột, đè nén, ức hiếp, đánh chửi đã quá quen rồi,
nên hầu như khơng cịn biết phẫn uất là gì. Những kẻ hiểu danh giá một cách
khá buồn cười, họ có thể cho kẻ khác tát một cái để được lợi một vài hào,
nhưng lại rất có thể vứt ra đơi, ba trăm để được người ta gọi là ơng phó,
những người ln ln tính tốn nhưng lại tính rất nhầm, họ tiếc, không dám
giết một con gà cho bố mẹ ăn, nhưng nếu bố mẹ chết đi lại rất có thể giết đến
mấy con bò để làm ma thật lớn ... những người đối với bề trên thì run rẩy,
khúm núm, sợ sệt nhưng đối với hàng xóm thì lại thơ tục, gắt gỏng, ghen ghét,
độc bụng, ích kỷ cay nghiệt, nghi nan; những kẻ thích đánh vợ bằng địn gánh
và dạy con bằng roi vọt... Đàn anh thì bóp nặn, hà hiếp, gian giảo, vô liêm sỉ,
chuyên sống bằng mồ hơi nước mắt của con em. Nói tóm lại, trong cách sống,
trong việc mưu sinh, trong sự giao tiếp của người dưới đối với người trên,
của người nọ đối với người kia chẳng có một chút gì có thể gọi là lạc thú. Bị
người ta cưỡi lên đầu, lên cổ hay cưỡi lên đầu, lên cổ người ta, thì chẳng qua


14

cũng là những kẻ dốt nát, ngu muội, bị giam hãm lâu đời trong cái khổ, trong
sự tù túng và thối nát”. Những con người ấy, sống hầu như không dám mơ
ước, sống chỉ muốn được yên thân, nhưng yên thân như vậy để làm gì? Làm
để có ăn, ăn để sống, sống để đợi chết... cả cuộc đời chỉ thu gọn vào bằng ấy

việc thôi ư? chẳng bao giờ dám nhìn xa hơn một chút, thu hẹp cuộc sống và
sự hiểu biết của mình vào trong cái phạm vi nhỏ hẹp của mảnh đất cỏn con
của mình...
Những người phụ nữ như bà mẹ Thứ, vợ Thứ, bà Hà, u em ... chưa
ngày nào biết đến ngọt bùi của cuộc sống nhưng ông Trời vẫn luôn không
công bằng với họ. Họ sinh ra để khổ, để vất vả rồi vẫn bị chồng ghẻ lạnh coi
thường mắng chửi như mèo chó. Có bao nhiêu nỗi vất vả vả trên đời này hình
như dồn hết lên đơi vai mảnh mai của người phụ nữ. Bà nội Thứ đã khổ suốt
một đời, thuở bé bố chết mẹ đi lấy chồng, bà đã phải đi làm con nuôi nhà
người cùng với người em. Người ta ni có phải vì hiếm hoi gì đâu? Cũng chỉ
là kiếp con sen con ở vậy, mà nghĩa là đi ở khơng cơng, cái khổ biết nói bao
giờ cho hết. Lớn lên đi lấy chồng những tưởng sẽ tìm được bờ vai để dựa dẫm
thế nhưng chồng lại nghèo, lại cờ bạc rượu chè. Vợ làm được bao nhiêu
chồng lại phá đi, vợ chồng đánh chửi nhau rồi nhân một chuyến thua ông
chồng cầm cố hết tài sản bỏ làng đi biệt tích chẳng bao giờ về nữa. Vậy là bà
ở vậy chơn vùi tuổi thanh xn của mình với ruộng đồng, con cái. Từ bé cho
tới lúc già chỉ có lo và lo “bà chưa bao giờ ăn ngon, chưa bao giờ được nghỉ
ngơi, không thể tin rằng người ta có quyền được nghỉ ngơi, chưa bao giờ
được vui vẻ, u đương, khơng bằng lịng cho khẻ khác được yêu đương và
vui vẻ”. Phải chăng vì vậy mà bà luôn cho rằng Liên là con người lười biếng,
hoang phí mặc dù Liên vẫn phải lo đến hóp người đi, ăn chẳng đủ no và chỉ
săn sóc cho đứa con sài bẹn của thị cũng đã đủ tắt thở rồi. Những sự ghen tức,
những lời kêu ca, day dứt, những nỗi bủn xỉn, cay nghiệt của bà cũng có thể


15

phần bắt nguồn từ chính cái thân phận nơ lệ suốt cuộc đời bà “Rồi bà chỉ
những hậm hực suốt ngày, chỉ những tiếc tiền, những mặt nặng sa mày, giận
dỗi mát hờn mà cháu cũng bực bội buồn rầu”. Đúng như lời Thứ đã chua xót

nói với San: “nếu anh đã nghèo qua một lần thì ít ra anh cũng phải biết rằng
cái nghèo nó chẳng có ích cho ai. Nó làm tiêu mịn sức lực, héo hắt tâm tâm
hồn, nó khiến con người ta trở thành bủn xỉn, nhỏ nhen, ích kỷ, sát bờ đất. Nó
tạo thành những con người nô lệ”.
1.1.2 Thái độ của Nam Cao đối với những số phận nghèo hèn
Nam Cao là nhà văn của những người nông dân nghèo khổ và bất hạnh,
nhà văn của những người khốn khổ, tủi cực nhất trong xã hội thực dân –
phong kiến. Bởi vì bản thân ông cũng xuất thân từ một vùng quê nghèo đói,
lớn lên trong sự đùm bọc của những người nông dân quanh năm túng thiếu,
lam lũ và ruột thịt với mình nên ông thật sự hiểu được cuộc sống khốn cùng
của họ, những “con người dưới đáy” xã hội. Sống mòn đã phản ánh hiện thực
bộ mặt xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng 8, một xã hội mà ở đó số
phận của những người nơng dân chất phác hồn hậu đã bị bần cùng trong đói
khổ, quằn quại trong sự chèn ép “người nhà quê làm quần quật suốt đời như
một kẻ chung thân bị khổ sai mà chẳng có quyền nghĩ đến gì hơn, ngồi mỗi
ngày mấy bữa cơm gạo đỏ, độn ngơ độn khoai… Họ sống dị dẫm, tối tăm,
nhút nhát, suốt đời chỉ sợ cùng lo”.
Trong tác phẩm của Nam Cao ta thường gặp những nhân vật nghèo đói,
xấu xí, thơ lỗ, độc ác, sống nhục nhã trong cuộc sống của họ, điều đó khiến
cho một số người hoài nghi ý nghĩa hiện thực và nhân đạo của nhiều truyện
Nam Cao. Ðúng là trong sự biểu hiện một số truyện Nam Cao có vẻ tự nhiên
chủ nghĩa nhưng khơng như những nhà văn chủ nghĩa nhìn quần chúng như
một lũ vật - người ngu dốt đầy thú tính, trái lại từ cái bề ngồi xấu xí có khi
rất thú vật của người lao động Nam Cao đã phát hiện ra tâm hồn con người và


16

cảm thông cho họ. Nhà văn đã thấy phần “u tối” của cuộc sống, tìm ra trong
đó cái đẹp và ông viết về những người dân cùng khổ với một thái độ đầy tôn

trọng, không phải là sự miệt thị cũng khơng thi vị hố. Ngay từ thời của ơng,
giữa lúc dòng văn học hiện thực phê phán, dòng văn học lãng mạn đang là
một trào lưu mạnh mẽ, Nam Cao đã khơng q đắm chìm hồn tồn theo
hướng đó mà ơng chọn cho mình một hướng đi đúng đắn, hướng đi ấy đã góp
phần đưa Nam Cao vào hàng ngũ những nhà văn đặt nền móng cho nền văn
học hiện đại Việt Nam : “Văn chương không cần đến những người thợ khéo
tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được
những người biết đào sâu, biết tìm tịi, khơi những nguồn chưa ai khơi và
sáng tạo những gì chưa có”
Trong mỗi trang văn của Nam Cao đều bộc lộ tấm lòng của một con
người đau đời và thương đời da diết. Nam Cao yêu thương những con người
bị cuộc sống đầy đọa. Xã hội cũ đã làm cho ơng đau xót khi mà đa số các
nhân vật của ông đều bị đẩy vào cảnh khốn cùng, khơng đạt được gì trong
cuộc đời, khơng đủ điều kiện để phát huy những khả năng tiềm tàng của
mình. Trong một số truyện ngắn của mình Nam Cao khơng chỉ nói đến tình
cảnh bị bóc lột về thể chất mà đi sâu vào nổi khổ, tâm hồn con người bị đày
đọa, nhân phẩm bị xúc phạm, giá trị làm người bị tước đoạt. Trước Cách
mạng tháng Tám ít có nhà văn hiểu được cách sâu xa ngõ ngách sâu kín,
những hy sinh thầm lặng mà cao quý trong tâm hồn người nơng dân như Nam
Cao. Ðó là chỗ mạnh trong cái tài của nhà văn nhưng trước hết là ở cái tâm, ở
tấm lòng tri âm của nhà văn đối với người dân nghèo khổ. Tất cả đã làm nên
tên tuổi Nam Cao, khiến trở thành một trong số những nhà văn nhân đạo lớn
nhất trong văn học hiện đại Việt Nam.


17

1.2 Hình tượng người trí thức trong Sống mịn của Nam Cao
Bên cạnh đề tài người nông dân, Nam Cao cịn là nhà văn của những
người trí thức nghèo, của những kiếp “sống mịn” có hồi bão, có ước mơ,

tâm huyết, tài năng, khao khát muốn vươn lên nhưng lại bị chuyện áo cơm ghì
sát xuống đất. Nếu như mỗi tác phẩm viết về đề tài người nông dân của Nam
Cao đều là sự trả ơn, gửi gắm ân tình với người nghèo khổ thì mỗi trang viết
về đề tài người trí thức đều chứa đựng tâm sự, nỗi buồn đau và khát khao
cháy bỏng của chính nhà văn ghi lại trung thực cuộc sống quẩn quanh mỏi
mòn của người trí thức tiểu tư sản đồng thời phản ánh một thời kỳ xã hội đen
tối ngột ngạt trước thảm họa chiến tranh đế quốc.
1.2.1 Người trí thức giàu khát vọng
Trong sáng tác của Nam Cao ta thường gặp hình ảnh một văn sĩ trẻ, bất
chấp đói khổ, say mê lý tưởng. Song những con người ấy rốt cuộc đành phải
từ bỏ cái mộng văn chương, cái lý tưởng của mình vì khơng gặp được một
hồn cảnh, điều kiện thuận lợi. Nhà văn đã vẽ nên hình ảnh những con người
chân chính có tài năng, có khát vọng nhưng cuộc đời xô đẩy cho không thể
sống yên ổn được. Họ không sao thực hiện được ước mơ, lý tưởng của mình,
bị thui chột tài năng và xói mịn nhân cách. Họ dần trở nên tàn nhẫn với vợ
con và những người xung quanh. Có thể nói nhân vật điển hình trong Sống
mịn là Thứ - một thanh niên trí thức nghèo luôn luôn suy nghĩ, dằn vặt giữa
nỗi lo tồn tại với khát vọng cao xa về một lý tưởng tốt đẹp. Nhưng trong bản
thân Thứ lại tồn tại những mâu thuẫn khó lý giải. Y vừa tự ti nghĩ “mình chỉ
là một anh giáo khổ trường tư, lương kém lương anh bồi khách sạn to”,
không dám vào nhà Hải Nam vì y là người vốn “hãi người” như gia đình hay
mắng nhưng có lúc lại táo bạo đến mức cố ý “rẽ vào con đường tối... ước ao
được một cô gái giang hồ ngăn lại khốc tay lên vai..”. Có lúc y có những
hành động trả miếng lại Oanh vì ích kỉ, ti tiện, nhưng có lúc lại tế nhị đến
mức cứ áy náy mãi chỉ vì sự có mặt của mình và San trong nơi trọ mới ở gia


18

đình ơng Học “làm vướng víu cái hạnh phúc giản dị của gia đình họ”. Đó là

sự giằng xé nội tâm, một sự trộn lẫn nhiều tính cách trong một con người ở
từng hồn cảnh cụ thể. Thơng qua những giằng xé nội tâm, những ngờ vực, tự
thú, tự lên án và tự vượt lên chính mình để hướng tới cuộc sống xứng đáng
cho con người. Nhân vật tự độc thoại với bản thân, chỉ dám nghĩ chứ không
dám bộc lộ ra cho người khác thấy “y chỉ nghĩ rằng: Mình ở chung với những
người nhỏ nhen lắm, tất có ngày cũng đến thành nhỏ nhen như họ mất thôi”.
Với nhân vật Thứ tác giả đã góp phần làm phong phú thêm về các nhân vật
điển hình của văn học hiện thực mà nổi bật ở đây là tầng lớp trí thức nghèo.
Trong mỗi nhân vật trí thức của Nam Cao, họ luôn tự đối mặt và đối thoại với
nhau. Đó là thế giới của những dằn vặt, những suy tư, ao ước, trăn trở của
một anh giáo khổ trường tư.
Thứ đã từng có khát vọng lý tưởng, hăm hở đón một chuyến đi Tây
khơng biết nản, náo nức ý nguyện cải tạo và xây dựng trường. Và mong muốn
“làm thế nào cho được sống. Cơm! Áo! Sự an toàn. Tương lai của mình.
Tương lai của các con. Sống! Sống! Tất cả sự quan hệ là ở đó. Phải làm thế
nào cho được sống, được ngước mắt lên, được thở hít tự do, cùng với tất cả
mọi người...” như trong kết thúc Sống mịn. Nhưng là trí thức nên mỗi người
trong họ khơng ai khơng có lúc ni trong mình một ít ao ước và ham muốn
cho đời sống tinh thần - nó là một cái gì rộng hơn chuyện áo cơm, vượt ra
khỏi bản thân, để có chút gì đóng góp cho nhân loại, dẫu chỉ trong vai một
nhà giáo để cải thiện môi trường học vấn cho đám học trị nghèo, hoặc một
nhà văn có tác phẩm được người đọc để ý... “Thứ vẫn không thể nào chịu
được rằng sống chỉ là làm thế nào cho mình và vợ con mình có cơm ăn, áo
mặc thơi. Sống là để làm một cái gì đẹp hơn nhiều, cao q hơn nhiều. Mỗi
người sống phải làm thế nào cho phát triển đến tận độ những khả năng của


19

lồi người chứa đựng ở trong mình. Phải gom góp sức lực của mình vào cơng

cuộc tiến bộ chung. Mỗi người chết đi phải để lại một chút gì cho nhân loại”.
Qua những nhân vật trí thức tâm huyết của mình như Thứ, như San...
Nam Cao thể hiện niềm khao khát một lẽ sống lớn, khao khát một cuộc sống
sâu sắc, mạnh liệt, có ích và có ý nghĩa. Thứ đã từng thích làm một việc gì đó
có ảnh hưởng đến xã hội ngay, mong muốn đến những sự đổi thay lớn lao đến
cho xứ sở mình, y muốn xóa cái đói và cái dốt cho nhân loại. Hơn một lần
Thứ mơ ước mình là một vĩ nhân, một anh hùng vượt lên trên sự tầm thường
để chỉ nghĩ đến một cái gì đó vĩ đại mà thơi. Thứ đã có ba năm lăn lộn ở Sài
Gịn, kiếm sống bằng rất nhiều nghề, và hăm hở đón một chuyến đi Tây
không biết nản. Y những mong và luôn luôn tự nhủ: “Phải có một cái trình
độ học thức khá cao. Phải luyện tài. Có học, có tài y mới đủ năng lực để mà
phụng sự cái lý tưởng của y. Tạng người y không cho y cầm súng, cầm gươm.
Y sẽ cầm bút mà chiến đấu.” Nhưng chỉ mới sau ba năm, y đã bị hất trả về
quê. “Y đã thấy những gì ở quê nhà ? Gia đình y khánh kiệt rồi. Bà ngoại y
già nua, ốm yếu, bẳn gắt, buồn rầu”… “Làng y vẫn như xưa, khổ như xưa.
Vải tây rẻ như bèo. Nghề dệt cổ sơ của làng chết hẳn rồi”… Quyết không thể
sống vùi ở một xó nhà quê, Thứ lại ra Hà Nội và kiếm được một chỗ dạy tư.
Ơng thầy giáo trẻ có bằng Thành chung lại nao nức ý nguyện cải tạo và xây
dựng cái trường.
Có đơi khi cơng việc giáo khổ trường tư của Thứ và San còn vất vả và
nghèo túng hơn cả ông Học – một người bán đậu phụ. Tuy rằng như vậy
nhưng trong tâm hồn họ vẫn le lói những hy vọng, những khát khao cống
hiến. Thứ khơng thể chấp nhận lối sống tầm thường, chỉ mong được yên thân
nhưng yên thân như vây để làm gì? Làm để có ăn và để sống đợi cái chết, chết
khi chưa làm được việc gì có ích, chẳng bao giờ dám nhìn xa hơn một chút,
thu hẹp cuộc sống và sự hiểu biết của mình vào trong cái phạm vi nhỏ hẹp của


20


mảnh đất con con của mình. Những người như Thứ vẫn khao khát được phát
triển đến tận độ để góp vào cơng việc tiến bộ chung của lồi người. Cao cả
đẹp đẽ biết bao lý tưởng nhân văn của Nam Cao được gửi gắm qua những
dòng suy ngẫm của nhân vật Thứ về sự sống “Thứ không thể nào chịu được
rằng sống chỉ là làm thế nào cho vợ con có cơm ăn áo mặc thơi. Sống là để
làm một cái gì đó cao đẹp hơn nhiều. Mỗi người sống phải làm thế nào cho
phát triển đến tận độ những khả năng của lồi người chứa đựng trong mình.
Phải gom góp sức lực của mình vào cơng cuộc tiến bộ chung. Mỗi người chết
đi phải để lại một cái gì cho nhân loại”. Những con người giàu khát vọng và
mơ ước như Thứ và San rất tiếc lại không được đặt trong một hoàn cảnh
thuận lợi để phát triển tài năng, để đóng góp cho xã hội.
1.2.2 Người trí thức với bi kịch “sống mòn”
Giàu khát khao và mơ ước nhưng những thanh niên trí thức mang hồi
bão lớn như Thứ và San khi chạm trán với cuộc đời đều phải bẽ bàng, đắng
cay sống trong cảnh sống mòn. Phải chịu thất nghiệp tìm về quê mưu sinh,
San buồn rầu, chua xót nhận ra rằng “Giá bố mẹ chúng mình cứ để cho chúng
mình đi chăn trâu, cắt cỏ, rồi đi cuốc đi cày lại hơn. Chỗ tiền cho chúng mình
đi học, để chúng mình làm cái vốn làm ăn. Cứ vậy thì có lẽ bây giờ chúng
mình đã n thân rồi. Biết đâu chăng đã giàu? Cho chúng mình đi học thì sạt
nghiệp mà chúng mình thành ra khổ. Chúng mình hóa dở dang. Chạy chọt để
vào làm sở nọ, sở kia thì chúng mình lấy tiền đâu? Làm thợ thì khơng có
nghề. Đi bn thì khơng vốn. Về nhà q làm ruộng thì chúng nó cười cho
thối đầu lâu. Vả lại cuốc không hay, cày không biết, mới cũng khơng có sức.
Ngay lưng quen rồi”. Mới dăm năm vào đời chỉ mới dăm năm thôi, mà anh
thanh niên hăm hở, nồng nhiệt là Thứ đã nhanh chóng trở thành một anh nhà
giáo lù rù, xo xúi, an phận. Những ước mơ cao rộng của anh dần dần bị lụi tắt,
mọi suy tính của anh khơng vượt ra nổi vịng vây áo cơm cứ thít chặt quanh


21


anh, quanh cả cái gia đình lớn bé của anh, rộng ra là cả một quần thể người
sống quanh anh – nơi một cái làng quê, và một xóm nhỏ ngoại ơ. “Kiếp chúng
mình tức lạ. Sao mà cái đời nó tù túng, nó chật hẹp, nó bần tiện thế! Khơng
bao giờ dám nhìn cao một tí. Chỉ những lo ăn lo mặc. Hình như tất cả nguyện
vọng, tất cả ước mong, tất cả mục đích của đời chúng mình, chỉ là mỗi ngày
hai bữa. Bao nhiêu tài trí, sức lực, lo tính đều chỉ dùng vào việc ấy. Khổ sở
cũng vì thế, nhục nhã cũng vì thế, mịn mỏi tài năng trí óc, giết chết những
mong muốn đẹp những hy vọng cao xa cũng vì thế nốt. Lúc nào cũng lo chết
đói, lúc nào cũng lo làm thế nào cho khỏi chết đói! Như vậy thì sống làm gì
cho cực ?”. Ở mở đầu Sống mòn, trong ước nguyện và quyết tâm “cầm bút
mà chiến đấu”, nhân vật của Nam Cao lòng đầy những ước mơ đi xa và hăm
hở như một tráng sĩ. Đến kết thúc Sống mòn, thấm thía mọi bất hạnh, Thứ đã
có thể tổng kết cho số phận và tương lai của mình: “Y sẽ chẳng đi đâu? Ấy,
cái đời y là vậy! Y biết thế! Y nhu nhược quá, hèn yếu quá! Y không bao giờ
cưỡng lại không bao giờ nhảy xuống sông xuống bể, không bao giờ chĩa súng
lục vào mặt người bẻ lái và ra lệnh cho hắn hãm máy, quay mũi lại. Y để mặc
cho con tàu mang đi…”. Cả cuốn tiểu thuyết xoay trở xung quanh sự sống ấy,
một sự sống rất ít có sinh thú, nếu khơng nói là nó lăm le tiêu diệt hết mọi
sinh thú của đời nguời. Một sự sống rất ít có ánh sáng, nếu khơng nói là mọi
ánh sáng soi vào đấy, đều chỉ cịn leo lét và có nguy cơ tắt rụi. Ngót ba trăm
trang Sống mòn chỉ trở đi trở lại, vừa trên sự trải nghiệm một cảnh sống mòn,
vừa trên sự giãy giụa để thốt ra khỏi cảnh sống đó nhưng càng vùng vẫy như
càng bị xiết chặt lại, quay trở đằng nào cũng khơng có lối thốt: “Chao ơi!
Cuộc sống như cuộc sống chúng ta đang sống bây giờ thật có gì đáng cho ta
thấy vui chưa? Người ta ghét nhau hoặc yêu nhau, nhưng bao giờ cũng làm
khổ nhau cả. Tại sao như vậy ?”


22


Những ước mơ cống hiến, dẫu chỉ vươn lên hơn chuyện áo cơm một ít,
dẫu chỉ vượt ra ngồi bản thân hơn một chút, cũng gặp biết bao khó khăn đâu
dễ thực hiện trong xã hội thuộc địa. Và câu trả lời của Nam Cao cho tất cả
những mong ước nhỏ nhoi đó của người trí thức là một sự thất vọng, rồi tuyệt
vọng. Tất cả họ, gồm cả những ao ước đơn sơ của họ đều bị nhấn chìm trong
cảnh "Sống mịn". Nó là cái chết trong cõi sống, hoặc là một sự sống đang đi
dần vào cõi chết. Mỗi nhân vật của ông là một kiểu đời thừa, một lối sống
mòn, một cách chết mòn. Một cuộc sống vơ lý, vơ ích, vơ nghĩa “chết mà
chưa làm được gì cả”, “chết trong lúc sống”, “chết mà chưa sống”. Nam Cao
không chấp nhận sự sống của con người chỉ là sự tồn tại sinh học. Ơng coi đó
khơng phải là sự sống xứng đáng của con người “có thú vị gì cái lối sống co
quắp vào mình, cái lối sống q ư lồi vật, chẳng cịn biết một việc gì ngồi
việc kiếm miếng ăn đổ vào dạ dày?”. Xuất phát từ tư tưởng cao sâu đó, Nam
Cao đã đồng cảm sâu sắc và đau đớn trước bi kịch tâm hồn của những con
người muốn sống ý nghĩa bằng sự cống hiến của mình mà rốt cuộc phải chịu
bất lực. Khơng có gì đau đớn hơn bằng việc một kẻ vẫn có khát khao làm một
cái gì đó lớn lao, nâng cao giá trị đời sống của mình nhưng cuối cùng chẳng
làm được gì cả, chỉ mải lo cơm áo cũng đủ mệt. Đã biết bao nhiêu lần Thứ
trăn trở về cuộc đời mình, anh đau đớn nhận ra rằng những hồi bão tuổi trẻ
sẽ chỉ bị chơn vùi dưới cái lo cơm áo gạo tiền, anh vất vả đấy nhưng vẫn
không thể đem lại hạnh phúc cho vợ con và sự thanh thản cho chính bản thân
mình.
Cuộc sống đã vùi dập mọi ước vọng của Thứ, khiến y một mặt muốn
đối xử với mọi người bằng tình thương nhưng một mặt y lại hẹp hịi, tàn nhẫn
vì sĩ diện hão. Chứng kiến cảnh người ta nói vợ San ngoại tình, trong lịng
Thứ cảm thấy hả hê lắm. Thứ và San, hai anh giáo có học thức nhưng có
những lúc lại chẳng đáng mặt anh hùng khi vì một miếng ăn, một bát cơm mà



23

hùa nhau cạnh khóe, xỉa xói Oanh trong bữa cơm, khiến cơ này phải tức đến
tím gan bầm ruột. Thứ chả cũng có lần ghen ghét, tức tối với San khi anh này
tán tỉnh được một cô gái tân thời, hay thậm chí cịn “trở mặt” với Đích, mong
cho Đích chết, để làm gì ư? Để Thứ có thể nắm lấy cái trường, để một mình y
thu hết những lời lãi của nhà trường. Thứ đã nhanh chóng trở thành một anh
nhà giáo lù rù, xo xúi, an phận. Những ước mơ cao rộng của y dần dần bị lụi
tắt, mọi suy tính của y khơng vượt ra nổi vịng vây áo cơm cứ thít chặt quanh
cái gia đình lớn bé của anh, rộng ra là cả một quần thể người sống quanh anh
– nơi một cái làng quê, và một xóm nhỏ ngoại ơ, “kiếp chúng mình tức lạ.
Sao mà cái đời nó tù túng, nó chật hẹp, nó bần tiện thế! Khơng bao giờ dám
nhìn cao một tí..Như vậy thì sống làm gì cho cực ?”. Đó là hình ảnh một con
người trí thức bị bào mịn dần về nhân cách và tinh thần, họ như đang chết
mòn trong cái cuộc sống chật hẹp khốn khổ không thể thực hiện được chí
hướng của chính mình. Thế nhưng nếu chỉ dừng lại ở việc vạch ra những ung
nhọt trong tư tưởng của con người trí thức thì có lẽ Nam Cao đã lẫn vào hàng
trăm tên tuổi các nhà văn khác. Điều đáng chú ý là trong khi miêu tả con
người bị đẩy vào tình trạng tha hóa, tàn nhẫn Nam Cao vẫn không chấp nhận
cái ác, vẫn kiên định giữ vững nguyên tắc tình thương của mình. Ở người trí
thức diễn ra “cuộc vật lộn giữa chính và tà, giữa thiện và ác, giữa cao thượng
và thấp hèn, giữa vị tha và vị kỉ…”. Các nhân vật này ln giằng xé, cau có,
khó chịu, bởi khi rơi vào tình trạng tiêu cực, họ liền ý thức họ là con người, là
trí thức có lương tâm, lập tức những biểu hiện tàn nhẫn của họ trở thành bi
kịch nội tâm của chính họ. Sau khi đã chọc giận được Oanh Thứ đã bắt đầu
cảm thấy ân hận “cái cử chỉ vừa rồi của y tàn nhẫn đã đành. Nhưng nó chả
thơ tục hay sao? thơ tục, mà lại đê tiện nữa. Nó tỏ ra là một người quá để ý
đến miếng ăn. Xưa nay y có phải là hạng người như thế đâu? Y có thể kèm
cựa, tèm nhèm, nhỏ nhặt đến thế ư? Y lấy làm nhục lắm”. Rồi khi thấy một



24

thống ý nghĩ xấu xa vụt lên trong óc thì y thấy lòng buồn rầu “lòng y đã cằn
cỗi đến mức ấy sao? Y đã ích kỷ, đã đồi bại, đã tàn nhẫn, đã khốn nạn đến
thế ư? Trên mắt y, một chút nước mắt bỗng ứa ra. Trơ trơ trước cái chết của
một người thân, y đã khóc cái chết của chính tâm hồn mình...”. Sự thức tỉnh
về nhân phẩm kiểu này ta có thể bắt gặp trong một số nhân vật của Nam Cao
như Điền trong “Nước mắt”, Hộ trong “Đời thừa”. Nhân vật của Nam Cao
không phải là khơng có lúc ngả nghiêng, chao đảo, nhưng cuối cũng đều đứng
vững trên lập trường nhân đạo, đều giữ vững được cái lẽ sống tình thương cao
cả của mình, chiến thắng cái phàm tục nhỏ nhen, vị kỷ. Câu nói sau đây là
phát biểu của Lão Hạc hay chính là quan niệm của Nam Cao: “Đối với những
người ở quanh ta, nếu ta khơng cố tìm mà hiểu họ,thì ta chỉ thây họ gàn dở,
ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... Toàn là những cái cớ để cho người ta tàn
nhẫn không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta
thương” (Lão Hạc). Cho nên, dù nhà văn phơi ra trên từng trang viết của
mình sự chao đảo giữa tính người và tính vật, nhưng điều quan trọng là Nam
Cao đã thể hiện niềm tin lớn lao vào con người và sáng tạo được những tác
phẩm mang dấu ấn rõ nét của chủ nghĩa nhân văn hiện đại. Tác giả cũng nhận
thức rõ ràng cái căn nguyên của những nỗi bi kịch đó, nó xuất phát từ chính
cái lối sống lầm than, đọa đầy. Nó đã tạo ra những con người tàn nhẫn và
tham lam.
Câu chuyện “sống mòn” do thế trở thành một ám ảnh, một thức nhận,
một phát hiện của Nam Cao, để trở thành cái riêng trong bức tranh hiện thực
Nam Cao, trong hình ảnh của người trí thức kiểu Nam Cao. Sống mòn chan
chứa những ý tưởng nhân bản và thấm nhuần tư tưởng nhân đạo. Ông là nhà
văn đồng tình với khát vọng sống lương thiện và khát vọng được phát huy đến
tận độ tài năng của tầng lớp trí thức đương thời. Tư tưởng nhân đạo mới mẻ
và sâu sắc đó cho thấy nhà văn khơng chỉ dừng lại ở chỗ tố cáo những thế lực



25

tàn bạo chà đạp quyền sống của con người mà còn đòi hỏi xã hội tạo điều kiện
để con người được sống một cuộc sống thực sự ý nghĩa.


×