Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Tiếng huế trong các bài thơ viết về huế của tố hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 75 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀ NH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đề tài:

TIẾNG HUẾ TRONG CÁC BÀI THƠ VIẾT VỀ HUẾ CỦA
TỐ HỮU
Người hướng dẫn:
TS. Bùi Trọng Ngoãn
Người thực hiện:

Nguyễn Thị Diệu

Đà Nẵng, tháng 5/2013


1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
5. Dự kiến đóng góp của đề tài ......................................................................... 5
6. Cấu trúc đề tài ............................................................................................... 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 6


Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ....... 6
1.1. Phong cách nghệ thuật của nhà văn và phong cách ngôn ngữ nhà văn ..... 6
1.1.1. Phong cách nghệ thuật của nhà văn ..................................................... 6
1.1.2. Phong cách ngôn ngữ của nhà văn....................................................... 7
1.2. Thơ Tố Hữu, phong cách nghệ thuật Tố Hữu, phong cách ngôn ngữ thơ
Tố Hữu ............................................................................................................ 10
1.2.1. Thơ Tố Hữu........................................................................................ 10
1.2.2. Phong cách nghệ thuật của Tố Hữu ................................................... 13
1.2.3. Phong cách ngôn ngữ thơ Tố Hữu ..................................................... 15
1.3. Phương ngữ .............................................................................................. 16
1.3.1. Khái niệm phương ngữ ...................................................................... 16
1.3.2. Phân vùng phương ngữ của tiếng Việt............................................... 18
1.3.3. Những đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Trung .............................. 18
1.4. Tiếng Huế ................................................................................................. 19
1.4.1. Tiếng địa phương Huế ....................................................................... 19
1.4.2. Chất giọng Huế .................................................................................. 25
1.4.2.1. Khái niệm “giọng, giọng điệu” .................................................... 25


1.4.2.2. Chất giọng Huế ............................................................................ 27
Chương 2. KHẢO SÁT TIẾNG HUẾ TRONG CÁC BÀI THƠ VIẾT VỀ
HUẾ CỦA TỐ HỮU...................................................................................... 30
2.1. Từ địa phương xứ Huế trong các bài thơ viết về Huế của Tố Hữu ......... 30
2.1.1. Kết quả khảo sát, thống kê ................................................................. 30
2.1.2. Sự thay đổi về mặt ngữ âm của tiếng Huế trong các bài thơ viết về
Huế của Tố Hữu ........................................................................................... 32
2.1.3. Những từ địa phương (trong các bài thơ của Tố Hữu) có ngữ âm khác
hồn tồn với từ tồn dân nhưng có nghĩa tương ứng ................................. 35
2.2. Chất giọng Huế trong những bài thơ viết về Huế của Tố Hữu ................ 37
2.2.1. Giọng tâm tình, đằm thắm, nhỏ nhẹ ngọt ngào.................................. 38

2.2.2. Giọng cảm thương, vỗ về, an ủi ......................................................... 41
2.2.3. Giọng tâm sự, nhớ thương da diết ..................................................... 43
2.2.4. Giọng quyền uy, thúc giục ................................................................. 45
Chương 3. Ý NGHĨA CỦA TIẾNG HUẾ TRONG CÁC BÀI THƠ VIẾT
VỀ HUẾ CỦA TỐ HỮU ............................................................................... 49
3.1. Vai trò của tiếng Huế đối với nội dung, hình tượng trong các bài thơ viết
về Huế của Tố Hữu ......................................................................................... 49
3.1.1. Vai trò của từ địa phương Huế đối với nội dung, hình tượng trong các
bài thơ viết về Huế của Tố Hữu ................................................................... 49
3.1.2. Vai trò của chất giọng Huế trong những bài thơ viết về Huế của Tố Hữu 52
3.2. Tiếng Huế đối với nhạc tính trong những bài thơ viết về Huế của Tố Hữu..... 55
3.2.1. Khúc biến tấu của thanh điệu trong những bài thơ viết về Huế của
Tố Hữu ......................................................................................................... 56
3.2.2. Sự ngân vang của vần điệu ................................................................ 60
3.2.3. Sự uyển chuyển, thanh thoát của nhịp điệu ....................................... 64
KẾT LUẬN .................................................................................................... 67
TÀ I LIỆU THAM KHẢO


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thơ ca là một trong những món ăn tinh thần khơng thể thiếu của con
người, bởi nó là nơi bày tỏ tâm trạng vui buồn, cả ý chí và lịng quyết tâm của
thi sĩ. Còn đối với bạn đọc, khi đọc những câu thơ hay, đúng với tâm trạng
của mình thì cảm thấy như có một người hiểu và chia sẻ những nỗi niềm sâu
kín trong lịng. Để hiểu một cách sâu sắc và rung động với thơ chỉ dựa trên
việc tìm hiểu hình tượng thơi thì chưa đủ mà phải tìm hiểu cả ngơn ngữ nữa,
bởi vì ngơn ngữ là một trong những chất liệu quan trọng và không thể thiếu

làm nên tác phẩm. Ngơn ngữ trong thơ rất phong phú và nó là một trong
những cái để làm nên phong cách của tác giả. Ngơn ngữ nói chung trong đó
có ngơn ngữ tồn dân và ngơn ngữ địa phương, khi đi vào thơ thì mỗi cái lại
có giá trị khác nhau. Nhưng việc sử dụng ngôn ngữ địa phương vào trong thơ
một cách tài tình sẽ làm tăng thêm giá trị của tác phẩm. Một trong những nhà
thơ vận dụng ngôn ngữ địa phương của mình rất linh hoạt, rất tự nhiên đó
chính là Tố Hữu.
Sinh ra và lớn lên tại đất Huế, nơi nổi tiếng là một trong những trung tâm
văn hóa của đất nước, nhà thơ Tố Hữu như một người con ưu tú của vùng đất
đế đô, trong con người ông đã hội tụ những tinh hoa của xứ cổ kính đó. Chính
vì vậy ngơn ngữ, giọng điệu, cảnh vật…trong thơ ông phần lớn đều mang
phong vị ca dao dân ca, những câu hị Nam ai nam bình, Mái nhì mái đẩy…
đậm đặc của xứ Huế.
Cũng là người con của đất Huế, nên khi đọc những bài thơ viết về Huế
của Tố Hữu, tâm hồn tơi có những cảm xúc khó diễn tả bằng lời và nhận thấy
cảm xúc đó gần gũi vơ cùng như từ chính trong kí ức hiện ra, để rồi thầm thốt
lên rằng: Tố Hữu thật tài tình khi đưa cảnh vật, con người, ngơn ngữ địa


2

phương vào thơ như chính chân dung của nó ngồi hiện thực, và đó là những
gì người ta thường nói: “rất Huế”. Chính vì vậy chúng tơi chọn đề tài: “Tiếng
Huế trong các bài thơ viết về Huế của Tố Hữu” để làm khóa luận. Bên cạnh
đó việc nghiên cứu đề tài này, chúng tơi mong muốn sẽ góp một phần kiến
thức nhỏ nhoi vào vốn kiến thức rộng lớn về nhà thơ Tố Hữu.
2. Lịch sử vấn đề
Tố Hữu là một trong những nhà thơ lớn của dân tộc, thơ ơng từ rất lâu
được độc giả đón nhận nhiệt tình. Khơng những vậy, thơ ơng cịn được nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm. Chính vì thế số lượng các cơng trình nghiên cứu cả

lớn và nhỏ về thơ Tố Hữu tương đối nhiều. Qua việc tìm hiểu và điểm lại các
bài viết về thơ Tố Hữu có thể tạm chia ra như sau.
2.1. Các ý kiến về thơ Tố Hữu nói chung
Trước hết, phải kể đến chuyên luận Thơ Tố Hữu của Lê Đình Kỵ (1979),
nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Trong chuyên luận này,
ông đã đánh giá thơ Tố Hữu cả mặt nội dung lẫn hình thức, ơng viết: “Nhà
thơ đã triệt để khai thác, sử dụng và phát triển một cách sáng tạo những tinh
hoa dân gian cả về mặt nội dung, tư tưởng lẫn hình thức biểu hiện. Tiếp thu
văn học cổ truyền là để góp phần diễn tả một cách linh hoạt những tư tưởng,
tình cảm mới của thời đại, làm tăng tính chất dân tộc của các bài thơ, để cho
thơ gần với quần chúng” [6, tr.335].
Tiếp theo, không thể không nói đến cơng trình nghiên cứu của Nguyễn
Văn Hạnh với tựa đề Thơ Tố Hữu, tiếng nói đồng tình, đồng ý, tiếng nói đồng
chí của Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, năm 1985. Trong cơng trình này ơng
nghiên cứu rất cặn kẽ về thơ Tố Hữu qua năm tập thơ đầu. Kết hợp với nghiên
cứu về nội dung, ông đề cập đến những giá trị lớn về ngôn ngữ thơ Tố Hữu,
ông viết: “Cũng không ai nghĩ một cách lạ lùng rằng trong nền thơ ca hiện
đại của ta Tố Hữu đã che lấp tất cả và có thể thay thế được mọi người. Một


3

nghệ sĩ dù là tài giỏi bao nhiêu cũng chỉ phản ánh một số khía cạnh nào đó
của đời sống, cũng chỉ có thể làm “kĩ sư tâm hồn” cho con người ở một số
phương diện nào đó mà thơi. Người đọc với chiều sâu tâm hồn và với sự đơng
đảo, nhiều mầu vẻ của mình, cần rất nhiều nghệ sĩ, những nghệ sĩ có tài năng
khác nhau” [4, tr.248].
2.2. Các ý kiến về ngôn ngữ nghệ thuật thơ Tố Hữu
Trong chuyên luận Thi pháp thơ Tố Hữu, Trần Đình Sử đã khám phá và
lí giải thế giới nghệ thuật thơ Tố Hữu trong tính thống nhất và hệ thống, trong

khuynh hướng thơ trữ tình chính trị và chỉ ra những đặc điểm quan trọng của
thơ Tố Hữu từ kiểu nhà thơ, cái tơi trữ tình đến hình thức và giọng điệu thơ.
Khi bàn về ngôn ngữ thơ Tố Hữu, Trần Đình Sử viết: “Ngơn ngữ thơ Tố Hữu
thuộc ngơn ngữ thơ trữ tình điệu nói” [10, tr.273] và ơng lí giải: “Chính ngơn
ngữ này, Tố Hữu đã tạo ra nhiều giọng nói phong phú cho thơ trữ tình cách
mạng” [10, tr.291].
Trong cuốn Phê bình và bình luận văn học, Tố Hữu - tác giả trong nhà
trường (2006), Nhà xuất bản văn học, ở bài Con đường thơ của Tố Hữu,
Nguyễn Đăng Mạnh đã tìm hiểu tiến trình thơ Tố Hữu. Qua đó Nguyễn Đăng
Mạnh cũng nói nhiều về ngơn ngữ thơ Tố Hữu. Ông nhận xét: “Thơ Tố Hữu
trong phần tiêu biểu nhất vẫn là thơ tâm sự, thơ tâm tình với giọng thầm kín,
ngọt ngào. Người ta đã giải thích giọng thơ này bằng nhiều lí do, trong đó có
lí do ảnh hưởng của q hương ơng. Đúng là có cái giọng Huế trong thơ Tố
Hữu, cái giọng “hờn dịu ngọt” của người Huế, cái giọng hò man mác thiết
tha trên sơng Hương và cái giọng thầm thì của chính con sơng rất đỗi thơ
mộng và trữ tình” [11, tr.12].
Như vậy, thơ Tố Hữu được các nhà nghiên cứu khai thác nhiều khía cạnh
khác nhau, nhưng chưa có một cơng trình nào nghiên cứu với tư cách là một
cơng trình độc lập về tiếng Huế trong các bài thơ viết về Huế của Tố Hữu.


4

Chúng tôi cho rằng đây là một đề tài thú vị, chính vì vậy chúng tơi mạnh dạn
đi vào nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là những biểu hiện của tiếng Huế
trong các bài thơ viết về Huế của Tố Hữu trong tập: Tố Hữu toàn tập (2009),
tập 1, do giáo sư Hà Minh Đức sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu, của Nhà
xuất bản Văn học, Hà Nội.

Để thực hiện đề tài này chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê các bài
thơ viết về Huế trong bảy tập thơ của Tố Hữu: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra
trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn, Ta với ta. Qua kết quả khảo sát, chúng tôi
thống kê được 25 bài thơ viết về Huế của Tố Hữu.
Trong tập thơ “Từ ấy” có 11 bài: Hai đứa bé, Tương tri, Đi đi em, Chú
bé hát rong, Tiếng hát sông Hương, Nhớ người, Quanh quẩn, Khi con tu hú,
Nhớ đồng, Tranh đấu, Huế tháng Tám.
Trong tập “Việt Bắc” có 3 bài: Tình khoai sắn, Lạnh lạt, Lượm.
Tập “Gió lộng” có 2 bài: Q mẹ, Hoa tím.
Tập “Ra tận” có 3 bài: Có thể nào yên?, Bài ca lái xe đêm, Chuyện em.
Tập thơ “Máu và hoa” có 2 bài: Nước non ngàn dặm, Bài ca quê hương.
Tập thơ “Một tiếng đờn” có 3 bài: Vườn nhà, Thật giả, Huế lại huy
hồng.
Tập “Ta với ta” chỉ có một bài: Về quê.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân loại, thống kê.
- Phương pháp phân tích, chứng minh.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp tổng hợp, khái quát hóa.


5

- Các phương pháp khác của ngôn ngữ học.
5. Dự kiến đóng góp của đề tài
Với đề tài “Tiếng Huế trong các bài thơ viết về Huế của Tố Hữu” chúng
tơi hi vọng góp phần cung cấp một khía cạnh nhỏ kiến thức trong việc sử
dụng ngôn ngữ của Tố Hữu. Ngoài ra, trong một chừng mực nhất định, người
viết xem luận văn của mình như một bước tập dượt làm khoa học.

6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn được triển khai như sau:
Chương 1: Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài
Chương 2: Khảo sát tiếng Huế trong các bài thơ viết về Huế của Tố Hữu
Chương 3: Ý nghĩa của tiếng Huế trong các bài thơ viết về Huế của Tố
Hữu


6

NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Phong cách nghệ thuật của nhà văn và phong cách ngôn ngữ nhà văn
1.1.1. Phong cách nghệ thuật của nhà văn
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Phong cách nghệ thuật là một phạm
trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng,
của các phương thức biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong
sáng tác của nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu hay trong văn
học dân tộc.” [5, tr.213]
Phong cách nhà văn là toàn bộ những nét riêng biệt của nhà văn đó từ
đối tượng phản ánh, đề tài quen thuộc, khả năng phát hiện vấn đề và phương
thức thể hiện. Những đặc điểm riêng biệt, độc đáo được thể hiện và lặp đi lặp
lại nhiều lần trong các sáng tác của nhà văn, đặc biệt là những tác phẩm xuất
sắc, giúp người đọc nhận được nhà văn qua tác phẩm. Cảm nhận độc đáo,
riêng biệt của nhà văn về thế giới đòi hỏi một hệ thống phương tiện phù hợp
để thể hiện, truyền đạt nó. Ngơn ngữ nghệ thuật nói chung và ngơn ngữ nhà
văn nói riêng phải vừa giống mọi người, vừa khác mọi người. Giống với mọi
người nghĩa là nhà văn đi thuận với ngôn ngữ truyền thống khiến mọi người

đều dễ hiểu. Tuy nhiên phải có cái khác mọi người thì mới gọi là văn. Điểm
chung về ngôn ngữ với mọi người là cái thuộc về điều kiện nền tảng, còn
những điều kiện khác với mọi người chính là dấu hiệu để xác định phong cách
tác giả. Phong cách nhà văn là một chỉnh thể nghệ thuật riêng, vừa phong phú
đa dạng, vừa ổn định, vừa có khả năng vận động phát triển. Nhà văn A.T
Sêkhốp rất có lí khi cho rằng: “Nếu tác giả nào khơng có lối nói riêng của
mình thì người đó khơng bao giờ là nhà văn cả”. Cái mà Sêkhốp gọi là “lối
nói riêng” chính là phong cách tác giả, phong cách nhà văn. Mỗi nhà văn


7

thường có những sở trường ngơn ngữ riêng của mình. Chính sở trường ngơn
ngữ ấy sẽ dẫn đến sự sáng tạo ngơn ngữ và cũng chính sự sáng tạo ngơn ngữ
này sẽ tạo nên phong cách ngôn ngữ của một nhà văn.
1.1.2. Phong cách ngôn ngữ của nhà văn
M.B Khrapchenco cũng có quan niệm về ngơn ngữ trong văn học: “Với
tư cách là một hiện tượng phong cách, ngôn ngữ nghệ thuật thực hiện một
chức năng phức tạp. Nó tạo ra một hệ thống giọng điệu của tác phẩm văn
học, không một thành tố nào của phong cách tồn tại bên ngồi hệ thống đó”
[12, tr.191]. Nhà nghiên cứu đã khẳng định ngôn từ nghệ thuật là thành tố tạo
nên giọng điệu của tác phẩm văn chương. Ngôn ngữ nghệ thuật là dấu hiệu
quan trọng để nhận biết phong cách của nhà văn. Ngồi ra, Khrapchenco cịn
cho rằng: “Bản thân đặc trưng của cách nhìn nhận hình tượng có tính chất cá
nhân đối với thế giới, cũng như vẻ đặc thù của phong cách chủ đạo, đã quyết
định việc lựa chọn những phương tiện ngôn ngữ, cho phép anh ta biểu hiện rõ
những dự đồ sáng tạo của mình” [12, tr.196].
Khi nghiên cứu về phong cách ngôn ngữ của nhà văn, các nhà ngơn ngữ
học cũng có những quan niệm tương đối thống nhất. Theo nhóm tác giả Võ
Bình – Lê Anh Hiền – Cù Đình Tú – Nguyễn Thái Hịa (1982): “Ngơn ngữ là

chung nhưng vận dụng ngơn ngữ là cái riêng của từng người. Mỗi người do
sở trường, tập quán, thị hiếu, tâm lí, cá tính hoặc do cơng phu luyện tập mà
hình thành những cách diễn đạt khác nhau. Người này thích những từ mà
người khác khơng thích, nhà văn nọ có những cách đặt câu mà người khác
khơng có” [1, tr.16]. Ngơn ngữ là tài sản chung của mọi người, là sản phẩm
của hoạt động giao tiếp, nhưng sử dụng ngôn ngữ như thế nào là năng lực và
trí tuệ riêng của mỗi con người. Đinh Trọng Lạc đã từng nói: “Cá thể hóa
trong ngơn ngữ nghệ thuật chính là cái độc đáo, đặc sắc khơng lặp lại, cái
riêng của tất cả yếu tố trong sáng tác: lối nghĩ, lối cảm, lối thể hiện, những


8

đặc trưng riêng trong cách sử dụng từ ngữ, ngữ pháp, kết cấu đoạn mạch, thủ
pháp tu từ” [7, tr.153]. Ngôn ngữ nghệ thuật được quan niệm là cái độc đáo,
cái riêng của mỗi người viết không lặp lại.
Tác giả Phan Ngọc trong cơng trình “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du
trong truyện Kiều” cho hiện tượng phong cách tác giả là một hiện tượng hiếm
vì: “Một tác giả chỉ có được một phong cách riêng khi đọc một vài câu người
ta đoán biết tác giả là ai, khi cái phong cách mà tác giả xây dựng lên góp
phần vào truyền thống văn học, trở thành mẫu mực cho nhiều người noi theo
và học tập. Muốn làm được điều đó tác giả phải được một sự đổi mới trong
việc kế thừa, để đẩy sự kế thừa sang một bước mới. Nếu như tác giả chỉ kế
thừa đơn thuần thì tác giả chỉ có được phong cách thời đại, phong cách thể
loại mà khơng có được phong cách riêng mình” [9, tr.24], và “Một nghệ sĩ
muốn thay đổi địa vị của mình từ chỗ là con người của một thời đại, một thể
loại thành con người có phong cách, cần phải thực hiện một sự đổi mới, anh
ta phải có gan từ bỏ cái truyền thống mà anh ta đã tiếp thu hết sức đầy đủ, để
trên cơ sở ấy xây dựng một truyền thống mới” [9, tr.25].
Để hiểu khái niệm phong cách tác giả cũng như muốn nghiên cứu, xác

định phong cách ngôn ngữ của một nhà văn, chúng ta phải căn cứ vào hai dấu
hiệu cơ bản, đó là: khuynh hướng ưa thích và sở trường sử dụng những loại
phương tiện ngơn ngữ nào đó của tác giả; sự đi chệch chuẩn mực của tác giả.
Mỗi nhà văn thường có sở trường ngôn ngữ riêng. Sở trường ngôn ngữ này
thành thục tới mức mọi người phải thán phục và không ai theo được thì thành
biệt tài về ngơn ngữ. Chẳng hạn Nguyễn Du là một biệt tài về ngôn ngữ. Sở
trường ngôn ngữ của nhà văn dẫn đến khuynh hướng ưa thích lựa chọn, sử
dụng những loại phương tiện ngơn ngữ nhất định, khiến cho ngôn ngữ nhà
văn khác với mọi người. Nguyễn Công Hoan “ham” dùng, “mê” dùng khẩu
ngữ. Những phương tiện khẩu ngữ dân chúng mà ông dùng trong truyện ngắn


9

làm cho những cái ông kể, ông tả hệt như ngồi đời, khiến độc giả tâm đắc,
thích thú, thán phục. Nguyễn Tn có thói quen khơng bằng lịng với những
từ cũ, những lối diễn đạt cũ của xã hội vì khơng biểu hiện đúng ý ơng muốn
nói. Ơng ln tìm tịi những hình thức diễn đạt mới “lạ tai”, “khác người” để
có thể nói thật trúng cái suy nghĩ, cái cách thức đặt vấn đề, cái cách nhìn nhận
của mình. Trong khi đó Tơ Hồi say mê miêu tả và đã tả thì hay vơ cùng, đẹp
vơ cùng, trau chuốt vô cùng…
Sở trường ngôn ngữ của nhà văn không chỉ bộc lộ ở khuynh hướng ưa
thích những cái đã có của xã hội mà còn thể hiện ở sự tạo ra những cái xã hội
chưa có, cần có, nói khác đi sở trường ngôn ngữ dẫn đến sự sáng tạo ngơn
ngữ. Trong sự đối chiếu với chuẩn mực thì sáng tạo ngơn ngữ có nghĩa là tạo
ra những cái đi chệch chuẩn mực ngôn ngữ. Chệch chuẩn mực chứ không
phải chống chuẩn mực, chệch chuẩn mực cũng là một cái “lỗi”, nhưng là cái
“lỗi muốn có”, cái “lỗi nên có” ở các nhà văn để tạo nên phong cách tác giả.
Đã là nhà văn không ai không đi chệch chuẩn mực, không ai không nuôi
dưỡng ý định chệch chuẩn mực. Ngơn ngữ văn chương của ta ln có những

cái đi chệch, không bao giờ cạn sự đi chệch. Tong khi người đời nói “cõi
lịng”, “cõi trần gian”,…thì mở đầu truyện Kiều, Nguyễn Du lại nói “cõi
người ta”. Trong lúc xã hội vẫn nói “Từ ấy”, “từ đó”, “từ ngày ấy” thì mở
đầu tập thơ đầu tay của mình, Tố Hữu dùng “Từ ấy”. Trong khi xã hội nói
“đầy những lo âu”, “nhiều lo âu” thì Nam Cao viết “tối sầm những lo âu”.
Trong khi ta vẫn bảo nhau “châm thuốc”, “hút thuốc”,…thì Nguyễn Tn lại
“thắp một điếu thuốc giữa sơng lúc đêm khuya”. Chúng ta có thể kể biết bao
nhiêu cái đi chệch nho nhỏ như vậy trong văn chương của ta. Có thể nói thế
giới ngơn ngữ của nghệ thuật văn chương là thế giới ngơn ngữ tồn dân đồng
thời cũng là thế giới của những sự đi chệch ngơn ngữ tồn dân.


10

Phong cách ngôn ngữ của nhà văn là hạt nhân cốt lõi xun suốt q
trình sáng tác, dù mang tính thống nhất, ổn định, nhưng có sự thay đổi. Chính
sự thay đổi đó đã tạo ra sự phong phú, đa dạng trong phong cách ngôn ngữ
của nhà văn. Một nhà văn có thể có nhiều phong cách khác nhau. Ví dụ như ở
giai đoạn Thơ mới 1930 – 1945, các nhà thơ như Xuân Diệu, Chế Lan Viên,
Huy Cận, đều thể hiện một nét chung trong bút pháp, giọng điệu của mình đó
là nỗi buồn, một nỗi buồn bơ vơ, cô đơn, trơ trọi mất phương hướng giữa
cuộc đời, tạo nên khơng khí buồn lãng mạn – đặc trưng của Thơ mới. Nhưng
sau Cách mạng tháng Tám thành công, cũng là những gương mặt nhà thơ ấy,
chúng ta lại bắt gặp sự say sưa, hứng khởi hòa nhập vào cuộc sống mới của
dân tộc. Các nhà thơ ca ngợi lí tưởng cách mạng, ca ngợi tự do và tự nguyện
sống với cuộc chiến đấu của toàn thể dân tộc, thể hiện giọng thơ hào hùng,
khí thế của cách mạng.
Tóm lại, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những nhận định khác nhau ở
từng khía cạnh của phong cách ngơn ngữ nhà văn. Nhưng hầu như giới nghiên
cứu đều có điểm thống nhất phong cách ngôn ngữ nhà văn là cái riêng, cái

độc đáo trong việc sử dụng ngôn ngôn ngữ của nhà văn, là các yếu tố ngôn
ngữ được lặp đi lặp lại thành tần số cao và có khả năng khu biệt làm cho
người đọc dễ nhận diện được tác giả là ai khi chỉ cần đọc ít chữ.
1.2. Thơ Tố Hữu, phong cách nghệ thuật Tố Hữu, phong cách ngôn ngữ
thơ Tố Hữu
1.2.1. Thơ Tố Hữu
Đến nay, Tố Hữu đã cho ra đời 7 tập thơ: Từ ấy (1937 – 1946), Việt Bắc
(1946 – 1954), Gió lộng (1955 – 1961), Ra trận (1962 – 1971), Máu và hoa
(1972 – 1977), Một tiếng đờn (1979 – 1992), Ta với ta (1992 – 2002). Thơ Tố
Hữu ngay từ những ngày đầu xuất hiện đã được quần chúng đón nhận nồng


11

nhiệt. Bởi vì một lẽ rất riêng, thơ ơng khơng thể hiện tình cảm hời hợt, những
lối ví von bóng bẩy trong thơ ông rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày.
Khi đọc mỗi bài thơ, độc giả có thể tìm thấy ở đó những tình cảm, cảm
xúc chân thành của một người lính, từ một người con, người em, một người
anh hay cả một con người có trái tim vĩ đại luôn hướng đến hàng triệu đồng
bào bị áp bức, nô lệ. Tố Hữu thực sự là một nhà thơ lớn của thế kỉ XX.
* Tập thơ “Từ ấy” (1937 – 1946)
Tập thơ có 72 bài thơ. Gồm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích và Giải phóng.
Tác giả đã xây dựng thành cơng hình tượng người thanh niên trẻ tuổi say mê
lí tưởng, say sưa hoạt động, tự nguyện cống hiến sức mình cho con đường
tranh đấu. Đồng thời tác phẩm cũng phản ánh một giai đoạn lịch sử sôi động
đã diễn ra những biến cố to lớn làm rung chuyển và thay đổi sâu sắc xã hội
Việt Nam.
* Tập thơ “Việt Bắc” (1947 – 1954)
Tác phẩm gồm 27 bài. Ngay từ đầu tập thơ Tố Hữu đã có sự chuyển biến
trong quan niệm về đối tượng nghệ thuật. Với ông, lúc này đối tượng là quần

chúng nhân dân, nhân dân là người cảm thụ cũng là đối tượng sáng tạo. Từ
đầu, tập thơ đã mang tính đại chúng sâu sắc. Thi sĩ cũng thể hiện khuynh
hướng sáng tạo mang đậm tính sử thi và khuynh hướng khái quát tổng hợp, ví
dụ như: “Hoan hơ chiến sĩ Điện Biên”, “Ta đi tới”.
* Tập thơ “Gió lộng” (1955 – 1961)
Tập thơ này tập trung khái quát hai chủ đề lớn của văn học Việt Nam lúc
bấy giờ, đó là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất
nước nhà ở miền Nam và tình cảm Quốc tế vô sản. Đề tài thường tập trung
vào các nhân vật cụ thể như: “Quê mẹ”, “Người con gái Việt Nam”. Các tác
phẩm thể hiện đậm nét chủ nghĩa lãng mạn phơi phới và khuynh hướng sử thi.
Thi sĩ tiếp tục phát triển khuynh hướng sử thi và khuynh hướng khái quát với


12

một cái tơi trữ tình đa dạng hơn và một nghệ thuật biểu hiện già dặn, nhuần
nhị hơn.
* Tập thơ “Ra trận” (1962 – 1971)
Tập thơ “Ra trận” gồm có 31 bài. Tập thơ này ra đời trong hoàn cảnh
cuộc chiến tranh xảy ra ác liệt trên phạm vi toàn quốc. Nội dung của tập thơ là
một khúc ca ra trận, là mệnh lệnh cách mạng tiến công, là lời kêu gọi cổ vũ
hào hùng cho cả một dân tộc trong cuộc chiến đấu ở hai miền Nam – Bắc, có
những suy ngẫm và trải nghiệm về con người Việt Nam. Tập thơ này mang
đậm tính chính luận thời sự và chất sử thi, có lúc thể hiện rõ nét âm hưởng
của anh hùng ca.
* Tập thơ “Máu và hoa” (1972 – 1979)
Tập thơ gồm 13 bài. Nội dung của tập thơ “Máu và hoa” vẫn tiếp nối
những mạch cảm xúc anh hùng ca và âm hưởng chung của cuộc kháng chiến
vĩ đại của dân tộc. Tố Hữu đã thể hiện và ca ngợi sức mạnh của dân tộc Việt
Nam, sức mạnh của hiện tại và tương lai.

Có thể nói từ những rung động sâu sắc, chân thật trước hiện thực cuộc
sống, nhà thơ Tố Hữu đã tìm được tiếng nói chung với quê hương, với anh
em, với đồng bào đồng chí…Ở tập thơ này, nhà thơ đã đạt được độ chín về tư
tưởng, tình cảm lẫn nghệ thuật biểu hiện.
* Tập thơ “Một tiếng đờn” (1979 – 1992)
Tập thơ gồm 74 bài. Đây có thể xem là khúc khải hoàn sau chặng đường
chiến đấu gian khổ nhưng đầy hào hùng của dân tộc. Thơ Tố Hữu, trong
nhiều giai đoạn lịch sử là tiếng nói gắn bó chặt chẽ với đời sống chính trị của
đất nước, ở tập thơ này vẫn tiếp tục sự nhất quán ấy. Đấy là niềm vui khi đất
nước thanh bình trong tự do, độc lập. Có thể nói tình u đất nước, ca ngợi
cuộc sống, lý tưởng là âm điệu chủ đạo trong tập thơ này. Đó là sự nối tiếp
nhất qn trong dịng chảy về cảm xúc, hình tượng thơ của Tố Hữu trong giai


13

đoạn lịch sử mới. Tuy ở một số bài việc sử dụng ngơn từ, hình ảnh đã có sự
trùng lặp với các tập thơ trước.
* Tập thơ “Ta với ta” (1992 – 2002)
Đây là tập thơ cuối cùng trong chặng đường thơ Tố Hữu. Tập thơ này là
kết tinh những chiêm nghiệm về lẽ đời và tìm về những kỷ niệm một thời in
đậm trong tâm trí nhà thơ, vì thế giọng thơ trầm lắng và suy tư.
Thơ Tố Hữu sáng ngời thẩm mĩ của thời đại. Mỗi giai đoạn, mỗi thời kì thơ
Tố Hữu ln có sự thay đổi về cả nội dung lẫn nghệ thuật. Tố Hữu không
ngừng tìm tịi những hình thức mới của thơ ca để biểu đạt cuộc sống mới, con
người mới và những tư tưởng tình cảm mới. Nhưng bao giờ nhà thơ cũng tìm
tịi, sáng tạo trên vốn thơ ca truyền thống của dân tộc. Càng về sau thì thơ ơng
càng hồn thiện.
1.2.2. Phong cách nghệ thuật của Tố Hữu
Khi nói về phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu nhà nghiên cứu Nguyễn

Văn Long trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam, tập 3 đã khái quát thành 4 ý
sau:
(1) Tố Hữu là nhà thơ của lý tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho
khuynh hướng thơ trữ tình chính trị. Tố Hữu là một chiến sĩ – thi sĩ, làm thơ
trước hết là phải phục vụ sự nghiệp cách mạng, cho lý tưởng của Đảng. Trong
thơ Tố Hữu từ trước đến sau, dù đề tài, nội dung cảm hứng có đa dạng đến
đâu thì vẫn nhất quán ở chỗ lấy lý tưởng cách mạng, quan điểm chính trị làm
hệ quy chiếu cách nhìn nhận và xúc cảm về mọi phương diện, mọi hiện tượng
của đời sống, kể cả đời sống riêng tư của chính nhà thơ. Với Tố Hữu, “Tả
tình hay tả cảnh, kể chuyện mình hay kể chuyện người, viết về các vấn đề lớn
hay về một sự việc nhỏ (…) là để nói cho được cái lý tưởng cộng sản ấy thôi”
(Chế Lan Viên).


14

Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị. Mọi sự kiện, vấn đề lớn của đời
sống cách mạng, lý tưởng chính trị, những tình cảm chính trị thơng qua trái
tim nhạy cảm của nhà thơ đều có thể trở thành đề tài và cảm hứng nghệ thuật
thực sự. Đặc biệt ở những bước ngoặt trong đời sống cách mạng của dân tộc,
hồn thơ Tố Hữu thường vang ứng nhạy bén và dào dạt cảm hứng, kết tinh
trong những bài thơ đặc sắc, được sự đồng cảm và hưởng ứng rộng rãi của
đông đảo công chúng. Xuân Diệu khẳng định “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị
lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình”.
(2) Nội dung trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu thường tìm đến và gắn
liền với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn. Khuynh hướng sử thi nổi
bật trong thơ Tố Hữu nhất là ở những thời kì sau, kể từ cuối tập “Việt Bắc”.
Cái tơi trữ tình trong thơ Tố Hữu ngay từ đầu đã là cái tôi chiến sĩ, về sau
càng trở thành cái tôi nhân danh cộng đồng, nhân danh Đảng và dân tộc. Nhân
vật trữ tình trong thơ Tố Hữu là con người thể hiện tập trung những phẩm

chất của giai cấp, dân tộc, đến cuộc kháng chiến chống Mĩ được nâng lên
thành những hình tượng anh hùng mang tầm vóc thời đại và lịch sử, nhiều khi
được thể hiện bằng bút pháp thần thoại hóa. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố
Hữu là cảm hứng lãng mạn. Thơ Tố Hữu hướng vào tương lai, khơi dậy niềm
vui, lòng tin tưởng và niềm say mê với con đường cách mạng, ngợi ca nghĩa
tình cách mạng và con người cách mạng. Do khuynh hướng, cảm hứng ấy mà
thơ Tố Hữu chú trọng tác động đến tình cảm, cảm xúc của người đọc, đặc biệt
khai thác giá trị gợi cảm của nhạc điệu thơ.
(3) Một nét đặc sắc của thơ Tố Hữu là có giọng điệu riêng rất dễ nhận
ra, đó là giọng tâm tình, ngọt ngào tha thiết, giọng của tình thương mến.
Giọng điệu ấy có phần là do được thừa hưởng từ điệu tâm hồn con người xứ
Huế với những câu ca, giọng hò tha thiết ngọt ngào của quê hương. Nhưng nó
cũng được xuất phát từ một quan niệm của nhà thơ: “Thơ là chuyện đồng điệu


15

(…), thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí’’. Nhà thơ đặc biệt
dễ rung động với nghĩa tình cách mạng, ln hướng đến đồng bào, đồng chí
mà giãi bày tâm sự, trị chuyện, kêu gọi, nhắn nhủ. Thơ Tố Hữu phần nhiều có
cách diễn đạt tự nhiên, hơi thơ liền mạch.
(4) Kế tục truyền thống thơ ca dân tộc, đặc biệt là thơ ca dân gian và thơ
cổ điển, thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và nghệ thuật biểu
hiện. Hiện thực đời sống cách mạng, những tình cảm chính trị, đạo lí cách
mạng qua sự cảm nhận và thể hiện của Tố Hữu đã gắn bó, hịa nhập với
truyền thống tinh thần tình cảm và đạo lí của dân tộc, làm phong phú thêm
cho truyền thống ấy. Về thể thơ, Tố Hữu sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ
dân tộc và có những sáng tạo làm phong phú thêm cho các hình thức thơ ca
này. Trong thơ Tố Hữu có thể bắt gặp một cách phổ biến những lối so sánh,
các phép chuyển nghĩa và cách diễn đạt trong thơ ca dân gian đã trở nên quen

thuộc với tâm hồn người Việt. Sáng tạo hình ảnh trong thơ Tố Hữu thiên về
giá trị biểu hiện tình cảm hơn là giá trị tạo hình, thậm chí nhà thơ cịn sử dụng
nhiều hình ảnh ước lệ tượng trưng khá quen thuộc. Chiều sâu của tính dân tộc
trong thơ Tố Hữu là ở nhạc điệu, đặc biệt phong phú về vần và những phối
âm trầm bổng nhịp nhàng nên dễ ngâm dễ thuộc. Nghệ thuật thơ Tố Hữu
nghiêng về tính truyền thống hơn là sự tìm tịi đổi mới theo hướng hiện đại
hóa [8, tr.182 – 188].
1.2.3. Phong cách ngôn ngữ thơ Tố Hữu
Là sản phẩm ra đời trong cuộc đấu tranh cách mạng, thơ Tố Hữu tiêu
biểu cho thơ trữ tình chính trị. Nội dung thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu
thường tìm đến và gắn bó với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn. Thơ
ông đã kết hợp hài hòa tư tưởng cách mạng cao đẹp sáng rõ nhất của thời đại.
Với hình thức ngơn ngữ thơ tiếng Việt hiện đại, đó là thứ ngơn ngữ giản dị
đời thường nhưng vẫn chất chứa nhiều ý nghĩa sâu xa. Đồng thời thơ Tố Hữu


16

có một giọng điệu rất dễ nhận ra, đó là: giọng tâm tình ngọt ngào tha thiết,
giọng của tình thương mến, cùng với thể thơ đậm đà bản sắc dân tộc, tạo nên
một phong cách riêng cho nhà thơ. Giọng điệu ấy có phần là do thừa hưởng
điệu tâm hồn con người xứ Huế với cả giọng nói và những câu ca, điệu hò tha
thiết của vùng đất mà phong cảnh núi sông được thiên nhiên phú cho nhiều vẻ
đẹp êm dịu. Nhưng nó cịn xuất phát từ quan niệm về thơ Tố Hữu: “Thơ là
chuyện đồng điệu. Nó là tiếng nói của người nào đó đến với người nào đó có
sự cảm thơng chung dựa trên cơ sở đồng ý, đồng tình”.
Khi bàn về giọng điệu trong thơ Tố Hữu, Trần Đình Sử đã khẳng định:
“Là thơ trữ tình điệu nói, Tố Hữu đã tạo ra nhiều giọng nói phong nhú cho
thơ trữ tình cách mạng. Trong thơ ơng có giọng rắn rỏi, dõng dạc, khúc chiết
của nhà tuyên truyền, có giọng nói của nhà cách mạng trẻ tuổi tâm huyết, say

sưa, của nhà cách mạng dày dạn trầm tĩnh, có tiếng nói bạn bè ấm áp, có
tiếng nói ruột thịt tha thiết, mến thương. Thơ Tố Hữu là cả một thế giới giọng
nói…Tầm khái quát của các giọng thì khác nhau, nhưng trội hơn hết là giọng
nói tâm tình, nhỏ nhẹ.” [10, tr.291 – 293]. Cịn với nhà nghiên cứu Nguyễn
Văn Long, ơng cho rằng: “Tình thương mến đã tạo nên ở thơ Tố Hữu một
giọng điệu rất dễ nhận ra. Dù có những lúc thơ Tố Hữu được cất lên bằng
giọng thúc giục hay trang trọng, hùng tráng, có khi là lời kêu gọi, là mệnh
lệnh của cách mạng, Tố Hữu vẫn trở về với giọng điệu đặc trưng của mình là
giọng tâm tình, ngọt ngào” [10, tr.185].
1.3. Phương ngữ
1.3.1. Khái niệm phương ngữ
Theo Giáo sư Hoàng Thị Châu (2009) trong Phương ngữ học tiếng Việt,
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội định nghĩa về phương ngữ như sau:


17

“Phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của
ngơn ngữ tồn dân ở một địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so
với ngơn ngữ tồn dân hay với một phương ngữ khác” [2, tr.29].
Khi về nói về thuật ngữ “phương ngữ” Giáo sư Hồng Thị Châu cịn giải
thích thêm như sau:
Phương ngữ học là một bộ môn của ngôn ngữ học để nghiên cứu một
hay nhiều phương ngữ (dialect). Trước đây trong các sách thường dùng từ
“phương ngôn” theo cách dùng của Trung Quốc. Nhưng vì từ “phương
ngơn” ở trong tiếng Việt đã được dùng để chỉ “tục ngữ ở địa phương” (Theo
từ điển Văn Tân – Hà Nội 1967) cho nên dùng từ này dễ gây hiểu lầm. Từ
“tiếng địa phương” cũng có thể dùng được nhưng hình thức cấu tạo khơng
mang tính chặt chẽ của thuật ngữ như từ “phương ngữ”.
Từ “thổ âm” hay “giọng địa phương” chỉ nhấn mạnh khía cạnh ngữ âm

hoặc giọng nói địa phương. Chính vì vậy thuật ngữ “phương ngữ” ở đây
dùng để chỉ tiếng địa phương trong một vùng lớn như tỉnh, thành phố, bao
gồm nhiều “thổ ngữ” ở các xã, thôn.
Như vậy “phương ngữ học” không phải chỉ nghiên cứu một mặt nào đó
của một phương ngữ (mặt ngữ âm chẳng hạn) mà nghiên cứu mọi mặt (ngữ
âm, từ vựng, ngữ pháp) của một phương ngữ hệt như người ta nghiên cứu một
ngôn ngữ, chẳng hạn như tiếng Việt. [2, tr.29-30].
Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, Nhà xuất bản Đà Nẵng (2011),
“phương ngữ là biến thể của một ngôn ngữ được sử dụng theo địa phương
hay theo tầng lớp xã hội” [13, tr.1020].
Ở đây chúng ta cần phân biệt ngơn ngữ tồn dân với phương ngữ.
Phương ngữ chính là biến thể của ngơn ngữ tồn dân. Tuy nhiên ngơn ngữ lại
là một hệ thống hồn chỉnh riêng của nó chứ không phải là một cái nhánh
được tách ra từ một thân cây của ngơn ngữ tồn dân. Ngơn ngữ toàn dân cũng


18

khơng phải là cái trừu tượng cịn phương ngữ là cái cụ thể. Phương ngữ cũng
như ngơn ngữ tồn dân đều có mặt trừu tượng và mặt cụ thể.
Như vậy, có nhiều quan niệm khác nhau về phương ngữ. Nhưng nhìn
chung những quan niệm trên đều có một số điểm chung. Để làm cơ sở lí luận
cho đề tài, chúng tơi theo quan niệm của Giáo sư Hồng Thị Châu.
1.3.2. Phân vùng phương ngữ của tiếng Việt
Có nhiều cách chia khác nhau nhưng theo Giáo sư Hồng Thị Châu thì
tiếng Việt được chia thành ba vùng phương ngữ đó là: phương ngữ Bắc dùng
trong giao tiếp ở Bắc Bộ, phương ngữ này là cơ sở hình thành nên ngơn ngữ
văn học; phương ngữ Trung bao gồm các tỉnh Bắc Trung Bộ, từ Thanh Hóa
đến đèo Hải Vân; phương ngữ Nam trải dài từ đèo Hải Vân đến miền cực nam
của đất nước, là một phương ngữ mới, được hình thành dần dần trong vòng 5

thế kỷ gần đây.
1.3.3. Những đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Trung
Theo Giáo sư Hoàng Thị Châu đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Trung
có những điểm sau:
+ Hệ thống thanh điệu: có 5 thanh, khác với hệ thống thanh điệu phương
ngữ Bắc cả về số lượng lẫn chất lượng.
+ Hệ thống phụ âm đầu: có 23 phụ âm đầu, hơn phương ngữ Bắc 3 phụ
âm uốn lưỡi [s, z, t] chữ quốc ngữ ghi bằng s, r, tr. Tong nhiều thổ ngữ có 2
phụ âm bật hơi [ph, kh] (giống như chữ viết đã ghi lại) thay cho 2 phụ âm xát
[f, x] trong phương ngữ Bắc.
+ Trong hệ thống âm cuối, đôi phụ âm [-ng, -k] có thể kết hợp được với
các nguyên âm trước, giữa và sau. Tuy vậy, trong những từ chính trị - xã hội
mới xuất hiện gần đây vẫn có các cặp âm cuối [-nh, -ch] và [-ngm, -kp].
+ Phương ngữ Trung cũng gồm 3 phương ngữ nhỏ hơn, khác nhau về
thanh điệu:


19

- Phương ngữ Thanh Hóa lẫn lộn thanh hỏi và thanh ngã (phát âm không
phân biệt), nhưng các thanh khác lại phát âm giống phương ngữ Bắc.
- Phương ngữ vùng Nghệ Tĩnh không phân biệt thanh ngã với thanh
nặng. Cả 5 thanh tạo thành một hệ thống thanh điệu khác với phương ngữ
Bắc, có độ trầm lớn hơn.
- Phương ngữ vùng Bình Trị Thiên khơng phân biệt thanh hỏi với thanh
ngã. Nhưng về mặt điệu tính các thanh lại giống với thanh điệu Nghệ Tĩnh.
Riêng vùng Thừa Thiên - Huế có hệ thống vần và âm cuối giống phương ngữ
Nam. Điều này có nguồn gốc lịch sử - xã hội, do có sự pha trộn phương ngữ
Trung và phương ngữ Nam trong phương ngữ Thừa Thiên – Huế, nên nó
khơng tiêu biểu cho cả vùng. Tiêu biểu cho phương ngữ Trung là giải phương

ngữ từ Nghệ Tĩnh đến sông Bến Hải.
1.4. Tiếng Huế
Trước hết, chúng tơi cần nói rõ, tiếng Huế gồm hai yếu tố: đó là từ địa
phương Huế và chất giọng Huế. Dưới đây chúng tôi sẽ làm rõ những đặc
trưng của các yếu tố này.
1.4.1. Tiếng địa phương Huế
Trong bài “Các đặc điểm ngữ âm của tiếng Huế” đăng trên báo Thông
tin Khoa học và Công nghệ, số 1, năm 1992, Phó giáo sư Vương Hữu Lễ đã
nghiên cứu đầy đủ và rất sâu về mặt ngữ âm của phương ngữ Huế. Chính vì
vậy chúng tơi lấy bài viết này để làm cơ sở lí luận cho đề tài.
Phần khái niệm phương ngữ ở trên đã cho chúng ta biết Huế cơ bản
thuộc về phương ngữ Trung. Tiếng Huế giữ một vị trí đặc biệt: nó là thổ ngữ
chuyển tiếp giữa phương ngữ Trung và phương ngữ Nam. Điều này được
chứng minh bằng các đặc điểm ngữ âm sẽ được trình bày sau đây có sự đối
chiếu với thổ ngữ Hà Nội (tiêu biểu cho phương ngữ Bắc) và thổ ngữ Sài Gòn
(tiêu biểu cho phương ngữ Nam).


20

a) Thanh điệu
+ Nói chung, phương ngữ Trung có 4 thanh điệu: ngang, huyền, sắc,
nặng (2 thanh hỏi và ngã bị lẫn vào thanh nặng). Mặc dù là 1 thành viên của
phương ngữ này, nhưng tiếng Huế có 5 thanh điệu: 4 thanh điệu vừa nói cộng
thêm thanh hỏi.
Hai thanh hỏi và thanh ngã của tiếng Hà Nội đều được phát âm bằng
thanh hỏi trong tiếng Huế, về điểm này, tiếng Huế giống tiếng Sài Gòn.
Hà Nội

Huế-Sài Gòn


sửa ≠ sữa

sửa

củ ≠cũ

củ

+ Về mặt phẩm chất của thanh điệu, 3 thổ ngữ Huế, Hà Nội, Sài G̣n có 1
số điểm dị biệt. Điểm đặc biệt nhất là trong tiếng Huế, thanh hỏi rất gần giống
thanh nặng; 2 thanh này hầu như hoàn toàn tương ứng với thanh huyền của
Hà Nội và Sài Gòn:
Huế

Hà Nội- Sài Gòn

củ ≠cụ



đỏ ≠ đọ

đò

Điểm nữa cần lưu ý là thanh sắc Huế gần giống hệt thanh hỏi Sài Gịn.
Huế

Sài Gịn


huế

huể

hắn

hẳn

+ Trong tiếng Huế lại có 1 số từ địa phương khác với từ phổ thông về
mặt thanh điệu:
Hà Nội – Sài Gịn

Huế

sắc ~ nặng: rứt, rựt

bóp bọp

cắm

cặm


21

Một số từ ngoại lai cũng rơi vào trường hợp này: xiếc ~ xiệc, cà vát ~ cà
vạt…
- sắc ~ hỏi:

bóng đèn


bỏng đèn

- ngã ~ nặng:

vãi

vại

bãi

bại

- ngang ~ huyền:

giun

trùn

- huyền ~ ngang:



chi

già

tra

vừa


bưa

mày

mi

này

ni

+ Ở một số từ song tiết mà trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 thì thanh điệu
của âm tiết thứ nhất bị dị hoá thành thanh huyền:
Thiên lôi > thiền lôi ; ngơ ngơ > ngờ ngơ
Đu đủ > thù đủ ; bong bóng > lịng bóng
Nói chung, sự chuyển hoá thanh điệu như trên thường theo chiều từ âm
vực cao hơn xuống âm vực thấp hơn (trừ trường hợp huyền ~ ngang).
+ Về đặc điểm ngữ âm học của thanh điệu tiếng Huế trong bối cảnh âm
tiết mở ở cuối phát ngơn, H.M.Taylor có 1 nhận xét như sau:
“Tất cả các từ kết thúc bằng 1 nguyên âm đều có thêm 1 âm tắc họng sau
cùng ở chỗ cuối 1 phát ngôn, trừ những phát ngôn nào kết thúc bằng thanh
huyền. Thay vào đó, nguyên âm đứng cuối từ có thanh huyền được kéo dài ra
ở cuối phát ngơn”. Nghĩa là ở bối cảnh đó, 4 thanh ngang, hỏi, sắc, nặng đều
có âm tắc họng đi kèm theo sau, trong khi thanh huyền thì chỉ kéo dài ra thôi.
b) Âm đầu
+ Hệ thống âm đầu tiếng Huế gồm 21 âm vị phụ âm (nếu không kể phụ
âm zêrô hay phụ âm tắc họng) như trong hệ thống âm chuẩn của tiếng Việt: b-


22


, đ-, t-, th-, tr-, ch-, c- (k,q), v-, ph-, x-, r-, s-, gi-, (d-), kh-, g- (gh), h-, m-, n-,
nh-, ng- (ngh-), l-.
Về số lượng phụ âm đầu, có một điều cần nói là ở một số người trung
niên và lớn tuổi (mà trình độ văn hố khơng cao) thì khơng có phụ âm nh-, âm
này bị chuyển hố thành âm gi-: nhà nhỏ > già giỏ; như nhau > giư giau…
+ Cần ghi nhận là trong tiếng Huế, âm ghi bằng các chữ d- và chữ gitrên các chữ viết được thực hiện bằng [ j ] trong khi tiếng Hà Nội thực hiện
bằng chính tả.
VD:

Huế

Hà Nội

dân gian:

giâng giang

dân dan

giản dị:

giảng gị

dản dị

+ Một điểm dị biệt quan trọng so với tiếng Hà Nội là tiếng Huế có 3 âm
vị quặt lưỡi /s-, r-, tr-/ vốn bị đồng hoá lần lượt với 3 âm /x-, d- và ch-/ trong
tiếng Hà Nội:
Huế


Hà Nội

chân trâu ≠ trân châu

chân châu

xổ số

xổ xố

rồ dại

dồ dại

+ Trong tiếng Huế, có 1 số chuyển hoá phụ âm đầu so với tiếng Hà Nội.
Ở một số từ, âm vị /z/ của tiếng Hà Nội mà trên chữ viết ghi bằng /gi-/ thì
chuyển hố thành /ch-/ hoặc /tr-/ và ghi bằng /d-/ thì chuyển thành /đ-/; /v/
~/b/ hoặc /ph-/; /tr-/ hoặc /nh-/ hoặc /th/~ /l/; /g-/ ~ /kh/; /s/~ /r/; /m/ ~ /tr/; /h/ ~ /ng-/…
Hà Nội
- gi ~ ch

- gi ~ tr :

gì, giờ

Huế
chi, chừ

giữ, giường


chự ; chờng

già, giòi

tra ; troi


×