Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Tìm hiểu hệ thống thủy điện trên sông sê san và tác động của nó tới hoạt động của nhà máy thủy điện sê san 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 57 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
----------

NGUYỄN THỊ THỦY

Tìm hiểu hệ thống thủy điện trên sơng Sê
San và tác động của nó tới hoạt động của
nhà máy thuỷ điện Sê San 4

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN KHOA HỌC

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước vào thời kỳ Cơng nghiệp hố – hiện đại hố của Đất nước, nhà nước ta
đang phải đối mặt với một sức ép nặng nề là vấn đề dân số kéo theo nó là nhu cầu
ngày càng cao về sử dụng điện năng trong sinh hoạt và sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu
trên của hơn 85 triệu dân Việt Nam đã có hàng trăm nhà máy thuỷ điện lớn, nhỏ đã và
đang được khởi công xây dựng và hoạt động. Mới đây, 7 bậc thang thuỷ điện trên sông
Sê San gồm: Thượng KonTum, PleiKrông, Ialy, Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4, Sê
San 4A được khởi công xây dựng từ năm 2001 và đến nay đã lần lượt được đưa vào
hoạt động. Cơng trình được hồn thành đã đem đến nguồn điện năng rất lớn, giải quyết
phần nào vấn đề điện năng.
Xét về tiềm năng, sơng Sê San có nguồn tài nguyên nước phong phú (12,9 tỷ
m3) kết hợp với địa hình dốc được xem là lợi thế trong phát triển thủy điện, tưới tiêu,
cấp nước công nghiệp, sinh hoạt góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế - xã hội và cải


thiện điều kiện sinh sống của người dân 2 tỉnh Kontum – Gia Lai. Tuy nhiên, cũng như
các con sông khác ở Tây Nguyên, Sê San chịu tác động rất lớn từ đặc điểm khí tượng
nơi đây khi có tới 6 tháng mùa khơ. Trong khi đó trên sơng Sê San tại sơng chính và
các sơng nhánh đã và đang xây dựng các cơng trình thủy điện lớn nhỏ quá dày đặc kéo
dài từ thượng nguồn đến tận hạ lưu sông. Điều này gây sức ép rất lớn tới hoạt động
của nhà máy Sê San 4 nằm cuối hệ thống sông. Đây là một trong những công trình
cuối cùng thuộc dự án xây dựng 7 bậc thang thuỷ điện trên sông Sê San của EVN, thuỷ
điện Sê San 4 mang một ý nghĩa rất lớn về thuỷ điện nhằm khai thác tối đa tiềm năng
của đoạn sông phía cuối hạ lưu sơng .

2


Để hiểu rõ hơn tác động của hệ thống bậc thang thủy điện trên sông Sê San đối
với nhà máy thủy điện Sê San 4 Tôi lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu hệ thống thủy điện
trên sơng Sê San và tác động của nó tới hoạt động của nhà máy thuỷ điện Sê San
4”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu hệ thống thủy điện sơng Sê San và tác động của nó tới hoạt động của
nhà máy thuỷ điện Sê San 4. Từ đó đưa ra những kiến nghị và đề xuất một số ý kiến để
nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà máy.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập tài liệu, số liệu, hình ảnh liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ thủy văn của sông Sê San.
- Ảnh hưởng của hệ thống thủy điện sông Sê San tới hoạt động của nhà máy
thủy điện Sê San 4.
- Đề xuất một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả của nhà máy.
3. Lịch sử nghiên cứu
Sê san là một trong những con sơng lớn của Tây Ngun và có tiềm năng rất

lớn về thủy điện. Nghiên cứu về thủy chế và tiềm năng thủy điện của sông Sê San đã
được tiến hành từ rất lâu.
Bắt đầu từ năm 1996, đã có rất nhiều đợt khảo sát của các cơ quan trong và
ngoài nước nghiên cứu về tiềm năng thủy điện của sông. Đến năm 2001, bản báo cáo
về quy hoạch 6 bậc thang thủy điện đã được chính thức phê duyệt và cho tới nay đã
đem đến những hiệu quả nhìn thấy.
Đề tài chỉ đi vào tìm hiểu hệ thống thủy điện sơng Sê San và những tác động
của nó đến hoạt động của nhà máy thủy điện Sê San 4 tại hạ lưu sơng để thấy được vai
trị và tầm ảnh hưởng của chế độ dòng chảy đến hoạt động của nhà máy và ngược lại.
4. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu
- Về phạm vi nội dung, người viết nghiên cứu các vấn đề sau: Tìm hiểu tác
động của hệ thống thủy điện trên sông Sê San tới sự hoạt động của nhà máy thủy điện
Sê San 4; Quy mô và tiềm năng thuỷ điện của nhà máy thuỷ điện Sê San 4.
- Với giới hạn thời gian, nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2000 trở lại
đây.
- Về phạm vi lãnh thổ, Nghiên cứu hệ thống thủy điện trên sông Sê San và nhà
máy thuỷ điện Sê San 4 trên địa bàn hai tỉnh Gia Lai và KonTum.

3


5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Các quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm hệ thống
Quan điểm này coi sông Sê San nằm trong khu vực Tây Nguyên và thuộc hệ
thống sông Tây Nguyên nên mang những nét chung của sông Tây Nguyên và luôn
chịu sự chi phối của đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội nơi đây. Vì vậy, tìm hiểu về chế
độ dịng chảy của sơng Sê San, ta phải tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội
của khu vực sông để thấy được tác động của nó tới chế độ dịng chảy của sơng và
ngược lại. Qua đó, thấy được tiềm năng thuỷ điện của sông và giá trị của nó trong việc

khai thác thủy điện phục vụ phát triển kinh tế của vùng. Đặc biệt tại vùng hạ lưu sơng
nơi kinh tế xã hội cịn gặp rất nhiều khó khăn.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp
Sự thống nhất về đặc điểm sơng Sê San, chế độ dịng chảy của sơng với tiềm
năng phát triển thuỷ điện của sơng Sê San nói chung và nhà máy thuỷ điện Sê San 4 ở
hạ nguồn sơng Sê San nói riêng mang mối quan hệ chặt chẽ. Do đó khi nghiên cứu về
đặc điểm mạng lưới sông Sê San. Tôi sẽ đánh giá tiềm năng thuỷ điện của sơng, những
ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện đến dịng
chảy, địa hình thung lũng sơng và mơi trường tự nhiên.
5.1.3. Quan điểm sinh thái học
Quan điểm này coi thuỷ điện là một nguồn tài nguyên và việc xây dựng các nhà
máy thuỷ điện trên sông Sê San sẽ gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường và hệ sinh thái xung quanh. Vấn đề suy thoái và ô nhiễm môi trường hiện nay
đang diễn biến theo chiều hướng nghiêm trọng hơn nên đây là một quan điểm rất đáng
được quan tâm.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp tài liệu
Thu thập các tài liệu, thông tin, số liệu,…từ nhiều nguồn và nhiều lĩnh vực khác
nhau. Trên cơ sở đó chọn lọc và xử lý cho mục đích nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn
đề đã đặt ra. Những tài liệu, số liệu thu thập đảm bảo cho việc xử lý, phân tích, đánh
giá các vấn đề nghiên cứu của đề tài được khoa học và chính xác.
5.2.2. Phương pháp sử dụng bản đồ, biểu đồ
Phương pháp này sử dụng ngay từ khâu đầu tiên là khảo sát khu vực nghiên
cứu để có được cái nhìn tổng quan nhất. Thơng qua việc sử dụng bản đồ nhằm trực
quan hoá số liệu thống kê. Phương pháp này đã đưa ra các công cụ hữu ích cho việc
thể hiện một cách sinh động, rõ ràng kết quả nghiên cứu. Ngoài ra kết quả nghiên cứu
còn được thể hiện qua các biểu đồ, sơ đồ.

4



5.3. Phương pháp thực địa
Đây là phương pháp rất quan trọng mang lại tính thực tiễn cao cho đề tài, đồng
thời bổ sung chi tiết cho những vấn đề cần nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu và
thực hiện đề tài, người thực hiện đề tài đã tiến hành tìm hiểu, khảo sát thực tế ở địa
hình dọc bờ sơng, nhà máy thuỷ điện Sê San 4, thu thập các số liệu thông tin bằng cách
điều tra thực tế.

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÀ THỰC TIỄN
1.1 Các khái niệm liên quan tới sơng ngịi và chế độ thủy văn của sơng ngịi
1.1.1 Sơng và hệ thống sơng
Sơng là những dịng nước tự nhiên chảy theo những chỗ trũng của địa hình, có
lịng dẫn ổn định, có nguồn cung cấp nước là nước mặt và nước ngầm.
Sông chính là sơng trực tiếp đưa nước ra biển hoặc hồ lớn, sông nhánh hay phụ
lưu là sông dẫn nước vào sơng chính.
Tập hợp tồn bộ sơng chính và sơng nhánh có liên quan dịng chảy với nhau gọi
là hệ thống sông. Trong hệ thống sông người ta lấy tên sơng chính để gọi cho tồn hệ
thống.
1.1.2 Lưu vực sơng và các đặc điểm hình thái
a. Lưu vực sơng
Nước trên bề mặt đất theo quy luật chung đều chảy từ nơi cao xuống nơi thấp,
lâu ngày các đường chảy tạo thành sơng suối. Mỗi một dịng sơng đều có phần diện
tích hứng và tập trung nước gọi là lưu vực sông.
Một lưu vực sông là vùng địa lý được giới hạn bởi đường chia nước (hay còn
gọi là đường phân thủy) trên mặt và dưới đất. Đường chia nước trên mặt (hay còn gọi
là đường phân nước mặt) là đường nối các đỉnh cao của địa hình. Nước từ đỉnh cao
chuyển động theo hướng dốc của địa hình để xuống chân dốc là các suối nhỏ rồi tập
5



trung đến các nhánh sông lớn hơn chảy về biển. Cứ thế chúng tạo thành mạng lưới
sông. Trên lưu vực sơng, ngồi các diện tích đất trên cạn cịn có các phần chứa nước
trong lịng sơng, hồ và các vùng đất ngập nước theo từng thời kỳ. Tất cả phần bề mặt
lưu vực cả trên cạn và dưới nước là mơi trường cho các lồi sinh sống. Đường chia
nước dưới đất (hay còn gọi đường phân nước ngầm) là đường giới hạn trong lịng đất
mà theo đó nước ngầm chảy về hai phía đối lập nhau. Đường phân nước mặt và
đường phân nước ngầm nhìn chung là khơng trùng nhau, do đó sẽ có hiện tượng nước
từ lưu vực này chuyển sang lưu vực khác. Sự khác nhau là do cấu tạo và phân bố địa
chất khác nhau. Đặc biệt, với các lưu vực sông nằm trên vùng đá vôi thường xuất hiện
hiện tượng kaster, tức dòng chảy ngầm từ lưu vực này chuyển sang lưu vực khác, thậm
chí dịng chảy mặt trên sông tự nhiên biến mất và lộ ra ở hạ lưu hay chuyển sang một
dịng sơng của lưu vực khác...).
b. Đặc điểm hình thái của sơng
Về mặt hình thái, một con sơng có thể chia thành các vùng thượng lưu, trung
lưu và hạ lưu.
 Vùng thượng lưu của sơng thường là các vùng cao với địa hình dốc, chia cắt
phức tạp. Đây là nơi khởi nguồn của các dịng sơng và bề mặt thường bao phủ bằng
những cánh rừng được ví như những “kho nước xanh” có vai trò điều hòa dòng chảy,
làm giảm dòng chảy đỉnh lũ và tăng lượng dòng chảy mùa cạn cho khu vực hạ lưu.
 Vùng trung lưu các con sông thường là vùng đồi núi hoặc cao ngun có địa
hình thấp và thoải hơn, là vùng trung gian chuyển nước xuống vùng hạ lưu. Tại vùng
trung lưu, các con sông thường có độ dốc nhỏ hơn, lịng sơng bắt đầu mở rộng ra và
bắt đầu có bãi bồi, đáy sơng có nhiều cát mịn. Các bãi bồi ven sơng thường có nguy cơ
bị ngập nước tạo thành các bãi chứa lũ tạm thời.
 Hạ lưu sông là vùng thấp nhất của lưu vực sông, phần lớn là đất bồi tụ lâu
năm có thể tạo nên các vùng đồng bằng rộng. Nhìn chung các sơng khi chảy đến hạ
lưu thì mặt cắt sông mở rộng, sông thường phân thành nhiều nhánh đổ ra biển. Sơng ở
hạ lưu thường có độ dốc nhỏ, dịng bùn cát chủ yếu ở đáy sơng là cát mịn và bùn. Do
mặt cắt sông mở rộng nên tốc độ nước giảm nhỏ khiến cho quá trình bồi lắng là chủ

yếu, cịn xói lở chỉ xảy ra trong mùa lũ tại một số điểm nhất định. Tại hạ lưu gần biển
các sơng thường dễ bị phân nhánh, lịng sơng biến dạng uốn khúc theo hình sin và
thường có sự biến đổi về hình thái dưới tác động của quá trình bồi xói liên tục.
Trong hệ thống sơng, sự phân bố sơng nhánh dọc theo sơng chính có ảnh hưởng
tới tình hình dịng chảy của hệ thống sơng. Hình dạng của sơng ngịi cũng có tác dụng
quan trọng trong q trình tập trung nước chủ yếu của tồn bộ lưu vực sơng, đặc biệt
là hình thành và tập trung lũ. Hình thái của sơng ngịi có thể phân thành các loại:

6


+ Hình nan quạt: Là dạng lưới sơng gồm một dịng chính ở giữa, các phụ lưu
lớn chảy song song hai bên tả, hữu ngạn và chỉ hạ lưu trước khi đổ ra biển mới nhập
vào dịng chính. Do đó, lũ ở hạ lưu thường là lũ kép hay lũ hồn tồn, tập trung lũ của
dịng chính và các phụ lưu dồn về nên thường gây lũ lớn và đột ngột. Dạng lưới sông
này ở nước ta khá phổ biến như: hệ thống sơng Thu Bồn, hệ thống sơng Hồng,…vì vậy
quá trình tập trung lũ ở vùng hạ lưu xảy ra nhanh với tốc độ lớn gây ra nhiều thiệt hại
đến sản xuất và đời sống của người dân vùng hạ lưu.
+ Hình lơng chim: là hệ thống sơng gồm một sơng chảy chính giữa cịn các phụ
lưu lần lượt đổ vào hai bên bờ đối ngạn. Sơng với hình dạng này thường chỉ gây lũ đơn
hay lũ bộ phận nên khi về hạ lưu sóng lũ thường giảm đi và ít gây tác hại cho nhân
dân. Đây là dạng lưới sông của các hệ thống sông Ba, sông Cả, sơng Gianh,…
+ Hình song song: là dạng lưới sơng gồm một dịng sơng chính và một phụ lưu
lớn chảy song song tới hạ lưu mới đổ vào sơng chính, cịn các phụ lưu khác khơng
đáng kể. Do đó, lũ ở hạ lưu sơng có thể là lũ kép do ngồi lũ từ thượng lưu của dịng
chính có thể có lũ của phụ lưu lớn kết hợp thành lũ lớn khá đột ngột và gây nhiều tác
hại hơn so với lũ đơn.
Theo đó, sơng Sê San sẽ có hình dạng lưới sơng là lơng chim theo hình dạng
của hệ thống sơng Tây Ngun, được cung cấp nước từ các dịng sơng và suối nhỏ dọc
hai bên sơng chính.

1.1.3 Dịng chảy của sơng ngịi
a. các nhân tố của dịng nước
Sơng ngịi thường xun có nước chảy chính vì vậy mà sơng ngịi thường
xuyên phải được cung cấp nước. Nguồn cung cấp nước cho sơng ngịi cịn khá phức
tạp, chủ yếu là các điều kiện khí tượng, thủy văn,… Song q trình này lại thông qua
bề mặt lưu vực, tức là các điều kiện tự nhiên khác cũng như các hoạt động kinh tế xã
hội của lồi người.
- Nhóm các nhân tố khí tượng:
Nhiệt độ khơng khí: Nhiệt độ khơng khí ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến
chế độ dòng chảy. Ảnh hưởng trực tiếp là nhiệt độ có sự biến thiên trong năm làm thay
đổi chế độ dòng chảy. Nhiệt độ ảnh hưởng gián tiếp đối với chế độ dòng chảy thông
qua bốc hơi.
Nước rơi: Tất cả các dạng nước rơi từ khí quyển xuống mặt đất bao gồm tuyết
mưa đá, mưa nước, sương đều gọi chung là nước rơi. Mưa chi phối cả biến trình dịng
chảy của sơng ngịi. Ở các vùng nhiệt đới mùa mưa quyết định mùa dòng chảy. Mùa lũ
gắn với mùa mưa, mùa cạn gắn với mùa ít mưa. Tính chất mưa quyết định đến tính
chất lũ, các tháng có mưa lớn thì có dịng chảy lớn. Mưa tập trung với cường độ lớn sẽ
hình thành lũ lớn và ngược lại. Mưa với cường độ vượt thấm có thể sinh ra những cơn
7


lũ đầu mùa lớn trong khi lưu vực vẫn chưa bão hịa nước. Chính vì vậy mưa đóng vai
trị quan trọng quyết định sự phân bố theo không gian và thời gian của các quá trình
thủy văn.
- Ảnh hưởng của các yếu tố bề mặt
Thổ nhưỡng, nham thạch: Nếu khí hậu quyết định sự tiềm tàng của dịng chảy
thì thổ nhưỡng quyết định độ lớn của dòng chảy. Thổ nhưỡng hầu như là vật mơi giới
giữa khí hậu và dịng chảy. Ở những nơi thổ nhưỡng có khả năng thấm nước lớn, cấu
tạo địa chất tương đối rời rạc thì dòng chảy sẽ yếu đi và ngược lại. Lượng nước thấm
vào đất, một phần biến thành dòng chảy sát mặt, chảy ra sơng suối sau khi dịng chảy

mặt kết thúc. Một phần tạo thành dòng chảy ngầm cung cấp cho sông vào mùa cạn.
Một phần nước giữ lại trong đất sẽ khơng tham gia vào việc sinh dịng chảy mà mất đi
do quá trình bốc hơi từ mặt đất và q trình thốt hơi nước thực vật. Vì vậy với cùng
một lượng mưa, lượng dịng chảy mặt vùng có thổ nhưỡng ít thấm sẽ lớn hơn vùng thổ
nhưỡng có khả năng thấm nước tốt. Hệ số dòng chảy ở vùng thấm nhiều ln nhỏ hơn
vùng thấm ít hoặc khơng thấm. Đất thấm nước có vai trị tích nước, có khả năng
chuyển một phần dịng chảy mặt cung cấp cho sơng dưới dạng dịng chảy ngầm và sát
mặt đất, có tốc độ tập trung nước chậm hơn. Vì vậy, vùng thấm nhiều thì dịng chảy
phân bố điều hịa hơn, chế độ dịng chảy trong năm ít phụ thuộc vào tính chất của khí
hậu.
Ảnh hưởng của thực vật: Trong điều kiện mưa nhiều và dòng chảy phong phú
như nước ta, thực vật có vai trị to lớn trong việc điều hịa dịng chảy và chống xói
mịn đặc biệt đối với các sườn dốc.
Ảnh hưởng của địa hình: Địa hình tác động đến sự thay đổi khí hậu, thổ nhưỡng
và thực vật theo chiều cao. Địa hình cịn ảnh hưởng đến chế độ dịng chảy, làm thay
đổi cả mùa mưa, mùa khơ so với các vùng xung quanh. Ngồi chế độ dịng chảy, địa
hình cịn ảnh hưởng đến hướng dịng chảy, hướng địa hình quy định hướng dịng chảy.
Hồ đầm: Các sơng ngịi có quan hệ thủy văn với hồ, hồ có chức năng điều tiết
nguồn nước làm dịng chảy có sự phân phối theo thời gian và khơng gian điều hịa hơn.
b. Đại lượng dịng chảy của sơng
 Lưu lượng (Q)
Lưu lượng (Q) là thể tích nước chảy qua một mặt cắt của một con sông trong
một đơn vị thời gian là một giây.
Cơng thức tính: Q = S.v (m3 / s )
Trong đó: Q: lưu lượng
S: diện tích mặt cắt
v : tốc độ dòng chảy
 Tổng lượng dòng chảy (W)
8



Tổng lượng dòng chảy (W) là khối lượng nước mà sơng ngịi vận chuyển được
trong thời gian một năm.
Cơng thức tính: W = Q.T (m3 hoặc km3)
Trong đó: Q: là lưu lượng
T: là thời gian
 Lớp dòng chảy (Y)
Ký hiệu là Y, là chiều cao của lớp nước có khản năng sản sinh ra được
khi mưa trải đều trên bề mặt diện tích lưu vực. Đơn vị của lớp dịng chảy cũng có đơn
vị với mưa là mm.
Y = W/F.10 3 (mm/năm)
Trong đó: W- tổng lượng dịng chảy trong thời gian tính tốn theo giây
F- diện tích lưu vực, 10 3 là hệ số đổi đơn vị
 Mơđun dịng chảy (M)
Modul là lượng nước có khả năng sản sinh ra trên một một đơn vị diện tích lưu
vực 1 km2 trong một đơn vị thời gian
Cơng thức tính: M = Q.1000/F (1/s-km2)
Trong đó: Q: là lưu lượng
F: là diện tích lưu vực
 Hệ số dịng chảy (α)
Kí hiệu là α, là tỷ số giữa chiều cao lớp dòng chảy Y trong một thời đoạn nào
đó trên lượng mưa rơi tương ứng vào thời đoạn đó trên lưu vực ta đang xét.
α = Y/X
Trong đó:

α là một số khơng thứ ngun và ln >1
Y: lớp dịng chảy
X: lượng mưa trên lưu vực

1.1.4 Chế độ thủy văn của sông

Một đặc điểm rất quan trọng của sơng ngịi là lượng dịng chảy nước luôn biến
đổi theo thời gian, gọi là chế độ nước sông. Sự thay đổi này thường lặp lại trong các
khoảng thời gian nhất định gọi là các chu kỳ thủy văn, các chu kỳ thủy văn xảy ra
cũng rất phức tạp. Tùy thời gian lặp lại có thể có các chu kỳ thủy văn: ngày, năm và
nhiều năm.
Chu kỳ ngày là chu kỳ ngắn nhất phụ thuộc vào chế độ thủy triều ở bờ biển địa
phương. Chu kỳ này chỉ xảy ra ở các vùng cửa sông, nhất là các cửa sông vịnh.
Chu kỳ năm là chu kỳ cơ bản nhất hay còn gọi là năm thủy văn, là khoảng thời
gian mà sơng ngịi thu hoạch được hết nước trong lưu vực. Năm thủy văn bắt đầu vào
mùa lũ và kết thúc vào cuối mùa cạn. Sự tồn tại và phát triển các mùa thủy văn là cơ
sở để xác định các loại chế độ nước. Trong năm thủy văn nếu chỉ xuất hiện một mùa lũ
9


và một mùa cạn là sơng có chế độ nước đơn giản, loại này khá phổ biến. Cịn nếu có 2
(hoặc hơn 2) mùa lũ và 2 (hoặc hơn 2) mùa cạn là chế độ nước phức tạp. Ngoài ra còn
dựa vào tỷ số đặc trưng cường độ mùa, đại lượng này là tỷ số giữa lượng bình quân
tháng lớn nhất so với tháng nhỏ nhất trong năm. Tỷ số này càng nhỏ cường độ lũ sẽ
nhỏ và ngược lại chế độ nước sẽ thất thường. Tỷ số này lớn hay nhỏ phụ thuộc vào
nguồn nuôi dưỡng nước sông và tác dụng điều tiết nước của lưu vực.
1.2 Khái quát đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội lưu vực sông Sê San
1.2.1 Đặc điểm tự nhiên lưu vực sông Sê San
Sông Sê San là một nhánh bên trái của sơng Mê Cơng, bắt nguồn từ phía Bắc
cao nguyên Gia Lai – Kontum và đổ vào sông Mê Công gần thị trấn Xê rông tơ ren
của Campuchia.
Thượng nguồn sông Sê San gồm hai nhánh lớn: Đackbla bắt nguồn từ phía
Nam núi Ngọc Cơ rinh (2.025m) chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam và nhánh
Krôngpôkô bắt nguồn từ phía Nam núi Ngọc Linh (2.500m) chảy theo hướng Bắc –
Nam. Hai nhánh sông hợp lưu tại địa điểm cách thác nước Ialy về phía thượng lưu
16km và chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam đến biên giới Việt Nam –

Campuchia.
a. Địa hình
Sơng Sê San nói riêng và tồn bộ sơng ngịi ở Tây Ngun nói chung đều gắn
liền với lịch sử địa chất phát triển của vùng Tây Nguyên. Địa hình khu vực trải qua
một quá trình biến đổi mạnh mẽ, lâu dài dưới tác dụng của quá trình nội và ngoại sinh.
Địa hình sơng Sê San khá phức tạp, bị chia cắt mạnh, có sự xen kẽ các khối núi,
cao nguyên và đồng bằng. Phần phía Bắc của lưu vực địa hình là khối núi Ngọc Linh
có đỉnh 2.598m, Phần phía Tây là khối núi Bin San có đỉnh cao 1.939m và phía Đơng
có dãy Ngọc Cơ Rinh cao 2.025m.
Sơng Sê San nằm ở phía Tây dãy núi Ngọc Linh và cao nguyên đất đỏ Bazan
Pleiku, tiếp giáp với vùng núi thấp Sa Thầy ở phía Tây Bắc và vùng núi thấp khu vực
biên giới Campuchia ở phía Tây. Ranh giới giữa cao nguyên và vùng núi thấp là sơng
Sê San và sơng IaGrai. Địa hình nhìn chung thoải dần từ Đông sang Tây, nằm trong
phạm vi ranh giới Kon Tum và huyện IaGrai (Gia Lai) có ba dạng địa hình chính:
 Địa hình núi cao: Thuộc khu vực dãy núi Ngọc Linh và dãy Măng Đen với
độ cao trung bình từ 1.700m -2.598m, Đây là vùng thượng nguồn của sông Sê San, hai
nhánh núi Ngọc Linh và Măng Đen ơm tồn khối Kon Tum rồi thoải dần về phía Tây
Nam.
 Địa hình cao ngun: Phân bố ở khu vực trung tâm với diện tích 62.653 ha,
chiếm 55,8% tổng diện tích tự nhiên. Độ cao trung bình từ 200 – 800m. Bề mặt cao
nguyên bằng phẳng, sườn bị chia cắt thành các dải đồi lượn sóng có hướng Đông –
10


Tây. Đỉnh các dải đồi bằng phẳng, độ dốc 3-80 , sườn dốc 15 – 20 0, chân các dải đồi là
các thung lũng hẹp, bằng, thấp, ven các hợp thủy và suối nhỏ đổ ra sông Sê San và
IaGrai.
 Địa hình đồi núi thấp: Phân bố phía Bắc và Tây Nam lưu vực. Diện tích
48.377ha, chiếm 43,1% tổng diện tích tự nhiên. Độ cao trung bình 800 – 1000m đối
với dãy Chư Gou Ngot ở Tây Nam. Địa hình có dạng khối tảng, chia cắt vừa ở phía

Bắc và dạng địa hình núi sót chia cắt ít ở phía Tây Nam, độ dốc trung bình 20 - 250 ở
phía Tây Nam và 25 – 30 0 ở phía Bắc.
Do sự tương phản sâu sắc giữa địa hình núi cao và núi thấp mà có sự thay đổi
đột ngột giữa vùng hạ du và vùng thượng lưu sơng: Phần phía thượng lưu của sông
nằm trong vùng đồi núi thấp, độ dốc địa hình trung bình. Trên phía đơng bắc của phần
thượng lưu, sông tiếp giáp với vùng phân thủy giữa Đơng và Tây của dãy Trường sơn.
Phần phía hạ lưu, thung lũng sông nằm trong các hẻm sâu của các dãy núi cao, độ dốc
địa hình khá lớn. Đặc điểm địa hình tự nhiên tại các vùng thượng và hạ lưu khác nhau
đã tạo nên các hình thái khác nhau cho việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện.
b. Khí hậu
Do đặc điểm địa hình vùng này chia cắt mạnh dẫn đến sự khác biệt rất lớn về
khí hậu trên từng phần của lưu vực đặc biệt là chế độ mưa, độ ẩm khơng khí. Sự phức
tạp của địa hình dẫn đến ảnh hưởng đáng kể đến khí hậu của khu vực.
Từ tháng V Gia Lai và Kontum thực sự bước vào mùa mưa, do đón gió mùa
Tây Nam từ vịnh Thái Lan thổi đến. Thời gian này trên lưu vực sông xuất hiện mùa
mưa kéo dài và lượng mưa kéo dài và lượng mưa lớn nhất xảy ra vào tháng VIII đến
tháng IX. Lưu vực sông Sê San nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có những nét đặc thù
của khí hậu Tây Trường Sơn và được chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng V
đến tháng X thời tiết mát dịu; Mùa khô từ tháng XI đến tháng IV hàng năm thời tiết ít
lạnh. Nhiệt độ trung bình năm từ 22 – 23 0C.
Số ngày nắng trong năm đạt khoảng 160 ngày ở các vùng mưa lớn và khoảng
110 ngày ở các vùng có lượng mưa nhỏ. Khoảng 90% số ngày mưa vào các tháng có
gió mùa Tây Nam và Tây.
Lượng mưa trung bình năm dao động từ 2.600 – 3.000mm ở vùng núi phía Bắc
và vùng cao nguyên Pleiku, ở phía Tây Nam lưu vực có lượng mưa đạt 1.700 –
1.800mm, cịn vùng phía Nam lưu vực nơi gần tuyến cơng trình có lượng mưa vào
khoảng 2.400 mm.
Gió trên lưu vực sơng Sê San thay đổi theo mùa và có đặc điểm gió mùa Đơng
Nam Á. Tốc độ gió trung bình ứng với tần suất 2% là 13,6 m/s. Độ ẩm tuyệt đối của
khơng khí trong lưu vực sông Sê San đạt 23mb ở vùng thấp và 21mb ở vùng cao từ


11


700 – 800m và dưới 21mb ở các vùng cao trên 1.000m. Lượng bốc hơi trong lưu vực
khơng lớn.
Tóm lại, chế độ mưa ẩm đã có những ảnh hưởng khơng nhỏ đến chế độ nước
sông Sê San.

Biểu đồ 1.1 Các đặc trưng khí hậu chủ yếu của lưu vực sơng Sê San (2007-2011)
(mm)

(0 C)

500.0
450.0
400.0

84.2
76.6

24.1

30 80

22.8

22.6

25


22.5
22.0
281.1

21.2

60

19.6

20
40

190.6

200.0
150.0

15
96.9

100.0
50.0
0.0

82.0
79.2

288.0


19.6

88.2

343.9
23.5

22.1

21.0

91.0

382.6

73.2
23.6

91.4
453.5

75.4

74.0

350.0
300.0
250.0


88.0 90.2

(%)

100
35 )

10

80.2
1.0

2.4

I

II

5

22.8
0.9

III

20

IV

Lượng mưa


V

VI

VII

Độ ẩm

VIII

IX

X

XI

XII

0
Tháng

Nhiệt độ

Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên
1.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội lưu vực sông Sê San
a. Tỉnh Gia Lai:
Kinh tế của tỉnh tăng trưởng khá tồn diện, tốc độ tăng trưởng bình qn đạt
13,1%/năm, trong đó ngành nơng lâm nghiệp thuỷ sản tăng bình qn 6,97%/năm,
cơng nghiệp - xây dựng tăng bình qn 23,31%/năm, dịch vụ tăng bình quân


12


14,7%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp
thuỷ sản 47,33%; công nghiệp - xây dựng 25,2%, dịch vụ 27,47%.
Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa; nơng thơn được
đầu tư cơ sở hạ tầng theo hướng cơng nghiệp hóa, đã hình thành ổn định các vùng cây
lương thực và cây cơng nghiệp, đến nay tồn tỉnh có 176.373 ha cây cơng nghiệp dài
ngày (trong đó 76.367ha cà phê với sản lượng 132.800 tấn; 73.218 ha cao su với sản
lượng 63.433 tấn; 5.050 ha tiêu với sản lượng 20.881 tấn) và 28.150 ha cây công
nghiệp ngắn ngày, đã gắn liền với cơng nghiệp chế biến, góp phần phát triển sản xuất
ổn định.
Sản xuất công nghiệp phát triển khá, giá trị sản xuất cơng nghiệp tăng bình
qn 26,3%/năm (vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra tăng bình quân 20%/năm), đã khai
thác và phát triển tốt lợi thế các ngành công nghiệp thuỷ điện, chế biến nông lâm sản,
vật liệu xây dựng, khai khoáng, gắn việc xây dựng nhà máy chế biến đã gắn với vùng
nguyên liệu.
Tổng vốn đầu tư xã hội tăng khá, trong 3 năm đã đầu tư hơn 16.200 tỷ đồng,
tăng 22% so với vốn đầu tư trong 5 năm 2001-2005. Thu hút đầu tư có tiến bộ, số
doanh nghiệp thành lập mới trong 3 năm tăng 42% so với năm 2005 với tổng vốn đăng
ký gấp 3,1 lần, nhiều dự án đầu tư quy mô lớn được đầu tư trên địa bàn tỉnh, làm cho
bộ mặt thành thị, nông thôn được đổi mới.
b. Tỉnh Kon Tum:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh tăng khá cao (giai đoạn 1992-1995 đạt
9,15%/năm; 1996-2000 đạt 9,85%/năm; 2001-2005 đạt 11%/năm; 2005-2010 đạt
14,71%/năm). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng công nghiệpxây dựng (Năm 1992, tỷ trọng công nghiệp-xây dựng: 7,4%. Năm 2005, tăng lên
19,04%. Đến 2010 tỷ trọng cơng nghiệp- xây dựng 24,1%). Thu nhập bình qn đầu
người/năm tăng liên tục qua các năm: Năm 1992 là 88,6 USD; năm 2000 đạt 182
USD, năm 2005 đạt 301 USD. Đến năm 2010 đạt 707 USD, vượt 28% chỉ tiêu Nghị

quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII.
Nông lâm nghiệp và thủy sản có những chuyển biến tích cực, phát triển vững
chắc theo hướng sản xuất hàng hoá (giai đoạn 1992-1995: tăng trưởng 3,28%/năm;
1996-2000: 10,7%/năm; 2001-2005: 9,15%/năm; 2005-2010 là 7,52%/năm).
Tăng trưởng công nghiệp ngày càng cao và phát triển vượt bậc ở năm 2010:
Giai đoạn 1996-2000 chỉ đạt 14,5%/năm; 2001-2005 đạt 16,76%/năm thì giai đoạn
2005-2010 cơng nghiệp-xây dựng tăng trưởng bình qn 25,7% năm; trong đó, giá trị
sản xuất cơng nghiệp đến 2010 tăng trên 6 lần so với năm 2005. Các cơ sở chế biến
nông-lâm sản và khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng được sắp xếp một bước và tiếp
tục mở rộng, hiện tỉnh có trên 3.050 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tăng
13


28,3% so với năm 2005. Các cơng trình thuỷ điện Sê San 3, Sê San 3a, Sê San 4, Plei
Krông và một số nhà máy thuỷ điện nhỏ với tổng công suất trên 839 MWđã đi vào
hoạt động. Nhà máy chế biến bột giấy và giấy Tân Mai, nhiều công trình thuỷ điện vừa
và nhỏ đang được tích cực triển khai, thi công.

14


Chương 2: ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG THỦY ĐIỆN TRÊN SÔNG SÊ SAN
2.1 Đặc điểm hệ thống sơng Sê San

Hình 2.1 Mạng lưới sông Sê San
a. Nguồn của sông
Sông Sê San bắt nguồn từ dãy Trường Sơn với đỉnh cao Ngọc Linh 2589m, là
đỉnh cao thứ hai cả nước, nơi khởi nguồn hàng chục con sông lớn như Thu Bồn, Trà
Khúc, Lại Giang,… Tất cả đều chảy về hướng Đông, riêng Sê San lại có dịng chảy về
hướng Tây.

Sơng Sê san là một trong các nhánh sông lớn của lưu vực hạ du sông Mê Kông.
Trên lãnh thổ Việt Nam, sông Sê san được hợp thành bởi 02 nhánh chính là
Krơngpoko phía hữu ngạn và Đakbla phía tả ngạn rồi chảy từ hướng Đông Bắc sang
Tây Nam dãy Trường Sơn, qua địa phận 02 tỉnh Gia Lai và Kontum ra hướng biên giới
15


Việt Nam – Campuchia. Tại đây sông tiếp nhận sông Sa Thầy ở bờ phải rồi chảy vào
đất Campuchia qua hai tỉnh Ratanakiri và Stung Treng rồi đổ về sông Mê Công tại thị
trấn Stung Treng.
b. Đặc điểm mạng lưới sông Sê San
Cấu trúc cao, hiểm trở chia cắt mạnh, vừa dày, vừa sâu với nhiều sườn dốc của
địa hình sơn văn Tây Nguyên đã tạo nên một mạng lưới sơng ngịi ở đây khá dày đặc
cung cấp thêm nước cho dịng chảy chính. Đối với sơng Sê San thể hiện khá rõ nét ở
sự cung cấp nước lớn ở các phụ lưu là các nhánh sông phụ từ thượng nguồn xuống tới
ha lưu. Ở Thượng nguồn sông Sê San được cung cấp nước bởi hai phụ lưu chính: Sơng
Krơngpoko và Đakbla với các phụ lưu cấp hai là sông Đắc Bsi, Đắc Tơ Kan, Đắc
Nghé, Đắc Pô Ne, Đắc Pơ Ken, IaKren. Phía hạ lưu có sơng Sa Thầy và sơng IaGrai
làm phụ lưu cấp hai.
Các phụ lưu chính và phụ lưu cấp hai đã tạo cho sông Sê San thành một mạng
lưới sơng hình lơng chim khá dày đặc. Tồn tuyến sơng đều chảy theo địa hình dốc và
cao với lịch sử địa chất tương đối trẻ tạo nên hướng nghiêng của địa hình lớn. Chính
điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sơng Sê San có tiềm năng thủy điện lớn.
Sơng Sê San có hệ số uốn khúc lớn: 1,53, điều này có thể thấy rằng dịng sơng
bị ảnh hưởng của địa hình núi non chia cắt mạnh nên dịng sơng có độ cong gấp lớn.
Từ nguồn đến cửa sơng do ảnh hưởng của địa hình núi chia cắt nên tính chất mưa phụ
thuộc từng vùng và phụ thuộc vào yếu tố thời tiết.
Địa hình núi cao, chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam rất thuận lợi cho
việc đón gió mùa Tây Nam và đón gió mùa Đơng Bắc với lượng mưa phong phú cung
cấp nước cho các sơng thuộc hệ thống sơng Sê San.

Tồn bộ hệ thống núi cao của dãy Trường Sơn có dạng như một cánh cung
khổng lồ ôm lấy cao nguyên Bazan rộng lớn khiến cho cao nguyên này có xu thế tăng
cao về phía Bắc và lượn sóng mạnh mẽ về phía Nam rồi thoải xuống thung lũng sơng
Sê San, với địa hình như vậy thì khả năng tập trung nước của hệ thống sông là rất
nhanh và mạnh mẽ mỗi khi có mưa lớn. Đặc tính sơng suối của Sê San tương đối đồng
nhất với 96% là dòng đơn và 95% là dòng kép tức là do hai con sông hợp lưu lại.
Như vậy, đặc điểm của hệ thống sông Sê San cũng tương đối phức tạp và làm
nổi bật nên đặc điểm của hệ thống sông miền núi: Ngắn, dốc, nhiều thác ghềnh.
c. Đặc điểm lưu vực sông Sê San
Sơng Sê San có lưu vực rộng trung bình 44 km. Trên lãnh thổ Việt Nam sông
Sê San chảy qua hai tỉnh Gia Lai và Kontum với tổng chiều dài sơng chính là 237 km,
diện tích lưu vực là 11.450 km2, bằng 61,65% tổng diện tích lưu vực sơng Sê San
(18.570 km2).
Tồn bộ lưu vực của sơng Sê San tạm chia thành hai khu vực khác nhau:
16


Vùng núi cao phía Bắc và Đơng Bắc có độ cao: 800 – 2600m. Đây là nơi bắt
nguồn chủ yếu của sông Sê San. Hướng sông chủ yếu chạy theo hướng Bắc – Nam
hoặc Đơng Bắc – Tây Nam, lịng sông hẹp, các mạch núi tiến sát ra bờ sông làm cho
sơng Sê San có nhiều thác ghềnh, mức độ tập trung dịng chảy nhanh do có hướng núi
chắn gió mùa Tây Nam nên lượng mưa lớn và phong phú.
Vùng trung và hạ lưu sông Sê San là các dãy núi có tác dụng như cánh cung tạo
thành thung lũng Kontum rộng lớn, chính điều này đã làm cho lượng mưa và mật độ
sông suối của khu vực này giảm hẳn.
Lưu vực sơng Krơng Pơkơ có diện tích lưu vực 3.530 Km 2, với chiều dài của
sông là 145 km, rộng 20 km, độ dốc trung bình 6,5%0 chảy theo hướng Bắc – Nam
theo hướng chạy của địa hình nên rất thuận lợi cho việc đón gió Tây Nam. Nhờ có vị
trí thuận lợi lưu vực sơng Krơng Pơkơ có lượng mưa rất phong phú, lũ trên sông
thường xảy ra vào tháng 8 – 9.

Sơng Pơkơ có hai nhánh sơng chính là sơng Đăk TơKan và sơng Đăk Bsi:
Sơng Đăk TơKan bắt nguồn từ phía Nam dãy núi Ngọc Linh, chảy theo hướng
Đông Nam rồi nhập lưu với sông Pôkô. Diện tích lưu vực 305 Km 2, mật độ lưới sông
0,5 km/ Km2 .
Sông Đăk Bsi bắt nguồn từ dãy núi cao Ngọc Linh, chảy theo hướng Đông Bắc
– Tây Nam rồi nhập lưu với sơng Pơkơ. Diện tích lưu vực 817 Km2, mật độ lưới sông
0,36 km/ Km2.
Lưu vực sơng Đăk Bla có diện tích lưu vực 3.050 km2 , lưu vực sông chảy theo
hướng Tây Bắc – Đông Nam. Phía Nam lưu vực có hệ thống núi cao tạo thành một
vòng cung qua eo núi của thác Yaly nối liền các dãy núi Tây lưu vực. Phía Bắc lưu
vực các sơng được kẹp giữa các nhánh phía Tây của hệ thống núi Ngọc Linh có độ cao
lớn hơn ở phía Đơng. Do có hệ thống núi khác nhau cho nên phía Bắc của lưu vực dễ
dàng tiếp nhận được lượng mưa gây ra do gió mùa Đơng Bắc.
Phần phía thượng lưu của sơng nằm trong vùng đồi núi cao, độ dốc địa hình
lớn. Trên phía Đơng Bắc của phần thượng lưu, sông tiếp giáp với vùng phân thủy giữa
Đơng và Tây của dải Trường Sơn. Phần phía hạ lưu có thung lũng sơng nằm trong các
hẻm sâu của các dãy núi thấp hơn và độ dốc địa hình cũng giảm hơn so với khu vực
thượng lưu.
Đặc điểm tự nhiên tại các vùng thượng lưu và hạ lưu khác nhau đã tạo nên các
hình thái khác nhau cho việc xây dựng các nhà máy thủy điện. Chính điều đó đã tạo
nên các mối liên hệ chặt chẽ giữa các nhà máy thủy điện trên bậc thang này. Những hồ
chứa lớn của các nhà máy thủy điện phía thượng lưu sẽ đóng vai trị quyết định cho
việc điều tiết dịng chảy cho các nhà máy thủy điện phía hạ lưu.

17


Đặc trưng hình thái một số nhánh sơng chính của lưu vực sông Sê San trên đất
Việt Nam như sau:
Bảng 2.1 Đặc trưng hình thái một số nhánh sơng chính của lưu vực sơng Sê San

trên đất Việt Nam
Diện tích
TT Sơng suối

lưu vực
(Km2 )

Chiều dài
sơng (Km)

Độ rộng

Độ dốc

trung bình

trung bình

(Km)

(%0 )

1

Sông Đăk Bla

3.050

145


-

8.1

2

Sông Krông Pôkô

3.530

121

20

6.5

3

Sông Sa Thầy

1.562

104

15

4.3

11.450


237

44

3.6

Sông Sê San

2.2 Đặc điểm thủy văn sông Sê San
2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến đặc điểm thủy văn sông Sê San
a. Nhân tố khí tượng – thủy văn
 Nhân tố khí tượng
 Nhiệt độ
Số liệu quan trắc tại các trạm khí tượng trên lưu vực sông Sê San cho thấy chế
độ nhiệt của lưu vực mang tính chất của vùng nhiệt đới gió mùa cao ngun. Có mùa
đơng tương đối lạnh và mùa hè tương đối nóng.
Phạm vi giao động trung bình của khơng khí giữa tháng nóng nhất thường là
tháng III và tháng IV, các tháng lạnh nhất là tháng XII và tháng I.
Nhiệt độ cao nhất thường rơi vào các tháng III, IV, V trùng với thời kỳ mùa
khô đi kèm theo đó là lượng mưa ít nên lượng dịng chảy của sông vào thời kỳ này bị
giảm đi một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, đến các tháng mùa mưa từ tháng VI đến
tháng XI với nhiệt độ thấp hơn cùng lượng mưa bốc hơi kém, lưu lượng dòng chảy của
sơng cũng nhanh chóng được khơi phục và chỉ mất đi vào khoảng thời kỳ đầu là lượng
nước mưa rơi xuống phải bù đắp cho bề mặt lưu vực bị khô hạn lâu ngày. Các tháng
tiếp theo trong mùa mưa thì lưu lượng dịng chảy tăng nhanh và có thể gây ra những
trận lũ lớn trên khu vực sông Sê San, đặc biệt là khu vực hạ lưu vì khả năng tập trung
nước của sông rất nhanh do đặc điểm của địa hình dốc.
 Độ ẩm
Độ ẩm khơng khí ở lưu vực sông Sê San thấp vào những tháng mùa khô và cao
vào các tháng mùa mưa.

Mùa khô, do nhiệt độ cao khiến cho nước bốc hơi nhanh chóng làm cho nhiệt
độ trong khơng khí tăng lên gây ra tình trạng khơ và nóng bức, độ ẩm thấp nhất là
18


tháng III, hầu hết các tháng mùa khơ thì độ ẩm không khi đều thấp hơn 80%. Ngược
lại, các tháng mùa mưa thì độ ẩm đều lớn hơn 85%, độ ẩm lớn nhất là tháng VIII, khí
hậu mát mẻ, và độ ẩm có xu thế tăng theo độ cao. Lưu lượng dịng chảy của sơng cũng
giảm vào thời kỳ có độ ẩm trong khơng khí thấp cà tăng lên vào thời kỳ có độ ẩm
khơng khí cao.
Như vậy, có thể thấy rằng biến trình năm của độ ẩm phù hợp với biến trình mưa
và ngược lại với biến trình của nhiệt độ.
 Mưa
Do ảnh hưởng của nhân tố địa hình và mưa là yếu tố cung cấp nước chính cho
sơng Sê San, lượng mưa trên lưu vực sơng có sự phân bố khơng đồng đều. Lượng mưa
trung bình năm dao động từ 2 600 – 3 000mm ở vùng núi phía Bắc và vùng cao
nguyên Pleiku, ở phía Tây Nam lưu vực có lượng mưa đạt 1 700 – 1 800mm, cịn vùng
phía Nam lưu vực nơi gần tuyến cơng trình có lượng mưa vào khoảng 2 400 mm.
Số ngày mưa trong năm đạt khoảng 160 ngày ở các vùng có lượng mưa lớn và
khoảng 110 ngày ở các vùng có lượng mưa nhỏ. Các trận mưa lớn thường kéo dài vài
giờ, lượng mưa trận trung bình đạt 10-30mm, trong một số ít trường hợp đạt trên
100mm. Thời gian dài nhất của trận mưa là mưa liên tục 7 ngày đêm, ngắn nhất là 1-2
giờ.
Lượng mưa lớn nhất năm 2011 trong lưu vực sông Sê San thường xảy ra vào
đầu và cuối mùa mưa. Mưa trên sông Sê San thường tập trung vào 6 tháng từ tháng V
– X, lớn nhất tại trạm đo Kontum 586.7mm (V) , trạm đo Kontum 433.7mm (VI).
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ biến trình mưa trên lưu vực sông Sê San năm 2011
(mm)
800
600

400
200
0

I

II

III
22

Kontum
6.6

Pleiku

17.6

IV

V

VI

VII

58.1 586.7 373.2 393.7

VIII


IX

X

XI

303

308

428.3

34

434

427.2

47.5

33.6 412.8 433.7 372.9 381.3

XII

Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên
Với đặc điểm mưa như trên thì có thể thấy lượng nước của sơng Sê San khơng
đồng đều vào thời kỳ mùa mưa và mùa khô, trong các khoảng thời gian ít và mưa
nhiều.
 Gió
19



Hướng gió trên lưu vực sơng Sê San thay đổi theo mùa và có đặc điểm gió mùa
Đơng Nam Á. Hướng gió thịnh hành là hướng Đơng và hướng Tây với tần suất xuất
hiện khoảng 30-50%. Hướng Bắc và hướng Nam xuất hiện ít khoảng 1-3%.
Tốc độ gió trung bình ít thay đổi theo tháng và theo mùa nhưng do ảnh hưởng
của địa hình, tốc độ gió có giảm đi và hướng cũng có những thay đổi khác nhau, tốc độ
gió mùa khơ lớn hơn tốc độ gió trong mùa mưa.
Trong các tháng XI – II, tốc độ gió trung bình đạt khoảng 3m/s. Tốc độ gió lớn
nhất có thể lên đến 20m/s đo tại trạm Kontum ngày 14/4/1984 và tháng 12/1984 ở
Pleiku.
Bảng 2.2 Tốc độ gió trung bình tháng của 6 năm (2005-2010) (m/s)
Bìn
Thán
g

I

II

III

IV

V

VI

VII


VII
I

IX

X

XI

XII

h
q
n

Tốcđ

gió

1,9

1,7

1,6

1,4

1,2

1,2


1,2

1,3

1,2

1,5

2,4

2,6

2

6

3

5

3

6

5

4

0


4

4

8

1,47

Nguồn: Niên giám thống kê 2011 (Trạm khí tượng Pleiku).
Hướng gió và tốc độ gió có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố mưa trên lưu vực
sơng Sê San, ngồi ra nó cịn ảnh hưởng đến việc thiết kế và thi cơng các cơng trình
thủy điện, khi nhà máy thủy điện nằm trên khu vực đón hướng gió thì thiết kế người ta
phải tính tốn đến khả năng chống chọi được những ảnh hưởng của gió đến cơng trình
và trong q trình thì cơng sẽ có những vấn đề cần phải quan tâm nhưng an tồn lao
động cho cơng nhân hay vật liệu của cơng trình cần phải có độ bền cao hơn.
 Bốc hơi
Do độ ẩm khơng khí khơng cao nên bốc hơi trong lưu vực sông Sê San không
lớn. Lượng bốc hơi (khả năng bốc hơi) tháng lớn nhất đo bằng ống Piche xảy ra vào
mùa khô từ tháng II đến tháng IV, đạt 259,1mm ở Kontum và 224,3 ở Đăk Tô. Lượng
bốc hơi ngày đêm nhỏ nhất tại trạm Pleiku đạt 8-10mm.
Lượng bốc hơi cao vào các tháng mùa khô, đặc biệt vào tháng II, III, IV làm
cho lượng nước sông mất đi là tương đối lớn. Điều này có ảnh hưởng lớn đến lưu
lượng nước sông Sê San, làm cho việc cung cấp nước sơng khơng ổn định và vai trị
cung cấp nước cho các nhà máy thủy điện phụ thuộc nhiều hơn vào sự điều tiết của các
hồ chứa nước được xây dựng cùng với các nhà máy thủy điện.
 Nhân tố thủy văn
Nhân tố thủy văn ảnh hưởng đến dịng chảy của sơng Sê San chủ yếu là vai trò
điều tiết dòng chảy của các hồ chứa nước tại các nhà máy thủy điện. Chính các hồ
20



chứa này giúp tích nước vào mùa cạn và có xu thế xả nước lớn vào mùa lũ. Ngồi ra
cịn có các hồ chứa tự nhiên: Ayun Hạ, Biển Hồ, Hồng Ân,… cũng đóng vai trị quan
trọng trong việc điều tiết nguồn nước sơng Sê San nói riêng và sơng Tây Ngun nói
chung.
Bảng 2.3 Thơng số kỹ thuật các nhà máy thủy điện lớn trên dịng chính của lưu
vực sơng Sê San
STT
1

Tên

MNDBT

Whi

Nlm

Năm

Năm

(m)

(10 6m3)

(MW)

XD


VH

2.968

1.170

122,7

220

2006

2009

cơng Flv

trình
Thượng
Kontum

(km2)

2

Pleikrơng

3.216

570


948

100

2004

2007

3

Ialy

7.455

515

779

720

1993

2000

4

Sê San 3

7.788


304,5

3,8

260

2002

2006

5

Sê San 3A

8.084

239

4,0

108

2002

2006

6

Sê San 4


9.326

215

264

360

2005

2009

7

Sê San 4A

9.368

155,20

7,55

63

2008

2011

Nguồn: Công ty thiết kế xây dựng điện I

Trong 7 cơng trình trên hợp thành hệ thống bậc thang thủy điện trên sông Sê
San với công suất lắp máy trên 1.800MW và sản lượng điện bình quân năm trên 8 tỷ
KWh, cung cấp điện trực tiếp đến 500kv Pleiku là điểm giữa của hệ thống điện. Trong
đó, ba cơng trình gồm IaLy, Pleikrơng và Sê San 4 là những cơng trình có hồ điều tiết
mùa và điều tiết năm sẽ có tác động đáng kể đến chế độ chảy hạ lưu sơng Sê San.
Cơng trình Sê San 3 và Sê San 3A là cơng trình có hồ điều tiết ngày, cơng trình thượng
Kontum là cơng trình có hồ điều tiết năm.
Như vậy, với hệ thống hồ thủy điện được xây dựng trên dọc tuyến sơng thì
dịng chảy của sơng Sê San sẽ được điều tiết khá tốt góp phần tăng lượng dịng chảy
vào mùa khơ và giảm lượng dịng chảy vào mùa mưa lũ.
b. Nhân tố bề mặt
 Địa hình
Sơng Sê San có nhiều phụ lưu theo các hướng khác nhau nên hướng của sông
cũng tương đối phức tạp. Từ phía Bắc tỉnh Kontum sơng Sê San chảy theo hướng gần
Bắc Nam đến cơng trình Ialy rồi rẽ sang hướng gần Đông Tây chảy ra biên giới Việt
Nam – Campuchia. Lưu lượng dịng chảy của sơng lại chủ yếu là dựa vào hai phụ lưu
chính là sơng Pơ Kơ và ĐăkBla. Sông Pô Kô theo hướng Bắc – Nam nên có thể đón
gió Tây Nam làm cho lượng mưa phong phú hơn. Sông ĐăkBla chạy theo hướng Tây
Bắc – Đông Nam với độ cao của hệ núi Ngọc Linh khác nhau (phía Tây cao hơn phía
Đơng) nên sơng Đăk Bla có thể dễ dàng tiếp nhận lượng mưa của gió mùa Đơng Bắc.
21


Điều đó có thể thấy rằng hướng địa hình có ảnh hưởng rất lớn đến dịng chảy sơng Sê
San. Nó tiếp nhận hai luồng mưa của gió mùa Tây Nam và gió mùa Đơng Bắc nên lưu
lượng của sơng Sê San là rất lớn và phong phú.
 Độ dốc
Sông Sê San có độ dốc lịng sơng lớn, độ dốc trung bình 5,5%. Sê San có nhiều
thác gềnh do có nhiều dãy núi chạy dài ra tận bờ sông và hoạt động địa chất mang đặc
điểm già trẻ lại. Cùng với đó là độ dốc của địa hình cũng khá cao: 14,4%. Kết hợp

giữa độ dốc lịng sơng và độ dốc của địa hình thì độ dốc của dịng chảy nước sông
cũng lớn và làm cho hoạt động xâm thực của dịng nước đối với dịng sơng và hai bên
bờ sơng diễn ra mạnh mẽ hơn, chính vì thế sẽ có những tác động khơng nhỏ đến địa
hình hai bên sơng tức là sẽ bị đào sâu vào hai bên bờ và làm cho địa hình của bờ sơng
phức tạp hơn. Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để xây dựng các bậc
thang thủy điện lớn trên lưu vực sông Sê San.
 Độ cao lưu vực
Do lưu vực sơng hoạt động trên địa hình miền núi nên lưu vực sơng Sê San
cũng mang tính chất miền núi, nơi có địa hình thì độ cao lưu vực lớn (vùng thượng
lưu) cịn nơi có địa hình thấp hơn thì độ cao lưu vực thấp (vùng hạ lưu).
Độ cao trung bình của lưu vực sông Sê San là 910m, độ cao lưu vực lớn nhất
thuộc đỉnh Ngọc Linh với 2.589m, thấp nhất là tại vị trí cửa ra của sơng tại biên giới
Việt Nam – Campuchia với 130m. Có thể thấy rằng, thung lũng sông của Sê San khá
sâu, điều này giúp cho lưu vực sơng có khả năng chứa đựng và làm cho lưu lượng
nước chảy lớn, dịng chảy khơng bị mất đi do độ cao lưu vực thấp.
c. Nhân tố con người
Nhân tố con người ảnh hưởng lớn nhất đến dịng chảy sơng Sê San đó là việc
xây dựng các bậc thang thủy điện. Tác động mạnh mẽ đến dịng chảy qua q trình
ngăn sơng, đắp đập để xây dựng thủy điện. Ngoài ra để xây dựng thủy điện thì con
người phải tác động đến bờ sơng, lịng sơng, thảm thực vật,… Chính vì thế mà dịng
chảy sơng bị thay đổi rất lớn, đơi khi cịn làm thay đổi cả chế độ thủy văn của sơng
nhưng nó chỉ diễn ra trên một đoạn sông nhất định phụ thuộc vào cơng trình hồ được
đào phục vụ cho xây dựng thủy điện, các cơng trình hồ này cịn có tác dụng điều tiết
dịng chảy, quan trọng nhất đó là hồ Ialy với diện tích mặt hồ là 64,5 km2, dung tích
tồn hồ chứa 1.037,09.10 6 m3.
Trên hệ thống sông Sê San hiện có hàng chục cơng trình thủy điện lớn nhỏ,
trong đó có nhiều thủy điện lớn như Ia Ly, Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4, Plei
Krông…với tổng diện tích lịng hồ lên đến hàng trăm ngàn ha. Ngồi việc phải hy sinh
nhiều ha rừng cho các cơng trình này, ít ai ngờ tới một hệ lụy là ở nhiều cơng trình
thủy điện, sau khi tích nước, lâm tặc đã lợi dụng đường thủy tấn công vào rừng. Thực

22


tế diễn ra ở cơng trình thủy điện Sê San 4, giáp ranh giữa 2 tỉnh Gia Lai, Kon Tum
trong thời gian vừa qua là một ví dụ điển hình. Dọc lịng hồ Sê San 4 mỗi ngày có
khoảng 80-100 chiếc thuyền bè qua lại và rất ít trong số đó phục vụ sinh nhai lương
thiện như đánh bắt cá, vận chuyển hàng hóa. Đa số nhằm mục đích vận chuyển lâm
sản trái phép từ rừng Sa Thầy qua địa bàn IaGrai. Một số còn dùng phà tự chế đưa cả
xe độ, xe trâu lên rừng cắt gỗ.
Như vậy, hoạt động của con người cũng có những tác động khơng nhỏ dịng
chảy của sơng Sê San. Những hoạt động đó vừa có tác dụng điều tiết dịng chảy, đồng
thời cũng làm cho thảm thực vật trong khu vực sông bị ảnh hưởng nhất định.
2.2.2 Các đại lượng dịng nước sơng Sê San
a. Lưu lượng dòng chảy Q( m3/s)
Lưu lượng dòng chảy năm thường khơng có dạng cố định vì nó phụ thuộc vào
nhiều nhân tố. Lưu lượng nước trên sông Sê San trên mỗi một vị trí khác nhau thì khác
nhau .
Bảng 2.4 Đặc trưng nguồn nước sông Sê San
Lưu vực

Vị trí

Diện tích
lưu vực
11.450

M0

W0(10 9


408,0

(l/s.km2 )
35,6

m3)
12,9

Q0 (m3/s)

Sơng Sê San

Tồn bộ lưu vực

ĐăkBla

TV. ĐăkBla

2.968

96,9

32,6

3,06

Krơng PơKơ

Tồn bộ lưu vực


2.530

126

35,7

3,97

Sa Bình

TV. Sa Bình

673,2

240

35,6

7,56

Nguồn: Công ty thiết kế xây dựng điện I
Bảng 2.5 Đặc trưng dòng chảy năm tại một số tuyến thủy điện trên lưu vực sông
Sê San
Tuyến

Flv

Q0

(m3/s)


Qp% (m3/s)
10

50

90

Thượng Kontum

2968

97.0

128

95.2

68.5

PleiKrông

3216

128

169

126


90.7

Ialy

7455

264

344

259

189

Sê San 4A

9368

330

426

324

241

Nguồn: Công ty thiết kế xây dựng điện I
So với lưu lượng đặc trưng nguồn nước sơng thì lưu lượng đặc trưng của dòng
chảy tại các nhà máy thủy điện là tương đối lớn. Lưu lượng lớn nhất là ở nhà máy thủy
điện Sê San 4A (330 m3/s), nhỏ nhất là khu vực Thượng Kontum. Lưu lượng dòng

chảy nhỏ hay lớn phụ thuộc vào lượng mưa rơi trên bề mặt lưu vực.

23


Lưu lượng (Q) hay tổng lượng (W) sông Sê San chủ yếu tập trung vào mùa
mưa từ tháng VII đến tháng XI và lớn nhất vào tháng IX. Các tháng có dịng chảy nhỏ
trùng vào các tháng mùa khơ, từ tháng XII đến tháng VI. Dòng chảy kiệt rơi vào tháng
IV, có những tháng lưu lượng dịng chảy rất nhỏ như tháng III tại trạm đo Trung Nghĩa
lưu lượng dòng chảy chỉ có 0.4 m3 /s. Như vậy dịng chảy của sơng Sê San có sự phân
hóa theo mùa: lưu lượng dòng chảy lớn vào mùa mưa và nhỏ vào mùa khô.
Biểu đồ 2.2 Thể hiện đặc trưng lưu lượng dịng chảy trung bình nhiều năm
lưu vực sơng Sê San (đơn vị đo: m3/s)
350

326

300
252

250
200
152
127

150
105

100
50 32

24,1
0
I
II

III

IV

240

179 183

181
109

Đăk Mốt
108

Trung Nghĩa

76

V

VI

VII

VIII


IX

X

XI

XII

Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn khu vực Tây Ngun
b. Mơ đul dịng chảy
Mơđul dịng chảy chính là lưu lượng nước có khả năng sản sinh ra trên một đơn
vị diện tích lưu vực. Mơđul dịng chảy trung bình của sơng Sê San là tương đối lớn
được thể hiện rất rõ qua bảng 2.3 với mơđul bình qn của sơng Sê San 35,6 l/s.km2,
cao nhất ở lưu vực Krơng PơKơ (35,7 l/s.km2).
Mơđul dịng chảy trung bình nhiều năm trên sơng Sê San là tương đối lớn đồng
nghĩa với khả năng sinh nước của sơng lớn do hai phụ lưu chính của sơng là Krơng
PơKơ và ĐăkBla đón được hết luồng mưa của cả gió mùa Tây Nam và gió mùa Đơng
Bắc. Tuy nhiên, cũng có những thời đoạn mơđul dịng chảy của sơng rất nhỏ do ảnh
hưởng của thời tiết khơ và ít mưa vào các tháng mùa khô từ tháng I đến tháng V.
Bảng 2.6 Mơđul dịng chảy nhiều năm của sơng PơKơ và sơng ĐăkBla
Trạm

Sơng

F

M (l/s/km2)

(km2)


TB

Max

Min

Đăk Mốt

Pơkơ

1260

48,7

58,9

23,7

Trung Nghĩa

Pơkơ

3159

42,7

59,1

30,2


KonPlong

ĐăkBla

965

43

59,1

30,2

Kontum

ĐăkBla

3056

32,7

48,5

19,8

Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên
c. Lớp dòng chảy
24



Nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên sơng ngịi Việt Nam nói
chung và sơng Sê San nói riêng có lớp dịng chảy tương đối phong phú. Lớp dịng
chảy trên tồn bộ lưu vực sơng Sê San được cung cấp chủ yếu bằng lượng mưa của gió
mùa Tây Nam và gió mùa Đơng Bắc.
Bảng 2.7 Đặc trưng lớp dịng chảy sơng Sê San nhiều năm (đơn vị: m2 /s)
Trạm
Đăk
Mốt
Trung
Nghĩa

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X


XI

XII

Năm

21,5 20,5 17,1 18 27,5 44,3 107,6 151,1 155,1 92,4 71,2 42,4 769,17
54,1 40,8 33,2 32,6 88,9 54,5 128,8 213,7 276,3 203,5 153,5 91,4 1.381,7
Nguồn: Trạm thủy văn Đăk Mốt, Trung Nghĩa – Kontum
Khả năng sinh ra lớp dịng chảy của sơng cũng giống như Lưu lượng dịng chảy

và Mơđul dịng chảy, lớp dịng chảy sinh ra phong phú vào các tháng mùa mưa từ
tháng VII đến tháng XI và ngược lại các tháng mùa khơ lớp dịng chảy nghèo nàn.
Mùa mưa cũng mùa có nguồn nước dự trữ quan trọng cho sản xuất điện và sinh hoạt
của người dân.
2.2.3 Chế độ nước của sông Sê San
Chế độ thủy văn của sông Sê San được chia làm hai mùa: mùa lũ và mùa cạn.
Chỉ tiêu phân mùa thủy văn có khá nhiều cách nhưng người ta thường dùng chỉ tiêu
dựa vào chỉ tiêu vượt trung bình, chỉ tiêu vượt trung bình coi mùa mưa gồm các tháng
liên tục có lượng mưa gồm các tháng liên tục trong năm có lượng mưa tháng >=1/12
lượng mưa năm ở mức độ ổn định hằng năm lớn hơn 50% (P>50%).
Mùa lũ là các tháng liên tục trong năm có dịng chảy >=1/12 lượng dòng
chảy năm (P>50%).
Mùa cạn là các tháng liên tục trong năm có dịng chảy <1/12 lượng dịng
chảy năm (P<50%).
a. Đặc điểm mùa lũ
Do đặc điểm địa hình và do các yếu tố khí hậu lũ trên sơng Sê San thường có
các đặc điểm: tốc độ tập trung nước nhanh, lên xuống đột ngột, tốc độ truyền lũ nhanh,
đường quá trình xả lũ thường có hình răng cưa. Các hình thế thời tiết chủ yếu gây ra

lũ: bão hoặc áp thấp nhiệt đới, khơng khí lạnh phía Bắc tràn xuống kết hợp với dải hội
tụ nhiệt đới phía Nam, gió mùa Tây Nam mạnh đột biến… Lũ do các hình thế thời tiết
đơn độc gây nên thường có lũ đầu mùa hoặc cuối mùa, đường q trình lũ có đỉnh
nhọn (lũ đơn). Lũ do các hình thế thời tiết gây nên thường xuất hiện vào các tháng
giữa mùa lũ (tháng VII – X), đường q trình lũ có nhiều đỉnh kế tiếp (lũ kép), thời
gian lũ kéo dài từ 1-2 ngày và thường gây ra những trận lũ lớn nhất trong năm.

25


×