Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Khảo sát tác dụng kích thích mọc lông của kem từ cao 50% của lá tía tô trên mô hình chuột nhắt rụng lông gây bởi cyclophosphamid

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.73 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

BỘ Y TẾ

TRẦN TRƯỜNG GIANG

KHẢO SÁT TÁC DỤNG KÍCH THÍCH MỌC LƠNG
CỦA KEM TỪ CAO 50% CỦA LÁ TÍA TƠ
TRÊN MƠ HÌNH CHUỘT NHẮT RỤNG LƠNG
GÂY BỞI CYCLOPHOSPHAMID

Luận văn Thạc sĩ:
Dược lý – Dược lâm sàng

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

BỘ Y TẾ

TRẦN TRƯỜNG GIANG

KHẢO SÁT TÁC DỤNG KÍCH THÍCH MỌC LƠNG
CỦA KEM TỪ CAO 50% CỦA LÁ TÍA TƠ
TRÊN MƠ HÌNH CHUỘT NHẮT RỤNG LƠNG


GÂY BỞI CYCLOPHOSPHAMID
Ngành: Dược lý – Dược lâm sàng
Mã số: 8720205
Luận văn Thạc sĩ Dược học

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS HUỲNH NGỌC TRINH

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018

.


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô PGS.TS. Huỳnh Ngọc
Trinh. Cô là người đã đề ra hướng nghiên cứu đề tài, đã hướng dẫn, chỉ dạy và hỗ
trợ em trong suốt thời gian diễn ra quá trình nghiên cứu cũng như giúp em hoàn
thiện trọn vẹn cuốn luận văn này.
Em xin cảm ơn các thầy cô ở các bộ môn Dược liệu, Thực vật dược và nhất là bộ
môn Dược lý, đã tạo điều kiện để em có thể tiến hành đề tài thuận lợi. Cảm ơn các
anh, chị kỹ thuật viên cũng như các bạn cùng lớp cao học 2016-2018 và các em sinh
viên đã hỗ trợ và giúp đỡ em.
Xin chân thành cảm ơn các bạn Ths. DS. Vưu Thanh Tú Quyên, DS. Lê Trung Khoảng,
DS. Lê Phương Thảo, DS. Lê Thị Mưu Huỳnh, DS. Trần Thị Thiên Thanh, DS. Trần
Hải Minh ; các em Trúc, Trúc Mai, Thu Hằng, Công, Sang, Thư, Tuyết đã hỗ trợ và giúp
đỡ trong suốt quá trình em thực hiện đề tài.
Con cảm ơn cha mẹ và vợ, những người luôn ở bên cạnh động viên, khích lệ và yêu
thương
con.
Chân thành cảm ơn tất cả mọi người.


.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ cơng trình nào trước đây.

Trần Trường Giang

.


i

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................IV
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................... V
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................VI
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................... 3
1.1. LƠNG (TĨC), NANG LƠNG....................................................................................... 3
1.2. CHU KỲ MỌC LƠNG (TĨC) ...................................................................................... 4
1.3. SỰ MẤT LƠNG (TĨC)............................................................................................... 6
1.4. PHÂN LOẠI MẤT TĨC .............................................................................................. 6
1.4.1. Mất tóc khơng gây sẹo (Non-scarring alopecia) ............................................ 6
1.4.2. Mất tóc gây sẹo (Scarring alopecia) ............................................................. 10
1.4.3. Các thuốc điều trị mất tóc ............................................................................ 11
1.4.4. Mất tóc do hóa trị ......................................................................................... 11

1.5. MƠ HÌNH GÂY RỤNG LƠNG BẰNG CHẤT HĨA TRỊ (CHEMOTHERAPY-INDUCED
ALOPECIA)................................................................................................................... 12

1.5.1. Các mơ hình gây rụng lơng .......................................................................... 12
1.5.2.Các phương pháp đánh giá mất lơng, mọc lơng............................................ 14
1.6. DƯỢC LIỆU TÍA TƠ................................................................................................ 15
1.6.1.Thành phần hóa học ...................................................................................... 16
1.6.2. Cơng dụng .................................................................................................... 16
1.6.3.Tác dụng dược lý........................................................................................... 16
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 18
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 18
2.1.1. Động vật thí nghiệm ..................................................................................... 18
2.1.2. Dược liệu tía tơ ............................................................................................. 18
2.1.3. Hóa chất, thuốc đối chứng ........................................................................... 18

.


ii

2.1.4. Dụng cụ thí nghiệm ...................................................................................... 18
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 19
2.2.1. Khảo sát liều của cyclophosphamid (CYP) ................................................. 19
2.2.2. Khảo sát đáp ứng của mơ hình cyclophosphamid với chất đối chứng
minoxidil ................................................................................................................ 20
2.2.3. Chiết xuất cao tía tơ và điều chế kem tía tơ ................................................. 21
2.2.3.1. Chiết xuất dược liệu .............................................................................. 21
2.2.3.2. Thử tinh khiết ........................................................................................ 21
2.2.3.3. Điều chế kem tía tơ ............................................................................... 22
2.2.3.4. Đánh giá chất lượng kem tía tơ ............................................................. 23

2.2.4. Khảo sát tác dụng mọc lơng của chế phẩm dược liệu khi dùng thuốc hóa trị
................................................................................................................................ 24
2.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá .................................................................................... 24
2.2.6. Xử lý số liệu ................................................................................................. 30
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 31
3.1 KHẢO SÁT TÁC DỤNG ỨC CHẾ MỌC LÔNG CỦA CYCLOPHOSPHAMID Ở CÁC LIỀU
KHÁC NHAU 150MG/KG, 175MG/KG VÀ 200MG/KG..................................................... 31

3.1.1. Thử nghiệm trên chuột đực .......................................................................... 31
3.1.1.1. Đánh giá tình trạng mọc lơng trên đại thể của chuột ............................ 32
3.1.1.2. Số chân lông trên đại thể chuột ............................................................. 33
3.1.2. Thử nghiệm trên lô chuột cái ....................................................................... 34
3.1.2.1. Đánh giá tình trạng mọc lơng trên đại thể của chuột ............................ 35
3.1.1.2. Số chân lông trên đại thể chuột ............................................................. 36
3.2. ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG CỦA MƠ HÌNH VỚI THUỐC ĐỐI CHỨNG MINOXIDIL ............... 37
3.2.1. Đáp ứng trên chuột đực ................................................................................ 37
3.2.1.1. Đánh giá tình trạng mọc lơng trên đại thể của chuột ............................ 38
3.2.2.2. Số chân lông trên đại thể chuột ............................................................. 39

.


iii

3.2.2.3. Đánh giá trên vi phẫu ............................................................................ 39
3.2.2. Đáp ứng trên chuột cái ................................................................................. 40
3.2.2.1. Đánh giá tình trạng mọc lông trên đại thể của chuột ............................ 41
3.2.2.2. Số chân lông trên đại thể chuột ............................................................. 42
3.2.2.3. Đánh giá trên vi phẫu ............................................................................ 42
3.3. CHIẾT XUẤT CAO TÍA TƠ VÀ ĐIỀU CHẾ KEM TÍA TƠ.............................................. 43

3.3.1. Thử tinh khiết cao tồn phần ........................................................................ 43
3.3.2. Các tính chất của kem tía tơ ......................................................................... 44
3.3.2.1. Độ dàn mỏng ......................................................................................... 44
3.3.2.2. Định tính kem bằng sắc ký lớp mỏng ................................................... 44
3.4. KHẢO SÁT TÁC DỤNG KÍCH THÍCH MỌC LƠNG CỦA KEM TÍA TƠ .......................... 45
3.4.1. Thử nghiệm trên lô chuột đực ...................................................................... 45
3.4.1.1. Đánh giá tình trạng mọc lơng trên đại thể của chuột ............................ 46
3.4.1.2. Số chân lông trên đại thể chuột ............................................................. 47
3.4.1.3. Đánh giá tình trạng mọc lơng của chuột trên vi phẫu ........................... 47
3.4.2. Thử nghiệm trên lô chuột cái ....................................................................... 48
3.4.2.1. Đánh giá tình trạng mọc lơng trên đại thể của chuột ............................ 49
3.4.1.2. Số chân lông trên đại thể chuột ............................................................. 49
3.4.1.3. Đánh giá trên vi phẫu ............................................................................ 50
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................................. 52
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................................ 55
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 55
ĐỀ NGHỊ .................................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 56
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 61

.


iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Anh


Tiếng Việt

AA

Alopecia areata

Mất tóc theo vùng

AGA

Androgenetic alopecia

Mất tóc phụ thuộc androgen
(Mất tóc kiểu nam giới)

AR

Androgen receptor

Bcl-2

B cell lymphoma 2

CTLs

Cytotoxic T lymphocytes

CYP

Cyclophosphamide


DHT

5α-dihydrotestosteron

DMBA

7,12-dimethylbenzen[a]anthracen

FDA

Food and Drug Aministration

IFG-BP3

Insulin-like factor growth binding
protein 3

IP

Intraperitoneal injection

Tiêm phúc mạc

IV

Intravenous injection

Tiêm tĩnh mạch


p.d

Post depilation

Sau khi cạo lông

SC

Subcutaneous

Tiêm dưới da

TNF-α

Tumor necrosis factor alpha

Yếu tố hoại tử khối u

.

Cục quản lý thực phẩm và
dược phẩm Hoa Kỳ


v

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Các thành phần của nang lơng .................................................................... 3
Hình 1.2. Chu kỳ phát triển của sợi lơng (tóc) ............................................................ 5
Hình 2.1. Vùng da cạo được lấy để vi phẫu .............................................................. 20

Hình 2.2. Chuột điểm 0 ............................................................................................. 25
Hình 2.3. Chuột điểm 1 ............................................................................................. 26
Hình 2.4. Chuột điểm 2 ............................................................................................. 26
Hình 2.5. Chuột điểm 3 ............................................................................................. 27
Hình 2.6. Chuột điểm 4 ............................................................................................. 27
Hình 2.7. Vi phẫu nang lơng soi trên kính hiển vi ở vật kính 10x ............................ 29
Hình 3.1. Tỉ lệ mọc lơng của lơ chuột đực khảo sát tác dụng ức chế mọc lông của
cyclophosphamid theo các liều ................................................................................ 32
Hình 3.2. Tỉ lệ mọc lơng của lô chuột cái khảo sát tác dụng ức chế mọc lơng của
cyclophosphamid theo liều ....................................................................................... 35
Hình 3.3.Tỉ lệ mọc lơng của lơ chuột đực trong mơ hình tiêm CYP đáp ứng với thuốc
Minoxidil .................................................................................................................. 38
Hình 3.4.Tỉ lệ mọc lơng của lơ chuột cái trong mơ hình tiêm CYP đáp ứng với thuốc
Minoxidil .................................................................................................................. 41
Hình 3.5. Sắc ký đồ của cao tía tơ, nền và kem tía tơ dưới UV 365m và UV 254nm…
................................................................................................................................... 44
Hình 3.6. Tỉ lệ mọc lơng của chuột đực khảo sát tác dụng mọc lông của kem tía tơ
khi dùng thuốc CYP ................................................................................................. 46
Hình 3.7. Tỉ lệ mọc lông của chuột cái khảo sát tác dụng mọc lơng của kem tía tơ
khi dùng thuốc CYP ................................................................................................. 49

.


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.Các thuốc gây rụng tóc và mức độ gây rụng tóc ...................................... 12
Bàng 3.1. Trọng lượng chuột đực các lô trong khảo sát liều cyclophosphamid ....... 31
Bảng 3.2. Trung bình số chân lơng chuột đực trên đại thể ...................................... 33

Bàng 3.3. Trọng lượng chuột cái các lô trong khảo sát liều cyclophosphamid. ....... 34
Bảng 3.4. Trung bình số chân lơng chuột cái trên đại thể ........................................ 36
Bảng 3.5. Trọng lượng chuột đực các lô trong đánh giá đáp ứng với minoxidil ...... 37
Bảng 3.6 Trung bình số chân lông chuột đực trên đại thể.........................................39
Bảng 3.7. Đánh giá trên vi phẫu của chuột đực trong thử nghiệm đáp ứng với
Minoxidil ................................................................................................................... 39
Bảng 3.8. Trọng lượng chuột cái các lô trong đánh giá đáp ứng với minoxidil ....... 40
Bảng 3.9. Trung bình số chân lơng chuột cái trên đại thể......................................... 42
Bảng 3.10. Đánh giá trên vi phẫu của chuột cái trong thử nghiêm đáp ứng với
Minoxidil ................................................................................................................... 42
Bảng 3.11. Kết quả mất khối lượng do làm khô ở cao tía tơ .................................... 43
Bảng 3.12. Kết quả xác định độ tro tồn phần .......................................................... 44
Bảng 3.13. Diện tích đường trịn ............................................................................... 44
Bảng 3.14. Trọng lượng chuột đực các lơ trong khảo sát tác động của kem tía tơ ... 45
Bảng 3.15. Trung bình số chân lơng chuột đực trên đại thể. .................................... 47
Bảng 3.16. Đánh giá trên vi phẫu của chuột đực trong khảo sát tác dụng kích thích mọc
lơng của kem tía tơ .................................................................................................... 47
Bảng 3.17. Trọng lượng chuột cái các lô trong khảo sát tác động của kem tía tơ .... 48
Bảng 3.18. Trung bình số chân lông chuột cái trên đại thể....................................... 49
Bảng 3.19. Đánh giá trên vi phẫu của chuột cái trong khảo sát tác dụng kích thích mọc
lơng của kem tía tơ .................................................................................................... 50

.


1

MỞ ĐẦU
Mất tóc ở cả hai giới nam và nữ đều gây ảnh hưởng lên hình ảnh bản thân, cũng như các
mối quan hệ xã hội, bạn bè và gia đình. Việc điều trị mất tóc đơi khi cũng gặp nhiều khó

khăn bởi vì hiệu quả khơng đủ hay các lựa chọn về thuốc vẫn còn giới hạn [33]. Trong
nhiều năm qua, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu được thực hiện để hiểu rõ hơn về bệnh
học, cũng như phương pháp điều trị bệnh lý mất tóc, nhưng chưa đạt hiệu quả khả quan.
Bên cạnh mất tóc ở cả nam giới và nữ giới do di truyền, hay do tuổi tác, thì mất tóc do
tác dụng phụ của các thuốc dùng điều trị ung thư cũng được quan tâm rất lớn. Các thuốc
xạ trị, hóa trị trong các bệnh ung thư có thể gây ra mất tóc nghiêm trọng như:
cyclophosphamid, methotrexat, etoposid… Do vậy, một số thuốc dùng điều trị mất tóc
cũng được thử nghiệm và cho kết quả tốt, được FDA chấp nhận như minoxidil, finasterid
dạng bôi – dùng được cho cả nam và nữ bị mất tóc [14]. Tuy nhiên việc sử dụng các
thuốc này vẫn còn nhiều tác dụng không mong muốn như các phản ứng dị ứng thuốc chủ
yếu trên da của minoxidil, còn finasterid có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động tình dục
[35]. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng đã chứng minh hiệu quả của một số thuốc khác
như: vitamin D3, AS101,…[35]; hay sử dụng laser cấp độ thấp, trị liệu hormon, làm lạnh
da đầu …[19],[36],[49] đang trong quá trình nghiên cứu, chưa hoàn thiện hay hiệu quả
điều trị chưa đầy đủ. Nhu cầu phát triển nguồn thuốc mới an toàn, hiệu quả hay những
phương pháp điều trị khác góp phần ngăn ngừa tình trạng rụng tóc, mất tóc ở bệnh nhân,
nhất là các bệnh nhân điều trị ung thư, hóa trị là vấn đề cấp bách hiện nay. Bên cạnh các
thuốc tân dược, các thuốc có nguồn gốc dược liệu ngày càng được quan tâm nhằm tận
dụng và phát huy tối đa nguồn tài nguyên cây thuốc dồi dào của nước ta. Nhằm cung cấp
thêm bằng chứng khoa học cho các bài thuốc dân gian, chúng tôi thực hiện đề tài “KHẢO
SÁT TÁC DỤNG KÍCH THÍCH MỌC LƠNG CỦA KEM TỪ CAO 50% CỦA LÁ
TÍA TƠ TRÊN MƠ HÌNH CHUỘT NHẮT RỤNG LƠNG GÂY BỞI
CYCLOPHOSPHAMID” với mục đích:

.


2

-


Khảo sát tác dụng ức chế mọc lông của cyclophosphamid ở các liều khác nhau.

-

Khảo sát đáp ứng của mô hình chuột ức chế mọc lơng bằng cyclophosphamid với
chất đối chứng minoxidil.

-

Chiết xuất và điều chế kem tía tơ.

-

Khảo sát tác dụng kích thích mọc lơng của kem tía tơ.

.


3

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU:
1.1. Lơng (tóc), nang lơng:
Lơng (tóc) là một phần của giao tiếp xã hội, dùng để bảo vệ chống lại côn trùng, các loại
bức xạ điện từ, … Các nang lông được phát triển từ phơi thai biểu bì giống như móng
tay, bên cạnh chức năng tạo ra sợi lơng, nó cịn có một số chức năng khác như: trở thành
bộ cảm biến lực tác động vào sợi lơng, sản xuất và phóng thích bã nhờn để bảo vệ bề
mặt da, …[5],[8],[38],[55].
Có 3 phần quan trọng của nang lơng: phần hình phễu (Infundibulum), phần eo thắt
(Isthmus) và phần nang thấp hơn (The lower inferior segment). (Hình 1.1)


Hình 1.1. Các thành phần của nang lơng. Nguồn: Martel, 2018[24].

Phần hình phễu là phần phía trên của nang lơng, nó bắt đầu từ bề mặt thượng bì đến
tuyến bã nhờn. Phần eo thắt là khu vực giữa tuyến bã nhờn và hành nang lông (Bulge).
Hành nang lông là khu vực được đánh dấu bởi sự gắn kết vào cơ dựng lông (Arrector
Pili Muscle). Hành nang lông cũng chứa một số tế bào gốc biểu bì là một phần của lớp

.


4

áo ngoài (Outer root shead) và chất nhuộm như: CK19, CK15, CD200. Cuối cùng là
phần nang thấp kéo dài từ hành nang lông đến phần đầu nang. Vùng này bao gồm cả củ
nang lông (Bulb), chứa các mầm nang lông bao phủ bên ngoài tế bào nhú (Dermal
papilla). Tế bào nhú chứa nhiều mạch máu và liên lạc với tế bào mầm (Matrix) – có tỉ lệ
phân bào cao nhất trong tất cả các cơ quan. Tế bào mầm là nơi giúp tế bào mầm keratin
phát triển thành hình dạng của lông. Tế bào chứa melanin cũng được trộn lẫn vào tế bào
mầm để giúp tạo màu cho lông.
Trục lông với lớp bên trong là lớp tủy (Medulla) và được bao xung quanh bởi lớp giữa
(Cortex), tạo nên sợi tóc. Phía bên ngồi, là một lớp tế bào tạo nên lớp biểu bì (Cuticle).
Bao bọc bên ngồi lớp biểu bì là 3 lớp tạo nên dạng lớp áo trong (Inner root sheath). Lớp
áo trong được phát triển từ tế bào mầm và có vai trị quan trọng trong việc tạo nên hình
dạng của tóc. Lớp áo trong keratin hóa từ ngoài vào và cuối cùng bị phân tán ở phần giữa
nang lơng, đâu đó quanh phần eo thắt. Cuối cùng, lớp áo ngồi bao bọc tồn bộ sợi lơng.
Lớp này sẽ trải qua q trình keratin hóa ở phần eo thắt [24].
1.2. Chu kỳ mọc lơng (tóc):
Các sợi lơng phát triển trong chu kỳ không đồng nhất với nhau ở người. Mỗi sợi lông
vào chu kỳ phát triển ở những thời điểm khác nhau. Chu trình mọc lơng xun suốt 3

pha phát triển khác nhau: anagen, catagen và telogen (Hình 1.2). Ở da đầu người trưởng
thành, có khoảng 80 – 90% tóc ở pha anagen, 10 – 20% tóc ở pha telogen và 1 – 2% tóc
ở pha catagen [7],[24].

.


5

Tóc cũ
Biểu bì
Tuyến
bã nhờn
Cơ lơng
Tóc mới
Hành nang
TB mầm
Củ nang
Trung bì

(Pha tăng trưởng, 6-8 năm)

Túi tóc
tách ra từ
TB mầm
Túi
Sự thối hóa
nang thấp
TB nhú


(Pha thối hóa, 2-3 tuần)

(Pha nghỉ, 1-3 tháng)

Hình 1.2. Chu kỳ phát triển của sợi lơng (tóc). Nguồn: Stenn, 2001[45].

Pha anagen là pha tăng trưởng, nó diễn ra khi nang lơng bắt đầu q trình mọc lơng mới.
Pha này kéo dài khác nhau ở từng vùng khác nhau, ở da đầu, pha anagen có thể kéo dài
từ 2 đến 6 năm, cịn những nơi khác như lơng mày hay lông mi chỉ cần vài tháng để phát
triển. Đây là pha duy nhất trong đó có mặt của phần nang thấp hơn. Để báo hiệu sự bắt
đầu của giai đoạn anagen, các tín hiệu tế bào nhú gửi đến các tế bào gốc biểu mơ trong
chỗ phình to của nang lơng. Một khi những tế bào gốc này được kích thích, phần nang
thấp hơn của nang lơng bây giờ có thể phát triển xuống dưới, tạo thành một hành nang
lông xung quanh tế bào nhú. Bây giờ, tế bào nhú có thể báo hiệu các tế bào gốc trong
hành nang lông để sinh sôi nảy nở, phân tách và phát triển lên trên, tạo thành một sợi tóc
mới.
Pha catagen cịn được gọi là giai đoạn chuyển tiếp hoặc thối hóa. Nó là ngắn nhất trong
cả ba pha và chỉ có thể kéo dài vài tuần. Trong giai đoạn này, phân chia tế bào trong tế
bào gốc chấm dứt và phần nang thấp hơn của nang lơng bắt đầu thối hóa. Cuối cùng,
phần nang thấp hơn của nang lơng khơng cịn tồn tại nữa và tế bào nhú đã di chuyển lên

.


6

trên để tiếp xúc với chỗ phình to một lần nữa. Trong q trình này, túi lơng (tóc) (clubhair) được hình thành với một nút màu trắng, cứng ở cuối.
Cuối cùng, pha telogen, được biết như là pha nghỉ. Túi lơng (tóc), thực chất đã chết,
được giữ lại. Trên da đầu, những túi lơng (tóc) này thường được giữ lại khoảng 100 ngày.
Sau đó, những sợi lơng (tóc) được phóng thích và rụng đi để pha anagen có thể bắt đầu

lại lần nữa với sợi lơng (tóc) mới [24],[46].
1.3. Sự mất lơng (tóc):
Mất lơng (tóc) bị gây ra bởi bệnh tật, sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, tuổi tác và mất cân
bằng hormon. Bình thường mỗi ngày, khoảng 50 – 100 sợi lơng (tóc) bị mất [5],[22].
Mất tóc do bệnh lý khi số lượng tóc bị rụng lớn và có thể gây ra những hậu quả như tóc
bị mỏng, thưa thớt hay mất tóc ở 1 vùng hay nhiều vùng trên da đầu.
1.4. Phân loại mất tóc:
1.4.1. Mất tóc khơng gây sẹo (Non-scarring alopecia):
Thường là mất tóc do thay đổi chu kỳ phát triển tóc, kích cỡ nang lơng, vỡ tóc hay kết
hợp nhiều yếu tố trên với sự bảo tồn nang lơng:
o Mất tóc kiểu nam giới – Male pattern hair loss (Mất tóc kiểu androgen): mất
tóc đặc trưng bởi việc mất tóc từ đường tóc và khuếch tán ở đỉnh đầu, ảnh hưởng
đến 50% nam giới ở tuổi 50 và được xác định bởi gen và phụ thuộc androgen.
Người châu Á, bản địa Mỹ và gốc Phi ít bị mất tóc phía trước trán và diện rộng
hơn người da trắng. Nam giới mất tóc phụ thuộc vào androgen. Bên cạnh đó,
dihydrotestosteron là sản phẩm chuyển hóa của hormone nam testosteron, góp
phần làm mất tóc ở nam giới [35],[44],[54].
Androgenetic Alopecia – Mất tóc kiểu androgen (AGA) là kết quả của sự thu nhỏ
nang lơng (tóc) và thay đổi chu kỳ phát triển lơng (tóc). Theo đó, q trình anagen
giảm lại cịn telogen lại kéo dài ra. Lơng (tóc) trong q trình anagen khơng thể
mọc dài ra hoặc chưa hiện diện trên da đầu do thời gian anagen quá ngắn. Bên
cạnh đó, thời gian giữa anagen và telogen kéo dài ra dẫn tới lượng tóc xuất hiện

.


7

trên da đầu ít đi. Tế bào nhú giúp duy trì q trình mọc tóc và cũng là đích của sự
thay đổi androgen dẫn đến sự thay đổi chu kỳ phát triển lơng (tóc) và thu nhỏ

nang lơng (tóc) [11],[34].
Các nghiên cứu cho thấy, AGA có thể liên quan đến androgen và receptor của
androgen. Testosteron được chuyển thành 5α-dihydrotestosteron (DHT) nhờ men
5α-reductase (có 2 đồng phân là loại I và II). Sau đó, DHT kết hợp với receptor
của androgen đến nhân và phiên mã tạo ra gen phụ thuộc androgen. Ở những bệnh
nhân bị AGA, có sự gia tăng 5α-reductase cũng như receptor của androgen. Tuy
nhiên các nhà khoa học vẫn chưa định danh được gen phụ thuộc androgen trong
trường hợp này. Nghiên cứu của Ellis, 1998 lại cho thấy gen qui định 5α-reductase
không liên quan đến bệnh sinh của AGA như: gen 5α-reductase (SRD5A1 và
SRD5A2) [12], nghiên cứu của Sawaya, 1997 cũng cho thấy gen qui định men
aromatase cũng khơng liên quan đến AGA [43]. Ngồi ra, các thí nghiệm trên
nhiễm sắc thể Y để đánh giá liên quan giữa di truyền cha – con cũng không thể
xác định được vùng ở trên nhiễm sắc thể gây ra di truyền AGA trên cha – con.
Cuối cùng, gen androgen receptor (AR) được tìm thấy và chứng minh được có
liên quan đến AGA do làm tăng sản xuất receptor androgen [11],[34].
o Mất tóc kiểu nữ giới – Female pattern hair loss: thơng thường và tương tự với
mất tóc kiểu nam giới nhưng đặc trưng bởi mất tóc khuếch tán với sự bảo tồn
đường tóc phía trước và ít được xác định ngun nhân. Dù ngun nhân gì, đều
có 1 điểm chung của mất tóc ở nam và nữ là thu nhỏ nang lông. Bao gồm: giảm
liên tục thời gian anagen, kéo dài thời gian tiềm ẩn của chu kỳ tóc, nang lơng bị
thu nhỏ lại [19],[35],[44].
o Rụng tóc giai đoạn telogen – telogen effluvium: rụng tóc quá mức, thường do
một số vấn đề cấp tính (sinh đẻ, bệnh sốt, phẫu thuật lớn hay mất cân nhanh) hoặc
loại mạn tính, có liên quan đến rụng tóc kiểu nữ giới.

.


8


o Hưng cảm giật tóc – Trichotillomania: do rối loạn kiểm sốt kéo tóc, được đặc
trưng bởi những mảng mất tóc bất thường hay những kiểu mất tóc với những sợi
tóc gãy gắn chặt vào da đầu.
o Kéo rụng tóc – Traction alopecia: rụng tóc do lực kéo cơ học lâu dài như tạo
mẫu tóc, được đảo ngược ở giai đoạn sớm nhưng có thể mất đảo ngược do lực
kéo gây mất nang tóc.
o Bệnh nấm da đầu – Tinea capitis: bệnh có thể chữa trị được, gây ra bởi nhiễm
nấm ở trẻ em được đặc trưng bởi những vết rụng tóc cùng dấu hiệu viêm da đầu
(ban đỏ da đầu, nhiễm trùng thân tóc, với sự hiện diện của nấm ở tóc).
o Triệu chứng rút ngắn anagen – Short anagen syndrome: thường xuất hiện ở
trẻ em, được đặc trưng bởi mật độ và độ bền của tóc bình thường, rút ngắn phát
triển tóc.
o Triệu chứng anagen khơng rõ – Loose anagen syndrome: thường xuất hiện ở
trẻ em, đôi khi ở người lớn, đặc trưng bởi tóc hơi mỏng, khơng trật tự, khơng phát
triển.
o Rụng tóc vùng thái dương kiểu tam giác – Temporal alopecia triangularis:
một rối loạn xuất hiện ở trẻ sơ sinh hay trẻ em, đặc trưng bởi điểm rụng tóc hình
tam giác hay hình dao mổ với số lượng tóc bình thường, nhưng rất ít tóc trưởng
thành (hầu hết là tóc tơ).
o Mất tóc theo vùng (Alopecia Areata - AA): là một loại rụng tóc thường gặp trên
người, thuộc loại rụng tóc khơng gây sẹo, ảnh hưởng tương đồng trên cả 2 giới,
gặp ở mọi lứa tuổi, chiếm xấp xỉ 0,1 – 0,2% dân số [13],[32]. AA là một bệnh tự
miễn hay thay đổi, thường tái phát hay trì hỗn và có thể dai dẳng – đặc biệt khi
rụng tóc lan rộng. AA là loại rụng tóc thường gặp đứng thứ 2 sau rụng tóc mơ
hình nam – nữ giới [41],[47].

.


9


Có nhiều loại mất tóc theo vùng:
-

Rụng tóc theo vùng khơng đều (Patchy alopecia areata): mất tóc một hay
nhiều chỗ riêng biệt hay dính liền với nhau.

-

Alopecia totalis: rụng tóc toàn bộ hay gần như toàn bộ vùng da đầu.

-

Alopecia universalis: mất tồn bộ hay gần như tồn bộ lơng trên bề mặt cơ
thể.

-

Alopecia incognita: mất tóc tồn bộ có tính khuếch tán và dương tính với
kiểm tra lực kéo, tóc mọc lại có những điểm vàng, ngắn, mỏng nhưng
khơng liên quan đến móng.

-

Ophiasis: mất tóc thành dãy vịng theo chu vi của đầu, đặc biệt hơn là ở
vùng xương thái dương và xương chẩm.

-

Sisaipho: rụng tóc khuếch tán ngoại trừ vùng xung quanh rìa da đầu.


-

Hội chứng Marie Antoinette (hay được gọi là canities subita): giai đoạn
cấp tính của rụng tóc khuếch tán với tóc chuyển xám đột ngột “qua đêm”
do tóc mất sắc tố [41].

Trong AA, chu kỳ của nang lông bị gián đoạn, dẫn đến rối loạn pha anagen. Ngồi
ra, trong giai đoạn catagen có sự xâm nhập của các tế bào miễn dịch, cùng với
quá trình viêm gia tăng, những nang lông giai đoạn sớm của pha anagen bước vào
giai đoạn telogen, điều này có khả năng đáp ứng miễn dịch qua trung gian. Có
bằng chứng về sự tự miễn trong AA liên quan đến tế bào T về vùng hành nang
lơng, trong đó là CD8+ (cytotoxic T lymphocytes – CTLs) và CD4+. Mới đây, sự
hiện diện của tế bào mast trong các dạng AA có liên quan chặt chẽ với CTLs đã
được xác định ở cả mơ hình chuột và người, cho thấy khả năng liên quan chéo
giữa tế bào mast và CTLs ở bệnh sinh AA [32],[41].

.


10

1.4.2. Mất tóc gây sẹo (Scarring alopecia):
Là dạng mất tóc khi nang lông bị phá hủy do viêm hay hiếm hơn, ác tính (u bạch huyết
da). Da bị tổn thương cho thấy mất lỗ nang lông (lỗ nang lông hở dù thân lông đã xuyên
qua da), ở giai đoạn sớm tương tự mất lông từng vùng.
o Bệnh linken phẳng – Lichen planopilaris: bệnh viêm mạn tính có thể gây phá
hủy nang lơng lâu dài đặc trưng bởi rụng tóc cùng với ban đỏ ở vùng rìa và đơi
khi có liên quan đến linken da hay niêm mạc (không lây ban ngứa).
o Bệnh rụng tóc trước trán – Frontal fibrosing alopecia: một loại của linken

phẳng nhưng kiểu rụng tóc khác (tóc ở phía trước, đường tóc phía trước và lơng
mày), thường ảnh hưởng đến phụ nữ sau mãn kinh.
o Bệnh lupus ban đỏ da mạn tính - Chronic cutaneous lupus erythematosus:
một phân nhóm của lupus ban đỏ có sự xuất hiện của các vết có thể phát triển
thành vảy, nhú dần dần hình thành các mảng khơng xác định, khơng đều hay hình
trịn với chứng teo thay đổi, nang bịt kín, chứng giãn mao mạch và mất sắc tố.
o Rụng tóc do sẹo khuếch tán từ đỉnh đầu – Central centrifual cicatricial
alopecia: thường được nhìn thấy ở người phụ nữ chủng tộc châu Phi, đặc trưng
bởi tổn thương tạo sẹo bắt đầu ở vùng đỉnh và mở rộng theo kiểu ly tâm dọc theo
da đầu; cơ chế bệnh sinh có liên quan đến yếu tố di truyền và môi trường.
o Viêm nang lơng có mụn mủ - Folliculitis decalvans: viêm nang lơng có liên
quan đến bạch cầu trung tính và lympho có thể là phản ứng lại với Staphylococcus
aureus, đặc trưng bởi mảng sẹo rụng tóc bị tổn thương có mủ ở vùng rìa và chủ
yếu ảnh hưởng trên nam giới.
o Rối loạn tóc do di truyền: Nhiều loại rụng tóc có hội chứng hay khơng có hội
chứng là do đột biến gen đơn. Các đột biến ảnh hưởng đến quá trình phát triển
của nang lơng, chu kỳ phát triển nang bình thường và lõi tóc mỏng manh; hầu hết
các điều kiện này xuất hiện từ lúc còn rất nhỏ [9],[13],[23],[40].

.


11

1.4.3. Các thuốc điều trị mất tóc:
Thuốc điều trị mọc tóc giúp tăng độ phủ tóc trên da đầu và làm chậm q trình mỏng
tóc. Các thuốc điều trị khơng thể phục hồi lại tất cả tóc mất và thuốc mất tác dụng cũng
như tỉ trọng tóc giảm liên quan đến ngưng thuốc trong quá trình điều trị. Minoxidil được
FDA chấp nhận sử dụng cho các bệnh nhân mất tóc. Cơ chế hoạt động của minoxidil
làm tăng quá trình anagen và gia tăng kích thước các nang lơng bị thu nhỏ, mở kênh Kali

và làm giãn mạch. Kết quả giúp kích thích và tăng tỉ lệ tóc mọc, gia tăng kích thước
đường kính nang tóc. Minoxidil 2% được FDA chấp nhận dùng cho mất tóc ở nữ giới,
trong khi minoxidil 2% và 5% được dùng cho nam giới [29],[35]. Bên cạnh đó, finasterid
là chất ức chế 5α-reductase loại II được sử dụng ở cả nam giới và nữ giới. Finasterid
giúp ngăn chặn và làm giảm nồng độ dihydrotestosteron trong máu xuống đến 60%,
trong đó, hói đầu ở nam giới có sự xuất hiện và gia tăng nồng độ của 5α-reductase và
dihydrotestosteron [52],[35].
1.4.4. Mất tóc do hóa trị:
Mất tóc do hóa trị thường bắt đầu khoảng 1 – 3 tuần sau chu kỳ đầu tiên hóa trị. Tuy
nhiên tình trạng này có thể hồi phục tự nhiên sau 3 – 6 tháng trong điều kiện bình thường.
Nhưng khoảng 65% các trường hợp tóc mọc lại có màu xám và/hoặc thay đổi cấu trúc
cũng như kết cấu của tóc; bên cạnh đó, tỉ lệ tóc mọc lại giảm rõ rệt [53]. Sự xuất hiện và
mức độ nghiêm trọng của mất tóc do hóa trị phụ thuộc vào liều, thời điểm dùng thuốc và
các tác nhân khác nhau (Bảng 1.1). Tác nhân hóa trị gây độc tế bào tác động lên các tế
bào phân chia, kết quả các tế bào gốc tăng trưởng là mục tiêu không mong muốn
[5],[7],[14],[40],[47]. Các nghiên cứu mất tóc do tác nhân cyclophosphamid trên người
và trên chuột. Tác nhân gây độc tế bào gây ra quá trình apoptosis, hầu như dựa vào p53đây là chìa khóa chính trong đáp ứng của tế bào với stress- là trung gian tác dụng phụ
của điều trị ung thư. Apoptosis các tế bào tạo máu hay tế bào đường ruột cũng liên quan
đến p53. Điều chỉnh tăng thụ thể apoptosis, làm gia tăng mức độ các protein tiền

.


12

apoptosis Bax, Fas, IGF-BP3, làm giảm mức độ protein kháng apoptosis Bcl-2
[6],[7],[47].
Bảng 1.1.Các thuốc gây rụng tóc và mức độ gây rụng tóc.
Gây rụng tóc yếu


Gây rụng tóc trung bình

Gây rụng tóc mạnh

Bleomycin
Carmustin

Busulfan
Mechlorethamin
(nitrogen mustard)
Floxuridin
Methotrexat
Mitomycin
Teniposid
Actinomycin
Topotecan
Irinotecan

Cyclophosphamid
Daunorubicin

Fluorouracil
Hydroxyurea
Melphalan
Dacarbazin
Cisplatin
Cytosine arabinosid
Thioguanin
Streptozocin
Chlorambucil

L-asparaginase
Thiotepa
Mercaptopurin
Hexamethylmelamin

Adriamycin
Vinblastin
Vincristin
Vindesin
Ifosfamid
Etoposid
Paclitaxel
Docetaxel

Nguồn: Hesketh, 2004[14]

1.5. Mơ hình gây rụng lơng bằng chất hóa trị (Chemotherapy-induced alopecia):
1.5.1. Các mơ hình gây rụng lơng:
Để hiểu được q trình, cơ chế của mất tóc do hóa chất hóa trị, có nhiều cơng trình
nghiên cứu sử dụng động vật gặm nhấm. Tuy nhiên, sinh lý học của việc đáp ứng nang
lơng tóc của người với hóa chất hóa trị vẫn cịn là một vấn đề lớn. Vì vậy nhiều thơng
tin quan trọng đến từ việc thử nghiệm trên động vật gặm nhấm đã được nghiên cứu trong
cả thập kỷ [7]. Một số nghiên cứu về mất lơng tóc do hóa chất hóa trị trên động vật gặm
nhấm:

.


13


-

Mơ hình trên chuột mới sinh thực hiện bởi Huesel, 1990. Trong mơ hình này, tác
giả sử dụng nhiều tác nhân hóa trị khác nhau (cytosin arabinosid, doxorubicin,
cyclophosphamid, etoposid) gây mất lông ở tuần đầu sau khi điều trị [7],[15].

-

Mô hình chuột thiếu p53: sử dụng chuột cái 8 tuần tuổi C57BL/6 lông đen p53
knockout. Chuột được tiêm cyclophosphamid vào ngày thứ 9 sau khi cạo lông với
liều tiêm duy nhất IP 150mg/kg [6].

-

Mơ hình gây rụng lơng do testosteron: sử dụng chuột albino đực 2 – 3 tháng tuổi,
testosteron được pha với hỗn hợp ethanol/propylenglycol 90/10 và dùng thuốc
finasterid để đối chứng. Testosteron được tiêm duy nhất SC 1mg trên mỗi con
chuột [33].

-

Mơ hình chuột androchronogenetic alopecia: bằng cách mỗi ngày tiêm dưới da
testosteron gây mỏng lông ở phần lưng trên của chuột sau 4 tuần điều trị. Sau 12
đến 14 tuần, mất lông khuếch tán thực sự phát triển thành một vùng hói, có thể
lan đến giữa lưng. Mơ hình này gây ra rụng lơng bằng việc làm giảm tỷ lệ mọc
lơng, giảm q trình anagen, kéo dài đáng kể q trình telogen. Mơ hình này
chứng minh được chuột phụ thuộc vào androgen đồng thời mơ hình này có thể
phù hợp để sàng lọc các hợp chất như thuốc kháng androgen và thuốc giãn mạch,
có ảnh hưởng đến q trình hói diễn tiến [25].


-

Mơ hình gây rụng lơng ở chuột bằng cyclophosphamid được thực hiện bởi Ralf
Paus, 1994 [7],[39],[50]. Mơ hình sử dụng chuột cái 6-8 tuần tuổi (15–20g), lông
đen. Chỉ những con chuột đang trong giai đoạn nghỉ (telogen) mới được sử dụng
cho nghiên cứu này. Ở da thân chuột, tất cả tế bào melanin tập trung ở nang lông,
sắc tố được sản xuất duy nhất trong nang lơng thời kì phát triển (anagen). Vì thế,
giai đoạn telogen của chuột C57BL/6 dễ nhận ra hơn và ổn định hơn do màu trắng
hồng của da lưng chúng. Chuột được cảm ứng anagen bằng cách tiêm
cyclophosphamid vào ngày thứ 9 sau khi cạo lông, với liều tiêm duy nhất IP
150mg/kg.

.


14

Q trình thử nghiệm tác dụng cảm ứng rụng lơng bằng thuốc hóa trị
(cyclophosphamid) như sau: sau khi tiêm CYP vào ngày thứ 9 sau khi cạo lông
da lưng của chuột ở lô thử và lô chứng, chúng được kiểm tra, theo dõi mỗi ngày
trong chu kỳ lên đến 32 ngày, để ghi nhận sự mất lông và sự chuyển biến màu từ
đen sang đỏ, biểu thị quá trình nang lông anagen của chu kỳ mọc lông qua catagen
đến telogen. Sự chuyển màu này là do sự hoàn thành sản xuất sắc tố trong nang
tế bào melanin quá sớm ở giai đoạn catagen. Sự thay đổi này được ghi nhận qua
quan sát đại thể và chụp hình lại. Ở chuột C57BL/6 vào độ tuổi này, cảm ứng
rụng lông giai đoạn anagen tự động chuyển sang catagen vào giữa ngày thứ 17
đến ngày thứ 20 p.d; thường là vào ngày thứ 18. Sự phát triển catagen được biểu
thị bằng thay đổi màu da từ đen sang màu xám nhạt, xảy ra thành từng vùng lớn,
bắt đầu từ cổ, đến hông, cuối cùng là vùng đuôi. Trong 1 đến 2 ngày sau khi cảm
ứng catagen, nang sẽ vào giai đoạn telogen, màu da sẽ chuyển từ màu xám sang

màu hồng. Vì thế, sự rụng lông và màu da thay đổi được chia ra theo dõi ở 2 vùng
riêng biệt:
-

Vùng 1: ¼ vùng da lưng phía dưới gần vùng đi.

-

Vùng 2: ¼ vùng da lưng phía trên vùng cổ.

Kết quả của thử nghiệm cho thấy: CYP gây kết thúc giai đoạn anagen và có dấu
hiệu mất lơng. Sự khuếch tán rụng lơng biểu hiện ở những vùng khác nhau và bị
đảo lộn. Thân tóc mọc lại thường có sắc tố khác lạ [39].
1.5.2.Các phương pháp đánh giá mất lơng, mọc lơng:
Hiện chưa có phương pháp chuẩn để đánh giá tình trạng mất tóc hay tác động kích thích
mọc tóc trên thú vật thử nghiệm. Đa số các phương pháp đánh giá bằng cách quan sát,
mơ tả bằng mắt thường (nhìn, chụp hình vùng cần thiết) và bằng trichoscopy để đánh giá
tóc mọc theo tỉ lệ phần trăm[26][30][36].
Để biết được hiệu quả mọc lông của một chất nghiên cứu, các đánh giá thường so sánh
mẫu chuột mọc lơng trong nhóm thử với nhóm đối chứng. Phần da của động vật, thường

.


15

là phần lưng, được quan sát và chụp hình mỗi 3 ngày hoặc ở những thời điểm riêng theo
qui định của mỗi nghiên cứu và ghi chú lại thời điểm mọc lơng, kiểu hình mọc lơng.
Hiện nay có rất nhiều thang điểm đánh giá mọc lông trên chuột, nhưng phương pháp mô
tả bởi Matsuda và cộng sự [26], được sử dụng bởi Nandeesh và cộng sự [30] được sử

dụng nhiều hơn:
-

0 = khơng mọc lơng;

-

1 = lơng mọc ít hơn 20%;

-

2 = lông mọc 20 – 39%;

-

3 = lông mọc 40 – 59%;

-

4 = lông mọc 60 – 79%;

-

5 = lơng mọc 80 – 100%.

Ngồi ra, các nhà nghiên cứu cũng có thể sử dụng thước đo mọc lơng của chính mình,
tương tự Orasan và cộng sự:
-

Loại 4 (mật độ lông cao, đầy đủ, dày);


-

Loại 3 (mật độ lông trung bình, khơng nhìn thấy được vùng da);

-

Loại 2 (mật độ lơng thấp và nhìn thấy được vùng da);

-

Loại 1 (lơng mọc khơng đều trên vùng da và dễ dàng nhìn thấy da) [36],[37].

Bên cạnh đó, Orasan cũng đưa ra phương pháp định lượng bằng cách cắt tóc mọc lại ở
vùng da 1cm2 và cân trên cân phân tích để xác định khối lượng của các sợi lông [36].
1.6. Dược liệu tía tơ:
Tía tơ (hay tử tơ, tử tơ tử, tơ ngạnh) tên khoa học: Perilla frutescens (L.) Britton thuộc
họ Hoa mơi Lamiaceae, có tên nước ngồi: Perilla, purple common perilla (Anh), pérille
(Pháp). Tía tơ được trồng khắp nơi ở Việt Nam để lấy lá ăn, làm gia vị và làm thuốc. Các
bộ phận lá (tô diệp), thân (tô ngạnh) và quả (tô tử) được thu hái về, phơi trong râm mát
hay sấy nhẹ cho khô để giữ nguyên mùi vị [1],[2].

.


×