Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đánh giá hiệu quả điều trị tăng áp lực nội sọ của manitol ở bệnh nhân chấn thương sọ não và tai biến mạch não nặng tại Bệnh viện Việt - Tiệp Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.48 KB, 3 trang )

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TĂNG ÁP LỰC NỘI SỌ
CỦA MANITOL Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO
VÀ TAI BIẾN MẠCH NÃO NẶNG TẠI BỆNH VIỆN VIỆT TIỆP HẢI PHỊNG
Nguyễn Thắng Toản và CS
TĨM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị tăng áp lực nội sọ của manitol của bệnh nhân chấn thương sọ não và tai
biến mạnh não nặng
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng so sánh 2 nhóm. 66 bệnh nhân
được chia làm 2 nhóm CTSN (33 BN) và TBMN (33 BN), cả 2 nhóm đều được điều trị Manitol 20% liều 1g/kg/6h
truyền nhanh trong 30 phút. Thông số đo là ALNS, ALTMN, HA ĐMTB, PVC…
Nghiên cứu được thực hiện tại khoa Hồi sức Tích cực Ngoại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng từ tháng 10/2014
đến tháng 09/2015
Kết quả: Ở cả 2 nhóm CTSN, TBMN Manitol có tác dụng giảm ALNS sau 30 phút lần lượt là (từ 28,00 ±
4,98mmHg xuống 19,35 ± 4,31mmHg và từ 30,00 ± 5,81mmHg xuống 20,56 ± 4,24mmHg), giảm nhiều nhất sau
60 phút (15,46 ± 3,50 và 16,81 ± 3,87mmHg), ALTMN ở cả 2 nhóm cũng tăng lên cao nhất sau 60 phút lần lượt là
(72,22 ± 8,42mmHg lên 84,02 ± 6,68mmHg và 76,09 ± 7,33mmHg lên 88,56± 7,67mmHg). Thời gian giảm ALNS
kéo dài 292 ± 52 phút ở nhóm CTSN và 251± 48 phút ở nhóm TBMN, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<
0,05.
Kết luận: Manitol 20% liều 1g/kg/6h có tác dụng làm giảm ALNS ở BN có CTSN và TBMN nặng.
Từ khóa: CTSN, TBMN, ALNS, Malnitol
SUMMARY
EVELUATING OF EFFECT OF TREATMENT BY "MANITOL" IN INCREASED ICP OF SEVERE
TRAUMATIC BRAIN INJURY AND CEREBRAL VASCULAR ACCIDENT AT VIET TIEP FRIENDSHIP
HOSPITAL IN HAI PHONG
Nguyen Thang Toan et al
Goal: Eveluating of effect of treatment by "manitol" in increased ICP of severe TBI and severe CVA at Viet
Tiep Friendship hospital in Hai Phong
Subjects and methods: Prospective description, clinical trial comparing 2 groups. 66 patients were divided into
2 groups traumatic brain injury (TBI) (33 patients) and cerebral vascular accident (CVA) (33 patients), the 2
groups were treated by "Mannitol 20%" dose of 1g /kg /6h rapid infusion for 30 minutes. Research index: ICP,
CPP, MAP, PVC…


The study was performed at the surgical ICU of Department of Viet Tiep Friendship hospital in Hai Phong
from January to March 09/2015 to 10/2014
Results: In both 2 groups TBI &CVA, "Mannitol" helps to reduce ICP after 30 minutes respectively (from 28.00
± 4.31 mmHg ± 4,98mmHg down 19.35 ± 5.81 mmHg and from 30.00± 5,81 down to 20.56 ± 4.24 mmHg), the
most effected after 60 minutes (15.46 ± 3.50 and 16.81 ± 3.87 mmHg), in both 2 groups ICP also the highest
increase in 60-minute time respectively (72.22 ± 8.42 mmHg to 84,02 ± 6,68 mmHg and from 76,09 ± 7,33
mmHg to 88,56 ± 7,67 mmHg). The time need to reduce ICP prolonged 292 ± 52 minutes at TBI group and 251 ±
48 minutes at CVA group, the difference was statistically significant at p <0.05.
Conclusion: Mannitol 20% dose of 1g / kg / 6h reduce ICP effectly in patients with severe TBI and severe
CVA.
Keywords: ICP, TBI, CVA, Manitol
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương sọ não (CTSN) và tai biến mạch
não(TBMN) là bệnh lý thường gặp và là nguyên nhân
chủ yếu dẫn đến tử vong và tàn phế ở tất cả các nước
trên thế giới.CTSN và TBMN nặng gây tăng ALNS,
nhất là các bệnh nhân có tổn thương phối hợp, tổn
thương não lan tỏa (Chảy máu nhu mô não, chảy máu
não thất, chảy máu màng mềm, dập não, nhồi máu
não rộng…).Điều trị tăng ALNS cần phối hợp nhiều
phương pháp trong đó sử dụng Manitol được nhiều
tác giả khuyến cáo. Chính vì vậy chúng tơi tiến hành
đề tài này với mục tiêu: “ Đánh gía hiệu quả điều trị
tăng áp lực nội sọ của Manitol ở bệnh nhân chấn
thương sọ não và tai biến mạch não nặng tại bệnh
viện Việt Tiệp Hải Phòng”

ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu thử
nghiệm lâm sàng có so sánh giữa 2 nhóm.

Đối tượng nghiên cứu: 66 BN được chia làm 2
nhóm 33 BN CTSN và 33 BN TBMN nặng. Nghiên cứu
được thực hiện tại khoa Hồi sức tích cực ngoại Bệnh
viện Việt Tiệp Hải Phịng từ tháng 10/2014 đến tháng
9/2015.
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: Glasgow ≤ 8đ
Tiêu chuẩn loại trừ: Glasgow> 8điểm, BN có chống
chỉ định đặt catheter đo ALNS
Cách thức tiến hành: BN Glasgow dưới 8điểm
được đặt catheter đo ALNS, khi ALNS ≥ 20mmHg
được truyền Manitol liều 1g/kg truyền nhanh trong 20
phút. Các thông số cn thu thp: ALNS, ALTMN, PVC,

yhth (1015) - công trình nckh đại hội gây mê hồi sức toàn quốc 2016

89


HAĐMTB, số lần dùng Manitol trong 1 ngày, thời gian
giữa các lần dùng Manitol.
Số liệu thu thập được sử lý bằng phần mềm SPSS
16.0
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Phân bố theo giới tính
Bảng 1. Phân bố BN theo giới tính
Giới
Nam
Nữ
Tổng số
p


CTSN
n
24
9
33

TBMN

%
72,73
27,27
100
< 0,05

n
13
20
33

%
39,39
60,61
100
< 0,05

Nhận xét:Trong nhóm BN CTSN gặp chủ yếu là
nam giới, trong nhóm BN TBMN gặp nữ giới nhiều
hơn.Sự khác biệt giữa nam và nữ trong từng nhóm
bệnh có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

2. Phân bố theo tuổi
Bảng 2. Phân bố BN theo tuổi
Tuổi (năm)

< 20
20 - 39
40 - 59
> 60
Tổng số
Trung bình

CTSN
n
%
2
6,66
14
46,67
8
26,67
6
20,00
30
100
42,1±17,8

TBMN
n
%
0

0
1
3,33
8
26,67
21
70,00
30
100
67,7±14,9

CTSN
6,4 ± 1,4

CTSN (n, %)
11 (45,83)
10 (41,67)
3 (12,50)
24

T0
T30
T60
T120
T180
T240
T300
T360
T480


> 0,05
< 0,05
> 0,05
< 0,05
< 0,05

TBMN
6,9 ± 1,2
> 0,05

Nhận xét:
- Mức độ hôn mê đánh giá theo thang điểm
Glasgow của nhóm CTSN trung bình là 6,4 ± 1,4 điểm.
- Mức độ hôn mê đánh giá theo thang điểm
Glasgow của nhóm TBMN trung bình là 6,9 ± 1,2 điểm.
4. Phân bố mức độ tăng ALNS giữa 2 nhóm
Trong nghiên cứu này có 24 BN thuộc nhóm CTSN
và 20 BN thuộc nhóm TBMN có ALNS trên 20 mmHg
phải truyền Manitol. Kết quả thu được như sau:
Bảng 4. Phân bố mức độ tăng ALNS giữa 2 nhóm
ALNS (mmHg)
20 - 29
30 - 39
≥ 40
Tổng số

gian

P


Nhận xét: - Độ tuổi trung bình của nhóm CTSN là
42,1 ± 17,8 tuổi.
- Độ tuổi trung bình của nhóm TBMN là 67,7±14,9 tuổi.
3. Điểm Glasgow khi vào
Bảng 3. Điểm Glasgow khi BN vào
Glasgow
Trung bình (X ± SD)
p

Bảng 6. Mức thay đổi ALNS, ALTMN sau khi cho
Mannitol
Thời ALNS (X ± SD mmHg)
ALTMN (X ± SD

TBMN (n, %)
10 (50,00)
7 (35,00)
3 (15,00)
20

CTSN
28,00 ±
4,98*
19,35 ±
4,31
15,46 ±
3,50*
16,04 ±
3,14
17,20 ±

4,11
18,34 ±
4,57
19,86 ±
4,43
20,58 ±
3,45
21,12 ±
4,18

TBMN
30,00 ±
5,81*
20,56 ±
4,24
16,81 ±
3,87*
17,90 ±
3,48
18,08 ±
4,15
19,02 ±
4,23
20,72 ±
4,76
21,60 ±
3,84
22,51 ±
4,28


mmHg)
CTSN
TBMN
72,22 ±
76,09 ±
8,42*
7,33*
79,45 ±
82,69 ±
7,29
8,54
84,02 ±
88,56 ±
6,68*
7,67*
84,69 ±
87,92 ±
9,63
6,25
83,14 ±
86,11 ±
6,81
7,57
82,05 ±
85,51 ±
7,75
5,01
81,13 ±
84,90 ±
6,06

7,78
80,76 ±
83,15 ±
8,28
6,17
79,55 ±
81,39 ±
7,27
7,73

*p< 0,05
Nhận xét:Sự khác biệt về ALNS, ALTMN giữa thời
điểm trước khi truyền manitol và thời điểm sau 60
phút (giảm xuống thấp nhất, tăng lên cao nhất) ở cả 2
nhóm nghiên cứu có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 7. Thay đổi PVC, HATB sau khi cho Manitol
Thời
PVC (X ± SD cmH2O)
HATB (X ± SD
gian

T0
T30
T60
T120
T180
T240
T300
T360
T480


CTSN
9,8 ± 1,8
9,6 ± 1,4
9,0 ± 1,6
8,0 ± 1,2
8,7 ± 1,2
8,4 ± 1,5
8,3 ± 1,3
8,2 ± 1,3
9,2 ± 1,8

TBMN
10,1 ± 1,2
9,5 ± 1,5
8,0 ± 1,1
7,8 ± 1,5
8,5 ± 1,2
8,6 ± 1,4
9,2 ± 1,0
9,8 ± 1,2
9,3 ± 1,4

mmHg)
CTSN
T0
9,8 ± 1,8
T30
9,6 ± 1,4
T60

9,0 ± 1,6
T120
8,0 ± 1,2
T180
8,7 ± 1,2
T240
8,4 ± 1,5
T300
8,3 ± 1,3
T360
8,2 ± 1,3
T480
9,2 ± 1,8

Nhận xét: Sau khi truyền manitol 120 phút PVC và
huyết áp động mạch trung bình ở cả 2 nhóm nghiên
cứu giảm xuống ở mức thấp nhất so với trước khi
truyền. Tuy nhiên sự thay đổi này chưa có ý nghĩa
thống kê.
Bảng 8. Thời gian giảm ALNS sau khi dùng Manitol
Thời gian (X ± SD phút)
CTSN (n=24)
TBMN (n=20)
p

292 ± 52
251 ± 48
< 0,05

Nhận xét:Đa số BN tăng ALNS trong nghiên cứu có

mức ALNS từ 20 - 39 mmHg. Mỗi nhóm có 3 BN có
ALNS trên 40 mmHg.
Bảng 5. Phân bố theo số lần điều trị manitol
Số lần truyền manitol Trung bình (X±SD)
CTSN
TBMN
Tổng số

n
150
118
268

%
55,97
44,03
100

6,25 ± 1,71
5,90 ± 1,56

Nhận xét: Số lần truyền Manitol trung bình của
nhóm CTSN là 6,25 ± 1,71lần, nhóm TBMN là 5,90 ±
1,56 lần, sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê.

90

Biều đồ 1. Thời gian giảm ALNS sau khi truyn Manitol

yhth (1015) - công trình nckh đại hội gây mê hồi sức toàn quốc 2016



Nhận xét: Sau khi truyền, Manitol có tác dụng làm
giảm ALNS là 292 ± 52 phút đối với nhóm bệnh CTSN
và 251 ± 48 phút với nhóm bệnh TBMN, sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tơi, nhóm CTSN có tỉ
lệ nam giới là 72,73% cao hơn hẳn so với nữ giới là
27,27%.Tỷ lệ này thấp hơn trong nghiên cứu của
Nguyễn Hữu Tú [4] với nam chiếm tới 95 %, của Trịnh
Văn Đồng [2] với nam chiếm 90,4%. Điều này có thể
do nam giới thường làm những cơng việc nguy hiểm
hơn nữ giới, nam giới thường bất cẩn hơn khi tham
gia giao thông với tốc độ cao, uống bia, rượu.
Đối với nhóm TBMN thì nghiên cứu lại cho thấy tỉ lệ
nữ (60,61%) nhiều hơn nam (39,39%). Tỉ lệ này cao
hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Sỹ Bảo với tỉ lệ nữ
là 33,9% [1]. Nghiên cứu của chúng tơi có ti lệ nữ cao
hơn hẳn những nghiên cứu khác, điều này có thể do
sự phân bố, điều chuyển khơng đều những BN TBMN
tại bệnh viện Việt Tiệp vào 3 khoa là Hồi sức tích cực
nội, Hồi sức tích cực ngoại, Thần kinh. Cũng có thể do
tình trạng bệnh lý THA, tim mạch có biến chứng TBMN
tại địa bàn Hải Phịng gặp ở nữ nhiều hơn.
Sự khác biệt về độ tuổi trung bình của 2 nhóm
bệnh CTSN và TBMN có ý nghĩa thống kê với p <
0,05. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của
Nguyễn Hữu Tú là 33 ± 16 tuổi [5] và của Carole.I và
cs (2009) là 33,8 ± 3,2 tuổi [7]. Đây là nhóm tuổi trẻ, có

thể có tiên lượng tốt trong q trình điều trị, nhưng đây
cũng cịn là nhóm tuổi đang cịn lao động, cống hiến
cho xã hội cả về trí tuệ và sức lực. Nhưng bây giờ thì
sao?Chính họ lại trở thành gánh nặng cho gia đình và
cho xã hội.Chúng ta những nhân viên y tế nói riêng,
ngành y tế nói chung đã và sẽ có những nghiên cứu
đưa ra những phương pháp điều trị tối ưu nhất để góp
phần giành lại sự sống và làm giảm bớt những di
chứng cho những BN này cũng như làm giảm gánh
nặng cho xã hội.
Sự khác biệt về mức độ hôn mê theo thang điểm
Glasgow giữa 2 nhóm CTSN và TBMN trong nghiên
cứu khơng có ý nghĩa thống kê.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, kết quả này cao
hơn của Nguyễn Hữu Hoằng là 6,0 ± 1,3 điểm [3], của
Carole với điểm Glassgow khi vào viện là 6 điểm [7],
của Nguyễn Hữu Tú là 5,09 ± 1,31 điểm [5]. Điểm
Glasgow cao hơn có thể là yếu tố tiên lượng tốt hơn
về hiệu quả của công tác điều trị tích cực cho BN.
Trong nghiên cứu này có 24 BN thuộc nhóm CTSN
và 20 BN thuộc nhóm TBMN có tình trạng tăng ALNS
trên 20 mmHg phải truyền Manitol. Trong số những BN
tăng ALNS thì mức độ tăng từ 20 - 39 mmHg chiếm tỉ
lệ cao, nhóm CTSN là 87,50%, nhóm TBMN là
85,00%. Kết quả này của chúng tôi thấp hơn của
Nguyễn Hữu Hoằng là 91,18% [3], nhưng cao hơn của
Nguyễn Anh Tuấn là 70,30% [6].
Trong 44 BN có tăng ALNS chúng tôi truyền
Manitol 268 lần, số lần truyền Manitol trung bình của
nhóm CTSN là 6,25 ± 1,71lần, cao hơn số lần truyền

manitol trung bình của nhóm TBMN là 5,90 ± 1,56 lần,
sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê. Kết quả
của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của tác giả Nguyễn

Hữu Hoằng là 5,2 ± 2,15 lần. [3]
ALNS trước khi truyền tương ứng với nhóm CTSN
và TBMN lần lượt là 28,00 ± 4,980 mmHg và 30,00 ±
5,81 mmHg. Kết quả này tương đương với trong
nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tú [4] với ALNS ban đầu
là 29,11 ± 0,53 mmHg, trong phân tích gộp của Sorani
là 28 ± 8,4 mmHg, nhưng lại thấp hơn trong nghiên
cứu của Gilles Francony với ALNS trung bình 31 ± 6
mmHg
Sự khác biệt về ALNS, ALTMN giữa 2 nhóm CTSN
và TBMN là khơng có ý nghĩa thống kê. Sự khác biệt
về ALNS, ALTMN giữa thời điểm trước khi truyền
manitol và thời điểm sau 60 phút (giảm xuống thấp
nhất, tăng lên cao nhất) ở cả 2 nhóm nghiên cứu có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05.
Chúng tôi thấy 30 phút sau khi truyền xong
Mannitol thì ALNS trung bình đã giảm từ 28,00 ±
4,98mmHg xuống còn 19,35 ± 4,31 mmHg và xuống
thấp nhất tại phút thứ 60 là 15,46 ± 3,50 mmHg, sau
đó tăng dần trở lại nhưng vẫn ở mức thấp, đến phút
thứ 360 ALNS mới tăng lên trên 20 mmHg (20,58 ±
3,45 mmHg) ở nhóm CTSN; giảm từ 30,00 ±
5,81mmHg xuống cịn 20,56 ± 4,24 mmHg sau 30 phút
truyền Manitol và xuống thấp nhất tại phút thứ 60 là
16,81 ± 3,87 mmHg, sau đó tăng dần trở lại nhưng vẫn
ở mức thấp, đến phút thứ 300 ALNS mới tăng lên trên

20 mmHg (20,72 ± 4,76 mmHg) ở nhóm TBMN. Trong
nghiên cứu của Carole và cs (2008), tác dụng làm
giảm ALNS của Mannitol đã giảm xuống sau 30 phút
và chỉ duy trì tới 120 phút sau đó tăng trở lại mà khơng
duy trì được tới phút thứ 300 như trong nghiên cứu
của chúng tôi. Điều này có thể giải thích do tác giả chỉ
dùng liều Mannitol là 0,5 g/kg thể trọng so với liều
1g/kg thể trọng trong nghiên cứu của chúng tôi. Kết
quả của chúng tôi cũng giống với nghiên cứu của các
tác giả khác
Cũng về sự thay đổi của huyết động sau truyền
Manitol, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Hoằng
là PVC giảm nhiều nhất sau 120 phút truyền, HATB
giảm nhiều nhất sau 90 phút truyền; tác giả Nguyễn
Xuân Thái và Nguyễn Anh Tuấn, PVC và HATB giảm
nhẹ sau 120 phút truyền nhưng khơng có ý nghĩa
thống kê.
Sau khi truyền Manitol có tác dụng làm giảm ALNS
là 292 ± 52 phút đối với nhóm CTSN và 251 ± 48 phút
với nhóm TBMN, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
với p < 0,05.
Theo kết quả của Nguyễn Hữu Hoằng, thời gian
duy trì tác dụng của manitol kéo dài 313 ± 50 phút đối
với những BN CTSN nặng, tác giả đã truyền Manitol
với liều 1g/kg tương tự như nghiên cứu của chúng tôi.
Trong nghiên cứu của Nguyễn Hữu Hoằng tỉ lệ BN
tăng ALNS từ 20 - 29 mmHg là 53% cao hơn của
chúng tôi là 45,8%, điều này lý giải thời gian duy trì
giảm ALNS kéo dài hơn chúng tơi.
KẾT LUẬN

Manitol 20% liều 1g/kg/6h có tác dụng làm giảm
ALNS ở BN có CTSN và TBMN nặng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Sĩ Bảo (2015). “Đo áp lực nội sọ trong
xuất huyết não tự phát”. Luận án tiến sĩ y học, Đại học

yhth (1015) - công trình nckh đại hội gây mê hồi sức toàn quèc 2016

91



×