Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Xây dựng chương trình ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THCS tại khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA SINH MÔI TRƢỜNG


TRẦN THỊ CẨM TIÊN

XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH NGOẠI KHĨA
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC BẢO
VỆ MÔI TRƢỜNG CHO HỌC SINH THCS TẠI
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN SƠN TRÀ,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Ngành: Cử nhân Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng

Ngƣời hƣớng dẫn: Th.S Trần Ngọc Sơn

Đà Nẵng – Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ
đúng theo nguyên tắc và trung thực, chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì
cơng trình nào khác.
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Cẩm Tiên


LỜI CẢM ƠN


Bằng tấm lịng sâu sắc nhất, tơi xin gởi lời cảm ơn đến Th.S Trần
Ngọc Sơn - Giảng viên Khoa Sinh Môi Trƣờng, Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Đại Học Đà Nẵng, ngƣời đã vạch ra cho tôi những ý tƣởng, trực tiếp hƣớng
dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt q trình thực hiện và hồn thành khóa luận tốt
nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn chị Lê Thị Trang và Trung tâm Bảo tồn Đa
dạng Sinh học Nƣớc Viêt Xanh (GreenViet) đã tạo điều kiện, cung cấp cho
tôi những hiểu biết thực tế hơn về Khu bảo tồn Thiên nhiên Sơn Trà, cũng
nhƣ đã nhiệt tình hỗ trợ cho tơi để thực hiện chƣơng trình giáo dục cho học
sinh tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Sơn Trà. Xin trân trọng cảm ơn bạn Thu
(13SS), Diễm (13SS), Tƣờng An (13SS), Thúy (13SS), Dung (13SS), Tiệp
(14CTM), Minh Phƣớc (13CTM) trong nhóm đã giúp đỡ tơi trong q trình
nghiên cứu.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến các thầy cơ trong Khoa
Sinh
Môi Trƣờng đã tạo điều kiện tốt nhất cho tơi hồn thành khóa luận này. Cám
ơn các bạn sinh viên trong khoa đã nhiệt tình giúp đỡ và góp ý cho khóa luận
của tơi.
Đà Nẵng, ngày tháng năm 2016
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Cẩm Tiên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................... 1

2.


Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................... 2

3.

Ý nghĩa khoa học của đề tài .............................................................. 2

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 4
1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI ..................................... 4
1.1.1.

Hoạt động ngoại khóa ................................................................. 4

1.1.2.

Mơi trƣờng và Giáo dục mơi trƣờng ........................................... 4

1.1.3.

Chƣơng trình giáo dục ................................................................ 5

1.1.4.

Khu bảo tồn thiên nhiên .............................................................. 7

1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU GDMT TRÊN THẾ
GIỚ VÀ VIỆT NAM ................................................................................ 9
1.2.1.

Trên thế giới ................................................................................ 9


1.2.2.

Ở Việt Nam ............................................................................... 11

1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ................. 14
1.3.1.

Đặc điểm của HĐNK ................................................................ 14

1.3.2.

Phân loại HĐNK ....................................................................... 15

1.3.3.

Vai trò của HĐNK GDBVMT .................................................. 15

1.3.4.

Nguyên tắc xây dựng và tổ chức HĐNK .................................. 17

1.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC MÔI
TRƢỜNG CHO HỌC SINH .................................................................. 18
1.4.1.

Mục đích của GDMT ................................................................ 18

1.4.2.


Mục tiêu của GDMT ................................................................. 18

1.4.3.

Nguyên tắc của GDMT ở trƣờng học ....................................... 19

1.4.4.

Cách tiếp cận trong GDMT....................................................... 20

1.4.5.

Phƣơng pháp GDMT................................................................. 21

1.4.6.

Các hình thức tổ chức GDMT................................................... 21


1.4.7.

Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS ................................ 21

1.4.8. GDMT và những trở ngại chính trong việc phát triển, thực hiện
và đánh giá ............................................................................................... 21
1.5. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ................................................... 22
1.5.1.

Vị trí địa lí và địa hình .............................................................. 22


1.5.2.

Đặc điểm khí hậu ...................................................................... 22

1.5.3.

Tài nguyên rừng ........................................................................ 22

1.5.4.

Tài nguyên sinh vật ................................................................... 23

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 25
2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU .......................... 25
2.1.1.

Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................... 25

2.1.2.

Khách thể nghiên cứu................................................................ 25

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................... 25
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 26
2.3.1.

Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu .............................................. 26


2.3.2.

Phƣơng pháp khảo sát và tổ chức thực địa ............................... 26

2.3.3.

Phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn ............................................. 26

2.3.4.

Phƣơng pháp thực nghiệm chƣơng trình ngoại khóa ................ 27

2.3.5.

Phƣơng pháp xử lý số liệu......................................................... 28

2.3.6.

Phƣơng pháp chuyên gia ........................................................... 28

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN ................................................... 29
3.1. THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VÀ NHU CẦU CỦA GIÁO VIÊN
VÀ HỌC SINH ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA NHẰM
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG CÁC TRƢỜNG THCS
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG............................................................... 29
3.1.1. Nhận thức của giáo viên và học sinh về vai trị của hoạt động
ngoại khóa cho học khóa cho học sinh THCS hiện nay .......................... 29


3.1.2.


Ý kiến của giáo viên về những lợi ích của giáo dục ngoại khóa ..
................................................................................................... 30

3.1.3. Ý kiến của giáo viên và học sinh về địa điểm để tổ chức giáo
dục ngoại khóa ......................................................................................... 31
3.2. XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH NGOẠI KHĨA TẠI KBTTN
SƠN TRÀ ................................................................................................ 33
3.2.1.

Quy trình thiết kết chƣơng trình ngoại khóa tại KBTTN ......... 33

3.2.2.

Chƣơng trình ngoại khóa về GDBVMT tại KBTTN Sơn Trà .. 37

3.2.3.

Đánh giá chƣơng trình ngoại khóa GDBVMT ......................... 54

3.3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ BÀN LUẬN .............................. 54
3.3.1. Hiểu biết của học sinh về vai trò của Khu bảo tồn thiên nhiên
Sơn Trà ................................................................................................... 54
3.3.2.
quanh

Mức độ quan tâm của học sinh đến tự nhiên và môi trƣờng xung
................................................................................................... 55

CHƢƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................ 57

4.1. KẾT LUẬN ..................................................................................... 57
4.2. KIẾN NGHỊ..................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 59


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

GDMT

Giáo dục môi trƣờng

GDBVMT

Giáo dục bảo vệ môi trƣờng

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

HĐNK

Hoạt động ngoại khóa


KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

IUCN

Internation Union for Conversation of Nature:
Liên minh quốc tế về bảo tồn thiên nhiên

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TP

Thành phố

VQG

Vƣờn quốc gia


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng
3.1.


3.2.

3.3.

3.4

Tên bảng
Ý kiến của giáo viên về những lợi ích đạt đƣợc của
giáo dục ngoại khóa.
Ý kiến của giáo viên về địa điểm để tổ chức giáo dục
ngoại khóa.
Ý kiến của học sinh về địa điểm để tổ chức giáo dục
ngoại khóa.
Nội dung chƣơng trình ngoại khóa “Một ngày trong
rừng” tại KBTTN Sơn Trà cho học sinh THCS

Trang
30

32

32

41


DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
Tên hình ảnh, biểu đồ

Số hiệu hình


Trang

ảnh, biểu đồ
3.1

Biểu đồ Nhận định của giáo viên và học sinh về vai

29

trị của hoạt động ngoại khóa cho học sinh THCS
hiện nay.
3.2

Sơ đồ Quy trình xây dựng chƣơng trình ngoại khóa

34

tại KBTTN
3.3

Sơ đồ đƣờng đi của khu vực tổ chức chƣơng trình

41

ngoại khóa.
3.4

Biểu đồ Hiểu biết của học sinh về vai trò của rừng


55

Sơn Trà.
3.5

Biểu đồ Mức độ quan tâm đến môi trƣờng của học

56

sinh trƣớc khi tham gia chƣơng trình ngoại khóa.
3.6

Biểu đồ Mức độ quan tâm đến môi trƣờng của học
sinh sau khi tham gia chƣơng trình ngoại khóa.

56


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát
triển nhanh chóng theo hƣớng đẩy mạnh cơng nghiệp hóa hiện đại hóa và đạt
đƣợc nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, kéo theo đó là những
vấn đề về tự nhiên, xã hội nhƣ ô nhiễm môi trƣờng, mất đa dạng sinh học, cạn
kiệt tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu,… ngày càng trở nên nghiêm
trọng đe dọa trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại,
phát triển của các thế hệ hiện tại và tƣơng lai.
Trƣớc tình hình đó, chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều biện pháp nhằm
giảm thiểu và hạn chế các vấn đề môi trƣờng. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh
vai trị quan trọng của giáo dục môi trƣờng, đây đƣợc coi là một phƣơng pháp

hiệu quả để xây dựng và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng cho ngƣời
dân, và đặc biệt là với giới trẻ. Giáo dục môi trƣờng cho học sinh đóng một
vai trị quan trọng trong việc xây dựng kiến thức, thái độ đối với môi trƣờng
và thúc đẩy hành vi tích cực để bảo vệ mơi trƣờng. Giáo dục môi trƣờng ở
Việt Nam đã và đang đƣợc giảng dạy cho học sinh các cấp dƣới nhiều hình
thức khác nhau, tuy nhiên chƣa thực sự hiệu quả vì nhiều lý do nhƣ: Thiếu
các hoạt động ngoại khóa giáo dục bảo vệ môi trƣờng trong môi trƣờng tự
nhiên, đặt biệt là tại các khu bảo ồn thiên nhiên, vƣờn quốc gia; trong chƣơng
trình giảng dạy ở Việt Nam, kiến thức về vấn đề môi trƣờng không đƣợc dạy
nhƣ một môn học độc lập và mới chỉ đƣợc nghiên cứu tích hợp vào các môn
học khác nhƣ sinh học, địa lý… tuy nhiên vẫn chƣa đƣợc ứng dụng rộng rãi
trong thực tiễn dạy học. Bên cạnh đó, những chủ đề chủ yếu cũng chỉ giới hạn
giảng dạy trong các lớp học và học sinh khơng có nhiều cơ hội để thực hành
hay tự khám phá chúng. Do đó, học sinh cịn thiếu trải nghiệm thực tế, tình
yêu và nguồn cảm hứng từ thiên nhiên và môi trƣờng xung quanh.
1


Khu bảo tồn thiên nhiên nhiên Sơn Trà nằm trên Bán đảo Sơn Trà, thành
phố Đà Nẵng, có tổng diện tích tự nhiên 4439 ha với khoảng với 985 lồi thực
vật và 287 loài động vật. Đây là một khu bảo tồn sinh thái độc đáo gồm đất
ƣớt ven biển và rừng nhiệt đới nguyên sinh. Nơi đây có nhiều lồi động thực
vật q hiếm trong đó phải nói đến loài Voọc chà vá chân nâu là thú loài linh
trƣởng đặc hữu ở Đơng Dƣơng đang có nguy cơ tuyệt chủng và cần đƣợc bảo
vệ [14]. Với hệ sinh thái tự nhiên rất đa dạng và phong phú, Khu bảo tồn thiên
nhiên Sơn Trà trong những năm gần đây đã phát triển một số tour du lịch sinh
thái để cho du khách đến khám phá và hịa mình với vẻ đẹp thiên nhiên nơi
đây. Đây là điều kiện để phát triển giáo dục môi trƣờng cho học sinh Đà Nẵng
tại khu bảo tồn thiên nhiên.
Giáo dục môi trƣờng cho học sinh thơng qua chƣơng trình ngoại khóa ở

trong các Khu bảo tồn thiên nhiên hay vƣờn quốc gia là một hình thức mới
trong giáo dục bảo vệ mơi trƣờng ở Việt Nam cũng nhƣ ở Đà Nẵng. Xuất phát
từ những lí do trên, tơi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Xây dựng chương trình
ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh
THCS tại khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng đƣợc chƣơng trình ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả giáo
dục bảo vệ mơi trƣờng cho học sinh THCS tại khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn
Trà, thành phố Đà Nẵng. Qua đó, giúp cho học sinh THCS có cơ hội trải
nghiệm thực tế ngồi thiên nhiên, càng thêm yêu quý và có trách nhiệm với
thiên nhiên và môi trƣờng sống xung quanh.
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Thông qua việc tổ chức chƣơng trình ngoại khóa giáo dục bảo vệ mơi
trƣờng dựa vào môi trƣờng tự nhiên tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sơn Trà cho
học sinh THCS sẽ góp phần giúp đƣa học sinh đến với phƣơng pháp học
2


thông qua trải nghiệm thực tế, học từ tự nhiên để từ đó nâng cao nhận thức về
mơi trƣờng xung quanh. Qua chƣơng trình này, học sinh khơng chỉ đƣợc cung
cấp kiến thức về môi trƣờng một cách trực quan và lý thú, mà còn đƣợc rèn
luyện các kỹ năng cần thiết để tự tìm tịi, nghiên cứu ngồi thực địa, từ đó dần
dần hình thành thái độ tơn trọng và biết cách ứng xử thân thiện với môi
trƣờng tự nhiên hơn. Nhờ đó, cơng tác giáo dục mơi trƣờng cho học sinh cũng
đạt hiệu quả tốt hơn.

3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI

1.1.1. Hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa (HĐNK) đƣợc hiểu nhƣ là những hoạt động đƣợc
tổ chức ngồi giờ học của các mơn học ở trên lớp. HĐNK là sự tiếp nối hoạt
động dạy – học trên lớp, là con đƣờng gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo sự thống
nhất giữa nhận thức với hành động của học sinh, là việc tổ chức giáo dục
thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học – kĩ thuật, lao động
cơng ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa văn nghệ, thẩm mĩ,
thể dục thể thao, vui chơi giải trí, … để giúp các em hình thành và phát triển
nhân cách (đạo đức, năng lực, sở trƣờng, …) [5].
1.1.2. Môi trƣờng và Giáo dục môi trƣờng
a. Môi trường
Môi trƣờng là tập hợp các điều kiện bên ngồi mà sinh vật tồn tại trong
đó. Mơi trƣờng của con ngƣời bao gồm các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, cơng
nghệ, kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hóa, lịch sử và mỹ học [12].
Theo Điều 3, Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014 của Việt Nam đã giải
thích: “Mơi trƣờng là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động đối với sự tồn tại và phát triển của con ngƣời và sinh vật”.
Tóm lại, mơi trƣờng là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để
sống và phát triển.
b. Giáo dục mơi trường
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về GDMT:
GDMT là một quá trình nhằm phát triển ở ngƣời học sự hiểu biết và
quan tâm trƣớc những vấn đề môi trƣờng, bao gồm: Kiến thức, thái độ, hành
vi, trách nhiệm và khả năng để tự mình và cùng tập thể đƣa ra các giải pháp
nhằm giải quyết các vấn đề môi trƣờng trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài [1].
4



Theo Jonathon Wigley, 2000 có nêu rõ “GDMT là một quá trình phát
triển những tình huống dạy/học hiệu quả giúp ngƣời dạy và ngƣời học tham
gia giải quyết những vấn đề mơi trƣờng liên quan, đồng thời tìm ra một lối
sống có trách nhiệm và đƣợc thơng tin đầy đủ”.
Điều quan trọng nhất là tất cả những định nghĩa khác nhau này đều có
một số điểm cơ bản sau:
- GDMT là một quá trình diễn ra trong một khoảng thời gian ở nhiều địa
điểm khác nhau, thông qua những kinh nghiệm khác nhau và bằng
những phƣơng thức khác nhau.
- GDMT nhằm thay đổi hành vi.
- Mơi trƣờng học tập chính là mơi trƣờng và các vấn đề có trong thực tế.
- GDMT liên quan đến việc giải quyết vấn đề và ra quyết định về cách
sống.
- Trong GDMT, việc học phải tập trung vào ngƣời học và lấy hành động
làm cơ sở [7].
1.1.3. Chƣơng trình giáo dục
a. Định nghĩa chương trình giáo dục
Theo định nghĩa đầy đủ: “Chƣơng trình giáo dục là một khung của nhiều
hoạt động lên kế hoạch bởi nhà trƣờng nhằm khuyến khích học sinh học tập,
nó liên quan tới tất cả các khía cạnh của ngƣời dạy, phƣơng pháp sử dụng, các
hoạt động, các vấn đề mơn học và các tiêu chí đánh giá cũng nhƣ phƣơng
pháp để đƣa ra phán quyết những kết quả học tập của học sinh. Đây có thể là
chƣơng trình nội khóa hoặc ngoại khóa” [2], [3].
b. Thành phần của chương trình

5



Một chƣơng trình thƣờng bao gồm 4 thành phần và chúng có mối quan
hệ chặt chẽ với nha:
-

Mục đích, mục tiêu.

-

Nội dung.

-

Phƣơng pháp.
- Quy trình kiểm tra, đánh giá.
c. Các đặc điểm của một chương trình tốt
- Cấu trúc của chƣơng trình: [3]
+ Rộng (có nội dung, kiến thức rộng, liên hệ thực tế cuộc sống)
+ Cân đối (nội dung, kiến thức không quá xa vời, phù hợp với đối
tƣợng)
+ Có sự kế tiếp (tìm hiểu các chƣơng trình trƣớc và tiếp nối kết quả,
hoặc thừa hƣởng từ những nghiên cứu có sẵn)
+ Khăng khít, chặt chẽ (các nội dung trong chƣơng trình phải logic với
nhau).
- Trải nghiệm của học sinh: Sự tiến triển, kế tiếp, đa dạng, liên hệ [3].
d. Các hình thức đưa GDMT vào chương trình giáo dục
ƢU ĐIỂM

NHƢỢC ĐIỂM

GDMT như một môn học độc lập

- Dễ dàng cho việc kiểm tra, đánh - Không khả thi vì phải đào tạo
giá.

mới giáo viên bộ mơn GDMT.
- Chỉ thích hợp cho bậc đại học
hoặc cao hơn.

Lồng ghép/Khai thác GDMT trong một số mơn học cụ thể.
- Có thể thực hiện ở các trƣờng phổ - Khó đánh giá vì nội dung GDMT
thơng.

nằm rải rác trong một số mơn học

6


- Không phải đào tạo mới giáo viên

khác nhau.

bộ môn.
GDMT xen vào tất cả các môn học.
- Học sinh đƣợc tiếp cận với kiến - Không khả thi đối với một số
thức đa dạng về GDMT theo

mơn học vì giáo viên bộ mơn

nhiều khía cạnh mơn học khác

chƣa có khái niệm về GDMT.

- Cần đào tạo tất cả giáo viên bộ

nhau.

mơn về GDMT.
- Khó tiến hành kiểm tra đánh giá.
Dành một phần quỹ thời gian trong chương trình cho GDMT.
- Có thể thực hiện ở trƣờng phổ - Địi hỏi khâu tổ chức phải tốt mới
thông thông qua các chiến dịch

đạt hiệu quả cao.

môi trƣờng, các chuyến tham
quan, dã ngoại, …
- Có thể dễ dàng phối hợp với các
hình thức khác.
[3].
1.1.4. Khu bảo tồn thiên nhiên
a. Định nghĩa KBTTN
Theo Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) (1994) đã định nghĩa:
“Khu bảo tồn thiên nhiên là vùng đất hay vùng biển đặc biệt đƣợc dành để
bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học, các nguồn tài ngun thiên nhiên, kết
hợp với việc bảo vệ các tài nguyên văn hố và đƣợc quản lí bằng pháp luật
hoặc các phƣơng thức hữu hiệu khác” [11].
b. Mục tiêu của các KBTTN
Mục tiêu quản lý của các KBTTN rất đa dạng, trong đó có các mục tiêu sau:
7


- Nghiên cứu khoa học;

- Bảo vệ các vùng hoang dã;
- Bảo vệ sự đa dạng loài và gen;
- Duy trì các lợi ích về mơi trƣờng từ thiên nhiên;
- Bảo vệ các cảnh quan đặc biệt về thiên nhiên và văn hoá;
- Sử dụng cho du lịch và giải trí;
- Giáo dục;
- Sử dụng hợp lí các tài nguyên từ các hệ sinh thái tự nhiên;
- Duy trì các biểu trƣng văn hoá và truyền thống
Khu bảo tồn thiên nhiên là những khu đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt, chỉ dành
cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo và quan trắc môi trƣờng. Các
khu bảo tồn thiên nhiên này cho phép gìn giữ các quần thể của các lồi cũng
nhƣ các q trình của hệ sinh thái khơng hoặc ít bị nhiễu loạn [11].
c. Yêu cầu đối với các KBTTN
- Vùng đất tự nhiên có dự trữ tài nguyên thiên nhiên và có giá trị đa dạng
sinh học cao;
- Có giá trị cao về khoa học, giáo dục, du lịch;
- Có các lồi động thực vật đặc hữu hoặc là nơi cƣ trú, ẩn náu, kiếm ăn
của các loài động vật hoang dã quý hiếm;
- Đủ rộng để chứa đƣợc một hay nhiều hệ sinh thái, tỷ lệ cần bảo tồn trên
70% [11].
d. Phân loại khu BTTN
Theo IUCN (1994), hệ thống phân hạng khu bảo tồn thiên nhiên gồm có:
- Khu dự trữ thiên nhiên nghiêm ngặt/khu bảo vệ hoang dã: chủ yếu để
nghiên cứu khoa học hay bảo vệ vùng hoang dã;

8





Khu dự trữ thiên nhiên nghiêm ngặt (tiếng Anh: Strict Nature
Reserve): chủ yếu cho nghiên cứu khoa học;



Vùng hoang dã (Wildeness Area): chủ yếu để bảo vệ sự nguyên vẹn
của vùng chƣa có sự tác động của con ngƣời;

- Vƣờn quốc gia (National Park): chủ yếu bảo tồn hệ sinh thái và giải trí,
du lịch;
- Khu bảo tồn thắng cảnh tự nhiên (National Monument/Natural
Landmark): chủ yếu bảo tồn các cảnh quan độc đáo, có giá trị;
- Khu bảo tồn lồi/sinh cảnh (Habitat/Species Management Area): chủ
yếu bảo tồn các hệ sinh thái hoặc các lồi bằng cách quản lí có sự can
thiệp tích cực;
- Khu bảo tồn cảnh quan đất liền/biển (Protected Landscape/Seascape):
bảo tồn phong cảnh thiên nhiên đẹp chủ yếu cho giải trí, du lịch;
- Khu bảo tồn kết hợp sử dụng bền vững tài nguyên (Managed Resource
Protected Area): khu bảo tồn đƣợc quản lí để sử dụng hợp lí các hệ sinh
thái tự nhiên [11].
1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU GDMT TRÊN THẾ
GIỚ VÀ VIỆT NAM
1.2.1. Trên thế giới
Ngay từ thập kỷ 70, giáo dục môi trƣờng đã đƣợc đƣa vào hệ thống trung
học phổ thông ở nhiều nƣớc nhƣ Mỹ, Mehicô, Liên Xô cũ. Những chủ đề mơi
trƣờng đƣợc lồng ghép vào các mơn học có liên quan đến mơi trƣờng nhƣ:
sinh học, địa lý, hố học, giáo dục công dân, đạo đức, thẩm mỹ…. Trong các
nƣớc ASEAN, Brunei, Indonexia, Thái Lan là những nƣớc đƣa giáo dục mơi
trƣờng một cách có hệ thống vào các bậc trung học cơ sở, trung học phổ
thơng, cịn lại chủ yếu là lồng ghép vào các môn học truyền thống về tự nhiên

và xã hội [16].
9


Ở Nhật Bản, trong suốt thời kỳ tăng trƣởng kinh tế cao (những năm
1960) giáo dục môi trƣờng ở các cấp học nói chung và giáo dục mơi trƣờng
cho học sinh trung học cơ sở nói riêng đƣợc bắt đầu bằng việc giáo dục chống
ô nhiễm môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng tự nhiên. Đến nửa cuối những năm
1980, ngƣời Nhật bắt đầu ý thức đƣợc tầm quan trọng của các vấn đề môi
trƣờng đối với cuộc sống của con ngƣời. Họ bắt đầu thực sự quan tâm tới bảo
vệ môi trƣờng và lúc này giáo dục môi trƣờng mới thực sự có chỗ đứng trong
nền giáo dục của Nhật Bản [16].
Có nhiều tài liệu khác nhau đề cập đến sự ra đời thuật ngữ Giáo dục môi
trƣờng (GDMT) - Enviromental education. Theo Wheeler (1985) thì thuật
ngữ GDMT lần đầu tiên xuất hiện trong các tài liệu về giáo dục trên thế giới
vào năm 1948 và lý luận về GDMT đƣợc nhà giáo dục học đồng thời là nhà
sinh vật học Patrick Geddes ngƣời Scotland đề ra từ cuối thế kỷ 19. Patrick
Geddes đƣợc gọi là “cha đẻ” của GDMT vì ơng là ngƣời đầu tiên đã liên kết
“chất lƣợng của môi trƣờng” (Quality of Environment) với “chất lƣợng của
giáo dục” (quality of Education) . Ông cho rằng giáo dục phải hƣớng tới việc
cải thiện, nâng cao chất lƣợng môi trƣờng, ngƣợc lại môi trƣờng cũng phải
đƣợc huy động để nâng cao chất lƣợng giáo dục. Môi trƣờng không chỉ đơn
giản là địa điểm để con ngƣời sống, làm việc, và hoạt động trong xã hội lồi
ngƣời mà cịn là nơi giáo dục cho con ngƣời vì những hiểu biết và tình cảm
với mơi trƣờng sẽ giúp cho việc nâng cao chất lƣợng mơi trƣờng
Hoạt động ngoại khóa về giáo dục môi trƣờng là hoạt động rất đƣợc chú
trọng ở trên thế giới.Với nhiều mơ hình nhƣ:
Ở New Zealand, Giáo dục ngoài trời đã trở thành một phần của giáo dục
nƣớc này trong hơn 150 năm (Lynch, 1998). Vai trị giáo dục ngồi trời đã
chuyển dịch theo thời gian trong bối cảnh rộng hơn về những thay đổi trong

hệ thống giáo dục NewZealand. Giáo dục ngoài trời trƣớc năm 1940 chủ yếu
10


là giải trí. Từ những năm 1940 tập trung thay đổi thành một ý định giáo dục
cao hơn. Lynch (2000) chỉ ra rằng một trong những thay đổi giáo dục có thể
xảy ra kể từ năm 1970 là giáo dục ngồi trời có trở thành cơng cụ hơn, và các
kỹ năng và giá trị đƣợc nhấn mạnh đƣợc kết hợp với việc làm. Mãi cho đến
năm 1999, giáo dục ngoài trời đã đạt đƣợc một nơi chính thức trong chƣơng
trình khi nó trở thành một trong những trong bảy lĩnh vực học tập chính của y
tế và vật lý. Giáo dục (H & PE) chƣơng trình giảng dạy (Bộ Giáo dục, 1999)
[13].
Các nghiên cứu của các nhà giáo dục trên đều nhấn mạnh tầm quan trọng
của giáo dục ngoại khóa. Để học sinh có thể phát triển tồn diện, các thầy cô
giáo không phải chỉ cần quan tâm đến việc cung cấp tri thức trong các giờ học
trên lớp mà còn coi trọng các hoạt động tập thể, vui chơi giải trí, văn nghệ, thể
dục thể thao… [10].
1.2.2. Ở Việt Nam
Trong những năm gần đây ở Việt Nam cũng đã phát triển nhiều chƣơng
trình ngoại khóa tổ chức cho học sinh với chủ đề bảo vệ mơi trƣờng nhƣ:
Chƣơng trình ngoại khóa tổ Hóa – Sinh với chủ đề “Biến đổi khí hậu với
cuộc sống” ở trƣờng THPT Ngơ Sỹ Liên, tỉnh Bắc Giang tổ chức vào ngày 17
tháng 11 năm 2014, tạo khơng khí vui tƣơi trong học tập, cung cấp và mở
rộng cho các em học sinh những hiểu biết phong phú về các bộ môn, đặc biệt
là mơn Hóa học và mơn Sinh học, mối quan hệ chặt chẽ giữa mơn Hóa học và
mơn Sinh học với các môn học khác nhƣ môn Địa lý, môn Lịch sử… và vai
trị tầm quan trọng của các mơn học với cuộc sống. Qua buổi ngoại khố này,
các em có thêm những thông điệp của cuộc sống, yêu cuộc sống hơn và từ đó
ln có ý thức bảo vệ mơi trƣờng cũng là bảo vệ cuộc sống [18].
Các chƣơng trình cho học sinh trƣờng THCS và THPT trải nghiệm thực

tế tại Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam, Hà Nội đƣợc Nhà trƣờng phối hợp
11


cùng Viện bảo tàng tổ chức cho học sinh học môn sinh học thông qua khám
phá sự đa dạng của thực vật tại Vƣờn thực vật của Bảo tàng và tập làm tiêu
bản thực vật [16].
Hội thảo “Trải nghiệm và sáng tạo về Giáo dục môi trƣờng cho học sinh
phổ thông tại Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam” do Bảo tàng Tài nguyên
rừng Việt Nam – Viện Điều tra, Quy hoạch rừng tổ chức ngày 20/12/2014
nhằm: Giúp học sinh hiểu đƣợc vai trò, tầm quan trọng của rừng đối với mơi
trƣờng sống của chúng ta, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ, phát triển rừng bền
vững và bảo vệ môi trƣờng ; Kết hợp với nhà trƣờng đƣa trải nghiệm thực tế
và sáng tạo về giáo dục môi trƣờng vào trong trƣờng học để góp phần nâng
cao hiệu quả cho công tác giáo dục môi trƣờng [20].
Bên cạnh đó ở các Vƣờn Quốc gia cũng thƣờng xuyên tổ chức các
Chƣơng trình giáo dục mơi trƣờng tại trƣờng học xung quanh vùng đệm. Nhƣ
ở VQG Pù Mát chƣơng trình đã đƣợc thực hiện bắt đầu từ năm 1999, đến nay
đã kết nối hoạt động tại 54 trƣờng Tiểu học và Trung học cơ sở thuộc vùng
đệm VQG. Với mục tiêu nâng cao nhận thức cho các em học sinh về bảo vệ
rừng, bảo vệ môi trƣờng và bảo tồn đa dạng sinh học [17]. Ở các VQG Kon
Ka Kinh, Bạch Mã … cũng triển khai các chƣơng trình tƣơng tự để hỗ trợ tốt
cho công tác bảo tồn tại VQG. Một số chƣơng trình giáo dục mơi trƣờng ở
các khu bảo thồn thiên nhiên Việt Nam cũng đã đƣợc biên soạn thành sách để
phục vụ cho việc giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh ở các khu bảo tồn.
Trong đó tiêu biểu có hai cuốn: “Giáo dục môi tƣờng” (tài liệu dành cho giáo
viên và học sinh THCS) của Lên Văn Lanh làm chủ biên, xuất bản năm 2006;
Và cuốn “Một ngày trong rừng” – Cẩm nang diễn giải môi trƣờng với khách
tại các Vƣờn Quốc gia và Khu Bảo tồn Thiên nhiên, nguyên bản tiếng Đức đã
đƣợc Đỗ trọng Hoài dịch và Đỗ Thanh Huyền cùng các cộng sự biên soạn lần

đầu năm 2009. Những tập sách này đƣợc các giáo viên hay các cán bộ trong
12


khu bảo tồn sử dụng làm tài liệu tham khảo khi tổ chức các chƣơng trình giáo
dục cho học sinh ở ngoài tự nhiên.
Ở Đà Nẵng, từ năm 2012 trở lại đây với sự ra đời của Trung tâm Bảo tồn
đa dạng sinh học Nƣớc Việt Xanh (GreenViet) hoạt động trong lĩnh vực
nghiên cứu, truyền thông và giáo dục về bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực
miền Trung – Tây Nguyên, đã đẩy mạnh các hoạt động giáo dục cho học sinh
các trƣờng xung quanh KBTTN Sơn Trà nhƣ các dự án chiếu phim, dạy học
về loài Voọc Chà vá chân nâu và Bảo tồn Đa dạng sinh học ở các trƣờng học,
dự án “Khám phá thế giớ động vật hoang dã” ở công viên 29/3 vào các tháng
hè; hay các chƣơng trình “Giáng sinh cùng Voọc Chà vá chân nâu” … đã thực
sự giúp các em học sinh đến gần hơn với thiên nhiên và góp phần vào việc
bảo vệ môi trƣờng cũng nhƣ bảo vệ đa dạng sinh học của KBTTN Sơn Trà.
Qua đó ta thấy việc giáo dục mơi trƣờng theo hƣớng trải nghiệm ngồi
thực tế cho học sinh ngày càng đƣợc các tổ chức, trƣờng học quan tâm và chú
trọng phát triển nhiều các hoạt động khác nhau để tăng hiệu quả của giáo dục
bảo vệ mơi trƣờng. Tuy đã có các nghiên cứu về những hoạt động ngoại khóa
đƣa học sinh vào thiên nhiên để học tập, khám phá và trải nghiệm… ở một số
khu bảo tồn và vƣờn quốc gia lớn ở Việt Nam nhƣ Cúc Phƣơng, Tam Đảo,
Kon Ka Kinh,… nhƣng chúng vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu để áp dụng và triển
khai rộng rãi ra các khu bảo tồn khác. Do đó cần phải có nghiên cứu cụ thể
hơn với thực tiễn của từng khu bảo tồn khác nhau để việc xây dựng chƣơng
trình ngoại khóa về giáo dục mơi trƣờng sao cho phù hợp. Qua đó, phát triển
hơn nữa việc giáo dục môi trƣờng ở các khu bảo tồn kết hợp nhiều kiến thức
trong nội dung chƣơng trình vào dạy học ngoại khóa, đƣa các em học sinh
đến gần hơn với thiên nhiên sinh động và lý thú, để các em thêm hiểu và yêu
quý môi trƣờng tự nhiên. Để rồi sau đó, các em sẽ biết điều chỉnh hành vi của

mình, sống thân thiện và có trách nhiệm hơn với môi trƣờng. Đồng thời,
13


chính các em sẽ là những ngƣời truyền đi những thông điệp về bảo vệ môi
trƣờng đến mọi ngƣời xung quanh các em. Từ đó, hiệu quả của giáo dục bảo
vệ môi trƣờng sẽ đƣợc nâng cao một cách đáng kể.
1.3.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHĨA
HĐNK có thể đƣợc tổ chức dƣới nhiều dạng nhƣ tập thể cả lớp, dạng

theo nhóm, dạng học tập, câu lạc bộ… Nội dung ngoại khóa rất đa đạng cả về
mặt văn hóa, khoa học, cơng nghê, kĩ thuật…
1.3.1. Đặc điểm của HĐNK
Hoạt động ngoại khóa là một hình thức tổ chức dạy học có những đặc
điểm sau: [8]
HĐNK đƣợc thực hiện ngồi giờ học trên lớp, nó khơng mang tính bắt
buộc khơng đƣợc quy định trong chƣơng trình nội khóa; là hoạt động tự
nguyện của cá nhân hay nhóm học sinh có cùng hứng thú, sở thích, mối quan
tâm về một vấn đề nào đó của nội dung học tập.
HĐNK có thể đƣợc tổ chức dƣới nhiều dạng: Dạng tập thể cả lớp, dạng
nhóm theo năng khiếu, dạng học tập, dạng vui chơi, dạng thƣờng kì, dạng đột
xuất nhân những dịp lễ kỉ niệm hay lễ hội.
HĐNK có thể đƣợc tổ chức theo những hình thức nhƣ: Tổ ngoại khóa,
câu lạc bộ khoa học, dạ hội nghệ thuật, câu lạc bộ thể thao…
Giáo viên không trực tiếp hoạt động cùng học sinh, nhƣng phải là ngƣời
hƣớng dẫn, tổ chức, tƣ vấn và có thể trong nhiều trƣờng hợp cần thiết cũng là
ngƣời chỉ đạo, điều khiển các hoạt động ngoài giờ học của học sinh.
Nội dung hoạt động ngoại khóa thƣờng liên quan với nội dung học tập

trong chƣơng trình và phù hợp với hoàn cảnh của địa phƣơng và đặc điểm của
HS tham gia hoạt động.
Không tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động ngoại khóa của HS
bằng điểm số mà đánh giá dựa trên các yếu tố sau:
14


+ Sản phẩm của buổi hoạt động ngoại khố.
+ Tính tích cực và tự lực sáng tạo của học sinh.
Những kết quả này phải đƣợc tiến hành công khai, cho học sinh có cơ
hội tự đánh giá mình, đánh giá bạn. Giáo viên tuy khơng cho điểm nhƣng cần
có hình thức động viên, khích lệ kịp thời nhƣ biểu dƣơng, tặng phần thƣởng,
… [8].
1.3.2. Phân loại HĐNK
Hình thức dạy học ngoại khóa có thể chia làm các loại sau: [8]
 Ngoại khóa bộ mơn
HĐNK bộ mơn là hoạt động liên quan trực tiếp đến kiến thức môn học
nhƣng không nằm trong phân phối chƣơng trình của mơn học đó. Ngoại khóa
bộ mơn có thể do từng lớp hoặc từng khối, cũng có thể cho tồn trƣờng.
 Ngoại khóa chung
HĐNK chung thƣờng là các hoạt động phong trào nằm trong kế hoạch
chỉ đạo của nhà trƣờng, của các tổ chức đoàn thể. Những hoạt động này đã có
sự thống nhất về thời gian và thƣờng đƣợc triển khai thực hiện cho tất cả HS
trong trƣờng, dƣới nhiều hình thức và chủ đề khác nhau.
1.3.3. Vai trò của HĐNK GDBVMT
Hoạt động ngoại khóa ở trƣờng phổ thơng có một vị trí rất quan trọng,
đặc biệt đối với GDBVMT. Đây là một trong những con đƣờng để học sinh
bổ sung, mở rộng thêm những kiến thức cần thiết cho mình, hiểu biết thêm
thiên nhiên, con ngƣời ở địa phƣơng mình, khám phá thêm những kiến thức
thực tế cần thiết về môi trƣờng [8].

Để tiến hành GDBVMT cần khuyến khích các phƣơng pháp giảng dạy
và học tập có tính chất kích thích nghiên cứu, quan sát, phân tích, suy luận và
đánh giá có phê phán để hình thành khả năng tiếp nhận thơng tin và thu thập
bằng chứng, giải quyết vấn đề theo hƣớng phát huy tính tích cực, sáng tạo của
15


học sinh. Vì thế, ngoại khố là một trong những cách thức, con đƣờng hiệu
quả giúp học sinh bổ sung, mở rộng, tích luỹ thêm những kiến thức về
GDBVMT, có nhận thức đúng đắn, có thái độ và hành vi tích cực khi giải
quyết các vấn đề liên quan trong cuộc sống [8].
Các hoạt động ngoại khố GDBVMT góp phần hình thành tinh thần
trách nhiệm, ý thức gắn bó với tập thể ở học sinh. Thông qua các hoạt động
ngoại khố, học sinh sẽ hồ nhập vào cuộc sống tập thể một cách vui vẻ, tự
nguyện và tự tin, có hứng thú học tập và có lịng u thiên nhiên, yêu quê
hƣơng, đất nƣớc. Đó là những tiền đề quan trọng để rèn luyện các em trở
thành những con ngƣời lao động mới, đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay [8].
Đặc biệt, trong q trình tham gia ngoại khố GDBVMT tính độc lập và
sáng tạo của học sinh đƣợc phát huy, các kĩ năng làm việc độc lập hay tập thể
đƣợc rèn luyện. Nhƣ vậy, hoạt động ngoại khoá sẽ phát huy đƣợc tính tích
cực, tự giác, chủ động và sáng tạo của học sinh, bồi dƣỡng phƣơng pháp tự
học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế để các em có thể tham
gia các hoạt động về bảo vệ môi trƣờng ở địa phƣơng [8].
Với quan điểm học tập suốt đời và xã hội hoá học tập, những bài học
trên lớp khơng cịn giữ vị trí độc quyền, nhiều cơ hội học tập mới xuất hiện
với những tiềm năng và tác dụng to lớn. Hoạt động ngoại khố GDBVMT
cũng chính là một trong những cơ hội đó, tạo điều kiện cho việc tiến hành một
xã hội học tập [8].
Với vai trò to lớn nhƣ trên, nếu ngƣời giáo viên tổ chức tốt đƣợc các
hoạt động ngoại khố GDBVMT cho học sinh thì có thể tạo nên chiếc cầu

nối, sự liên kết chặt chẽ giữa lí thuyết và thực hành, giữa những kiến thức
GDBVMT trong sách vở với những hoạt động thực tiễn trong đời sống xã hội.
Nhƣ vậy, hoạt động ngoại khóa là một hình thức dạy học mang tính tích hợp
cao, có tác dụng phát triển ở học sinh không chỉ kiến thức mà còn rèn luyện kĩ
năng, phát triển thái độ và hành vi tích cực trong việc bảo bệ mơi trƣờng [8].
16


×