Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Khai thác giá trị dân ca huế phục vụ phát triển du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA
LỊCH SỬ
------------------

Đề tài:

KHAI THÁC GIÁ TRỊ DÂN CA HUẾ
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Sinh viên thực hiện
Chuyên ngành
Lớp
Người hướng dẫn

: Trần Thị Thiên Thu
: Việt Nam học
: 12CVNH
: PGS.TS Lưu Trang

Đà Nẵng, 05/2016

1


LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua quá trình thu thập tài liệu, tìm hiểu, mặc dù gặp phải một số khó
khăn nhưng đến nay khóa luận tốt nghiệp của tơi đã hồn thành. Để có được thành
quả như hơm nay, ngồi sự nổ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ
nhiều cá nhân, đơn vị.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến thầy PGS.TS Lưu


Trang – người đã trực tiếp hướng dẫn, theo sát tơi trong q trình để hồn thành
khóa luận. Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới thầy chủ nhiệm khoa Lịch sử,
phịng học liệu, các thầy cơ giáo bộ mơn trong khoa đã tận tình chỉ bảo tơi tránh
được những sai sót và có sự bổ sung cho bài khóa luận thêm hồn chỉnh.
Tơi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị cơng tác trong
sở văn hóa thơng tin, thể thao và du lịch thành phố Huế, phịng văn hóa thơng tin
huyện Thanh Tồn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong quá trình tìm kiếm, thu
thập tài liệu phục vụ cho bài khóa luận.
Cuối cùng, tơi xin được cảm ơn gia đình, bạn bè là nguồn động viên, ủng
hộ rất lớn đối với tôi về nhiều mặt trong suốt quá trình hồn thành khóa luận tốt
nghiệp của mình.
Trong q trình làm khóa luận tốt nghiệp do trình độ và khả năng còn hạn
chế, nguồn tài liệu, số liệu chưa thật sự đầy đủ và thời gian có hạn nên đề tài sẽ
khơng tránh khỏi những thiếu sót, chưa đáp ứng đầy đủ được yêu cầu của những
người tham khảo. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các thầy cơ và bạn bè để
khóa luận của tơi được hồn thiện hơn, thêm phần phong phú và đạt được kết quả
cao trong thực tiễn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Trần Thị Thiên Thu

2


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 4
1.


Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 4

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................... 5
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 7
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu............................................................. 8
6. Đóng góp của đề tài ............................................................................................... 9
7. Bố cục của đề tài ................................................................................................... 9
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................10
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DÂN CA HUẾ ......................................................10
1.1

Huế: vùng đất, con người ...............................................................................10

1.1.1 vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên .....................................................................10
1.1.2 Sơ lược lịch sử hình hình Huế: .......................................................................12
1.1.3 Văn hóa – con người: .....................................................................................16
1.1.4 Danh lam thắng cảnh – di tích lịch sử: ...........................................................21
1.2

Dân ca Huế ....................................................................................................30

1.2.1 Một vài khái niệm ............................................................................................30
1.2.2 Các thể loại dân ca Huế ...................................................................................32
1.2.2.1 Hò Huế .........................................................................................................32
1.2.2.2 Điệu lý ..........................................................................................................51
1.2.2.2 Vè .................................................................................................................56
1.3


Các giá trị dân ca Huế ....................................................................................58

1.3.1 Gía trị về nội dung .........................................................................................58
1.3.2 Gía trị về nghệ thuật.......................................................................................59
1.3.3 Vai trò, ý nghĩa của dân ca Huế đối với đời sống tinh thần của người dân Huế62
TIỂU KẾT CHƯƠNG ...............................................................................................65
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ DÂN
CA HUẾ ĐỂ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ...................................................67
2.1 Thực trạng khai thác các giá trị dân ca Huế để phục vụ phát triển du lịch67

3


2.1.1 Cơng tác tổ chức, quản lí khai thác các giá trị dân ca Huế để phục vụ phát
triển du lịch ..............................................................................................................67
2.1.2. Thực trạng thị trường khách du lịch ................................................................68
2.1.3 Công tác xúc tiến du lịch .................................................................................68
2.1.4 Công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ dân ca Huế .....................................69
2.1.4 Công tác đầu tư cho dân ca Huế .......................................................................70
2.1.6 Thực trạng việc bảo tồn các giá trị dân ca tại Huế ............................................71
2.1.7 Đánh giá ..........................................................................................................72
2.1.7.1 Những kết quả đạt được ................................................................................72
2.1.7.2 Những vấn đề tồn tại.....................................................................................74
2.2 Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả khai thác dân ca Huế phục vụ phát
triển du lịch ..............................................................................................................76
2.2.1 Tổ chức quản lí: ...............................................................................................76
2.2.2 Đào tạo nguồn nhân lực ...................................................................................77
2.2.3 Đầu tư cho dân ca Huế .....................................................................................78
2.2.4 Thị trường khách du lịch, đối tượng du khách hướng đến trong các chương
trình du lịch ..............................................................................................................79

2.2.5 Xây dựng phát triển sản phẩm du lịch ..............................................................79
2.2.6 Bảo tồn và phát huy giá trị dân ca Huế.............................................................80
2.2.7 Xúc tiến du lịch dân ca Huế .............................................................................81
TIỂU KẾT CHƯƠNG ..............................................................................................83
KẾT LUẬN..............................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................... Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC.................................................................................................................88

4


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia có tài nguyên du lịch khá phong phú mang nét
tương đồng với nhiều quốc gia Đông Nam Á khác – phát triển trên nền văn minh
nông nghiệp lúa nước nhưng cũng có những nét khác biệt mang đặc trưng riêng và
đó là minh chứng cho sự thống nhất trong đa dạng của các quốc gia Đơng Nam Á.
Vì vậy, với lợi thế đó thì du lịch là một ngành trọng điểm mà Việt Nam chú trọng
phát triển nhất trong sự nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước
Để du lịch Việt Nam hấp dẫn du khách thì điều quan trọng là chúng ta phải
biết tận dụng, phát huy những nét khác biệt văn hóa, bản sắc dân tộc để khai thác,
xây dựng các loại hình du lịch, các sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo. Đây có thể
coi là thế mạnh quyết định sức cạnh tranh du lịch của mỗi quốc gia
Du lịch đã trở thành mũi nhọn chiến lược trong chính sách phát triển kinh tế
xã hội của nước ta. Với truyền thống văn hóa hàng ngàn năm lịch sử, giàu bản sắc
dân tộc, hàng ngàn di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng, trong đó có mười di sản
được UNESCO công nhận là di sản thế giới, Việt Nam có rất nhiều thuận lợi để
phát triển du lịch theo hướng du lịch văn hóa. Đóng góp vào thành công chung của
du lịch Việt Nam, cần phải nhắc đến vai trò của một trong những trung tâm văn hóa
- du lịch lớn nhất của cả nước, đó là cố đô Huế. Với tài nguyên du lịch phong phú

và đa dạng, là vùng đất giàu văn hóa, Huế có đầy đủ điều kiện để phát triển nhiều
loại hình du lịch như du lịch văn hóa, nghỉ mát, du lịch biển, du lịch sinh thái.
Năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch đến Huế tăng 2025%/năm, doanh thu từ du lịch đạt 1.130 tỷ đồng. Đến với Huế là đến với thành phố
của Festival, thành phố của lễ hội; đến với Huế du khách sẽ được thỏa mãn nhu cầu
hiểu biết về những giá trị văn hóa, những giá trị lịch sử lâu đời của một chốn cố đô
thâm nghiêm.
Huế không chỉ nổi tiếng với những di tích lịch sử, văn hóa được UNESCO
cơng nhận mà dân ca cũng là một loại hình âm nhạc dân gian rất hấp dẫn và đang
được du khách quan tâm và thích thú. Những bài hị, điệu lí của Huế ngày càng
được nhiều du khách thích thú bởi giai điệu nhẹ nhàng, chất chứa nhiều tâm tư tình
cảm của đơi lứa, của tình yêu quê hương đất nước. Các thể loại hò, lý, vè dân gian
dường như khắp đất nước ta nơi đâu cũng có, nhưng điệu hị, lý ở Huế ra đời sớm
5


nhất và nó mang một màu sắc riêng, nhẹ nhàng mà xao xuyến. Vì vậy âm nhạc dân
ca Huế có tiềm năng rất lớn cho sự phát triển du lịch của thành phố, nhưng hiện nay
vẫn chưa được khai thác xứng tầm. Vì vậy tơi chọn đề tài: “ Khai thác giá trị dân ca
Huế để phục vụ phát triển du lịch”. Hi vọng với đề tài này, dân ca Huế sẽ ngày càng
được phát triển hơn nữa, được du khách thích thú, tạo ra một sản phẩm du lịch mới
để góp phần làm đa dạng các loại hình du lịch tại Huế nói riêng và của Việt Nam
nói chung.
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Với bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa, vùng đất sơng Hương - núi Ngự
là nơi hội tụ nhiều dòng nhạc mang đậm bản sắc Huế như dịng nhạc cung đình bác
học, dịng nhạc dân gian, dịng nhạc tín ngưỡng tơn giáo, cùng với nền tảng thơ văn,
mỹ thuật, lễ hội dân gian và làng nghề thủ cơng truyền thống góp phần làm phong
phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Huế xưa và nay.
Nếu nói về gốc gác lịch sử, có lẽ khơng ai phủ nhận nhạc Huế đã khởi sự hình
thành từ cội nguồn nhạc Bắc. Những cứ liệu lịch sử từ thời Nguyễn Hoàng vào xã

Ái Tử (Quảng Trị) hay câu chuyện Đào Duy Từ , cho thấy: trên đà mở nước vào
phía Nam, văn học nghệ thuật nơi đất Tổ lưu vực sông Hồng đã từ mấy thế kỷ vượt
qua sơng Gianh và Bến Hải. Lại có thể lấy chứng cớ khác ngay trong bản thân nhạc
Huế: những "bản Bắc", cịn mang một cái tên có ý nghĩa nữa là những "bản Ngự",
với tính chất một thành phần cơ sở của nhạc Huế, đã vừa nói lên cái xuất xứ cũng
như mối quan hệ khăng khít với nhạc Bắc...
Do hoàn cảnh địa lý, với những bãi biển, với sông Hương núi Ngự dễ để con
người tức cảnh sinh tình, hay trong cuộc sống lao động và sự sinh tồn, để giảm bớt
những khó khăn vất vả, nhọc nhằn trong lao động sản xuất, những điệu hò câu ví và
các loại hình nghệ thuật dân gian cũng được hình thành và ngày càng phong phú.
Nói cách khác, do những điều kiện kinh tế khắc nghiệt nhiều hơn là thuận lợi, đã
buộc con người, bằng mọi cách, kể cả cách dùng phương tiện nghệ thuật, vươn lên
chống chọi với thiên nhiên, kiếm tìm cuộc sống ấm no hơn. Do những dấu giọng
đặc thù trong tiếng nói, uyển chuyển tinh vi, những cái "tiểu dị" thực đáng yêu trong
cái "đại đồng" của tiếng nói chung dân tộc, hay là do chính ở đây, nơi tiếp xúc với
nền văn hóa nghệ thuật, dân tộc Chăm đã hình thành những âm điệu, giọng điệu,
những thể loại mới mẻ so với cái vốn cổ truyền từ Bắc đem vào, tạo nét đặc trưng
6


riêng cái thường được gọi là phong cách "Huế", phong cách "miền Trung", hay nói
gọn là "nhạc Huế". "nhạc Huế" với tư cách một bộ phận của truyền thống đó thường
được xem như gồm ba thành phần chính yếu: Nhạc Lễ (bao gồm cả nhạc Cung đình
và nhạc Rõi bóng), Dân ca (bao gồm các điệu hò, lý, kể vè...), Ca Huế
Trong đó dân ca Huế ra đời sớm nhất và có vai trị rất lớn đối với đời sống tinh
thần của người dân Huế
Trong bài “Dân ca Việt Nam” đăng trên Nguyệt san Văn Hữu năm 1960 của
Phạm Duy, sau khi đề cập sơ bộ về sự san định dân ca, thì phần chủ yếu là giới
thiệu những điệu hị Trị-Thiên như:
Hị ru con,

Hị hụi,
Hị ơ,
Hị mái nhì,
mái xấp v.v…
Tác giả bài viết đã đưa ra một số nhận xét bước đầu về các loại Hò đáng lưu ý,
chẳng hạn:
“Hị mái xấp và Hị mái nhì đã quy định rõ ràng là người Hị Con phải Xơ hai
lần Lớp Mái. (Chữ “xấp” nghĩa là “xấp đôi, xấp hai” ; chữ “nhì” cũng nghĩa là
“hai” ; “hị mái xấp” và “hị mái nhì” nghĩa là “hai lần lớp mái”); và: “Hị Đưa
Linh đã đóng vai trị trung gian giữa hai loại dân ca và lễ ca của miền
Trung…phần hơi Nam thì cịn lưu luyến hương vị Hị, phần hơi Bắc thì đã bị ảnh
hưởng Nhạc Cúng, Nhạc Lễ, Nhạc Lên Đồng, mang đủ hai tính cách âm dương của
nhạc miền Trung… Có những vấn đề lại đầy tính khẳng định, chủ quan: Nét nhạc
xây dựng trên âm giai lơ lớ của người Chàm đem từ Nam Dương vào miền Trung.
Tiến sĩ Tơn Thất Bình, cũng là người có nhiều nghiên cứu về thể loại này,
như: “Hò đối đáp nam nữ ở Bình Trị Thiên”, “Thử tìm hiểu nguồn gốc làn điệu Hị
mái nhì” và “Tìm hiểu Hị Bình Trị Thiên”. Mặc dù đây là những khảo cứu văn
hóa dân gian nhưng đã viện dẫn đến nhiều nhận xét của các nhà âm nhạc học như
Trần Văn Khê về thang âm Hị mái nhì, mái đẩy, Phạm Duy về thang âm “hơi nam
giọng ai” có nguồn gốc Chàm trong hầu hết các điệu Hị Bình-Trị-Thiên.
Dương Bích Hà trong Nét đặc sắc trong các làn điệu dân ca Huế thì thể loại
đặc sắc nhất trong dân ca Bình-Trị-Thiên là Hị và Lý; trong hệ thống Hò Trị-Thiên
7


thì tiêu biểu nhất là Hị mái nhì. Bởi trước hết, tính chất giai điệu của nó đã gợi lên
được không gian thiên nhiên đặc hữu của Huế, của Núi Ngự Sơng Hương và bóng
dáng những con đị lững lờ xi dịng về với đầm phá mênh mơng. Giai điệu Hị
mái nhì trầm bổng mượt mà, với nhịp điệu dàn trải, chậm rãi khoan thai nhưng
phóng khống vút lên lan tỏa giữa mênh mang sóng nước, rồi bng lơi bằng những

bước phản hồi êm ái, như chùng xuống chìm vào tâm tư, tự sự. Mặc dù khơng phân
tích cụ thể về âm nhạc nhưng tác giả đã nhận xét “cấu trúc âm nhạc của Hị mái nhì
hồn chỉnh trên bố cục của thể thơ song thất lục bát, mà 2 câu bảy như một vế dẫn
gợi mở để vào vế chính là câu sáu tám mang nội dung chính của hị, nơi ký thác tâm
sự, ân tình”..đến năm 1997 thể loại này mới được nghiên cứu một cách chuyên sâu
hơn trong bài Kết cấu thể thức âm nhạc trong Lý Huế và Nét đặc sắc trong các làn
điệu dân ca Huế của Dương Bích Hà. Tác giả đã giới thiệu một số cấu trúc độc đáo
của một số điệu lý tiêu biểu ở Huế qua 4 phương thức sáng tạo làn điệu trong truyền
thống dân gian.
Bài nghiên cứu Âm nhạc dân gian Xứ Huế, đặc điểm lịch sử trong quá trình
hình thành , Dương Bích Hà đã phần nào giải thích được sự biến thái phát triển đột
biến của các thể loại dân ca có lề lối thủ tục, có môi trường diễn xướng đặc hữu của
miền Bắc cội nguồn trên vùng đất châu Ơ, châu Rí xưa. Đó là các thể loại, các lối
hát đặc trưng chỉ phát triển nhiều nhất là từ Trị-Thiên trở vào, như thể Lý và các lối
hát, hị tín ngưỡng của cư dân vùng dun hải: hát Bả trạo, hị Đưa linh v.v…
Có rất nhiều sách báo, bài viết khác nữa về dân ca Huế, nhưng nhìn chung
hầu hết các tác phẩm chỉ tập trung khai thác về các lĩnh vực lịch sử, văn hóa, tín
ngưỡng chứ chưa đánh giá tiềm năng dân ca huế đối với lĩnh vực du lịch. Vì vậy,với
việc nghiên cứu đề tài này, tôi hi vọng sẽ phần nào đóng góp ý tưởng của mình cho
những kế hoạch phát triển du lịch của thành phố trong thời gian tới.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là trên cơ sở đánh giá vai trò của dân ca Huế như một tài
nguyên du lịch văn hóa, đánh giá thực trạng khai thác dân ca Huế cho hoạt động du
lịch tại Huế hiện nay, đề xuất một số giải pháp trong việc tổ chức, khai thác hoạt
động này một cách hợp lí, bền vững tạo hiệu quả kinh tế du lịch cao, đồng thời góp
phần vào nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị của dân ca Huế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
8



Đối tượng của nghiên cứu: Các làn điệu dân ca Huế với tư cách là nguồn tài
nguyên du lịch văn hóa phi vật thể
Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về dân ca Huế và những yếu tố ảnh
hưởng khác trong việc khai thác dân ca Huế để phục vụ phát triển du lịch
Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu du lịch gắn liền với dân ca Huế tại
Huế
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Để hồn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này, em đã sử dụng nhiều nguồn
tư liệu, tài liệu khác nhau và trên các trang điện tử. Đồng thời, em cịn tham khảo
sách báo, những bài viết có liên quan về thể loại dân ca Huế, những bài khóa luận
của các anh chị đi trước và tài liệu trên các phương tiện truyền thông, internet.
- Tư liệu thành văn:
+ Sách chuyên ngành
+ Khóa luận tốt nghiệp
+ Các bài viết, bài nghiên cứu trong sách báo
- Tư liệu điền dã: Đây là nguồn tài liệu đặc biệt quan trọng , góp phần tạo nên
sự thành cơng của đề tài này.
- Các trang thông tin điện tử:
Trong đề tài cũng đã sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu:
Là phương pháp chính được sử dụng trong đề tài. Trên cơ sở thu thập thông
tin tư liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau có liên quan tới đề tài nghiên
cứu, ngƣời viết sẽ xử lý, chọn lọc để có những kết luận cần thiết, có được tầm nhìn
khái qt về vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp thực địa:
Quá trình thực địa giúp sưu tầm thu thập tài liệu, nhằm nhận được thông tin
xác thực cần thiết để thành lập ngân hàng số liệu cho việc hồn thiện đề tài .
Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp:
Phương pháp này giúp định hướng, thống kê, phân tích để có cách nhìn tương

quan, phát hiện ra các yếu tố và sự ảnh hưởng của yếu tố tới hoạt động du lịch trong
đề tài nghiên cứu; việc phân tích, so sánh, tổng hợp các thơng tin và số liệu mang lại
9


cho đề tài cơ sở trong việc thực hiện các mục tiêu dự báo, các chương trình phát
triển, các định hướng, các chiến lược và giải pháp phát triển du lịch trong phạm vi
nghiên cứu của đề tài
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài sẽ đánh giá tiềm năng của dân ca Huế trong việc khai thác du lịch đồng
thời chỉ ra những giải pháp quan trọng trong việc khai thác dân ca Huế trong hoạt
động du lịch. Trên cơ sở phân tích thực trạng du lịch gắn với dân ca, hò Huế sẽ đưa
ra được những đánh giá, nhận xét hạn chế cũng như mặt làm được trong việc phát
triển du lịch gắn với dân ca Huế
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo thì đề tài bao gồm
2 chương
Chương 1: Tổng quan về dân ca Huế
Chương 2: Thực trạng và giải pháp khai thác dân ca Huế phục vụ phát triển du
lịch

1
0


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DÂN CA HUẾ
1.1 Huế: vùng đất, con người
1.1.1 vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lí:

Thành phố Huế nằm ở toạ độ địa lý 16-16,80 vĩ Bắc và 107,8-108,20
kinh Đơng. phía Bắc và phía Tây giáp thị xã Hương Trà, phía Nam giáp thị
xã Hương Thuỷ, phía Đơng giáp thị xã Hương Thuỷ và huyện Phú Vang. Tọa lạc
hai bên bờ hạ lưu sơng Hương, về phía Bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 101 km,
cách biển Thuận An 14 km, cách sân bay quốc tế Phú Bài 14 km và cách Cảng nước
sâu Chân Mây 50 km.
Diện tích tự nhiên 71,68 km2. Nằm tựa lưng vào dãy núi Trường Sơn, khu vực
thành phố Huế là đồng bằng thuộc vùng hạ lưu sơng Hương và sơng Bồ, có độ cao
trung bình khoảng 3 – 4 m so với mực nước biển và thường bị ngập lụt khi đầu
nguồn của sông Hương (trên Dãy Trường Sơn) xảy ra mưa vừa và lớn. Khu vực
đồng bằng này tương đối bằng phẳng, tuy trong đó có xen kẽ một số đồi, núi thấp
như núi Ngự Bình, Vọng Cảnh.
Khí hậu
Đặc điểm chung của khí hậu
Đặc điểm chung của khí hậu Thừa Thiên Huế là nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, mưa
theo mùa. Do vị trí địa lý và sự kéo dài của lãnh thổ theo vĩ tuyến, kết hợp với
hướng địa hình và hồn lưu khí quyển đã tác động sâu sắc đến việc hình thành một
kiểu khí hậu đặc trưng và tạo nên những hệ quả phức tạp trong chế độ mưa, chế độ
nhiệt và các yếu tố khí hậu khác.
Chế độ nhiệt
Nhiệt độ trung bình hàng năm của Thừa Thiên Huế khoảng 25oC. Tổng lượng
bức xạ nhiệt trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam của tỉnh và dao động trong
khoảng từ 110 đến 140 kcal/cm2, ứng với hai lần mặt trời qua thiên đỉnh tổng lượng
bức xạ có hai cực đại: lần thứ nhất vào tháng V và lần thứ hai vào tháng VII, lượng
bức xạ thấp nhất vào tháng 12. Cán cân bức xạ nhiệt trung bình từ 75 đến 85

10
10



kcal/cm2, ngay cả tháng lạnh nhất vẫn mang trị số dương. Do tác động của vị trí, địa
hình và hình dạng lãnh thổ, nhiệt độ có sự thay đổi theo không gian và thời gian :
+ Phân bố theo không gian: theo chiều Đông - Tây nhiệt độ vùng núi (Nam
Đơng và A Lưới) trung bình năm thường chênh lệch với vùng đồng bằng từ 0o5C
đến 3oC. Riêng trong mùa lạnh, sự phân hoá nhiệt sâu sắc hơn.
+ Phân bố theo thời gian: do sự tác động của gió mùa nên đã hình thành hai
mùa với sự khác biệt về chế độ nhiệt rõ rệt .
- Mùa lạnh: là khoảng thời gian nhiệt độ trung bình trong ngày ổn định dưới
20oC. Thời gian lạnh của Thừa Thiên Huế tuỳ theo vùng có thể kéo dài từ 30 đến 60
ngày.
- Mùa nóng: là thời kỳ nhiệt độ trung bình ổn định trên 25oC. Mùa nóng bắt
đầu từ tháng IV đền hết tháng IX. Những tháng đầu mùa nhiệt độ tăng khá đều trên
các vùng, nhiệt độ cực đại vào tháng VII và giảm dần cho đến tháng I năm sau.Từ
tháng V đến tháng IX, hiệu ứng phơn Tây Nam đã làm nhiệt độ tăng cao, độ ẩm
giảm thấp gây ra những đợt nóng kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và
các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Biên độ nhiệt: Thừa Thiên Huế có biên độ nhiệt trung bình hàng năm gần
10oC. Đây là một điểm rất đặc biệt vì tính cách khắc nghiệt của khí hậu gần giống
với những vùng lãnh thổ có vĩ độ cao hay của những lãnh thổ nằm sâu trong lục địa.
Độ ẩm
Do sự tác động phối hợp giữa địa hình và hướng dịch chuyển của các khối khí
theo mùa, Thừa Thiên Huế có thời kỳ khô và ẩm bị lệch pha so với cả nước.
- Từ tháng IX đến tháng III độ ẩm khơng khí cao trên 90% trùng với mùa mưa
và thời gian hoạt động của khối khơng khí lạnh biến tính từ biển Đông tràn vào lãnh
thổ.
-Từ tháng IV đến tháng VIII : độ ẩm dưới 90%. Tuỳ theo cường độ hoạt động
của gió mùa Tây Nam mà độ ẩm có thể giảm xuống có khi dưới 45%. Sự hạ thấp độ
ẩm cùng với nhiệt độ tăng cao kéo dài ngày làm cho hoạt động của sinh vật bị ức
chế, đất kiệt nước, bốc phèn và nhiễm mặn gây tác hại nghiêm trọng đến sản xuất
nơng nghiệp.

Gió mùa

11
11


+ Gió mùa Đơng Bắc : từ tháng X đến tháng IV, thổi từ cao áp lục địa châu Á,
mang theo khơng khí lạnh và tăng ẩm khi qua biển, đập vào bức chắn địa hình, cùng
hoạt động của frơng lạnh làm nhiệt độ hạ thấp và gây mưa cho Thừa Thiên Huế vào
mùa đông. Lượng mưa tập trung lớn ở các vùng phía nam.
+ Gió mùa Tây Nam: Từ tháng V đến tháng IX, gió Tây Nam khi vượt qua
dãy Trường Sơn đã tạo ra hiệu ứng phơn làm tăng nhiệt độ và hạ thấp độ ẩm tại
Thừa Thiên Huế .
Mưa
+ Hàng năm Thừa Thiên Huế nhận được một lượng mưa lớn, trung bình trên
3000mm, song phân bố khơng đều. Mưa phần lớn tập trung vào tháng X và XI,
trong khoảng thời gian này bão thường xuất hiện gây nên những cơn lũ lớn. Năm
1953 (4937mm); năm 1975 (3278mm) lụt vượt mức báo động 3 với đỉnh lũ là
5,08m ; năm 1999 mưa lớn dài ngày đã gây lụt lớn với đỉnh lũ là 6m (Kim Long).
1.1.2 Sơ lược lịch sử hình hình Huế:
Tuy có sự khác nhau giữa các nguồn sử liệu, song đã có nhiều ý kiến đồng tình
với khẳng định vùng đất này trong những thế kỷ đầu Công Nguyên thuộc huyện
Tượng Lâm quận Nhật Nam thời thuộc Hán.
Trước năm 1306, Thừa thiên Huế thuộc bộ phận của vương quốc Chăm pa.
Đến năm 1306 Công chúa Huyền Trân làm vợ vua Chiêm là Chế Mân, đổi lấy hai
Châu Ơ và châu Rí làm sính lễ. Năm 1307, vua Trần Anh Tông tiếp quản vùng đất
mới này và đổi tên là châu Thuận và châu Hóa ( Huế thuộc châu Hóa). Việc gom
hai châu này làm một dưới cái tên phủ Thuận Hóa được thực hiện dưới thời nội
thuộc Nhà Minh. Đến đời Nhà Hậu Lê, châu Thuận và châu Hóa hợp thành Thuận
Hóa và trở thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh. Năm 1604, Nguyễn Hồng đã cắt

huyện Điện Bàn thuộc trấn Thuận Hóa, nâng lên thành phủ, sáp nhập vào trấn
Quảng Nam. Thuận Hóa dưới thời các chúa Nguyễn, (thế kỷ 17- 18) là vùng đất trải
dài từ phía nam đèo Ngang cho tới đèo Hải Vân.
Năm 1626, để chuẩn bị cho việc chống lại họ Trịnh, Chúa Sãi Nguyễn Phúc
Nguyên dời dinh đến làng Phước Yên (Phúc An) thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh
Thừa Thiên và đổi Dinh làm Phủ. Năm 1636, Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan chọn
làng Kim Long, thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, làm nơi đặt Phủ. Năm
1687, Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Trăn, dời Phủ chúa về làng Phú Xuân (富春), thuộc
12
12


huyện Hương Trà và năm 1712, chúa Minh Nguyễn Phúc Chu dời phủ về làng Bác
Vọng, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên làm nơi đặt Phủ mới. Đến khi Võ Vương
Nguyễn Phúc Khốt lên cầm quyền năm 1738 thì phủ chúa mới trở về lại vị trí Phú
Xuân và yên vị từ đó cho đến ngày thất thủ về tay quân họ Trịnh. Năm 1802, sau
khi thống nhất Việt Nam, vua Gia Long đã "đóng đơ ở Phú Xn, mới gọi là Kinh
sư"
Sau ngày tuyên bố độc lập (ngày 2 tháng 9 năm 1945), Chính phủ lâm thời
Việt Nam Dân chủ Cộng hịa đã tiến hành kiện tồn lại bộ máy quản lý nhà nước,
sắp xếp lại lại các đơn vị hành chính trong cả nước. Sắc lệnh số 77 ngày 21 tháng
12 năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam quy định Hà Nội, Hải
Phòng, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Sài Gòn đều đặt làm thành phố.
Thành phố Hà Nội được đặt trực tiếp dưới quyền của Chính phủ Trung ương, cịn
các thành phố khác đều thuộc quyền của các Kỳ. Ở mỗi thành phố đặt cơ quan Hội
đồng nhân dân thành phố, Uỷ ban hành chính thành phố, Uỷ ban hành chính khu
phố... Đầu năm 1946, Chính phủ Việt Nam giải tán các cấp hành chính châu, quận,
phủ, tổng; thành lập chính quyền bốn cấp từ bộ đến tỉnh- thành phố, huyện, xã (bãi
bỏ cấp kỳ, thay vào đó là cấp bộ).
Giai đoạn từ năm 1954-1975: sau khi thành lập chính phủ Việt Nam Cộng Hịa

và ban hành hiến pháp, tổng thống Ngơ Đình Diệm đã tiến hành xây dựng bộ máy
hành chính từ trung ương đến cơ sở, đồng thời tiến hành cải tổ nền hành chính ở các
địa phương. Theo tinh thần tờ Dụ số 57A ngày 24 tháng 10 năm 1956 với chính phủ
Việt Nam Cộng Hịa, thị xã Huế là đơn vị hành chính ngang cấp với tỉnh Thừa
Thiên, tuy tỉnh lị Thừa Thiên đặt ở Huế. Mơ hình này chỉ tồn tại đến năm 1975.
Sau năm 1975, thành phố Huế được chọn làm tỉnh lỵ tỉnh Bình Trị Thiên, gồm
12 phường: Phú An, Phú Cát, Phú Hậu, Phú Hiệp, Phú Hòa, Phú Thuận, Tây Lộc,
Thuận Hòa, Thuận Lộc, Thuận Thành, Vĩnh Lợi, Vĩnh Ninh và 6 xã: Hương Lưu,
Thủy Phú, Thủy Phước, Thủy Trường, Thủy Xuân, Xuân Long.
Ngày 13 tháng 3 năm 1979, sáp nhập phường Phú An vào phường Phú Cát.
Ngày 11 tháng 9 năm 1981, thành phố Huế được mở rộng địa giới, sáp nhập
các xã Hương Hải, Hương Phong, Hương Vinh, Hương Sơ, Hương Long, Hương
Hồ, Hương Bình, Hương Thọ (trừ thơn Dương Hồ sáp nhập về huyện Hương Phú),
một phần xã Hương Chữ (các thơn Thanh Chữ, Cổ Bưu, Bổn Trì, Bổn Phổ, An
13
13


Lưu) của thuộc huyện Hương Điền, các xã Thủy Bằng, Thuỷ Biều, Thuỷ An, Thuỷ
Dương, Phú Thượng, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh, Phú Tân, một phần xã
Thuỷ Vân (các xóm Cồn Trâu, Cổ Thành, Vườn Trầu, Đồng Giáp) thuộc huyện
Hương Phú. Thành phố Huế sau khi được mở rộng bao gồm các phường Thuận
Thành, Thuận Lộc, Thuận Hoà, Tây Lộc, Phú Thuận, Phú Hoà, Phú Cát, Phú Hiệp,
Vĩnh Lợi, Vĩnh Ninh và các xã Thuỷ Trường, Thuỷ Phước, Thuỷ Xuân, Xuân Long,
Hương Hải, Hương Phong, Hương Vinh, Hương Sơ, Hương Long, Hương Bình,
Hương Thọ, Thủy Bằng, Thuỷ Biều, Thuỷ An, Thuỷ Dương, Phú Thượng, Phú
Dương, Phú Mậu, Phú Thanh, Phú Tân, Thuỷ Phú (gồm cả xóm Đơng Giáp),
Hương Lưu (gồm cả xóm Cồn Trầu và xóm Cổ Thành), Hương Hồ (gồm cả các
thôn Thanh Chữ, Cổ Bưu, An Lưu, Bổn Trì, Bổn Phổ)
Ngày 17 tháng 9 năm 1981, chia xã Hương Hồ thành 2 xã: Hương Hồ và

Hương An.
Ngày 6 tháng 1 năm 1983: chia xã Hương Hải thành 2 xã: Thuận An và Hải
Dương; thành lập 2 xã Bình Điền và Bình Thành tại khu kinh tế mới Bình Điền 2;
chia phường Phú Thuận thành 2 phường: Phú Thuận và Phú Bình; thành lập 2
phường An Cựu và Phường Đúc; chuyển xã Xuân Long thành phường Kim Long;
chuyển xã Hương Lưu thành phường Vĩ Dạ; chuyển xã Thủy Phú thành phường
Xuân Phú; chuyển xã Thủy Phước thành phường Phước Vĩnh; chuyển xã Thủy
Trường thành phường Trường An
Cuối năm 1988, thành phố Huế có 19 phường: An Cựu, Kim Long, Phú Bình,
Phú Cát, Phú Hậu, Phú Hiệp, Phú Hịa, Phú Thuận, Phước Vĩnh, Phường Đúc, Tây
Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Thuận Thành, Trường An, Vĩ Dạ, Vĩnh Lợi, Vĩnh
Ninh, Xuân Phú và 22 xã: Bình Điền, Bình Thành, Hải Dương, Hương An, Hương
Bình, Hương Hồ, Hương Long, Hương Phong, Hương Sơ, Hương Thọ, Hương
Vinh, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Tân, Phú Thanh, Phú Thượng, Thuận An, Thủy
An, Thủy Bằng, Thủy Biều, Thủy Dương, Thủy Xuân.
Ngày 30 tháng 6 năm 1989, sau khi chia tách tỉnh Bình Trị Thiên, thành phố
Huế trở lại là tỉnh lị tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày 29 tháng 9 năm 1990, chuyển 2 xã Thủy Bằng và Thủy Dương về huyện
Hương Thủy (nay là thị xã Hương Thủy) quản lý; chuyển 6 xã: Phú Thượng, Phú
Dương, Phú Mậu, Phú Thanh, Phú Tân, Thuận An về huyện Phú Vang quản lý;
14
14


chuyển 9 xã: Bình Thành, Bình Điền, Hương Bình, Hương Hồ, Hương An, Hương
Vinh, Hương Thọ, Hương Phong, Hải Dương về huyện Hương Trà (nay là thị xã
Hương Trà) quản lý. Thành phố Huế còn lại 19 phường: An Cựu, Kim Long, Phú
Bình, Phú Cát, Phú Hậu, Phú Hiệp, Phú Hòa, Phú Thuận, Phước Vĩnh, Phường
Đúc, Tây Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Thuận Thành, Trường An, Vĩ Dạ, Vĩnh Lợi,
Vĩnh Ninh, Xuân Phú và 5 xã: Hương Long, Hương Sơ, Thủy An, Thủy Biều, Thủy

Xuân.
Ngày 22 tháng 11 năm 1995, chia phường Vĩnh Lợi thành 2 phường: Phú Hội
và Phú Nhuận.
Ngày 27 tháng 3 năm 2007, chia xã Hương Sơ thành 2 phường: An Hòa và
Hương Sơ; chia xã Thủy An thành 2 phường: An Đông và An Tây.
Ngày 25 tháng 3 năm 2010, chuyển 3 xã: Hương Long, Thủy Xuân, Thủy
Biều thành 3 phường có tên tương ứng.
Ngày 24 tháng 9 năm 1992, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 355CT công nhận thành phố Huế là đô thị loại 2.
Ngày 24 tháng 8 năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban hành quyết định số
209/2005/QĐ-TTG, theo đó, thành phố Huế được nâng từ đô thị loại 2 lên đô thị
loại 1 nhưng không trực thuộc trung ương mà trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sau khi Huế được công nhận là đơ thị loại 1, Bộ Chính trị Khố X ngày 25
tháng 5 năm 2009 đã ra Kết luận số 48-KL/TW về "Xây dựng, phát triển tỉnh Thừa
Thiên Huế và đơ thị Huế đến năm 2020", trong đó nêu rõ phương hướng: "Xây
dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới,
là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của
cả nước về văn hóa, du lịch; khoa học-công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục – đào
tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Phấn đấu năm 2020, Thừa Thiên Huế
xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những
trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - cơng nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và
khu vực các nước Đông Nam Châu Á
Ngày 30 tháng 8 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
143/2007/QĐ-TTg phê duyệt đề án xây dựng thành phố Huế thành thành phố
Festival.

15
15


Theo đó, đề án có mục tiêu chung là xây dựng thành phố Festival mang tầm cỡ

quốc gia và quốc tế với đặc trưng của Việt Nam; đưa Huế trở thành thành phố du
lịch trong mối gắn kết hài hòa với thành phố Festival, làm động lực phát triển kinh
tế, góp phần đắc lực vào q trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Để thực hiện đề án, ngoài nguồn vốn đầu tư cho các dự án của Trung ương
trên địa bàn, hằng năm ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ đầu tư thực hiện một số
công trình quan trọng trong mục tiêu xây dựng thành phố Festival.
Dù là Thủ phủ - Đô thành - Kinh đô - Thị xã hay Thành phố thì Huế vẫn ln
ln là một trung tâm quan trọng về nhiều mặt. Ngày nay Huế là thành phố Anh
hùng, thành phố có hai Di sản thế giới, thành phố Trung tâm văn hóa du lịch, thành
phố Festival; một trong những đô thị cấp quốc gia.
1.1.3 Văn hóa – con người:
• Văn hóa
Thuận Hóa - Phú Xn -Huế có một q trình lịch sử hình thành và phát triển
khoảng gần 7 thế kỷ (tính từ năm 1306). Trong khoảng thời gian khá dài ấy Huế đã
tích hợp được những giá trị vật chất và tinh thần quý báu để tạo nên một truyền
thống văn hóa Huế. Truyền thống ấy vừa mang tính đặc thù - bản địa của một vùng
đất, không tách rời những đặc điểm chung của truyền thống văn hóa dân tộc Việt
Nam; trong tiến trình hình thành văn hóa Huế có sự tác động của văn hóa Đơng
Sơn do các lớp cư dân từ phía Bắc mang vào trước thế kỷ 2 và sau thế kỷ 13 hỗn
dung với thành phần văn hóa Sa Huỳnh tạo nên nền văn hóa Việt - Chăm. Trong
q trình phát triển, chuyển biến có ảnh hưởng của các luồng văn hóa khác các
nước trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây...
Văn hóa Huế được tạo nên bởi sự đặc sắc về tinh thần, đa dạng về loại hình,
phong phú và độc đáo về nội dung, được thể hiện rất phong phú trên nhiều lĩnh vực
như: văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, phong tục tập quán, lễ hội, lề lối ứng
xử, ăn - mặc - ở, phong cách giao tiếp, phong cách sống...
Cố đơ Huế mang trong mình di sản văn hóa độc đáo với một quần thể kiến
trúc kinh đơ Huế, con người Huế và những nét văn hóa ấn tượng, đặc trưng hấp dẫn
của


ẩm

thực

16
16

Huế.


Kinh đô Huế một kiến trúc quyến rũ Tọa lạc bên bờ sông Hương xanh biếc êm
đềm vốn xưa nay vẫn chảy lững lờ qua lịng đơ thị chính là quần thể kiến trúc nghệ
thuật Kinh đô Huế được xây dựng dưới triều Nguyễn. Ở bờ Bắc dòng là Kinh thành
– Hoàng thành và Tử Cẩm Thành với hàng chục cung điện vàng son lộng lẫy. Xa xa
ở phía Nam sông Hương là những lăng tẩm của các vị vua từ Gia Long đến Khải
Định, và Đàn Nam Giao (nơi vua tế trời đất). Đây được xem như những công trình
nghệ thuật tuyệt đẹp giữa chốn đồi núi linh thiêng này. Sự hài hòa giữa kiến trúc
thiên nhiên của kinh thành Huế đã đạt đến mức tuyệt diệu và hoàn chỉnh. Kinh
thành được xem là một thành lũy có hình ngơi sao mà về đêm trơng như một vì tinh
tú đẹp lung linh, huyền ảo. Kinh thành Huế được thiết kế như một thành lũy với cả
một hệ thống phức hợp các cơng trình kiến trúc liên quan chặt chẽ với nhau và
mang tính phịng thủ vững chắc, bao gồm các bộ phận chính kể từ thành ra bên
ngồi như: lũy, pháo đài, tường bắn, pháo nhãn, phòng lộ, hào, thành giai, con
đường kín.Hình khối kiến trúc của những cơng trình trong kinh thành Huế là mái
thẳng, đường nét thanh nhã phù hợp với những cấu kiện gỗ hướng đến chiều cao
được xác định phù hợp với tỷ lệ. Rõ ràng, sự hài hịa giữa kiến trúc và tạo hình thời
Nguyễn phản ánh mối giao hòa tâm lý “Thiên - Địa - Nhân” sâu sắc của người Huế.
Chính mỹ thuật dân gian đã phả vào mỹ thuật cung đình một sức sống mới; ngược
lại mỹ thuật cung đình trang nhã, trang trọng tác động trở lại khiến cho mỹ thuật
dân gian thêm phần sinh động. Chính sự tương tác bổ sung đó đã tạo cho kinh thành

Huế có sức sống bền bỉ và mang trong mình những giá trị văn hóa lớn lao trường
tồn đến hơm nay. Con người Huế xưa và nay Vùng đất kinh đô xưa đã tạo cho
ngươì dân nơi đây một phong thái thanh tao, cao nhã nhưng rất đằm thắm nhẹ
nhàng, điều này không chỉ có ở những phi tần, mỹ nữ, những vương tơn q tử
trong Hồng thành mà cịn lan tỏa trong tầng lớp nhân dân. Cái phong thái cao nhã
ấy nó ẩn hiện ngay từ tiếng “dạ, thưa” mềm mại từ cái dáng đi nhẹ nhàng uyển
chuyến trong chiếc áo dài tím thướt tha, để giờ đây Huế như một viên ngọc tím
huyền ảo mà ai cũng biết tới. Ai đã từng đến Huế, từng nói chuyện với người dân
nơi đây hẳn sẽ thấy ngay được ở họ sự thân thiện mến khách và rất nhiệt thành. Mặc
cho thời gian có qua đi nhưng nghe tiếng “dạ” tiếng “thưa” nhẹ nhàng dễ nghe thì ai
cũng có thể nhận ra giọng Huế - người Huế như lời bài hát “Tình yêu từ chiếc nón
Bài Thơ; Từ giọng nói ấm trầm sâu lắng lạ”. Và có lẽ thế mà người Huế có tiếng hát
17
17


cũng mượt mà và đằm thắm hơn ai hết. Lên thuyền Rồng dạo trên sông Hương vào
buổi tối mát rượi mùa hè để nghe Nhã nhạc cung đình Huế hẳn sẽ khó lịng qn
được cái thiết tha, sâu lắng trong mỗi câu ca. Con người Huế dù đi đâu về đâu thì
hình ảnh khắc sâu trong tâm khảm họ chính là chiếc áo dài. Cho đến những năm
1970, con gái Huế ra khỏi nhà là mặc áo dài, kể cả chị tiểu thương ở chợ hoặc bà
bán hàng rong. Áo dài Huế khơng chấm gót như áo Sài Gịn, cổ áo cao vừa phải, co
áo cũng thắt đáy lưng ong, nhưng lại khơng bó q, tà cũng khơng xẻ q cao. Tìm
hiểu về người Huế hơn ta cịn có thể thấy được nét đẹp trong tư chất của họ. Vùng
đất Kinh đô xưa đã từng là cái nôi nuôi dưỡng những nhân tài như Nguyễn Huệ,
Phan Bội Châu, Nguyễn Tất Thành, Tố Hữu...nơi đây vừa đào tạo, rèn luyện con
người, vừa là môi trường lý tưởng để hun đúc bồi dưỡng tư chất cho tuổi thanh
niên, lập nghiệp. Cho đến bây giờ Huế vẫn là nơi ươm mầm cho những tài năng trẻ,
đưa Huế trở thành trung tâm văn hóa lớn của cả nước. Một điều trong tính cách con
người xứ Huế mà khơng thể khơng nhắc tới đó là sự giao hịa với thiên nhiên cỏ

cây. Chính vì thế mà đa số cách xây dựng nhà ở của họ đều hướng ngoại, trong nhà
hay ngồi vườn đều có sự giao hịa với thiên nhiên, điển hình là các nhà vườn
truyền thống mà đến Huế chúng ta sẽ có dịp được thưởng ngoạn. Ẩm thực đặc trưng
xứ Huế Trong những đặc trưng văn hóa lâu đời của Huế thì sự đa dạng cầu kỳ trong
cách chế biến thức ăn góp một phần khơng nhỏ vào việc hình thành nét riêng xứ
Huế. Món ăn Huế giản dị, phong phú, mang hương vị đằm thắm của sản phẩm nơi
đồng ruộng, đầm phá, núi sông đất cố đô song cũng không kém phần sang trọng
tinh tế với cách bài trí món ăn mang tính nghệ thuật của các món ăn cung đình.
Những loại đặc sản bốn mùa của người Huế có thể nấu tới 300 món ăn khó nơi nào
có thể sánh kịp. Món ăn dân dã và khó quên nhất khi du khách tới Huế đầu tiên có
thể kế tới món cơm hến. Cơm hến ngon nhờ tài pha chế nhiều thành phần các loại
gia vị rất độc đáo và cầu kỳ. Địa điểm để thưởng thức món cơm hến ngon đúng chất
ngon đậm đà có thể kể đến Cồn hến hay thuận tiện hơn bạn cũng có thể ghé lại
những quán nhỏ ở đường Trương Định hay những nhà hàng nổi tiếng như Nam
Giao hoài cổ, Vĩ Dạ xưa… Và nếu có dịp dừng chân dùng bữa cơm ở Huế bạn sẽ
được thưởng thức những món rất đồng quê và dân dã mà ngon đến lạ. Đơn giản như
món cá bống thệ kho rau răm với nước dừa, món canh rau tập tàng mà vườn nhà ai
cũng có sẵn, bát canh thịt heo nấu với lá bông ngọt, lá mồng tơi, ngọn sần, búp hoa
18
18


bí ngơ xào kèm với tơm hay thịt bị và không thể thiếu đĩa rau sống cùng một chén
nước mắm ngon. Đặc biệt, món ăn chay được người Huế chế biến rất cầu kỳ và
ngon khơng kém món ăn mặn (có khoảng 125 món). Ngồi ra, Huế cịn có những
món ăn đặc sản như bún bò, giò heo, mà nổi tiếng nhất là bún Gia Hội, chợ Tuần.
Bên cạnh đó còn hàng chục loại bánh mặn, ngọt mà ai đã một lần nếm thử, hẳn
khơng qn được những món q đặc sắc chốn kinh kỳ. Đó là các loại bánh nổi
tiếng gắn liền với các địa danh: bánh khoái - Đơng Ba, bánh bèo - Ngự Bình, bánh
canh - Nam Phổ, bánh ướt thịt nướng - Kim Long… Chè Huế cũng phong phú

không kém với 36 loại chè khác nhau, đủ sức hấp dẫn du khách trong buổi tối mùa
hè nóng nực đi dạo mát hai bên bờ sơng Hương: chè bột lọc bọc thịt quay, chè hạt
sen bọc long nhãn, chè đậu ván, chè đậu xanh đánh, chè đậu ngự, chè đậu huyết…
món nào cũng đem tới cho ta sự thích thú đặc biệt và ấn tượng khó qn khi đến
Huế.
• Con người
Vùng đất Huế là lợi địa của một thế kỷ rưỡi vương triều, đã xây đắp những giá
trị tập truyền, hình thành những nếp gấp trong suy nghĩ, đời sống, phong cách ăn và
mặc, nói năng, ứng xử...
Kinh đô Huế làm nảy sinh nơi người dân một phong cách mà người ta nương
tình gọi là “đài các”, tức là một vẻ cao sang mơ hồ nào đó, nhưng cái đài các này
khơng khu biệt trong vịng hồng thành mà còn lan tỏa trong dân gian. Từ cái đài
các ấy còn rẽ riêng một nét tinh mà người tại chỗ gọi là tính “đài đệ”, có nghĩa là
một sự giữ kẽ, giữ ý, và ln cả một tính cách mà người ta gọi là “đế đô”. Khi
người mẹ mắng con gái “đừng có đế đơ!” thì có nghĩa là đừng có địi hỏi, đừng với
cao, đừng học làm sang.
Cái tính “đài đệ” được thể hiện rộng rãi, tràn lan, chẳng hạn ở chiếc áo dài mà
có lẽ Huế là nơi được mang mặc nhiều hơn cả. Cho đến những năm 1970, người nữ
ở Huế ra khỏi nhà là mặc áo dài, kể cả chị tiểu thương ở chợ hoặc bà bán hàng rong.
Thậm chí nhiều bà danh giá đi ngủ vẫn mặc luôn áo dài.
Thiếu nữ Huế thường là kín đáo, khơng bộc lộ tâm tình cho người khác biết,
có khi là e ấp, cũng có khi là ỡm ờ. Trong hai câu thơ của Đông Hồ nhắc đến cơ gái
Huế: “Gió chiều vương áo nàng Tơn Nữ, quai lọng nghiêng vành chiếc nón thơ”, ta
cảm thấy các món trang sức như tà áo, chiếc nón, bài thơ trong nón đều góp phần
19
19


tạo nên nét duyên e ấp của “nàng Tôn Nữ” và nàng Tôn Nữ ở đây dùng để chỉ
chung các thiếu nữ Huế. Một tác giả Pháp chấm phá dung nhan này như sau: “...

Các cô gái Huế kiêu sa và dễ làm ra vẻ khinh khỉnh, họ là đám hậu sinh của các phi
tần không bao giờ quên rằng một giọt máu thiên tử đang chảy truyền trong huyết
quản của mình” (Jean Hougron, Soleil au ventre, trang 67).
Người Huế thường phản ứng chậm. Vẻ bề ngoài và hành động khơng hơ ứng
tiếp liền nhau. Hay nói cách khác, giác quan tiếp nhận cảm giác và nội tâm cứ hành
hai nhịp khác nhau và giữa hai nhịp đó là một khoảng dành cho nụ cười, tiếng dạ
thưa, sự e dè, cân nhắc. Đó là một loại “phản ứng hẹn giờ”, nhưng một khi phản
ứng phát ra, nó có tính cách dứt khốt, khơng vãn hồi. Đó là nét tinh Huế mà người
ta gọi là “thâm trầm”, “thâm thúy”.
Nếu khơng có lịch sử sẵn chực những bằng chứng cụ thể, hùng hồn thì ít ai
ngờ rằng cái đất Huế trầm mặc này lại có thể là sân khấu phát động, châm ngòi
những biến cố lớn của đất nước từ trong lòng những học sinh sinh viên chăm học
hoặc những chị tiểu thương hiền lành tần tảo. Hóa ra đất Huế là đất nuôi trồng
những thái cực, và con người xứ Huế để ra cả một đời mình để gỡ rối mớ bòng
bong tâm lý và mâu thuẫn nội tâm này.
Người ta bảo đất Thừa Thiên này vừa là vườn ươm vừa là bệ phóng nhân tài,
cũng có nghĩa nơi đây vừa là địa điểm đào tạo, rèn luyện con người vừa là môi
trường thiên nhiên hun đúc bồi dưỡng tư chất cho tuổi thanh niên, lập nghiệp để rồi
sau đó đàn chim rời tổ bay xa.
Người con của Huế cảm thấy khó lịng rời xa bàn thờ tổ tiên hoặc cõi nhà
vườn của mình. Tuy nhiên vẫn có cảm nghĩ chưa bỏ nhà ra đi vẫn chưa viên thành
vận số của mình. Và một khi xa xứ, bắt đầu nảy nở trong tâm thức kẻ ly hương một
loại tình cảm mới: tình cảm hồi hương. Loại tình cảm này có tính cách siêu hình,
thâm sâu như tình con với mẹ, nó âm ỉ như mạch ngầm, như than hồng vùi dưới tàn
tro. Xin đừng xem đó là một thứ tình cảm nhi nữ thường tình, ủy mị. Nó vừa giúp
con người khơng qn ngun qn của mình, vừa thơi thúc con người sống chẳng
phải cho bản thân, mà cho một vận hội chung, có tính vị tha, hướng thượng. Trong
nhận thức ấy, con người lưu vong gầy dựng hội đoàn, tập thể ái hữu hướng vọng về
quê hương, xem đó như những ốc đảo tình cảm giữa đời sống mênh mơng.


20
20


1.1.4 Danh lam thắng cảnh – di tích lịch sử:
Danh lam thắng cảnh:
Ngoài những địa danh gắn liền với bề dày lịch sử, du lịch Huế còn sở hữu
nhiều cảnh quan thiên nhiên vừa cổ kính, vừa xinh đẹp hút hồn biết bao du khách
Sông Hương
Sông Hương bắt nguồn từ dãy Trường Sơn hùng vĩ, hai nguồn Tả Trạch và
Hữu Trạch hợp lưu nơi ngã ba Tuần (dân gian còn gọi Bảng Lảng), từ đây sông
Hương theo hướng Nam Bắc qua điện Hòn Chén, Ngọc Trản, chuyển Tây Bắc, uốn
quanh bãi Nguyệt Biều, Lương Qn, xi về phía Ðơng Bắc, lặng lẽ trôi về Huế
trong dư vang của Trường Sơn, đi qua chốn yên giấc ngàn thu của các vua Nguyễn.
Dịng sơng mềm như tấm lụa, sắc nước xanh thẳm, tiếp tục cuộc hành trình đi qua
Cồn Hến và những làng quê yên ả, qua ngã ba Sình mảnh đất thủ phủ Châu Hóa xưa
rồi đổ ra phá Tam Giang hịa vào lịng biển cả.
Dịng sơng trắng-Lá cây xanh, Sơng Hương như "thanh kiếm bạc dựng giữa
trời xanh". Biết bao tao nhân mặc khách lênh đênh trên quãng sông này với một
"phiến trăng sầu" "Hương Giang nhất phiến nguyệt, Kim cổ hứa đa sầu..." Sơng
Hương quả là món q vơ giá mà thiên nhiên ban tặng cho Huế. Và nếu bỗng dưng
Sơng Hương biến mất, thành phố vẫn cịn, thì có cịn ai buồn nhắc đến Huế nữa
khơng.
Sắc nước sơng Hương trở nên xanh hơn khi vượt qua chân núi Ngọc Trản điện Hòn Chén, tạo nên một lòng vực sâu thẳm.
Sông Hương đẹp từ nguồn uốn lượn quanh co giữa núi rừng, đồi cây mang
theo những mùi vị hương thơm của thảo mộc rừng nhiệt đới. Dịng sơng chầm chậm
lướt qua các làng mạc xanh tươi, rợp bóng cây của Kim Long, Nguyệt Biều, Vĩ Dạ,
Đông Ba, Gia Hội, Chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh, quyện theo mùi thơm của các
lồi hoa xứ Huế.
Dịng sơng xanh trong vắt lung linh như ngọc bích dưới ánh mặt trời, những

con thuyền Huế xi nguợc, dọc ngang với điệu hị man mác, trầm tư, sâu lắng giữa
đêm khuya. Đi chơi bằng thuyền để được ngắm cảnh Hương Giang thơ mộng, nghe
những điệu hò, dân ca xứ Huế lúc trời đêm thanh vắng là thú vui muôn thuở của bao
lớp du khách...
Quang cảnh đôi bờ sông, nào thành quách, phố xá, vườn cây chùa tháp... bóng
lồng mặt nước phản chiếu lung linh làm cho dịng sơng đã u kiều càng nên thơ,
21
21


nên nhạc. Nhiều người nghĩ rằng sở dĩ Huế có được cái êm đềm, dịu dàng, yên tĩnh
phần lớn là nhờ sơng Hương, dịng sơng xanh đã đem lại cho thành phố cái chất thơ
trầm lắng, cái trong sáng hài hồ toả ra từ vừng đất có chiều sâu văn hiến.
Núi Ngự Bình
Núi Ngự Bình thuộc Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách kinh thành Huế
khoảng 3 km. Người ta vẫn gọi Huế là miền Hương Ngự. Ngày xưa cũng như bây
giờ, núi Ngự Bình rợp bóng thơng xanh là nơi thưởng ngọan cảnh quan thiên nhiên
tuyệt vời. Ðứng trên đỉnh núi, có thể nhìn thấy sơng nước, cỏ cây, cung điện, chùa
chiền, lăng tẩm, đất trời tươi đẹp Huế, và xa hơn là dãi Trường Sơn trùng trùng điệp
điệp, là biển Ðơng xanh ngắt một màu.
Ngự Bình có dạng hình thang đỉnh bằng phẳng,có thế bình phong che chở cho
kinh thành Huế. Sách "Đại Nam Nhất Thống Chí" của Quốc Sử Qn Triều Nguyễn
viết "Phía Đơng bắc Hương Thuỷ, nổi vọt lên ở quãng đất bằng” như hình bức bình
phong làm lớp án thứ nhất trước kinh thành Huế, tức gọi là núi Bằng, đời Gia Long
đặt cho tên hiện nay (Ngự Bình), đỉnh núi bằng phẳng, khắp nơi trồng thơng" Núi
Ngự Bình cao l05m, dáng cân đối, uy nghi. Hai bên Bằng Sơn có hai ngọn núi nhỏ
chầu vào gọi là Tả Bật Sơn và Hữa Bật Sơn. Vương triều Nguyễn được thành lập,
quyết định xây dựng kinh thành Huế, thấy Bằng Sơn như một bức bình phong án
ngữ trước mặt, Gia Long chấp nhận đồ án của các thầy địa lý: chọn núi này làm tiền
án của hệ thống phòng thành đồ sộ, kiên cố và đổi tên cho ngọn núi này là Ngự

Bình.
Cùng với sơng Hương, núi Ngự Bình là q tặng vơ giá thứ hai của tạo hoá,
quyện vào nhau tạo nên vẻ sơn thuỷ hữu tình của Huế. Từ lâu, ngọn núi xinh đẹp
này cừng với sông Hương trong xanh đã trở thành biểu tượng của thiên nhiên Huế.
Người ta quen gọi Huế là xứ sở của sông Hương núi Ngự, miền Hương Ngư cững vì
vậy.
Từ bao thế hệ, lớp lớp tao nhân mặc khách từng coi đây lả chốn thưởng ngoạn
thiên nhiên kỳ thú. Vào những ngày đẹp trời đứng trên đỉnh Ngự Bình, có thể thu
vào tầm mắt tồn cảnh thành phố với cung điện nguy nga, mái chùa cổ kính và dịng
sơng Hương xanh biếc uốn lượn quanh co. Ngay trước tầm mắt là các khu đồi, là
rừng thông bát ngát tiếp đến một vừng đồng bằng rộng lớn của các huyện: Hương
Thuỷ, Phú Vang, Hương Trà cỏ cây xanh rờn... xa hơn là dãy Trường Sơn trùng
22
22


điệp một màu tím thẫm ẩn hiện sau những tầng mây bạc. Nhìn về phía đơng, dải cát
trắng mờ phía xa cửa Thuận An với màu xanh thăm thẳm của biển Đơng...
Cách núi Ngự Bình vài cây số là đồi Vọng Cảnh, một danh thắng khác của
Huế, đứng soi bóng dun dáng bên dịng sơng Hương, nhìn qua núi Ngọc Trản. Từ
đồi Vọng Cảnh có thể nhìn thấy những khu vườn cây ăn qưả mướt xanh của cau,
nhãn, cam, quýt, thanh trà.... chen lẫn bóng thơng, những mái nhà ngói xám của đền
chùa, lăng tẩm cổ kính, trầm mặc.... Sơng Hương như một dải lụa mềm uốn quanh
dưới chân đồi... Du khách có dịp đến đây vào buổi bình minh sương tan hay lúc
hồng hơn, mới hiểu hết và thấm thía vẻ đẹp nên thơ, nên họa của một ngọn đồi,
một khúc sơng, một góc trời xứ Huế.
Đồi Vọng Cảnh
Cách núi Ngự vài km là đồi Vọng Cảnh, một danh thắng khác của Huế, đứng
soi bóng dun dáng bên dịng sơng Hương, nhìn qua núi Ngọc Trản. Từ Đồi Vọng
Cảnh có thể nhìn thấy được những khu vườn cây ăn quả mướt xanh của cau, nhãn,

cam, quýt, thanh trà… chen lẫn bóng thơng, những mái nhà ngói xám của đền chùa,
lăng tẩm cổ kính, trầm mặc… Sơng Hương như một dải lụa mềm uốn quanh dưới
chân đồi… Đồi Vọng Cảnh khơng đẹp bằng Núi Ngự Bình, nhưng đúng như tên gọi
của nó vì đứng ở trên đồi Vọng Cảnh có thề nhìn thấy được phong cảnh nên thơ của
thành phố Huế đặc biệt là khu Lăng tẩm của các vua Nguyễn và dịng sơng Hương
chảy ngang thành phố
Đồi Vọng Cảnh là đồi ngắm cảnh, chính vì vậy mà khi đến với ngọn đồi này,
du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp nên thơ của thành phố Huế mộng mơ.
Đặc biệt khách du lịch cịn có thể nhìn thấy những lăng tẩm nguy nga của các vị vua
triều Nguyễn.
Nhà vườn Huế:
Nhà vườn Huế là một khái niệm chỉ một loại vườn cảnh kết hợp giữa kiến trúc
nhà ở với vườn cây bao quanh rất đặc biệt. Được xây theo luật Phong Thủy, nhà
vườn Huế có kiến trúc tổng thể giống nhau bao gồm cổng, lối vào ngõ, bình phong,
hịn non bộ, bể cạn, sân, nhà. Một số nghiên cứu cho rằng kiến trúc của nhà vườn
Huế chính là khơng gian thu gọn của Cố đơ Huế nơi được núi Ngự Bình che chắn
như một bức bình phong, mặt trước có sơng Hương soi bóng, và khu vườn cố đơ
cũng

được

quy

hoạch

xây

dựng
23
23


rất

cơng

phu

tỷ

mỷ.


Mỗi khu nhà vườn là một thế giới biệt lập, rộng lớn được bao bọc bởi hàng rào
chè tàu, dâm bụt hoặc tre xanh. Cổng vào thường được xây bằng gạch, hai bên lối
vào trồng đầy hoa cỏ đẹp mắt. Điểm đặc biệt là lối đi không được trở thẳng vào gian
nhà chính nơi thờ phụng tổ tiên, mà được ngăn lại bởi một bức bình phong làm
bằng gạch hoặc một hàng cây cao quá đầu người. Sau tấm bình phong là mảnh sân
rộng với bể cạn có hịn non bộ, hoặc ao để trồng sen thả cá.
Phía cuối sân là ngôi nhà, thường là nhà rường được xây theo phong cách
truyền thống Việt Nam gồm một, ba hoặc năm gian hai chái. Nhà rường thường
được làm từ những loại gỗ chắc chắn như gỗ kiền, gỗ mít vì theo quan niệm của
người dân “an cư lập nghiệp”, chỗ ở phải ổn định mới xây dựng được cuộc sống ấm
no. Điểm nổi bật của nhà rường là kỹ thuật điêu khắc trạm trổ cơng phu và đẹp mắt,
bên cạnh đó các câu đối, hoành phi cũng được dùng để trang trí cho ngơi nhà.
Bao quanh khu nhà vườn là vườn cây được thiết kế cơng phu, hài hịa với sự
đa dạng của các loài hoa, cây cảnh, cây ăn trái vừa tạo vẻ đẹp cho ngôi nhà, vừa
phục vụ cho đời sống thường ngày của người dân. Đối với người dân Huế mỗi loại
cây đều có hồn và sự linh thơng với chủ nhà, vì vậy một khi chủ nhà mất hoặc đi xa,
cây cũng héo úa, vì vậy mỗi khi trong nhà có tang thì hàng cây cũng được treo khăn
tang như những thành viên trong gia đình.

Nhà vườn Huế được xem là một tác phẩm nghệ thuật hài hịa giữa thiên nhiên
và đời sống con người. Qua đó còn thể hiện tâm hồn và phong cách sống của người
dân Huế “Đơn sơ mà văn vẻ, mộc mạc mà ý vị”. Hiện nay tại Huế còn lại một số
nhà vườn tiêu biều như Vườn An Hiên, vườn Lạc Tịnh, từ đường Ngọc Sơn Cơng
Chúa,…nếu được quan tâm, giữ gìn và chăm sóc chắc chắn nơi đây sẽ là điểm du
lịch thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước
Di tích lịch sử:
Thiên nhiên ưu đãi cho xứ Huế nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, nhưng Huế thật sự
tỏa sáng cùng những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể do con người tạo nên. Nơi đây là
xứ hội tụ tinh hoa văn hóa, làm nên một tinh thần, một sắc thái rất riêng của Huế. Huế từ
xa xưa đã được các chúa Nguyễn chọn làm thủ phủ của xứ "Đàng Trong" và chính thức trở
thành kinh đô dưới triều Tây Sơn. Trong gần 4 thế kỷ, Huế đã trở thành một quần thể di
tích kiến trúc và thắng cảnh vĩ đại, tổng thể di tích này đã được UNESCO cơng nhận là di
sản

văn

hố

24
24

thế

giới.


×