Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Hoàn thiện chuỗi cung ứng tại Công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM
--------------------

HÀ ĐĂNG KHƠI

HỒN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG
TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI NGUYỄN
KIM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM
--------------------

HÀ ĐĂNG KHƠI

HỒN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG
TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI NGUYỄN
KIM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS TS. HỒ TIẾN DŨNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN

Kính thưa q Thầy Cơ, kính thưa q độc giả, tôi là Hà Đăng Khôi, học viên
Cao học – khóa 21 – ngành Quản trị Kinh doanh – trường Đại học Kinh tế thành
phố Hồ Chí Minh. Tơi xin cam đoan toàn bộ đề tài luận văn “Hoàn thiện hoạt động
chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim” do chính tơi tiến hành
nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề, áp dụng những kiến thức đã học dưới sự hướng dẫn
của thầy PGS.TS Hồ Tiến Dũng.
Cơ sở lý thuyết liên quan và những trích dẫn trong luận văn đều có ghi nguồn
tham khảo từ sách, tạp chí, các nghiên cứu, báo cáo hay bài báo. Các số liệu và kết
quả trong luận văn này là trung thực và được khảo sát từ đúng thực tế.
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, khơng sao chép
từ các cơng trình nghiên cứu khoa học khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 12 năm 2014
Tác giả

HÀ ĐĂNG KHÔI



MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC PHỤ LỤC
TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu ..........................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .......................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu ..................................................3
5. Kết cấu của luận văn .......................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG
CỦA DOANH NGHIỆP ...........................................................................................5
1.1 Khái quát về chuỗi cung ứng ........................................................................5
1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng ..............................................................5
1.1.2 Phân biệt chuỗi cung ứng với các hoạt động liên quan .................7
1.1.3 Sự phát triển chuỗi cung ứng ..........................................................8
1.2 Cấu trúc chuỗi cung ứng ...............................................................................9
1.3 Nội dung hoạt động của chuỗi cung ứng ....................................................10
1.3.1 Kế hoạch .......................................................................................10


1.3.2 Mua hàng và tồn kho.....................................................................11
1.3.3 Tổ chức bán hàng..........................................................................13
1.3.4 Phân phối ......................................................................................13
1.3.5 Hệ thống thông tin ........................................................................14
1.3.6 Dịch vụ khách hàng ......................................................................15
1.4 Các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng .....................16
1.4.1 Tiêu chuẩn “Giao hàng” ..............................................................16
1.4.2 Tiêu chuẩn “Chất lượng” .............................................................16

1.4.3 Tiêu chuẩn “Thời gian” ................................................................17
1.4.4 Tiêu chuẩn “Chi phí” ...................................................................17
1.5 Một số bài học kinh nghiệm hoạt động chuỗi cung ứng .............................18
1.5.1 Chuỗi cung ứng của Wal-Mart .....................................................18
1.5.2 Chuỗi cung ứng của Best Buy .......................................................22
1.5.3 Chuỗi cung ứng của Amazon ........................................................25
1.6 Thách thức cho chuỗi cung ứng hàng điện tử trong tương lai ....................28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI
NGUYỄN KIM 31
2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty: .................................................................31
2.1.1 Sự ra đời và phát triển của công ty ...............................................31
2.1.2 Đánh giá tổ chức của công ty .......................................................32
2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh .......................................34
2.2 Thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại Nguyễn Kim .............................38
2.2.1 Thực trạng các nội dung hoạt động chuỗi cung ứng tại Nguyễn Kim
.......................................................................................................38
2.2.2 Phân tích các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng ......49


2.3 Đánh giá chung về hoạt động chuỗi cung ứng tại Nguyễn Kim .................53
2.3.1 Về nội dung hoạt động chuỗi cung ứng ........................................53
2.3.2 Về tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng ........57
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI
NGUYỄN KIM ........................................................................................................60
3.1 Định hướng phát triển của công ty thương mại Nguyễn Kim ....................60
3.2 Định hướng và mục tiêu hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại Nguyễn
Kim
...........................................................................................................61
3.2.1 Định hướng hoạt động chuỗi cung ứng tại Nguyễn Kim ..............61
3.2.2 Mục tiêu hoạt động chuỗi cung ứng tại Nguyễn Kim ...................62

3.3 Giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại Nguyễn Kim..............63
3.3.1 Hồn thiện mơ hình chuỗi cung ứng .............................................63
3.3.2 Hồn thiện các nội dung hoạt động chuỗi cung ứng tại Nguyễn
Kim

.......................................................................................................64
3.3.3 Nâng cao hiệu quả các tiêu chuẩn đo lường chuỗi cung ứng ......71

3.4 Hiệu quả của các giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại
Nguyễn Kim ......................................................................................................74
3.4.1 Hiệu quả mang lại cho Nguyễn Kim .............................................74
3.4.2 Lợi ích đem lại cho khách hàng ....................................................76
KẾT LUẬN
........................................................................................................79
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
B2B: Business to business
CE: Consumer Electronics: Điện tử tiêu dùng
CPFR: Hoạch định, dự báo, bổ sung và cộng tác
CRM: Customer Relationship Management: quản trị mối quan hệ với khách hàng
EDI: Electronic Data Interchange: hệ thống trao đổi thông tin điện tử
ERP: Enterprice Resource Planning: giải pháp quản trị tài nguyên cho doanh nghiệp
MRP: Manufacturing Resource Planning: Hoạch định nguồn lực sản xuất
Nguyễn Kim: công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim
OEM: Original Equipment Manufacturer: Nhà sản xuất thiết bị gốc
RFID: Công nghệ nhận dạng bằng sóng radio
SC: Supply Chain Chuỗi cung ứng

SCM: Supply chain management: quản lý chuỗi cung ứng
WMS: Warehouse Management System: hệ thống quản lý kho


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1: Các định nghĩa về chuỗi cung ứng ....................................................5
Bảng 2-1: Kết quả sản xuất kinh doanh từ 2010 – 2013 (ĐVT: tỷ đồng) ........36
Bảng 2-2: Tồn kho và khoản phải thu từ 2010 – 2013 (ĐVT: tỷ đồng) ..........37
Bảng 2-3: Kết quả đánh giá nhân tố kế hoạch..................................................39
Bảng 2-4: Kết quả đánh giá nhân tố mua hàng ................................................42
Bảng 2-5: Kết quả đánh giá nhân tố bán hàng .................................................44
Bảng 2-6: Kết quả đánh giá nhân tố phân phối ................................................45
Bảng 2-7: Kết quả đánh giá nhân tố công nghệ thông tin ................................46
Bảng 2-8: Kết quả đánh giá nhân tố dịch vụ khách hàng .................................48
Bảng 2-9: Các chỉ số doanh thu và thời gian tồn kho ......................................51
Bảng 2-10: Chi phí hoạt động của Nguyễn Kim ..............................................52


DANH MỤC HÌNH
Hình 1-1: Mơ hình chuỗi cung ứng điển hình .............................................................6
Hình 1-2: Mối quan hệ giữa cơ sở và chức năng trong chuỗi cung ứng của Wal-Mart
...................................................................................................................................18
Hình 1-3: Mơ hình trung tâm phân phối đa năng......................................................19
Hình 1-4: Mơ hình giải pháp CPFR và hệ thống thông tin bán lẻ ...........................20
Hình 1-5: Mơ hình chuỗi cung ứng “Tập trung vào khách hàng” ............................22
Hình 1-6: Quy trình xử lý đơn hàng của Amazon ....................................................26
Hình 2-1: Cơ cấu tổ chức của Nguyễn Kim ..............................................................33
Hình 2-2: Biểu đồ nhận diện thương hiệu Nguyễn Kim và các đối thủ khác ...........34
Hình 2-3: Doanh thu của các công ty bán lẻ điện tử hàng đầu .................................35
Hình 2-4: Quy trình dự báo nhu cầu và lập kế hoạch ...............................................38

Hình 2-5: Quy trình mua hàng ..................................................................................40
Hình 2-6: Quy trình chuyển kho nội bộ ....................................................................41
Hình 2-7: Quy trình xử lý mua hàng .........................................................................43
Hình 2-8: Quy trình mua hàng trực tuyến .................................................................43
Hình 2-9: Quy trình giao hàng ..................................................................................45
Hình 3-1: Mơ hình chuỗi cung ứng đề xuất ..............................................................63


1

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Chuỗi cung ứng là một bộ phận quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh

doanh của một doanh nghiệp, và luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo.
Lý thuyết về chuỗi cung ứng đã được giảng dạy chính thức ở nhiều trường đại học ở
Việt Nam, trong đó có trường Đại học Kinh tế Tp HCM. Bên cạnh đó, lý thuyết về
chuỗi cung ứng đã được áp dụng và đem lại thành công ở một số doanh nghiệp tại
Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ về hoạt động của chuỗi
cung ứng, thường có sự nhầm lẫn chuỗi cung ứng với chuỗi phân phối, hay logistic.
Điều này dẫn đến sự quan tâm và đầu tư chưa đúng mức dành cho hoạt động của
chuỗi cung ứng, áp dụng các lý thuyết chuỗi cung ứng còn sơ sài, chưa triệt để…
dẫn đến hoạt động chuỗi cung ứng còn rời rạc, đơn lẻ, thiếu gắn kết với các bộ phận
khác và không thực sự đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
Thị trường bán lẻ điện máy ở Việt Nam là một thị trường lớn, tăng trưởng
nhanh và triển vọng hấp dẫn với quy mô thị trường trong quý I/2014 là 35 ngàn tỉ
đồng, tăng 27,5% so với cùng kỳ 2013. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường có sự
cạnh tranh quyết liệt của các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp nước

ngồi, sự lấn sân của các cơng ty công nghệ, sự gia nhập của các tổ chức đầu tư có
vốn nước ngồi…., trong năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, đã có 40 trung tâm
điện máy mới được thành lập. Công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim là doanh
nghiệp dẫn đầu về thị trường bán lẻ điện máy tại Việt Nam với 8% thị phần, 22 siêu
thị điện máy ở 11 tỉnh thành trên cả nước. Do đó, Nguyễn Kim đã phải cạnh tranh
với rất nhiều đối thủ truyền thống như, Pico Plaza, Chợ Lớn, Thiên Hòa, Best
caring, Phan Khang, Ideas, Media mart; các đối thủ mới như dienmay.com (thế giới
di động), Home Center (VHC), Trần Anh – Nojima; và tương lai là những nhà bán
lẻ hàng đầu khu vực và thế giới sẽ gia nhận thị trường Việt Nam như AEON (Nhật),
Best Buy (Mỹ), Amazon (thương mại điện tử) …...


2

Là doanh nghiệp hoạt động bán lẻ điện máy, hoat động kinh doanh của
Nguyễn Kim chịu một số rủi ro đặc thù như mẫu mã hàng hóa, thị hiếu mua sắm
của khách hàng thay đổi nhanh, hàng tồn kho của doanh nghiệp được tài trợ bằng
vốn vay ngắn hạn do đó tồn kho lớn sẽ làm tăng chi phi lãi vay, phải bán giảm giá
để xử lý hàng tồn kho. Bên cạnh đó, Nguyễn Kim phải chiếm lĩnh thị trường, mở
các siêu thị điện máy mới trên cả nước. Những điều này địi hỏi doanh nghiệp phải
có sự phối hợp các bộ phận trên tồn hệ thống, hệ thống thơng tin thông suốt, quản
trị hàng tồn kho hiệu quả, vận chuyển giao hàng chất lượng cao…. Qua đó, Nguyễn
Kim có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường và phát triển. Đó là
lý do tác giả chọn đề tài “Hồn thiện chuỗi cung ứng tại cơng ty cổ phần thương
mại Nguyễn Kim” làm đề tài viết luận văn thạc sĩ kinh tế.
Trên cơ sở những lý thuyết chuỗi cung ứng, cùng với thực trạng về nội dung
hoạt động chuỗi cung ứng của Nguyễn Kim. Nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa
khoa học, mang tính thực tiễn nhằm mục tiêu hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng
tại công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim, giúp công ty kiểm soát tốt, và tăng tốc
độ lưu chuyển hàng hóa, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, giảm chi phí đầu

vào, chi phí hoạt động… đem lại cho khách hàng sự hài lòng tốt hơn, mở rộng thị
trường và tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng là tài liệu tham
khảo áp dụng chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp thương mại điện máy, điện tử.

2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là tìm biện pháp hồn thiện hoạt động

chuỗi cung ứng của Nguyễn Kim. Cụ thể là:
 Trên cơ sở lý thuyết về hoạt động chuỗi cung ứng của doanh nghiệp,
nghiên cứu thực hiện đánh giá thực trạng, phân tích hoạt động chuỗi cung
ứng tại Nguyễn Kim.
 Đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại Nguyễn Kim.


3

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần

-

thương mại Nguyễn Kim và các khách hàng của công ty.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thị trường bán lẻ điện máy tại Việt Nam

-


và phỏng vấn chuyên gia tại thị trường Tp Hồ Chí Minh

4.

Phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn dữ liệu
Nghiên cứu đã sử dụng đa dữ liệu, gồm có các số liệu thống kê mô tả như số

liệu tài chính, thị trường, đối thủ cạnh tranh…. và số liệu điều tra thơng qua hình
thức gửi bảng câu hỏi đến các chuyên gia, quản lý bộ phận của Nguyễn Kim và
người tiêu dùng. Cụ thể:
-

Cơ cấu tổ chức và thực trạng kinh doanh của Nguyễn Kim.

-

Thông tin hoạt động kinh doanh của các trung tâm bán lẻ điện máy

-

Hoạt động chuỗi cung ứng tại Nguyễn Kim

-

Khảo sát ý kiến chuyên gia, và ý kiến khách hàng về nội dung hoạt động
chuỗi cung ứng tại Nguyễn Kim

Phương pháp xử lý số liệu: Dữ liệu sau khi đã thu thập được hiệu chỉnh, phân
tích và xử lý bằng SPSS tạo ra kết quả phục vụ mục tiêu nghiên cứu đề tài.


4.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng với việc phỏng vấn
sâu các chuyên gia trong lĩnh vực chuỗi cung ứng và các quản lý chuyên môn ở
Nguyễn Kim, và thực hiện khảo sát ý kiến khách hàng, thu thập số liệu thống kê mô
tả về Nguyễn Kim và thị trường điện máy. Từ đó, nghiên cứu thực hiện việc phân
tích thực trạng và đề ra giải pháp nhằm nâng cao hoạt động chuỗi cung ứng tại
Nguyễn Kim.


4

5.

Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm 2 phần và 3 chương: phần mở đầu, nội dung chính gồm ba

chương và phần kết luận:
-

Phần mở đầu

-

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hoạt động chuỗi cung ứng của doanh
nghiệp.

-

Chương 2: Thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại Nguyễn Kim.


-

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng tại Nguyễn Kim.

-

Phần kết luận

Tài liệu tham khảo
Phụ lục


5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG
CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Khái quát về chuỗi cung ứng
1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là một tổng thể giữa hàng loạt các nhà cung ứng và khách
hàng được kết nối với nhau, trong đó mỗi khách hàng đến lượt mình lại là nhà cung
ứng cho tổ chức tiếp theo cho đến khi thành phẩm tới tay người tiêu dùng. Thuật
ngữ “chuỗi cung ứng” xuất hiện cuối những năm 1980 và trở nên phổ biến từ những
năm 1990. Dưới đây là một vài định nghĩa về chuỗi cung ứng:
Bảng 1-1: Các định nghĩa về chuỗi cung ứng
Định nghĩa

Nghiên cứu
Ganeshan,


and

Terry Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản

(1995),

An xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu

Ran

P.Harrison

introduction to supply chain mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán
management

thành phẩm và thành phẩm, phân phối chúng cho
khách hàng.

Lambert,

Stock

and

Ellram Chuỗi cung ứng là sự liên kết các công ty nhằm đưa

(1998), Fundaments of Logistics sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường.
Management,

Boston


MA:

Iwin/McGraw-Hill, c.14
Chopra Sunil and Pter Meindl Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan
(2001),

Supplychain trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách

Management: strategy, planning hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và
and operation, Upper Saddle nhà cung cấp mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán
Riverm NI: Prentice Hall c.1
(nguồn: tác giả tổng hợp)

lẻ và bản thân khách hàng.


6

Các định nghĩa về chuỗi cung ứng ngày càng mở rộng, từ hoạt động sản xuất
đến sự liên kết với các công ty và tổng thể hoạt động liên quan đến sản xuất, vận
chuyển và phân phối: (i) hoạt động cung ứng: tập trung vào các hoạt động mua
nguyên liệu như thế nào? Mua từ đâu và khi nào nguyên liệu được cung cấp nhằm
phục vụ hiệu quả quá trình sản xuất, (ii) sản xuất kinh doanh: là quá trình chuyển
đổi các nguyên liệu thành sản phẩm cuối cùng, sẵn sàng chuyển giao đến khách
hàng, (iii) và phân phối: là quá trình đảm bảo các sản phẩm sẽ được phân phối đến
khách hàng cuối cùng thông qua mạng lưới phân phối, kho bãi, bán lẻ một cách kịp
thời và hiệu quả.
Chuỗi cung ứng là chuỗi thông tin và các quá trình kinh doanh cung cấp một
sản phẩm hay một dịch vụ cho khách hàng từ khâu sản xuất và phân phối đến người

tiêu dùng cuối cùng (Hồ Tiến Dũng, 2012). Định nghĩa mới bổ sung một yếu tố
quan trọng trong chuỗi cung ứng hiện đại là dịng thơng tin xun suốt qua tất cả
các khâu trong chuỗi cung ứng.
Theo Hồ Tiến Dũng (2012), mơ hình của chuỗi cung ứng điển hình gồm có 5
thành phần chính: các nhà cung cấp, các nhà máy, các nhà kho, nhà bán lẻ và khách
hàng. Các thành phần này thiết lập các mối liên kết chặt chẽ với nhau dựa trên hệ
thống thông tin chung, chia sẻ thuận tiện và đáp ứng nhanh.

Hệ thống thơng tin

Các
nhà
cung
cấp

Các
nhà
máy

Các
nhà
kho

Nhà
bán lẻ

Hình 1-1: Mơ hình chuỗi cung ứng điển hình
(nguồn: Hồ Tiến Dũng, 2012)

Khách

hàng


7

1.1.2

Phân biệt chuỗi cung ứng với các hoạt động liên quan
Kênh phân phối là một thuật ngữ thường được sử dụng trong marketing, là quá

trình từ sản xuất đến khách hàng thơng qua nhà phân phối. Nói đến kênh phân phối
là nói đến hệ thống bán hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy,
nó chỉ là một bộ phận của chuỗi cung ứng từ nhà sản xuất đến khách hàng.
Quản trị nhu cầu là quản lý nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ. Nhu cầu có thể
được quản lý thơng qua cơ chế như là sản phẩm, giá, khuyến mãi và phân phối, nhìn
chung đây là những nhiệm vụ chủ yếu thuộc về marketing. Quản trị nhu cầu là một
bộ phận trong quản trị chuỗi cung ứng và cần thiết cho việc kiểm soát các mức nhu
cầu của hệ thống. Quản trị nhu cầu có vai trò quan trọng như quản trị luồng nguyên
vật liệu và dịch vụ trong quản trị chuỗi cung ứng.
Quản trị logistics được hiểu theo nghĩa rộng thì nó là quản trị chuỗi cung ứng.
Một số nhà quản trị định nghĩa logistics theo nghĩa hẹp khi chỉ liên hệ đến vận
chuyển bên trong và phân phối ra bên ngoài. Trong trường hợp này thì nó chỉ là một
bộ phận của quản trị chuỗi cung ứng.
Để phân biệt chuỗi cung ứng và những hoạt động khác, ta có thể dựa trên 3
điểm chính về tính năng động của hoạt động chuỗi cung ứng so với những hoạt
động liên quan như sau:

 Đầu tiên, chuỗi cung ứng là một hệ thống có tính tương tác rất cao. Các
quyết định ở mỗi bộ phận của chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến toàn bộ các
bộ phận khác.


 Thứ hai, chuỗi cung ứng có ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi của nhu cầu.
Kho và nhà máy phải đảm bảo để đáp ứng đầy đủ đối với các đơn hàng.

 Thứ ba, cách tốt nhất để cải thiện chuỗi cung ứng là rút ngắn thời gian bổ
sung và cung cấp thông tin về nhu cầu thực tế đến tất cả các kênh phân
phối. Thời gian trong chuỗi cung ứng chỉ dùng để tạo ra sự thay đổi trong
các đơn đặt hàng và hàng tồn kho.


8

1.1.3

Sự phát triển chuỗi cung ứng
Năm 1980, cùng với sự phát triển của hệ thống MRP II - Hoạch định nguồn

lực sản xuất – Logistics phát triển vượt bậc. MRP II cho phép doanh nghiệp kiểm
soát và liên kết các hoạt động của doanh nghiệp từ kế hoạch nguyên vật liệu, kế
hoạch tài chính tới kế hoạch sản xuất chính. Chính sự phát triển này đã đánh dấu sự
ra đời của chuỗi cung ứng.
Năm 1990, cùng với sự phát triển của internet đã trở thành công cụ hữu hiệu
của chuỗi cung ứng và đánh dấu sự phát triển vượt bậc của chuỗi cung ứng. Thông
qua hệ thống trao đổi thông tin điện tử EDI và giải pháp quản trị tài nguyên cho
doanh nghiệp ERP đã cải tiến vược bậc cho việc truyền thông trong chuỗi cung ứng,
trong thương mại điện tử và mua hàng qua mạng.
Từ năm 2000 đến nay, chuỗi cung ứng hướng tới khách hàng, dòng luân
chuyển của nguyên vật liệu, sự liền mạch và thông suốt của dịng thơng tin nhưng
quan trọng nhất vẫn là cung ứng và sự hợp nhất của các nhà cung ứng.
Sự hợp nhất các chuỗi cung ứng cũng là hiện tượng nổi trội để nâng cao năng

lực cạnh tranh, 3 yếu tố chính sau sẽ tác động trực tiếp tới sự thay đổi cấu trúc để
các cơng ty duy trì hoạt động của chuỗi cung ứng: (i) liên kết chuỗi cung ứng nội bộ
với các chuỗi cung ứng của đối tác và hợp nhất hoạt động với nhau, (ii) công nghệ
và internet là chìa khóa để cải thiện chiến lược quản trị chuỗi cung ứng, (iii) tái cơ
cấu hoạt động chuỗi cung ứng để đạt được mục tiêu của công ty.
Công nghệ RFID sẽ phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong quản trị chuỗi
cung ứng, đặc biệt trong ngành hàng tiêu dùng. Công nghệ này giúp định dạng sản
phẩm, vận chuyển và kiểm sốt tồn kho, tránh hàng hóa trong kho không đủ để
phục vụ nhu cầu của thị trường đồng thời giảm thời gian hàng hóa, nguyên vật liệu
bị lưu kho chờ sản xuất hay xuất xưởng đưa ra phân phối trên thị trường.


9

1.2 Cấu trúc chuỗi cung ứng
Trong một chuỗi cung ứng, mỗi doanh nghiệp là một mắt xích của một hay
nhiều chuỗi cung ứng khác nhau, chúng đan xen tạo thành mạng lưới phức tạp.
Trong mỗi doanh nghiệp đều có những bộ phận chức năng phối hợp hoạt động với
nhau để thực hiện mục tiêu của tổ chức, đó là những chuỗi cung ứng nhỏ bên trong.
Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp sản xuất với các doanh nghiệp cung ứng, phân
phối, tiêu thụ tạo thành mối quan hệ bên ngoài chuỗi cung ứng. Như vậy, có nhiều
cách để phân loại cấu trúc chuỗi cung ứng dựa trên các chuỗi cung ứng bên trong và
bên ngồi của sản phẩm.
-

Theo đặc tính của sản phẩm:

Chuỗi có sản phẩm mang tính cải tiến (Innovative Supply Chain): Các sản
phẩm thay đổi liên tục trên thị trường. Đặc điểm của loại chuỗi này là thông tin
được chia sẻ tốt, thời gian đáp ứng rất nhanh, tốc độ qua chuỗi lớn, vòng đời sản

phẩm ngắn, mức độ tồn kho ít.
Chuỗi có sản phẩm mang tính chức năng (Functional Supply Chain): Đặc tính
sản phẩm ít thay đổi, nhu cầu trên thị trường ít biến động. Để tăng hiệu suất hoạt
động của chuỗi, nên tìm cách giảm chi phí trong sản xuất, vận chuyển và giao dịch,
chú trọng giảm tồn kho, và tăng chia sẻ thông tin giữa các thành viên với nhau.
-

Dựa vào cách thức đưa sản phẩm ra thị trường:

Chuỗi đẩy (Push Supply Chain): Sản phẩm được sản xuất dạng tồn kho, sản
xuất song song với việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Các nhà quản lý cố gắng đẩy
sản phẩm ra khỏi kho của mình đến lớp tiếp theo trong kênh phân phối. Quyền lực
nằm trong tay nhà cung cấp, họ có nhiều vị thế trong đàm phán về giá cả, đặc biệt
đối với các sản phẩm mới. Khách hàng khơng có nhiều cơ hội chọn lựa.
Chuỗi kéo (Pull Supply Chain): Sản phẩm xuất phát từ nhu cầu của khách
hàng trên thị trường, họ tìm kiếm các nhà sản xuất có thể đáp ứng nhu cầu của họ.
Khách hàng có cơ hội chọn lựa những nhà cung cấp mà họ cảm nhận là tốt nhất.


10

1.3 Nội dung hoạt động của chuỗi cung ứng
Nghiên cứu về những hoạt động của chuỗi cung ứng, chúng ta có thể sử dụng
được mơ hình nghiên cứu hoạt động cung ứng SCOR (Supply Chain Operations
Research), được Hội đồng cung ứng phát triển. Theo mơ hình này, có bốn yếu tố
được xác định như sau: Lập kế hoạch, tìm nguồn cung ứng, sản xuất, phân phối.
Các nghiên cứu về hoạt động chuỗi cung ứng ở Việt Nam tập trung nghiên cứu
những hoạt động cụ thể trong chuỗi cung ứng: Dự báo, kế hoạch, mua hàng, tồn
kho, sản xuất, phân phối, thông tin và dịch vụ khách hàng.
Trong nghiên cứu của mình, với mục tiêu nghiên cứu chuỗi cung ứng ở doanh

nghiệp bán lẻ, tác giả tập trung vào sáu hoạt động chính, được sắp xếp trình tự thể
hiện quy trình hoạt động của chuỗi cung ứng: Kế hoạch, mua hàng và tồn kho, tổ
chức bán hàng, phân phối, hệ thống thông tin và dịch vụ khách hàng.

1.3.1 Kế hoạch
Kế hoạch là một phần quan trọng và là phần khởi đầu trong chuỗi cung ứng.
Cần phải có một kế hoạch xuyên suốt quá trình hoạt động của chuỗi cung ứng để
các nhà quản lý dựa vào kế hoạch này, cân đối nhu cầu nguyên vật liệu, kế hoạch
sản xuất, với chi phí thấp nhất để sản xuất sản phẩm và giao hàng đúng hạn.
Thơng thường có hai phương pháp lập kế hoạch: Một là, lập kế hoạch theo dự
báo yêu cầu từ khách hàng: bộ phận nghiên cứu thị trường, bộ phận bán hàng sẽ dự
báo, phân tích về nhu cầu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng, xu hướng tiêu
dùng trong tương lai để đưa ra những con số dự báo cho xu hướng tiêu dùng thời
gian tới. Thông tin dự báo gồm có (i) nhu cầu tổng quan cho thị trường sản phẩm,
(ii) tổng số sản phẩm có sẵn, (iii) đặc điểm sản phẩm ảnh hưởng đến nhu cầu, (iv)
những hành động của nhà cung cấp trên thị trường. Sau đó, thơng tin này được
chuyển tới các bộ phận khác để dựa vào đó lập kế hoạch cho các khâu tiếp theo, đáp
ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.


11

Phương pháp lập kế hoạch thứ hai là, lập kế hoạch với sự hợp tác từ khách
hàng: khách hàng cung cấp số lượng dự báo sẽ đặt hàng trong một khoảng thời gian
nhất định. Điều này giúp giảm được các khâu thu thập số liệu, phân tích số liệu để
có được kết quả dự báo đồng thời tăng mức độ chính xác của kế hoạch. Trên cơ sở
những thơng tin dự báo, bộ phận chịu trách nhiệm có thể dùng các phương pháp
khác nhau để lên kế hoạch cụ thể như định tính, nhân quả, chuỗi thời gian hay
phương pháp mơ phỏng, kết hợp được sức mạnh của máy tính và kinh nghiệm của
người lập kế hoạch.


1.3.2 Mua hàng và tồn kho
Hoạt động mua hàng trong chuỗi cung ứng đảm trách nhiệm vụ cung cấp
nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách
hàng. Công việc của nhân viên quản lý mua hàng là tìm kiếm nhà cung cấp tiềm
năng dựa vào mức giá và sau đó mua sản phẩm của nhà cung với chi phí thấp nhất
có thể. Hoạt động mua hàng hiện nay được xem là một phần của một chức năng mở
rộng hơn được gọi là thu mua. Chức năng thu mua có thể được chia thành năm hoạt
động chính sau: (i) Mua hàng là những hoạt động thường ngày liên quan đến việc
phát hành những đơn hàng cần mua để cung cấp cho bộ phận kinh doanh như
nguyên vật liệu trực tiếp hay sản phẩm để bán cho khách hàng hoặc những dịch vụ
MRO (bảo trì, sữa chữa, và vận hành) cần thiết cho công. (ii) Quản lý mức tiêu
dùng nhằm biết được tồn cơng ty sẽ mua những sản phẩm nào với số lượng bao
nhiêu, từ nhà cung cấp nào và với giá cả bao nhiêu, định kỳ so sánh với mức tiêu
dùng dự tính và thực tế để điều chỉnh. (iii) Lựa chọn nhà cung cấp là một hoạt động
diễn ra liên tục để xác định những khả năng cung ứng cần thiết để thực hiện kế
hoạch kinh doanh của cơng ty, các tiêu chí liên quan đến lựa chọn của năng lực nhà
cung cấp gồm mức phục vụ, thời gian giao hàng đúng thời gian, hoạt động hỗ trợ kỹ
thuật. (iv) Thương lượng hợp đồng với nhà cung cấp để giải quyết các vấn đề như
danh mục sản phẩm, giá cả, mức phục vụ. (v) Quản lý hợp đồng: đánh giá hiệu quả
hoạt động nhà cung cấp và kiểm soát mức đáp ứng dịch vụ cung ứng đã thỏa thuận
trong hợp đồng, thu thập dữ liệu về tính hiệu quả của nhà cung cấp.


12

Trong hoạt động bán lẻ, chi phí mua sản phẩm từ nhà cung cấp là yếu tố chi
phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, ở Việt Nam bình quân là 88% tổng chi
phí. Sự biến động của mức chiết khấu khi mua hàng thường ảnh hưởng đáng kể đến
tổng chi phí, theo đó ảnh hưởng đến giá bán và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Quản lý tồn kho với mục tiêu giảm chi phí tồn kho càng nhiều càng tốt nhưng
vẫn đáp ứng được mức phục vụ cho yêu cầu của khách hàng. Quản lý tồn kho được
coi là hiệu quả khi nguyên vật liệu phục vụ trong sản xuất được cung cấp đúng lịch,
đúng chất lượng đồng thời đảm bảo nguyên vật liệu tồn kho ở mức quy định của
cơng ty. Quản lý tồn kho có chức năng liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm,
đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành điều đặn, liên tục. Ngoài
ra, quản lý tồn kho còn giúp ngăn ngừa tác động của lạm phát, giúp doanh nghiệp
tiết kiệm một lượng chi phí đáng kể khi nguyên vật liệu hay hàng hóa tăng giá dưới
tác động của lạm phát, đây cũng là là chức năng bảo toàn vốn của hàng tồn kho.
Đặc biệt quan trọng với những doanh nghiệp bán lẻ lớn là chức năng khấu trừ theo
số lượng, khi doanh nghiệp mua hàng tồn kho với số lượng lớn sẽ được hưởng một
tỷ lệ giảm giá gọi là khấu trừ theo số lượng.
Tùy theo mục đích kinh doanh, quản lý tồn kho sẽ áp dụng những mơ hình tồn
kho khác nhau để đạt hiệu quả kinh tế tối ưu. Một số mơ hình tồn kho chủ yếu là (i)
Mơ hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản (EOQ - Order Quantity Model) là mơ hình
đơn giản, áp dụng cho nhiều ngành hàng, tuy nhiên yêu cầu phải có các thơng tin dự
báo đầy đủ, (ii) Mơ hình lượng đặt hàng theo lơ sản xuất (POQ – Production Order
Quantity Model) là cải tiến của mơ hình EOQ cho những đơn hàng liên tục theo lô,
(iii) Mô hình đặt hàng để lại (BOQ) bổ sung thêm sự quan tâm đến hao hụt hàng
hóa trng tồn kho, (iv) Mơ hình khấu trừ theo số lượng (QDM – Quantity Discount
Model) phù hợp với những doanh nghiệp bán lẻ với những đơn hàng lớn, liên tục sẽ
có được chiết khấu cao và Mơ hình xác xuất với thời gian phân phối không đổi với
giả định thông tin là không chắc chắn, phải có lượng hàng dự phịng an tồn.


13

1.3.3 Tổ chức bán hàng
Sản xuất là việc tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Đối với
doanh nghiệp bán lẻ, thì sản xuất chính là việc tổ chức bán hàng: đóng gói, trưng

bày giới thiệu sản phẩm, tư vấn hướng dẫn khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp
với nhu cầu, giao dịch bán hàng và thanh toán với khách hàng, cuối cùng là thực
hiện các bước chuẩn bị để chuyển giao sản phẩm cho khách hàng thông qua bộ phận
phân phối.
Trong lĩnh vực bán lẻ, các doanh nghiệp phải đối mặt thường xuyên với việc
tìm khách hàng mới, nên đều bị ám ảnh với việc làm thế nào để các nỗ lực quảng
cáo, tiếp thị và định giá có thể thu hút được các khách hàng mới. Trong quá trình
khách hàng tới mua hàng, sự tiếp xúc của nhân viên là yếu tố quan trọng. Thái độ
phục vụ, sự nhiệt tình chỉ dẫn khách hàng, cùng với kiến thức chuyên môn của nhân
viên sẽ làm cho khách thấy thoái mái, sẽ tạo ấn tượng tốt trong tâm trí họ và làm
cho khách hàng trung thành với cơng ty.
Bán hàng có thể bán trực tiếp tại công ty và các trung tâm hoặc thông qua các
kênh bán hàng là các đại lý, nhà phân phối hoặc website của công ty. Với đặc điểm
ngành bán lẻ điện máy thì bán hàng chủ yếu là bán hàng trực tiếp và một số ít thơng
qua website, một phần nữa là khách hàng tổ chức, tuy nhiên chỉ chiếm phần nhỏ
trong tổng doanh thu. Cơ sở vật chất phục vụ công tác bán hàng thường được đầu tư
với quy mô lớn: diện tích mặt bằng rộng, thời gian thuê lâu dài, hàng hóa da dạng
chủng loại.

1.3.4 Phân phối
Thành phẩm sau khi sản xuất được vận chuyển tới kho lưu trữ và chờ phân
phối tới tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua hệ thống phân phối của công ty. Ở
một số công ty việc này thường do bộ phận logistics thực hiện và đơi khi nó được
thực hiện bởi bên thứ ba khi cơng ty khơng có chun mơn và kinh nghiệm.


14

Trong lĩnh vực bán lẻ điện máy thì đây là một khâu cực kỳ quan trọng, ảnh
hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng. Sau khi khách

hàng mua hàng, sản phẩm cần chuyển đến tay khách hàng trong thời gian sớm nhất,
bảo đảm chất lượng sản phẩm không bị thay đổi và hướng dẫn cài đặt sử dụng cho
khách hàng lần đầu. Với đặc thù giao thông ở Việt Nam: xe cộ đông đúc ở các đô
thị, nhất là giờ tan tầm và đường phố nhỏ, thường giao nhau, nhiều con hẻm nhỏ mà
xe tải khơng thể đi vào đượng.... thì hoạt động phân phối là khá phức tạp, quy mơ
lớn, địi hỏi nhiều nhân sự và chi phí cao.
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa có tính vơ hình bởi khách hàng khơng thể nhìn
thấy, khơng thể cảm nhận, khơng nghe thấy được trước khi mua nó. Người ta khơng
biết trước được là chuyến hàng đó có được vận chuyển đúng lịch trình hay khơng,
có đảm bảo an tồn hay khơng, và có đúng địa điểm hay không. Chất lượng dịch vụ
vận chuyển hàng hóa chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan.
Chính vì thế các nhà quản lý thưởng bỏ qua yếu tốt chất lượng của giao hàng mà chỉ
tập trung vào yếu tố chi phí giao hàng. Dẫn đến việc chất lượng hàng hóa thay đổi,
làm ảnh hưởng đến lịng tin của khách hàng dành cho cơng ty.

1.3.5 Hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin là một công cụ then chốt trong việc quản trị chuỗi cung
ứng hiệu quả, rất nhiều cơ hội có đuợc từ sự xuất hiện khối lượng lớn những dữ liệu
và việc phân tích những dữ liệu này. Vấn đề then chốt trong quản trị chuỗi cung ứng
không phải là dữ liệu được thu thập, dữ liệu được chuyển dịch, mà đó là dữ liệu nào
là quan trọng đối với quản trị chuỗi cung ứng và dữ liệu nào có thể được bỏ qua, dữ
liệu được phân tích và sử dụng thế nào, cơ sở hạ tầng thông tin nào cần cho cả các
đối tác trong chuỗi cung ứng. Ông Shawn Casemore, người sáng lập Casemore &
Co là một chuyên gia về chuỗi cung ứng trình bày “Các giải pháp của doanh nghiệp
nên hỗ trợ việc thu thập thông tin, dễ dàng tiếp cận và hỗ trợ cho việc đưa ra quyết
định nhanh chóng”. Quản lý những thơng tin phù hợp và có liên quan với các mục
tiêu kinh doanh rồi hãy nghĩ đến việc khiến mọi người có thể tiếp cận chúng”


15


Hệ thống thơng tin có thể hỗ trợ những hoạt động tác nghiệp và đồng thời
cũng là sự hợp tác giữa các công ty trong chuỗi cung ứng. Bằng việc sử dụng hệ
thống mạng dữ liệu tốc độ cao và cơ sở dữ liệu, các cơng ty có thể chia sẻ dữ liệu để
quản lý toàn diện chuỗi cung ứng. Hiệu quả sử dụng công nghệ này là một vấn đề
cốt yếu để thành công trong công ty. Ba chức năng cấu tạo nên một công nghệ cho
tất cả các hệ thống thơng tin hoạt động đó là: Thu nhập và giao tiếp dữ liệu, Lưu trữ
và phục hồi dữ liệu, Xử lý và báo cáo dữ liệu. Hệ thống thông tin tạo ra nhiều công
nghệ bằng một vài sự kết hợp hoạt động của những chức năng trên. Khả năng kết
hợp cụ thể là tùy thuộc vào nhu cầu cơng việc mà hệ thống đó được lập để hoạt
động. Hệ thống thông tin được thực hiện nhằm hỗ trợ nhiều khía cạnh khác nhau
trong quản lý chuỗi cung ứng.

1.3.6 Dịch vụ khách hàng
Dịch vụ khách hàng là quá trình cung cấp lợi thế cạnh tranh và giá trị cộng
thêm trong chuỗi cung ứng nhằm tối đa hóa tổng lợi ích cho khách hàng. Dịch vụ
khách hàng là dịch vụ đi kèm với các sản phẩm chính yếu nhằm cung cấp sự thỏa
mãn tối đa cho khách hàng khi đi mua sắm. Dịch vụ khách hàng mang tính vơ hình
và tạo ra phân giá trị cộng thêm hữu ích cho sản phẩm.
Dịch vụ khách hàng có sự liên hệ cao với khách hàng nên đòi hỏi các kỹ năng
phục vụ cao. Các kinh nghiệm quan sát được từ dịch vụ khách hàng và tiếp thu trực
tiếp từ khách hàng sẽ làm phát sinh ý tưởng về dịch vụ mới và những điều kiện
thuận lợi để cải tiến dịch vụ đang tồn tại.
Dịch vụ khách hàng đóng vai trị quan trọng trong việc tạo ra các khách hàng
quen thuộc và duy trì lịng trung thành của họ. Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng,
dịch vụ khách hàng là hoạt động chủ yếu tác động lên tâm lý khách hàng qua thái
độ phục vụ, tính chuyên nghiệp, năng lực đáp ứng và sự thỏa mãn nhu cầu cao.
Điều này trực tiếp tạo ra sự hài lịng, hình thành những mối quan hệ chặt chẽ lâu
bền và duy trì thói quen mua hàng lặp lại giữa khách hàng và nhà cung cấp.



×