MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..........................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................5
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu...........................................5
6. Lý thuyết nghiên cứu..................................................................................6
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................8
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................10
9. Bố cục luận văn..........................................................................................10
Chương 1........................................................................................................13
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...........................................................13
1.1. Cơ sở lý luận...........................................................................................13
1.1.1. Một số khái niệm..............................................................................13
1.1.2 Quản lý văn hóa đối với nghề thủ cơng truyền thống.....................18
1.1.3. Đặc điểm của nghề thủ công truyền thống....................................19
1.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................21
1.2.1. Tổng quan về nghề thủ công truyền thống của người Ba Na........21
1.2.2. Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng – Nhà nước về nghề
thủ cơng truyền thống................................................................................27
1.2.3. Chủ trương, chính sách của tỉnh Gia Lai về nghề thủ công truyền
thống và sự phát triển của nghề dệt vải.....................................................31
Tiểu kết chương 1..........................................................................................39
Chương 2........................................................................................................41
THỰC TRẠNG NGHỀ DỆT VẢI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI BA
NA Ở HUYỆN K’BANG...............................................................................41
2.1. Người Bana ở huyện K’bang, tỉnh Gia Lai........................................41
2.1.1. Khái quát về huyện K’bang..............................................................41
2.1.2. Tổng quan về người Bana ở huyện K’bang....................................45
2.2. Vai trị của nghề thủ cơng truyền thống đối với đời sống kinh tế, văn
hóa-xã hội.......................................................................................................51
2.2.1. Vai trị của nghề thủ công truyền thống đối với đời sống kinh tế. .51
2.2.2. Vai trị của nghề thủ cơng truyền thống đối với đời sống văn hóa xã hội...........................................................................................................54
2.3.1. Nguyên liệu và dụng cụ dệt..............................................................57
2.3.2. Qui trình dệt......................................................................................59
2.3.3. Màu sắc, hoa văn..............................................................................61
2.4. Vai trò của nghề dệt trong đời sống cá nhân, gia đình, cộng đồng....65
2.5. Nghề dệt vải của người Ba Na ở huyện K’bang hiện nay...................68
Tiểu kết chương 2..........................................................................................73
Chương 3........................................................................................................75
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NGHỀ DỆT VẢI TRUYỀN THỐNG..........75
CỦA NGƯỜI BA NA....................................................................................75
3.1. Giá trị của nghề dệt vải truyền thống...................................................75
3.1.1. Giá trị kinh tế....................................................................................75
3.1.2. Giá trị tinh thần................................................................................76
3.1.3. Giá trị thẩm mỹ.................................................................................78
3.2. Những yếu tố tác động đến nghề dệt vải truyền thống của người Ba
Na ở huyện K’bang.......................................................................................79
3.3. Giải pháp bảo tồn, phát huy nghề dệt vải truyền thống của người Ba
Na ở huyện K’bang.......................................................................................84
3.3.1. Giải pháp bảo tồn.............................................................................84
3.3.2. Giải pháp phát huy...........................................................................86
3.4. Một số đề xuất.........................................................................................88
3.4.1 Với người dân Ba Na tại các làng của Huyện.................................88
3.4.2. Đối với cơ quan chức năng..............................................................89
3.4.3. Đối với cơng tác quản lý văn hóa tại địa phương...........................92
Tiểu kết chương 3..........................................................................................93
Kết luận..........................................................................................................94
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
`
Trong quá trình tồn tại và phát triển, người Ba Na đã sáng tạo ra những
giá trị văn hóa vơ cùng đặc sắc, góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam
thêm phong phú và đa dạng. Một trong những nét văn hóa khá độc đáo và đặc
sắc của người Ba Na chính là nghề dệt thủ công truyền thống. Trước kia,
người phụ nữ rất quý chiếc khung dệt của mình, tự tay họ dệt ra những tấm
vải để làm thành áo, váy cho mình và những chiếc khố, những tấm chăn đắp
cho chồng, con vào những ngày đông giá rét và những ngày hè khí hậu khơ và
lạnh, độ ẩm thấp và thường có gió mùa Tây Nam khơ, nóng. Trong xã hội Ba
Na cổ truyền, kỹ năng dệt được xem là một trong những tiêu chuẩn để đánh
giá phẩm hạnh của người con gái trước khi về nhà chồng. Chiếc khung dệt trở
thành một phần tất yếu trong đời sống, sinh hoạt bình dị của họ. Tuy nhiên, do
quá trình tiếp biến văn hóa và q trình đơ thị hóa diễn ra nhanh chóng mà
những nét văn hóa truyền thống của người Ba Na đang đứng trước nguy cơ
biến mất. Ngày nay, khi đến các buôn (làng) của người Ba Na chúng ta rất
khó có thể bắt gặp hình ảnh những người đàn ơng có thân hình mạnh mẽ,
cường tráng chỉ với một cái khố, cũng khơng cịn hình ảnh những người phụ
nữ uyển chuyển, dịu dàng trong bộ trang phục thổ cẩm truyền thống. Thay
vào đó, giới trẻ Ba Na sử dụng đủ các kiểu trang phục hiện đại (quần Tây,
quần Jean, áo thun, váy). Phụ nữ vẫn sử dụng váy, nhưng là váy ống làm bằng
chất liệu lanh hoặc thun. Những trang phục được may sẵn rất nhiều, lại đẹp
phù hợp với thị hiếu của đông đảo đồng bào, nên việc mặc trang phục truyền
thống chỉ còn trong những dịp lễ, Tết, và khung dệt chỉ còn xuất hiện ở một
số làng nghề thủ cơng, hay chỉ cịn là hiện vật trưng bày tại bảo tàng mà thôi.
Trước thực tế đó, địi hỏi phải bảo tồn và phát huy nghề dệt truyền thống để
2
góp phần bảo tồn nghề dệt nhằm phục vụ cho văn hóa cộng đồng người Ba
Na là điều hết sức cần thiết. Nghề dệt thủ công truyền thống là nghề làm ra
các sản phẩm phục vụ cho đời sống cộng đồng của họ, đồng thời trở thành
hàng hóa đem lại giá trị kinh tế như váy, áo, khố, khăn, ví v.v... được đem trao
đổi, bán cho cửa hiệu hoặc các công ty du lịch trong tỉnh để phục vụ cho du
lịch. Các sản phẩm ấy bảo lưu tinh hoa nghệ thuật truyền từ này sang đời
khác, nó chứa đựng nghệ thuật biểu trưng cho giá trị văn hóa dân tộc để
truyền lại cho nhiều thế hệ người Ba Na. Chính vì thế tơi chọn đề tài: Bảo tồn
và phát huy nghề dệt truyền thống của người Ba Na tại huyện K’bang, tỉnh
Gia Lai để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp cao học.
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát tình hình hoạt động của nghề dệt truyền thống của người Ba
Na tại huyện K’bang để nắm bắt, tìm hiểu vai trị của nghề dệt trong đời sống
hiện nay.
Nghiên cứu những giá trị thẩm mỹ, nét đẹp và mặt kỹ thuật, quy trình
dệt để từ đó đổi mới sản phẩm và rút ngắn giai đoạn dệt cho người Ba Na.
Tìm hiểu thực trạng những khó khăn mà nghề dệt truyền thống gặp phải từ đó
đề xuất giải pháp trước mắt và giải pháp lâu dài để bảo tồn và phát huy nghề
dệt.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở Việt Nam đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về văn hóa của
người Ba Na, trong đó có nghề dệt truyền thống như:
Toan Ánh, Cửu Long Giang với Miền thượng cao nguyên, ấn hành năm
1974, đề cập về lịch sử, văn hóa vùng đất cao nguyên. Tác phẩm giới thiệu về
nếp sống sinh hoạt, đặc tính văn hóa, đời sống xã hội, đời sống kinh tế của
đồng bào Thượng trong đó có người Ba Na.
3
Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam), nhiều tác giả, ấn
hành năm 1984, viết về văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của các tộc người
ở phía Nam Việt Nam trong đó có người Ba Na.
Ngơ Đức Thịnh với Những mảng màu văn hóa Tây Nguyên, ấn hành
năm 2007, viết về phương thức làm ra vải, loại hình trang phục của người Ba
Na.
Từ chi & hoa văn Jrai, Bahnar, ấn hành năm 2006, viết về văn hoá và
hoa văn trên thổ cẩm của người Ba Na.
Nguyễn Thị Kim Vân với Đến với lịch sử - văn hóa Bắc Tây Nguyên,
ấn hành 2007, viết về lịch sử văn hóa của người Ba Na trong đó có đề cập đến
ấn tượng nghề dệt thổ cẩm dưới cái nhìn đương đại . Trong các tác phẩm này
có điểm chung là tác giả có nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, đời sống xã hội,
đời sống kinh tế của người Ba Na, và giới thiệu một số hoa văn, cách thức tạo
ra vải trong đời sống cộng đồng người Ba Na
Cịn có rất nhiều nhà nghiên cứu, nghiên cứu về nghề dệt truyền thống
của người Ba Na đăng trên các tạp chí, báo, internet như: Phan Hịa với
Người "giữ lửa" nghề dệt thổ cẩm, Báo Nhân dân 2014, Số 2151 Tr. 4 , viết
về phong trào dệt thổ cẩm phát triển mạnh trong các hộ gia đình, sản phẩm từ
nghề dệt chủ yếu để sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày và trong các ngày diễn
ra lễ hội. Hà Đức Thành với Thanh niên dân tộc Ba Na với việc giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa Tạp chí Thanh niên 2012, Số 10 Tr. 28-29, viết về
thanh niên người Ba Na với việc học đan lát thổ cẩm để tiếp nối ngành nghề
truyền thống của dân tộc trong xã hội hiện đại.
Trương Minh Hằng (chủ biên) với Tổng tập nghề và làng nghề truyền
thống Việt Nam, xuất bản năm 2011, tác giá có viết về nghề chế tác đá; nghề
chế tác kim loại; nghề chế tác gỗ; nghề đan lát; nghề sơn; nghề gốm; nghề dệt,
thêu; nghề làm giấy, làm đồ mã; nghề làm tranh dân gian và một số nghề
4
khác. Nghề dệt được tác giả quan tâm miêu tả các giai đoạn phát triển từ thời
Hùng Vương đến nay, giúp chúng ta hiểu được từ thời sơ khai người Việt cổ
đã biết dệt và dùng sản phẩm dệt để tạo nên trang phục cho mình.
Phạm Cơn Sơn với Làng nghề truyền thống Việt Nam, xuất bản năm
2004, tác giả đã tổng hợp chi tiết những thơng tin và hình ảnh về những nghề
thủ công truyền thống tiêu biểu và những làng nghề truyền thống trên khắp
đất nước ta như nghề dệt lụa, nghề sơn mài, nghề thêu, làng chạm bạc Đồng
Xuân, Làng mộc Kim Bồng, Guốc Thới Thuận và một số làng nghề dệt lụa
Hà Đông, lụa Vạn Phúc.
Linh Nga Niê Kdam với Nghề thủ công truyền thống của các dân tộc
Tây Nguyên, ấn hành năm 2014, viết về các nghề truyền thống của các tộc
người Ê Đê, Xê Đăng, M’Nông, Gia Rai và Ba Na ở Tây Nguyên trong đó có
nghề dệt vải truyền thống của người Ba Na. Điểm mạnh của tác phẩm là đề
cập được hết tất cả các nghề truyền thống kể cả những nghề khơng cịn tồn tại
hoặc bị biến mất như nghề làm bầu nước, nghề làm bẫy, nghề chế tác nhạc cụ,
nghề săn bắn thú rừng. Riêng về nghề dệt thì tác giả có đề cập đến nghề dệt
truyền thống của tất cả các tộc người Tây Nguyên trong đó có của người Ba
Na, nhưng tác giả chỉ dừng lại ở việc giới thiệu về màu sắc và dụng cụ làm
khung dệt của các tộc người, chưa đi sâu nghiên cứu cách thức dệt ra vải.
Nhiều tác giả với Nghề và làng nghề truyền thống, ấn hành năm 2014,
tác phẩm giới thiệu nguồn gốc, lịch sử hình thành và phát triển của các làng
nghề đan lát, nghề thêu, dệt, làm giấy, đồ mã và nghề làm tranh dân gian.
Thực trạng sản xuất tại các làng nghề, dụng cụ hành nghề, bí quyết nghề
nghiệp, các loại hình sản phẩm, kiểu cách, mẫu mã, các thủ pháp tạo hình và
trang trí, phương thức hành nghề, truyền dạy nghề, thị trường giao lưu buôn
bán, vấn đề du lịch - kinh tế - văn hoá làng nghề.
5
Tuy có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về văn hóa trong đó có nghề dệt
truyền thống của người Ba Na nhưng các cơng trình đó hầu như là những bài
viết nhỏ, chỉ dừng lại ở việc miêu tả, nêu lên một số vấn đề về cách thức làm
ra vải, sợi của người Ba Na chứ chưa đi sâu khai thác về các giá trị kinh tế,
văn hóa, tâm linh và chưa tìm hướng đi cho việc bảo tồn nghề dệt truyền
thống người Ba Na.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nghề dệt thủ công truyền thống của người Ba
Na. Từ đó đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy nghề dệt truyền thống dân
tộc trong bối cảnh hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian nghiên cứu: nghề dệt truyền thống của người Ba Na tại
huyện K’bang, tỉnh Gia Lai.
Đề tài tập trung khảo sát nghề dệt của người Ba Na ở: làng Nak, làng
Hợp và làng Chreh – thị trấn K’bang; làng Cam – xã Đăk Smar; làng Krối,
làng Yêng – xã Kroong; làng Stơr, làng Đê bar – xã Tơ Tung.
- Về thời gian nghiên cứu: từ năm 2000 đến nay.
Năm 2000, Thủ tướng Chính phủ bàn hành Quyết định 132 Về một số
chính sách phát triển ngành nghề nơng thơn với chủ trương phát triển ngành
nghề nơng thơn. Khuyến khích việc tiêu thụ và sử dụng các sản phẩm ngành
nghề nông thôn, nhất là các sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên
trong nước (gỗ, mây, tre, lá...) nhằm hạn chế một phần tác hại đến môi trường
của các sản phẩm chất thải hố chất nhựa cơng nghiệp.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Tình hình hoạt động của nghề dệt thuyền thống của người Ba Na trên
địa bàn tỉnh Gia Lai hiện nay như thế nào?
6
- Làm thế nào để khôi phục lại nghề dệt thổ cẩm truyền thống của
người Ba Na trong bối cảnh hiện nay?
- Giải pháp nào để phát huy nghề dệt truyền thống của người Ba Na
trong bối cảnh hiện nay?
5.3. Giả thuyết nghiên cứu
- Không gian cư trú đã không còn là những con đường mòn bằng đất
xuyên rừng, thay vào đó là đường nhựa và phương tiện đi lại hiện đại đã
không phù hợp để người Ba Na mặc trang phục truyền thống. Đặc điểm kinh
tế đã thay đổi theo môi trường đô thị việc trao đổi buôn bán để phù hợp với
nhu cầu hiện đại khiến họ thay đổi thói quen canh tác để phù hợp với mơi
trường sống hiện đại.
- Hiện nay các sản phẩm dệt may công nghiệp phát triển đa dạng về
mẫu mã, kiểu cách nên nó thay thế dần việc sử dụng các sản phẩm từ nghề dệt
đặc biệt là trang phục truyền thống khơng cịn được sử dụng rộng rải việc bảo
tồn nghề dệt truyền thống khơng cịn được chú trọng đầu tư phát triển.
- Việc gìn giữ và phát huy nghề dệt truyền thống góp phần hình thành
các làng nghề dệt góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng nguồn thu nhập
cho người dân, phát triển kinh tế địa phương.
6. Lý thuyết nghiên cứu
Đề tài dùng thuyết chức năng: Nghiên cứu văn hóa như một chỉnh thể
thống nhất cần chia tách chỉnh thể (văn hóa) thành ra các bộ phận, các yếu tố
và vạch ra những mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng. Ở đây, mỗi tế
bào hay yếu tố (một khn mẫu, một vai trị, một thể chế) của văn hóa đều có
một chức năng xã hội nhất định, mỗi yếu tố riêng lẻ vừa là chính nó, vừa như
một khâu, một mắt xích, mà nếu thiếu chúng thì văn hóa khơng thể tồn tại như
một chỉnh thể. Thuyết chức năng nhấn mạnh vai trò cá nhân trong cộng đồng,
lý thuyết thể hiện tính chủ động có thể tạo ra chức năng mới nhưng vẫn duy
7
trì chức năng cũ. Thuyết chức năng đặt chủ thể trong một cộng đồng văn hóa
mà mỗi thành tố đều có một chức năng, vị trí riêng trong tổng thể. Nhìn một
cách bao quát, thuyết chức năng với những quy tắc khám phá hoặc các giả
thuyết làm việc, luôn hướng tới việc làm bộc lộ các cơ chế hành động nhằm
tái tạo những cấu trúc văn hóa - xã hội trong sự phát triển ổn định và bền
vững.
Khi xem xét nghiên cứu nghề thủ công cổ truyền với tư cách là một
ngành sản xuất, đồng thời là hoạt động văn hố phải đặt nó trong q trình
phát triển của các tộc người, trong môi trường cảnh quan tộc người. Trong đề
tài này thì tơi sử dụng thuyết chức năng của Bronislaw Malinowski (1884 1942) ông chịu ảnh hưởng mạnh mẽ quan điểm của Spencer coi xã hội như
một tổ chức sinh học đặc biệt, ơng triển khai các phân tích văn hóa của mình
trên cơ sở những nhu cầu cơ bản của con người (như ăn, mặc, sinh đẻ, nghỉ
ngơi) hay các nhu cầu về an sinh xã hội (như trao đổi kinh tế, giáo dục, kiểm
soát xã hội, v.v…). Ông cho rằng, văn hóa là tổng thể những đáp ứng đối với
các nhu cầu sống cơ bản và nhu cầu sản xuất của con người, trong đó bao
gồm từ những dụng cụ nhà bếp và những sản vật tiêu dùng đến những pháp
điền tổ chức việc nhóm họp xã hội, từ những tư tưởng và nghệ thuật đến
những tín ngưỡng phong tục, đạo đức, v.v... Từ thưở sơ khai bên cạnh các
nghề nuôi sống bản thân như săn bắt, hái lượm thì con người đã biết dùng
mây tre hay những sợi vỏ cây nhỏ mảnh để làm che thân. Qua thời gian phát
triển nghề dệt cũng ra đời để che thân, bảo vệ con người nó tồn tại như là nhu
cầu sống cơ bản đồng thời nó cũng là nhu cầu sản xuất của con người. Nói
cách khác, nghề dệt là tạo ra sự thống nhất chức năng với các yếu tố khác
trong xã hội, và như vậy chúng đều có những đóng góp nhất định vào sự tồn
tại của nền văn hóa mà chúng xuất hiện. Trước tiên, nghề dệt truyền thống có
chức năng đáp nhu cầu mặc, sau ăn thì đến mặc là cái quan trọng, chức năng
8
cơ bản trước nhất để bảo vệ con người chống chọi lại sự khắc nghiệt của thời
tiết thì nghề dệt ra đời giúp cho con người đối phó được với cái nóng, cái rét
của thời tiết, khí hậu. Đóng góp quan trọng của Malinowski là ông nhấn mạnh
đến tầm quan trọng của phân tích thiết chế và đưa ra một khung phân tích
thiết chế mà ngày nay vẫn có thể ứng dụng tốt. Theo ông, thiết chế là những
cách thức chung và tương đối ổn định để tổ chức các hoạt động của con người
trong xã hội nhằm đáp ứng hay thoả mãn những nhu cầu hay yêu cầu cơ bản
của xã hội. Đối với Malinowski, ở cấp độ cấu trúc (xã hội) có 4 u cầu cơ
bản mang tính phổ quát: sản xuất và phân phối vật phẩm tiêu dùng, kiểm soát
và điều chỉnh hành vi, giáo dục (xã hội hóa), tổ chức và điều hành các quan
hệ quyền lực: Vai trò của nghề dệt là sản xuất và phân phối vật phẩm tiêu
dùng trong đời sống cộng đồng người Ba Na là rất quan trọng vì đó là giá trị
tốt đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc. Chính vì lý do đó, thuyết chức năng
của Bronislaw Malinowski đã giúp đề tài lý giải các vấn đề đặt ra từ câu hỏi
và giả thuyết nghiên cứu. Xã hội nào cũng cần phải được bảo tồn và mở rộng
các yếu tố của hệ thống với các chức năng cụ thể của chúng, bởi mỗi chức
năng như thế đều nhằm thỏa mãn một nhu cầu cụ thể của con người.
7. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phương pháp phỏng vấn
Trong phương pháp phỏng vấn tôi chọn phương pháp phỏng vấn cá
nhân đối với phương pháp này tác giả đã phỏng vấn: người dân tại chỗ, đó là
những người am hiểu về nghề dệt truyền thống của dân tộc; những phụ nữ Ba
Na (Phỏng vấn 39 người, ở xã Kroong, xã Đăk Smar, xã Tơ Tung và thị trấn
K’bang)
9
+ Phỏng vấn cán bộ phịng Văn hóa - Thơng tin thị trấn và các xã
Đaksmar, Krong, Tơ Tung để nắm tổng quan thông tin, số liệu và thực trạng
nghề dệt thủ công truyền thống của từng làng mà đề tài nghiên cứu. Phỏng
vấn 5 người, 1 cán bộ xã Kroong, 1cán bộ xã Đăk Smar, 1 cán bộ xã Tơ Tung
và 2 cán bộ phịng văn hóa – thơng tin thị trấn K’bang.
+ Phỏng vấn các trưởng làng là người triển khai các văn bản chỉ thị của
chính quyền địa phương, nắm rỏ về số hộ gia đình trong làng, am hiểu về đời
sống, sinh hoạt hàng ngày của làng và già làng là cao tuổi có uy tín và người
đầu các làng để biết được ý nghĩa về hoa văn, màu sắc của trang phục dân tộc
và hiện trạng của nghề dệt thủ công truyền thống trong làng ra sao, còn những
ai biết dệt. Phỏng vấn 8 người, ở xã Kroong, xã Đăk Smar, xã Tơ Tung và thị
trấn K’bang.
+ Phỏng vấn tổ trưởng của làng nghề thủ công truyền thống tại xã Stơr
để biết được hàng năm có bao nhiêu khóa dạy nghề dệt, bao nhiêu người tham
gia học lớp học nghề dệt.
- Phương pháp quan sát tham dự.
Với phương pháp này, tôi đã tham dự, quan sát, cùng sinh sống và khảo
sát tại cộng đồng nơi mình nghiên cứu trong một thời gian dài nhằm thu thập
và lý giải các thông tin thu được một cách chính xác nhất từ cộng đồng. Mục
đích sử dụng phương pháp này nhằm hướng đến yếu tố tự mình quan sát, cảm
nhận và nắm bắt thông tin trực tiếp từ cộng đồng nghiên cứu. Các thông tin
này được ghi lại dưới hình thức Nhật ký điền dã. Khi nghiên cứu đề tài này,
tôi đã tham gia các buổi dệt vải của đồng bào, tự tay xếp chỉ và chuẩn bị một
vài dụng cụ cho quá trình dệt. Phương pháp này giúp tơi phân tích, sắp xếp và
có cái nhìn sinh động về công tác chuẩn bị nguyên, vật liệu và cách thức dệt
ra một tấm vải. Trong q trình đó, tôi đã phỏng vấn người trực tiếp dệt vải và
con gái của họ để tìm hiểu lịch sử của nghề dệt, thực trạng bảo tồn và phát
10
huy nghề dệt, qua đó cũng tìm hiểu vai trị của nghề dệt trong đời sống văn
hóa cộng đồng.
- Phương pháp phân tích:
Từ các nguồn tài liệu mà người nghiên cứu thu thập, phỏng vấn trực
tiếp và các nguồn tài liệu khác như sách, báo, tạp chí, khóa luận, báo cáo tổng
kết, hình ảnh, video sách, báo v.v... có liên quan đến việc bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa, lịch sử nghề dệt. Tài liệu về lịch sử, văn hóa, nghề dệt của
tộc người Ba Na. Tư liệu điền dã về nghề dệt của người Ba Na để tổng hợp,
phân tích để phục vụ cho việc trình bày kết quả nghiên cứu của mình.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8.1. Ý nghĩa khoa học
Với mục đích nghiên cứu nghề dệt truyền thống của người Ba Na để
tìm hiểu lịch sử, thực trạng nghề dệt và đánh giá các yếu tố tác động nghề dệt
để làm cơ sở đưa ra những giải pháp, kiến nghị bảo tồn và phát huy nghề dệt
của người Ba Na tại huyện K’bang. Đề tài là cơ sở lý luận trong việc quản lý
văn hóa về nghề dệt truyền thống của người Ba Na, qua đó đưa ra giải pháp
để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống thơng qua nghề dệt
người Ba Na tại địa phương.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn là nguồn tư liệu tham khảo cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch Gia Lai đưa ra những quyết định, chính sách
phát triển nghề dệt thủ cơng truyền thống của người Ba Na trong tương lai.
9. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài gồm
3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
11
Chương này nghiên cứu một số khái niệm liên quan đến đề tài như;
khái niệm về bảo tồn và phát huy, về nghề thủ công truyền thống, về làng
nghề thủ cơng truyền thống, quản lý văn hóa đối với nghề thủ công truyền
thống và đặc điểm của nghề thủ công truyền thống. Vai trị của nghề thủ cơng
truyền thống đối với đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Tổng quan về người
Ba Na ở huyện K’bang, tỉnh Gia Lai, về nghề thủ công truyền thống của
người Ba Na. Đưa ra một số quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng Nhà nước về nghề thủ công truyền thống. Chủ trương, chính sách của tỉnh Gia
Lai về nghề thủ cơng truyền thống của đồng dân tộc thiểu số trong địa bàn
tỉnh.
Chương 2: Thực trạng nghề dệt vải truyền thống của người Ba Na
ở huyện K’bang, tỉnh Gia Lai
Khái quát về huyện K’bang, tỉnh Gia Lai; về điều kiện tự nhiên, điều
kiện kinh tế - xã hội tác động đến việc bảo tồn và phát huy nghề dệt trong
tương lai. Phân tích sản phẩm của nghề dệt truyền thống của người Ba Na
thông qua nguyên liệu và dụng cụ dệt, qui trình dệt và ý nghĩa màu sắc, hoa
văn trong các sản phẩm nghề dệt. Tìm hiểu vai trị của nghề dệt trong đời
sống cá nhân, gia đình, cộng đồng người Ba Na ở huyện K’bang và hiện trạng
nghề dệt vải ở người Ba Na huyện K’bang để đưa ra một số đề xuất giải pháp
bảo tồn và phát huy nghề dệt ở chương 3.
Chương 3: Những yếu tố tác động và giải pháp bảo tồn, phát huy nghề
dệt vải truyền thống của người Ba Na
Phân tích các giá trị của nghề dệt vải truyền thống; giá trị kinh tế, thẩm
mỹ và giá trị tinh thần trong đời sống cư dân Ba Na. Từ đó phân tích những
yếu tố tác động đến nghề dệt vải truyền thống của người Ba Na ở huyện
K’bang. Đưa ra một số giải pháp bảo tồn, phát huy nghề dệt vải truyền thống
của người Ba Na ở huyện K’bang (nhóm giải pháp trước mắt và nhóm giải
12
pháp lâu dài). Một số đề xuất đối với người Ba Na ở huyện K’bang và đối
với cơ quan chức năng.
13
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
Bảo tồn và phát huy
Có nhiều khái niệm, định nghĩa về thuật ngữ bảo tồn và phát huy.
“Bảo tồn là gìn giữ (cái có ý nghĩa lịch sử thuộc tài sản chung), không
để bị mất mát, tổn thất” [51]. Bảo tồn là các nỗ lực nhằm bảo vệ và giữ gìn sự
tồn tại theo dạng thức vốn có của nó.
“Phát huy là làm cho cái hay cái tốt lan rộng tác dụng và tiếp tục phát
triển thêm” [52].
Nhưng để làm rõ hơn khái niệm về bảo tồn và phát huy ta có thể hiểu
như sau: bảo tồn được hiểu như là các nỗ lực nhằm bảo vệ và giữ gìn sự tồn
tại theo dạng thức vốn có của nó. Phát huy có nghĩa là những hành động nhằm
đưa vào trong thực tiễn xã hội, coi đó như là nguồn nội lực, tiềm năng góp
phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, mang lại những lợi ích vật chất và tinh
thần cho con người, thể hiện tính mục tiêu của văn hóa đối với sự phát triển
của xã hội.
Về bảo tồn và phát huy cũng có nhiều quan điểm khác nhau, có 2 quan
điểm như sau: Bảo tồn nguyên vẹn và bảo tồn trên cơ sở kế thừa. Bảo tồn
nguyên vẹn là đảm bảo giữ nguyên trạng hiện vật như vốn có về kích thước,
vị trí, chất liệu, đường nét, màu sắc, kiểu dáng ban đầu của hiện vật. Bảo tồn
trên cơ sở kế thừa là bảo tồn trên tinh thần giữ gìn những nét cơ bản của di
tích, cố gắng phục chế lại nguyên trạng bằng nhiều kỹ thuật cơng nghệ hiện
đại. Với cơng trình nghiên cứu này, tác giả tiếp cận theo hình thức bảo tồn
trên cơ sở kế thừa bởi vì kế thừa là tính quy luật chung của sự phát triển trong
14
mối liên hệ tất yếu giữa cái cũ và cái mới trong quá trình phát triển của sự vật,
hiện tượng. Nghề dệt truyền thống cũng phát triển theo quy luật vốn có của
nó, nó kế thừa những yếu tố hợp lý, những nhân tố tích cực làm cơ sở tiền đề
cho sự tồn tại và phát triển của cái đã có, cho sự ra đời và phát triển của cái
mới, cái tiến bộ. Mặt khác, việc bảo tồn cần phải quan tâm đến những đặc
điểm xã hội trong từng thời điểm cụ thể, tức là phải lựa chọn để bảo tồn
những gì phù hợp với thời đại. Chỉ có như vậy, hoạt động bảo tồn mới có ý
nghĩa và có tính khả thi mà khơng trở thành lực cản đối với sự phát triển của
xã hội.
Truyền thống
Truyền thống là những tập tục, thói quen và nó cũng là những kinh
nghiệm xã hội được hình thành từ lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ của con
người, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thống có nhiều
cấp độ khác nhau. Có truyền thống gia đình, truyền thống của từng địa
phương, đơn vị, truyền thống cách mạng, truyền thống dân tộc.
"Truyền thống", theo gốc từ Latinh được viết là "Tradio", nguyên nghĩa
của nó là "truyền lại", "nhường lại", "giao lại" và "phân phát" [38]. Do vậy,
hiểu theo nghĩa đơn giản nhất của từ này, truyền thống là sự kế thừa di sản xã
hội có giá trị được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo GS-TS.
Nguyễn Trọng Chuẩn cho rằng: "Theo nghĩa tổng quát nhất, truyền thống đó là những yếu tố của di tồn văn hóa, xã hội thể hiện trong chuẩn mực hành
vi, tư tưởng, phong tục, tập quán, thói quen, lối sống và cách ứng xử của một
cộng đồng người được hình thành trong lịch sử và đã trở nên ổn định, được
truyền từ đời này sang đời khác và được lưu giữ lâu dài" [36].
Nguyên tắc chung của việc giữ gìn và phát huy truyền thống là phải bảo
đảm sự kế thừa biện chứng với 4 nội dung:
15
+ Một là, loại bỏ những yếu tố tiêu cực, phản tiến bộ của quá khứ (tập
tục lạc hậu, tàn dư tư tưởng phong kiến, tâm lý sản xuất nhỏ...);
+ Hai là, giữ lại những yếu tố tích cực, tiến bộ (tinh thần yêu nước, lao
động cần cù sáng tạo, tinh thần nhân đạo cao cả...);
+ Ba là, ngay các yếu tố tích cực, tiến bộ đó cũng khơng giữ lại nguyên
xi, mà phải được cải biến cho phù hợp với điều kiện mới, hoàn cảnh mới;
+ Bốn là, các thế hệ mới phải sáng tạo ra những yếu tố hồn tồn mới
mà các thế hệ cha anh hoặc khơng có khả năng, hoặc khơng có điều kiện để
thực hiện.
Nghề thủ công truyền thống
Nghề thủ công truyền thống là những nghề tiểu thủ cơng nghiệp được
hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, được sản xuất tập trung
tại một vùng hay làng nào đó, từ đó đã hình thành các làng nghề, phố nghề, xã
nghề. Đặc trưng cơ bản nhất của mỗi nghề truyền thống là phải có kỹ thuật và
cơng nghệ truyền thống, đồng thời có các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành
nghề. Sản phẩm làm ra vừa có tính hàng hóa, vừa có tính nghệ thuật và mang
đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Nghề thủ cơng truyền thống ở Việt Nam có nhiều tên gọi khác nhau
như: nghề cổ truyền, nghề phụ, nghề tiểu thủ cơng nghiệp, nhưng tựu chung
lại, có một số đặc điểm nổi bật như sau:[20]
+ Thứ nhất, là những nghề đã tồn tại và phát triển lâu đời ở nước ta, đó
là những ngành nghề phi nơng nghiệp, ra đời từ trước thời Pháp thuộc và còn
tồn tại đến ngày nay;
+ Thứ hai, là nghề gắn với làng, sinh ra từ làng quê Việt Nam;
+ Thứ ba, là công nghệ sản xuất mang tính thủ cơng, chủ yếu dựa vào
đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân, người thợ (có những ngành nghề
16
sử dụng các loại máy móc hiện đại nhưng vẫn phải tuân thủ công nghệ truyền
thống, thể hiện được nét đặc sắc của văn hóa dân tộc);
+ Thứ tư, là sử dụng nguyên liệu tại chỗ, đặc biệt là các nghề sản xuất
sản phẩm tiêu dùng như đan lát mây, tre (mũ, rổ, rá, bồ, sọt, cót...) hay chế
biến lương thực thực phẩm (làm bún, làm bánh, làm tương, nước mắm...). Tuy
nhiên, một số nghề thủ công mỹ nghệ như sơn mài, chạm khắc gỗ, đá, vàng,
bạc... có thể khai thác các nguồn nguyên liệu trong nước;
+ Thứ năm, là mỗi nghề thủ cơng đều phải có các nghệ nhân và đội ngũ
thợ lành nghề, mỗi làng nghề thường có một ơng Tổ nghề (ơng trùm, phó cả)
là người truyền dạy bí quyết quyết, kỹ thuật nghề;
+ Thứ sáu, là sản phẩm thủ cơng mang tính đơn chiếc, có tính mỹ thuật
và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Nghề thủ công truyền thống Việt Nam để chỉ chung các nghề truyền
thống của nước nhà như: nghề rèn, dệt vải, đúc đồng, chạm khắc, làm nón
v.v...
Thơng tư số 116/2006/TT-BNN Về việc hướng dẫn nội dung Nghị Định
số 66/2006/ND-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề
nơng thơn đã giải thích như sau: Nghề thủ cơng truyền thống là nghề đã được
hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được
lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền
và giải thích: nghề thủ cơng truyền thống nhất thiết phải có những yếu tố sau:
- Đã hình thành, tồn tại và phát triển từ lâu đời ở nước ta;
- Sản xuất tập trung tạo thành các làng nghề hoặc phố nghề;
- Có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề;
- Kỹ thuật và công nghệ khá ổn định của dân tộc Việt Nam;
17
- Sản phẩm tiêu biểu và độc đáo của Việt Nam, có giá trị và chất lượng cao,
vừa là hàng hóa vừa là sản phẩm văn hóa nghệ thuật, mỹ thuật thậm chí trở
thành các di sản văn hóa của dân tộc, mang bản sắc văn hóa Việt Nam;
- Là nghề nuôi sống một bộ phận cư dân của cộng đồng có đóng góp vào kinh
tế địa phương.
Tóm lại, nghề thủ cơng truyền thống là nghề được hình thành từ rất lâu
đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo có tính riêng biệt được lưu truyền và phát
triển đến ngày nay.
Làng nghề thủ công truyền thống
Làng nghề Việt Nam, làng nghề thủ công, làng nghề truyền thống hoặc
làng nghề cổ truyền thường được gọi ngắn gọn là làng nghề thủ công truyền
thống, là những làng mà tại đây hầu hết dân cư tập trung vào làm một nghề
duy nhất nào đó, nghề của họ làm thường có tính chun sâu cao và mang lại
nguồn thu nhập cho dân làng. Theo tác giả Bùi Văn Vượng: “Làng nghề
truyền thống là làng cổ truyền thủ công, ở đấy không nhất thiết tấc cả dân
làng đều sản xuất hàng thủ công, người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng
đồng thời là người làm nghề nơng nhưng u cầu chun mơn hóa cao đã tạo
nên những người thợ sản xuất hàng truyền thống ngay tại làng quê mình”[61tr.51].
Làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, được tạo bởi
hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, trong
đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống từ nguồn thu chủ yếu từ nghề thủ
cơng, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa.
Như vậy ta có thể hiểu, làng nghề thủ công truyền thống là sự quần tụ
các nghệ nhân, nhiều hộ gia đình chuyên làm cùng một nghề, việc hành nghề
cũng mang tính truyền thống lâu đời, sản xuất tập trung, có nhiều thế hệ nghệ
nhân, kỹ thuật và công nghệ ổn định, sử dụng nguyên liệu tại chỗ. Nghề thủ
18
công truyền thống là một trong những giá trị văn hóa Việt Nam, thể hiện bản
sắc dân tộc độc đáo, những tinh hoa văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam.
1.1.2 Quản lý văn hóa đối với nghề thủ cơng truyền thống
“Quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lý đến một hệ
thống nào đó nhằm biến đổi nó từ trạng thái này sang trạng thái khác theo
nguyên lý phá vỡ hệ thống cũ để tạo lập hệ thống mới và điều khiển hệ
thống” [28-tr.6].
Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, quản lý văn hóa là
nhiệm vụ, mục tiêu quan trọng được Đảng, Nhà nước quan tâm. Các nghề
truyền thống ở nước ta rất đa dạng và phức tạp và đang phải đối mặt với
những thách thức lớn trong xã hội. Cơng tác quản lý văn hóa các nghề truyền
thống góp phần tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống tinh
thần của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, tạo động lực để sự nghiệp văn
hóa ngày càng phát triển vững mạnh. Nghị định Số: 98/2010/NĐ-CP ngày
21 tháng 09 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản
văn hóa.
Nghề thủ cơng truyền thống là di sản văn hóa phi vật thể được nhà
nước khuyến khích việc duy trì, phục hồi và phát triển nghề thủ cơng truyền
thống có giá trị tiêu biểu. Cơng tác quản lý di sản văn hóa, cụ thể nghề truyền
thống cần tôn trọng những nét đặc thù của hoạt động văn hóa, xuất phát từ sự
sáng tạo những giá trị văn hóa tinh thần. Để nghề thủ cơng truyền thống phát
triển bền vững cần phải đề xuất cơ chế hợp tác thuận lợi nhất giữa các cơ
quan quản lý nhà nước về di sản, các công ty lữ hành du lịch dựa trên nền
tảng di sản văn hóa, các doanh nghiệp đầu tư các dự án liên quan tới phát triển
các làng nghề truyền thống và cộng đồng cư dân địa phương. Đây là những
19
nhân tố tác động tích cực tới hiệu quả quản lý nhà nước về di sản văn hóa và
nghề thủ cơng truyền thống trong tương lai.
Quản lý văn hóa đối với nghề thủ công truyền thống:
Thường xuyên điều tra, kiểm kê các hộ dân trên địa bàn còn lưu giử
nghề dệt để thống kê và tiến tới xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát huy nghề
dệt. Nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học - nghệ thuật để rút ngắn thời
gian dệt và nâng cao chất lượng các sản phẩm từ nghề dệt của người Ba Na.
Xây dựng các tour du lịch về các điểm di tích văn hóa lịch sử, gắn với
các điểm di tích lịch sử văn hóa như Cánh đồng mít Cơ Hầu, làng kháng chiến
Stơr, hay khu du lịch sinh thái Hang Dơi, xây dựng nhà trưng bày để quảng bá
các sản phẩm từ nghề dệt tăng thêm đầu ra cho người dệt và thu hút được
khách du lịch tới tham quan.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho các xã có làng người Ba Na
nhằm phát huy vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn cộng đồng trong việc
dạy và truyền nghề là một phần khơng thể thiếu trong quản lý văn hóa cho
nghề dệt.
1.1.3. Đặc điểm của nghề thủ cơng truyền thống
“Có con người là có văn hóa và có các sản phẩm văn hóa, trong đó có
các sản phẩm thủ cơng” [63-tr.30]
Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của mình, con người luôn
lao động để làm nên các sản phẩm phục vụ cho đời sống và sinh hoạt của
mình. Nghề thủ cơng truyền thống vì thế mà cũng được hình thành và phát
triển đến ngày nay. Lịch sử nghề truyền thống tập trung chủ yếu ở châu thổ
sông Hồng rồi phát triển theo chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Trải
qua thời gian, các ngành nghề thủ công ngày càng phát triển đem lại nhiều lợi
ích cho người dân. Nghề thủ cơng Việt Nam vốn có truyền thống từ lâu đời.
Truyền thống đó gắn liền với nền văn minh lúa nước và xuất phát từ nhu cầu
20
tiêu dùng của xã hội nông nghiệp, các sản phẩm của nghề thủ công ra đời để
phục cho sản xuất nơng nghiệp là chính. Trước đây kinh tế của người Việt cổ
chủ yếu sống dựa vào việc trồng lúa, bởi vậy ngồi cơng việc đồng áng,
những lúc nơng nhàn, nhà nông thường tranh thủ làm ra các đồ dùng bằng
mây, tre hay làm dụng cụ bằng sắt, bằng đồng phục vụ sinh hoạt sản xuất. Sự
kết hợp giữa nông nghiệp và nghề thủ cơng này phản ánh tính chất tự nhiên,
tự cung tự cấp. Dù không sản xuất thường xuyên nhưng nghề thủ cơng truyền
thống cũng đóng vai trị quan trọng trong đời sống xã hội.
“Khéo tay hay làm là một bản sắc văn hóa thủ cơng truyền thống Việt
Nam” [63-tr.16].
Các sản phẩm thủ công chủ yếu là được làm bằng tay, thể hiện sự khéo
léo tinh tế của người thợ thông qua các sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu gia
đình, một số khác phục vụ cho sinh hoạt chung của địa phương như lễ hội, tết.
Các sản phẩm từ nghề thủ công truyền thống được truyền từ đời này sang đời
khác thông qua bàn tay sáng tạo của người thợ tạo thành một phong tục
truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Ngày nay, nghề thủ công được phát triển rộng rãi có các nhóm nghề
chính như: sơn mài, gốm sứ, vàng bạc, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy,
tranh dân gian, gỗ, đá v.v… nó hình thành nên những phố nghề, làng nghề với
quy mô lớn và trở thành nghề chính đem lại thu nhập cho một thành phần cư
dân. Các sản phẩm đem lại giá trị kinh tế cao và có thương hiệu như nghề
gốm sứ (Gốm Bát Tràng, Gốm sứ Minh Long) nghề thêu, dệt (tranh thêu
XQ ở Đà Lạt có Bảo tàng tranh thêu XQ: trưng bày những tác phẩm đặc sắc
đã trở thành di sản và niềm tự hào của nghề thêu nó có giá trị về kinh tế và
phát triển du lịch), nghề điêu khắc, chạm tượng gỗ (chạm khắc gỗ Làng nghề
Thiết Úng, xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội, Làng điêu khắc gỗ phường
21
Phú Thọ, Tp. Thủ Dầu Một v.v…) các sản phẩm khơng chỉ mang giá trị kinh
tế mà cịn góp phần phát triển về du lịch văn hóa và dịch vụ cho nước ta.
“Nghề thủ công không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế, mà còn chứa đựng
nhiều phong tục tập quán, những nét đẹp văn hoá truyền thống làng quê Việt
Nam” [50]. Sản phẩm của các nghề truyền thống chứa đựng nhiều giá trị về
văn hố, lịch sử; ví như ghề rối (làng múa rối Đào Thục, xã Thuỵ Lâm, huyện
Đông Anh, Hà Nội; Múa rối nước Đồng Ngư-Bắc Ninh), hay như nghề nặng
tị he là một nghề có tính chun biệt vừa có tính kinh tế vừa mang các giá trị
văn hóa dùng trong nghệ thuật biểu diễn vào dịp lễ lớn, hội làng hay Tết đó là
nét văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Do đặc tính sản xuất
nơng nghiệp và quan hệ làng xã Việt Nam với tổ chức xã hội gần như khép
kín, người dân nơng thơn Việt Nam thường đề cao tính tự cung tự cấp, tinh
thần đồn kết cộng đồng, nên nhiều làng xã hình thành các ngành nghề thủ
cơng độc đáo với bí quyết riêng. Bản thân các nghệ nhân chính là những chủ
thể văn hóa của làng nghề truyền thống. Bí quyết nghề lại được lưu truyền từ
đời này sang đời khác, bởi vậy mà qua hàng trăm năm, nhiều nghề thủ công
truyền thống không những được duy trì trong các làng nghề, phố nghề mà còn
phát triển rộng rãi đến ngày nay. Các làng nghề thủ cơng truyền thống chính
là nơi lưu giữ, bảo tồn những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể và là điểm
đến du lịch cho khách trong nước và quốc tế.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tổng quan về nghề thủ công truyền thống của người Ba Na
Trong những năm gần đây những nghề thủ công truyền thống của
người Ba Na như; nghề đan lát, dệt thổ cẩm, nghề rèn, nghề mộc v.v… đang
có xu hướng mai một dần, do sự vô tâm của một bộ phận lớp trẻ tại các buôn
làng và do sự phát triển của khoa học và kỷ thuật nên các vật dụng bằng nhựa,
vải kim loại tiện dụng, giá rẻ thay thế các loại giỏ đựng bằng mây đan, túi
22
xách tay, giỏ đựng bằng tre, nứa nên người Ba Na ít quan tâm các đến nghề
thủ cơng truyền thống.
Hiện nay, người Ba Na có những nghề truyền thống chủ yếu: nghề dệt
may thổ cẩm, nghề đang lát mây tre, nghề làm rượi cần, nghề mộc và một số
nghề khác. Yếu tố thuận tiện cho mọi người dân đó là nguồn ngun liệu sẵn
có tại địa phương và quy trình sản xuất ra sản phẩm chủ yếu được sản xuất
bằng phương pháp thủ công, từ khâu sơ chế nguyên liệu đến khâu sản xuất ra
sản phẩm đều bằng kỹ năng khéo léo của người thợ.
Nghề dệt thổ cẩm: sản phẩm chủ yếu là dệt vải làm ra trang phục, khăn
(đắp và địu con) và một số sản phẩm khác. Các cô gái Ba Na đều được bà và
mẹ chỉ cho cách dệt vải, dệt thổ cẩm từ lúc 12-13 tuổi. Để khi đi lấy chồng,
các cô phải tự dệt cho mình một bộ y phục thật đẹp ra mắt mọi người. Để dệt
bộ y phục này, các cô gái phải tốn rất nhiều công sức và tâm huyết. Thế nên,
hầu như mọi phụ nữ Ba Na đều biết dệt thổ cẩm. Phụ nữ Ba Na nổi tiếng bởi
kỹ thuật dệt tinh tế làm ra những bộ trang phục, những tấm khăn mang nét đặc
trưng riêng. Đầu tiên, họ tạo ra khung dệt thủ công đơn giản bằng cây. Tuy
đơn giản là vậy, nhưng các cơ gái có thể dệt nên những thảm vải với các hoa
văn rõ nét và những sợi dọc sợi ngang đan vào nhau thật sắc sảo. Nhìn chung
phụ nữ Ba Na vẫn dùng các sản phẩm do mình tự tay làm ra để phục vụ trong
những ngày lễ trọng của người Ba Na như lễ mừng lúa mới, lễ bỏ mả, lễ cưới,
tang ma mỗi người đều phải mặc trang phục truyền thống của mình. “Mặc dù
chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa hiện đại nhưng thanh niên Ba Na ở đây
vẫn rất yêu thích và say mê với những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình,
từ những bộ trang phục đến những điệu cồng, điệu chiêng, bài múa xoang
đặc trưng...” [35-tr.28].
Nghề đan lát mây tre: sản phẩm chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt sản
xuất: gùi, giỏ, phên nứa v.v… Nhu cầu từ cộng đồng là những chiếc gùi vận