Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài luận cuối kỳ môn Luật thương mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.32 KB, 12 trang )

TỔNG LIÊN ĐỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƠN ĐỨC THẮNG

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TÊN ĐỀ TÀI: Phân tích quy định pháp luật và hành vi vi phạm về Thiết
lập website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng
di động (gọi tắt là ứng dụng di động); Thông tin và giao dịch trên website thương
mại điện tử hoặc ứng dụng di động; Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Giảng viên hướng dẫn: TS.Đinh Thị Mỹ Loan

1


LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc tồn bộ quy trình của hoạt
động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di
động hoặc các mạng mở khác. Thương mại điện tử giúp người tiêu dùng thu thập nhanh chóng và
dễ dàng thơng tin đa dạng về sản phẩm, giá cả và người bán. Điều đó giúp người tiêu dùng có thể
trực tiếp đưa ra các đánh giá của mình về nhiều khía cạnh liên quan tới giao dịch mua sắm, giúp
cho những người khác có nhiều cơ hội chọn lựa sản phẩm phù hợp nhất, hoặc chọn được người
bán cung cấp dịch vụ tốt nhất, hoặc mua được sản phẩm với giá rẻ nhất.
Vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về Thương mại điện tử trở nên
cần thiết và cấp bách và Pháp luật về thương mại điện tử được xem là công cụ pháp lý bảo vệ,
định hướng chủ thể kinh doanh, tạo ra môi trường kinh doanh thơng qua Thương mại điện tử an
tồn. Trên cơ sở quy định của pháp luật các chủ thể xác định được các quyền và nghĩa vụ của
mình khi tham gia vào hoạt động thương mại điện tử.
Mặc dù vậy, do tính chất đặc thù của thương mại điện tử nên các bên tham gia vào hoạt
động thương mại điện tử hầu như không gặp mặt và chỉ liên lạc trên mơi trường mạng, các cơng
cụ tìm kiếm thuận tiện cho phép người mua tìm kiếm dễ dàng, từ đó hàng giả, hàng xâm phạm


quyền sở hữu trí tuệ đã xuất hiện ngày càng nhiều trên các gian hàng trực tuyến. Những vi phạm
liên quan tới hàng giả, hàng cấm, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bn lậu, gian lận thương
mại ngày càng trở nên tinh vi trên môi trường thương mại điện tử.Vì những lẽ đó, pháp luật bên
cạnh việc đặt ra những quy định để tạo hướng phát triển cho thương mại điện tử Việt Nam, thì
cũng có những chính sách, chế tài thích hợp được ban hành để phòng ngừa và răn đe các hành vi
vi phạm pháp luật khi tham gia vào hoạt động thương mại điện tử.

1


NỘI DUNG
1.
Quy định pháp luật và các hành vi vi phạm về: Thiết lập website thương mại điện tử
hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động (gọi tắt là ứng dụng di động)
1.1. Điều kiện thiết lập
Căn cứ theo Nghị định số 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định
08/2018/NĐ-CP, thì có 02 loại website thương mại điện tử áp dụng quy định về điều kiện thiết
lập, với các điều kiện sau:
a.

Điều kiện thiết lập website thương mại điện tử bán hàng

- (i) Về chủ thể: phải là là thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân cá nhân đã được cấp mã số thuế cá
nhân; và (ii) Đã thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán
hàng theo quy định tại Nghị định này.
b.

Điều kiện thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

- (i) Về chủ thể: là thương nhân, tổ chức được thành lập theo quy định pháp luật; (ii) Có đề án

cung cấp dịch vụ; và (iii) Đã đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và
được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký theo quy định tại Nghị định này
Như vậy, pháp luật quy định các điều kiện để được thiết lập website cung cấp dịch vụ
thương mại điện tử chặt chẽ hơn so với điều kiện thiết lập website thương mại điện tử bán
hàng, từ phạm vi về chủ thể được quyền đăng ký cho đến các điều kiện kèm theo để được thiết
lập.
1.2. Hành vi vi phạm
Căn cứ theo Nghị định số 185/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định
124/2018/NĐ-CP, thì có 14 hành vi vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử hoặc ứng
dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động, được chia làm 04 nhóm cụ thể như sau:
a.

Nhóm hành vi bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, bao gồm 04 hành vi:

(i) Không bổ sung hồ sơ thông báo liên quan đến website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng
dụng bán hàng trên nền tảng di động theo quy định;
(ii) Không bổ sung hồ sơ đăng ký liên quan đến website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
hoặc ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử trên nền tảng di động theo quy định;
(iii) Không thông báo sửa đổi, bổ sung theo quy định khi có sự thay đổi thơng tin liên quan đến
website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng sau khi đã thông báo với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền; và
(iv) Khơng tn thủ quy định về hình thức, quy cách cơng bố thơng tin trên website cung cấp
dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử.
b.

Nhóm hành vi bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, bao gồm 02 hành
vi:

2



(i) Cung cấp thông tin không đầy đủ hoặc sai lệch khi thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng; và
(ii) Công bố thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng
dịch vụ thương mại điện tử không đúng với nội dung đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền.
c.

Nhóm hành vi bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, bao gồm 02 hành
vi:

(i) Thiết lập website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng mà không thông báo
với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; và
(ii) Khơng thơng báo sửa đổi, bổ sung khi có sự thay đổi thơng tin liên quan đến website cung
cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử đã đăng ký với cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
d.

Nhóm hành vi bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, bao gồm 06 hành
vi:

(i) Thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại
điện tử mà không đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
(ii) Nhận chuyển nhượng website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ
thương mại điện tử mà không làm thủ tục chuyển nhượng hoặc không tiến hành đăng ký lại với
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
(iii) Triển khai cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không đúng với hồ sơ đăng ký;
(iv) Gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi đăng ký website cung cấp dịch vụ thương
mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;
(v) Giả mạo thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng

dịch vụ thương mại điện tử; và
(vi) Tiếp tục hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi chấm dứt hoặc bị hủy bỏ
đăng ký.
Như vậy, pháp luật hiện hành có sự phân tầng các cấp độ vi phạm về thiết lập website
thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động, ứng với mỗi
hành vi vi phạm sẽ có một mức phạt tương ứng và hành vi vi phạm càng nghiêm trọng thì chế
tài càng cao. Nhìn chung, các hành vi vi phạm đối với Website thương mại điện tử bán hàng
hoặc ứng dụng bán hàng chịu các chế tài thấp hơn so với các hành vi vi phạm về Website
cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử.
1.3. Chế tài hành chính xử lý hành vi vi phạm
Pháp luật hiện hành quy định chế tài hành chính áp dụng cho các hành vi vi phạm về thiết
lập Website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động là thơng
qua hình thức phạt tiền, với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, tùy thuộc
hành vi và mức độ vi phạm của hành vi. Bên cạnh đó, cịn áp dụng biện pháp phạt bổ sung là
đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng và đồng thời cịn có thể áp dụng

3


các phương thức khắc phục hậu quả như buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại
điện tử hoặc buộc gỡ bỏ ứng dụng di động trên các kho ứng dụng hoặc trên các địa chỉ đã cung
cấp.
Như đã đề cập tại mục 1.2 thì các hành vi vi phạm đối với Website thương mại điện tử
bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng chịu các chế tài thấp hơn so với các hành vi vi phạm về
Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử, nhưng
nhìn tổng quan thì chế tài xử phạt hành chính với mức phạt tiền tối đa là 30.000.000 đồng chỉ ở
mức tương đối và có thể chưa đủ sức răng đe các hành vi vi phạm về thiết lập W ebsite thương
mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động. Từ đó, có thể tạo ra tâm lý
coi thường của các chủ thể khi tham gia thiết lập thiết lập Website thương mại điện tử hoặc ứng
dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động và dẫn đến những hệ lụy nhất định cho cơ quan

Nhà nước trong quá trình quản lý.
2. Quy định pháp luật và các hành vi vi phạm về: Thông tin và giao dịch trên website
thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động
2.1. Trách nhiệm cung cấp thông tin
Căn cứ theo Nghị định số 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định
08/2018/NĐ-CP, thì Website thương mại điện tử phải có trách nhiệm thơng tin đến người sử
dụng, trong đó có 02 loại Website thương mại điện tử được quy định tương đối cụ thể về việc
cung cấp thông tin gồm:
a. Cung cấp thông tin trên website thương mại điện tử bán hàng
- Thông tin về người sở hữu website; Thông tin về hàng hóa, dịch vụ; Thơng tin về giá cả; Thơng
tin về điều kiện giao dịch chung; Thông tin về vận chuyển và giao nhận; và Thông tin về các
phương thức thanh tốn.
b. Thơng tin về hoạt động khuyến mại trên website khuyến mại trực tuyến
- Bao gồm các thông tin về: Tên, địa chỉ, số điện thoại và các thông tin liên hệ khác của thương
nhân, tổ chức, cá nhân có hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại; Mơ tả hàng hóa, dịch vụ được
khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, trong đó bao gồm các thơng tin về xuất xứ
hàng hóa, quy cách, chất lượng hàng hóa và dịch vụ; Thời gian khuyến mại, ngày bắt đầu, ngày
kết thúc và địa bàn hoạt động khuyến mại; Giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ trước thời
điểm được khuyến mại; Tổng chi phí thực tế khách hàng phải trả để sở hữu hàng hóa, sử dụng
dịch vụ được khuyến mại, bao gồm cả chi phí trả cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ
khuyến mại trực tuyến; và Nội dung cụ thể của các điều kiện gắn với việc khuyến mại hàng hóa,
dịch vụ.
2.2. Hành vi vi phạm
Căn cứ theo Nghị định số 185/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định
124/2018/NĐ-CP, thì có 18 hành vi vi phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại
điện tử hoặc ứng dụng di động, được chia làm 06 nhóm cụ thể như sau:
a.

Nhóm hành vi bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, bao gồm 03 hành vi:


4


(i) Không cung cấp đầy đủ cho khách hàng thông tin về thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu
website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động, thông tin về hàng hóa, dịch vụ, giá cả, vận
chuyển, giao nhận, phương thức thanh toán, các điều khoản hợp đồng và điều kiện giao dịch
chung trước khi khách hàng tiến hành giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến
trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động;
(ii) Khơng cho phép khách hàng rà sốt, bổ sung, sửa đổi hoặc xác nhận nội dung giao dịch trước
khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di
động để gửi đề nghị giao kết hợp đồng; và
(iii) Thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại
điện tử hoặc website cung cấp các dịch vụ trực tuyến khác mà không cơng bố thơng tin minh
bạch, đầy đủ về quy trình, thủ tục chấm dứt hợp đồng theo quy định.
Đối với nhóm hành vi này, pháp luật tập trung vào việc xử lý các hành vi cung cấp thiếu
thông tin hoặc thơng tin khơng đầy đủ đến khách hàng.
b. Nhóm hành vi bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, bao gồm 02 hành vi:
(i) Sử dụng đường dẫn để cung cấp thông tin trái ngược hoặc sai lệch so với thông tin được công
bố tại khu vực website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động có gắn đường dẫn này; và
(ii) Can thiệp vào hệ điều hành và trình duyệt internet tại các thiết bị điện tử truy cập vào website
thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động nhằm buộc khách hàng lưu lại website hoặc cài đặt
ứng dụng di động trái với ý muốn của mình.
Đối với nhóm hành vi này, pháp luật tập trung vào việc xử lý các hành vi sử dụng thủ
thuật để tạo nhầm lẫn hoặc thực hiện các hành vi trái với ý muốn của khách hàng.
c.

Nhóm hành vi bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, bao gồm 05 hành
vi:

(i) Cung cấp thông tin sai lệch về thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện

tử hoặc ứng dụng di động, thông tin về hàng hóa, dịch vụ, giá cả, vận chuyển, giao nhận, phương
thức thanh toán, các điều khoản hợp đồng và điều kiện giao dịch chung trên website thương mại
điện tử hoặc ứng dụng di động;
(ii) Không cho phép khách hàng lưu trữ thông tin xác nhận nội dung giao dịch sau khi tiến hành
giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử hoặc
ứng dụng di động;
(iii) Thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại
điện tử hoặc website cung cấp các dịch vụ trực tuyến khác mà không cung cấp cho khách hàng
công cụ trực tuyến để khách hàng có thể gửi yêu cầu chấm dứt hợp đồng khi hết nhu cầu sử dụng
dịch vụ;
(iv) Triển khai chức năng thanh toán trực tuyến trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di
động nhưng khơng có cơ chế để khách hàng rà sốt và xác nhận thông tin chi tiết về từng giao
dịch thanh toán trước khi sử dụng chức năng này để thực hiện việc thanh toán; và

5


(v) Không thực hiện lưu trữ dữ liệu về các giao dịch thanh toán thực hiện qua hệ thống của mình
theo thời hạn quy định.
Đối với nhóm hành vi này, pháp luật tập trung vào việc xử lý các hành vi làm sai lệch
thông tin và/hoặc thực hiện các hành vi gây bất lợi cho khách hàng trong quá trình giao dịch
trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động như không cho phép khách hàng lưu trữ
thông tin xác nhận nội dung giao dịch; không cung cấp cho khách hàng cơng cụ trực tuyến để
khách hàng có thể gửi yêu cầu chấm dứt hợp đồng khi hết nhu cầu sử dụng dịch vụ; …..

d. Nhóm hành vi bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, bao gồm 04 hành
vi:
(i) Sử dụng các đường dẫn, biểu trưng hoặc công nghệ khác để gây nhầm lẫn về mối liên hệ với
thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;
(ii) Sử dụng biểu trưng của các chương trình đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử hoặc

ứng dụng di động khi chưa được những chương trình này chính thức cơng nhận;
(iii) Giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động thương mại
điện tử; và
(iv) Không triển khai các biện pháp đảm bảo an tồn, bảo mật cho giao dịch thanh tốn của khách
hàng.
Đối với nhóm hành vi này, pháp luật tập trung vào việc xử lý các hành vi lợi dụng thương
hiệu hoặc gây nhầm lẫn nhằm mục đích trục lợi khi tham gia vào hoạt động thương mại điện tử.
e.

Nhóm hành vi bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, bao gồm 02 hành
vi:

(i) Giả mạo hoặc sao chép giao diện website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động của
thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để kiếm lợi hoặc để gây nhầm lẫn, gây mất lòng tin của
khách hàng đối với thương nhân, tổ chức, cá nhân đó; và
(ii) Đánh cắp, tiết lộ, chuyển nhượng, bán các thơng tin liên quan đến bí mật kinh doanh của
thương nhân, tổ chức khác hoặc thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong thương mại điện tử
khi chưa được sự đồng ý của các bên liên quan.
Đối với nhóm hành vi này, pháp luật tập trung vào việc xử lý các hành vi giả mạo hoặc
cố ý gây nhầm lẫn thương hiệu để trục lợi hoặc cạnh tranh không lành và/hoặc hành vi tự ý
thương mại hóa các thơng tin bí mật kinh doanh khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu.
f.

Nhóm hành vi bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, bao gồm 02 hành
vi:

(i) Lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động; và
(ii) Lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để huy động vốn trái phép từ
các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác.


6


Đối với nhóm hành vi này, pháp luật tập trung vào việc xử lý các hành vi mang tính chất
lừa đảo để nhằm mục đích trục lợi bất chính.
Như vậy, pháp luật hiện hành đã có những quy định để tiến hành xử lý các hành vi vi
phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động. Trong
đó, chia làm 06 nhóm hành vi vi phạm để xử phạt theo các mức độ tương ứng. Việc đặt ra quy
định để xử phạt các hành vi nêu trên nhằm chống gian lận, lừa đảo khi hoạt động trong môi
trường thương mại điện tử và bảo vệ chính yếu cho các bên tham gia vào thương mại điện tử,
đặc biệt là quyền được thông tin và minh bạch thơng tin.
2.3. Chế tài hành chính xử lý hành vi vi phạm
Pháp luật hiện hành quy định chế tài hành chính áp dụng cho các hành vi vi phạm về
thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động là thơng qua hình
thức phạt tiền, với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, tùy thuộc hành vi và
mức độ vi phạm của hành vi. Bên cạnh đó, cịn áp dụng biện pháp phạt bổ sung là đình chỉ hoạt
động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng
để thực hiện hành vi vi phạm; và đồng thời còn có thể áp dụng các phương thức khắc phục hậu
quả như buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại điện tử hoặc buộc gỡ bỏ ứng dụng
di động trên các kho ứng dụng hoặc trên các địa chỉ đã cung cấp và buộc nộp lại số lợi bất hợp
pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Mặc dù vậy, với chế tài xử phạt hành chính như trên vẫn chỉ nằm ở mức tương đối và
chưa đủ sức răn đe thật sự. Chẳng hạn như hành vi lừa đảo hoặc thiếu minh bạch thơng tin, thì
người thực hiện hành vi có thể chị bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 50.000.000, trong khi đó hậu
quả thực tế do hành vi đó gây ra có thể rất lớn như gây thiệt hại cho khách hàng, người tiêu dùng,
làm ảnh hưởng đến lòng tin của các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại và nguy hại hơn
là làm giảm, làm mất môi trường phát triển cho lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam.
3.

Quy định pháp luật và các hành vi vi phạm về: Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử


3.1 Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
Căn cứ theo Nghị định số 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định
08/2018/NĐ-CP, thì cung cấp dịch vụ thương mại điện tử được chia làm 03 loại chính, cụ thể:
a.

Cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử

- Bao gồm các loại hình chính yếu sau: (i) Website cho phép người tham gia được mở các gian
hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; (ii) Website cho phép người tham
gia được lập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; (iii) Website có
chuyên mục mua bán trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ; và
(iv) Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.
b. Cung cấp dịch vụ khuyến mại trực tuyến
- Bao gồm các hình thức sau: (i) Bán phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được
mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của đối tác với giá ưu đãi hoặc hưởng những lợi ích khác; (ii)
Bán các thẻ khách hàng thường xuyên cho phép khách hàng sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ một hệ
thống các đối tác với giá ưu đãi hoặc hưởng những lợi ích khác so với khi mua hàng hóa, dịch vụ

7


tại từng đối tác riêng lẻ; và (iii) Các hình thức của dịch vụ khuyến mại trực tuyến khác do Bộ
Công Thương quy định.
c.

Cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến

3.2 Hành vi vi phạm
Căn cứ theo Nghị định số 185/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định

124/2018/NĐ-CP, thì có 17 hành vi vi phạm về thơng tin và giao dịch trên website thương mại
điện tử hoặc ứng dụng di động, được chia làm 05 nhóm cụ thể như sau:
a.

Nhóm hành vi bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, bao gồm 03 hành vi:

(i) Không công bố rõ trên website quy trình tiếp nhận, trách nhiệm xử lý khiếu nại của khách
hàng và cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng được giao kết trên website khuyến
mại trực tuyến hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;
(ii) Không công khai cơ chế giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch trên sàn
giao dịch thương mại điện tử và website đấu giá trực tuyến hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại
điện tử; và
(iii) Không hỗ trợ khách hàng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi phát sinh mâu thuẫn với
người bán trong giao dịch trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch
vụ thương mại điện tử.
Đối với nhóm hành vi này, pháp luật tập trung vào việc xử lý các hành vi thiếu trách
nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ trong việc hỗ trợ các bên sử dụng dịch vụ khi giải quyết các vấn
đề phát sinh trong quá trình sử dụng dịch vụ.
b. Nhóm hành vi bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, bao gồm 02 hành vi:
(i) Thiết lập chức năng đặt hàng trực tuyến trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử để cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân có thể thực
hiện giao kết hợp đồng nhưng quy trình giao kết hợp đồng khơng tn thủ quy định của pháp
luật; và
(ii) Không đảm bảo an tồn cho thơng tin cá nhân của người tiêu dùng và thơng tin liên quan đến
bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch trên website cung cấp
dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử.
Đối với nhóm hành vi này, pháp luật tập trung vào việc xử lý các hành vi là sai phạm
trong quy trình giao kết hợp đồng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và thiếu trách nhiệm
trong việc bảo mật thông tin của người sử dụng.
c.


Nhóm hành vi bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, bao gồm 09 hành vi:

(i) Không công bố quy chế hoặc công bố quy chế trên website khác với thông tin tại hồ sơ đăng
ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử đã
được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận;

8


(ii) Thay đổi các nội dung của quy chế website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng
dụng dịch vụ thương mại điện tử mà không thông báo cho các chủ thể sử dụng dịch vụ trước khi
áp dụng những thay đổi đó;
(iii) Khơng u cầu thương nhân, tổ chức, cá nhân là người bán trên website cung cấp dịch vụ
thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử cung cấp thông tin theo quy định;
(iv) Không lưu trữ thông tin đăng ký của thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia website cung
cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;
(v) Không công bố đầy đủ thơng tin về hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trên website khuyến
mại trực tuyến hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử theo quy định;
(vi) Thiết lập website đấu giá trực tuyến hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử nhưng không
cung cấp công cụ để người bán hàng có thể thơng báo, niêm yết cơng khai, đầy đủ, chính xác các
thơng tin cần thiết có liên quan đến hàng hóa đấu giá, bao gồm cả hình ảnh về hàng hóa và các tài
liệu giới thiệu kèm theo;
(vii) Thiết lập website đấu giá trực tuyến hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử nhưng hệ
thống kỹ thuật phục vụ hoạt động đấu giá trực tuyến không tn thủ quy định của pháp luật;
(viii) Khơng có biện pháp ngăn chặn và loại bỏ khỏi website thương mại điện tử hoặc ứng dụng
di động những thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm
kinh doanh theo quy định của pháp luật và hàng hóa hạn chế kinh doanh theo quy định; và
(ix) Không thực hiện nghĩa vụ thống kê, báo cáo theo quy định.
Đối với nhóm hành vi này, pháp luật tập trung vào việc xử lý các hành vi thiếu trách

nhiệm trong việc thực hiện các chính sách cung cấp dịch vụ theo quy định pháp luật.
d. Nhóm hành vi bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, bao gồm 02 hành vi:
(i) Khơng có biện pháp xử lý khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi
phạm pháp luật trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương
mại điện tử; và
(ii) Không cung cấp thông tin và hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước điều tra các hành vi kinh doanh
vi phạm pháp luật trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ
thương mại điện tử;
Đối với nhóm hành vi này, pháp luật tập trung vào việc xử lý các hành vi thiếu trách
nhiệm trong việc ngăn ngừa và phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật khi tham gia vào
hoạt động thương mại điện tử.
e.

Nhóm hành vi bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, bao gồm 01 hành vi:

(i) Tổ chức mạng lưới kinh doanh, tiếp thị cho dịch vụ thương mại điện tử trong đó mỗi người
tham gia phải đóng một khoản tiền ban đầu để mua dịch vụ và được nhận tiền hoa hồng, tiền
thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc vận động người khác tham gia mạng lưới..
Đối với nhòm hành vi này, pháp luật tập trung vào việc xử lý các hành vi có dấu hiệu bán
hàng và/hoặc kinh doanh đa cấp bất chính.

9


3.3 Chế tài hành chính xử lý hành vi vi phạm
Pháp luật hiện hành quy định chế tài hành chính áp dụng cho các hành vi vi phạm về cung
cấp dịch vụ thương mại điện tử là thơng qua hình thức phạt tiền, với mức phạt tiền từ 1.000.000
đồng đến 50.000.000 đồng, tùy thuộc hành vi và mức độ vi phạm của hành vi. Bên cạnh đó, cịn
áp dụng biện pháp phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12
tháng; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm; và đồng thời

cịn có thể áp dụng các phương thức khắc phục hậu quả như buộc thu hồi tên miền “.vn” của
website thương mại điện tử hoặc buộc gỡ bỏ ứng dụng di động trên các kho ứng dụng hoặc trên
các địa chỉ đã cung cấp và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi
phạm.
Mặc dù vậy, với chế tài xử phạt hành chính như trên vẫn chỉ nằm ở mức tương đối và
chưa đủ sức răn đe thật sự. Đặc biệt trong đó là hành vi tổ chức mạng lưới kinh doanh, tiếp thị
cho dịch vụ thương mại điện tử và yêu cầu người tham gia phải đóng tiền để chia lại lợi nhuận
cho người khác. Hành vi đó có thể xem xét dưới góc độ như một hoạt động đa cấp bất chính và
tại Việt Nam đã và đang gây ra rất nhiều hậu quả và hệ lụy cho người tham gia. Nhưng với chế
tài như hiện nay, thì thật sự chưa đủ sức để có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa các hành vi vi phạm
này. Do đó, cơ quan Nhà nước có thể xem xét để sớm có cơ chế xử lý thích hợp và đủ sức ngăn
ngừa các hành vi vi phạm nêu trên.

KẾT LUẬN
Hoạt động thương mại điện tử mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển nền kinh tế, lưu
thơng hàng hóa và sự tiện lợi cho các bên tham gia vào hoạt động thương mại điện tử. Tuy nhiên,
bên cạnh đó vãn có những hành vi làm tác động tiêu cực đến sự phát triển thương mại điện tử tại
Việt Nam. Chẳng hạn như, gian lận thương mại, lừa dối khách hàng, …. Các khiếu nại của khách
hàng tham gia vào thương mại điện tử hiện nay chủ yếu liên quan đến việc khách hàng đã thanh
tốn nhưng khơng nhận được sản phẩm, dịch vụ, hoặc sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng, hoặc bị
mất thông tin cá nhân của chủ tài khoản. Nạn ăn cắp thông tin, gian lận tài chính và quảng cáo
quấy rối người dùng là thực trạng đáng buồn của thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay.
Trong thực tế, việc thực hiện xử lý vi phạm đối với các đối tượng vi phạm trong hoạt
động thương mại điện tử cũng rất khó khăn do việc thực hiện kiểm tra, truy tìm được những đối
tượng “ảo” này không đơn giản. Đặc biệt là chế tài xử phạt vi phạm hành chính, mức độ xử phạt
so với khoản lợi nhuận thực tế có thể thu được từ hành vi vi phạm gây ra không đáng là bao. Từ
đó dẫn đến tâm lý coi thường và mặc sức thực hiện những hành vi vi phạm của các đối tượng có
mục đích bất chính khi tham gia vào hoạt động thương mại điện tử.
Vì vậy, dù đã có những văn bản quy phạm pháp luật được ban hành để ngăn ngừa và
phịng chóng các hành vi vi phạm khi tham gia vào hoạt động thương mại điện tử, song vẫn cịn

có những hạn chế và bất cập nhất định. Do đó, các cơ quan quản lý nhà nước đặc biệt là những
Bộ, Ban, Ngành có thẩm quyền trực tiếp trong việc quản lý các hoạt động thương mại điện tử cần
nghiên cứu đưa ra biện pháp và cách thức xử lý hành vi vi phạm phù hợp hơn và mang tính răn
đe đủ mạnh để hạn chế tình trạng vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử.

10


11



×