Đỗ Thị Hồng Linh – QTKD Đêm 2, K16 GVHD: TS. Huỳnh Thanh Tú
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quan điểm xem xét doanh nghiệp như là một hệ thống thì môi trường kinh doanh của
mỗi doanh nghiệp đều chứa đựng những thời cơ và nguy cơ nhất định. Mỗi doanh nghiệp cần xác
định rõ môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tận dụng phát huy thế mạnh đồng thời khắc
phục những yếu kém để tồn tại và phát triển. Là một người chơi mới, để giành được thị phần trên thị
trường là một vấn đề khó song cũng là yếu tố quyết định sự sống còn của công ty Greencross Việt
Nam trong cuộc chơi với những đối thủ cạnh tranh kỳ cựu đáng gờm như Unilever, P&G.. đối với
mặt hàng kinh doanh nước xả vải. Vì vậy ngay từ khi hoạt động công ty Greencross Việt Nam khá
thận trọng trong việc phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp để xây dựng chiến lược phát
triển phù hợp tại Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2010.
Xuất phát từ tình hình thực tế của công ty, em xin chọn đề tài Ứng dụng lý thuyết hệ thống
trong phân tích môi trường kinh doanh và chiến lược phát triển kinh doanh của công ty
Greencoss Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010 vì tính hữu ích khi đi sâu phân tích, đánh giá môi
trường kinh doanh công ty trên quan điểm hệ thống từ thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty;
những kết quả đã đạt được; những tồn tại, vướng mắc cần khắc phục và những nguyên nhân chủ yếu.
Từ đó định hướng những giải pháp thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh một cách hệ thống,
hiệu quả. Những giải pháp sẽ góp phần giúp công ty phát triển bền vững hơn trong môi trường cạnh
tranh khốc liệt như hiện nay.
Chuyên đề môn Ứng dụng lý thuyết hệ thống Trang 1
Đỗ Thị Hồng Linh – QTKD Đêm 2, K16 GVHD: TS. Huỳnh Thanh Tú
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP THEO QUAN ĐIỂM LÝ THUYẾT HỆ THỐNG
Môi trường kinh doanh và quan điểm hệ thống.
1.1 Môi trường kinh doanh
Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và môi trường
• Xuất phát từ điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp để tận dụng thời cơ và hạn chế nguy
cơ từ môi trường của doanh nghiệp.(từ trong ra ngoài)
• Xuất phát từ những thời cơ và nguy cơ của môi trường để phát huy các điểm mạnh và hạn
chế điểm yếu của doanh nghiệp.(từ ngoài vào trong)
Các giải pháp thực hiện
- Xác định rõ các yếu tố cấu thành môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nắm bắt tốt thời cơ kinh doanh.
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp: Bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.
* Môi trường vĩ mô: Các yếu tố kinh tế, chính trị - pháp lý, văn hóa - xã hội, khoa học - kỹ thuật,
tự nhiên.
* Môi trường vi mô: Khách hàng, đối thủ, nguồn cung cấp (nguyên vật liệu, tài chánh, nhân sự),
nội bộ doanh nghiệp (nguồn nhân lực; nghiên cứu và phát triển; sản xuất; tài chính kế toán;
marketing; văn hóa tổ chức)
Phân tích ma trận SWOT
* S : Strenghts (các mặt mạnh).
* T : Threats (các nguy cơ).
* O : Opportunities (các cơ hội).
* W : Weaknesses (các mặt yếu).
Sự phối hợp các điểm mạnh, điểm yếu với các cơ hội và nguy cơ hình thành ma trận SWOT và
các phương án chiến lược có thể lựa chọn.
Thời cơ kinh doanh
“Thời cơ kinh doanh = Khả năng của doanh nghiệp + Cơ hội có được trên thị trường”
Thời cơ kinh doanh thường sẽ xuất hiện khi doanh nghiệp hội tụ được đủ các điều kiện cần ở
đầu ra và các điều kiện đủ nhất định ở đầu vào.
Doanh nghiệp sẽ có cơ hội, nếu biết khai thác tốt các yếu tố sau đây:
* Các điều kiện thuận lợi của doanh nghiệp.
* Các sự kiện không bình thường xảy ra như: thiên tai, lạm phát, khủng hoảng kinh tế…
* Các sự kiện sắp xảy ra theo dự đoán như: Đại hội Thể thao sắp tổ chức, dự đoán về nhu cầu
gạo trên Thế giới trong những năm tới..
Việc xác định một thời cơ kinh doanh là một việc rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Doanh
nghiệp luôn luôn dò tìm cơ may trong kinh doanh trong thế chủ động tạo thời cơ bằng nhiều
cách khác nhau và để hạn chế những bất trắc của môi trường kinh doanh, doanh nghiệp cần phải
xây dựng hệ thống thu thập thông tin kịp thời với độ tin cậy đảm bảo và quan tâm đúng mức đến
công việc dự báo, biết sử dụng linh hoạt và hiệu quả các phương pháp hạn chế bất trắc từ môi
trường kinh doanh và khai thác tối đa những thời cơ, cơ hội trong kinh doanh.
Chuyên đề môn Ứng dụng lý thuyết hệ thống Trang 2
Đỗ Thị Hồng Linh – QTKD Đêm 2, K16 GVHD: TS. Huỳnh Thanh Tú
1.2 Quan điểm hệ thống
• Khi nghiên cứu giải quyết các vấn đề cần phải tôn trọng mối quan hệ biện chứng giữa vật
chất và ý thức, tức là vật chất có trước và quyết định ý thức.
• Các sự vật hiện tượng luôn có sự tác động qua lại và chi phối lẫn nhau.
• Các sự vật luôn biến đổi không ngừng.
• Động lực phát triển của các sự vật hiện tượng luôn là các động lực bên trong, động lực nội
tại của hệ thống đó.
Chuyên đề môn Ứng dụng lý thuyết hệ thống Trang 3
Đỗ Thị Hồng Linh – QTKD Đêm 2, K16 GVHD: TS. Huỳnh Thanh Tú
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
GREENCROSS VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty Greencross Việt Nam
Công ty TNHH Green Cross Việt Nam được thành lập từ tháng 10 năm 2005, là công ty con
của tập đoàn Green Cross Philipine chuyên sản xuất và kinh doanh ngành hàng hóa mỹ phẩm chăm
sóc cá nhân và gia đình như nước xả vải, nước tẩy rửa đa năng, nước hoa cho em bé… Trong giai
đoạn 2005 – 2010, Greencross Việt Nam xác định mục tiêu: Xây dựng và phát triển thương hiệu
mạnh về nước xả vải tại thị trường Việt Nam.
2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh và thị trường kinh doanh nước xả vải của công ty
Greencross Việt Nam.
Nước xả vải Vel được công ty tung ra thị trường cùng với nhiều chương trình quảng cáo,
khuyến mãi hấp dẫn đã hơn 2 năm song thị phần của công ty đối với mặt hàng này vẫn hết sức khiêm
tốn (chưa đến 5%). Theo nghiên cứu sơ bộ của công ty trong năm 2006, Vel tuy là mặt hàng chủ lực
chiếm hơn 65% doanh thu nhưng Vel vẫn chưa thực sự phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Việt
Nam. Tuy doanh thu mỗi năm đều tăng nhưng công ty vẫn chưa thu lại được lợi nhuận cho những chi
phí đầu tư ban đầu.
Năng lực sản xuất hiện nay của công ty:
Hiện nay mỗi năm công ty sản xuất được khoảng trên 600 000 thùng nước xả vải các loại. Công
ty có 03 xưởng sản xuất với hơn 200 công nhân, dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại. Ngoài ra
còn có 01 phòng KCS kiểm tra từ bán thành phẩm đến hoàn chỉnh xuất xưởng, 01 đơn vị vận tải
chuyên chở hàng đến hệ thống nhà phân phối trong cả nước. Năng lực sản xuất hiện nay của công ty
có thể sản xuất được 800 000 thùng các loại/ 1 năm, đảm bảo đầy đủ hàng hóa cho hoạt động kinh
doanh của công ty.
Tình hình kinh doanh và tài chính của Công ty trong thời gian vừa qua:
Tình hình kinh doanh của công ty đang có xu hướng tăng lên, doanh thu của công ty năm sau
luôn cao hơn năm trước. Tuy nhiên tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu còn thấp, thậm chí lỗ nguyên nhân
là do nguồn lực và thương hiệu của công ty chưa mạnh làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của
công ty, cụ thể:
+ Vốn kinh doanh còn hạn chế, tỷ lệ vốn lưu động so với doanh thu còn rất thấp, do đó để đạt
được doanh thu đề ra, công ty phải vay nhiều vốn, tức là phải trả lãi ngân hàng nhiều làm giảm hiệu
quả kinh doanh.
+ Thương hiệu của công ty chưa mạnh, nên giá bán sản phẩm không cao, bên cạnh đó giá thành
sản xuất cũng cao làm giảm hiệu quả kinh doanh.
2.3 Phân tích ma trận SWOT đối với sản phẩm của công ty:
Để có thể hoạch định chiến lược kinh doanh đúng đắn, công ty cần phải nắm được các điểm
mạnh, điểm yếu, các cơ hội và nguy cơ của công ty. Công cụ để phân tích là ma trận SWOT:
Chuyên đề môn Ứng dụng lý thuyết hệ thống Trang 4
Đỗ Thị Hồng Linh – QTKD Đêm 2, K16 GVHD: TS. Huỳnh Thanh Tú
Các yếu tố môi trường
bên ngoài
Các yếu tố môi
trường bên trong
CƠ HỘI: O
(OPPORTUNITY)
1. Thị trường ngành hàng tiêu
dùng không ngừng tăng
trưởng.
2. Thu nhập người dân ngày
càng cao
3. Hội nhập kinh tế của VN
NGUY CƠ: T
(THREATEN)
1. Cạnh tranh ngày càng gay
gắt. Đối thủ cạnh tranh
mạnh
2. Giá cả vật tư luôn biến
động, bị động trong sản
xuất
3. Yêu cầu ngày càng khắc khe
về chất lượng sản phẩm
ĐIỂM MẠNH: S (TRONG)
1. Đội ngũ CBCNV có nhiều
kinh nghiệm trong SXKD
nước xả vải.
2. Công nghệ sản xuất tiên
tiến
3. Hệ thống nhà phân phối
mạnh
KẾT HỢP S + O : Phát huy
điểm mạnh để tận dụng thời cơ
KẾT HỢP S + T : Phát huy
điểm mạnh để né tránh nguy
cơ
ĐIỂM YẾU: W (WEAK)
1. Sản phẩm chưa có thị
trường, chưa phù hợp thị
hiếu người VN
2. Sản phẩm chưa đa dạng
3. Hoạt động marketing yếu
kém
4. Hạn chế vốn lưu động
KẾT HỢP W + O : Tận dụng
cơ hội để khắc phục điểm yếu
KẾT HỢP W + T : Khắc
phục điểm yếu hạn chế đe dọa
Điểm mạnh:
- Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh nước
xả vải.
- Công ty đã xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm rộng khắp các tỉnh trong cả nước thông
qua hệ thống đại lý, hệ thống siêu thị, nhà sách và mạng lưới nhân viên kinh doanh toàn quốc.
- Công ty đầu tư ban đầu cho hệ thống sản xuất mạnh với dây chuyền công nghệ sản xuất tiên
tiến hiện đại nhất
Điểm yếu:
- Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại nước xả vải với tên gọi, bao bì, và nhiều hoạt động
chiêu thị hấp dẫn nhằm thu hút được thị hiếu của người tiêu dùng tại Việt Nam. Green Cross Việt
Nam mới gia nhập vào thị trường vì thế mất đi một số lợi thế nhất định như: người tiêu dùng chưa
nhận biết về các sản phẩm của công ty, người tiêu dùng cũng đã quen với việc sử dụng các sản phẩm
Chuyên đề môn Ứng dụng lý thuyết hệ thống Trang 5