Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Gián án Kha nang lien tuong nghia cua tu hoa trong Truyen Kieu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.25 KB, 10 trang )

Khả năng liên tưởng nghĩa của từ “hoa” trong Truyện Kiều
• Phan Thị Huyền Trang
1. Dẫn nhập
1.1. Trong những năm gần đây, việc tiếp cận các sự kiện văn học trên cơ sở
vận dụng phương pháp và thành tựu nghiên cứu của ngôn ngữ học hiện nay, cụ
thể là hướng tiếp cận ngôn ngữ - văn hoá đang thu hút được sự quan tâm chú ý
của nhiều nhà nghiên cứu. Với hướng tiếp cận này, ýnghĩa của một sự kiện văn
họckhông chỉ là những thông tin nằm bất động trên văn bản, mà ở một tầng vỉa
sâu xa hơn, nó còn là những yếu tố được lọc qua một lăng kính tâm lí của mỗi
cá nhân cụ thể, gắn liền với các tham số mang tính chất tâm lí và lịch sử của
dân tộc. Vì vậy, việc nghiên cứu cấu trúc ngữ nghĩa không thể tách rời khỏi việc
nghiên cứu những hiện tượng, trạng thái tâm lí, cơ chế nhận thức của con người,
cũng như những đặc điểm văn hoá, xã hội của dân tộc, của thời đại.
Dưới cách tiếp cận ngôn ngữ - văn hoá, bài viết này sẽ đi sâu phân tích, lí giải
sự lan toả ý nghĩa của từ “hoa” từ tâm ra ngoại vi, cũng như sợi dây gắn kết về
ngữ nghĩa từ ngoại vi hướng về tâm. Lấy dữ liệu là “Truyện Kiều” của Nguyễn
Du (bản do Hà Huy Giáp giới thiệu, Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú thích
[4]), chúng tôi hi vọng có thể phác thảo phần nào cơ chế sản sinh khái niệm, cơ
chế sản sinh ý nghĩa mới của một từ qua tương tác ngữ cảnh, cũng như cơ cấu
tổ chức từ vựng trong ngôn ngữ.
1.2. Nhìn một cách tổng quan, “hoa” trong “Truyện Kiều” xuất hiện 133 lần
với 3 tư cách khác nhau:
Hoa với tư cách là yếu tố cấu tạo từ: tài hoa, hào hoa, phồn hoa (7 trường
hợp)
Hoa với tư cách là từ nhân danh: con Hoa, Hoa Nô (4 trường hợp)
Hoa với tư cách là một thực từ với sự hội tụ đầy đủ hai mặt biểu đạt - được
biểu đạt và khả năng hoạt động độc lập: 122 trường hợp.
Trong bài viết này, chúng tôi phân tích hoạt động của “hoa” với tư cách thứ
ba - là một thực từ với sự hội tụ đầy đủ hai mặt biểu đạt - được biểu đạt và khả
năng hoạt động độc lập, trên cơ sở đó tìm hiểu khả năng liên tưởng nghĩa của từ
“hoa” dưới góc độ ngôn ngữ - văn hoá.


2. Khả năng liên tưởng nghĩa của từ “hoa” trong “Truyện Kiều”
2.1. Các nghĩa của từ “hoa” trong “Truyện Kiều” theo Đào Duy Anh
Theo Đào Duy Anh [1], “hoa” có 5 nghĩa sau trong “Truyện Kiều”:
(1). Cái hoa, nghĩa đen và nghĩa bóng, thường dùng để tỉ dụ người đẹp, sắc
đẹp, tình yêu (146. Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa).
(2). Cái hoa bị nhân cách hoá (26. Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh).
(3). Tỉ dụ mặt người đẹp (104. Lại càng ủ dột nét hoa).
(4). Vật hình dáng giống cái hoa (3106. Trông hoa đèn chẳng thẹn mình lắm
ru)
(5). Tính từ chỉ vật gì có hoa, có trang sức bằng hoa, hay có vẻ đẹp (171.
Kiều từ trở gót trướng hoa).
1
Sự xếp nhóm các nghĩa của từ “hoa” của Đào Duy Anh đã bao quát toàn bộ
các trường hợp xuất hiện của nó trong “Truyện Kiều”. Có thể thấy, từ “hoa”
trong “Truyện Kiều” chủ yếu được dùng với hai nghĩa: nghĩa thứ nhất là cái hoa
(dùng theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng, chiếm 74,3%) và nghĩa thứ năm là tính
từ chỉ vật có hoa, có trang sức bằng hoa, hay có vẻ đẹp (chiếm 20,8%). Tuy
nhiên, do cách tiếp cận thiên về từ vựng - ngữ nghĩa của một người làm từ điển,
tác giả Đào Duy Anh chỉ nhấn mạnh đến các ý nghĩa cơ bản được cố định hoá
của từ “hoa”, những ý nghĩa giúp cho nó có chỗ đứng trong hệ thống. Còn các
tầng nghĩa biểu trưng, các sắc thái biểu cảm cũng như sự lan toả ngữ nghĩa tinh
tế - cái tạo nên linh hồn ngữ nghĩa của từ “hoa”, lại chỉ được nhắc đến một cách
sơ sài: “thường dùng để tỉ dụ người đẹp, sắc đẹp, tình yêu” [1; 239]. Vì vậy,
chúng tôi đặt ra cho mình nhiệm vụ là: cần phải soi sáng đặc điểm ngữ nghĩa
của từ “hoa” dưới một góc độ khác, góc độ ngôn ngữ - văn hoá.
2.2. Khả năng liên tưởng nghĩa của từ “hoa” trong “Truyện Kiều” dưới
góc độ ngôn ngữ - văn hoá
Trong phần này, chúng tôi đi sâu vào khảo sát các biểu tượng ý nghĩa của
“hoa” từ bình diện nghĩa học. Năm 1976, Charles Fillmore đã đưa ra một hướng
tiếp cận ngữ nghĩa của các đơn vị từ vựng và cấu trúc ngữ pháp thông qua

khung ngữ nghĩa (semantics frame) [3]. Khung ngữ nghĩa là một loạt các điều
kiện (checklist of conditions) làm nền tảng cho việc hiểu và miêu tả ngữ nghĩa
của một hình thức ngôn ngữ. Theo ông, nghĩa của các từ được tổ chức trên nền
tảng các khung ngữ nghĩa, và thông qua cấu trúc ngôn ngữ được xây dựng xung
quanh một từ, mà từ ấy sẽ chọn và biểu diễn một số khía cạnh (aspects) hay
mặt (facets) của khung ngữ nghĩa đó. Mối quan hệ giữa một từ và một khung
cũng tương tự như mối quan hệ giữa một nền tảng (base) và hình bóng in trên
nền đó (profile) (giống như phần bản phẳng của miếng phù điêu trên đó nhô ra
những chi tiết được chạm khắc), mà Ronald W. Langacker đã đề cập đến. Ông
cho rằng giá trị ngữ nghĩa chỉ có được trong sự kết hợp của hai tham số trên
[3].
Đối với “hoa”, dường như cũng có một khung ngữ nghĩa xuất hiện. Khung
ngữ nghĩa đa mặt (multi-faceted frame) này là tập hợp của hai tiêu chí: tính
chất và chức năng. Các tiêu chí này sẽ tạo thành phần nền (base) của phù điêu,
còn các ý nghĩa biểu tượng tạo thành phần chạm khắc trên nền phù điêu đó.
Như vậy, ý nghĩa biểu tượng của “hoa” thoát thai từ một ngữ cảnh cụ thể, sẽ
chọn và biểu thị một trong hai tiêu chí trên của khung ngữ nghĩa.
Theo tiêu chí tính chất, ta có tương ứng với 4 tính chất nổi trội của “hoa” là 4
ý nghĩa tượng trưng của “hoa”: Với tính chất là dấu hiệu của thực vật đến kì
sinh trưởng dồi dào, hoa trước hết là “hiện thân của sự sống”. Với thuộc tính
đẹp điển hình, hoa là biểu tượng của cái đẹp, của trạng thái “thiên đường mặt
đất”. Với tính chất không bền vững, mau nở, nhanh tàn, hoa trở thành biểu
tượng về “phút giây thoáng chốc”. Còn tính chất yếu đuối, phụ thuộc của hoa lại
là cơ sở trao cho hoa một ý nghĩa biểu tượng khác: hoa – “thực thể thụ động”.
Theo tiêu chí chức năng, ta có một biểu tượng độc đáo: hoa – “bộ phận cơ
thể người phụ nữ”. Với hai chức năng chính của hoa, ta cũng có hai ý nghĩa biểu
tượng thú vị sau: hoa - bộ phận làm đẹp và bộ phận sinh dục của người phụ nữ.
Sau đây, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích quá trình liên tưởng của từng ý nghĩa
biểu trưng, một quá trình vốn có nguồn gốc tâm lí trong đời sống xã hội và được
ghi lại một cách tế nhị, độc đáo trong ngôn ngữ.

2
2.2.1. Hoa – hiện thân của sự sống
Sinh ra từ nước nguyên thuỷ, hoa hé nở và mở rộng cánh từ từ, như toát lên
một làn hương ngợi ca sự sống mãi mãi thanh xuân. Nảy nở từ đất mẹ, đón sinh
khí từ trời, hoa là hợp âm hoàn chỉnh của Trời và Đất, là sự kết hợp dịu ngọt của
Âm và Dương, và cũng là sự thăng hoa dạt dào của nhựa sống. Do đó, trong
biểu tượng văn hoá nhân loại, hoa có thể được coi là hình mẫu phát triển, là
biểu tượng của sự sống.
Trong “Truyện Kiều”, hoa gắn liền với mùa xuân, sắc xuân, sức xuân trong
trẻo. Trong 122 trường hợp được khảo sát, có tới 31 trường hợp quy chiếu của
hoa là thiên nhiên (chiếm 25.4%). Hoa thường làm nền cho những cuộc giao lưu
thơ mộng, êm dịu:
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh rợn chân trời
42. Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Ở đây, hoa đậu trên cành lê thanh tú, hoa xuất hiện cùng cánh vỗ nhịp nhàng
của đàn chim én, hoa hoà vào nội cỏ mênh mông một màu tươi sáng. Bao trùm
lên tất cả, lắng sâu vào tận bên trong là một sức sống tươi trẻ, căng nhựa, đầy
rạo rực. Trong “Truyện Kiều”, hoa là hiện thân của sự sống, nhưng đó không
phải là một mầm sống cô lập. Sự sống của hoa còn toát lên từ sợi dây kết nối
với các thực thể xung quanh, với vạn vật rất đỗi quen thân.“Hoa” đi với “nước”
(3 lần) (2931. Hoa trôi nước chảy xuôi dòng), với “bèo” (2 lần) (219. Hoa trôi
bèo dạt đã đành), “lá” (2 lần), (361.Vội vàng lá rụng hoa rơi), “gió” (2 lần)
(1241. Đòi phen gió tựa hoa kề), “cây” (2 lần), v.v. trong những biến thể kết
hợp cân xứng, hài hoà. “Hoa” đặt trong trường liên tưởng đó lại càng được tôn
thêm cảm thức thực vật ngập tràn sự sống.
2.2.2. Hoa – thiên đường mặt đất
Hoa là tặng vật đẹp đẽ mà đất trời ban tặng cho cây cối. Hoa nở trên đá, hoa
nảy trên cát, hoa tựa hồ như một thứ mật ngọt ngào chảy trên mọi miền đất

hứa. Sắc màu đó, hương thơm đó, thuộc tính đẹp đó đã mang lại cho hoa một
ý nghĩa biểu trưng dịu dàng: hoa tượng trưng cho cái đẹp, cái thanh cao của sắc
đẹp, tình yêu, tình nhân, của sự toàn hảo về tinh thần. Hay nói cách khác, hoa
là hiện thân của trạng thái thiên đường trên mặt đất.
2.2.2.1. Thiên đường mà “hoa” gợi nhắc trước hết bao gồm những gì thanh
cao nhất, đẹp đẽ nhất. Trong “Truyện Kiều”, hoa được sử dụng 24/122 lần
<chiếm 19.6%> như một tính từ để chỉ cái cao sang, quyền quý. Những gì xung
quanh Kiều đều nhuốm một màu hoa lệ: trướng hoa, kiệu hoa, thềm hoa:
171. Kiều từ trở gót trướng hoa
2145. Kiệu hoa đặt trước thềm hoa
Hoa đan cài theo bước chân, hoa nhỏ theo giọt lệ của người thục nữ:
634. Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng
Hoa thêu dệt nên lời thề với người tình chung:
701. Thề hoa chưa ráo chén vàng
Mỗi tiếng “hoa” gieo vào câu thơ tựa hồ như một nốt nhạc vang vang xúc
cảm. Mảnh hương nguyền còn đó, phím tơ đàn còn đây, vậy mà lời thề kia đã xa
3
lắm rồi. Một lời thề chưa được đền đáp trọn vẹn! Đó là lời “thề hoa” bởi đằng
sau nó là mối tình thiêng liêng, là khát vọng hạnh phúc mãnh liệt.
2.2.2.2. Trong thiên đường màu nhiệm của cái đẹp đó, có lẽ Nguyễn Du dành
ưu ái nhất cho cái đẹp của người con gái, của tình yêu.
“Người ta là hoa đất”, hơn nữa, người con gái đẹp lại là bông hoa tinh tuý
nhất, ngọt ngào nhất trong vô số các loài hoa của tạo vật. Vì thế, hình ảnh được
đem ra so sánh với hoa mà ta bắt gặp nhiều nhất và cũng là ý nghĩa biểu trưng
chủ yếu của từ “hoa” là hình ảnh người phụ nữ đẹp. Trong 122 trường hợp được
khảo sát có tới 49 trường hợp từ “hoa” quy chiếu đến người con gái đẹp (chiếm
40,2%). Hoa không chỉ làm nổi bật vẻ đẹp ngoại hình kiều diễm:
21. Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
mà còn là một thứ “nước rửa ảnh” làm sáng thêm trí tuệ sắc sảo và tâm hồn

nồng nhiệt của người con gái họ Vương:
497. Hoa hương càng tỏ thức hồng
Đầu mày cuối mắt càng nồng tấm yêu
Thêm vào đó, hoa còn là biểu tượng của tình yêu đôi lứa. Trong “Truyện
Kiều”, dưới nhiều hình thức khác nhau, tình yêu kéo dài từ đầu đến cuối, chập
trùng, đa sắc đa màu với những khuôn mặt điển hình bất hủ, từ mối tình đầu e
ấp, được dệt bởi mộng và thơ:
379. Cách hoa sẽ dắng tiếng vàng
380. Dưới hoa đã thấy có chàng đứng trông
đến mối tình cuối được chắp lại bởi tháng năm nhưng cũng không kém phần
ý vị, đậm đà:
Tình nhân gặp lại tình nhân
3144. Hoa xưa ong cũ mấy phân chung tình
Chính biểu tượng tình yêu đã thổi vào hoa cái thần, cái hồn để làm nên
những câu thơ tuyệt tác:
Trước sau nào thấy bóng người
2748. Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông
Hoa cứ đến mùa hoa nở. Cứ có gió xuân là nó bước vào cuộc sống hội hè.
Hoa cười là cái cử chỉ đẹp nhất của loài hoa vì nó đang sống hết mình với người
bạn xứng đôi – gió xuân. Nhưng đáng thương thay, cái tươi tắn vô tình của hoa
càng khơi gợi sự tàn héo của nỗi người. Vết thương lòng từ sự va chạm trớ trêu
này mà trở nên nhức nhối. Thời gian quá khứ và hiện tại, không gian của ngày
xưa và của hôm nay đã có bao đổi thay khác biệt. Người xưa cũng đã vắng
bóng. Duy nhất không có sự đổi thay là tình yêu thuỷ chung, mãnh liệt của Kim
Trọng.
2.2.2.3. Hoa thường được gán cho thiên tính nữ nên người ta thường liên
tưởng với người con gái đẹp. Nhưng cái tài tình của Nguyễn Du là ở chỗ trong
Truyện Kiều ta còn thấy đối tượng “hoa” ngầm chỉ không phải thuộc phái đẹp,
mà còn có thể thuộc phái “mày râu”:
Nàng rằng khoảng vắng đêm trường

442. Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa
4
Thật bất ngờ đối với người đọc và cơ chế liên tưởng ở đây dường đã đi ra
ngoài khung liên tưởng thông thường [10]. Có thể hình dung ra mô hình liên
tưởng như sau:
Hoa → tình yêu, tình cảm đẹp, cao quý → người yêu, đối tượng có tình cảm
đẹp ấy → Kim Trọng, đối tượng cụ thể.
Hoạt động trên trục liên tưởng lúc này trở nên phức tạp. Câu trên được hiểu
theo nhiều cách:
Vì tình yêu nên phải đánh đường tìm tình yêu
Vì tình yêu nên phải đánh đường tìm người yêu
Vì tình yêu nên phải đánh đường tìm Kim Trọng
Vì Kim Trọng nên phải đánh đường tìm Kim Trọng

Tính chất nên thơ của câu nói sinh ra từ sự trộn lẫn cố ý đối tượng: người yêu
– Kim Trọng với khái niệm trừu tượng bao trùm lên đối tượng: TÌNH YÊU. Trong
khái niệm rộng lớn đó, người yêu như một điểm nhỏ, nhưng sáng lấp lánh, qua
đó phần nào hiểu được tình yêu [10].
Hành động táo bạo của Thuý Kiều chỉ có thể được thể hiện rõ nét qua một cơ
chế liên tưởng đầy phá cách. Với việc đặt những lượng nghĩa khác nhau vào
cùng một vỏ ngữ âm của một từ, người nghệ sĩ đã đưa người đọc đến những
nhận thức cao hơn, phức tạp hơn, và phải hoạt động cùng một lúc trên hai, ba
trục liên tưởng mới hiểu được thơ.
Như vậy, thiên đường mà hoa dệt nên có sắc đẹp toàn mãn, có tình yêu
thanh khiết, có tất cả những gì thanh quý nhất, trong sáng nhất. Hay nói cách
khác, hoa là biểu tượng toàn hảo của cái đẹp. Hoa hướng tới một thế giới đẹp
đẽ, linh thiêng, một thế giới là ước mơ, khát vọng muôn đời của nhân loại. Và
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã chạm được đến ước vọng muôn đời đó.
2.2.3. Hoa – phút giây thoáng chốc
Một thuộc tính nổi bật khác của hoa là tính không bền vững. Hoa mau nở

và nhanh tàn. Cho nên, hoa còn là biểu tượng cho tính phù du của cuộc đời cũng
như đặc tính thoảng qua của cái đẹp, cho những sáng tạo mong manh, ngắn
ngủi, cho một thế giới biểu hiện vô thường. Hay nói cách khác, hoa tự thân nó
đã mang trong mình ý nghĩa tượng trưng về phút giây thoáng chốc. Trong
“Truyện Kiều”, ý nghĩa tượng trưng này được thể hiện một cách tinh tế và sâu
sắc.
Nếu dựa vào tiêu chí [+- nhất thời] thì tất cả các vị từ kết hợp với từ “hoa” có
thể được phân ra thành hai loại: vị từ tính chất và vị từ trạng thái. Vị từ tính
chất là vị từ chỉ những thuộc tính cố hữu, tương đối ổn định của hoa như: trắng,
hồng, thắm, đoan trang, chung tình. Còn vị từ tình trạng lại chỉ những thuộc
tính nhất thời, không ổn định như: tàn, rơi, rụng, dầm dề, tan tác. Ta thấy,
thuộc tính gắn liền với hoa chủ yếu là những thuộc tính [+nhất thời] (chiếm
89,8%), gấp hơn 8 lần những thuộc tính [- nhất thời].
Đi sâu vào từng loại vị từ kết hợp với từ “hoa”, ta thấy xuất hiện với tần số
tương đối cao là các vị từ chỉ báo sự tan vỡ đột ngột, sự ngắn ngủi đầy xót xa:
tàn (4 lần), rụng (3 lần), rơi (2 lần), rũ cánh, lìa cành.
2585. Còn chi nữa, cánh hoa tàn
5

×