Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Gián án Cach phan biet phu am dau LN SX TR CH GiD.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.68 KB, 7 trang )

CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT
I.MỞ ĐẦU
Trong sách báo, trong các văn bản hiện nay, có khá nhiều lỗi chính tả.
Có những lỗi về chữ viết, về chính tả có thể dẫn đến sai khác hẳn về nghĩa và có thể bị phê phán về
quan điểm, về tư tưởng. Trong bài "Quá nhiều lỗi trên báo chí" (NB&CL, số 1994), tác giả Minh
Hiển kể hai chuyện sau: 1."…có lần bản thảo viết "l’amiral" (đô đốc), thợ sắp chữ sắp nhầm là
"l’animal" (con vật), (người sửa bài) không phát hiện được, thế là sự việc thành to chuyện. Cuối
cùng, người sửa bài phải chịu kỉ luật, thay đổi công tác, chuyển sang một nhà in khác. 2. Với câu
"…các nước xã hội chủ nghĩa đó,…" dấu phấy đặt sau chữ đó bị xếp nhầm thành chữ i, khi in ra
thành "…các nước xã hội chủ nghĩa đói…". Có ai đó đã suy diễn ra rằng đây là vấn đề “chính trị”
chứ không chỉ là sự sơ suất! Và người sửa bài cũng đã phải chịu trách nhiệm.
Có khi chỉ vì sai một dấu thanh của một từ, ngã thành hỏi hoặc hỏi thành ngã, mà một bài thơ rất hay
trở nên tầm thường. Có chuyện sau: Khi in bài thơ
"Lên đỉnh Côn Sơn tìm Nguyễn Trãi
Trên đầu xanh ngắt một bầu không
Bàn cờ thế sự quân không động
Mà thấy quanh mình nỗi bão dông"
nhà thơ Khương Hữu Dụng đã từng tìm đến tận nhà in để dặn người xếp chữ đừng xếp nhầm chữ
nỗi thành chữ nổi. Ấy thế nhưng trên tờ lịch ngày 03.4.2002 của nhà xuất bản Văn hoá lại mắc đúng
cái lỗi mà Khương Hữu Dụng đã lo người thợ hiểu nhầm: Mà thấy quanh mình nổi bão dông. Danh
ngữ nỗi bão dông đã chuyển thành động ngữ “nổi bão dông (tùm lum)" trong khi "trên đầu xanh
ngắt một bầu không” tĩnh lặng và "bàn cờ thế sự quân không động".
Vì vậy, mỗi người nên hết sức chú ý tới vấn đề chính tả trong quá trình rèn luyện về tiếng Việt.
Chữ viết do con người tạo ra. Vậy nên chữ viết là quy ước.
Qui tắc chính tả là những qui tắc về sự chuẩn mực trong chữ viết.
Chữ viết là quy ước nên chuẩn mực chính tả cũng là quy ước.
Chữ Việt, còn gọi là chữ quốc ngữ, là loại chữ viết ghi âm. Khi chúng ta nói, mỗi tiếng là một âm
tiết. Chúng ta ghi các âm tiết đó thành chữ viết. Vậy cần biết cấu tạo của âm tiết tiếng Việt. Cách
phát âm giữa các phương ngữ khác nhau. Do vậy, có những biến thể chính tả : cùng một từ nhưng
có hơn một cách viết khác nhau. Như: trau dồi/trau giồi, dòng điện/giòng điện, giành giật/dành
quyền, theo dõi/theo rõi, ròng rọc/dòng rọc, bệnh/bịnh, eo sèo/eo xèo, cúng Giàng/cúng Dàng,


dẫm/giẫm, dây/giây, dò phong lan/giò phong lan…
Khi nói, mỗi tiếng là một âm tiết.
Mỗi âm tiết gồm có ba bộ phận:
Âm tiết = âm đầu – vần – thanh điệu
"thày" = th – ay – (thanh) huyền
"nguyễn" = ng – uyên – (thanh) ngã
"quyệt" = q – uyêt – (thanh) nặng
"khoanh" = kh – oanh – (thanh) ngang
"chả" = ch – a – (thanh) hỏi
"khéo" = kh – eo – (thanh) sắc
Như vậy, những qui tắc chính tả là những qui tắc liên quan đến âm đầu, vần và thanh điệu.
Mỗi vần lại được phân tích thành các thành phần nhỏ hơn:
Vần = âm đệm – âm chính – âm cuối
Ay = ∅ – a – y
Uyên = u – yê – n
Uyêt = u – yê – t
Oanh = o – a – nh
a = ∅ – a
eo = ∅ – e – o
Như vậy, âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối, thanh điệu là những yếu tố có liên quan đến chuẩn
mực chính tả.
Có chữ viết thường, có chữ viết hoa và có chữ viết tắt. Như vậy, viết hoa và viết tắt cũng là những
yếu tố có liên quan đến chuẩn mực chính tả.
Chữ viết ghi âm là thứ chữ viết được xây dựng theo nguyêân tắc ngữ âm học, dùng những con chữ
khác nhau để ghi lại âm vị. Tuy nhiên, không phải có sự tương ứng một – một giữa âm và chữ. Có
những âm vị được ghi bằng nhiều con chữ, như âm vị /k/, tuỳ trường hợp mà ghi bằng c, k hay q.
Có điều, trong tiếng Việt giữa chữ và âm không có sự cách biệt quá xa. Do vậy, chữ Việt là một thứ
chữ dễ viết . Nói chung, nhìn chữ viết một từ là chúng ta biết được ngay cách đọc từ đó.
II.PHỤ ÂM ĐẦU
2.1 Âm đầu bao giờ cũng là phụ âm

(trừ âm tắc thanh hầu ς , hoặc kí hiệu bằng φ cho tiện, mà chúng ta gặp trong các từ bắt đầu bằng
nguyên âm: ăn, eo, yêu, ít, ủng…) . Âm chính bao giờ cũng là nguyên âm. Vì vậy, trước tiên cần biết
về hệ thống phụ âm và nguyên âm tiếng Việt.
Với mục đích thực hành, hệ thống phụ âm tiếng Việt được sắp xếp như bảng I dưới đây.
Bảng I
th
t tr ch c, k, q
ς (âm tắc thanh hầu)
b đ
m n nh ng, ngh
ph x s kh h
v d, gi r g, gh
l
Trong bảng I, các phụ âm trên cùng một hàng có phương thức phát âm giống nhau. Các phụ âm
trên cùng một cột có vị trí của môi hoặc lưỡi giống nhau.
Các âm vị trên cột thứ nhất là các âm môi. Trên cột thứ hai và ba là các âm đầu lưỡi. Các âm vị trên
cột thứ ba là âm quặt (đọc uốn lưỡi), trên cột thứ năm là âm gốc lưỡi…
Những điều trên đây có quan hệ tới một số quy luật chính tả về phụ âm đầu. Trong số này có quy
luật về quá trình phát triển, biến đổi ngữ âm tiếng Việt:
Các từ chuyển đổi dần sang các từ khác có cùng vị trí cấu âm và cùng phương thức phát âm, nghĩa
là đồng chỗ phát âm và đồng cách phát âm.
Những chuyển đổi này liên quan đến những “mẹo" chính tả của chúng ta.
2.2 Có khá nhiều lỗi chính tả về phụ âm đầu
Không có qui tắc chính tả cho từng phụ âm đầu. Muốn biết chính xác từng từ cụ thể, bạn cần tra
những từ điển chính tả có uy tín do Viện Ngôn ngữ học, Trung tâm Từ điển học… biên soạn ( GS
Hoàng Phê, GS Đào Thản… chủ biên). Ngay cả những từ điển khác cũng gặp những lỗi về chính tả,
trong đó có lỗi về phụ âm đầu.
Ví dụ :
"Hóc xương gà, xa cành khế" (Đại từ điển tiếng Việt, tr. 695)
Đúng ra phải là: "Hóc xương gà, sa cành khế"

Tuy nhiên, có một số mẹo chính tả giúp chúng ta tự kiểm tra và rèn luyện về chính tả.
(Những mẹo này dựa theo quyển Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt và chữa lỗi chính tả của GS
Phan Ngọc).
2.3 Một số mẹo về phụ âm đầu
Phân biệt L/ N
Mẹo 1: L đứng trước âm đệm nhưng N lại không đứng trước âm đệm.
Nghĩa là: chữ N không bao giờ đứng trước một vần bắt đầu bằng oa, oă, uâ, oe,
uê, uy, chỉ có chữ L đứng trước những chữ ấy.
chói loà, loá mắt, loã xoã, loạc choạc, loan báo, loãng, một loáng, loạng choạng, loè
loẹt, luân phiên, luỹ tre, liên luỵ, luyến tiếc…
Về mặt láy âm, L và N đối lập nhau. L láy âm rộng rãi nhất. N không láy âm với
âm đầu nào khác, chỉ điệp âm đầu mà thôi. Cũng không có hiện tượng L láy âm
với N.
Mẹo 2: Gặp một từ láy mà hai âm đầu đọc giống nhau, không rõ là l hay n, thì chúng
hoặc cùng là l hoặc cùng là n. Biết một từ sẽ suy ra từ kia.
L láy với rất nhiều âm đầu khác nhau và l đứng ở vị trí thứ nhất . Còn n thì
không .
no nê, nao núng, nợ nần, náo nức, nườm nượp, nỗi niềm, nương náu, nô nức…
lo lắng, lặn lội, lăm le, lơ lửng, lao lưng, lanh lẹn, lanh lợi, lành lặn…
Mẹo 3: Gặp một chữ mà không phân biệt được là l hay n thì nếu có thể tạo ra một từ
láy không điệp âm đầu mà từ ấy đứng trước, thì từ ấy phải là l.
lệt bệt, lùng bùng, lõm bõm, lạch bạch, lang bang, lúng búng, lăng băng…
lò cò, la cà, lấc cấc, lỉnh kỉnh…liu hiu, lúi húi, loay hoay…, lổ đổ, lộp độp, lẻo đẻo,
lẹt đẹt, linh đình, lận đận…, lai dai, lở dở… lanh chanh, lần chần…
le te, lon ton… lầm rầm, lỏn rỏn, líu ríu…lớ vớ, lởn vởn…lảm nhảm, lổn nhổn, lùng
nhùng… lừng khừng, lênh khênh, lọm khọm…láo quáo, loăng quăng, luýnh quýnh…,
lơ ngơ, lêu nghêu, loằng ngoằng
Mẹo 4 (về từ láy âm mà n/l đứng ở vị trí thứ hai):
Với n, chỉ có hai kiểu láy gi – n ( gian nan, gieo neo, giẫy nẩy… ) và φ - n ( ảo não,
ăn năn, áy náy…). Ngoại lệ: khúm núm, khệ nệ

Với l, các phụ âm đầu còn lại: khệ nệ, khoác lác, khét lẹt…, bông lông, bảng lảng…,
chói lọi, cheo leo, chìm lỉm…
Có khoảng 40 từ đồng nghĩa chỉ khác nhau âm đầu l/nh.
Lài/nhài, lanh/nhanh, lăm le/nhăm nhe, chuột nhắt/chuột lắt, lấp láy/nhấp nháy, lỡ
làng/nhỡ nhàng, lời/nhời, lẽ/nhẽ, lố lăng/nhố nhăng, lợt lạt/nhợt nhạt, lấp láy/nhấp
nháy…
Mẹo 5: Có rất nhiều từ gần nghĩa cùng vần và chỉ khác nhau phụ âm đầu : n/đ, n/k.
Nấy/đấy, nạo/cạo, kẹp/nẹp, cạy/nạy
Lưu ý:
+ Những từ chỉ trỏ viết với n: nầy, này, ni, nọ, nớ, nào, nẫy, nó.
+ Những từ chỉ sự ẩn nấp viết với n: nấp, náu, né, nép, nương.
Phân biệt TR/CH
Mẹo 1: Tr không thể đứng trước trong những chữ có vần oa, oă, oe, uê.
choáng mắt, ôm choàng, loắt choắt, chim chích choè, nông choèn choẹt…
Mẹo 2: Gặp từ Hán- Việt mà ta không phân biệt được tr/ch, nhưng nếu từ ấy viết với
dấu nặng hay huyền thì chữ ấy là TR.
Trà (chè), trình, trừ phi (chừa ra), trị giá, thổ trạch, trịch thượng, tiền trạm, trào lưu, trù bị,
trừng phạt…
Mẹo 3: Không bao giờ TR láy âm với CH. Gặp từ láy loại này thì đó là điệp âm đầu,
hoặc TR hoặc CH. Ít từ láy tr – tr . Nhiều từ láy Ch – Ch, (khoảng 180 từ).
Mẹo 4: Nếu một chữ có thể tạo nên một từ láy âm không điệp âm đầu, đó là một chữ
với ch, chứ không phải với tr.
Chênh hênh, châng hẩng, chò hõ, chành bành, chẹp bẹp, chèo queo, chạu bạu, chàng màng,
chểnh mảng, chênh vênh, chán vạn, chờn vờn, chán ngán, chồng ngồng, chộn rộn, chàng
ràng…
Ngoại lệ: trọc lóc, trót lọt, trẹt lét, trụi lũi.
Mẹo 5: Nếu một chữ có hai hình thức, một hình thức với gi còn hình thức kia không
rõ là ch, hay tr, thì đó là hình thức với tr.
trời/giời, tro/gi, trầu/giầu, trồng/giồng, trăng/giăng, trề môi/giề môi, trùn/giun, tráo
trở/giáo giở

Mẹo từ vựng :
Những chữ chỉ quan hệ gia đình đều viết với Ch,: cha, chồng, chàng, cháu, chắt,
chút,..
Những đồ dùng trong nhà nông dân đều viết với Ch,: chày giã gạo, chõng tre,
chiếu, chảo…
Người nói theo phương ngữ Bắc Bộ không phân biệt được ch/tr, hai từ chống và trống đều
phát âm như nhau. Do vậy dễ dẫn đến sự hiểu lầm những thành ngữ, tục ngữ. Có chuyện
sau: Chiều 16.5.99, trên đài truyền hình trung ương, nhạc sĩ HK giới thiệu về chèo, ông nói:
nếu hát chèo có dở nhưng nếu có tiếng trống đệm hay, thì sẽ cứu vãn được cho ca sĩ. Đó là
vụng chèo khéo trống. (dẫn theo VN, 04.7.99). Giải thích như vậy không đứng vững được vì
Nam Bộ có hát chèo đâu mà thành ngữ này vẫn dùng rất phổ biến.
Thực ra ai cũng hiểu thành ngữ đúng phải là vụng chèo khéo chống. Chèo, chống liên quan
đến mái chèo và cây sào, nghĩa đen của thành ngữ này nói về chuyện đi lại trên sông nước,
còn nghĩa bóng lại là "làm thì dở, kém nhưng lại khéo biện bạch, chống chế".
Tuy nhiên, một thành ngữ hay tục ngữ trong quá trình sử dụng nhiều khi được biến đổi theo
kiểu “từ nguyên dân gian" cho phù hợp, thích hợp với những ngành nghề, những công việc
nhất định. Vì vậy, quả là trong ngành biểu diễn người ta hay nói vụng chèo khéo trống. Thế
là thành ngữ vụng chèo khéo chống có một biến thể mới. Con đường hình thành nhiều biến
thể của một tục ngữ, thành ngữ phải chăng là như vậy ? Cứ lối giải thích này, với thành ngữ
trên người ta có thể "sáng tác" ra những biến thể mới: Vụng trèo (cây) nhưng khéo chống
(thang), vụng trèo (cột mỡ) nhưng khéo trống (đánh trống để cổ vũ)!!
Phân biệt S/X
Mẹo 1) S không đi với các vần bắt đầu bằng oa, oă, oe, uê. Ngoại lệ: soát lại, rà soát
Mẹo 2) Láy điệp âm đầu:
S: sắc sảo, suy suyển, sờ soạng, sồ sề, sục sạo, sung sướng, sỗ sàng,…
X: xao xuyến, xôn xao, xàm xỡ, xanh xao, xì xào, xí xoá, xấp xỉ, xoèn xoẹt…
X láy được với những chữ âm đầu khác, còn S thì không .
Liểng xiểng, loăn xoăn, loà xoà, lộn xộn,…
Bung xung, bờm xơm, bụng xụng,…
Xoi mói, xích mích,…

Ngoại lệ: lụp sụp/lụp xụp, đồ sộ, sáng láng.
Nhận xét: Có một số chữ, s có thể thay thế bằng một từ đồng nghĩa có âm đầu là l:
lạp (bạch lạp)/sáp, liên/sen, lực /sức, (đầu) lâu/sọ
3) Mẹo từ vựng :
Các tên thức ăn, đồ dùng trong việc ăn uống thường là X : xôi, xốt vang, xá xíu, xúc xích,
cái xanh, cái xoong, lạp xường, xiên nướng thịt…
Còn lại, các danh từ phần lớn viết S:
Người : nguyên soái, sứ thần, sư, sãi,
Hiện tượng tự nhiên : sao, suối, hòn sỏi, giọt sương,
Đồ vật: song cửa, cái sọt, cái sườn, sợi dây, súc vải, cái siêu thuốc…
Cây cối: cây sen, cây sim,
Động vật: cá sấu, con sò, con sên, con sóc, con sếu, …
[Ngoại lệ: Mùa xuân đi xuồng gỗ xoan mang xoài đến xã, đổi xẻng ở xưởng để đem
đến trạm xá, và xương, xe]
Những chữ chỉ hơi đi ra viết với X: xì, xỉu, xuỳ, xọp, xẹp
Những chữ chỉ nghĩa sụp xuống viết với S: sa cơ thất thế, sẩy chân, sặc sụa, sút
kém…
Những chữ về công cụ ngữ pháp viết với S mà không với X: sự, sẽ, song le, sẵn,
sắp,…
Phân biệt Gi/D
Gi không đứng trước các vần bắt đầu bằng oa, oă, uâ, oe, uê, uy.
Trái lại, D thì có thể .
Hậu duệ, doãng ra, doạ nạt, doanh trại, duyệt binh…
Trong từ Hán Việt :
D đi với dấu ngã, nặng ( mẹo "dưỡng dục"):
diễn viên, hấp dẫn, bình dị, mậu dịch, tiêu diệt, kì diệu, dĩnh ngộ, dũng cảm, thảo dã,
dược phẩm, can dự, dĩ nhiên, hãnh diện, nhật dạ,…
Gi đi với dấu sắc, hỏi (mẹo "giảm giá"):
giải thích, can gián, giảng giải, giá cả, giám sát, giới thiệu, giáp trụ, tam giác, giản
lược, giả định, giá thú,…

Mẹo "già giang": một từ Hán Việt có dấu huyền hay không dấu khi có nguyên âm a sẽ
viết với Gi.
Gian xảo, giao chiến, giai nhân, tăng gia, gia nhân, "Già giang một lão một trai" (tả
việc nha lại gông Vương Ông và Vương Quan, Truyện Kiều)
Mẹo "di dân": một từ Hán Việt có dấu huyền hay không dấu khi có nguyên âm khác a
sẽ viết với D.
Di dân, du dương, tuổi dần, do thám, dương liễu, dư dật, thung dung, dung nha,
phiêu diêu,
LÁY:
Gi, D, đều có thể điệp âm đầu [ngoại lệ :giậm doạ]
Giặc giã, giây giướng, giẹo giọ, giệch giạc, gióng giả, giấm giúi,…
Dai dẳng, dài dặc, dãi dầu, dan díu, dạn dầy, dạn dĩ, dào dạt, dầm dề,..
Gi không láy với l, nhưng D, thì có thể :
Lai dai, líu díu, lở dở, lâm dâm…
QUAN HỆ NGUỒN GỐC :
Mẹo "Giao tranh cho tôi cầm": những chữ có Gi có cùng nguồn gốc với những
chữ có gi/ tr/ ch/ t / c
giềng mối, giường mối, giẫm chân, giập đầu…
trả-giả, giáo giở- tráo trở…
giặm/chêm, giằng gịt/chằng chịt, giẽ lúa/chẽ lúa…
ngày giỗ/ngày kị, gian nhà/căn nhà, giải giáp/cởi giáp,
Mẹo "Dặn đến nhà thương": những chữ có D có cùng nguồn gốc với những chữ
có d/ đ / nh / th
dùng/dụng, dễ dàng/ dị, dời chỗ/di chuyển, ngao du/ dạo chơi,
dứt / đứt, con dao/ thanh đao, đầy đặn/ dầy dặn,..
dử/nhử, một dúm/ một nhúm,..dư/thừa
Phân biệt R với Gi và D
R, cũng giống như Gi, không đứng trước các vần bắt đầu bằng oa, oă, uâ, oe, uê, uy.
Không có chữ Hán Việt nào đi với R. Nhưng vẫn có một số từ điển viết lầm.
LÁY ÂM:

×