Về bài viết: “Lời bình của thi hào Nguyễn Du trong Hoa nguyên thi
thảo” của PGS.TS. Nguyễn Đăng Na
Nguyễn Đình Phức
Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 03 (397), ra tháng 3 năm 2005, có đăng bài “Lời bình của thi hào Nguyễn Du
trong Hoa Nguyên thi thảo” của PGS.TS. Nguyễn Đăng Na, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Khi bài nghiên cứu của Phó giáo sư đến tay cơng chúng, thì người viết này đang dốc hết tâm trí của mình để
hồn thành luận án Tiến sĩ Ngữ văn tại Đại học Nam Kinh, Trung Quốc, nên khơng có dịp bái đọc.Sau khi về
nước, với mục đích cập nhật thơng tin, bù đắp lỗ hổng kiến thức chuyên ngành, chúng tôi đã dành nhiều thời
gian cho việc đọc, nhất là đọc các cơng trình, bài báo liên quan đến những vấn đề mà chúng tôi quan tâm, và
bài báo khoa học nói trên là một trong số đó.
Ngay từ những năm nửa cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX, khi giảng dạy tại khoa Ngữ văn và Báo chí, Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh, chúng tơi đã có bản khắc mộc Hoa Nguyên thi thảo trong tay. Chỉ có
điều bản khắc ấy là bản khơng đầy đủ, có nhiều trang đầu bị rách, mất, bản này do thư viện Viện Khoa học Xã hội
Tp. Hồ Chí Minh cất giữ, mang ký hiệu HNv.245. Nhận thức được giá trị phê bình của bản khắc Hoa Nguyên thi thảo,
đặc biệt là giá trị giao lưu văn hóa Việt - Trung của tập thơ, nên ngay từ những năm đầu thế kỷ XXI, chúng tơi đã dày
cơng sưu tầm để có được bản khắc hoàn chỉnh và dự định chọn làm đề án tốt nghiệp bậc Thạc sỹ tại Đại học Nam
Kinh(Trung Quốc). Dự định trên có sự chuẩn bị chín muồi, nhưng không thể thực hiện bởi sự chuyển hướng đề tài
từ phía Giáo sư hướng dẫn, nên đành tạm gác những điều bấy lâu ơm ấp trong lịng, nhưng vẫn hy vọng có dịp đem
tâm huyết của mình thỉnh giáo bậc thức giả.
Mùa xuân 2005, vì chọn Lịch đại thi tuyển 歷代詩選 của Nguyễn Miên Thẩm làm đề tài tốt nghiệp, nên Gia
Địnhtam gia trong đó có Lê Quang Định nghiễm nhiên nằm trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi. Để thuận lợi
cho việc nghiên cứu, chúng tôi đã đem Cấn Trai thi tập 艮齋詩集 của Trịnh Hoài Đức, Thập Anh đường thi tập 拾英
堂詩集 của Ngô Nhân Tĩnh và Hoa Nguyên thi thảo của Lê Quang Định, chỉnh lý trực tiếp trên văn bản chữ Hán.
Trong văn bản chỉnh lý này, quan điểm của chúng tơi có nhiều chỗ không thống nhất với quan điểm của PGS.TS.
Nguyễn Đăng Na, nay xin tạm nêu ra đây, mong được bậc thức giả chỉ giáo.
Bài viết của PGS.TS. Nguyễn Đăng Na phân thành hai mục lớn, trong đó mục I lại phân thành nhiều mục
nhỏ. Để tiện cho việc theo dõi và đưa ra ý kiến góp ý, ở đây chúng tơi giữ ngun cách phân mục của tác giả bài
viết.
I. Vài nét về tập thơ mà Nguyễn Tố Như có lời bình
1. Nhan đề sách
Ở mục này, chúng tơi xin góp ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất, về văn bản Hoa Nguyên thi thảo, PGS.TS Nguyễn Đăng Nasử dụng bản mộc khắc do Cấn Trai
đường khắc in tháng mạnh xuân, năm Minh Mệnh thứ 3 (1822). Bản này hiện lưu giữ tại Thư viện Viện Nghiên
cứu Hán Nôm, Hà Nội, mang ký hiệu A.779bis, ký hiệu này thuộc phần sau của sách Thập Anh đường thi tập, bản
mang số ký hiệu A.779. Theo hiểu biết của chúng tôi, bản khắc của Cấn Trai đường vào năm Minh Mệnh thứ 3
(1822), có lẽ là bản khắc duy nhất của Hoa Nguyên thi thảo, vì bản A.779bis qua so sánh với bản khắc HNv.245
cất giữ tại Thư viện Khoa học xã hội Tp. Hồ Chí Minh cũng thuộc hệ thống truyền bản như nhau. Bản A.779bis
được PGS.TS. Nguyễn Đăng Namô tả hết sức tỉ mỉ, nhưng tiếc là chưa cung cấp nguồn gốc bản khắc và thơng tin
về tình hình cất giữ của văn bản, dẫn đến độc giả khơng khỏi khơng có nghi ngờ về tính xác thực của văn bản.
Thứ hai, hồn tồn khơng tồn tại thuyết có ba người cùng tên hiệu Cấn Trai là Lê Cấn Trai 黎艮齋, Trịnh
Cấn Trai 鄭艮齋 và Cấn Trai 艮齋 như PGS.TS. Nguyễn Đăng Naquan niệm. Người thứ nhất, Trịnh Cấn Trai, tức
Trịnh Hoài Đức, thành viên của Bình Dương thi xã, trường hợp này khơng có gì cần bàn. Người thứ hai, Cấn Trai,
tức tên người xuất hiện trong đề bài của bài thơ thứ 35 Hựu thứ Cấn Trai vận 又次艮齋韻(Lại họa theo vần của
Cấn Trai) thuộc tập thơ. Ở đây PGS.TS. Nguyễn Đăng Nacho rằng có sự phân biệt rõ ràng giữa Cấn Trai và Trịnh
Cấn Trai trong cả Hoa Nguyên thi thảo và Thập Anh đường thi tập của Ngô Nhân Tĩnh. Từ cơ sở trên tác giả đi đến
kết luận, Cấn Trai và Trịnh Cấn Trai không phải là một người, đồng thời đưa ra phán đoán, Cấn Trai thứ hai này có thể
là Lễ bộ Thiêm sự cầu phong phó sứ Lê Chính Lộ 黎正路. Quan điểm của chúng tôi cho rằng: trước tiên nhân vật
Cấn Trai thứ hai này hồn tồn khơng phải Lê Chính Lộ; thứ nữa, Cấn Trai và Trịnh Cấn Trai cũng không phải hai
người, mà là duy nhất Trịnh Hồi Đức thơi. Ở đây chúng tôi xin nêu một số chứng cứ như sau:
Bài thơ thứ 35 Hựu thứ Cấn Trai vận trong Hoa Nguyên thi thảo chép:
“Nhất phiến tinh tra vạn lý san,
Càn khôn vô xứ bất vi nhàn.
Dao khuynh quỳ ảnh du Yên bích,
Nhạ đái hà hương nhập Sở quan.
Phong vi thạch lựu nhiên cựu tẫn,
Vũ liên tương trúc tẩy dư san.
Chu trung thứ đệ diên bồ ẩm,
Bất tại triều ban diệc sứ ban”.
一片星槎萬里山,乾坤無處不為閑。
遙傾葵影遊燕壁,惹帶荷香入楚關。
風為石榴然舊燼,雨憐湘竹洗餘潸。
舟中次第筵蒲飲,不在朝班亦使班。
Bài thơ này thực ra là bài họa của bài Chu trung đoan dương 舟中端陽(Tết đoan dương ở trên thuyền) chép
trong Cấn Trai quan quang tập 艮齋觀光集 của Trịnh Hoài Đức.Để độc giả thấy rõ quan hệ mật thiết giữa hai bài,
nay xin tiện chép ra đây:
Lộ cùng lục thủy phục thanh san,
Chung giác càn khôn thị đại nhàn.
Kim cổ hốt phùng nhân cạnh độ,
Bình bồng thượng xướng ngã Dương Quan.
Hà phong chẩm giác thanh hương quá,
Mai vũ bồng đầu bạch đả san.
Niệm thiết thái hòa xu tiến nhật,
Xương bồ hiến thọ xuất triều ban(1).
路窮綠水復青山,終覺乾坤是大閑。
金鼓忽逢人競渡,萍蓬尚唱我陽關。
荷風枕角清香過,梅雨篷頭白打潸。
念切太和趨進日,菖蒲獻壽出朝班。
Hai bài thơ trên không chỉ giống nhau ở việc vận dụng một số ý tượng thơ như san, càn khôn, hà hương,
vũ, xương bồ,… điểm nổi bật cịn ở hệ thống gieo vần, đó là các chữ “san”, “nhàn”, “quan”, “san”, “ban”. Như vậy,
hai bài thơ có phải là bài họa của nhau khơng thì đã rõ. Ngoài chứng cứ trên đây, trong Thập Anh đường thi tập
của Ngơ Nhân Tĩnh cịn có ba bài thơ có tựa đề như sau: 1. Trịnh Cấn Trai thứ lạp ông tam thập vận 鄭艮齋次笠
翁三十韻; 2. Bộ Cấn Trai bích đầu cúc nguyên vận 步艮齋並頭菊原韻; 3. Bộ Cấn Trai vọng Tấn Trai nguyên vận
步艮齋望晉齋原韻. Ba bài thơ trên đây thực ra đều do Ngô Nhân Tĩnh họa thơ của Trịnh Hồi Đức, với thứ tự các
bài: 1. Đơng nguyệt do Quảng Đơng thủy trình vãng Quảng tây tỉnh, hội thỉnh phong sứ, thủ lộ tiến kinh đạo trung
ngâm, đồng Ngơ, Hồng lưỡng phó sứ thứ lạp ơng tam thập vận 冬月由廣東水程往廣西省,會請封使,取路進京,道
中吟,同吳黃兩副使次笠翁三十韻 chép trong Cấn Trai quan quang tập 艮齋觀光集;.2. Bính đầu cúc 並頭菊 chép trong
Cấn Trai thối thực truy biên 艮齋退食追编 . (Quế Lâm đông nhật vọng thỉnh phong chánh sứ Lê Quang Định Binh
bộ thượng thư 桂林冬日望請封正使黎光定兵部尚書 chép trong Cấn Trai quan quang tập.
Như vậy, Cấn Trai tức Trịnh Cấn Trai, vấn đề đã rõ. Còn Cấn Trai thứ ba, PGS.TS. Nguyễn Đăng Na cho
rằng, đó là Lê Cấn Trai, người khắc in và giữ bản quyền Hoa Nguyên thi thảo. Cái nhìn của chúng tôi về vấn đề
này cũng không đồng quan điểm, ở đây, khơng có người nào là Lê Cấn Trai cả, tên Lê Cấn Trai mà PGS.TS.
Nguyễn Đăng Nanói đến thực chất là do tác giả hiểu sai văn bản mà ra. Vấn đề này, chúng tơi xin trình bày kỹ ở
phần sau.
Thứ ba, liên quan đến năm khắc in của Thập Anh đường thi tập, PGS.TS. Nguyễn Đăng Naviết: “Qua lời
tựa, ta chỉ biết, tác phẩm được in sớm nhất vào năm hoàn thành bài tựa cuối cùng, năm Gia Long thứ 10 (1811)”.
Phán đoán trên đây của PGS.TS. Nguyễn Đăng Nahồn tồn khơng có căn cứ, vì khơng thể dựa vào năm hồn
thành của bài tựa cuối cùng để suy ra năm khắc in của văn bản, nhất là trong bài tựa này hồn tồn khơng để cập
đến vấn đề khắc in. Về hệ thống truyền bản của Thập Anh đường thi tập, theo chúng tôi được biết, bản khắc in ký
hiệu A.779 do Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm lưu giữ, cũng là bản được PGS.TS. Nguyễn Đăng Na sử dụng
để nghiên cứu là truyền bản duy nhất của Thập Anh đường thi tập hiện cịn, nhưng bản này hiện đã mất bìa, nội
dung sách lại khơng đề cập đến bất cứ khía cạnh nào liên quan đến thời điểm khắc in, nên không thể dựa vào đó
để tìm ra năm khắc in của nó. Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiện lưu giữ bản khắc gỗ Cấn Trai thi tập 艮齋
詩集 của Trịnh Hồi Đức, ký hiệu A.1392, trong đó ở giữa sách, phía sau Cấn Trai quan quang tập và Cấn Trai
khả dĩ tập 艮齋可以集, có một bìa sách mang tên Thập Anh thi tập và một mục lục của Thập Anh đường thi tập
xếp sau mục lục của Cấn Trai thi tập và Hoa Ngun thi thảo. Bìa sách nói trên, hàng ngang trên cùng khắc 7 chữ
theo thứ tự từ phải sang trái “Minh Mệnh tam niên mạnh xuân thuyên” 明命三年孟春鐫, nghĩa là “khắc in tháng
giêng năm Minh Mạng thứ 3 (1822)”; ba cột dọc gồm tên tập thơ “Thập Anh thi tập” 拾英詩集 được khắc chữ to ở
giữa; hai cột bên chữ nhỏ hơn, gồm “Ngô” 吳(bên phải) và “Cấn Trai tàng bản” 艮齋藏本(bên trái). Phần mục lục
ngoài cho biết thứ tự trước sau của ba bài tựa, còn cho biết tổng số bài thơ có trong tập là 187 bài, trong đó ngũ
luật 44 bài, thất tuyệt 27 bài và thất luật 116 bài. Bản khắc A.1392 còn lưu một bìa sách mang tên Gia Định tam
gia thi 嘉定三家詩 và một bài Gia Định tam gia thi tự 嘉定三家詩序 của Trịnh Hồi Đức.Bìa sách gồm một hàng
ngang, 3 cột dọc. Hàng ngang trên cùng khắc từ phải sang trái 8 chữ “Minh Mệnh tam niên mạnh xuân cát nhật”明
命三年孟春吉日, nghĩa là “khắc in ngày lành tháng giêng năm Minh Mạng thứ 3 (1822)”; ba cột dọc gồm, cột giữa
(chữ to): “Gia Định tam gia thi”嘉定三家詩; hai cột bên chữ nhỏ hơn, gồm “Trịnh Lê Ngô tam gia thi hợp thuyên” 鄭
黎吳三家詩合鐫(bên phải) và “Cấn Trai tàng bản”艮齋藏本 (bên trái). Theo Gia Định tam gia thi tự của Trịnh Hồi
Đức, thơ của Ngơ Nhân Tĩnh và Lê Quang Định khi đến tay ông đã thất lạc rất nhiều (do con trai của Ngô Nhân
Tĩnh và Lê Quang Định dâng và xin khắc in), trăm chỉ còn mười, với mục đích giữ gìn tư liệu, noi gương cho con
cháu, ơng đã đem Hoa Nguyên thi thảo và Thập Anh đường thi tập in vào phía sau ba tập thơ đã khắc và lưu
truyền trong thiên hạ của mình, lấy tên chung là Gia Định tam gia thi. Bài tựa do Trịnh Hoài Đức viết vào tháng
trọng hạ (tháng 5) năm Minh Mệnh thứ 3, sau khi việc khắc mộc Gia Định tam gia thi được hồn thành. Như vậy
có thể khẳng định rằng, hồn tồn khơng có việc Thập Anh đường thi tập khắc in vào năm Gia Long thứ 10 (1811)
và cả trước khi Trịnh Hoài Đức đem tập thơ này thu vào Gia Định tam gia thi vào tháng trọng xuân năm Minh
Mệnh thứ 3 (1822).
Hoa Nguyên thi thảo và Thập Anh đường thi tập lần đầu tiên được thu vào Gia Định tam gia thi, thứ tự mục
lục xếp theo Cấn Trai thi tập, Hoa Nguyên thi thảo, Thập Anh đường thi tập đã nêu ở trên chắc chắn cũng chính là
mục lục của Gia Định tam gia thi. Nhưng bản khắc A.779 có phải là bản khắc được khắc in năm Minh Mệnh thứ 3
(1822) hay không vẫn là vấn đề cần bàn. Thập Anh đường thi tập bản A.779 theo khảo sát hiện có 182 bài thơ,
trong đó ngũ luật 41 bài, thất tuyệt 27 bài, thất luật 114 bài. Như vậy so với phần mục lục của bản khắc năm Minh
Mệnh thứ ba, số lượng bài thơ vẫn ít hơn 5 bài, trong đó ngũ luật ít hơn 3 bài, thất luật ít hơn 2 bài. Nhưng bản
A.779 đồng thời xuất hiện tình trạng mất trang, tình trạng này xuất hiện ở bài thơ thứ 22 thuộc chùm thơ Áo Mơn
lữ ngụ xn hịa đường thư hoài 澳門旅寓春和堂書懷, bài này làm theo thể thất luật 56 chữ, nhưng văn bản chỉ
còn 20 chữ, sau đó qua trang khác và bắt đầu với 2 bài ngũ luật 40 chữ là Thi 詩 và Họa 畫. Vì sao có hiện tượng
mất trang, hiện tại chưa rõ, nhưng theo suy đoán của chúng tơi, số lượng 5 bài thơ thiếu nói trên chính nằm trong
khoảng giữa của bài 22 và bài ngũ luật Thi nói trên, số trang bị mất là 2 trang, tức một tờ a và b. Sở dĩ chúng tơi
có sự phán đốn nói trên là vì: thứ nhất, Áo Mơn lữ ngụ xn hồ đường thư hồi là chùm thơ thất luật, từ 20 chữ
còn lại của bài 22 cũng có thể khẳng định đó là một bài viết theo thể thức này; thứ hai, bài 22 là một bài thơ thất
luật, bài Thi lại là một bài thơ ngũ luật, số bài mà bản A.779 thiếu chính thuộc hai thể thức nói trên; thứ ba, mỗi
trang khắc của bản A.779 gồm 9 cột dọc, mỗi cột khắc được 20 chữ, như vậy mỗi bài thất luật thông thường
chiếm 4 cột (cột 1 khắc tên bài thơ; cột 2 và 3 mỗi cột khắc 20 chữ, cột 4 khắc 16 chữ), bài ngũ luật chiếm 3 cột
(cột 1 khắc tên bài thơ; cột 2 và 3 mỗi cột khắc 20 chữ). Với 2 trang bị mất, chúng ta có tổng cộng 18 cột, 18 cột
này có lẽ được phân bố theo thứ tự sau: cột 1 và 2, khắc tiếp 36 chữ còn lại của bài thơ 22; cột 3,4 và 5, khắc tiếp
bài thơ thứ 23 nằm trong chùm thơ Áo Mơn lữ ngụ xn hịa đường thư hoài; cột 7,8,9 và 10, dành cho bài thơ
thất luật tiếp theo; 9 cột còn lại dùng cho 3 bài ngũ luật cịn lại. Những phỏng đốn trên đây nếu được thực chứng,
chúng ta có thể khẳng định bản A.779 chính là bản nằm trong Gia Định tam gia thi, bản được khắc in năm Minh
Mệnh thứ 3 (1822).
2. Bìa
Ở phần này, khi miêu tả phần bìa của Hoa Nguyên thi thảo, PGS.TS. Nguyễn Đăng Naviết: “Bìa trong cấu trúc
theo kiểu một hàng ngang, ba cột dọc”, “ba cột dọc gồm, cột giữa (chữ to): ‘Hoa Nguyên thi thảo’ (tên tác phẩm); hai cột
bên (chữ nhỏ) là ‘Lê’ (bên phải), ‘Cấn Trai tàng bản’ (bên trái)”.
Chúng ta đều biết, cách trình bày ba cột dọc trên bìa sách là cách thường thấy nhất ở sách cổ chữ Hán;
trong đó cột giữa chuyên khắc tên sách; cột bên phải chuyên khắc tên tác giả, người biên soạn hoặc người tuyển
tập; và cột bên trái chuyên khắc tên người khắc in hoặc nơi tàng trữ bản sách. Có thể thấy, mỗi cột trong ba cột
đều có chức năng riêng và khơng có việc đảo lộn giữa chúng. Như vậy, việc đem chữ “Lê” ở cột bên phải đọc liền
với “Cấn Trai tàng bản” ở cột bên trái và cho rằng có một “Lê Cấn Trai, người khắc in và giữ bản quyền Hoa
Nguyên thi thảo” như ở phần trên là hồn tồn khơng có cơ sở và khơng phù hợp với thực tế.
Ở phần này PGS.TS. Nguyễn Đăng Nacũng viết: “Bìa ngồi đã mất, chỉ cịn bìa trong”. Lại nói: “Mặt hai
của tờ bìa trong bị mất nên khơng rõ người khắc in đã thơng báo những gì”. Căn cứ bản mộc khắc Cấn Trai
thi tập, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm tàng trữ, ký hiệu A.1392, phần sau của văn bản này khắc in bài
Gia Định tam gia thi tự của Trịnh Hồi Đức, trong đó có đoạn viết: “Ngô thị tam tập, nghiệp dĩ tử hành, toại
xuyết tuyên Hoa Nguyên, Thập Anh nhị tập ư kỳ thứ, tổng nhan viết Gia Định tam gia thi(2)” (吾是參集,業已梓
行,遂綴鐫《華原》、《拾英》二集於其次,總顏曰《嘉定三家詩》). Nghĩa là: “Ba tập thơ này của tôi đã khắc in
và lưu hành trong thiên hạ từ lâu, bèn khắc tiếp hai tập Hoa Nguyên và Thập Anh vào phía sau, lấy tên chung
là Gia Định tam gia thi. Bản A.1392, ngồi bìa của Cấn Trai thi tập khắc in tháng trọng xn năm Gia Long
thứ 18 cịn có hai bìa khác, một của Gia Định tam gia thi, một của Thập Anh đường thi tập, cả hai đều có
cùng thời điểm khắc in là tháng mạnh xuân năm Minh Mệnh thứ 3 (1822).
Căn cứ vào yếu tố trên đây, có thể đưa ra phán đoán như sau: thứ nhất, Gia Định tam gia thi là tổng tập
thơ, trong đó các bộ phận có thời điểm khắc mộc khơng đồng bộ. Cụ thể là, Cấn Trai thi tập được khắc vào năm
Gia Long thứ 18, Hoa Nguyên thi thảo, Thập Anh đường thi tập được khắc năm Minh Mệnh thứ 3. Thứ hai, hình
thức trình bày của Gia Định tam gia thi, dựa theo tài liệu mà bản khắc Cấn Trai thi tập, ký hiệu A.1392 cung cấp,
có thể phán đốn thứ tự của Gia Định tam gia thi như sau:
Bìa:(xem phần trên)
(Mục lục:
2.1. Cấn Trai thi tập toàn biên mục lục 艮齋詩集全編目錄: Ngồi lời tựa Nguyễn Định Cát, Ngơ Thời Vị và
Cao Huy Diệu ở đầu, bài tự ở phần cuối, thứ tự tập thơ được xếp như sau:
-Thoái thực truy biên thi, gồm 127 bài thơ.
-Quan Quang tập thi, gồm 152 bài thơ
-Khả dĩ tập thi, gồm 48 bài thơ.
2.2. Hoa Nguyên thi thảo mục lục 華原詩草目錄: Ngoài 77 bài thơ cịn có bài tựa của Lê Bá, tức Thanh Hoa Lê
Lương Thận, giữ chức Hàn lâm viện Chế cáo viết vào tháng 8 năm Gia Long thứ 6 (1807).
2.3. Thập Anh đường thi tập mục lục 拾英堂詩集目錄: Ngoài 187 bài thơ cịn có ba bài tựa của Trần Tuấn
Viễn, Nguyễn Địch Cát và Bùi Dương Lịch được khắc in ở phần đầu.
(Lời tựa:
Do Trịnh Hoài Đức viết vào tháng trọng hạ (tháng 5) năm Minh Mệnh thứ 3, sau khi việc khắc mộc Gia Định
tam gia thi được hoàn thành. Bài tựa dùng thể chữ lệ, có lẽ được khắc theo bút tích của Trịnh Hồi Đức.
(Bìa của các tập thơ:
Gồm 3 bìa, được khắc in một mặt, có hình thức 1 hàng ngang và ba cột dọc giống nhau đặt trước mỗi tập.
4.1. Bìa của Cấn Trai thi tập:
Hàng ngang trên cùng khắc từ phải sang trái 8 chữ “Gia Long thập bát niên trọng xuân thuyên”嘉隆十八年仲
春鐫. Nghĩa là “khắc in tháng 2 năm Gia Long thứ 18 (1819); ba cột dọc gồm, cột giữa (chữ to): “Cấn Trai thi tập”
艮齋詩集(tên tập thơ); hai cột bên chữ nhỏ hơn, gồm “Trịnh” 鄭 (bên phải) và “bổn trai tàng bản” 本齋藏本 (bên
trái), nghĩa là “Cấn Trai đường khắc in và tàng bản”.
4.2. Bìa của Hoa Nguyên thi thảo: (xem phần trên)
4.3. Bìa của Thập Anh đường thi tập:(xem phần trên)
Căn cứ vào thứ tự và cách trình bày bìa của các tập thơ trong Gia Định tam gia thi đã nêu trên đây, một lần
nữa khẳng định cách hiểu “Lê Cấn Trai, người khắc in và giữ bản quyền Hoa Nguyên thi thảo” là không phù hợp
thực tế. Cũng cho thấy rõ rằng, tờ bìa của Hoa Nguyên thi thảo hiện cịn là tờ bìa đầy đủ (tờ bìa này khơng in mặt
sau) và duy nhất (khơng có bìa ngồi).
3. Bài tựa
Phần này, ngoài những lỗi do hiểu sai văn bản ở phần trên dẫn đến, chúng tơi xin góp ý và bổ sung hai điểm như
sau:
Thứ nhất, PGS.TS. Nguyễn Đăng Nadựa vào thời điểm “sau ngày rằm tháng 8, năm Đinh Mão, niên hiệu
Gia Long thứ sáu” tức thời điểm hoàn thành bài tựa do Lê Lương Thận viết cho Hoa Nguyên thi thảo và chỉ ra
rằng “thời điểm hoàn thành Hoa Nguyên thi thảo là mùa thu sau rằm tháng 8 năm 1807.
Về vấn đề này, chúng tôi cho rằng, không thể đồng nhất thời điểm hoàn thành bài tựa với thời điểm hồn
thành của sách. Vì Hoa Ngun thi thảo khơng phải chờ đến Lê Lương Thận viết xong bài tựa mới coi là hồn
thành. Nói như thế có nghĩa, mốc hồn thành của Hoa Ngun thi thảo khơng có liên quan gì đến thời điểm hồn
thành bài tựa.
Chúng ta đều biết, bài thơ cuối cùng Khốc tiên phần 哭先墳(Khóc mộ cha mẹ) trong Hoa Nguyên thi thảo
viết vào tháng 6 năm Giáp Tý (1804), nhưng tờ 1a trang đầu lại ghi: “Khâm mệnh chánh sứ Binh bộ Thượng thư
Lê Tri Chỉ, Tấn Trai phủ tập” (欽命正使兵部尚書黎知止晉齋甫輯). Ở đây chữ “tập”輯 hồn tồn khơng mang ý
nghĩa “viết” như tác giả dịch trong bài, mà nó có nghĩa “thu lượm” “biên tập” các bài thơ này từ thi cảo có thể là
lộn xộn của mình. Chữ “tập” được dùng cũng cho chúng ta biết Hoa Nguyên thi thảo được định cảo do chính tay
tác giả tập thơ, điều này có sự khác biệt rõ rệt so với việc chữ “thảo” 草 được dùng trong Thập Anh đường thi
tập. Như vậy, thời điểm hồn thành của Hoa Ngun thi thảo có thể định ở khoảng thời gian từ năm Gia Long
thứ 3 (1804) đến năm Gia Long thứ 6 (1807), trước thời điểm Lê Lương Thận viết bài tựa.
Thứ hai, liên quan đến tiểu sử Lê Lương Thận, ngoài những điều đã được PGS.TS Nguyễn Đăng Nacung
cấp, chúng tơi cịn muốn bổ sung một số yếu tố như sau: Lê Lương Thận, hiệu Hy Triết 希哲, tháng giêng năm Gia
Long thứ 5 (1806) lãnh Hàn lâm viện Chế cáo 翰林院制誥, tước Thận Huy bá 慎徽伯. Ông từng cùng Nguyễn Du tham
gia hiệu duyệt Hoa Trình thi tập 華程詩集(3) của Nguyễn Địch Cát, lại cùng Ngơ Nhân Tĩnh khảo cứu sách Hồng Việt
nhất thống dư địa chí 皇越一統輿地志 của Lê Quang Định.
4. Nội dung
Ở phần này, có ba vấn đề cần bàn. Thứ nhất, nên hiểu như thế nào về 4 chữ “hậu đầu bình phong” trong
phần tự chú của bài Khốc tiên phần 哭先墳 (ở đây PGS.TS. Nguyễn Đăng Na đọc chữ “khốc”哭 thành “khấp”泣)?
Khốc tiên phần là bài thơ cuối cùng, cũng là bài thơ duy nhất trong Hoa Nguyên thi thảo khơng được tác giả viết
trong hành trình đi sứ. Dưới tựa đề bài thơ có lời chú rằng: “Giáp Tý quý hạ nguyệt, phó Quảng Nghĩa phủ, tỉnh
song thân mộ, khốc, đề ư hậu đầu bình phong” “甲子季夏月,赴廣義府,省雙親墓,哭題于後頭屏風 ”. Đoạn này
được PGS.TS. Nguyễn Đăng Nadịch là: “Tháng cuối hạ năm Giáp Tý (1804), đến phủ Quảng Ngãi thăm mộ song
thân; khóc, đề bài thơ này vào cuối sách và đầu bình phong”. “Đề bài thơ này vào cuối sách và đầu bình phong” là
như thế nào? Có thể thấy rõ, lời dịch ở đây hoàn toàn đi xa so với ngun văn. “Hậu đầu bình phong” thực ra
khơng có gì phức tạp, nó đơn giản chỉ là tấm bình phong ở sau mộ mà thôi. Theo hiểu biết của chúng tôi, mộ của
người xưa, nhất là mộ của những gia đình quyền q, ln xây dựng theo kiến trúc bao quanh, trong đó ngồi
bình phong là phần trước bia mộ, cịn có bình phong thấp hơn ở phần sau, trên đó cả mặt trước mặt sau đều có
khơng gian nhất định dùng cho việc khắc hoặc viết chữ. Tác giả Lê Quang Định sau một thời gian dài đi sứ cầu
phong và chuẩn bị lễ sắc phong tại Hà Nội, sau khi hồi kinh, năm sau mới có dịp đến thăm mộ song thân, cảm khái
về thời gian, cảm khái về vận hội tươi đẹp của đất nước, cảm khái về hiện thực đau đớn trước mắt, song thân đã
nằm dưới mồ khơng cịn dịp chứng kiến cuộc sống mới, khơng có dịp tận hưởng sự báo đáp của đứa con thành
đạt. Tất cả những yếu tố trên tạo nên cảm xúc dâng trào nơi nhà thơ, nhà thơ đã khóc và đề bài thơ này ở “hậu
đầu bình phong” tức “bình phong phía sau mộ”.
Thứ hai, Ngơ Lễ Khê 吳澧溪, người có lời bình trong Hoa Ngun thi thảo, không phải là Ngô Nhân Tĩnh. Ở
phần này PGS.TS. Nguyễn Đăng Naviết: “Ngô Lễ Khê là ai? Chúng tôi phỏng đốn rằng, ơng có thể là thành viên
trong sứ đồn đi cầu phong năm 1802. Nếu vậy, phải chăng là Ngô Nhân Tĩnh?”. Sau câu này, PGS.TS Nguyễn
Đăng Nađi phủ nhận thuyết của Trần Văn Giáp cho Ngô Nhân Tĩnh là người Quảng Đông và đi đến kết luận rằng:
“Vậy, Ngô Nhân Tĩnh gốc người Triết Giang, huyện Sơn Âm. Đấy là người thứ nhất bình thơ Lê Quang Định: Lễ
Khê Ngơ Nhân Tĩnh (?).” Có thể nói, phán đốn trên đây hồn tồn mang tính võ đốn, vì đầu tiên Ngơ Nhân Tĩnh
khơng hề có tên, chức tước gì liên quan đến hai chữ “Lễ Khê”, thứ nữa không thể chỉ thông qua việc khảo sát quê
quán của Ngô Nhân Tĩnh mà đưa đến kết luận Ngô Nhân Tĩnh là Ngô Lễ Khê (tất nhiên tác giả dường như khơng
có ý như thế, chỉ do vơ tình dẫn đến ngộ nhận mà thơi), dù rằng khảo sát này (khảo sát về quê quán của Ngô
Nhân Tĩnh) là có lý.
Liên quan đến nhân vật Ngơ Lễ Khê, chúng tơi cho rằng, đó chính là sĩ Ngơ Thời Vị, một người nổi tiếng trên
văn đàn đầu thế kỷ XIX. Ngô Thời Vị trong bài bạt viết cho Cấn Trai thi tập của Trịnh Hoài Đức tự xưng là “Lại bộ
Tham tri Lễ Khê hầu Ngô Thời Vị thư”吏部參知澧溪侯吳時位書. Nghĩa là “Ngô Thời Vị giữ chức Tham tri bộ Lại,
tước Lễ Khê hầu viết”. Như vậy, Ngô Lễ Khê khơng phải là thành viên trong sứ đồn đi cầu phong năm 1802 và
cũng không phải là Ngô Nhân Tĩnh.
5. Tác giả
Ở phần này, có ba vấn đề cần bàn:
Thứ nhất, ở phần này PGS.TS. Nguyễn Đăng Naviết: “Khi đi sứ, Lê Quang Định từ hàm Tham tri Bộ Binh
được thăng Thượng thư Bộ Binh và Chánh sứ. Sau khi đi sứ về, Lê Quang Định thôi hàm Thượng thư, nhận lại
chức cũ, làm việc tại Viện Hàn lâm”.
Liên quan đến công việc mà Lê Quang Định đảm nhiệm sau khi hồn thành việc đi sứ, sách Đại Nam Chính
biên liệt truyện sơ tập 大南正編列傳初集, quyển 11 Lê Quang Định truyện 黎光定傳 chép:“Tam niên xuân, bái giao
lễ thành, hoàn bộ vụ như cố. Ngũ niên, phụng sắc tu Đại Việt nhất thống dư địa chí,… thư thành dĩ tiến, Đế gia
tưởng chi. Bát niên, cải thụ Hộ bộ Thượng thư, kiêm quản Khâm thiên giám sự vụ.(4)” (三年春,拜交禮成,還部務如
故.五年,奉敕修《大越一統輿地志》…書成以進,帝嘉獎之.八年,改授戶部尚書,兼管欽天監事務.) Nghĩa là: “(Gia
Long) năm thứ 3 (1804), lễ bang giao hoàn tất, (Định) trở về làm công việc ở Bộ như cũ. Năm thứ 5 (1806), phụng
chỉ biên soạn sách Đại Việt nhất thống dư địa chí,…sách xong dâng vua, được vua khen. Năm thứ tám (1809),
chuyển sang nhận chức Thượng thư Bộ Hộ, kiêm trông coi việc ở Khâm Thiên giám”. Sách Đại Nam chính biên
thực lục đệ nhất kỷ 大 南 正 編 實 錄 第 一 紀 quyển 39 chép: “(Gia Long bát niên) thập nhất nguyệt,…dĩ Binh bộ
Thượng thư Lê Quang Định vi Hộ bộ Thượng thư(5)”. [(嘉隆八年)十一月,…以兵部尚書黎光定為戶部尚書] Nghĩa
là: “Tháng 11 năm Gia Long thứ 8,… chuyển Binh bộ Thượng thư Lê Quang Định sang giữ chức Thượng thư bộ
Hộ.” Trong Tiến thư biểu 進書表 (Biểu dâng sách) do Lê Quang Định viết ngày 20 tháng 11 năm Gia Long thứ 5
(1806), ông viết: “Binh bộ Thượng thư Mẫn Chính hầu, thần Lê Quang Định khể thủ đốn thủ cẩn tấu vi cung phụng
hội tập Nhất thống dư địa chí, thư thành khâm tiến sự.(6)” (兵部尚書敏政侯,臣黎光定稽首頓首謹奏為奉彙集《一
統輿地志》,書成欽進事). Nghĩa là: “Bề tơi là Thượng thư bộ Binh, Mẫn Chính hầu Lê Quang Định, kính cẩn cúi
đầu tâu việc dâng bộ sách Nhất thống dư địa chí vừa biên soạn xong”.
Những dẫn chứng nêu trên có thể khẳng định, hồn tồn khơng có việc Lê Quang Định quay về nhậm chức
tại Viện Hàn lâm, mà ngược lại, ông vẫn tiếp tục giữ chức Binh bộ Thượng thư cho đến tháng 11 năm Gia Long
thứ 8 (1809) thời điểm mà ơng có quyết định thuyên chuyển sang giữ chức Thượng thư Bộ Hộ. Ở đây cũng cần
nói thêm, Hàn lâm viện Chế cáo là chức quan đầu tiên khi Lê Quang Định cùng Trịnh Hồi Đức, Ngơ Nhân Tĩnh
quy phụ Nguyễn Ánh, sau đó ơng thứ tự kinh qua các chức Điền tuấn 田畯(quan khuyên dân làm ruộng), Đông
cung Thị giảng 東宮侍講, Binh bộ Hữu Tham tri 兵部右參知, Hiệp trấn Thanh Hoa 清華協鎮 và trước khi đi sứ
thăng hàm Binh bộ Thượng thư. Như vậy, sẽ khơng bao giờ có việc một Thượng thư bộ Binh quay về chức Hàn
lâm viện Chế cáo, nhất là khi ông ta lại lập công to từ sau lần đi sứ cầu phong và chu tất hoàn thành lễ tấn phong
tại Thăng Long.
Thứ hai, về quê quán của Lê Quang Định, PGS.TS. Nguyễn Đăng Naviết: “Trần Văn Giáp viết, ông ‘người
làng Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên’. Nhưng. trong bài Khấp tiên phần, Lê Quang Định cho biết phần mộ song thân
của ông đều nằm ở Quảng Ngãi. Vậy Lê Quang Định là người Thừa Thiên hay Quảng Ngãi ? Hoặc giả, ông là
người Thừa Thiên, nhưng cha mẹ di cư tới Quảng Ngãi và mất tại đó chăng?”
Đầu tiên cần nói rằng, cũng như việc cho Ngơ Nhân Tĩnh là người Quảng Đông, thuyết Lê Quang Định là
người Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên đều có nguồn gốc từ sách Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập, Trần Văn Giáp
thực ra cũng chỉ là người nhắc lại mà thôi. Liên quan đến song thân của Lê Quang Định, Lê Quang Định truyện
trong Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập, quyển 11 cũng chép: “Lê Quang Định… Thừa Thiên Phú Vinh nhân.
Phụ Sách, vi Trà Bồng nguyên thủ ngự, tuất ư quan.(7)”(黎光定…承天富榮人,父策,為沱蓬源守禦,卒於官.) Nghĩa là
“Lê Quang Định,…người huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Cha tên Sách, giữ chức Thủ ngự tại phân thủ đầu
nguồn Trà Bồng (nay là huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi), chết khi đương chức”. Về thân mẫu của Lê Quang Định,
có nhiều khả năng bà mất trước chồng mình. Vì nếu bà mất sau chồng, thì chưa chắc bà đã lưu lại Trà Bồng sau
khi chồng bà mất cho đến chết. Như vậy, vấn đề quê quán của Lê Quang Định trước mắt vẫn phải theo quan điểm
của Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập.
Thứ ba, ở phần này PGS.TS. Nguyễn Đăng Na viết: “Trong 14 tháng đi sứ, Lê Quang Định đã sáng tác 75
bài thơ; sau phụ thêm bài Khóc mộ cha mẹ, rồi đặt tên cho toàn tập là Hoa Nguyên thi thảo”. Theo mục lục của
Gia Định tam gia thi, Hoa Nguyên thi thảo có tổng cộng 77 bài thơ, trong đó ngũ luật 7 bài, thất tuyệt 9 bài, thất
luật 61 bài. Từ bản A.779 bis, chúng tôi thống kê được 75 bài thơ, trong đó ngũ luật 7 bài, thất tuyệt 5 bài, thất luật
63 bài, đồng với lượng thơ mà PGS.TS. Nguyễn Đăng Na đã thống kê (con số 75 bài thơ được PGS.TS. Nguyễn
Đăng Na nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần). Như vậy, có thể thấy đoạn viết trên đây là hồn tồn có vấn đề. Về số bài
thơ trong tập là 77 và 75, theo chúng tôi nên định ở con số 75, sở dĩ có số bài thơ lên tới 77 là do người biên soạn hoặc
người khắc in đã đem 2 bài thất luật đếm thành 4 bài thất tuyệt mà thôi.
II. Nội dung Nguyễn Tố Như bình thơ
Ở phần này chỉ xin nêu hai ý nhỏ:
Thứ nhất, trong Hoa Nguyên thi thảo tổng cộng có 65 lời bình, trong đó 33 lời của Nguyễn Du và 32 lời của
Ngô Thời Vị. Ở đây, PGS.TS. Nguyễn Đăng Natrích dịch và phân tích khơng nhiều, nhưng vẫn xuất hiện một số
chỗ lời bình của Nguyễn Tố Như và Ngơ Lễ Khê bị hiểu sai. Ví dụ: Bài Đăng Hoàng Hạc lâu tác 登 黃 鶴 樓 作 ,
Nguyễn Du bình viết: “Thơi Hạo thi thành, hậu nhân đáo thử cánh đạo bất đắc. Thử cú tòng Trần Trung cấu xuất
tân tứ, khả dĩ vịnh Hoàng Hạc hĩ” (崔灝詩成,後人到此竟道不得.此句從陳中構出新思,可以詠黃鶴矣). PGS.TS.
Nguyễn Đăng Nađem dấu chấm sau “cánh đạo bất đắc” dời đến sau hai chữ “thử cú” và dịch là “Thôi Hạo thơ
thành, hậu nhân đến đây không viết được một câu nào bằng. Từ Trần Trung tạo ra tứ lạ, mới có thể vịnh được
Hồng Hạc”. PGS.TS. Nguyễn Đăng Nalại bình thêm: “Thơi Hạo đề thơ lầu Hoàng Hạc, các thi nhân đời sau tới
đây đành gác bút. Vậy mà, Quang Định vẫn có thơ. Phải chăng ông như Trần Trung, tạo ra tứ mới, thơ Hoàng
Hạc lâu lại tiếp tục tuôn trào”. Ở đây, vấn đề chủ yếu liên quan đến Trần Trung, để hiểu rõ lời bình của Nguyễn Du,
cần làm rõ Trần Trung là ai và sự kiện liên quan của ông ta với bài thơ này. Trần Trung tức Trần Phù 陳孚 (12401303), một nhà thơ đời Nguyên, từng đi sứ Việt Nam, tự Cương Trung 剛中, hiệu Hốt Trai 笏齋. Tác phẩm có Quan
quang cảo 觀光稿, Giao Châu cảo 交州稿, Ngọc đường cảo 玉堂稿…Bài thơ Đăng Hồng Hạc lâu 登黃鶴樓 của ơng
viết:
Hồng Hạc lâu tiền mộc diệp hoàng,
Bạch vân phi tận ngạn mang mang.
Lỗ thanh diêu nguyệt quy Vu Hiệp,
Đăng ảnh tùy triều quá Hán Dương.
Dữu lệnh hữu trần ô hàn giản,
Nỉ sinh vô thổ cái văn chương.
Lan can không hữu đương niên liễu,
Lưu dữ hành nhân thuyết Vũ Xương.(8)
黃鶴樓前木葉黃,白雲飛盡岸茫茫.
櫓聲搖月歸巫峽,燈影隨潮過漢陽.
庾令有塵污汗簡,禰生無土蓋文章.
欄干空有當年柳,留與行人說武昌.
Bài Đăng Hoàng Hạc lâu tác của Lê Quang Định viết:
Hoàng Hạc lâu đầu tượng ngoại khoan,
Hán Dương thành quách nhiễu tình lan.
Lữ tiên t hậu trùng lai yểu,
Thơi Hạo thi thành tái họa nan.
Trần mộng vị tỉnh thanh thảo bạn,
Hương tâm mỗi ký bạch vân đoan.
Hàn phi tích cổ viêm tưu viễn,
Nhân cảnh tao phùng hữu thử quan.
黃鶴樓頭象外寬, 漢陽城郭遶晴瀾.
呂仙醉後重來杳, 崔灝詩成再和難.
塵夢未醒青草畔, 鄉心每寄白雲端.
翰飛跡古炎陬遠, 人景遭逢有此觀.
So sánh câu đầu của hai bài, đặc biệt là câu đầu, chúng ta khơng khó để phát hiện ra sự giống nhau giữa
chúng về ý pháp cũng như cú pháp. Hai câu đầu trong thơ của Trần Cương Trung viết:
Trước lầu Hoàng Hạc lá cây nhuộm sắc vàng,
Mây trắng bay hết chỉ cịn bờ sơng xa tắp.
Hai câu trong thơ của Lê Quang Định viết:
Trước lầu Hoàng Hạc cảnh vật thơng thống,
Thành Hán Dương được bao quanh bởi lớp sóng xa.
Nhưng khởi điểm giống nhau này khơng lặp ở những câu sau, sự chuyển hướng của ý cũng như tượng thơ
đã bắt đầu ở câu thứ hai, và đó cũng là lý do để Nguyễn Du viết: “Thử cú tòng Trần Trung cấu xuất tân tứ”. Ở đây,
nếu chỉ căn cứ vào lời dịch, chúng ta sẽ thấy tác giả dịch không sai, nhưng nếu đọc thêm lời bình ở dưới, chúng ta
sẽ phát hiện ngay ra vấn đề trong cách hiểu của tác giả. Với lời bình trên đây, theo chúng tơi nên dịch là: “ Hồng
Hạc lâu của Thơi Hạo viết thành, người đời sau đến đây đành gác bút, khơng cịn ai viết được hay như thế nữa.
Bài này xuất phát từ câu thơ của Trần Trung, lại tạo ra được ý lạ, xứng đáng là một bài thơ vịnh lầu Hoàng Hạc
vậy”.
Thứ hai, vẫn ở bài Đăng Hồng Hạc lâu tác, Ngơ Thời Vị bình bằng 8 chữ “tiêmtân, chỉnh hạ, trực
khanđường phiên” (尖新整暇,直瞰唐藩).Ở đây, PGS.TS. Nguyễn Đăng Nađem 8 chữ này ngắt thành “tiêm, tân,
chỉnh, hạ, trực khán đường phiên” và dịch là “sắc nhọn, mới lạ, chỉnh chu nhàn nhã; nhìn xa tới tận phên giậu”. Ở
đây, cách hiểu của chúng tơi có nhiều điểm khơng thống nhất với PGS.TS. Nguyễn Đăng Na.
Trước hết, “tiêm tân”, “chỉnh hạ” là hai thuật ngữ phê bình, khơng nên tách chúng thành bốn khái niệm khác
nhau. Về thuật ngữ “tiêm tân”, Hán ngữ Đại từ điển 漢語大辭典 giải thích: “Tiêm tân, do như tân dĩnh, tân kỳ”.(尖新,
猶如新穎,新奇). Nghĩa là: “Tiêm tân, cũng như nói mới mẻ, mới lạ vậy.) Ví dụ, điệu Nội gia Kiều 內家嬌 trongĐơn
Hồng khúc tử từ 敦煌曲子詞 có câu: “Thiện biệt cung thương, năng điều ti trúc, ca lệnh tiêm tân”. (善別宮商,能調
絲竹,歌令尖新). Nghĩa là: “Năng biệt cung thương, giỏi điều tơ trúc, ca khúc hết sức tân kỳ”. Sách Quy tiềm chí 歸
潛志 của Lưu Kỳ 劉祁 đời Nguyên chép: “(Lưu Huân) bình sinh thi thậm đa, đại khái tiêm tân, trường ư thuộc đối”.
[(劉勳)平生詩甚多,大概尖新,長於屬對]. Nghĩa là: “Bình sinh Lưu Huân làm thơ rất nhiều, nói chung phong cách
mới mẻ, mạnh nơi đối trượng”.
Hai chữ “chỉnh hạ” lần đầu xuất hiện trong Tả truyện 左傳. Sách Tả truyện năm Thành Công thứ 16 chép lời
của bề tôi Loan Châm tâu với Tấn Lệ công rằng: “Nhật thần chi sứ ư sở dã, Tử Trọng vấn tấn quốc chi dũng, thần
đối viết: ‘hiếu dĩ chúng chỉnh’. Viết: ‘Hựu như hà?” Thần đối viết: ‘hiếu dĩ hạ’”. (日臣之使於楚也,子重問晉國之勇,臣
對曰: ‘好以眾整’.曰: ‘又如何?’臣對曰: ‘好以暇’”). Nghĩa là: “Ngày trước khi thần đi sứ nước Sở, tướng Sở là Tử
Trọng có hỏi thần về uy dũng của nước Tấn, thần trả lời rằng: ‘Thích qn đơng và kỷ luật nghiêm chỉnh’. Lại hỏi
‘cịn gì nữa?’ Thần trả lời: ‘Thích lối xử sự thong dong tự tại, khơng hề có câu thúc’.” Từ hai chữ “chỉnh” “ hạ” trên,
người đời sau thường dùng chúng để hình dung trạng thái vừa nghiêm chỉnh có đầu có cuối, lại vừa thong dong
tự tại.Sách Tuế Hàn đường thi thoại 歲寒堂詩話 của Trương Giới 張戒 đời Tống viết: “‘Tiêu tiêu mã minh, du du
bái tinh.’ Dĩ ‘tiêu tiêu’, ‘du du’ tự, nhi xuất sư chỉnh hạ chi tình trạng, uyển tại mục tiền(9)”. (“‘蕭蕭馬鳴,悠悠旆旌.’以
‘蕭蕭’、‘悠悠’字,而出師整暇之情狀,宛在目前”). Nghĩa là: “Tiếng ngựa hý lanh lảnh, cờ xí bay phấp phới.’ Chỉ với ‘tiêu
tiêu’, ‘du du’, mà cảnh xuất quân vừa tề chỉnh trang nghiêm vừa thung dung tự tại như hiện ra trước mắt”. “Chỉnh hạ”
dùng với tư cách một khái niệm phê bình, cũng mang ý nghĩa tương đương, tức sự nghiêm chỉnh cẩn trọng và thong
dong tự tại được tạo nên từ chính chỉnh thể của tác phẩm.
Về 4 chữ “trực khán đường phiên”, ở đây “đường phiên” không thể hiểu đơn thuần là phên giậu, “phiên” có
nghĩa là bờ rào, nhưng “đường” thì hồn tồn khơng có nghĩa nào liên quan đến bờ rào. Thế nên “đường” nên hiểu là
nhà Đường và “Đường phiên” có nghĩa là “phên giậu đời Đường”, cũng tức chỉ thơ Đường. Kết hợp những yếu tố trình
bày trên đây, lời bình của Ngơ Lễ Khê có thể dịch như sau: “Mới mẻ tân kỳ, chỉnh nghiêm tự tại, nắm bắt được cái hồn
của thơ Đường”.
Trên đây là một số quan điểm của chúng tôi xoay quanh bài viết của PGS.TS. Nguyễn Đăng Na, do khả
năng hiểu biết có hạn, tất yếu khơng tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý từ các bậc cao minh. Về
giá trị của những lời bình của Nguyễn Du trong Hoa Nguyên thi thảo, đây là một vấn đề lớn và hết sức phức tạp,
liên quan rất nhiều đến vốn kiến thức cũng như quá trình phát triển của lịch sử phê bình văn học Việt Nam nói chung và
bình điểm thơ ca ở Việt Nam nói riêng, chúng tơi xin trình bày vấn đề này ở một bài viết khác.
Chú thích:
(1) Trịnh Hồi Đức: Cấn Trai thi tập 艮齋詩集, bản khắc năm Gia Long thứ 18 (1819), Thư viện Viện Nghiên cứu
Hán Nôm, ký hiệu A.1392.
(2) Trịnh Hoài Đức: Gia Định tam gia thi tập tự 嘉定三家詩集序, Cấn Trai thi tập 艮齋詩集, bản khắc năm Gia Long
thứ 18 (1819), Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A.1392.
(3) Nguyễn Địch Cát: Hoa trình thi tập 華程詩集, bản viết tay, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A.2530.
(4) Nguyễn Trọng Hợp…: Đại Nam liệt truyện chính biên sơ tập 大南列傳正編初集, bản khắc năm Thành Thái thứ
nhất (1889), Đông Kinh (Tokyo),1962.
(5) Trương Đăng Quế…, Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ 大南實錄正編第二紀, bản khắc in năm Tự Đức thứ
17 (1864).
(6) Lê Quang Định: Nhất thống dư địa chí 一统舆地志, bản viết tay, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm lưu
giữ, ký hiệu A.67/1-3.
(7) Nguyễn Trọng Hợp…: Đại Nam liệt truyện chính biên sơ tập 大南列傳正編初集, bản khắc năm Thành Thái thứ
nhất (1889), Đông Kinh (Tokyo), 1962.
(8) Lý Viễn Nguyên…: Hoàng Hạc lâu thi từ khúc tuyển 黃鶴樓詩詞曲選, Vũ Hán xuất bản xã, 1989, tr.114-115.
(9) Lịch đại thi thoại tục biên 歷代詩話續編, Đinh Phúc Bảo 丁福保 biên tập, Trung Hoa thư cục,1997, quyển
thượng./.