Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bài giảng Nhà văn Nguyễn Thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.31 KB, 9 trang )

Nhà văn - Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi
PGS.TS. Tôn Phương Lan
Phòng Văn học Việt Nam đương đại


1. Bốn mươi năm về trước, trong cuộc Tổng tấn
công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân, Nguyễn Thi
đi theo một cánh quân đánh vào Sài gòn với hy vọng
là để lấy thêm tài liệu cho mấy cuốn tiểu thuyết còn
dang dở. Cũng không loại trừ miền đất ấy đã ghi dấu nhiều kỷ niệm của đời ông, nơi lúc
bấy giờ đứa con gái mà ông chưa biết mặt đang sống. Sáu năm ở chiến trường Nam bộ
vào thời kỳ cuộc chiến tranh đang diễn ra đầy cam go đó, với Nguyễn Thi lại là quãng
thời gian ông thực hiện được nhiều nhất cho những dự định về nghề nghiệp. Nhưng ông
đã không trở về. Ông đã ngã xuống ở ngay cửa ngõ thành phố trong một cuộc chiến đấu
không cân sức...
2. Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Thi được mở đầu bằng giải thưởng văn học
Cửu Long năm 1951 cho tập thơ Hương đồng nội với bút danh Nguyễn Ngọc Tấn. Cho
đến nay hầu như rất ít người biết đến thơ ông, có thể vì chất lượng nghệ thuật của nó.
Nhưng cũng vào thời điểm đó ông bắt đầu chuyển sang viết văn xuôi và càng ngày ông
càng nghiệm ra rằng mọi thành quả của lao động, ý nghĩa của cuộc đời ông chỉ thật sự có
khi ông gắn mình với cuộc sống của nhân dân và chiến sỹ. Năm 1954, tập kết ra Bắc và
trước khi trở lại chiến trường miền Nam năm 1962, ông có hai tập truyện ngắn Trăng
sáng và Đôi bạn.
Cũng như mọi tác phẩm văn học khác ra đời vào thời điểm bấy giờ, hai tập truyện
ngắn Trăng sáng và Đôi bạn đã nhập vào dòng chảy chung của văn học hướng về cuộc
đấu tranh thống nhất đất nước. Tình cảm đối với quê hương trong tấm lòng của những
người con miền Nam tập kết và của chính những người dân miền Bắc là một thứ tình cảm
đặc biệt, là động cơ cho mỗi người trong công việc hàng ngày đã được ông thể hiện khá
tinh tế trong các truyện như Quê hương, Đôi bạn, Xuống núi... Đó là một thứ tình cảm
thiêng liêng, chi phối mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của xã hội lúc bấy giờ. Dưới nét
bút "ký họa" của ông, bức tranh cuộc sống miền Bắc đã góp phần tạo lòng tin cho con


người vào tương lai phía trước: đó là tâm thế của những con người được sống trong hoàn
cảnh không bị o ép, được cách mạng giải phóng và tự giải phóng mình ra khỏi những ràng
buộc do thói quen sinh hoạt lâu trong chế độ cũ. Những truyện ngắn thời kỳ này của
Nguyễn Ngọc Tấn có thể nói như một sự tìm đường cho ngòi bút của mình. Mặc dù cốt
truyện còn đơn giản, tình huống truyện chưa có sự đặc sắc nhưng ở đây, mạch văn của
ông đã thể hiện sắc thái trữ tình đậm nét. Cả trong hai tập Trăng sáng và Đôi bạn, dẫu
cùng nằm trong tình hình chung của truyện ngắn miền Bắc thời kỳ này là còn sơ lược,
một chiều thì Nguyễn Ngọc Tấn ít nhiều vẫn bộc lộ năng lực của một cây bút truyện ngắn
qua một số truyện. Tính "mơ hồ" trong cách gọi tên nhân vật, trong việc thể hiện tâm lý
của cô gái nông thôn trẻ có chồng hy sinh đã mấy năm giờ đang có một cuộc sống mới
nơi công trường, đang có tình cảm với một chàng trai quê xa, với nỗi chộn rộn náo nức
của kẻ đang yêu không thể giấu, lại không hẳn đã quên hình ảnh người chồng cũ, là
những phác thảo tâm lý khá tinh tế của ông trong truyện ngắn Đôi bạn. Câu chuyện tình
cảm riêng tư trong truyện Quê hương được "thuật lại" từ một điểm nhìn tự phát: đó là câu
chuyện giữa hai người phụ nữ không có tên riêng mà nhân vật "tôi" nghe được một cách
tình cờ trên một chuyến xe khách từ Hà Nội vào giới tuyến Vĩnh Linh. Từ điểm nhìn đó,
việc lồng ghép và gắn kết một cách hợp lý các mối tình cảm riêng chung, đặc biệt là tình
cảm đối với quê hương, ý thức trách nhiệm đối với cuộc đấu tranh thống nhất đất nước đã
được ông thể hiện khá đặc sắc. Chủ đề hướng về miền Nam ruột thịt còn được thể hiện
trong một số truyện ngắn khác như Trăng sáng, Mặt trận, Món quà tết. Thời kỳ này cách
mạng miền Nam đang chịu những tổn thất nặng nề do sự trả thù những người kháng chiến
cũ của Mỹ - Diệm. Truyện ngắn Im lặng của ông viết về một người bộ đội miền Nam
phát bệnh điên khi nghe tin vợ con ở quê nhà đã bị kẻ thù sát hại, phần nào cũng nói lên
sự nhận thức buổi đầu của ông về tính chất khốc liệt trong cuộc chiến đấu không cân sức
để bảo vệ bản thân và bảo vệ thành quả của cuộc kháng chiến ở miền Nam. Đây là một sự
nhận thức không dễ nhận được sự đồng thuận của nhiều người nhưng với Nguyễn Ngọc
Tấn thì đây là một sự mở đầu và điều đó càng biểu hiện rõ hơn trong ý thức nghệ thuật
của ông sau khi trở lại chiến trường miền Nam: mặc dù văn mạch trữ tình đã trở thành
chủ đạo trong nhiều truyện ngắn và tùy bút nhưng chính sự nhận thức này đã quy định
tính nghiêm nhặt trong bút pháp hiện thực trong Ở xã Trung Nghiã và một số ghi chép

khác. Đó là lý do khiến cho mặc dù sống và làm việc trong điều kiện hết sức gian khổ ở
chiến trường lúc bấy giờ, với bút danh mới: Nguyễn Thi, ông vẫn ghi được hàng ngàn
trang tư liệu và viết được một số tác phẩm đặc sắc về cuộc sống và con người miền Nam
trong một thời kỳ lịch sử cam go. Những gì còn lại trong di cảo của Nguyễn Thi đã thể
hiện sức thanh xuân của một ngòi bút giàu tiềm năng sáng tạo.
3. Trong thời gian sống ở chiến trường Nguyễn Thi là một trong những người chịu
trách nhiệm tổ chức tờ Văn nghệ Quân giải phóng và bản thân ông cũng là một cây bút
chủ lực của tờ báo này. Ông quan niệm nhà văn cũng như văn chương là phải phục vụ
cho sự nghiệp cách mạng. Cho nên ông đã làm tất cả những gì mà một tờ báo ra đời trong
hoàn cảnh thiếu thốn của đời sống chiến tranh lúc bấy giờ đang cần; và đặt ra như một
thứ kỷ luật cho mình là đi và viết. "Ở chiến trường là phải làm liền, không viết nhanh thì
việc mới người mới ào tới, chuyện sự vụ chồng chất, cuối cùng tất cả sẽ mãi mãi chỉ là
những dự định". Ông tranh thủ mọi thời gian để ghi chép. Đặc biệt là sau những chuyến
đi công tác ở Mỹ Tho, Bến Tre, đi dự Đại hội anh hùng miền Nam về, ông ghi được hàng
ngàn trang tư liệu vô cùng quý giá về các sự kiện, con người, về văn hoá dân gian... trong
đó có những tư liệu như đã là phác thảo khá hoàn hảo cho những cuốn tiểu thuyết, những
truyện ký. Những sáng tác của ông phần lớn được ra đời trong ý thức công dân - nghệ sỹ,
trong ý muốn từ bầu nhiệt huyết của mình để có thể truyền ngọn lửa yêu nước đến với
người đọc nhất là khi văn học nhận về mình trách nhiệm làm vũ khí chiến đấu và nhà văn
là chiến sỹ. Đó là những ghi chép kịp thời dường như còn mang hơi thở nóng hổi của một
cuộc sống chiến đấu đầy khẩn trương như Những sự tích đất thép, Đại hội anh hùng,
Dòng kinh quê hương, Những câu nói trong đại hội. Cùng với những tác phẩm khác,
những sáng tác này ra đời trong cảm hứng sâu sắc của ông về ý thức, về lòng quyết tâm
đánh Mỹ của mọi lớp người trên đất miền Nam. Với giọng điệu tráng ca, những bài ký
của Nguyễn Thi đã đốt lên trong lòng người đọc ngọn lửa của lòng yêu nước, của ý thức
quyết tâm đánh Mỹ đến cùng để bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc qua những câu nói từng
là phương châm sống của nhân vật: "Đừng lo tôi chết, cứ để tôi ở đây sống với đồng bào"
(Nguyễn Thị Hạnh), "Chết, chết thẳng đứng còn hơn sống quỳ" (Nguyễn Văn Quang),
"Cứ đánh, trước khó sau quen" (Phạm Văn Cội)...
Một trong những đặc điểm của văn xuôi giải phóng là nhà văn viết từ cảm hứng anh

hùng và các tác phẩm thường ra đời trên cơ sở người thật việc thật. Nói như Nguyễn
Minh Châu là các tác phẩm "thường ra đời cùng với các bản tin chiến sự" và là kết quả
của các chuyến đi thâm nhập vào thực tế cuộc sống chiến đấu anh hùng của các nhà văn.
Phần lớn những sáng tác của Nguyễn Thi, trong đó bao gồm những tác phẩm đã hoàn
thiện và cả những tác phẩm chưa hoàn thiện là kết quả của những tháng ngày đi và viết.
Nhất quán với mình và cùng nằm trong dòng chảy chung của nền văn học cách mạng lúc
bấy giờ, cảm hứng anh hùng là nguồn cảm hứng chính trong sáng tạo nghệ thuật của ông
và điều đó đã được thể hiện qua việc lựa chọn đối tượng thẩm mỹ và cách tiếp cận đối
tượng. Nguồn cảm hứng đó không chỉ thể hiện ở việc ông dành trọn tâm sức của mình để
viết về cuộc sống anh hùng với những người anh hùng có thật ngoài đời mà còn là ở chỗ
ông dồn nguồn tình cảm đó của mình để xây dựng nên kiểu nhân vật anh hùng trong cuộc
sống chiến tranh, thể hiện con đường đi đến với cách mạng của nhân dân cũng như những
khó khăn gian khổ mà cách mạng đã trải qua, đã được nhân dân đùm bọc, che chở. Trong
các tác phẩm của ông nhân vật phụ nữ bao giờ cũng là những nhân vật ông dành nhiều
tâm huyết nhất.
Anh hùng Quân giải phóng miền Nam Nguyễn Thị Út - thường gọi là Út Tịch - là
nhân vật chính trong tập truyện ký Người mẹ cầm súng tác phẩm được giải chính thức
Giải thưởng văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu (1960-1965) do Hội đồng Nghệ
thuật của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam trao tặng. Chị Út là một người phụ
nữ mà từ lúc còn đi ở đợ chị đã bộc lộ phẩm chất của một con người không chịu sống
trong áp bức khi phản ứng một cách mạnh mẽ cách đối xử tàn tệ của Hàm Giỏi và Hội
đồng Thanh. Với bản tính như vậy cho nên chị đã đến với cách mạng một cách tự giác
và con đường từ một phụ nữ yêu nước bình thường để trở thành một người nổi tiếng
về tài đánh giặc với tư tưởng "còn cái lai quần cũng đánh" đối với trường hợp chị
cũng không đến nỗi khó cắt nghĩa. Nguyễn Thi không viết nhiều về những sự thật trần
trụi chiến tranh nhưng âm hưởng của Người mẹ cầm súng vẫn là không khí của một
đời sống khốc liệt và dữ dội. Truyền thống yêu nước của dân tộc đã được Nguyễn Thi
đặt trong mối quan hệ giữa hiện tại với quá khứ và tương lai qua hình ảnh một cô bé
đi ở đợ dám chống lại sự áp bức trước đây của chủ nhà và hình ảnh đứa con gái của
chị Út Tịch "giống hệt mẹ nó hơn hai mươi năm về truớc" khi đeo khẩu súng quần vo

quá gối tiễn mẹ đi dự Đại hội anh hùng hôm nay. Giữa hai hình ảnh này là hình ảnh
một "người mẹ cầm súng"- một người phụ nữ coi việc đánh giặc cũng là tất yếu như
việc sinh đẻ và nuôi dạy con cái. Mối quan hệ này càng được khẳng định thêm trong
một truyện ngắn khác, rất giàu chất thơ: Mẹ vắng nhà. Hình ảnh một người phụ nữ
đông con nhưng vẫn thu xếp tốt công việc gia đình và dũng cảm, nhiệt tình, hiệu quả
trong công việc đánh giặc, một đàn con trẻ biết cắt đặt công việc gia đình để cho mẹ
yên tâm đi đánh giặc, qua ngòi bút trữ tình đặc sắc của Nguyễn Thi, quả đã có sức lay
động mạnh đến tâm hồn độc giả khi các sáng tác này xuất hiện trong đời sống xã hội
lúc bấy giờ.
Cảm hứng anh hùng không chỉ đã cho Nguyễn Thi viết nên thiên truyện ký Người
mẹ cầm súng lấy cảm hứng từ người anh hùng Nguyễn Thị Út mà nguồn cảm hứng đó
còn tiếp tục nuôi dưỡng ngòi bút của ông qua Ước mơ của đất - tác phẩm cuối cùng cũng
ra đời từ cảm hứng về anh hùng Nguyễn Thị Hạnh, người phụ nữ đã vượt qua muôn vàn
tình huống ngặt nghèo để móc nối, tổ chức cuộc đấu tranh phá ấp chiến lược vào thời
điểm cuối những năm năm mươi. Rồi Sáu (Sen trong đồng ), cô gái đến với cách mạng
một cách hồn nhiên khi nhận rõ sự khác nhau trong bản chất giữa ta và địch nên đã vượt
qua được những trận đòn ghê rợn của kẻ thù. Một nghịch lý mà kẻ thù không ngờ được là
khi các ngón đòn của chúng càng tinh vi và dã man thì lòng tin của nhân dân càng tỏ ra
vững vàng. Đó còn là cô gái đất Ba Dừa tham gia cách mạng với một thái độ nhiệt tình
hăng hái, chủ động và tự tin trong công việc. Cái giống nhau giữa những người phụ nữ
này là trước khi đến với cách mạng, họ là những người nghèo. Từ những hoàn cảnh khác
nhau nhưng cùng có chung một xuất phát điểm là không chịu sống quỳ, là nhu cầu cơm
ăn áo mặc, họ đã gặp gỡ với cách mạng rồi càng ngày càng gắn bó hơn với cách mạng.
Nguyễn Thi đã miêu tả các ngả đường đến với cách mạng từ tự phát đến tự giác của
những người phụ nữ nông dân. Có thể sự miêu tả quá trình đó còn có phần phẳng phiu
nhưng điều mà Nguyễn Thi muốn gửi gắm, khẳng định đó là con đường không thể khác.
Viết về chiến công đánh giặc của nhân vật anh hùng trong đời sống hiện tại nhưng
Người mẹ cầm súng đã vượt ra khỏi lối truyện ký thông thường vẫn bám chặt vào các sự
kiện, bị lệ thuộc vào sự kiện. Nguyễn Thi đã sử dụng lợi thế của khoảng cách sử thi để
tạo điều kiện cho những yếu tố huyền thoại xuất hiện trong tác phẩm một cách hợp lý tạo

sự gần gũi giữa nhân vật và người đọc và gây được hiệu ứng nghệ thuật: anh hùng
Nguyễn Thị Út đã từ cuộc đời bước vào trang sách rồi từ tài hoa, tâm huyết của Nguyễn
Thi, hình tượng chị Út có một sức sống mới, tiếp tục đi trở lại đời sống. Cũng như Anh
Đức đã sáng tạo ra một nhân vật chị Sứ đặc sắc trong tiểu thuyết Hòn Đất xuất phát từ
một nguyên mẫu có thật ngoài đời. Hai hình tượng nhân vật phụ nữ, qua hai bút pháp của
Nguyễn Thi và Anh Đức, ở hai thể loại, tuy mang hai tính cách khác nhau nhưng cùng đạt
đến mức độ điển hình trong văn học Giải phóng những năm sáu mươi. Bên cạnh đó Ước
mơ của đất, Sen trong đồng, Cô gái đất Ba Dừa, kết hợp kể và tả, ông đã thuyết phục
người đọc bằng lối viết mộc mạc và sức thuyết phục của những sáng tác này lại nằm ở
câu chuyện cuộc đời của nhân vật.
Nếu như bối cảnh của Người mẹ cầm súng là bối cảnh của thời kỳ Đồng khởi và quá
khứ của nhân vật như một sự nối dài hiện tại nhằm khẳng định phẩm chất anh hùng của
nhân vật thì Ước mơ của đất (và cả Sen trong đồng, Cô gái đất Ba Dừa) Nguyễn Thi đã
cắt nghĩa sức mạnh nội lực để những người phụ nữ này có thể làm được những điều mà
một người bình thường không thể làm. Lý giải điều này ông cho đó là lòng tin vào con
đường mà nhân vật đã chọn. Ước mơ của đất vì thế có ý nghĩa là ước mơ của những con
người gắn bó với mảnh đất đó, sống chết với mảnh đất đó. Đó là ước mơ giải phóng,
không chỉ ra khỏi ấp chiến lược mà cao hơn, ra khỏi mọi sự áp bức.
So với Người mẹ cầm súng, những sáng tác khác trong di cảo của Nguyễn Thi có xu
hướng nghiêng về hiện thực khi tác giả đặt họ vào một đời sống được miêu tả thô ráp và
trần trụi hơn. Dĩ nhiên đây là truyện ký, ghi chép viết theo xu hướng sử thi, lại chưa được
hoàn thiện nên việc tác giả không đi sâu vào diễn giải các trạng thái tâm lý hoặc mô tả tỉ
mỉ sự ác liệt của các trận chiến đấu cũng là điều có thể lý giải được. Tuy nhiên ở Sen
trong đồng khi xây dựng nhân vật Sáu như một hình mẫu đẹp đẽ về niềm tin trong sáng
của quần chúng nhân dân đối với cách mạng, Nguyễn Thi đã xử lí thành công sự chiến
thắng của lòng tin trong sáng ở cô trong bối cảnh kẻ thù giở mọi mánh khóe mưu mẹo lừa
gạt, đánh vào chỗ yếu nhất của cô: tri thức khoa học. Những trang viết về trạng thái tâm lí
của nhân vật khi vào tù, khi bị tra tấn, khi chứng mắt trông thấy sự phản bội của những
người cách mạng, sự hoang mang khi những kẻ chiêu hồi chơi đòn hiểm đánh vào tâm lí
của một người trung thành nhưng ít học... là những trang viết đặc sắc. Có thể nói Sen

trong đồng là một trong số không nhiều những tác phẩm đã xử lý một cách nhuần nhuyễn
mối quan hệ giữa cách mạng và quần chúng.
Bên cạnh chị Út, Hạnh - những con người anh hùng đi từ cuộc đời vào tác phẩm, Sáu
là hình ảnh về một người phụ nữ miền Nam kiên trung bất khuất, là hình ảnh về cô gái đất
Ba Dừa với vẻ đẹp của sự mạnh mẽ, năng động, tự tin. Trong những trang viết đó,
Nguyễn Thi đã nhìn ra những vấn đề, những mâu thuẫn nảy sinh ngay trong nội bộ và
cuộc đấu tranh này cũng gian khổ không kém. Không chỉ là sự phản bội của những người
vốn có chung một lý tưởng như ở trong Sen trong đồng, trong Cô gái đất Ba Dừa còn là
thói, ganh ghét, coi thường phụ nữ. Cũng qua ghi chép này ông đã cảnh báo về sự tan vỡ
hạnh phúc gia đình có thể xảy ra ở những người phụ nữ tham gia công tác khi mà dưới
con mắt của họ tiêu chí về con người xã hội trở thành thước đo đầu tiên, quan trọng nhất
đối với chồng; khi mà niềm say mê công việc chung lấn át thời gian và tình cảm dành cho

×