Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Bài soạn GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH KHI HỌC MÔN SINH HỌC 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.57 KB, 27 trang )

GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH KHI HỌC MÔN SINH HỌC 6
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Lí do khách quan:
a. cơ sở lí luận:
- Năm học 2008 – 2009 là năm học triển khai đại trà chương trình giáo dục phổ
thông mới theo tinh thần Nghị quyết 40 – 41 Quốc hội khoá X của Đảng cũng đã
nhấn mạnh về công tác giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ như: “ Đổi mới tư
duy giáo dục một cách nhất quán từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp
đến cơ chế quản lí để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện nền giáo dục nước
nhà, tiếp can với trình độ giáo dục trong khu vực và trên thế giới; khắc phục cách
đổi mới chấp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể, thiếu kế hoạch đồng bộ. Xây dựng nền
giáo dục của dân, do dân, vì dân; Bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi
người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời…” Và năm học này
cũng là năm học tiếp tục triển khai thực hiện kết luận của hội nghị Trung ương VI
(khoá VIII): “ Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ
kiến thức một chiều, rèn luyện thành neap tư duy sáng tạo của người học. Từng
bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy
học đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh (HS).
- Do văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX họp ngày 19/ 04/ 2001 đã triển khai thực
hiện Nghị quyết của Đảng với các nhiệm vụ trọng yếu sau:
+ Thực hiện chiến lược phát triển Giáo dục – Đào tạo từ năm 2001 đến năm
2010 phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa Đất nước.
+ Phương hướng Đào tạo: tăng cường chất lượng học tập, học đi đôi với hành..
- Năm học 2008 – 2009 là năm học thứ ba thực hiện qui định của Bộ Giáo dục:
“Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong Giáo dục”. Tiếp tục
thực hiện “môi trường thân thiện và trường học thân thiện”.
- Do nhiệm vụ của giáo trình Sinh học (SH) ở trường Trung học cơ sở:
+ Gây hứng thú cho HS trong học tập.
+ Cung cấp cho Học sinh (HS) những kiến thức cơ bản, hiện đại, có hệ thống,
sát với thực tiển Việt Nam.


+ Góp phần rèn luyện năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, bồi dưỡng trí thông
minh cho HS.
1
+ Bồi dưỡng thế giới quan di vật biện chứng, nhân sinh quan cách mạng,
những tư tương, tình cảm – đạo đức của người lao động mới.
+ Rèn luyện kĩ năng vẽ hình và sưu tầm những thành tựu chọn giống ở Việt
Nam và Thế giới.
+ Giáo dục vệ sinh, bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường.
+ Góp phần giáo dục kĩ thuật tổng hợp lao động sản xuất và lao động hướng
nghiệp.
b. Trình bày lí do về phương diện giải quyết mâu thuẩn trong thực tiển:
- Bất kì môn học nào cũng vậy, để nâng cao chất lượng học tập của HS, điều
trước tiên là phải gây hứng thú cho HS trong học tập, giáo dục lòng yêu thích bộ
môn, cung cấp tri thức cho các một cách khoa học, có hệ thống và giúp các em phát
huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập cũng như trong làm
việc.
- Do kĩ năng, kĩ xảo của từng HS khác nhau: Quan sát, tiến hành thí nghiệm,
quan sát môi trường…nên đòi hỏi người thầy phải thật nhiệt tình trong giảng dạy,
phải chuẩn bị thật chu đáo đồ dùng dạy học, phải thường xuyên liên hệ thực tế…
- Thiên nhiên nước ta vô cùng phong phú, đa dạng, khí hậu ấm áp… ta có nhiều
điều kiện thuận lợi để tiến hành bài giảng SH 6 một cách sinh động, theo đúng tinh
thần khoa học của nó. Nhưng muốn thực hiện được điều đó, Giáo viên (GV) phải
có quyết tâm lớn trong vấn đề thay đổi cách dạy truyền thống của mình, phải sử
dụng phương pháp phù hợp với trình độ HS của từng lớp, cần có kế hoạch chu đáo
cho từng bài.
- Hiện nay trong thực tế giảng dạy vẫn còn tồn tại truyền thụ kiến thức có sẳn,
GV lên lớpchủ yếu là giảng giải, thuyết trình. HS chủ yếu là nghe, ghi, trả lời một
số câu hỏi mà GV đưa ra và học thuộc lòng những điều mà GV dạy. Do đó, chưa
phát huy tích tích cực của HS, chưa gây hứng thú cho HS khi lĩnh hội kiến thức
mới.

2. Lí do chủ quan:
- Dựa vào phương hướng đổi mới thì nhiệm vụ trọng tâm của GV dạy môn sinh
học là phải phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của HS, gây hứng thú trong học
tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
- Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới phương pháp dạy học trên cả
nước. Mỗi GV phải có nhiệm vụ xây dựng cho mình một phương pháp giảng dạy
tích cực để khắc phục phương pháp dạy học thụ động, truyền thụ kiến thức một
chiều nhằm gây hứng thú cho HS trong học tập.
- Trách nhiệm của GV dạy học môn Sinh học ở trường THCS là:
2
+ Nâng cao chất lượng môn Sinh học.
+ Nâng cao hiệu qủa dạy học môn Sinh học.
+ Trong quá trình giảng dạy môn SH 6, cần chú ý tới lứa tuổi HS lớp 6 đã có tư
duy cao hơn, khả năng tập trung chú ý vào các vấn đề cũng được lâu hơn so với HS
các lớp dưới. Do đó, GV phải chú ý lựa chọn phương pháp phù hợp để gây hứng
thú cho các em tránh nhàm chán.
II/ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
- Gây hứng thú trong học tập, lòng ham muốn nghiên cứu khoa học và các phẩm
chất tốt đẹp khác. Trong giảng dạy, GV sử dụng các phương pháp phù hợp để giúp
HS tự suy nghĩ và phát hiện kiến thức, tránh áp đặt các em. Qua đó, cùng với tri
thức, các em còn lĩnh hội đựơc cả phương pháp nghiên cứu khoa học của bộ môn.
Đồng thời, để đi đến kết quả, đòi hỏi HS phải có tính kiên nhẫn, tính tự lực, tính
chính xác và cả óc sáng tạo nữa.
- Gây hứng thú cho HS học môn SH 6, từ đó cũng nâng cao chất lượng bộ môn
thì đòi hỏi GV phải chuẩn bị thật chu đáo, phải có kế hoạch cụ thể cho từng tiết
dạy. Đặc biệt là các tiết có liên quan đến thực hành để rút ra các khái niệm, các
kiến thức mới, do đó GV phải tiến hành trước khi dạy.
- Để gây hứng thú cho HS trong các tiết học môn Sinh học nói riêng, thì GV
phải chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng dạy học có liên quan, sưu tầm các mẫu vật, tranh
ảnh có liênquan đến bài học. GV cần chú ý đến điều kiện thời tiết ở địa phương để

có kế hoạch chuẩn bị chủ động các mẫu vật, các thí nghiệm … cho các tiết học đạt
kết quả cao.
- Góp phần hình thành, củng cố, phát triền các khái niệm SH cơ bản qua các tiết
lí thuyết, thực hành quan sát thiên nhiên. Khi HS tự làm thí nghiệm và quan sát
thực tế, các em sẽ tăng cường chú ý và hứng thú hơn với kết quả thực hiện được.
Từ đó, các em có ý thức về hơn trong học tập, tin tưởng vào khoa học cũng như
lòng say mê tìm tòi, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên như: Quan sát tế bào thực
vật, các thí nghiệm đơn giản: Các điều kiện can cho hạt nảy mầm, phần lớn nước
vào cây đi đâu?...Từ đó, các khái niệm sinh học được các em phát hiện, kiểm tra và
củng cố giúp các em nhớ kiến thức một cách hệ thống, tích cực và vững chắc hơn.
- Các tiết thực hành cũng như các tiết lí thuyết, GV cần rèn luyện cho HS các kĩ
năng, kĩ xảo bộ môn như: Sử dụng kính hiển vi, kính lúp, kĩ năng vẽ hình đã quan
sát được, quan sát môi trường sống của sinh vật… về nhà quan sát và ghi chép các
hiện tượng sinh học: Tính hướng sáng của thực vật, tính hướng đất của rễ cây, ảnh
hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật… Tạo điều kiện cho HS tự
nghiên cứu và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống và bảo vệ giống
vật nuôi, cây trồng có năng suất cao và chất lượng tốt. Điều đó có tác dụng trong
việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp (hướng nghiệp) cho HS.
3
III/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Những kiến thức trong sách giáo khoa SH 6 đã được nghiên cứu một cách hệ
thống, trình bày từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao theo một hệ thống nhất
định phù hợp với HS lớp 6.
- Trước hết cần quan niệm rằng, những kiến thức trong giáo trình SH 6 là
những kiến thức phản ánh những thành tựu đã được khoa học khẳng định, có ứng
dụng rộng rãi trong thực tiển cuộc sống, nhưng không phải là những thành tựu mới
nhất. Do đó, GV phải thường xuyên cập nhật nhiều thông tin mới, những thành tựu
mới có liên quan đến bài học để gây hứng thú cho HS, nhưng phải phù hợp với
trình độ của HS lớp 6, phải giúp cho HS tiếp thu kiến thức một cách tinh giản, cơ
bản và vững chắc về kiến thức, đồng thới phải phù hợp với thực tiễn của địa

phương.
+ Trong giáo trình SH 6, không phải GV chỉ nêu những khái niệm mới nhất
mà còn phải chỉ cho các em thấy được mối quan hệ một số nghề nghiệp phù hợp
với thực tiễn ở địa phương.
+ HS có hứng thú trong học tập khi HS có được những kĩ năng sinh học nhất
định. Đặc biệt trong giáo trình SH 6 đòi hỏi GV không thể bó hẹp trong một tiết ít
ỏi được qui định trong chương trình, điều chủ yếu ở đây là phải dạy cho HS
phương pháp nghiên cứu trước ở nhà hoặc sau khi học xong, yêu cầu các em
nghiên cứu một số hiện tượng trong thực tế.
+ Gây hứng thú chi HS khi học SH 6, là phải hướng dẫn cho các em làm những
bài tập quan sát, các thí nghiệm ( VÍ dụ: Các điều kiện nảy mầm của hạt, sự vận
chuyển các chất trong thân…).
+ Phải nhận thức rằng, Sinh học là khoa học thực nghiệm, để gây hứng thú cho
HS thì phải chú trọng đến các tiết thực hành hay khi dạy lí thuyết cũng có thể lồng
ghép các thí nghiệm, các thí nghiệm này GV có thể tiến hành trước hoặc yêu cầu
HS làm trước ở nhà Khi đó các em tin tưởng vào sự khẳng định của khoa học và
từ đó nâng cao tính chủ động, tích cực của HS trong học tập. Do đó, không chỉ gây
hứng thú cho HS mà còn có tác dụng hướng dẫn, tập dượt phương pháp nghiên cứu
cho HS để rèn luyện những kĩ năng bộ môn.
+ Để gây hứng thú học tập cho HS, GV cần phải coi trọng về kĩ năng, kĩ xảo
thực hành: Quan sát, so sánh, phân tích, sử dụng kính hiển vi, các mô hình, sơ đồ,
theo dõi và ghi chép các kết quả thí nghiệm chính xác. Đó cũng chính là rèn luyện
những kĩ năng và đức tính cần cù của người lao động mới.
+ Ngoài ra, GV còn có những kĩ năng thực hành, có sự chuẩn bị kỉ các đồ
dùng dạy học. Riêng bộ môn SH 6 GV cần phải có sự sáng tạo các đồ dùng dạy học
để phát huy tính tích cực của HS. Từ đó, giúp cho quá trình nhận thức của HS được
4
nhanh chóng và tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu của HS thông qua sự
hướng dẫn của GV.
* Giới hạn đề tài:

- Giới hạn về không gian nghiên cứu: Trường THCS Hậu Mỹ Bắc B và tìm hiểu
hứng thú của HS khi học môn SH 6.
- Giới hạn về thời gian: Từ 11/ 08/ 2008 đến 14/ 01/ 2009 và các tiết học môn
SH 6
- Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: HS lớp 6 năm học 2008 – 2009, GV phụ
trách phòng thực hành, thư viện, thiết bị, GV dạy môn SH 6, Ban Giám Hiệu
trường, phụ huynh HS lớp 6.
- Giới hạn về phạm vi nghiên cứu: Gây hứng thú cho HS học môn SH 6.
IV/ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1/ Điều tra trắc nghiệm:
a. Mục đích: Qua những câu hỏi trắc nghiệm nhằm thu thập những dữ kiện và
điều tra về tình hình học tập và mức dộ hứng thú của HS khi học môn SH 6.
b. Đối tượng nghiên cứu: HS lớp 6a3, 6a5, 6a6, 6a7, 6a8 năm học 2008 – 2009
c. Cách tiến hành:
- Xác định mục đích và nhiệm vụ phải đạt được khi tiến hành điều tra trắc
nghiệm.
- Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến đối với phụ huynh HS.
- Chuẩn bị câu hỏi trắc nghiệm đối với HS lớp 6 năm học 2008 – 2009.
- Thời gian tiến hành: Thứ tư, ngày 9 tháng 11 năm 2008.
- Xử lí kết quả thu được: Ghi nhận các ý kiến đóng góp của phụ huynh HS và
HS.
- Dùng toán học thống kê các kết quả thu được.
2/ Phương pháp trò chuyện – phỏng vấn:
a. Mục đích:
- Qua trò chuyện – phỏng vấn để thu thập thông tin về phương pháp dạy học
của GV bộ môn SH 6 làm thế nào để gây hứng thú cho HS học môn SH 6.
- Tìm hiểu thái độ học, chuẩn bị dụng cụ, mẫu vật của HS khi học môn SH 6.
- Biết được về tình hình học tập của HS học môn SH 6 hiện nay.
- Nắm được tình hình trang thiết bị ở trường phục vụ cho dạy học môn SH 6.
5

b. Đối tượng nghiên cứu:
- GV dạy môn SH 6.
- Dự giờ một số tiết SH 6.
- GV phụ trách phòng thực hành, thiết bị, thư viện.
- Ban Giám Hiệu.
- Phụ huynh HS lớp 6.
c. Cách tiến hành:
- Xác định rõ mục đích và yêu cầu của buổi trò chuyện – phỏng vấn.
- Chuẩn bị câu hỏi cho từng đối tượng.
- Ghi chép diễn biến và nội dung của buổi trò chuyện – phỏng vấn.
- Bổ sung thêm những điều trao đổi.
- Nhận định và đánh giá kết quả: Ghi nhận các ý kiến đóng góp.
- Thời gian tiến hành:
+ GV dạy môn Sinh học 9, Dự giờ một số tiết SH 6: Thứ ba, ngày 6/ 10/ 2008
(lớp 6a10), thứ sáu, ngày 24/ 10/ 2008 (lớp 6a3)……
+ Ban Giám Hiệu, GV phụ trách phòng Thực hành, Thiết bị, Thư viện: Thứ
năm, ngày 8/ 01/ 2008.
3/ Phương pháp quan sát thực tiễn:
a. Mục đích:
- Tiếp xúc thực tế và thu nhận được những tư liệu thực tế khách quan.
- Quan sát kết hợp với mô tả, giữ lại các tài liệu…
b. Đối tượng điều tra:
- Phòng thực hành, phòng thiết bị, thư viện.
- Các tiết dạy ở các lớp: 6a5, 6a6 và dự giờ lớp 6a3, 6a10, 6a1….
- Kết quả học kí I của HS khối 6 năm học 2008 – 2009.
c. Cách tiến hành:
- Xác định mục đích và nhiệm vụ phải đạt được khi quan sát.
- Nhận định và đánh giá kết quả quan sát được.
- Thời gian quan sát: Thông qua các tiết dạy ở các lớp: 6a5, 6a6 và dự giờ lớp
6a3, 6a10, 6a1.

B. PHẦN NỘI DUNG
6
I/ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ:
- Do chương trình SH 6 mới đổi mới gần 8 năm, đã có nhiều GV nghiên cứu đề
tài này nhưng chưa thật sự gây hứng thú cho HS khi học môn SH 6.
- Với những lí do trên, tôi suy nghĩ và mạnh dạn nghiên cứu lại đề tài này nhằm
tìm ra phương pháp tích cực để gây hứng thú cho HS khi học môn SH 6 ở trường
THCS Hậu Mỹ Bắc B.
II/ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI:
1. Các khái niệm của đề tài:
a. Sinh học là gì?
- Nội dung cơ bản của mỗi giáo trình Sinh học là hệ thống các khái niệm liên
quan chặt chẽ với nhau, được hình thành và phát triển theo một trình tự logich.
- Khái niệm Sinh học: Là những khái niệm phản ánh các dấu hiệu và thuộc tính
bản chất của cấu trúc vật chất sống, các hiện tượng trong quá trình của sự sống,
phản ánh những mối quan hệ tương quan giữa chúng với nhau.
b. Đồ dùng dạy học: Là những thiết bị có liên quan đến nội dung kiến thức bài
học.
Trong chương trình SH 6, người ta chia đồ dùng dạy học ra làm ba nhóm chính:
- Các vật thật:
+ Mẫu sống: Cây rau dền, rau bợ, cây lúa…(bài 9, Các loại rễ), củ khoai lang,
trầu không, tầm gửi…(bài 12, Các loại rễ biến dạng)…
+ Mẫu vật ép khô: Các lọai lá cây, các loại rễ cây ép khô…
+ Tiêu bản hiểm vi: Tế bào thực vật (bài 7, Cấu tạo tế bào thực vật)
- Các vật tượng hình:
+ Mô hình: Là lọai đồ dùng khá sinh động, nó được tạo dáng gần giống với
vật thật, giúp cho quá trình nhận thức của HS được nhanh chóng nhất là ở cấp cơ
sở: Mô hình cấu tạo trong của phiến lá (bài 20, Cấu tạo trong của phiến lá), mô
hình hoa (bài 28, Cấu tạo và chức năng của hoa)
+ Tranh vẽ, ảnh chụp: Một số cây có hoa (bài 4, Có phải tất cả thực vật đều có

hoa), tranh các loại thân (bài 13, cấu tạo ngoài của thân)…
+ Các thí nghiệm: thn dài ra do đâu? (bài 14, Thân dài ra do đâu?), thí nghiệm
chứng tỏ mạch rây vận chuyển chất hữu cơ và mạch gỗ vận chuyển nước và muối
khoáng (bài 17, vận chuyển các chất trong thân), …
- Trong thực tiễn dạy học, một trong những nguyên tắc chỉ đạo qúa trình dạy
học nhằm đem lại hiệu quả, chất lượng tốt, phù hợp với nền giáo dục Xã Hội Chủ
7
Nghĩa là đảm bảo cung cấp cho HS tới mức độ tối đa về các hình ảnh cụ thể, các
hiện tựơng trong sáng và muôn hình muôn vẻ của các sự vật, hiện tượnh mà HS
đang học, đang nghiên cứu. Trên cơ sở đó, hoạt động tư duy ở các em được vận
dụng một cách tích cực. Nhờ đó, cùng với sự giúp đỡ của GV mà các em lĩnh hội
được kiến thức một cách vững chắc.
c. Thực hành là gì?
- Thực hành là một dạng công tác độc lập của HS , được qui định trong chương
trình hay sách giáo khoa. Có nhiều cách phân chia thực hành thí nghiệm khác nhau:
+ Thực hành khảo sát (hay thí nghiệm học tập của HS): Đó là những thí
nghiệm HS chưa biết trước kết quả, chỉ có thể dự đóan kết quả. HS tự làm hay có
sự hướng dẫn, giúp đỡ của GV đến một mức độ nào nào đó.
Ví dụ: Bài 24, phần lớn nước vào cây đi đâu?
+ Thực hành củng cố minh họa: Sau khi đã học xong lí thuyết, HS tiến hành
bài thực hành để kiểm tra lí thuyết nhằm đào sâu và khắc sâu kiến thức.
- Các hình thức tổ chức thực hành SH 6, tùy thuộc vào cơ sở vật chất của
trường, tình hình thực tế của địa phương và yêu cầu cụ thể của từng bài thực hành,
có thể tiến hành đồng loạt hay riêng rẽ.
- Trong chương trình SH 6, số tiết thực hành rất ít nhưng Gv có thể lồng ghép
khi dạy các tiết lí thuyết cho HS tiến hành thực hiện các thí nghiệm của bài học
trước ở nhà rồi mang vào lớp hoặc cho HS tiến hành ngay trong tiết học lí thuyết.
Ví dụ: Thí nghiệm HS tiến hành trước ở nhà: Quang hợp của cây xanh, các điều
kiện can cho hạt này mầm, …; Thí nghiệm HS có thể tiến hành trong tiết học dưới
sự hướng dẫn của GV: Vận chuyến các chất trong thân, phần lớn nước vào cây đi

đâu?...
2. Những điều cần chú ý khi dạy học SH 6 nhằm gây sự hứng thú cho HS:
- Trong chương trình SH 6 hiện nay, một số kiến thức HS đã học ở cấp I (Các
loại hoa, thân cây gồm những bộ phận nào?, thụ phấn… Do đó GV cần chuẩn bị kỉ
giáo án, đồ dùng dạy học để tránh nhàm chán đối với HS.
Ví dụ: Khi dạy bài 29 CÁC LOẠI HOA, phần 2. Phân chia các nhóm hoa dựa
vào các sắp xếp của hoa trên cây
Hoạt động dạy Hoạt động học
- Treo hình 29.2 (hoặc cho HS quan
sát mẫu vật)
+ Dựa vào cách sắp xếp hoa trên cây,
người ta chia hoa ra thành mấy
- Quan sát tranh.
+ Hai nhóm: Hoa mọc đơn độc và
8
nhóm?
- Yêu cầu HS quan sát tranh hoặc
mẫu vật, nêu ví dụ hoa nào là hoa
mọc đơn độc, hoa mọc thành cụm.
- Nhận xét.
+ Em hãy giải thích tại sao hoa cúc
đựơc xếp vào nhóm hoa mọc thành
cụm? (Có thể cho HS thảo luận
nhanh theo cặp 2 HS)
- GV nhận xét câu trả lời của HS và
tách từng hoa nhỏ của cụm hoa cúc,
yêu cầu HS quan sát kĩ từng hoa nhỏ
để thấy nhị và nhuỵ của hoa. Và yêu
cầu HS về nhà quan sát một số hoa
khác: Hoa vạn thọ, hướng dương…

hoa thành thành cụm.
- Học sinh trả lời (có thể HS sẽ cho
rằng hoa cúc là hoa mọc đơn độc)
+ Thảo luận.
- HS sẽ hiểu rõ vấn đề mà GV đã đặt
ra.
Không còn nhầm hoa cúc là hoa mọc
đơn độc nữa.
 Từ ví dụ trên, GV cũng có thể giúp HS tự tìm hiểu các vấn đề lí thú khác
khihọc môn SH 6: Một trái quả mít to mà ta thường gọi thật sự không phài đơn
thuần là m quả mít, một hạt lúa là một quả lúa, dừa - chúng ta chỉ ăn được phần hạt
của quả dừa, một gương sen gồm rất nhiều quả sen, qủa đều lộn hạt - phần đế hoa
phình to chứa chất dự trữ…. GV chỉ cho HS thấy những kiến thức mới mà trước
đây các em nhầm, góp phần gây hứng thú cho HS trong học tập.
- Khi giảng dạy, cần chú ý tới từng đối tượng HS, mức độ nhận thức của các lớp
khác nhau mà GV lựa chọn phương pháp phù hợp.
- Để gây hứng thú cho HS học môn SH 6 thì việc thực hành cũng rất quan trọng
trong việc gây hứng thú cho HS. Khi dạy bài lí thuyết có các thí nghiệm, thí GV
yêu cầu HS chuẩn bị trước hoặc vào tiết hướng dẫn HS thực hiện.
- Trong quá trình giảng dạy, cần phải có kế hoạch theo dõi kiểm tra, đánh giá
chính xác, kịp thời kết quả học tập của HS. Sự quan tâm theo dõi của GV không có
ý nghĩa làm mất tính tự lực và sáng tạo của HS, đôi khi không phải là sự uốn nắn
sai xót của HS, mà chỉ một câu khen ngợi (hoặc một cái gật đầu tán thưởng) cũng
gây được cho HS sự phấn khởi, hứng thú trong học tập và cũng có tác dụng kích
thích HS cố gắng hơn nữa trong học tập.
- Cần dự tính cho từng phần khi dạy bài lí thuyết, còn bài dạy có các thí nghiệm
thì gV sẽ chuẩn bị thật chu đáo, cóo thể tiến hành trước ở nhà để dự đóan được tất
cả những khó khăn và thuận lợi.
9
- Trong chương trình SH 6, HS tìm hiểu về thực vật là chủ yếu, do đó, GV phải

chuẩn bị tốt cho tiết dạy, khi dạy GV nên sử dụng các mẫu vật gần gũi với HS, bên
cạnh đó phải giáo dục HS bảo vệ thực vật có lới đồng thời giáo dục hướng nghiệp
cho HS.
III/ THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU CỦA VẤN ĐỀ:
1. Đặc điểm tình hình của trường THCS Hậu Mỹ Bắc B:
a. Thuận lợi:
- Đội ngũ GV:
+ Nhiệt tình trong công tác, có trình độ chuyên môn phù hợp (chuẩn và trên
chuẩn), phân công giảng dạy đúng chuyên môn.
+ Luôn trao dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp (Hội giảng liên
tổ, liên trường, dự giờ), tìm đọc sách tham khảo.
+ Tích cực làm đồ dùng dạy học có liên quan đến bài dạy khi trường không
có.
- Các em HS: Đa số HS tích cực, tự giác trong học tập.
b. Khó khăn:
- Đội ngũ GV còn trẻ, luôn tự học, tự nâng cao chuyên môn nhưng vẫn còn một
số hạn chế nhất định. Bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy chưa nhiều, đời sống
kinh tế còn khó khăn, tài liệu tham khảo cho GV còn thiếu, việc bồi dưỡng, tiếp thu
chuyên đề còn hạn chế…
- Hiện nay vẫn còn một số HS chưa chú trọng môn học, chưa tích cực trong học
tập, còn thụ động. Vẫn còn HS cho rằng môn Sinh học là môn phụ nên không cần
học tốt, các em chỉ chú trọng các môn có bài tập nhiều (Anh văn, Toán…).
- Địa bàn trường học thuộc vùng nông thôn, mặt bằng dân trí chưa đồng đều,
kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, việc
chăm sóc và quan tâm đến việc học hành của con cái chưa thật đúng mức…
- Năm học 2007 - 2008, trường gặp sự cố (cháy trường) nên một số đồ dùng
dạy học môn SH 6 bị hỏng, gãy, thất lạc, một số tranh ảnh rách không sử dụng
được.
+ Phòng thực hành không đạt chuẩn.
+ Không có vườn trường.

+ Đồ dùng dạy học còn thiếu nhiều.
° Chỉ có 5 kính hiển vi (có kính đã bị hỏng, không sử dụng được, thị kính bị
nấm không quan sát được)
10

×