Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN - Gây hứng thú cho học sinh khi học Động Từ Bất Qui Tắc bằng bảng Động Từ Bất Qui Tắt tự làm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (913.21 KB, 20 trang )

Ngô Th Thùy H ngị ươ
GÂY H NG THÚ CHO H C SINH KHIỨ Ọ
GÂY H NG THÚ CHO H C SINH KHIỨ Ọ
H C Ọ
H C Ọ
NG T B T QUI T C B NGĐỘ Ừ Ấ Ắ Ằ
NG T B T QUI T C B NGĐỘ Ừ Ấ Ắ Ằ


B NG NG T B T QUI T C T LÀMẢ ĐỘ Ừ Ấ Ắ Ự
B NG NG T B T QUI T C T LÀMẢ ĐỘ Ừ Ấ Ắ Ự
A.PHẦN MỞ ĐẦU
A.PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế , nó giúp chúng ta có thể giao tiếp với tất cả
mọi người trên thế giới,là chiếc chìa khoá để mở cánh cửa kiến thức,là công cụ
không thể thiếu đối với mọi người mà đặc biệt là đối với học sinh để tiếp cận với
những nền giáo dục tiên tiến và hiện đại nhất trên mọi lĩnh vực. Là một giáo
viên dạy bộ môn Anh Văn lớp 8 hơn 6 năm, tôi luôn ray rứt một điều là “ tại sao
học sinh đã học Tiếng Anh hơn 2 năm (chưa kể các giờ ngoại khoá, phụ đạo) mà
lại có rất nhiều em gặp khó khăn khi sử dụng động từ , nhất là động từ bất qui
tắc (irregular verb) để hoàn thành câu (nói,viết, làm các bài tập ngữ pháp), thậm
chí có thể nói là không thể sử dụng được đối với một số em”.
Với vai trò là người hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức ở một ngôi trường
nông thôn nghèo, tôi luôn đặt ra cho mình một trách nhiệm là làm sao để học
sinh học tốt hơn môn Tiếng Anh . Tôi cần phải có những sáng tạo trong cách
truyền đạt và phải có óc tổ chức những hoạt động học tập như thế nào để tạo một
bầu không khí thoải mái không gượng ép nhằm giúp các em chủ động trong việc
khám phá kiến mới .
Với một thực tế là đa số học sinh rất lười học và không có ý thức học tập tốt .
Vậy làm thế nào để các em yêu thích hơn khi học Tiếng Anh ? , đặc biệt là học


động từ bất qui tắc (ĐTBQT).Đó là câu hỏi mà tôi luôn đặt ra cho mình đồng
thời tôi luôn cố gắng tìm những hướng giải quyết tốt nhất.
Với đề tài “Gây hứng thú cho học sinh khi học Động Từ Bất Qui Tắc
bằng bảng Động Từ Bất Qui Tắt tự làm”, tôi muốn rút ra một số kinh nghiệm
về việc dạy ĐTBQT “mới” cũng như kiểm tra và ôn tập ĐTBQT “đã học” ở học
sinh khối 8 bằng bảng ĐTBQT do tôi tự làm.
Với hình ảnh mới lạ, chữ viết màu sắc, bảng ĐTBQT do tôi tự thiết kế sẽ giúp
các em hứng thú hơn khi học, tạo cho các em có cảm giác như mình đang chơi
1
Ngô Th Thùy H ngị ươ
chương trình Chiếc Nón Kỳ Diệu trên tivi . Từ đó, gợi cho các em niềm say mê
hứng thú hơn trong học tập.
II.Đối tượng đề tài :
Đối tượng đề tài là học sinh lớp 8 và đề tài này cũng được nghiên cứu qua quá
trình giảng dạy môn Tiếng Anh ở khối 8 và các khối khác .
III. Nhiệm vụ đề tài :
Đề tài này nhằm nói lên cách gây hứng thú cho HS khi học ĐTBQT qua việc
sử dụng bảng ĐTBQT tự làm . Phương pháp này sẽ giúp HS cảm thấy yêu thích
hơn khi học ĐTBQT , tạo cho các em một không khí thoải mái trong quá trình
học tập và lĩnh hội kiến thức . Giúp các em thấy được vai trò quan trọng của
ĐBQT trong một câu và sử dụng đúng khi làm câu . từ đó nâng cao kết quả học
tập môn Tiếng Anh 8 .
B.PHẦN NỘI DUNG
B.PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I.Cơ sở lý luận :
Động từ nói chung và ĐTBQT nói riêng được các nhà ngữ phạm xem
như “linh hồn ”của một câu ,được dùng để diễn tả hoạt động của một chủ ngữ
. ĐTBQT không chỉ đơn thuần giúp học sinh hoàn thành các bài tập ngữ pháp
mà còn giúp các em rất nhiều khi nói và viết Tiếng Anh .

Trong chương trình Tiếng Anh lớp 8 , ĐTBQT đóng vai trò hết sức quan
trọng khi được sử dụng để thành lập câu ở thì quá khứ đơn (simple past ), thì
hiện tại hoàn thành ( Present perfect tense ), và đặc biệt hơn nữa là câu bị
động (passive voice) và câu tường thuật ( reported speech) .
HS không thuộc ĐTBQT sẽ gây ảnh hưởng rất lớn trong quá trình học
tập của các em : các em không thể hoàn thành bài tập , không thể viết hay nói
đúng một câu theo thời điểm mà các em cần viết hay nói . Sử dụng sai hoặc
không biết sử dụng ĐTBQT còn làm cho người nghe hoặc người đọc hiểu
nhầm , hiểu sai ý của tác giả .Tôi xin đơn cử một ví dụ :
Khi gặp một bài tập : Supply the correct form of the verb:
She (give) a present last week.
Sẽ có 2 tình huống xãy ra :
• Nếu HS không nhận ra “give” là ĐTBQT các em sẽ chia động từ
“give” như một động từ hợp quy tắc :
give gived (sai)
2
Ngô Th Thùy H ngị ươ
• Nếu HS nhận ra “give” là ĐTBQT nhưng không thuộc cột 2 thì các em
cũng không thể hoàn thành bài tập này được và còn nhiều ảnh hưởng
khác nữa .
Muốn tránh được những tác hại của việc không thuộc ĐTBQT đòi hỏi HS phải
thật sự siêng năng chăm chỉ khi tự học ở nhà ,ở trường . Đặc biệt đòi hỏi GV
giảng dạy cho các em phải tự tìm ra cho mình một cách dạy tối ưu nhằm gây
hứng thú cho HS khi học ĐTBQT .

II.Lịch sử của vấn đề :
Đây là một vấn đề đã có nhiều người quan tâm và đúc, rút viết thành kinh
nghiệm nhưng có người thành công , có người chưa thành công do đặc thù học
sinh ở mỗi trường có khác nhau . Riêng bản thân tôi luôn tìm tòi sáng tạo để tìm
ra cho mình những cách dạy tốt hơn môn Tiếng Anh nói chung và ĐTBQT nói

riêng để giúp các em học sinh ngày càng có những kết quả cao hơn .
III.Thực trạng vấn đề:
Học sinh chán học, chưa thấy được tầm quan trọng của việc học ĐTBQT,
chưa tìm ra cho mình một cách học có hiệu quả. Các em cho rằng ĐTBQT rất
khó học, nhiều từ, dễ nhằm lẫn giữa các cột với nhau…Hơn nữa việc sử dụng đồ
dùng dạy học của giáo viên còn hạn chế chưa gây được sự yêu thích của học
sinh. Không giống như những môn học khác , học Tiếng Anh không cần phải tư
duy nhiều mà đòi hỏi phải siêng năng . Chỉ cần học sinh thuộc, nắm vững từ
vựng thì các em có thể vận dụng một cách dễ dàng. Thực tế lại có một nghịch lý
gây nhiều khó khăn cho giáo viên là đa số học sinh rất lười học dẫn đến không
thuộc ĐTBQT nói riêng và từ vựng nói chung .
Với thực trạng học sinh như thế , đầu năm học 2004-2005 , tôi đã tổ chức
kiểm tra ở 5 lớp 8 (8
1
, 8
2
, 8
3
, 8
4
, 8
5
) về ĐTBQT ( chỉ kiểm tra cột 2, các em chưa
học cột 3). Kết quả là chỉ có hơn 50% hoc sinh chia đúng hình thức của 5
ĐTBQT đơn giản nhất (do, go, give, see, come) trong khi ở chương trình lớp 7
các em đã được học hơn 65 động từ.
Kết quả kiểm tra cũng cho thấy khả năng ghi nhớ ĐTBQT của các em còn rất
hạn chế dẫn đến việc làm sai bài tập và không vận dụng được ĐTBQT để viết
câu .Đáng ngại hơn nữa , ở lớp 7 và đầu năm lớp 8 lượng ĐTBQT còn rất ít, chỉ
cần học thuộc 2 cột thôi mà các em vẫn chưa học tốt thì khi học sang cột 3 với

số lượng từ ngày càng nhiều hơn chắc chắn các em sẽ không hoc tốt hơn nếu
như giáo viên không tạo được sự yêu thích cho các em .
3
Ngô Th Thùy H ngị ươ
Chính vì thế tôi đã tự làm một bảng ĐTBQT để giúp học sinh hứng thú hơn
trong học tập , các em sẽ tự tìm tòi kiến thức chứ không tiếp nhận một cách thụ
động . Từ đó các em có thể nhớ lâu , nhớ rõ các ĐTBQT được học , sẽ được học
ĐTBQT mới và kiểm tra các ĐTBQT đã học qua đồ dùng này với sự tổ chức
linh hoạt của giáo viên và một không khí lớp học thoải mái, không gượng ép .
CHƯƠNG II.BIỆN PHÁP THỰC HIỆN , PHƯƠNG PHÁP,
PHƯƠNG TIỆN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .
I. Các biện pháp thực hiện :
1.Vài nét sơ lược về bảng ĐTBQT tự làm : (Xem chi tiết ở phần phụ lục)

2.Cách sử dụng bảng ĐTBQT
(xem chi tiết ở phần phụ lục)
3.Lợi ích của bảng ĐTBQT :
4
Ngô Th Thùy H ngị ươ
Gây hứng thú cho học sinh khi học ĐTBQT.
Dùng để dạy ĐTBQT mới đồng thời cũng được dùng để ôn tập và
kiểm tra ĐTBQT đã học .
Giúp học sinh thuộc và nhớ lâu hơn ĐTBQT với một tinh thần thoải
mái, không gượng ép .Các em sẽ chủ động tìm tòi kiến thức , không còn cảm
thấy “đáng sợ” khi học chúng.
Học tốt ĐTBQT , các em sẽ hoàn thành tốt bài tập , vận dụng chúng
để viết câu tốt hơn . Từ đó nâng cao chất lượng học tập .
4 .Mục đích sử dụng bảng ĐTBQT tự làm :
a.Sử dụng để dạy ĐTBQT mới :
Trong chương trình lớp7, các em đã được học dạng nguyên mẫu

(Infinitive form–cột 1) và hình thức quá khứ (Past form –cột 2) của 65
ĐTBQT .Sang chương trình lớp 8, các em sẽ được học sang dạng quá khứ phân
từ
(Past participle –cột 3) bắt đầu từ bài 7 (Unit 7) với thì hiện tại hoàn thành
(Present Perfect tense ) và sẽ được học tiếp ở các bài sau. Đ ặc biệt là ở bài 10
(Unit 10) các em sẽ được học ĐTBQT nhiều hơn để thành lập câu bị động
(passive voice ).
_ Dạy ĐTBQT mới có trong chương trình sách giáo khoa (SGK) :
Ví dụ 1 :Ở Unit 7, khi tôi muốn dạy hình thức past participle (p.p) của động
từ “be” tôi dạy như sau :
• Giáo viên (GV) :What’s the past form of “be”?
• Học sinh (HS): was / were
• GV: What’s the p.p form of “be” ?
 HS sẽ không biết và rất muốn biết , GV yêu cầu HS thử trả lời (HS sẽ
không biết hoặc trả lời sai ).
Lúc này GV treo bảng ĐTBQT lên , giới thiệu sơ qua cách sử dụng. Sau đó
gọi 1 HS bất kì lên xoay bảng ĐTBQT sao cho mũi tên chỉ ngay từ “be”. Lúc
này sẽ xuất hiện 2 cột còn lại của động từ “be”ở 2 ô trống trên mặt phẳng nhỏ.
• GV :What’s the p.p form of “be” ?
• HS : It’s “been”
• GV : right
 Cả lớp tìm ra câu trả lời và tự ghi chú cột 3 của động từ “be” ( been).
5
Ngô Th Thùy H ngị ươ
Tương tự như thế GV có thể dạy các động từ “do, go, write, eat, see…”
Ví dụ 2 : Ở unit 10, HS sẽ học một điểm ngữ pháp mới là “Passive voice”

S + BE + P .P
v-ed



v3

không thể thiếu sự có mặt của ĐTBQT .Trong bài này GV cần dạy những
ĐTBQT sau : “begin, buy, tell, throw”
Tương tự như cách dạy ở ví dụ 1, GV sẽ dạy như sau :
GV :What’s the past form of “begin” ?
HS: “ began ”
GV:What’s the p.p form of “begin” ?
 HS sẽ không biết và rất muốn biết , GV yêu cầu HS thử trả lời (HS sẽ
không biết hoặc trả lời sai ).
Lúc này GV treo bảng ĐTBQT lên , giới thiệu sơ qua cách sử dụng. Sau đó
gọi 1 HS bất kì lên xoay bảng ĐTBQT sao cho mũi tên chỉ ngay từ “begin”.
6
Ngô Th Thùy H ngị ươ
Lúc này sẽ xuất hiện 2 cột còn lại của động từ “begin”ở 2 ô trống trên mặt
phẳng nhỏ.
• GV :What’s the p.p form of “begin” ?
• HS : It’s “begun”
• GV : right
 Cả lớp tìm ra câu trả lời và tự ghi chú cột 3 của động từ “begin” ( begun).
Và cứ như thế GV dạy các từ “ buy, tell, throw” và những từ Gv cần dạy.
_Dạy ĐTBQT mới do GV mở rộng thông qua bài tập :
Để tránh sự nhàm chán khi học ĐTBQT, thay vì chỉ dùng cách dạy trên, GV
có thể dạy ĐTBQT thông qua bài tập ở những tiết dạy Tự chọn, Language
Focus, ôn tập, Getting Started…
Với cách dạy thông qua bài tập, tôi vừa có thể dạy ĐTBQT mới vừa có thể
giúp các em làm quen với một số dạng bài tập , ôn lại các thì, mẫu câu,…Tôi
cũng sẽ cho lẫn lộn giữa ĐTBQT và động từ hợp qui tắc để các em biết phân
biệt 2 loại động từ này. Có thể các em sẽ nhầm lẫn, nhưng chính sự nhầm lẫn

này giúp các em nhớ lâu hơn.
Ví dụ :Tôi muốn mở rộng cho các em cột 3 của của ĐTBQT “break, lend,
leave, live …” tôi làm như sau :
GV cung cấp bài tập lên bảng
Exerciases : Supply the correct form of the verbs in brackets:
1. She (lend) me a book yesterday.
2. Ba (live) in Hue with his family for 10 years .
3. My mom (leave) Viet Nam since last month.
4. Nam ( break ) a watch 2 days ago.
GV yêu cầu HS xem bài tập, suy nghĩ và sau đó hướng dẫn cả lớp hoàn
thành từng câu (để gây tập trung cho cả lớp và để các em cùng tìm ra ĐTBQT
mới ).
Cụ thể như sau :
• GV :What tense is used in sentence 1 ?
• HS: Past tense.
• GV :Is “lend” a regular verb or irregular verb ?
• HS : It’s an irregular verb
• GV: What’s the past tense of “lend”?( HS không trả lời được )
GV treo bảng ĐTBQT ,HS xoay bảng tìm câu trả lời.
• GV :What’s the past tense of “ lend”?
7
Ngô Th Thùy H ngị ươ
• HS :It’s “lent”
Cả lớp hoàn thành bài tập.
Tương tự như thế GV giúp HS hoàn thành các câu còn lại.
Trong quá trình dạy từ mới thông qua bài tập, GV có thể cho nhiều dạng bài
tập khác nhau :multiple choice , gap filling, complete the sentences, …
b.Sử dụng để ôn tập và kiểm tra ĐTBQT đã học :
_ Ôn tập thông qua những tiết dạy trên lớp :
Trên lớp, GV có thể sử dụng bảng ĐTBQT này để ôn tập và kiểm tra ĐTBQT

cho HS ở phần “ warmer”, củng cố…
Ở phần “warmer”, thay vì chúng ta chỉ tổ chức những trò chơi thường ngày
( bingo, shark attack , matching, …) đôi khi sẽ làm cho các em nhàm chán. Ta
có thể thay bằng một trò chơi tương tự như chương trình “Chiếc nón kỳ diệu
“trên tivi bằng cách sử dùng bảng ĐTBQT này .
Ví dụ: Ở tiết Language Focus của bài 7, yêu cầu của bài tập này là HS phải
nhớ cột 3 của 5 ĐTBQT: “go, eat, do, write, see”
Tôi sẽ ôn 5 ĐTBQT này ở phần “warmer”, cách làm như sau :
8

×