Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng ứng dụng mua sắm công xanh ở việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.67 KB, 7 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hiện nay, thế giới đang đối mặt các thách thức liên quan tới cạn kiệt tài nguyên, sự
nóng lên của tồn cầu, và suy giảm hệ sinh thái tự nhiên. Trước thực trạng này, nhiều
nước trên thế giới đã dần nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của bảo vệ mơi trường. Mơ
hình phát triển bền vững, nền kinh tế xanhvà chính sách tăng trưởng xanh là một số trong
nhiều sáng kiến mới được triển khai những năm gần đây. Một trong những yếu tố quan
trọng nhằm thúc đẩy TTX chính là xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững hay
nói cách khác là Mua sắm xanh.
Nhận thức được tầm quan trọng của Mua sắm xanh đối với nền kinh tế, các nhà
nghiên cứu, nhiều tổ chức trong nước và quốc tế đã nghiên cứu các vấn đề khác nhau liên
quan tới Mua sắm xanh. Một cách chung nhất, Mua sắm xanh được hiểu là q trình mua
sắm hàng hóa và dịch vụ trong đó có tính tới yếu tố giảm thiểu tác động mơi trường trong
suốt vịng đời của các hàng hóa dịch vụ Trong thời gian gần đây, Mua sắm xanh trở nên
phổ biến trong các giao dịch thương mại quốc tế và trong hoạt động mua sắm công tại
nhiều quốc gia trên thế giới. Thực tế cho thấy, Mua sắm công xanh có thể thay đổi thị
trường mua sắm truyền thống, thúc đẩy sự cạnh tranh của các nền công nghiệp xanh, tiết
kiệm chi phí và tạo thêm cơng ăn việc làm. Chính phủ các nước như Mỹ, Châu Âu,
Canada, Bhutan, Mông cổ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan,…. đã và đang thực hiện
chính sách Mua sắm cơng xanh để góp phần đáng kể vào các ngành công nghiệp thân
thiện với mơi trường, cũng như thúc đẩy thói quen Mua sắm xanh trong người tiêu dùng
và doanh nghiệp tư. Tổng kết những kinh nghiệm trong triển khai thành công Mua sắm
công xanh có vai trị quan trọng giúp các nước đi sau đẩy nhanh quá trình thực hiện Mua
sắm xanh.
Ở Việt Nam,mặc dù khái niệm về Mua sắm xanhkhông phải là khái niệm mới, tuy
nhiên các tổ chức và doanh nghiệp vẫn còn chưa hiểu và nhận thấy đúng tầm quan trọng
của Mua sắm xanh. Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã đưa ra một sốchính sách nhằm thúc
đẩy việc sản xuất và Mua sắm xanh. Tuy nhiên, các chính sách này mới chỉ dừng lại ở
những quy định, quyết định có liên quan chứ chưa có những quy định biện pháp cụ thể


nhằm khuyến khích và thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng xanh. Từ kinh nghiệm của các


nước trên thế giới, Việt Nam có thể học hỏi các bài học về Mua sắm cơng xanh như xây
dựng hệ thống chính sách Mua sắm công xanh, xây dựng tiềm lực cho Mua sắm cơng
xanh, khuyến khích sản xuất và Mua sắm xanh.
Để nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, khuyến khích triển khai rộng rãi Mua sắm
xanh ở các cơ quan nhà nước tại Việt Nam, Tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa
học và khả năng ứng dụng Mua sắm công xanh ở Việt Nam”.
Mục tiêu của luận văn là đánh giá thực trạng khả năng áp dụng Mua sắm công
xanh của Việt Nam, đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm thúc đẩy Mua sắm công
xanh ở Việt Nam.
Trên cơ sở mục tiêu đề ra, luận văn thực hiện một số nhiệm vụ, bao gồm: (i) Tổng
quan tình hình nghiên cứu về Mua sắm xanh và Mua sắm công xanh; (ii) Nghiên cứu
kinh nghiệm quốc tế (KNQT) về Mua sắm công xanh, rút ra bài học cho Việt Nam; (iii)
Phân tích thực trạng khu vực cơng và Mua sắm công xanh ở Việt Nam; (iv) Đề xuất định
hướng và các giải pháp thúc đẩy quá trình thực hiện Mua sắm công xanh ở Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: là kinh nghiệm quốc tế, các cơ chế chính sách
(CCCS) và điều kiện ảnh hưởng đến Mua sắm công xanh ở Việt Nam.
Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu về Mua sắm xanh trong lĩnh vực cơng ở
Việt Nam, trong đó có nghiên cứu sâu tại một số Cơ quan Trung ương trên địa bàn Hà
Nội.
Phạm vi thời gian: các số liệu phân tích đánh giá cho giai đoạn 2010 - 2015 đề
xuất định hướng và giải pháp cho giai đoạn đến năm 2020.
Phạm vi nội dung: Luận văn giới hạn trong phân tích kinh nghiệm quốc tế trong
Mua sắm công xanh và khả năng triển khaiMua sắm công xanh ở Việt Nam,đề xuất các
giải pháp thúc đẩy Mua sắm công xanh tại Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn để thu
thập các tài liệu và dữ liệu thứ cấp bao gồm: các tạp chí trong nước và các tạp chí quốc
tế, các báo cáo và số liệu nghiên cứu, điều tra của các cơ quan nhà nước như Bộ Tài


chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thông tin, dữ liệu từ tài

liệu thứ cấp giúp tác giả tổng hợp, làm rõ cơ sở lý luận về Mua sắm xanh và Mua sắm
công xanh, đánh giá kinh nghiệm của một số nước, chính phủ các nước trong việc thực
hiện Mua sắm công xanh như như Mỹ, Châu Âu, Canada, Bhutan, Mông cổ, Trung Quốc,
Hàn Quốc, Thái Lan,…và đánh giá việc thực hiện Mua sắm cơng xanh tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, đề tài sử dụng phương pháp điều tra và phỏng vấn chuyên gia thông
qua sử dụng bảng hỏi nhằm đánh giá sự sẵn có và phù hợp của các văn bản pháp luật
cũng như nhận thức, thái độ và nhu cầu về Mua sắm công xanh tại một số cơ quan quản
lý nhà nước. Đối tượng điều tra là các chuyên gia, cán bộ các cơ quan nhà nước như: Bộ
Tài nguyên và Mơi trường, Bộ Tài chính, Ban Kinh tế Trung ương, Ban Nội chính Trung
ương,Văn phịng Trung ương Đảng.
Việc sử dụng các phương pháp phân tích truyền thống như phương pháp so sánh
đối chiếu, tổng hợp, phân tích, phương pháp thống kê được sử dụng để miêu tả các dữ
liệu thu thập được từ quá trình điều tra khảo sát.
Để đánh giá thực trạng Mua sắm công xanh tại Việt Nam, nghiên cứu đã tiến hành
phát phiếu, phỏng vấn và thu thập các thông tin tại một số Cơ quan Trung ương. Tổng số
mẫu phiếu phát ra là 100 phiếu, số phiếu thu về hợp lệ là 89 phiếu (chiếm 89%). Phiếu
bảng hỏi được thiết kế gồm hai phần chính: phần 1 là thông tin chung về đối tượng khảo
sát, phần 2 được thiết kế với 15 câu hỏi (đóng và mở) sử dụng thang đo định danh và thứ
bậc với các nội dung trực tiếp liên quan với mục tiêu khảo sát. Nội dung các câu hỏi khảo
sát được xây dựng dựa trên tổng quan các nghiên cứu và văn bản liên quan tới MSX và
MSCX .
Kết quả điều tra làm cơ sở để tác giả đánh giá thực trạng việc thực hiện Mua sắm
công xanh, cũng như làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy Mua sắm cơng xanh
tại Việt Nam.
Luận văn có kết cấu 03 chương với các nội dung chính của các chương như sau:
Chương 1 trình bày khái quát cơ sở lý luận và đánh giá kinh nghiệm của các quốc
gia trên thế giới trong Mua sắm cơng xanh. Đã có nhiều học giả và các tổ chức trên thế


giới đưa ra các khái niệm khác nhau liên quan tới Mua sắm xanhvà Mua sắm công xanh.

Dựa trên các khái niệm hiện có, khái niệm Mua sắm cơng xanh được hiểu làmột q
trình các cơ quan cơng quyền mua sắm HHDV, trong đó có tính tới yếu tố giảm thiểu
TĐMT trong suốt vòng đời của các sản phẩm, dịch vụ này để so sánh lựa chọn
HHDV.Mua sắm công xanh có vai trị quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế,
thể hiện: (i) Mua sắm công xanh đóng góp vào mục tiêu giảm tiêu hao nguyên nhiên liệu,
năng lượng; (ii)Mua sắm công xanh là giảm tác động đến mơi trường và hướng tới
PTBV. Các ngun tắc chính khi tiến hành Mua sắm công xanh cũng được đề cập trong
chương 1, bao gồm: Xem xét tính cần thiết, xem xét vòng đời sản phẩm và dịch vụ, xem
xét nỗ lực nhà cung cấp, và thu thập thông tin về môi trường. Chương 1 cũng đã đề cập
tới các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến Mua sắm cơng xanh: (i) Các yếu tố thể chế, các quy
định của cơ quan Nhà nước; (ii) Thông tin - tuyên truyền; (iii) Yếu tố tài chính; (iv) Hội
nhập.
Chương 1 cũng đã đánh giá kinh nghiệm của một số quốc gia khá thành công trong
việc thực hiện Mua sắm công xanh, bao gồm: Mỹ, các nước Châu Âu, Canada, Bhutan,
Mông Cổ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan,…. Từ việc nghiên cứu những cơ sở kinh
nghiệm Mua sắm công xanh của một số quốc gia này, luận văn đã rút ra một số nhận xét
liên quan đến việc vận dụng để nghiên cứu triển khai ở Việt Nam, đó là: (i) cần cải cách
(hồn thiện) thể chế về Mua sắm xanh; (ii) nâng cao nhận thức về Mua sắm xanh; (iii)
khuyến khích sử dụng cơng nghệ, SPX, ít tiêu hao năng lượng trong SXTD; (iv) xây dựng
và đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách về Mua sắm xanh.
Tổng quan tài liệu trong chương 1 cho thấy mặc dù đã có một số cơng trình nghiên
cứu đề cập đến việc Mua sắm xanh và Mua sắm công xanh ở Việt Nam. Tuy nhiên, đến
nay trong lĩnh vực quản lý kinh tế và quản lý mơi trường chưa có luận văn nào nghiên
cứu về vấn đề này. Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu về Mua sắm xanh và Mua sắm công
xanhở Việt Nam là cần thiết.
Chương 2 trình bày thực trạng khu vực cơng và Mua sắm công xanh ở Việt Nam.
Cụ thể, chương 2 đã trình bày Cơ chế, tổ chức quản lý MSC và Mua sắm công xanh, Các
quy định pháp luật liên quan đến MSC và Mua sắm công xanh. Tổ chức thực hiện các cơ



chế về mua sắm công và Mua sắm công xanh. Chương 2 cũng đã đánh giá kết quả đạt
được và hạn chế của việc thực hiện Mua sắm công xanh tại Việt Nam. Cụ thể như sau:
Kết quả đạt được bao gồm:
Đã ban hành một số văn bản liên quan đến Mua sắm công xanh, đặc biệt là các
văn bản liên quan đến mua sắm tài sản (MSTS) từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước.
Việc mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung đã đem lại kết quả đáng khích
lệ đó là: Tiết kiệm chi ngân sách; Giảm các sai phạm trong việc MSC; giảm bộ máy và
biên chế trong MSC.
Việt Nam đã ban hành và thực hiện quy định về quy trình và tiêu chí cấp nhãn sinh
thái (NST). Dán NST đã được thực hiện thí điểm đối với một số sản phẩm. Các hoạt động
đã được ghi nhận là tiền đề tích cực tiến tới việc tiến tới sản xuất và tiêu dùng bền vững
(TDBV).
Nhà nước đã ban hành một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với các đơn vị sản
xuất và cung ứng các sản phẩm xanh (SPX). Mặc dù mới chỉ dừng lại hỗ trợ ban đầu
nhưng cũng ghi nhận sự quan tâm từ phía nhà nước đến các doanh nghiệp nhằm khuyến
khích, thúc đẩy sản xuất các SPX.
Hạn chế và tồn tại:
Về Mua sắm công: (i) Số lượng các cơ quan nhà nước thực hiện mua sắm tập trung
(MSTT)còn rất hạn chế và chưa đồng nhất. Nhiều cơ quan, tổ chức, và cá nhân chưa nhận
thức đầy đủ tầm quan trọng, tính hiệu quả của phương thức mua sắm công tập trung nên
chưa chủ động thực hiện theo phương thức này; (ii) về cách thức và quy trình MSC theo
hình thức tập trung làm hạn chế quyền chủ động của các cơ quan nhà nước trong việc ký
hợp đồng, tiếp nhận và nghiệm thu chất lượng tài sản, dịch vụ, thực hiện quyền được bảo
hành, bảo trì sản phẩm; (iii) cán bộ, đơn vị làm nhiệm vụ MSTT chủ yếu là kiêm nhiệm
nên hiệu quả mua sắm tài sản (MSTS) khơng cao; (iv) MSTT gây khó khăn trong việc bảo
hành, bảo trì tài sản mua sắm; (v) MSTT khiến cho sản phẩm hàng hóa khi mua sắm khơng
sát với yêu cầu của từng bộ phận trong cơ quan do vậy giá trị sử dụng không được phát huy
cao nhất.
Về Mua sắm công xanh: (i) Nhận thức của các cán bộ cơ quan nhà nước, khu vực
công về Mua sắm cơng xanh cịn hạn chế; (ii) Hệ thống chính sách về Mua sắm công



xanh cịn nhiều bất cập, hiện chưa có chính sách và quy định cụ thể nào về thúc đẩy Mua
sắm xanh, cịn thiếu các chính sách ưu đãi cũng như các hướng dẫn cụ thể về khuyến
khích doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, dịch vụ xanh và về thúc đầy các chương trình
liên quan đến Mua sắm xanh.
Những yếu kém và bất cập trong q trình Mua sắm cơng xanh ở Việt Nam có thể
được giải thích bằng nhiều nguyên nhân nhưng tựu trung lại là do thiếu thể chế ràng
buộc, thiếu nguồn lực và thiếu động lực. Do đó, để thúc đẩy tiến trình Mua sắm cơng
xanh và “xanh hóa” các chuỗi cung ứng ở Việt Nam cịn rất nhiều điều phải làm từ các
vấn đề ở tầm vĩ mơ như thể chế, cơ chế chính sách (CCCS) tới các vấn đề liên quan tới
thay đổi nhận thức của người sản xuất và người tiêu dùng về “tiêu dùng xanh” và “Mua
sắm xanh”. Chính phủ với tư cách là “một người tiêu dùng lớn” cần nâng cao các yêu cầu
về “xanh hóa” trong hoạt động mua sắm của mình để qua đó thay đổi hành vi của các nhà
sản xuất, các nhà cung ứng. Ngoài ra, với tư cách là “người thiết lập luật chơi” Chính phủ
cần có các chính sách, biện pháp hành chính để thay đổi “động cơ” của nhà sản xuất để
kích thích q trình chuyển đổi từ “nâu” sang “xanh”.
Chương 3 đã trình bày định hướng và các giải pháp thúc đẩy Mua sắm cơng xanh
tại Việt Nam. Trên cơ sở phân tích cơ hội và thách thức của thực hiện Mua sắm công
xanh tại Việt Nam, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (chiến lược phát triển bền vững và
Chiến lược TTX) và định hướng thực hiện Mua sắm công xanh ở Việt Nam (bối cảnh
trong nước và định hướng chung đối với Mua sắm công xanh), luận văn đã đề xuất một
số giải pháp góp phần thúc đẩy Mua sắm công xanh ở Việt Nam, bao gồm: (i) cần xây
dựng một khung chính sách tồn diện và hiệu quả về Mua sắm xanh, cụ thể: rà soát các
văn bản quy định về MSC và các văn bản quy định trong lĩnh vực BVMT và PTBV nhằm
tìm kiếm và tích hợp các tiêu chí mơi trường vào trong quy trình MSC; Đánh giá lại quy
trình mua sắm và vai trị của các Bộ ngành, các cơ quan; Chính phủ nên xem xét các
chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp sản xuất SPX nhằm khuyến khích và mở rộng
quy mơ sản xuất kinh doanh các sản phẩm này; Cần có khung pháp lý qui định về hành vi
mua sắm của chính phủ theo hướng xanh hố đối với các sản phẩm hàng hố và dịch vụ;

Cần có một định nghĩa thống nhất vềMua sắm xanh ở cấp quốc gia; Cần phải rà soát để
đồng bộ hoá các qui định vềMua sắm xanh của chính phủ với các qui định xanh hoá khác


trong việc thực hiện chiến lược TTX và chuyển đổi mơ hình tăng trưởng; Cần phải có các
chính sách khuyến khích thực hiện các chuỗi giá trị xanh đối với các doanh nghiệp, hộ
gia đình tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm để đảm bảo thực hiện quá trình sản xuất,
phân phối và tiêu thụ sản phẩm theo hướng xanh hố; Cần phải phát huy vai trị quan
trọng của Nhà nước trong việc hỗ trợ đầu tư vào khoa học và công nghệ, vào nghiên cứu
và triển khai (R&D), và về đào tạo con người để giúp các doanh nghiệp nâng cao năng
lực công nghệ, nâng cao khả năng ứng dụng cơng nghệ theo hướng xanh hố trong hoạt
động thực tiễn sản xuất kinh doanh; (ii) bổ sung, hoàn thiện cơ sở pháp lý và cơ chế tài
chính khuyến khích, thúc đẩy Mua sắm cơng xanh; (iii) Giải pháp thông tin - tuyên
truyền, nâng cao nhận thức về Mua sắm công xanh. Thực hiện tuyên truyền rộng rãi trên
các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng về Mua sắm công xanh và bảo vệ môi
trường. Giáo dục ý thức cộng đồng và nâng cao nhận thức về môi trường đối với các cơ
quan quản lý và doanh nghiệp; cần có cơng cụ kinh tếđể điều chỉnh hành vi của người sản
xuất; (iv) Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức về quản lý Mua sắm
công xanh. Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức quản lýMua sắm công xanh là các
hoạt động nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức trong việc đóng góp vào hoạt
động quản lýMua sắm cơng xanh.
Tóm lại, nghiên cứu đã khái quát các vấn đề liên quan đến kinh nghiệm Mua sắm
công xanhquốc tế, rút ra bài học cho Việt Nam. Đồng thời luận văn cũng đi sâu đánh giá
thực trạng Mua sắm công xanh và đề xuất các cơ chế chính sách về Mua sắm cơng xanhở
Việt Nam nhằm khuyến khích sản xuất và tiêu dùng bền vững(SX&TDBV). Những kết
quả nghiên cứu đạt được có thể là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, nhà hoạch định
chính sách nhằm thực hiện thành cơng Mua sắm công xanh tại Việt Nam.




×