Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nghiên cứu hệ thống đảm bảo vật tư của công ty TNHH hoya glass disk việt nam II và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.38 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đối với các doanh nghiệp thì nguồn vật tư đầu vào là yếu tố quyết định để tạo nên
hiệu quả sản xuất và chất lượng cũng như giá thành của sản phẩm đầu ra. Và để đạt được
hiệu quả của việc sử dụng vật tư thì một hệ thống đảm vật tư chặt chẽ có sự liên kết thống
nhất của các thành phần trong hệ thống đóng vai trị rất quan trọng.
Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam II là doanh nghiệp chế xuất thuộc Khu
Công Nghiệp Thăng Long II, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, có 100% vốn đầu tư từ
Nhật Bản và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2010 với hoạt động chính là sản xuất nền
đĩa thủy tinh cho đĩa từ. Được kế thừa hệ thống đảm bảo nguyên vật liệu từ Tổng Công ty
Hoya Glass Disk tại Nhật Bản, tuy nhiên khi áp dụng vào Việt Nam, Cơng ty đã phải
nghiên cứu để thích nghi với tình hình thực tiễn tại Việt Nam, và đồng thời tận dụng
được các lợi thế cung ứng nguyên vật liệu tại Việt Nam để hệ thống đảm bảo vật tư của
công ty đạt được hiệu quả tối đa. Với sự cạnh tranh về chất lượng, khả năng cung ứng
hàng hóa cho khách hàng và giá thành sản phẩm, thời gian thành lập công ty tại Việt Nam
tương đối ngắn cũng như phải đối mặt với những biến động về cung ứng vật tư do những
biến động về kinh tế, chính trị và xã hội tại Việt Nam, hệ thống đảm bảo vật tư của Công
ty vẫn chưa đạt được hiệu quả cao do còn nhiều hạn chế.
Từ thực tế đó, việc nghiên cứu về lý luận và thực tiễn hệ thống đảm bảo vật tư
của Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam II có thể góp phần đánh giá thực tiễn
hệ thống đảm bảo vật tư của Công ty đồng thời cũng là cơ hội để rút ra bài học để áp
dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, học viên lựa chọn đề tài “Nghiên cứu
hệ thống đảm bảo vật tư của của Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam II và
bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ của
mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trƣớc đây
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh (2010), của tác giả Nguyễn Thị Hạnh, “Tăng


cường kiểm sốt nội bộ chu trình mua hàng và thanh tốn tại tơng ty cổ phần dược vật tư
y tế Quảng Nam”, trong luận văn tác giả mới đã đề cập đến quy trình mua hàng của


doanh nghiệp bao gồm các bước thực hiện đảm bảo hàng hóa cho doanh nghiệp nhưng
chưa nghiên cứu về tổ chức bộ máy đảm bảo hàng hóa của doanh nghiệp, cũng như đánh
giá kết quả đảm bảo hàng hóa của doanh nghiệp.
Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh (2013), của tác giả Cao Thái Định, “Quản trị
nguyên vật liệu Công ty TNHH Một thành viên In Bình Định”, trong luận văn tác giả đã
nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn quy trình quản trị ngun vật liệu của Cơng ty, đánh
giá được thành tựu, hạn chế của quản trị nguyên vật liệu và đưa ra giải pháp hồn thiện
cơng tác quản trị ngun vật liệu của Cơng ty. Tác giả có giới thiệu bộ máy tổ chức đảm
bảo vật tư, tuy nhiên tác giả mới chỉ nêu lên nguyên tắc tổ chức bộ máy đảm bảo vật tư
của Công ty mà chưa đi sâu và nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ
thống cũng như đánh giá hiệu quả về tổ chức và hoạt động của hệ thống.
Luận văn thạc sĩ kinh tế (2012), tác giả Mai Thị Ngọc Mười, “Một số giải pháp
hồn thiện cơng tác quản trị tồn kho nguyên vật liệu tại công ty TNHH Watabe Wedding
Việt Nam”, trong luận văn, tác giả mới chỉ đề cập đến công tác quản trị tồn kho nguyên
vật liệu để đảm bảo lượng vật tư dự trữ đáp ứng yêu cầu dự trữ an toàn cho sản xuất của
Công ty. Luận văn cũng giới hạn nghiên cứu chuyên sâu về một phần trong hệ thống và
quy trình đảm bảo vật tư mà chưa nghiên cứu cả hệ thống và quy trình đảm bảo vật tư của
Cơng ty.
Bên cạnh đó, phạm vi ứng dụng của các luận văn trên mới chỉ là tại doanh nghiệp
được nghiên cứu chứ chưa đưa ra được kết luận chung cũng như bài học ứng dụng cho hệ
thống đảm bảo vật tư của doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Do đó việc nghiên cứu về
hệ thống đảm bảo vật tư vẫn cần thiết và có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn.
Hiện tại cũng chưa có cơng trình nghiên cứu nào về hệ thống đảm bảo vật tư được
thực hiện tại Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam II, và cũng chưa có cơng trình
nghiên cứu nào đề cập đến việc rút ra bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam từ việc
nghiên cứu hệ thống đảm bảo vật tư tại một cơng ty vì vậy đề tài: “Nghiên cứu hệ thống
đảm bảo vật tư của của Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam II và bài học kinh


nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam” không trùng lặp với cơng trình nghiên cứu

khoa học nào trước đây.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu hệ thống đảm bảo vật tư của Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt
Nam II và rút ra bài học thành công để vận dụng và các bài học chưa thành công để né
tránh cho các doanh nghiệp Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Dựa trên mục tiêu đã nêu và cơ sở lý luận luận văn làm rõ một số nhiệm vụ nghiên
cứu:
+ Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về hệ thống đảm bảo vật tư của doanh
nghiệp, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống đảm bảo vật tư của doanh
nghiệp.
+ Đánh giá kết quả, hiệu quả của hệ thống đảm bảo vật tư của Công ty TNHH
Hoya Glass Disk Việt Nam II.
+ Bài học kinh nghiệm rút ra cho các doanh nghiệp Việt Nam từ thực tiễn nghiên cứu
hệ thống đảm bảo vật tư của Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam II.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn:
+ Đối tượng nghiên cứu của luận văn là lý luận và thực tiễn về hệ thống đảm bảo
vật tư của các doanh nghiệp.
+ Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tại Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt
Nam II, tập trung nghiên cứu hệ thống đảm bảo vật tư của Công ty từ năm 2010 đến năm
2014 và rút ra bài học cho hệ thống đảm bảo vật tư của các doanh nghiệp Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn có sử dụng phương pháp chung của nghiên
cứu kinh tế là: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp phân
tích tổng hợp; phương pháp sơ đồ, biểu đồ; phương pháp thống kê toán; phương pháp so
sánh, kết hợp lý thuyết và thực tiễn.
Ngoài ra, luận văn sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu:



- Dữ liệu bên ngồi: sử dụng thơng tin từ các giáo trình, cơng trình khoa học trước
đó về hoạt động đảm bảo vật tư để thực hiện nghiên cứu phần lý luận.
- Dữ liệu bên trong công ty: sử dụng dữ liệu thu thập được từ các phòng ban của
cơng ty có tác động đến hoạt động đảm bảo vật tư của cơng ty. Sử dụng các quy trình,
bản tiêu chuẩn công việc của các bộ phận của hệ thống đảm bảo vật tư, báo cáo kết quả
cung ứng vật tư của cơng ty.
6. Đóng góp của luận văn
- Về lý luận: hệ thống hóa lý thuyết về hệ thống đảm bảo vật tư và các nhân tố tác
động đến hệ thống đảm bảo vật tư trong sản xuất.
- Vể thực tiễn:
Đánh giá thực trạng hệ thống đảm bảo vật tư của Công ty TNHH Hoya Glass Disk
Việt Nam II.
Nêu lên cụ thể thành tựu, hạn chế của hệ thống đảm bảm vật tư của Công ty.
Đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống đảm vật tư của Công ty TNHH Hoya Glass
Disk Việt Nam II.
Rút ra bài học thành công để vận dụng và bài học chưa thành công để né tránh cho các
doanh nghiệp Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương
Chƣơng 1: Lý luận cơ bản về hệ thống đảm bảo vật tƣ của doanh nghiệp
Chƣơng 2. Nghiên cứu hệ thống đảm bảo vật tƣ của Công ty TNHH Hoya
Glass Disk Việt Nam II
Chƣơng 3. Đánh giá hệ thống đảm bảo vật tƣ của Công ty TNHH Hoya Glass
Disk Việt Nam II và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam

CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG ĐẢM BẢO
VẬT TƢ CỦA DOANH NGHIỆP



Ở chương này tác giả đi sau nghiên cứu các vấn đề sau:
Thứ nhất: trong luận văn tác giả làm rõ vấn đề cơ bản về khái niệm, vai trò, nguyên
tắc tổ chức của hệ thống đảm bảo vật tư và quy trình đảm bảo vật tư của doanh nghiệp.
Thứ hai: tác giả tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống đảm bảo
vật tư của doanh nghiệp. Các nhân tố bên ngồi bao gồm: mơi trường kinh tế, mơi trường
chính trị pháp lt, mơi trường tự nhiên, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh. Các nhân tố
bên trong bao gồm: quy mô sản xuất của doanh nghiệp, đặc điểm tiêu dùng vật tư, tổ
chức quản lý, nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của doanh nghiệp.
Thứ ba: tác giả nêu lên các tiêu chí đánh giá hệ thống đảm bảo vật tư của doanh
nghiệp bao gồm: tính hợp lý về nguyên tắc tổ chức hệ thống đảm bảo vật tư của doanh
nghiệp, tính hợp lý về quy trình hoạt động của hệ thống đảm bảo vật tư của doanh
nghiệp, tính hiệu quả của hệ thống đảm bảo vật tư của doanh nghiệp.

CHƢƠNG 2
NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐẢM BẢO VẬT TƢ CỦA
CÔNG TY TNHH HOYA GLASS DISK VIỆT NAM II
Ở chương này, tác giả khái quát đặc điểm của Công ty Hoya Glass Disk Việt Nam
II ảnh hưởng đến hệ thống đảm bảo vật tư, nghiên cứu hệ thống đảm bảo vật tư của Công
ty và nêu lên các kết quả hoạt động của hệ thống đảm bảo vật tư của Công ty cụ thể như
sau:
Thứ nhất: tác giả giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam
II bao gồm: quá trình hình thành và phát triển, bộ máy tổ chức của Công ty. Nêu lên đặc
điểm của Công ty ảnh hưởng đến hệ thống đảm bảo vật tư về quy mô sản xuất, nguồn vật
tư, nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất.
Thứ hai: tác giả đi sâu nghiên cứu về hệ thống đảm bảo vật tư của Công ty Hoya
Glass Disk Việt Nam II về các điểm sau:


Một là: giới thiệu tổ chức hệ thống đảm bảo vật tư và vai trò, nhiệm vụ của các bộ
phận trong hoạt động đảm bảo vật tư bao gồm các bộ phận: bộ phận kế hoạch, bộ phận

mua hàng, bộ phận xuất nhập khẩu, bộ phận quản lý kho vật tư.
Hai là: tác nêu lên quy trình khái quát và mơ tả chi tiết quy trình thực hiện hoạt
động đảm bảo vật tư của Hệ thống đảm bảo vật tư bao gồn các bước sau: xác định vật tư
cần cung ứng, lựa chọn nhà cung ứng vật tư, nhập khẩu vật tư, tổ chức dự trữ vật tư, cấp
phát vật tư cho sản xuất, kiểm kê vật tư.
Thứ ba: tác giả nêu lên và phân tích kết quả hoạt động của hệ thống đảm bảo vật tư
của Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam II bao gồm các kết quả sau:
Về kết quả mua vật tư cho sản xuất: hệ thống đảm bảo vật tư của Công ty phải thực
hiện một khối lượng công việc khá lớn với số lượng lớn các đơn hàng cần phải theo dõi
quản lý để đảm bảo vật tư cho sản xuất. Công ty vẫn chủ yếu mua vật tư từ nước ngồi.
Cơng ty thực hiện quy trình đàm phán giá vật tư với nhà cung cấp nhưng hiệu quả chưa
cao.
Về kết quả đảm bảo vật tư cho sản xuất: Công ty đã xây dựng một hệ thống báo cáo
đầy đủ chặt chẽ để quản lý, theo dõi quy trình đảm bảo vật tư kể từ khi lên kế hoạch đến
khi vật tư được đưa vào sản xuất. Qua hầu hết các năm Công ty đều thực hiện kế hoạch
hậu cần vật tư vượt mức kế hoạch đề ra. Công ty luôn đảm bảo lượng vật tư dự trữ an
toàn là từ 8 – 12 ngày với vật tư quan trọng và 7 – 10 ngày với vật tư thông thường.
Về kết quả quản lý sử dụng vật tư: tỷ lệ vật tư lỗi của Công ty luôn thấp hơn mức tỷ
lệ vật tư lỗi cho phép của Công ty nhiều lần, các vật tư dư thừa được tái sử dụng, nếu
không tái sử dụng sau 1 năm sẽ đem đi tiêu hủy để giảm chi phí dự trữ.

CHƢƠNG 3
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG ĐẢM BẢO VẬT TƢ CỦA CÔNG TY TNHH
HOYA GLASS DISK VIỆT NAM II VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Sau khi nghiên cứu về thực trạng hệ thống đảm bảo vật tư của Công ty tác giả đã có
những đánh giá sau:


Về thành tựu mà hệ thống đảm bảo vật tư của Công ty đạt được:

Hệ thống đảm bảo vật tư của Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam II được tổ
chức với một kết cấu tương đối chặt chẽ.
Chức năng cụ thể của các bộ phận, các nhóm, các cá nhân trong hệ thống đảm bảo
vật tư của Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam II được quy định rất cụ thể và rõ
ràng.
Hệ thống đảm bảo vật tư của Công ty đã phân chia vật tư và nguồn cung cấp vật tư
ra các nhóm riêng và có quy trình quản lý riêng cho từng nhóm.
Giữa phịng Quản lý Vật tư và các phịng ban khác có sự liên kết, thơng tin được
trao đổi chính xác theo các quy trình đã được thơng qua.
Hệ thống đảm bảo vật tư của Công ty Hoya Glass Disk Việt Nam II đã xây dựng
một quy trình đảm bảo vật tư khoa học.
Quy trình báo cáo trong hệ thống được thực hiện có hệ thống, các báo cáo của cá
nhân và của nhóm, của bộ phận đều được hồn thành đúng thời hạn để thực hiện rà sốt,
nắm bắt được tình hình hoạt động của hệ thống.
Sau hơn 4 năm hoạt động, hệ thống đảm bảo vật tư của Công ty Hoya Glass Disk Việt
Nam II đã đạt được những thành tích nhất định trong hoạt động đảm bảo vật tư.
Về những hạn chế cịn tồn tại:
Khối lượng cơng việc của các nhân viên trong hệ thống đảm bảo vật tư của Công ty
là rất lớn.
Thời gian thực hiện các báo cáo của các nhóm trong hệ thống đảm bảo vật tư khá
dài.
Giá trị mua hàng nước ngồi vẫn cịn khá cao.
Kết quả thực hiện đàm phán giá với nhà cung cấp khơng đạt u cầu.
Chi phí dự trữ vật tư cao.
Ngun nhân dẫn đến những hạn chế
Thiếu bộ phận Nghiên cứu thị trường.
Chưa xây dựng tiêu chuẩn công việc nghiên cứu thị trường.
Thời gian đáp ứng vật tư của nhà cung cấp kéo dài.
Phụ thuộc vào nhà cung cấp nước ngoài.



Phần mềm quản lý vật tư mới đưa vào hoạt động.
Sau khi đánh giá, tác giả đã nêu lên một số giải pháp hoàn thiện hệ thống đảm bảo
vật tư của Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam II như sau:
Thứ nhất: thành lập bộ phận nghiên cứu thị trường cho hệ thống đảm bảo vật tư của
Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam II.
Thứ hai: xây dựng tiêu chuẩn công việc về Nghiên cứu thị trường.
Thứ ba: rút ngắn thời gian đáp ứng vật tư của nhà cung cấp.
Thứ tư: tìm kiếm nhà cung cấp trong nước thay thế nhà cung cấp nước ngoài.
Thứ năm: lập kho dữ liệu chung cho các báo cáo trong hệ thống đảm bảo vật tư của
Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam II.
Tác giả cũng đã nêu lên bài học kinh nghiệm rút ra cho các doanh nghiệp Việt Nam
trong tổ chức và hoạt động của hệ thống đảm vật tư của Công ty TNHH Hoya Glass Disk
Việt Nam II thông qua việc đánh giá chung về Hệ thống đảm bảo vật tư của các doanh
nghiệp Việt Nam và áp dụng các bài học thành công và cần tránh rút ra từ hệ thống đảm
bảo vật tư của Công ty.
Đồng thời tác giả cũng nêu lên các điều kiện áp dụng những bài học rút ra từ tổ
chức và hoạt động của hệ thống đảm vật tư của Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt
Nam II đó là:
Thứ nhất: doanh nghiệp phải nghiên cứu về tổ chức hệ thống đảm bảo vật tư.
Thứ hai: doanh nghiệp có nguồn cung cấp vật tư đa dạng.
Thứ ba: có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của Hệ thống đảm bảo vật tư của doanh
nghiệp.
Thứ tư: doanh nghiệp phải có cơ sở hạ tầng về vật chất và công nghệ quản lý dữ
liệu.
KẾT LUẬN
Đối với các doanh nghiệp việc đáp ứng vật tư kịp thời cho sản xuất và thỏa mãn
được các yêu cầu về vật tư ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian, số lượng và chất lượng sản
phẩm được tạo ra. Do đó, hệ thống đảm bảo vật tư của doanh nghiệp giữ vai trò rất quan
trọng khi phải thực hiện hoạt động đảm bảo vật tư cho doanh nghiệp một cách nhanh

chóng, chính xác, chặt chẽ và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.


Là một doanh nghiệp chế xuất với quy mô sản xuất lớn thì hệ thống đảm bảo vật tư
của Cơng ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam II càng thể hiện vai trị của mình trong
việc thực hiện hoạt động đảm bảo vật tư cho sản xuất, giúp cho hoạt động sản xuất của
Công ty được diễn ra liên tục đúng với kế hoạch sản xuất đã đề ra. Trong quá trình hoạt
động của mình, hệ thống đảm bảo vật tư của Công ty đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm
quý báu cả về mặt thành tựu và mặt hạn chế.
Hiện nay, các doanh nghiệp của Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đến việc xây dựng
cũng như hoàn thiện hệ thống đảm bảo vật tư cho doanh nghiệp. Từ những thực tiễn rút
ra từ hệ thống đảm bảo vật tư của Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam II, các
doanh nghiệp Việt Nam có thể học tập các mặt thành tựu mà Công ty đã đạt được cũng
như áp dụng các giải pháp đề ra để tránh được các mặt hạn chế của hệ thống đảm bảo vật
tư của Công ty để áp dụng vào xây dựng và hoàn thiện hệ thống đảm bảo vật tư của
doanh nghiệp.
Trong luận văn của mình tác giả đã trình bày các mục tiêu nghiên cứu sau:
Về mặt lý luận: luận văn đã thực hiện hệ thống hóa lý thuyết về hệ thống đảm bảo
vật tư và các nhân tố tác động đến hệ thống đảm bảo vật tư trong sản xuất.
Về thực tiễn: trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hệ thống đảm bảo vât tư của Công
ty Hoya Glass Disk Việt Nam II, luận văn đã nêu lên cụ thể thành tựu, hạn chế của hệ
thống đảm bảo vật tư của Cơng ty. Đưa ra giải pháp hồn thiện hệ thống và bài học kinh
nghiệm rút ra cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Về kiến nghị: luận văn đã đưa ra được một số kiến nghị để hoàn thiện hệ thống
đảm bảo vật tư cho Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam II cũng như cho các
doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, hệ thống đảm bảo vật tư của doanh nghiệp là một hệ thống phức tạp, và
cơ cấu cũng như hoạt động của hệ thống còn phụ thuộc vào đặc điểm của từng doanh
nghiệp, phụ thuộc vào môi trường kinh doanh, môi trường kinh tế vi mô, vĩ mô. Do đó,
việc các bài học rút ra từ luận văn phải được áp dụng và biến đổi một cách hợp lý để phù

hợp với từng doanh nghiệp cụ thể.


Luận văn cũng đã chỉ ra được điều kiện áp dụng các giải pháp để hoàn thiện hệ
thống đảm bảo vật tư của doanh nghiệp. Đây cũng là một tài liệu tham khảo có ý nghĩa
của về lý luận và thực tiễn cho các doanh nghiệp Việt Nam đang xây dựng và hoàn thiện
hệ thống đảm bảo vật tư cho doanh nghiệp.



×