Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về bảo hiểm xã hội nghiên cứu điển hình huyện hoa lư tỉnh ninh bình (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.77 KB, 10 trang )

i

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Trốn đóng, nợ đọng bảo hiểm xã hội là câu chuyện không mới, diễn ra ở hầu
hết các tỉnh, thành phố trên cả nước, từ lâu đã trở thành “ căn bệnh” khó chữa, là
nhức nhối của toàn xã hội. Điều này để lại hậu quả nhiều mặt, trước hết là ảnh
hưởng đến mọi quyền lợi liên quan của người lao động như chế độ ốm đau, thai sản,
tai nạn lao động, bảo hiểm thất nghiệp, hưu trí.... đều bị “ treo”, dẫn đến tình trạng
người lao động khiếu nại, tố cáo, tổ chức đình cơng, ảnh hưởng đến trật tự an tồn
xã hội. Tình trạng trốn đọng, nợ đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian dài với số
tiền lớn cịn ảnh hưởng tới an tồn của quỹ bảo hiểm xã hội thậm chí gây mất cân
đối quỹ bảo hiểm xã hội.
Các nguyên nhân dẫn đến khơng tn thủ đóng góp bảo hiểm xã hội cần phải
được nhìn nhận, đánh giá đa chiều và trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau
của các tác nhân bởi nhiều lý do. Một trong những nguyên nhân được xét tới là
nhận thức và ý thức của chủ thể vi phạm, ở đây là người lao động và người sử dụng
lao động tham gia bảo hiểm xã hội, nhận thức của họ về trách nhiệm và quyền lợi
bảo hiểm xã hội không đầy đủ, ý thức tuân thủ pháp luật bảo hiểm xã hội không tốt.
Vấn đề này cũng xảy ra tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Vì vậy, cần phải có
nghiên cứu sâu để đánh giá nhận thức công chúng về bảo hiểm xã hội ở nơi đây
nhằm phát hiện ra những vấn đề bất cập trong nhận thức công chúng về bảo hiểm xã
hội và nguyên nhân của chúng để từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao nhận
thức. Thêm vào đó, trước kia chưa có bất kỳ tác giả nào chọn đề tại trùng lặp để
nghiên cứu. Do đó, tác giả chọn đề tài “Nâng cao nhận thức của người dân và
doanh nghiệp về bảo hiểm xã hội: nghiên cứu điển hình tại huyện Hoa Lư, tỉnh
Ninh Bình" làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Mục tiêu tổng qt của nghiên cứu đó là thông qua nâng cao nhận thức của
người dân và doanh nghiệp về bảo hiểm xã hội góp phần giải quyết tình trạng nợ
đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình nói chung và huyện Hoa Lư nói
riêng. Từ mục tiêu tổng quát đó, tác giả xây dựng các mục tiêu cụ thể như sau:
Một là: Xây dựng khung lý thuyết nhận thức công chúng về bảo hiểm xã hội




ii

Hai là: Phân tích thực trạng nhận thức của người dân và doanh nghiệp về bảo
hiểm xã hội tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Ba là: Đề xuất định hướng và các giải pháp nâng cao nhận thức công chúng
về bảo hiểm xã hội tại Huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức cơng chúng về bảo hiểm xã hội
Phạm vi nghiên cứu:
Về mặt không gian: Nhận thức công chúng về bảo hiểm xã hội ở huyện Hoa
Lư, tỉnh Ninh Bình
Về mặt thời gian: Nhận thức cơng chúng tại thời điểm khảo sát năm 2015 và
đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức công chúng cho thời gian tới
Trong đó: phạm vi nghiên cứu của luận văn là nhận thức về bảo hiểm xã hội
của người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp. Các nhóm
đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội khác như hành chính sự nghiệp, Đảng, Đồn,
hợp tác xã, phường, xã thị trấn... không được nhắc tới trong luận văn bởi các nhóm
đối tượng này hưởng lương từ ngân sách Nhà Nước, Nhà Nước tham gia đóng góp
bảo hiểm xã hội thơng qua kinh phí từ ngân sách với tỷ lệ tương dương người sử
dụng lao động trong các doanh nghiệp, vì vậy với các nhóm đối tượng này khơng
xảy ra tình trạng nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội.
Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu và làm rõ
các nội dung của luận văn, cao học viên sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên
cứu khoa học. Các phương pháp cụ thể được sử dụng là:
Phương pháp nghiên cứu tại bàn: luận văn đã sử dụng phương pháp này để
tiếp cận các công trình nghiên cứu liên quan đến bảo hiểm xã hội, nhận thức công
chúng nhằm rút ra khoảng trống nghiên cứu, đồng thời thiết lập được khung lý
thuyết nhận thức công chúng về bảo hiểm xã hội.
Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi điều tra: đối tượng điều tra

của bảng hỏi là người lao động và người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội
tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Mục đích của việc điều tra bằng bảng hỏi là dựa
trên các câu hỏi đã được thiết kế để điều tra về mức độ nhận thức công chúng về


iii

bảo hiểm xã hội cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới nhận thức công chúng về bảo
hiểm xã hội tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Từ đó tìm ra những điểm yếu và
nguyên nhân để đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao nhận thức công
chúng về bảo hiểm xã hội.
Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu: trên cơ sở các số liệu có được
thơng qua bảng hỏi điều tra, các nguồn số liệu thứ cấp từ Bảo hiểm xã hội huyện
Hoa Lư, Ủy ban nhân dân huyện Hoa Lư….cao học viên thực hiện so sánh, xử lý số
liệu nhằm có được kết quả nghiên cứu. Trên cơ sở đó có được những nhận định,
đánh giá về thực trạng nhận thức công chúng về bảo hiểm xã hội và đề xuất những
định hướng và giải pháp nhằm nâng cao nhận thức công chúng về bảo hiểm xã hội
tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết nhận thức của công chúng về bảo hiểm xã hội
Chương 2: Thực trạng nhận thức công chúng về bảo hiểm xã hội tại huyện
Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Chương 3: Giải pháp nâng cao nhận thức công chúng về bảo hiểm xã hội tại
huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT NHẬN THỨC CỦA CÔNG
CHÚNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Nội dung của chương 1 đi sâu vào nghiên cứu cơ sở lý thuyết nhận thức công
chúng về bảo hiểm xã hội thông qua việc trả lời các câu hỏi sau:
Thứ nhất: Bảo hiểm xã hội là gì?
Về khái niệm: “Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một

phần thu nhập của người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc
mất khả năng lao động, mất việc làm dẫn đến mất thu nhập trên cơ sở hình thành và
sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và
gia đình họ, góp phần bảo đảm An sinh xã hội"
Về bản chất: Bảo hiểm xã hội là một loại hình bảo hiểm nên nó mang bản
chất của bảo hiểm, đó là những quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình hình thành,


iv

phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung (quỹ bảo hiểm) hình thành do sự đóng
góp của các bên tham gia, nhằm xử lý các rủi ro, các biến cố trong phạm vi bảo
hiểm. Điều khác biệt của bảo hiểm xã hội với các loại hình bảo hiểm khác là bảo
hiểm xã hội là loại hình bảo hiểm do Nhà Nước tổ chức và quản lý vì vậy bảo hiểm
xã hội mang cả bản chất kinh tế và cả bản chất xã hội. Bản chất kinh tế: nhờ sự tổ
chức phân phối lại thu nhập, đời sống của người lao động và gia đình họ ln được
bảo đảm trước những bất trắc, rủi ro xã hội. Bản chất xã hội: do có sự “san sẻ rủi
ro” của bảo hiểm xã hội, người lao động chỉ phải đóng góp một khoản nhỏ trong thu
nhập của mình cho quỹ bảo hiểm xã hội, nhưng xã hội sẽ có một lượng vật chất đủ
lớn trang trải những rủi ro xảy ra. Ở đây, bảo hiểm xã hội đã thực hiện nguyên tắc
“lấy của số đơng bù cho số ít”. Tuy nhiên, tính kinh tế và tính xã hội của bảo hiểm
xã hội không tách rời mà đan xen lẫn nhau. Khi nói đến sự bảo đảm kinh tế cho
người lao động và gia đình họ là đã nói đến tính xã hội của bảo hiểm xã hội, ngược
lại, khi nói tới sự đóng góp ít nhưng lại đủ trang trải mọi rủi ro xã hội thì cũng đã đề
cập đến tính kinh tế của bảo hiểm xã hội.
Thứ hai: Nhận thức cơng chúng về bảo hiểm xã hội là gì?
Thơng qua các khái niệm nhận thức và cơng chúng nói chung, luận văn đã
đưa ra các khái niệm về công chúng bảo hiểm xã hội và nhận thức công chúng về
bảo hiểm xã hội như sau:
Công chúng bảo hiểm xã hội là các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm, quyền

lợi liên quan đến chính sách và việc triển khai chính sách bảo hiểm xã hội, và cần
được truyền thông để có nhận thức tốt hơn về bảo hiểm xã hội.
Nhận thức cơng chúng về bảo hiểm xã hội có thể hiểu là nhận thức của nhóm
cơng chúng bảo hiểm xã hội về: (1) Nội dung chính sách bảo hiểm xã hội; (2) Các
thủ tục bảo hiểm xã hội, bao gồm: thủ tục tham gia và đóng góp bảo hiểm xã hội;
thủ tục xét hưởng giải quyết quyền lợi bảo hiểm xã hội; thủ tục khiếu nại bảo hiểm
xã hội;(3) Cơ quan/tổ chức bảo hiểm xã hội.


v

Luận văn cũng đưa ra các nội dung, tiêu chí đánh giá nhận thức công chúng
về bảo hiểm xã hội và các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức công chúng về bảo
hiểm xã hội trong đó:
Về nội dung, nhận thức công chúng về bảo hiểm xã hội bao gồm: nhận thức
cơng chúng về chính sách bảo hiểm xã hội (về bản chất bảo hiểm xã hội, về quyền
lợi và nghĩa vụ bảo hiểm xã hội), nhận thức công chúng về thủ tục bảo hiểm xã hội
và nhận thức công chúng về cơ quan/tổ chức bảo hiểm xã hội.
Để đánh giá mức độ nhận thức công chúng về bảo hiểm xã hội luận văn sử
dụng hai tiêu chí tổng hợp, mang tính đại diện là tỷ lệ cơng chúng có hiểu biết về
bảo hiểm xã hội và mức độ hài lịng của cơng chúng đối với dịch vụ bảo hiểm xã
hội. Tỷ lệ cơng chúng có hiểu biết về bảo hiểm xã hội đánh giá mức độ nhận thức
của công chúng về chính sách bảo hiểm xã hội, là tỷ lệ người lao động và sử dụng
lao động có hiểu biết về chính sách bảo hiểm xã hội trên tổng số người lao động và
người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Nhận thức của công chúng về
chính sách bảo hiểm xã hội được luận văn đánh giá trên ba mức độ: Biết, Hiểu và
Tuân thủ. Mức độ hài lịng của cơng chúng đối với dịch vụ bảo hiểm xã hội: tiêu chí
đánh giá hai nội dụng nhận thức công chúng về bảo hiểm xã hội là nhận thức công
chúng về thủ tục bảo hiểm xã hội và nhận thức công chúng về cơ quan/tổ chức bảo
hiểm xã hội.

Luận văn đưa ra ba nhóm nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức công chúng về
bảo hiểm xã hội:
Một là nhóm nhân tố ảnh hưởng từ phía cơng chúng BHXH bao gồm các đặc
điểm về tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, trình độ học vấn...;
Hai là: nhóm nhân tố ảnh hưởng từ cơ chế chính sách gồm các quy định
chính sách BHXH và chế tài xử phạt vi phạm pháp luật về BHXH;
Ba là: nhóm nhân tố ảnh hưởng từ cơ quan tổ chức thực hiện chính sác
BHXH bao gồm bộ máy tổ chức thực hiện chính sách, đội ngũ cán bộ thực hiện
chính sách, cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho trực tiếp triển khai các nghiệp
vụ liên quan trực tiếp triển khai chính sách và hoạt động truyền thông, tổ chức các


vi

hoạt động truyền thông và Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong thực hiện
chính sách BHXH
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CÔNG CHÚNG VỀ
BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH
Nội dung chương 2 mô tả thực trạng nhận thức công chúng về bảo hiểm xã
hội tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Cụ thể ở chương này, luận văn có những nội
dung sau:
Thứ nhất: Luận văn đưa ra cái nhìn tổng quan về BHXH Hoa Lư thông quan
tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, hoạt động truyền thơng về chế độ chính sách
BHXH, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong tổ chức thực hiện chính sách
BHXH cũng như kết quả hoạt động của BHXH huyện Hoa Lư trong giai đoạn
2010- 2014. Từ đó, luận văn đã chỉ ra những bằng chứng của việc nhận thức công
chúng về BHXH ở huyện Hoa Lư còn nhiều hạn chế cần khắc phục.
Thứ hai, luận văn đã tiến hành khảo sát nhận thức công chúng về BHXH tại
huyện Hoa Lư. Khảo sát được tiến hành bằng việc thu thập số liệu sơ cấp thông qua
phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp đối tượng. Căn cứ để chọn mẫu là NLĐ động

và NSDLĐ của các doanh nghiệp đang tham gia BHXH tại BHXH huyện Hoa Lư.
Từ kết quả của khảo sát, luận văn tiến hành xử lý số liệu, tổng hợp kết quả điều tra
và phân tích nhận thức nhận thức cơng chúng về BHXH tại huyện Hoa Lư, tỉnh
Ninh Bình. Luận văn phân tích nhận thức nhận thức cơng chúng về BHXH dựa trên
hai tiêu chí là tỷ lệ cơng chúng có hiểu biết về BHXH và mức độ hài lòng của cơng
chúng đối với dịch vụ BHXH. Trong đó: tỷ lệ cơng chúng có hiểu biết về BHXH
được đánh giá trên 3 mức độ là Biết, Hiểu và Tuân thủ; mức độ hài lịng của cơng
chúng đối với dịch vụ BHXH được đánh giá trên 5 mức độ là: 1 - Hồn tồn khơng
hài lịng; 2 - Khơng hài lịng; 3 - Bình thường; 4 - Hài lịng; 5 - Rất hài lòng.
Thứ ba: đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đế nhận thức công chúng về BHXH
Nhân tố xuất phát từ cơng chúng: tuổi, giới tính, nghề nghiệp có tác động đến nhận
thức theo hướng tuổi cao, giới tính nữ, nghề nghiệp ổn định có tác động thuận chiều
đến nhận thức công chúng về bảo hiểm xã hội và ngược lại; trình độ học vấn và thu


vii

nhập có tác động đến nhận thức theo hướng nhận thức cơng chúng về bảo hiểm xã
hội tăng khi trình độ học vấn và thu nhập tăng, nhưng khi trình độ học vấn và thu
nhập tăng đến một mức nhất định thì nhận thức bắt đầu giảm xuống. Theo kết quả
của khảo sát thì nhận thức cơng chúng về bảo hiểm xã hội bắt đầu giảm xuống ở
những người có thu nhập/tháng trên 10 triệu và có trình độ đại học. Nhân tố xuất
phát từ phía cơ quan bảo hiểm xã hội: tỷ lệ cơng chúng hài lịng với dịch vụ bảo
hiểm xã hội thấp hơn là tỷ lệ công chúng khơng hài lịng và số cịn lại tỏ thái độ
khơng khen khơng chê. Nhân tố xuất phát từ phía cơ chế chính sách là: quy định
chính sách bảo hiểm xã hội của Việt Nam được đánh giá là chưa thật rõ ràng, chưa
ổn định và không tạo được sự hấp dẫn, khung pháp lý về bảo hiểm xã hội chưa hoàn
chỉnh, chưa thường xuyên thanh tra, kiểm tra bảo hiểm xã hội, chưa có sự phối kết
hợp với các bên hữu quan......
Cuối cùng, luận văn đưa ra kết luận nhận thức công chúng về BHXH tại

huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình như sau:
Mặt được: Đa phần NLĐ và NSDLĐ đã biết và hiểu về các chế độ chính
sách BHXH, trong đó có hơn 80% NLĐ và NSDLĐ có hiểu biết về chính sách
BHXH ở mức Biết và gần 73% NLĐ và NSDLĐ có hiểu biết về chính sách BHXH
ở mức Hiểu. Nhóm NSDLĐ có mức độ Biết và Hiểu về BHXH tốt hơn nhóm NLĐ.
Nhóm cơng chúng có trình độ học vấn vấn cao đẳng/đại học có nhận thức về BHXH
tốt nhất và nhóm này chiếm hơn 61% số tổng NLĐ và NSDLĐ tham gia BHXH.
Mức độ nhận thức cơng chúng về BHXH có sự phân chia theo vùng, nhóm cơng
chúng ở thành thị có mức độ Biết và Hiểu về BHXH cao hơn nông thôn và vùng
giáp ranh.
Hạn chế: Đa phần NLĐ và NSDLĐ có ý thức tuân thủ pháp luật về BHXH
cịn thấp, chỉ có hơn 36% NLĐ và NSDLĐ có hiểu biết về BHXH ở mức Tuân thủ.
Nhóm NSDLĐ có mức độ Tuân thủ BHXH thấp hơn nhóm NLĐ. Nhóm cơng
chúng có trình độ học vấn đại học và sau đại học có hiểu biết về BHXH ở mức
Tn thủ thấp hơn các nhóm cơng chúng có trình độ học vấn thấp hơn là cao đẳng


viii

và THPT. Nhóm cơng chúng BHXH ở thành thị có mức độ Tuân thủ BHXH thấp
nhất theo vùng
Nguyên nhân
Từ phía công chúng BHXH: các đặc điểm của đối tượng nhận thức về tuổi,
giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập và sự dễ dàng, thuận tiện tiếp cận
thông tin về chế độ chính sách BHXH ( đặc điểm vùng sinh sống) có ảnh hưởng đến
mức độ nhận thức về BHXH.
Từ phía cơ chế chính sách: Qui định chính sách BHXH chưa thật rõ ràng,
chưa ổn định và không tạo được sự hấp dẫn đối với người tham gia, chế tài xử phạt
các vi phạm pháp luật về BHXH chưa đủ sức răn đe làm giảm ý thức tuân thủ luật
pháp về BHXH.

Từ phía cơ quan tổ chức thực hiện chính sách BHXH: năng lực của cơ quan
tổ chức thực hiện chính sách BHXH mà ở đây là BHXH huyện còn nhiều điểm
hạn chế cần khắc phục như bộ máy tổ chức thực hiện nhiệm vụ chưa hợp lý, chưa
có bộ phận chun biệt thực hiện truyền thơng về BHXH, cơ sở vật chất trang
thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng, chưa có sự phối hợp giữa cơ quan
BHXH huyện với các cơ quan chức năng có liên quan trong quản lý đối tượng
tham gia BHXH và truyền thơng về chế độ chính sách BHXH hoặc đã có nhưng
chưa hiệu quả.....
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC CÔNG
CHÚNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH
BÌNH
Từ những đánh giá về thực trạng nhận thức công chúng về bảo hiểm xã hội
tại Huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, chương 3 đề xuất những giải pháp nhằm nâng
cao nhận thức công chúng về bảo hiểm xã hội tại huyện.
Thứ nhất: Luận văn nêu lên quan điểm của Chính Phủ Việt Nam về BHXH.
Kết hợp với thực trạng nhận thức công chúng về BHXH tại huyện Hoa Lư, luận văn
đưa ra các định hướng và mục tiêu của việc nâng cao nhận thức công chúng về


ix

BHXH. Trong đó: định hướng bao gồm xây dựng chương trình nâng cao nhận thức
cơng chúng về BHXH và Nâng cao năng lực của cơ quan/tổ chức BHXH.
Thứ hai: Luận văn đưa ra các giải pháp nâng cao nhận thức công chúng về
BHXH tại huyện Hoa Lư bao gồm: Một làtăng cường chất lượng hoạt động truyền
thơng chính sách BHXH, Hai là nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ bao gồm cán bộ
trực tiếp triển khai chính sách và cán bộ làm công tác truyền thông, Ba là đầu tư cơ
sở vật chất trang thiết bị đảm ứng nhu cầu sử dụng, Bốn là hoàn thiện bộ máy tổ
chức bằng cách thành lập bộ phận chuyên trách thực hiện truyền thông .
Thứ ba: Trong phần kiến nghị, luận văn đưa ra các kiến nghị đối với BHXH

Việt Nam và BHXH tỉnh Ninh Bình.
Kiến nghị đối với BHXH Việt Nam bao gồm: Tăng cường tính hiệu lực và
thực thi các chế tài BHXH; Hồn thiện cơ chế, chính sách cho hoạt động BHXH;
Đảm bảo về mặt nhân sự và cơ sở vật chất; Xây dựng mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ
với các cơ quan truyền thông đại chúng.
Kiến nghị đối với BHXH tỉnh Ninh Bình bao gồm: kiến nghị về công tác
thanh tra, kiểm tra; kiến nghị về hoạt động truyền thông và kiến nghị về nâng cao
chất lượng phục vụ


10



×