Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nâng cao năng lực quản lý của văn phòng các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.39 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm qua, tiềm lực khoa học và công nghệ của nước ta được nâng lên. Quản
lý nhà nước về khoa học và công nghệ từng bước được đổi mới. Hệ thống pháp luật về
khoa học và cơng nghệ được chú trọng hồn thiện. Thị trường khoa học và cơng nghệ đã
được hình thành và bước đầu phát huy tác dụng. Hợp tác quốc tế được đẩy mạnh và chủ
động hơn trong một số lĩnh vực, góp phần nâng cao năng lực, trình độ khoa học và công
nghệ trong nước.
Tuy nhiên, hoạt động khoa học và cơng nghệ nhìn chung cịn trầm lắng, chưa thực
sự trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Việc huy động nguồn lực của xã hội vào
hoạt động khoa học và công nghệ chưa được chú trọng; đầu tư cho khoa học và cơng
nghệ cịn thấp, hiệu quả sử dụng chưa cao. Việc đào tạo, trọng dụng, đãi ngộ cán bộ khoa
học và công nghệ còn nhiều bất cập. Cơ chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ
chậm được đổi mới. Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển khoa học công nghệ chưa
gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; cơ chế tài chính cịn chưa hợp lý. Thị trường
khoa học và công nghệ phát triển chậm, chưa gắn kết chặt chẽ kết quả nghiên cứu, ứng
dụng và đào tạo với nhu cầu sản xuất, kinh doanh và quản lý.
Những hạn chế trên được thể hiện qua sự yếu kém của nhiều đề tài, dự án
KH&CN. Những đề tài, dự án KH&CN có ý nghĩa thiết thực lại thiếu về số lượng và
chưa thực sự đảm bảo về nội dung. Trong khi đó, nhiều đề tài, dự án được nghiên cứu
không dựa trên nhu cầu phát triển của thực tế, dẫn đến việc các đề tài, dự án trên gây ra
tình trạng lãng phí, khơng góp phần tham gia vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất
nước.
Văn phịng các Chương trình khoa học và cơng nghệ quốc gia là đơn vị sự nghiệp
công lập trực thuộc Bộ KH&CN. Một trong những chức năng quan trọng của Văn phòng
là thực hiện quản lý các dự án khoa học và công nghệ do Bộ khoa học và công nghệ chủ
trì. Tuy nhiên, do cịn tồn tại một số bất cập trong hoạt động quản lý các dự án , Văn
phòng chưa phát huy được được vai trò hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các đề
tài, dự án KH&CN. Hệ quả là khơng ít các dự án KH&CN do Văn phịng quản lý có hiệu



quả chưa cao; chi phí, tiến độ và chất lượng dự án chưa có sự tương xứng … Đặc biệt
trong bối cảnh từ năm 2016, Văn phòng tiếp tục thực hiện triển khai thêm Chương trình
hợp tác nghiên cứu đa phương và song phương về KH&CN, thì vấn đề năng lực QLDA
của Văn phòng càng trở nên cấp thiết.
Trước những hạn chế và bất cập đó, là một cán bộ hiện đang cơng tác tại Văn
phịng, với mong muốn giúp nâng cao năng lực quản lý của Văn phòng, từ đó góp phần
nâng cao chất lượng của các đề tài, dự án thông qua việc nghiên cứu vấn đề và đề xuất
một số giải pháp có tính thực tiễn mà lãnh đạo Văn phịng có thể cân nhắc sử dụng, tác
giả quyết định lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực quản lý của Văn phịng các
Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia” để thực hiện luận văn thạc sĩ của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận văn là đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng
lực quản lý dự án của Văn phịng các Chương trình khoa học và cơng nghệ quốc gia.
Về giới hạn của luận văn, do chức năng, nhiệm vụ quản lý chính mà Văn phịng các
Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia đảm nhận là quản lý dự án, nên trong phạm vi
luận văn, do thời gian nghiên cứu hạn hẹp và do giới hạn về thời lượng của luận văn, tác giả
sẽ tập trung nghiên cứu năng lực QLDA của Văn phòng và lựa chọn đối tượng là năng lực
QLDA của Văn phòng để thực hiện nghiên cứu.

3. Kết cấu của luận văn
Về kết cấu của luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực quản lý của các tổ chức quản lý dự
án Khoa học và cơng nghệ.
Chương 2: Phân tích thực trạng năng lực quản lý của Văn phịng các Chương
trình khoa học và công nghệ quốc gia
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao năng lực quản lý của Văn phòng
các Chương trình khoa học và cơng nghệ quốc gia.
Nội dung cụ thể của từng chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực quản lý của các tổ chức quản lý dự


án Khoa học và công nghệ.
Tác giả đã đề cập đến các vấn đề lý luận chung nhất về dự án, quản lý dự án và
năng lực quản lý dự án của các tổ chức, cụ thể:
“Năng lực quản lý của các tổ chức QLDA KH&CN là khả năng tác động có tổ
chức, có hướng đích của tổ chức tới đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu đã đề
ra.”
Nâng cao năng lực quản lý của các tổ chức là tăng cường khả năng phối hợp giữa các
thành viên trong tổ chức vì mục tiêu chung, giúp tổ chức sử dụng và phối hợp các nguồn lực
theo hướng ngày một hiệu quả; giúp tổ chức trở nên linh hoạt hơn, tăng khả năng thích nghi
trước những biến động của mơi trường; giúp q trình quản lý các đối tượng trở nên thuận
tiện và đảm bảo thực hiện được mục tiêu đã đề ra.
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý của các tổ chức bao gồm các các
nhân tố bên ngoài tổ chức (Pháp luật và các chính sách của Nhà nước, biến động của mơi
trường kinh tế, sự phát triển của khoa học và công nghệ) và các nhân tố bên trong tổ chức
(quan điểm của lãnh đạo, tài chính của tổ chức, nguồn nhân lực, văn hóa của tổ chức).
Khái niệm về dự án KH&CN là: “Dự án khoa học và cơng nghệ có nội dung chủ
yếu tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng công
nghệ, áp dụng, thử nghiệm các giải pháp, phương pháp các giải pháp, phương pháp, mơ
hình quản lý kinh tế xã hội.”
Khái niệm về quản lý dự án KH&CN: “Quản lý dự án KH&CN là quá trình lập kế
hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm
đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt
được các yêu cầu về kĩ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp
và điều kiện tốt nhất cho phép”.
Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án KH&CN là: “hồn thành các cơng việc dự án
theo đúng kỹ thuật và chất lượng, trong phạm vi ngân sách được duyệt và theo tiến độ
thời gian cho phép”. Ba yếu tố: thời gian, chi phí và mức độ hồn thiện cơng việc có quan

hệ chặt chẽ với nhau.
“Năng lực quản lý dự án KH&CN là khả năng thực hiện các nội dung quản lý dự


án của tổ chức dựa vào các nguồn lực nội tại hoặc huy động từ bên ngoài nằm trong tầm
kiểm sốt của Văn phịng.”
“Năng lực QLDA của tổ chức là sự tổng hợp các năng lực quản lý giải quyết từng
nhiệm vụ, mục tiêu khác nhau của dự án. Năng lực quản lý dự án được thể hiện trong
suốt chu trình của dự án, ở cả ba giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc dự
án.”
Năng lực của tổ chức là yếu tố quyết định hiệu quả của toàn bộ dự án. Năng lực
QLDA của tổ chức được nâng cao cũng góp phần đảm bảo khả năng thích ứng trước sự biến
động của mơi trường đang diễn biến ngày càng phức tạp và khó lường.
Các yếu tố cấu thành năng lực QLDA KH&CN của tổ chức bao gồm:
a. Năng lực về nhân sự.
b. Năng lực về cơ sở vật chất và trang thiết bị.
c. Năng lực quản lý các lĩnh vực hoạt động của dự án.
d. Năng lực quản lý nhân sự.
e. Năng lực quản lý phạm vi dự án.
f. Năng lực quản lý thời gian dự án.
g. Năng lực quản lý chi phí dự án.
h. Năng lực quản lý chất lượng dự án.
i. Năng lực quản lý thông tin.
j. Năng lực quản lý rủi ro.
k. Năng lực hợp đồng và hoạt động mua bán.
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực QLDA KH&CN của tổ chức là nhân tố chính
trị - pháp luật, nhân tố môi trường kinh tế - xã hội, nhân tố mơi trường văn hóa – giáo
dục, nhân tố tiến bộ khoa học – cơng nghệ.
Chương 2: Phân tích thực trạng năng lực quản lý của Văn phịng các Chương
trình khoa học và công nghệ quốc gia.

Bên cạnh các thông tin chung về Văn phòng, luận văn đã đề cập đến các nội dung
bao gồm: Quá trình hình thành và phát triển, Chức năng, nhiệm vụ, Cơ cấu tổ chức và bộ
máy quản lý, Đặc điểm của hoạt động quản lý dự án của Văn phòng.


Các dự án KH&CN do Văn phòng quản lý giai đoạn 2013 – 2015 được phân theo
05 Chương trình, bao gồm:
+ Chương trình quốc gia phát triển cơng nghệ cao đến năm 2020.
+ Chương trình đổi mới cơng nghệ quốc gia đến năm 2020
+ Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020.
+ Chương trình tìm kiếm và chuyển giao cơng nghệ nước ngồi đến năm 2020 và
Nghị định thư.
+ Chương trình 592
Bảng 1: Tình hình thực hiện các dự án thuộc các Chương trình tại các thời điểm
31/12/2013, 31/12/2014, 31/12/2015
31/12/2013

STT

Chương trình

31/12/2014

31/12/2015

Tổng

Giá trị

Tổng


Giá trị

Tổng

Giá trị

số

hợp đồng

số

hợp đồng

số

hợp đồng

dự án

(nghìn đồng)

dự án

(nghìn đồng)

dự án

(nghìn đồng)


1

Cơng nghệ cao

3

371.961.900

8

579.402.200

10

715.311.300

2

Đổi mới

6

33.194.900

8

89.481.900

14


144.325.600

3

2

46.925.700

7

109.493.300

11

391.047.500

4

Sản phẩm quốc
gia
Nghị định thư

-

-

-

-


9

39.380.800

5

592

-

-

-

-

12

98.475.200

Nguồn: Phịng Tài chính – kế tốn

* Thơng qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp các tổ chức thực hiện dự án, tác giả
đã thiết lập được hệ thống chỉ tiêu phản ánh năng lực quản lý dự án của Văn phòng:
- Năng lực về nhân sự của Văn phòng
- Năng lực về cơ sở vật chất và thiết bị.
- Năng lực quản lý các lĩnh vực hoạt động của dự án
+ Năng lực lập kế hoạch dự án.
+ Năng lực quản lý nhân sự.



+ Năng lực quản lý tuyển chọn và thực hiện hợp đồng
+ Năng lực quản lý tiến độ dự án.
+ Năng lực quản lý chi phí dự án.
+ Năng lực quản lý chất lượng dự án.
+ Năng lực giám sát, nghiệm thu.
* Thông qua phương pháp điều tra ý kiến các tổ chức thực hiện dự án, luận văn đã
nêu ra các yêu cầu về năng lực QLDA theo các chỉ tiêu. Các yêu cầu về năng lực được
thể hiện dưới dạng điểm trung bình của từng yếu tố theo thang đo thứ bậc từ 1 đến 7,
trong đó từ 1 là rất kém cho đến 7 là rất tốt. Các yêu cầu được xác định này là căn cứ để
so sánh và đánh giá năng lực QLDA của Văn phịng.
* Phân tích thực trạng năng lực QLDA của Văn phòng được thực hiện bằng cách
kết hợp các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu thứ cấp và các số liệu
sơ cấp mà tác giả thu thập được. Các số liệu thứ cấp bao gồm các báo cáo về nhân sự, cơ
sở vật chất, thiết bị, tình hình thực hiện chi phí, tiến độ các dự án… Các số liệu sơ cấp
bao gồm sự đánh giá từ đội ngũ cán bộ cơng tác tại Văn phịng (hình thức đánh giá từ bên
trong hay đánh giá nội bộ), sự đánh giá từ phía các tổ chức thực hiện dự án (hình thức
đánh giá từ bên ngồi Văn phòng) và ý kiến, nhận xét của lãnh đạo Văn phịng.
- Sự đánh giá năng lực QLDA từ phía đội ngũ cán bộ cơng tác tại Văn phịng được
xác định bằng cách tính giá trị trung bình các chỉ tiêu thu được theo phương pháp điều tra
sử dụng bảng hỏi.
- Sự đánh giá từ phía các tổ chức thực hiện dự án được xác định theo kết quả điều
tra ý kiến các tổ chức thực hiện.
- Ý kiến, nhận xét của lãnh đạo Văn phòng về một số chỉ tiêu được thu thập qua
cuộc phỏng vấn Giám đốc Văn phòng.
Luận văn đã đưa ra thực trạng năng lực quản lý dự án tại Văn phòng theo các năng
lực cụ thể.
Điểm mạnh trong năng lực quản lý dự án KH&CN của Văn phòng là:



Thứ nhất, về mặt nhân sự, Văn phịng có đội ngũ cán bộ có chun mơn rất cao, có
đủ trình độ để đảm đương công việc.
Thứ hai, về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công việc, Văn phịng có trụ sở
làm việc tiện nghi, hỗ trợ tốt cho việc thực hiện các công việc.
Thứ ba, năng lực quản lý theo các lĩnh vực hoạt động của dự án của Văn phòng
được đánh giá đạt yêu cầu của các tổ chức thực hiện nghiên cứu dự án:
- Năng lực lập kế hoạch dự án được đánh giá tốt, đáp ứng được các yêu cầu. Các
kế hoạch dự án đầy đủ, chính xác, có sự thống nhất cao và khá linh hoạt.
- Năng lực quản lý nhân sự được thể hiện khá tốt trên một số phương diện như q
trình tuyển dụng tốt, việc bố trí lao động phù hợp.
- Năng lực quản lý tuyển chọn và thực hiện hợp đồng cũng thể hiện được một số
điểm mạnh. Q trình tuyển chọn được đánh giá minh bạch, có sự khoa học và được Văn
phòng giám sát chặt chẽ.
- Năng lực quản lý tiến độ dự án của Văn phịng cũng có một số điểm mạnh như
các kế hoạch tiến độ có sự phù hợp cao, cơng cụ QL tiến độ có hiệu lực.
- Năng lực quản lý chi phí dự án được đánh giá rất cao, các kế hoạch chi phí phù
hợp với các quy định và sát với thực tế. Hoạt động thẩm định kinh phí đầu tư và q trình
quản lý chi phí đều được thực hiện hết sức chặt chẽ.
- Năng lực quản lý chất lượng dự án của Văn phòng đáp ứng được các yêu cầu.
Các kế hoạch chất lượng được thiết lập có căn cứ khoa học. Hoạt động tổ chức kiểm tra
chất lượng được diễn ra đầy đủ và nghiêm túc.
- Năng lực giám sát và nghiệm thu của Văn phòng cũng được đánh giá cao. Cán
bộ đảm trách nhiệm vụ giám sát và nghiệm thu được đánh giá có trình độ chun mơn
cao, có thái độ làm việc trung thực và nghiêm túc.
Một số điểm yếu là:
Thứ nhất, về mặt nhân sự, kinh nghiệm của nhiều cán bộ Văn phòng còn hạn chế,
ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Một bộ phận cán bộ Văn phòng chưa thể hiện được sự
nhiệt tình, u thích cơng việc.
Thứ hai, về năng lực quản lý nhân sự, việc phối hợp lao động của Văn phịng được

thực hiện khơng tốt. Q trình thơng tin giữa các phòng ban, cá nhân cũng còn chưa tốt.
Thứ ba, về năng lực quản lý tuyển chọn và thực hiện hợp đồng, thời gian thực hiện


tuyển chọn kéo dài, gây ra sự bất tiện và lãng phí nguồn lực khơng cần thiết.
Thứ tư, về năng lực quản lý tiến độ dự án, việc triển khai các cơng việc, thủ tục
cịn tốn nhiều thời gian so với cần thiết, gây ra sự khó khăn, bất tiện cho các tổ chức thực
hiện nghiên cứu dự án.
2.3.3 Nguyên nhân của điểm yếu
Nguyên nhân chủ quan bao gồm:
- Lực lượng cán bộ Văn phịng trẻ tuổi, chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý.
- Động lực làm việc của đội ngũ cán bộ chưa cao.
- Khả năng làm việc nhóm của các phòng ban, cá nhân là chưa tốt.
- Chưa gắn kết trong cơng việc và văn hóa giữa các phòng ban, các cá nhân.
- Văn phòng quản lý một số tổ chức cung ứng gián tiếp thông qua các tổ chức thực
hiện dự án do thiếu nhân lực chuyên trách.
Nguyên nhân khách quan bao gồm:
- Năng lực viết và trình bày thuyết minh của nhiều tổ chức thực hiện dự án cịn hạn
chế.
- Một số quy trình, thủ tục hành chính cịn rườm rà.
- Các chế tài xử lý vi phạm còn thiếu, chưa đủ hiệu lực.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao năng lực quản lý của Văn phịng
các Chương trình khoa học và cơng nghệ quốc gia.
3.1 Định hướng hoạt động và nâng cao năng lực quản lý dự án của Văn phịng các
chương trình khoa học và công nghệ quốc gia giai đoạn 2016 -2020
3.1.1 Định hướng hoạt động của Văn phòng các chương trình khoa học và cơng nghệ
quốc gia giai đoạn 2016-2020
3.1.2 Định hướng nâng cao năng lực quản lý dự án của Văn phịng các chương trình khoa
học và cơng nghệ quốc gia giai đoạn 2016-2020
- Đảm bảo phù hợp với định hướng hoạt động của Văn phòng.

- Đảm bảo phù hợp với các quy định của Nhà nước đã được ban hành và sự phê
duyệt của cơ quan chủ quản.
- Đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức thực hiện các dự án, góp
phần nâng cao chất lượng sản phẩm của nghiên cứu khoa học và công nghệ.


- Đảm bảo sự hài hịa giữa chi phí và lợi ích, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn Nhà
nước.
3.2 Giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án của Văn phòng
3.2.1 Giải pháp nâng cao năng lực của đội ngũ nhân sự
- Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm quản
lý cho cán bộ Văn phịng.
- Bố trí cán bộ trẻ tuổi tham gia các cơng việc, hoạt động có tính thực tiễn cao.
- Thực hiện động viên, khích lệ sự nhiệt tình với cơng việc và tăng cường kiểm tra,
đánh giá hoạt động của cán bộ Văn phòng.
3.2.2 Nâng cao khả năng phối hợp trong cơng việc của các phịng ban và cán bộ của Văn
phòng
- Nâng cao năng lực làm việc nhóm.
- Tăng cường sự gắn kết giữa các phịng ban, các thành viên trong Văn phòng.
3.2.3 Nâng cao năng lực quản lý tuyển chọn và thực hiện hợp đồng
- Thực hiện trực tiếp quản lý toàn bộ tổ chức cung ứng thiết bị, vật tư.
- Tổ chức hướng dẫn trình bày thuyết minh nghiên cứu và các thủ tục tuyển chọn
đối với các tổ chức thực hiện nghiên cứu.
3.3 Kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với Bộ Khoa học và Công nghệ
Thứ nhất, nghiên cứu và xem xét điều chỉnh mức đãi ngộ hiện nay với cán bộ của
Văn phòng.
Thứ hai, xem xét, rà sốt các quy trình, thủ tục trong q trình QL khoa học và
cơng việc của Văn phịng.
Thứ ba, nghiên cứu và sớm quy định các chế tài xử lý phù hợp. Hiện nay, một số loại chế

tài xử lý vi phạm các điều khoản hợp đồng về tiến độ, chất lượng còn chưa rõ ràng, chưa đủ hiệu
lực, khiến cho Văn phịng gặp khó khăn trong việc triển khai.
3.3.2 Kiến nghị với các tổ chức thực hiện nghiên cứu dự án khoa học và công nghệ
- Các tổ chức có mong muốn tham gia thực hiện các dự án thuộc các Chương trình
quốc gia cần đảm bảo năng lực, đặc biệt là năng lực soạn thảo và trình bày thuyết minh
nghiên cứu. Bên cạnh việc Văn phịng thực hiện giải pháp huấn luyện, hướng dẫn các tổ


chức cách soạn thảo, trình bày thuyết minh nghiên cứu khoa học thì các tổ chức có mong
muốn tham gia nghiên cứu cần ý thức được vai trò của bản thuyết minh đối với cơ hội
được tuyển chọn của mình.
- Các tổ chức thực hiện nghiên cứu cần tăng cường khả năng phối hợp với Văn
phòng nhằm đảm bảo cho hoạt động nghiên cứu diễn ra thuận lợi.
Trước sự cấp thiết của bối cảnh thực tế, tác già đã thực hiện nghiên cứu đề tài:
“Nâng cao năng lực quản lý của Văn phịng các Chương trình Khoa học và Cơng
nghệ quốc gia” với giới hạn của luận văn là nghiên cứu về năng lực quản lý dự án của
Văn phòng. Luận văn có kết cấu gồm ba chương đã có những đóng góp cả về mặt lý luận
và thực tiễn, cụ thể như sau:
Về mặt lý luận: Luận văn đã góp phần hồn thiện cơ sở lý luận nghiên cứu về hoạt
động QLDA và năng lực QLDA.
Về mặt thực tiễn: Luận văn đã xác định được các chỉ tiêu phản ảnh năng lực quản lý
dự án KH&CN của Văn phòng. Ngoài ra, tác giả cũng đã xác định được các yêu cầu đối với
năng lực QLDA của Văn phòng của các tổ chức thực hiện nghiên cứu dự án. Các yêu cầu
này là căn cứ để tác giả so sánh, phân tích các đánh giá của đội ngũ cán bộ Văn phòng và các
tổ chức thực hiện dự án về năng lực QLDA của Văn phịng.
Kết quả phân tích thực trạng cho thấy năng lực QLDA của Văn phịng có rất nhiều
điểm mạnh, đáp ứng được các yêu cầu của các tổ chức thực hiện, đặc biệt là các năng lực về
quản lý chi phí, năng lực giám sát, nghiệm thu, năng lực lập kế hoạch dự án… Tuy nhiên,
năng lực QLDA của Văn phòng vẫn tồn tại một số điểm yếu về nhân sự, về quản lý nhân sự
hay về quản lý tuyển chọn và thực hiện hợp đồng.

Tại chương cuối, tác giả đã đề xuất 03 nhóm giải pháp cụ thể và có tính thực tiễn
cao nhằm nâng cao năng lực QLDA của Văn phịng. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất
một số kiến nghị với Bộ KH&CN và các tổ chức nghiên cứu nhằm giải quyết những
nguyên nhân khách quan. Hi vọng rằng, các giải pháp, kiến nghị của tác giả sẽ được xem
xét và áp dụng trong thực tế.



×