Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của việc hiện đại hoá hệ thống thông tin khoa học và công nghệ quốc gia việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 105 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ







BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU CẤP BỘ

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC HIỆN ĐẠI HOÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN
KH&CN QUỐC GIA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP QUỐC TẾ




Cơ quan chủ trì: Trung tâm Thông tin KHCNQG

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Hữu Hùng

5736
25/3/2006


Hà Nội, 12-2005

1
MỤC LỤC



PHẦN I: MỞ ĐẦU 5
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
1.3. Phương pháp nghiên cứu
1.4. Kết quả thực hiện

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 9
2.1. Cơ sở lý luận về hệ thống thông tin KH&CN quốc gia và
vấn đề hiện đại hoá 9
2.1.1. Khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển hệ
thống thông tin KH&CN quốc gia 9
2.1.2. Một số đặc điểm phát triển hệ thống thông tin
KH&CN quốc gia giai đoạn hiện nay 14
2.1.3. Nghiên cứu trường hợp hệ thống thông tin
KH&CN quốc gia và việc hiện đại hoá hệ thống thông tin KH&CN
quốc gia m
ột số nước 22
2.1.3.1. Hệ thống thông tin KH&CN quốc gia các
nước ASEAN 22
2.1.3.2. Hệ thống thông tin KH&CN quốc gia các
nước ngoài khối ASEAN 38
2.2. Hiện trạng của hệ thống thông tin KH&CN quốc gia Việt
Nam 50
2.2.1. Khái quát về hoạt động của hệ thống thông tin
KH&CN ở Việt Nam 50
2.2.1.1. Khung khổ pháp lý pháp lý cho hoạt động
thông tin KH&CN 51
2.2.1.2. Quá trình phát triển hoạt động thông tin
KH&CN ở Việt Nam 52

2.2.1.3. Những kết quả và tồn tại chính 54


2
2.2.2. Tình hình tin học hoá hệ thống thông tin KH&CN
quốc gia 60
2.2.2.1. Quá trình tin học hoá hệ thống thông tin
quốc gia 60
2.2.2.2. Những kết quả và tồn tại của việc ứng dụng
CNTT để hiện đại hoá hệ thống thông tin KH&CN quốc
gia 65
2.2.3. Những vấn đề của hệ thống thông tin KH&CN
quốc gia 68
2.3. Giải pháp hiện đại hoá hệ thống thông tin KH&CN quốc
gia 71
2.3.1. Bối cảnh phát triển hoạt động thông tin
KH&CN
71
2.3.2. Định hướng trọng tâm phát triển hoạt động thông
tin KH&CN giai đoạn tới năm 2010 73
2.3.3. Đề xuất mô hình và chiến lược để hiện đại hoá hệ
thống thông tin KH&CN quốc gia giai đoạn tới 2010
76
2.3.4. Đề xuất nội dung của giải pháp hệ thống trong
quá trình xây dựng và HĐH các hệ thống thông tin 94

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
99

TÀI LIỆU THAM KHẢO

104










3

CHỮ VIẾT TẮT


CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CSDL
Cơ sở dữ liệu
CSTT Chính sách thông tin
CNTT Công nghệ thông tin
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
ĐH Đại học
HĐTT Hoạt động thông tin
HTTT Hệ thống thông tin
KH&CN Khoa học và công nghệ
KHCNQG Khoa học công nghệ quốc gia
KHKT Khoa học kỹ thuật
KT&XH Kinh tế và xã hội
MTĐT Máy tính điện tử

NDT Người dùng tin
QG Quốc gia
QTTT Quản trị thông tin
TT Thông tin
TTH Thông tin học
TL Tư liệu
TƯ Trung ương
XHTT Xã hội thông tin






4
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ hai thập niên gần đây, cuộc cách mạng thông tin diễn ra rất sôi động,
đang tác động sâu sắc, làm thay đổi tận gốc rễ mọi hoạt động kinh tế-xã hội
của nhiều nước, đưa nhân loại sang một bước chuyển biến mới về chất ở
ngưỡng cửa thế kỷ XXI. Các nước công nghiệp hóa đang chuyển từ mộ
t xã
hội văn minh công nghiệp sang một xã hội văn minh “hậu công nghiệp”, mà
thực chất là một xã hội thông tin (information society), trong đó thông tin và
trí thức trở thành nguồn tài nguyên quốc gia quan trọng nhất. Bước chuyển
biến vĩ đại này mang những nội dung sâu sắc và cũng là những thách thức
khắc nghiệt đối với các hình thái tổ chức kinh tế-xã hội của loài người. Nhiều
nước tìm được cách thích nghi với bước chuyển biến
đó đã vươn lên mạnh mẽ

và đạt được những phát triển thần kỳ, có những nước vốn chậm phát triển
nhưng đã biết tận dụng thời cơ tìm con đường “nhảy vọt” qua kỷ nguyên công
nghiệp tiến thẳng lên kỷ nguyên thông tin ngang hàng với các nước phát triển.
Đồng thời, có những nước vốn đã công nghiệp hóa, nhưng cách tổ chức không
thích nghi được với những đòi hỏ
i của bước chuyển biến đó, đã lâm vào
khủng hoảng và tụt hậu.
Thế giới đang có sự chuyển biến từ nền kinh tế công nghiệp sang nền
kinh tế thông tin. Tại nhiều nước công nghiệp phát triển, giá trị của khu vực
“kinh tế thông tin” ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân
[14,16,17,25]. Cũng như đa phần các nước đang phát triển khác, nền kinh tế

nước ta còn nặng về nông nghiệp và thủ công nghiệp, công nghiệp chỉ chiếm
phần nhỏ bé và còn yếu kém. Sự lạc hậu và chậm phát triển đó của đất nước là
có nguyên nhân từ sự nghèo nàn về thông tin và sự kém cỏi trong việc khai
thác các nguồn lực thông tin trong xã hội “Nước ta hiện nay về cơ bản vẫn là
một nước lạc hậu về thông tin, thiếu thông tin từ trong nước cũng như nước
ngoài cho các ho
ạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nghiên cứu khoa học
và các hoạt động khác của xã hội” [5]. Điều đó được thể hiện trong nhiều công
việc, thí dụ như: việc lập kế hoạch một cách chủ quan không có căn cứ và
không dựa trên các dữ liệu tin cậy, thiếu thông tin đúng đắn về các nguồn lực
tài nguyên, nghèo nàn thông tin về các sản phẩm và công nghệ, một bộ phận
quan trọng các thông tin trong n
ước chưa được kiểm soát, phần lớn người
dùng tin chưa có điều kiện tiếp cận tới các nguồn thông tin của thế giới. Rõ
ràng, để có thể hội nhập với quốc tế, trong xu thế tiến tới “xã hội thông tin
toàn cầu”, các nước đang phát triển, và nước ta chắc chắn không thể là ngoại
lệ, phải tiến hành đồng thời hai loại chuyển biến:


5
- Chuyển biến từ nền kinh tế nông nghiệp-thủ công nghiệp sang nền
kinh tế công nghiệp;
- Chuyển biến từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế thông tin.
Tuy nhiên, cuộc cách mạng thông tin không mang đến một sự phát
triển đồng đều cho tất cả các dân tộc. Trong khi các nước công nghiệp phát
triển và một số nước “công nghiệp mới” đang tiến dần vững chắc đến một xã
hội thông tin, thì đại
đa số các nước chậm phát triển vẫn trong tình trạng
nghèo nàn và lạc hậu, nguy cơ tụt hậu càng trầm trọng. Ngày nay, nhiều quốc
gia nhận thấy rõ ràng: một đặc điểm quan trọng và cũng là một trong số các
nguyên nhân chủ yếu của sự lạc hậu đó là sự nghèo nàn về thông tin và sự
kém cỏi trong việc quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên thông tin tiềm
tàng phục vụ cho các mục tiêu phát triển của xã hội.
Vì vậ
y, trong điều kiện hiện nay, đối với các nước còn chậm phát triển,
việc khắc phục sự nghèo nàn và kém cỏi về thông tin là một trong số các nhân
tố có ý nghĩa quyết định để vượt qua tình trạng nghèo nàn và lạc hậu của kinh
tế-xã hội.
Công tác thông tin KH&CN của nước ta đã được bắt đầu từ cuối
những năm 50 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, nửa thế kỷ đã trôi qua, đến nay về

cơ bản nước ta vẫn là một nước lạc hậu về thông tin KH&CN: thiếu và chưa
thực sự quản lý, kiểm soát được nhiều nguồn thông tin từ trong nước cũng như
thông tin từ nước ngoài phục vụ cho các hoạt động xây dựng và thực hiện
chiến lược và các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, phục vụ cho công tác
nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩ
m
và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần đẩy mạnh phong trào lao
động sáng tạo và nâng cao dân trí của quần chúng lao động.

Trước sự đòi hỏi của công cuộc đổi mới kinh tế và xã hội, trước những
thách thức và vận hội mới của sự hội nhập vào cộng đồng thế giới, yêu cầu
khắc phục tình trạng nghèo nàn và kém cỏi về thông tin là một yêu cầu có tính
chất số
ng còn. Thông tin và tri thức KH&CN phải nhanh chóng trở thành
nguồn tài nguyên quan trọng trong nền kinh tế và trong đời sống xã hội của
đất nước và do đó, tổ chức một hệ thống thông tin quốc gia và hiện đại hoá
công tác thông tin KH&CN trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở
nước ta thực sự trở thành cấp thiết.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Đề tài nghiên cứu nhằm thực hiện 2 mục tiêu sau đây:
- Xác lậ
p cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng Hệ thống thông tin
KH&CN quốc gia ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế;

6
- Đề xuất phương hướng và các biện pháp hiện đại hoá Hệ thống
thông tin KH&CN quốc gia đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập.
Trong đề tài các nội dung nghiên cứu sau đây đã được thực hiện:
- Nghiên cứu, khảo sát và sơ bộ đánh giá thực trạng Hệ thống thông
tin KH&CN quốc gia;
- Nghiên cứu và xác định các điều kiện kinh tế-xã hội và KH&CN để
phát triển hoạt động thông tin;
- Tìm hiểu Hệ
thống thông tin KH&CN quốc gia ở một số nước trong
khu vực và trên thế giới;
- Xác định mô hình và cấu trúc của Hệ thống thông tin KH&CN quốc
gia Việt Nam;
- Xác lập nội dung của việc hiện đại hoá Hệ thống thông tin KH&CN
quốc gia Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện, các phương pháp nghiên cứu sau đây đã
được sử dụng:
- Điều tra, khảo sát:
đã tiến hành khảo sát và điều tra trên mẫu các cơ
quan thông tin thuộc các loại hình, trên các khu vực - vùng miền:
Bắc, Trung, Nam;
- Nghiên cứu tài liệu: Sưu tập và nghiên cứu một số lượng lớn các tài
liệu công bố và không công bố, tài liệu trên giấy và tài liệu điện tử;
- Hội thảo và lấy ý kiến chuyên gia: đã tổ chức 3 hội thảo lấy ý kiến
các chuyên gia tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng;
- Thống kê:
đã có sự phân nhóm, phân tích các số liệu theo các tiêu
thức định lượng và định tính;
- Phân tích hệ thống: tổng hợp, xem xét các tác động, đề xuất cấu trúc
và kiến nghị giải pháp cho toàn hệ thống.
4. Quá trình và kết quả thực hiện đề tài
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã tiến hành:
- Thu thập một số lượng đáng kể các tài liệu nghiên cứu có liên quan
đến hoạt động các nội dung phát triển hệ thống thông tin KH&CN
quốc gia của một số nước trên thế giới.
- Khảo sát hoạt động thông tin –thư viện tại một số Bộ, ngành và địa
phương trọng điểm, như: Trung tâm Thông tin KH&CN QG, Trung

7
tâm Thông tin-Tư liệu Viện KH&CN Việt Nam, Viện Thông tin
KHXH, Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã hội Quốc gia,
Trung tâm Thông tin-Thư viện các trường đại học: ĐH Quốc gia Hà
Nội, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Đà Nẵng, ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí
Minh, ĐH Thái Nguyên, ĐH Quy Nhơn, Trung tâm Thông tin

KH&CN Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Đà Nẵng, Đắc Lắc, Thư viện KHTH
Tp. Hồ Chí Minh và Tp. Đà Nẵng, Huế ,
- Tổ chức Hội thảo tại ba thành phố: Hà Nội, Tp. Đ
à Nẵng và Tp. Hồ
Chí Minh.
- Triển khai ký kết và thực hiện hợp đồng nghiên cứu theo 19 chuyên
đề về các nội dung trọng yếu của đề tài.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được thể hiện qua:
- 8 báo cáo chuyên đề tại các Hội thảo, Hội nghị;
- 3 bài về thông tin đăng trên các tạp chí khoa học;
- Báo cáo tổng hợp về kết quả thực hiện đề tài.
5. Cán bộ tham gia đề tài

- PGS.TS. Nguyễn Hữu Hùng- Trung tâm Thông tin KHCN Quốc gia Chủ nhiệm đề tài
- ThS. Trần Mạnh Tuấn- Viện Thông tin KHXH Thư ký đề tài
- TS. Tạ Bá Hưng- Trung tâm Thông tin KHCN Quốc gia Thành viên
- TS. Nguyễn Viết Nghĩa - nt Thành viên
- ThS. Đặng Bảo Hà - nt Thành viên
- ThS. Nguyễn Văn Hành- Đại học Quốc gia Hà Nội Thành viên
- NCVC. Nguyễn Tuấn Khoa- Viện Thông tin Y học Trung ương Thành viên
- PGS.TSKH. Bùi Loan Thuỳ- Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Thành viên





8
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KH&CN QUỐC GIA

VÀ VẤN ĐỀ HIỆN ĐẠI HOÁ
2.1.1. Khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển Hệ thống thông
tin KH&CN Quốc gia
Hệ thống thông tin KH&CN trên thế giới được xuất hiện vào khoảng từ
đầu thế kỷ XX. Có thể coi sự ra đời của Trung tâm chỉ dẫn thông tin công
nghệ (Technological Clearing House) dành phục vụ các thành viên thuộc Hiệp
hội Kỹ sư Thành phố New York (Hoa Kỳ), là một trong số các hệ thống thông
tin KH&CN sớm nhất trên thế giới.
Sau đó, do suốt một thời k
ỳ dài chiến tranh, từ bắt đầu Thế chiến I
(1914) đến hết Thế chiến II (1945), việc ra đời và phát triển các hệ thống
thông tin đã hầu như bị gián đoạn ở mọi nơi trên thế giới.
Trong khoảng thời kỳ này, cũng cần lưu ý đến sự ra đời của các hệ
thống thông tin phục vụ các nhiệm vụ đấu tranh giai cấp của Đảng Cộng sả
n ở
các nước phương Tây vào đầu những năm 20s của thế kỷ XX, dưới sự khởi
xướng của V.I. Lê-nin. Sau khi có ý kiến về việc đặt trụ sở của Hệ thống này
tại nước Nga, thì Người khuyến nghị: với điều kiện cụ thể hiện có của các
nước phương Tây thời đó (trình độ khoa học, công nghệ, điều kiện về kinh
tế
,…), nước Đức sẽ là nơi thích hợp nhất để đặt trụ sở cho hệ thống thông tin
này. Đồng thời V.I.Lenin cũng chỉ thị tích cực tổ chức hoạt động thông tin
khoa học ở nhà nước Xô Viết trẻ tuổi. Người nói “Thiếu các tri thức, kỹ thuật
và văn hoá đang nằm trong các chuyên gia tư sản chúng ta không thể xây
dựng chủ nghĩa cộng sản”, và Người cũng chỉ thị “B
ắt chước tất cả những gì
có giá trị của nền khoa học Âu-Hoa Kỳ, đó là nhiệm vụ hàng đầu và chủ yếu
của chúng ta”. Có thể thấy, đây cũng là một trong số các quan điểm thể hiện
tầm nhìn chiến lược của V.I. Lê-nin về các vấn đề thông tin khoa học. Quan
điểm này lý giải được vì sao, ở các nước có nền KH&CN phát triển, có tiềm

lực kinh tế hùng mạnh thì tại đ
ó, các hệ thống thông tin phát triển với một
trình độ cao; và vì sao, các nước nghèo, các nước mà nền KH&CN còn chưa
được phát triển ở trình độ cao, thì các vấn đề về thông tin KH&CN cũng như
hệ thống thông tin KH&CN luôn trở nên bức thiết.
Về thức chất, mặc dù không trực tiếp phục vụ các hoạt động khoa học
và công nghệ, song có thể thấy hệ thống thông tin khoa học phục vụ cuộc đấu
tranh chính trị, tư t
ưởng, đấu tranh giai cấp của những người cộng sản ở
phương Tây nửa đầu thế kỷ XX cũng là một sự kiện trong lịch sử hình thành

9
và phát triển các hệ thống thông tin KH&CN quốc gia. Mô hình hoạt động của
hệ thống đã được quan tâm nghiên cứu khi phát triển các hệ thống thông tin
khoa học xã hội của các nước Đông Âu trong các thập kỷ 1970-1980s sau này.
Hệ thống thông tin là một thuật ngữ chuyên môn được sử dụng theo
nhiều ý nghĩa khác nhau. Yếu tố để nhận biết hoặc đặc trưng cho một hệ thống
thông tin cũng được tiếp cận từ
nhiều góc độ khác nhau, và do đó, có những
các hiểu, cách trình bày khác nhau.
Có thể nêu ra ở đây có 2 cách hiểu khác nhau về khái niệm hệ thống:
- Phản ánh một tổ chức bao gồm một số bộ phận khác nhau, được liên
kết với nhau theo một cơ chế chặt chẽ để tạo nên một tổ chức/cơ quan thống
nhất nhằm thực hiện nhiệm vụ chung:
- Phản ánh một tập h
ợp gồm nhiều tổ chức khác nhau, thực hiện việc
liên kết, phối hợp với nhau trong quá trình triển khai hoạt động, quá trình tồn
tại và phát triển của mình.
Từ góc độ của người dùng tin, hay từ nhiệm vụ cần thực hiện, có thể
hiểu hệ thống thông tin là một tổ chức được hình thành nhằm mục đích cung

cấp cho người dùng tin của mình những điều kiện và khả n
ăng truy cập đến,
và sau đó khai thác một số nguồn thông tin nhất định. Cách hiểu này về hệ
thống thông tin được xây dựng trên cơ sở hệ thống được xem là một tổ
chức/cơ quan.
Thuật ngữ hệ thống thông tin KH&CN quốc gia có thể được hiểu theo 2
nghĩa [10, 11, 25]:
- Hệ thống các cơ quan, tổ chức có chức năng chính là triển khai hoạt
động thông tin KH&CN của quốc gia. Ví dụ: Hệ thố
ng các cơ quan thông tin
KH&CN theo các lĩnh vực, theo vùng/địa phương.
- Hệ thống gồm các phân hệ tương ứng với các chức năng khác nhau
trong việc triển khai hoạt động thông tin KH&CN của quốc gia. Ví dụ: Hệ
thống thông tin điều tra cơ bản của quốc gia, hệ thống đăng ký nguồn lực
thông tin quốc gia, hệ thống kiểm soát thư mục các ấn phẩm quốc gia,
Mặc dù có những khác biệt nhất
định, song trong phạm vi đề tài này vẫn
có thể đồng nhất hai khái niệm: hệ thống các cơ quan thông tin KH&CN quốc
gia và hệ thống thông tin KH&CN quốc gia.
Như vậy, hệ thống thông tin KH&CN quốc gia là một tập hợp những cơ
quan thông tin khác nhau của quốc gia, có quan hệ liên kết, phối hợp và hợp
tác lẫn nhau nhằm thúc đẩy và triển khai các quá trình thông tin KH&CN.

10
Với cách hiểu đó, hệ thống thông tin KH&CN quốc gia được nhận biết
qua các yếu tố, gồm:
- Những cơ quan thông tin KH&CN của quốc gia (theo mọi hình thái và
mọi sở hữu).
- Các nguồn lực thông tin KH&CN và các kênh thông tin.
- Quan hệ giữa các cơ quan tham gia hệ thống có thể là phối thuộc, phối

vị, liên kết, liên đới với nhau,…
- Các cơ quan thực thi việc xây dựng và thiết lập các quan hệ diều phối,
hợp tác, liên kết v
ới nhau theo một quy chế/cơ chế xác định trong quá trình
triển khai hoạt động thông tin KH&CN.
- Cùng có mục đích chung là hướng tới việc thoả mãn nhu cầu thông tin
KH&CN của người dùng tin của quốc gia.
Xem xét sự phát triển hệ thống thông tin KH&CN quốc gia, có thể chia
thành 3 giai đoạn chính sau đây:
- Giai đoạn trước năm 1960
Trong thời kỳ này, Hệ thống thông tin KH&CN các nước công nghiệp
phát triển có nhiệm vụ chủ yếu là triển khai hoạt
động thông tin phục vụ phát
triển và chuyển giao công nghệ. Đặc biệt sau thời kỳ chiến tranh, phục hồi
kinh tế, thì hoạt động thông tin công nghệ rất được chú trọng tại các nước như
Hoa Kỳ, CHLB Đức, Nhật, Anh,… Bên cạnh hoạt động của các cơ quan
thông tin KH&CN phục vụ nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ trong
các cơ quan khoa học và doanh nghiệp, có thể thấy, tại các trường đại học,
song song tồn tạ
i hệ thống các thư viện đại học có quy mô lớn, ví như:
Harvard, MIT, Illinois,… (Hoa Kỳ); Oxford (Anh); Tokyo (Nhật Bản),…
cũng thực hiện và triển khai các dịch vụ TT đa dạng tại các quốc gia này.
Tại Hoa Kỳ, ngay từ năm 1945 đã thành lập một cơ quan có chức năng
đáp ứng các nhu cầu thông tin về khoa học, công nghệ phục vụ các hoạt động
nghiên cứu, triển khai kỹ thuật và sản xuất kinh doanh là: Cục Thông tin K

thuật Quốc gia (National Technical Information Service – NTIS). Thời kỳ đầu,
NTIS là cơ quan quản lý và lưu giữ các nguồn thông tin lớn nhất về các thành
tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ được thực hiện qua một phần của ngân sách
của Nhà nước. Cùng với thời gian, NTIS trở thành một tập đoàn kiểu doanh

nghiệp thông tin lớn và ngày nay NTIS cung cấp việc truy cập thông tin qua
hàng loạt các dịch vụ trực tuyến và truy cập đến website NTIS. Các doanh
nghiệp có th
ể truy cập đến các nguồn thông tin mà NTIS quản lý. NTIS đã
được ra đời cách đây 60 năm. Trải qua 60 năm tồn tại, NTIS đã phục vụ các
doanh nghiệp, các trường đại học. Nguồn tài nguyên thông tin của NTIS bao

11
gồm trên 3 triệu báo cáo kỹ thuật bao quát khoảng 350 lĩnh vực khác nhau.
Nhiệm vụ của NTIS là hỗ trợ sự tăng trưởng kinh tế và nâng cao sức cạnh
tranh của đất nước thông qua việc cung cấp khả năng truy cập đến các thông
tin phục vụ quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, khoa học, công nghệ.
Trong khi đó, Hệ thống thông tin KH&CN quốc gia các nước thuộc
khối XHCN Đông Âu tập trung vào việc tuyên truyền, phổ biế
n kiến thức
KHKT, phục vụ nâng cao dân trí và đóng vai trò là yếu tố tiềm lực phục vụ
cho công tác nghiên cứu khoa học tại các tổ chức khoa học, các trường đại
học,… Ví dụ ở Liên Xô (cũ), có 2 cơ quan thông tin khoa học có quy mô quốc
gia là Viện Thông tin KHKT toàn Liên bang (VINITI) và Viện Thông tin
KHXH (INION) – cả hai tổ chức này đều trực thuộc Viện hàn lâm Khoa học.
Bên cạnh đó, hệ thống các thư viện công cộng thuộc Bộ Văn hoá-Thông tin

ng rất được chú trọng và phát triển.
- Giai đoạn 1960-1980
Do những nhiệm vụ mà quá trình phát triển kinh tế-xã hội đặt ra, hệ
thống thông tin KH&CN quốc gia các nước có các thể chế chính trị khác nhau
phát triển theo các chiều hướng khác nhau tương đối rõ rệt. Tại các nước công
nghiệp và có nền kinh tế thị trường phát triển như: Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Anh,
Nhật,… các vấn đề hiện đại hoá hoạt động thông tin KH&CN đã và đang
đượ

c triển khai theo một quy mô tương đối lớn và toàn diện. Vấn đề tự động
hoá, phát triển các ứng dụng của tin học đã sớm được triển khai. Năm 1962,
các CSDL thư mục đầu tiên “Chemical Titles” (Nhan đề hoá học) của CAS đã
được hình thành và phát triển và sau đó là sự bùng nổ của thị trường CSDL.
Có thể nói, hoạt động thông tin phục vụ nghiên cứu và phát triển khoa học
công nghệ đã được chú trọng. Nhiều s
ản phẩm thông tin có giá trị đã xuất hiện
và duy trì cho đến ngày nay, như: hệ thống các tạp chí tóm tắt khoa học (Hoá
học, Vật lý,…), bảng chỉ số trích dẫn khoa học (Science Citation Index-SCI),
bảng tra cứu dạng KWIC, KWOC,
Vào đầu những năm 1960, một loạt các hiệp hội nghề nghiệp đã được
thành lập để hỗ trợ việc hình thành các hệ thống thông tin. Trong số đó phải
kể đến ở Anh quố
c và Hoa Kỳ là Data Processing Management Association và
Institute of Data Processing, Hội khoa học thông tin Hoa Kỳ (American
Society for Information Science), ở Anh là Viện cán bộ thông tin học
(Institute of Information Scientists). Các tổ chức này đã tập trung vào việc đào
tạo và phát triển các ứng dụng của công nghệ thông tin trong lĩnh vực thông
tin KH&CN.
Xu thế quốc gia và quốc tế hoá hoạt động thông tin được phát triển
mạnh vào đầu những năm 70. Thoạt đầu, vào năm 1970 Tổ chức hiệp tác kinh

12
tế và phát triển (OECD) đã thành lập nhóm chính sách thông tin KHKT nhằm
giải quyết các vấn đề về chính sách để huy động các nguồn lực thông tin quốc
gia. Tiếp theo, UNESCO đã đưa ra 2 chương trình phát triển, chương trình Hệ
thống thông tin KHKT toàn cầu (UNISIST) và chương trình Hệ thống thông
tin quốc gia (NATIS). Sau đó vào năm 1976, 2 chương trình phát triển thông
tin trên được tích hợp vào Chương trình thông tin tổng thể (General
Information Programme- PGI).

Tại các nước XHCN, trước hết ở khu vực Đông Âu, trong khuôn khổ
Hội
đồng tương trợ kinh tế (khối SEV), vào năm 1969, đã thành lập Trung
tâm Thông tin KHKT Quốc tế (MXNTI). Dưới sự nỗ lực của MXNTI các Hệ
thống thông tin quốc tế mà thành viên là các cơ quan thông tin KHKT quốc
gia: Hệ thống thông tin KHKT quốc tế - MCNTI và Hệ thống thông tin khoa
học xã hội quốc tế – MISSON đã ra đời và phát triển trong suốt 2 thập niên
70 và 80.
Có thể nói, về cơ bản hệ thống thông tin quốc gia của các nước Đông
Âu được xây d
ựng theo cơ cấu tổ chức phân cấp, theo mô hình chỉ huy tập
trung, và vận hành theo cơ chế của một hệ đóng, khép kín. Để điều khiển ở mô
hình này, các nước thực hiện kế hoạch hoá tập trung hoạt động thông tin được
xây dựng từ những cơ quan quản lý về KHKT, như Uỷ ban KHKT Nhà nước
Liên xô trước đây. Theo đó, VINITI hàng năm biên soạn và xuất bản một khối
lượng l
ớn các ấn phẩm thông tin KHKT, tiêu biểu là các Tạp chí tóm tắt (RJ)
về các lĩnh vưc khoa học-kỹ thuật, biên niên sách, các thông báo của các Viện
nghiên cứu, trường đại học,…. Sau đó, các ấn phẩm này được phân phối cho
các tổ chức thông tin, tổ chức nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ của
Liên xô và của các nước tham gia Hội đồng thông tin KHKT Quốc tế (mà các
quốc gia thành viên của nó cũng chính là các quốc gia thành viên của Hội
đồng tương trợ kinh tế – kh
ối SEV) do Liên xô đứng đầu.
- Giai đoạn 1980-1990
Bước vào những thập kỷ 80 của thế kỷ XX, nhiều thành tựu KH&CN
đặc biệt xuất hiện, nhiều biến động xã hội lớn và sâu sắc diễn ra. Điều này đã
tác động đến hoạt động và tổ chức thông tin KH&CN trên qui mô sâu rộng
lớn.
Khởi đầu thời kỳ này được đánh dấu bởi sự ra đời của máy tính cá nhân

(n
ăm 1981). Nhờ đó, quá trình tự động hoá hoạt động thông tin được diễn ra
trên quy mô to lớn đồng thời tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ngay sau đó là
sự mở rộng các chức năng cũng như đối tượng khai thác, sử dụng Internet như
một phương tiện thiết yếu cho việc truyền, trao đổi, khai thác các nguồn thông
tin và hệ thống thông tin. Các thuật ngữ như: thư viện điện tử
, thư viện số, thư

13
viện ảo lần lượt ra đời. Ngày nay, khi nói đến các hệ thống thông tin tức là
người ta nói đến các mạng thông tin với các nguồn lực thông tin đa dạng dưới
dạng các CSDL,… Mạng STN là một trong số các nhà cung cấp thông tin lớn
và nổi tiếng trên thế giới về các lĩnh vực khoa học, công nghệ, đặc biệt là các
ngành khoa học tự nhiên, các ngành kỹ thuật, như công nghệ thông tin, hoá
học, vật lý, năng lượng, vật liệu,….
Nh
ững thay đổi về thể chế chính trị của hệ thống các nước XHCN vào
cuối những năm 80, tính chất, quy mô và cơ cấu nền kinh tế của các nước
Đông Âu đã đặt trước hệ thống thông tin KH&CN của các quốc gia này nhiều
thách thức to lớn, những khó khăn mà từ trước đến nay chưa hề phải đối diện.
Biểu hiện cụ thể là các hệ thống thông tin quốc tế nh
ư MCNTI và MISON đã
hầu như không còn hoạt động hay không còn hoạt động theo như những tôn
chỉ, mục đích đã được thiết lập. Hệ thống thông tin KH&CN quốc gia vốn
được xây dựng theo mô hình phân cấp của “quản lý hành chính”, được nhà
nước bao cấp gần như toàn phần, hoạt động theo cơ chế quản lý tập trung thì
hầu như không còn nữa.
- Giai đoạn từ 1990 đến nay
Từ đầu thậ
p kỷ 90, Hệ thống thông tin KH&CN quốc gia các nước đã

có những bước phát triển đặc biệt quan trọng. Lúc này cơ chế định hướng tới
thị trường gần như thay thế hoàn toàn cơ chế quản lý theo cách chỉ huy tập
trung, các cơ quan thông tin trong các nước đa dạng hơn về sở hữu, mức độ
bao cấp cho các cơ quan thông tin giảm xuống và cơ chế “trợ giúp” cũng thay
đổi. Về mặt công ngh
ệ, mạng Internet đã trở thành môi trường phổ biến và
không thể thay thế dành cho mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội, trong đó có
hoạt động thông tin KH&CN. Các Hệ thống thông tin KH&CN quốc gia của
nhiều nước đã phát triển trên cơ sở môi trường của Internet. Đây là đặc điểm
chi phối tới sự phát triển, về quy mô và cơ chế hoạt động của các hệ thống
thông tin quốc gia so v
ới các thời kỳ trước đó. Nếu như trước đây, người ta
thường nhắc đến các ứng dụng của CNTT để tự động hoá các qui trình nghiệp
vụ đơn lẻ trong hoạt động thông tin, thư viện, thì giờ đây, người ta thường
nhắc đến việc ứng dụng các công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) để
thiết lập các mạng trao đổi thông tin. Các biểu hiện cụ thể của bướ
c phát triển
này là sự dịch chuyển từ việc phát triển các mạng LAN cho các cơ quan và tổ
chức thông tin KH&CN sang sự xuất hiện của Intranet/Internet đối với các Hệ
thống này và gần đây là các Cổng thông tin điện tử (Portal) tương ứng.
2.1.2. Một số đặc điểm phát triển hệ thống thông tin KH&CN Quốc
gia giai đoạn hiện nay
Trong thực tiễn của thế giới, có một số mô hình khác nhau về t
ổ chức

14
hoạt động thông tin KH&CN phụ thuộc vào tính chất sở hữu và vai trò điều
chỉnh của nhà nước đối với các cơ quan thông tin KH&CN.
Nói chung, đối với các nước đang phát triển hoặc những nước có nền
kinh tế thị trường chưa được phát triển, hoạt động thông tin KH&CN thường

nằm dưới sự kiểm soát toàn diện của nhà nước và được định hướng tới việc
phục vụ cho nhữ
ng nhu cầu tin trong khu vực quản lý nhà nước, đảm bảo an
ninh và nâng cao dân trí. Ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển,
hoạt động thông tin nằm trong thành phần của kết cấu hạ tầng xã hội, bộ phận
cấu trúc trợ giúp cho các quan hệ thị trường, là nhân tố tích cực để nâng cao
khả năng cạnh tranh của nền kinh tế [12,16,17,25].
Xét về mặt sở hữu, có 3 loại mô hình tổ chức sau đ
ây đối với các cơ
quan thông tin KH&CN [14,25]:
- Các cơ quan thông tin nhà nước;
- Các cơ quan thông tin tập thể (chính xác hơn là cơ quan thông tin công
cộng hoặc phi thương mại);
- Các cơ quan thông tin tư nhân.
Tương quan và cơ cấu tổ chức giữa các loại mô hình tổ chức thông tin
trên đây rất khác nhau theo từng nước và theo từng lĩnh vực hoạt động. Ví dụ,
ở Hoa Kỳ, khu vực phổ biến nhất là các cơ quan thông tin KH&CN tư nhân.
Trong khi đó, ở các nước Tây âu và Nh
ật Bản, tỷ lệ của các thành phần thông
tin của nhà nước và các tổ chức xã hội được cân bằng nhau. Ở nước Nga, khu
vực nhà nước và tổ chức xã hội thực chất đến nay chưa được phân định rõ
ràng, trong khi đó, khu vực tư nhân thì mới được hình thành và chưa có vị trí
thật sự quan trọng, cho dù ở trong từng lĩnh vực đơn lẻ, với những loại hình
thông tin đặc biệt thì cơ quan thông tin t
ư nhân vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo.
Các cơ quan thông tin thuộc sở hữu nhà nước có thể tồn tại hai loại
chính sau đây:
- Cơ quan thông tin được nhà nước tài trợ toàn phần hoặc một phần bao
gồm hai nhóm:
+ Những cơ quan thông tin nằm trong hệ thống các tổ chức chính quyền

và quản lý nhà nước, những thư viện công cộng quốc gia mà không coi và
không thực hiện các dịch vụ thông tin có thu phí như một ho
ạt động kinh tế
riêng biệt (ví dụ, Thư viện Quốc hội của Hoa Kỳ, các Thư viện quốc gia ở các
nước, các Trung tâm phân tích tin trong các cơ quan Chính phủ);
+ Những cơ quan thông tin có thực hiện một phần những dịch vụ thông
tin có thu như một hoạt động kinh tế độc lập (ví dụ, ở nước Nga, phần lớn các

15
cơ quan thông tin toàn Liên bang như: Viện Thông tin KH&KT toàn Nga
(VINITI), Trung tâm thông tin KH&KT toàn Nga (VNTIX), Thư viện KHKT
công cộng (GPNTP) , ở Hoa Kỳ, như: Cục Thông tin Kỹ thuật Quốc gia -
NTIS, Thư viện Y học Quốc gia- NLM, ở Trung Quốc như Viện Thông tin
KH&CN- ISTIC,
- Những cơ quan thông tin mà hoạt động thường xuyên của chúng
không được nhà nước tài trợ về ngân sách. Ngoài các khoản nhà nước chỉ đầu
tư ban đầu như: trụ sở, phương tiện làm việc, trang thiết bị, lương c
ơ bản, hoạt
động của các cơ quan này được thực hiện trên cơ sở tự trang trải và tự cấp
vốn.
Các cơ quan thông tin thuộc sở hữu tập thể được tổ chức rất đa dạng,
chúng thường là những cơ cấu tổ chức trong các hiệp hội khoa học và công
nghệ, các hiệp hội nghề nghiệp, các nghiệp đoàn , những tổ chức thuộc nhóm
các cơ quan phi Chính phủ (NGO). Những cơ quan thông tin này cũng có thể
chia thành hai nhóm sau đây:
+ Nhóm thứ nhất bao gồm cơ quan thông tin được các tổ chức sinh ra
chúng tài trợ toàn phần hoặc một phần, trong số đó có: một bộ phận các cơ
quan thông tin có thể thực hiện hoặc không thực hiện các hoạt động kinh tế
đối với các loại sản phẩm và dịch vụ thông tin của chúng (số này là các cơ
quan thông tin trong thành phần của Ban lãnh đạo, Vă

n phòng của các Hiệp
hội);
+ Nhóm thứ hai chiếm tỷ lệ áp đảo là các cơ quan thông tin không được
tổ chức sinh ra chúng tài trợ. Ngoài tài sản ban đầu về trụ sở được tổ chức cấp
cho, cơ quan thông tin loại này phải thực hiện hoạt động kinh tế đối với các
dịch vụ và sản phẩm thông tin trên cơ sở tự hoàn vốn và tự trang trải về kinh
phí. Ví dụ về loại cơ quan này là, C
ơ quan Tóm tắt Hoá học Hoa Kỳ (CAS)
hoặc Cơ quan Thông tin về Vật lý, về Điện tử và Điều khiển (INSPEC), Trung
tâm Thông tin Khoa học và Kỹ thuật Quốc tế ở Moskva (MXNTI), các Viện
thông tin ngành của các nước Đông Âu và các nước cộng hoà của Liên Xô
trước đây.
Các cơ quan thông tin tư nhân được thành lập tại các hãng hoặc những
đơn vị kinh tế, hoạt động và tổ chức theo phương thức tự huy
động vốn đầu tư
và tự trang trải về kinh phí hoạt động. Ví dụ về cơ quan này là Viện Thông tin
Khoa học (ISI) của Hoa Kỳ.
Như vậy, về nguyên tắc, có thể xét tổ chức của các cơ quan thông tin
KH&CN theo 2 phương diện:
• Loại hình tổ chức;

16
• Mức độ được tài trợ.
Hiển nhiên, những mô hình tổ chức hoạt động thông tin trên đây là rất
khái quát, còn thực tế, trên quan hệ sở hữu và thị trường thông tin, hình thái tổ
chức và loại hình cơ quan thông tin ở các nước đa dạng và phong phú hơn
nhiều.
Có thể minh hoạ các mô hình tổ chức cơ quan thông tin KH&CN trên
đây thông qua ví dụ trong lĩnh vực sản xuất các CSDL - sản phẩm chủ đạo
trong hoạt động và thị

trường thông tin KH&CN hiện nay.
Như đã biết, CSDL là loại sản phẩm thông tin mới xuất hiện vào đầu
những năm 1960 tại Hoa Kỳ trong lĩnh vực hoá học [5,11]. Hiện nay, CSDL là
thành phần trung tâm của nguồn lực thông tin quốc gia. Tốc độ phát triển của
CSDL trong 25 năm gần đây (từ 1975 đến 2000) phát triển theo chiều hướng
tăng gấp đôi cứ sau chu kỳ 5 năm. Năm 1975, thế giới mới có 301 CSDL vớ
i
52 triệu biểu ghi, đến năm 1996 số CSDL đã lên tới 10033 và số biểu ghi là
10,7 tỷ , vào đầu những năm 2000, con số này đã đạt tới gần 20 ngàn
CSDL [4]. Trong số các CSDL được sản xuất ra, thì một phần quan trọng
được đưa vào thị trường. Các cơ quan sản xuất CSDL được gọi là nhà sản xuất
CSDL (Database Producers). Xét về phương diện thể chế và sở hữu, các nhà
sản xuất CSDL được chia thành:
- Nhà nước (Trung
ương và chính quyền địa phương);
- Tập thể (tổ chức): Ngoài nhà nước/phi thương mại;
- Tư nhân/thương mại;
- Hỗn hợp.
Trong những năm đầu phát triển (những năm 60 và đầu 70), phần lớn
các CSDL được sản xuất tại khu vực các nhà sản xuất của nhà nước. Ví dụ: do
Cơ quan hàng không và vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) Bộ năng lượng Hoa Kỳ
(US Department of Energy), Viện thông tin KH&CN toàn liên bang
(VINITI),
Cuối những n
ăm 60 và trong các năm 70, các CSDL được xây dựng và
triển khai mạnh mẽ đến các cơ quan thông tin ngoài nhà nước mà trước hết là
trong các trung tâm thông tin của các Hiệp hội KHKT và Hội nghề nghiệp.
Cho dù, xét riêng về phương diện đầu tư, kinh phí dành cho phát triển
công tác thông tin không giảm đi ở cả khu vực nhà nước lẫn khu vực tập thể
(các Hội nghề nghiệp), song, số các CSDL trong tương quan chung ở 2 khu

vực này giảm đi rõ rệt theo thời gian. Ví dụ, theo thống kê, số
CSDL trong các
cơ quan thông tin Nhà nước đang từ con số 52% vào năm 1977, xuống còn

17
13% vào năm 1996, còn tỷ lệ này ở khu vực các cơ quan thông tin tập thể là
22% xuống còn 8%. Điều này có nghĩa là, với thời gian, hoạt động thông tin
KH&CN ngày càng được đa dạng hoá theo hướng xã hội hoá mạnh hơn.
Hiển nhiên, mức giảm xuống tương đối này hoàn toàn không đồng
nghĩa là, ý nghĩa của các cơ quan thông tin nhà nước và tập thể bị "mất ngôi"
trong cả cộng đồng thông tin thế giới. Bởi lẽ, nhà nước sẽ
vẫn tiếp tục đầu tư
vào các vùng thông tin mà các cơ quan thông tin tư nhân không thể đủ sức đầu
tư. Trên cơ sở các sản phẩm CSDL lớn của nhà nước, các cơ quan thông tin tư
nhân tiếp tục xử lý, tạo thêm giá trị để hình thành các CSDL có thể thương
mại được. Vì thế, các CSDL được xây dựng tại các cơ quan thông tin tư nhân
không ngừng tăng lên, từ 22% vào năm 1977, lên 79% vào năm 2000. Số liệu
trong bảng 1 cho thấy động thái phát tri
ển các nhà sản xuất CSDL trong 25
năm gần đây [14,27].

Bảng 1- Động thái cơ cấu các cơ quan thông tin sản xuất CSDL (%)

Năm

Cơ quan


1977


1985

1988

1989

1990

1991

1992

1993

1994

1995

2000
Nhà nước
56 21 20 17 17 16 15 15 14 13 12
Tập thể
22 11 13 12 12 12 9 9 9 8 8
Tư nhân
22 57 65 68 68 70 75 75 76 77 79
Hỗn hợp
- 11 2 3 3 2 1 1 1 2 1

Cùng với sự phát triển của các lĩnh vực ICT, dần xuất hiện và khẳng
định vai trò các giao dịch và dịch vụ trên mạng trong mọi lĩnh vực của đời

sống xã hội. Các lĩnh vực ứng dụng mới được hình thành và phát triển với tốc
độ rất cao như thương mại điện tử, xuất bản điện tử, ngành kinh tế thông tin
mà trong đó đặc biệt là ngành công nghiệ
p nội dung thông tin với các dịch vụ
đa dạng, các hệ thống như thư viện ảo, thư viện không tường, thư viện số,…
Có thể thấy trong giai đoạn này, sự phát triển các hệ thống thông tin KH&CN
trong bối cảnh toàn cầu hoá, quốc tế hoá và theo hướng ứng dụng các ICT có
một số biểu hiện cụ thể sau:
- Sự phát triển Hệ thống thông tin KH&CN quốc gia gắn liền với s

phát triển cơ sở hạ tầng thông tin;

18
- Xuất hiện các hệ thống thông tin KH&CN, các ngân hàng dữ liệu bao
quát các ngành, nhóm ngành và mang tính quốc tế là rất phổ biến;
- Sự phát triển hoạt động thông tin gắn với sự ra đời và phát triển các
chuẩn cho việc lưu giữ, xử lý, trao đổi thông tin;
- Sự phát triển hoạt động thông tin gắn liền với xu hướng tự động hoá
các quá trình thông tin, hình thành các nguồn lực thông tin số mang tính quốc
gia như các ngân hàng dữ liệu, phát triển các dịch vụ truy cập, b
ảo vệ dữ liệu;
- Tích hợp hoạt động thông tin KH&CN với những lĩnh vực thông tin
khác như: quản lý, thương mại, xã hội, nghiên cứu khoa học, phát triển công
nghệ, đào tạo, sản xuất kinh doanh, thương mại, xuất bản và các loại hình dịch
vụ khác.
Trong bối cảnh mới phát triển hệ thống thông tin KH&CN quốc gia đòi
hỏi phải xem xét tổng thể hệ thống trên nhiều phương diệ
n.
Hình thái sở hữu được lựa chọn trong hoạt động thông tin không chỉ
phụ thuộc vào đặc điểm của tổ chức đó mà còn phụ thuộc vào những lĩnh vực

hoạt động và các phương hướng phát triển các loại hình và dịch vụ thông tin.
Thông thường, các cơ quan thông tin có hoạt động thu phí để tự trang trải
không chỉ thuần nhất hoạt động trong lĩnh vực KH&CN mà còn có sự kết nối
v
ới các phạm vi thông tin kinh tế - xã hội khác như: thông tin về các lĩnh vực
thị trường, sản phẩm, kinh doanh, đầu tư, các dự án
Kinh nghiệm của các nước cho thấy, trong khi phát triển hoạt động
thông tin, không thể chỉ thuần tuý dựa trên những nguyên tắc của thị trường.
Điều này được giải thích ở chỗ, cho dù đến nay, nhiều nhà nghiên cứu khẳng
định sự tồn tại một thị trường thông tin nhưng nhu c
ầu về thông tin và khả
năng thanh toán của thị trường này không giản đơn như các thị trường vật thể
vật chất khác. Từ đây không thể nóng vội chuyển toàn bộ hoạt động thông tin
KH&CN sang ngay phương thức tổ chức theo cơ chế thị trường. Điều đó có
nghĩa là, nhà nước vẫn và còn sẽ giữ một vai trò quan trọng trong việc cấp vốn
cho hoạt động thông tin KH&CN.
Tuy nhiên, về
một phương diện khác, kinh nghiệm của nhiều nước cũng
cho thấy ngân sách của nhà nước dành cho hoạt động thông tin ngày càng
giảm đi theo tỷ lệ tương đối của chúng. Điều này có nghĩa rằng, bên cạnh
nguồn tài chính của nhà nước giành cho hoạt động thông tin, cần phải tạo điều
kiện để đa dạng hóa nguồn vốn cho chúng. Từ đây đòi hỏi phải thay đổi cơ
chế mệnh lệnh cứng nhắc của nhà nước trong việc quản lý hoạt động thông tin
sang một chính sách thích ứng mềm mại hơn.
Nhiệm vụ của quản lý nhà nước đối với hoạt động của hệ thống thông

19
tin KH&CN quốc gia trong môi trường chuyển sang mô hình tổ chức hướng
tới thị trường thể hiện ở những nội dung sau đây:
- Bảo toàn và phát triển tính hợp lý và cân đối trong việc xây dựng cơ

sở hạ tầng thông tin quốc gia đáp ứng những đòi hỏi và nhu cầu của nền kinh
tế hướng tới thị trường trong khi ngân sách của nhà nước giành cho hoạt động
thông tin ngày càng bị giảm sút, còn nguồn lực ngoài nhà nướ
c được huy động
cho hoạt động này mới được bắt đầu và thực sự chưa đáng kể;
- Tạo lập những điều kiện về kinh tế và pháp lý để huy động được thêm
các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước giành cho hoạt động thông tin, từng
bước thay thế việc đầu tư cho các sản phẩm và dịch vụ thông tin bằng ngân
sách nhà nước sang việc đầu tư từ các nguồn lực ngoài ngân sách, trướ
c hết
đối với các lĩnh vực thông tin phục vụ cho các hoạt động kinh tế, đổi mới công
nghệ, đầu tư ;
- Tổ chức lại cơ cấu hạ tầng thông tin bằng cách đưa vào hệ thống thông
tin quốc gia những cơ cấu và thành phần thông tin ngoài nhà nước và có chính
sách để phát triển và phát huy các thành phần này trong chiến lược phát triển
thông tin nói chung;
- Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức và chức năng các c
ơ quan thông tin
nhà nước và thực hiện việc quản lý hoạt động của chúng một cách có hiệu
quả.
Vì nhu cầu và thị trường thông tin ở nhiều nước chưa thực sự phát triển,
do đó, việc đầu tư cho các cơ quan thông tin ở các thành phần sở hữu khác
nhau không thể xét trên quan điểm thuần tuý thương mại. Công cụ quan trọng
để thu hút và làm đa dạng hoá các nguồn lực vào hoạt động thông tin là việc
chính sách củ
a nhà nước coi việc đầu tư vào cho hoạt động thông tin là lĩnh
vực đầu tư không vì lợi nhuận (not - for- profit) với những ưu đãi tối đa về các
loại thuế, và những điều kiện cần thiết khác để hoạt động. Với những ưu đãi
như vậy, sẽ xuất hiện những cơ quan thông tin mà việc thực hiện chúng hoàn
toàn không sử dụng ngân sách nhà nước mà vẫn th

ực hiện được những nhiệm
vụ thông tin do nhà nước đặt ra (ví dụ, các cơ quan thông tin như: CAS,
BIOSIS và INSPEC, v.v ).
Việc chuyển hoạt động thông tin KH&CN sang mô hình hướng tới thị
trường (từ chủ yếu bằng ngân sách nhà nước chuyển sang ngân sách của các
thành phần ngoài nhà nước) đòi hỏi phải thực hiện theo từng bước mà trong
đó mỗi một bước đi cần phải xác định những lĩnh vực ưu tiên dựa trên nh
ững
yêu cầu sau đây:
- Đảm bảo giải quyết những nhiệm vụ thông tin cho các nhiệm vụ của

20
nhà nước;
- Giải quyết những nhiệm vụ xã hội mà nhà nước phải có trách nhiệm
không thể chuyển sang cho các đơn vị ngoài nhà nước thực hiện;
- Đảm bảo sự hài hoà và phát triển cân đối toàn bộ hoạt động thông tin
như một cấu trúc chỉnh thể.
Chính sách của nhà nước trong lĩnh vực thông tin là cần thiết đối với
mọi quốc gia. Ứng với mỗi giai đoạn phát triển, hoạt
động thông tin cần có
những cơ chế điều chỉnh thích hợp, từ việc phát triển chủ yếu dựa vào ngân
sách nhà nước chuyển sang sự phát triển hỗn hợp trong đó bao gồm các thành
phần của nhà nước và ngoài nhà nước, cuối cùng tiến tới để công tác thông tin
được trở thành nhiệm vụ của chính các tổ chức và thiết chế xã hội. Những
phương pháp điều hành hoạt động thông tin trong môi trường như
vậy dựa
trên nguyên tắc sử dụng hợp lý nhất những nguồn lực được huy động từ ngân
sách nhà nước và thu hút đầu tư từ các nguồn lực ngoài ngân sách với những
chính sách khuyến khích và ưu đãi cần thiết.
Cần phải lưu ý rằng, xét về phương diện hiệu quả đầu tư, hoạt động

thông tin không phải là lĩnh vực có lợi nhuận cao. Do vậy, chính sách của nhà
nước c
ần phải được thông thoáng, có sức hấp dẫn để giúp cho các thành phần
trong xã hội đầu tư vào lĩnh vực thông tin có thể tự trang trải kinh phí được.
Hoạt động thông tin trong các cơ quan nhà nước nhằm hướng tới việc
giải quyết các nhiệm vụ của cơ quan chính quyền và quản lý nhà nước, mà
trước hết nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện:
- Công việc của bản thân chính các cơ quan chính quy
ền và quản lý của
nhà nước;
- Công việc của các tổ chức nhà nước khác;
- Phát triển hoạt động KH&CN và phát triển các hoạt động kinh tế theo
những định hướng ưu tiên của nhà nước;
- Truy nhập rộng rãi tới thông tin cho mọi người dân như một phương
thức để giải quyết thực hiện các nhiệm vụ xã hội.
Từ việc phân tích kinh nghiệm hoạt động thông tin ở nhiều nước trên
thế giới, có thể rút ra một số nhận xét sau đây:
- Trong khi đặt ra những nhiệm vụ cho hoạt động thông tin mà cần chi
một khoản từ ngân sách nhà nước cần phải lưu ý tới việc, làm sao để có thể
những nhiệm vụ đó từng bước được chuyển sang cho các cơ quan thông tin
ngoài ngân sách nhà nước thực hiện. Ý tưởng này sẽ, một mặt, khuyến khích
việc thực hiện các nhiệm vụ vớ
i chi phí ngày càng được giảm đi. Mặt khác,

21
tạo điều kiện phát triển các thành phần tổ chức thông tin ngoài khu vực nhà
nước. Việc lựa chọn các cơ quan thực hiện nhiệm vụ thông tin do nhà nước
đặt ra cần tuân thủ theo quy trình đấu thầu;
- Nhà nước chỉ tổ chức những cơ quan thông tin trong các lĩnh vực
trọng điểm và/hoặc để thực hiện các nhiệm vụ mà các cơ quan thông tin ngoài

nhà nước không có điều kiện để thực hi
ện;
- Nhà nước phải có kế hoạch và chính sách để thường xuyên và định kỳ
chuyển dần những nhiệm vụ thông tin KH&CN và những thông tin nghề
nghiệp khác sang cho khu vực tư nhân và các tổ chức tập thể.
Việc nhà nước đầu tư (nhà xưởng, thiết bị, tư liệu, cán bộ, kinh phí) cho
hoạt động của những cơ quan thông tin nhà nước phải tuân thủ theo nguyên
tắc là các sản phẩm và dịch vụ thông tin đó phả
i thuộc về nhà nước, và vì vậy,
mọi công dân đều có thể truy nhập đến và sử dụng chúng không phải trả tiền.
Tuy nhiên, có thể xuất hiện ở đây một loạt các mâu thuẫn mà điển hình là:
- Nguyên tắc tự do và bình đẳng trong việc truy nhập và sử dụng thông
tin được tạo ra từ ngân sách nhà nước đối với mọi công dân là chưa thật đầy
đủ để điều chỉnh các quan hệ thông tin trong xã hội;
- Không phải mọi công dân trong xã hội đều quan tâm tới mọi sản phẩm
và dịch vụ thông tin do các cơ quan thông tin nhà nước tạo ra;
- Đối với những công dân riêng biệt có nhu cầu thông tin đặc biệt, đòi
hỏi cần phải có những chi phí bổ sung cho các sản phẩm thông tin và điều này
có thể dẫn tới phải xem nhẹ tới việc đáp ứng nhu cầu thông tin của một bộ
phận người dùng tin khác;
- Việc sử d
ụng các sản phẩm và dịch vụ của cơ quan thông tin nhà nước
đối với những người dùng tin khác nhau nhằm để giải quyết các mục tiêu khác
nhau: người để thoả mãn nhu cầu cá nhân, người để giải quyết những nhiệm
vụ của xã hội, người dùng để kinh doanh, ;
- Việc thực hiện dịch vụ thông tin không phải trả tiền ở khu vực các cơ
quan thông tin nhà nước sẽ làm mất đi tính cạnh tranh và không tạ
o động lực
để nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tin.
2.1.3. Nghiên cứu trường hợp Hệ thống thông tin KH&CN quốc gia

và việc hiện đại hoá hệ thống thông tin KH&CN quốc gia một số nước
2.1.3.1. Hệ thống thông tin KH&CN quốc gia các nước ASEAN
- Hệ thống thông tin KH&CN quốc gia Indonesia

22
Tại Indonesia, hoạt động thông tin KH&CN đóng vai trò quan trọng
trong việc kích thích sự phát triển của KH&CN. Tại đây, sự hợp tác giữa các
thư viện và cơ quan thông tin KH&CN là rất chặt chẽ và có hiệu quả. Sự hợp
tác giữa các cơ quan thuộc hệ thống thông tin KH&CN Indonesia chú trọng
vào việc chia sẻ nguồn lực thông tin, nhằm từng bước hạn chế những ảnh
hưởng của sự gia tăng giá thành để bổ sung nguồ
n thông tin KH&CN cho
quốc gia. Mạng thông tin quốc gia cũng góp phần quan trọng vào việc thực thi
chính sách chia sẻ nguồn lực thông tin và cũng qua đó phát triển các loại hình
dịch vụ cung cấp và chuyển giao tài liệu đến người dùng tin ở xa qua mạng.
Điều này đối với Indonesia - đất nước vạn đảo – có ý nghĩa vô cùng quan
trọng và có giá trị vô cùng to lớn.
Mục tiêu của hệ thống thông tin KH&CN Indonesia hiện tại là phát
triển các nguồn thông tin dạng số có thể
được chia sẻ để cải thiện khả năng
khai thác, truy cập đến thông tin KH&CN. Các thư viện công cộng và thư viện
đại học rất chú trọng đến việc phát triển các nguồn thông tin loại này và đặc
biệt là có chính sách thích hợp để phát triển các nguồn thông tin nội sinh
(nguồn tin trong nước).
Để đạt được các mục đích phát triển và kiểm soát được sự phát triển
nguồn tin số hoá. Chính phủ Indonesia đã ban hành một loạt chính sách nhấ
t
quán cho việc số hoá các tài liệu xám bao gồm: luận án, luận văn, các báo cáo
kết quả nghiên cứu, do các cơ quan của chính phủ, các cơ quan không thuộc
Chính phủ và các trường đại học tạo nên. Văn phòng Bộ trưởng Bộ Nghiên

cứu và Công nghệ đã có một kế hoạch cụ thể tổ chức triển khai việc số hoá
nguồn tài liệu xám của quốc gia giữa các cơ quan:
- Thư viện các trường đại h
ọc.
- Trung tâm TT-TL khoa học (PDII – Centre for Scientific
Documentation and Information).
Mạng thư viện số ở Indonesia (Digital Library Network)
(IndonesianDLN) được thành lập năm 2001. Hiện nay, IndonesianDLN bao
gồm 15 thành viên. Trong quá trình hình thành và phát triển mạng,
IndonesianDLN đã nhận được sự trợ giúp về tài chính, công nghệ của Trung
tâm nghiên cứu phát triển quốc tế Canada (IDRC) và quỹ quốc gia Indonesia
về nghiên cứu viễn thông và thông tin.
Ưu tiên hàng đầu của IndonesianDLN là thiết lập diễn đàn cho mạng
thư viện số ở Indonesia và th
ực thi chính sách bình đẳng trong việc truy cập,
khai thác mọi nguồn thông tin của quốc gia, nhất là các thông tin phản ánh về
các vùng, địa phương. Mọi tổ chức, cá nhân ở bất cứ nơi nào trên đất nước
Indonesia đều có thể kết nối với IndonesianDLN và có thể khai thác mọi

23
nguồn tài nguyên thông tin có trên mạng. Nhờ thế, IndonesianDLN phát triển
rất nhanh về số lượng người/tổ chức kết nối đến.
Nhằm cung cấp khả năng truy cập đến nguồn tài liệu xám của
Indonesia, Thư viện của PDII đã chú trọng phát triển các CSDL thông tin
khoa học với thư viện của nhiều trường đại học và các cơ quan nghiên cứu
khác. Các cơ quan này đã tạo ra hàng chục CSDL các loại (thư
mục, toàn văn,
dữ kiện) với khối lượng khá lớn ( CSDL về năng lượng nguyên tử quốc gia do
Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc gia xây dựng với 2,3 triệu biểu ghi, ).
Tại Indonesia, các trạm thông tin công nghệ (Technology Information

Kiosk) có nhiệm vụ đảm bảo việc truy cập đến các nguồn thông tin KH&CN
đối với toàn thể cộng đồng và tập trung ưu tiên nhóm người dùng tin là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).
Các thách thức đối với h
ệ thống thông tin KH&CN quốc gia Indonesia:
- Nguồn nhân lực chuyên nghiệp về thông tin thư viện , đặc biệt là các
cán bộ xử lý thông tin còn thiếu về số lượng và trình độ chưa cao.
- Vấn đề bản quyền chưa được quan tâm đúng mức và hợp lý trong môi
trường truyền, trao đổi và khai thác thông tin dạng số và trong môi trường
mạng
- Cơ sở hạ tầng thông tin chưa đủ đáp ứng mọi nhu cầu phát triển trong
một
đất nước có điều kiện địa lý rất đặc biệt
- Ngân sách dành cho hoạt động của hệ thống còn rất hạn hẹp.
- Hệ thống thông tin KH&CN quốc gia Malaysia
Tại Malaysia, Bộ KH&CN có vai trò chủ yếu trong việc quản lý và phổ
biến thông tin KH&CN, kích thích sự phát triển của nền kinh tế dựa trên thông
tin và tri thức. Chính sách KH&CN quốc gia và kế hoạch hành động trong giai
đoạn (2000-2010) đã tạo điều kiện cho việc phát triển m
ột cách hiệu quả công
tác thu thập, kiểm soát, đánh giá và cơ chế trao đổi truyền thông tin phục vụ
hoạt động nghiên cứu KH&CN cũng như phát triển các kỹ thuật và công nghệ
mới của quốc gia.
Trong bối cảnh đó, việc kiện toàn hệ thống thông tin quốc gia được coi
là lĩnh vực phát triển ưu tiên của đất nước.
Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia Malaysia (MASTIC) là cơ
quan của Bộ KH&CN được thành lập vào 1992. Đây là m
ột trong 5 trung tâm
thông tin hỗ trợ phát triển KH&CN.


24
Năm 2003, MASTIC tiến hành nhiều công trình nghiên cứu KH&CN
như:
+ Thông tin KH&CN mới quốc gia 2002.
+ Tổng quan về đổi mới giai doạn 2000-2001 của quốc gia.
+ Nghiên cứu thư mục.
+ Tổng quan R&D quốc gia năm 2002.
+ Các phương tiện và công cụ chuyên dụng trong S&T.
+ Phát triển các hệ thống ICT và việc ứng dụng.
Để tạo điều kiện tốt cho việc thu thập, quản lý, đánh giá thông tin đối
với hoạt động R&D, Bộ KH&CN đã
đề xuất 2 dự án nhằm tăng cường năng
lực của các cơ quan thông tin đối với cán bộ KH&CN. Trong năm 2003, các
dự án ICT hướng theo các chủ đề:
+ Tổng quan trực tuyến về R&D.
+ E-IRPA ứng dụng dựa trên web được thiết kế phục vụ các hoạt động
nghiên cứu.
+ MASTIC đã xuất bản và phổ biến những ấn phẩm thông tin quan
trọng sau đây:
* Tổng quan hàng năm về R&D củ
a quốc gia (dạng tóm tắt và toàn văn)
* Hệ thống phân nhóm R&D của Malaysia – bổ sung và hoàn chỉnh)
* Các chỉ số S&T của Malaysia (hàng năm)
* Các hỗ trợ về S&T ở Malaysia
* Tạp chí của MASTIC và bản tin của Bộ KH&CN
* Danh mục hệ thống R&D (phối hợp với nhà xuất bản)
* Số liệu về S&T của Malaysia năm 2000.
MASTIC tham gia các hoạt động KH&CN của đất nước như các hội
nghị, hội thảo khoa học, chú tr
ọng đến việc phổ biến các thông tin, tri thức

mới đến người dùng tin là các cán bộ khoa học, phối hợp và hợp tác với nhiều
cơ quan, tổ chức thuộc các thành phần khác nhau: của chính phủ, tư nhân, các
doanh nghiệp, phi chính phủ, nước ngoài, để xây dựng các CSDL về S&T,
R&D, khai thác các dịch vụ trên Internet,
Hợp tác quốc tế: Hợp tác chặt chẽ với các nước ASEAN: với trung tâm
vùng ASEAN về bảo vệ đa dạng sinh học: xây dự
ng và bảo đảm thông tin về
đa dạng sinh học của Malaysia. Cùng với các nước ASEAN với sự trợ giúp

25

×