Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

BAI KIEM TRA KTKN GIAO VIEN TH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.91 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CÂU 3</b>


<b>ĐIỀU LỆ</b>
<b>Trường tiểu học</b>


<i>(Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT</i>
<i>ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)</i>


<b>Chương IV</b>
<b>GIÁO VIÊN</b>
<b>Điều 30. Giáo viên </b>


Giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo
dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học.


<b>Điều 31. Nhiệm vụ của giáo viên</b>


1. Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài,
lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà
trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả
giảng dạy và giáo dục.


2. Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo;
g-ương mẫu trước học sinh, thg-ương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các
quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đồn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.


3. Tham gia cơng tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương.


4. Rèn luyện sức khỏe, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng,
hiệu quả giảng dạy và giáo dục.



5. Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quyết định của Hiệu
trưởng; nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra của Hiệu trưởng và các cấp quản lý
giáo dục.


6. Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh, với gia đình
học sinh và các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục.


7. Nhiệm vụ của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổng phụ trách Đội được quy định cụ thể tại Điều
17, Điều 18, Điều 19 của Điều lệ này.


<b>Điều 32. Quyền của giáo viên</b>


1. Được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh.


2. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ; được hưởng nguyên lương,
phụ cấp và các chế độ khác theo quy định khi được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ.


3. Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo chế độ,
chính sách quy định đối với nhà giáo.


4. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự.


5. Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
<b>Điều 38. Nhiệm vụ của học sinh </b>


1. Thực hiện đầy đủ và có kết quả hoạt động học tập; chấp hành nội quy nhà trường; đi học đều và
đúng giờ; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập.


2. Kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cơ giáo, nhân viên và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp


đỡ bạn bè và người tàn tật, khuyết tật.


3. Rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh cá nhân.


4. Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp; giữ gìn, bảo vệ tài sản nơi cơng cộng;
tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an tồn giao thơng.


5. Góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.
<b>Điều 39. Quyền của học sinh </b>


1. Được học ở một trường, lớp hoặc cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học tại
nơi cư trú; được chọn trường ngồi nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

3. Được bảo vệ, chăm sóc, tơn trọng và đối xử bình đẳng; được đảm bảo những điều kiện về thời
gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện.


4. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu; được chăm sóc và giáo dục hồ nhập
(đối với học sinh tàn tật, khuyết tật) theo quy định.


5. Được nhận học bổng và được hưởng chính sách xã hội theo quy định.
6. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.


<b>CÂU 1</b>


<b>Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 </b>
<b>-2011 đối với cấp Tiểu học như sau: </b>


<b>A - NHIỆM VỤ CHUNG</b>


Năm học 2010 - 2011 tiếp tục thực hiện chủ đề "Năm học đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục", giáo


dục tiểu học tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau:


Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, "Nói
khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục", "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm
gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực".


Tập trung chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến
thức, kĩ năng; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện tích hợp trong dạy học các môn học; chú
trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh; tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có
hồn cảnh khó khăn; tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; thí điểm và chuẩn bị tích cực
các điều kiện triển khai dạy ngoại ngữ theo chương trình mới; duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ
cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; đẩy mạnh xây dựng trường
chuẩn quốc gia và tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.


Tiếp tục đổi mới cơng tác quản lí, chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục; đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí; chú trọng rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao trình
độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo.


<b>CÂU 2</b>


<b>CÁC YÊU CẦU CỦA CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TIÊU HỌC</b>
<b>Điều 5. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống</b>


1. Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một cơng dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.


a) Tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, góp phần phát triển đời sống
văn hóa cộng đồng, giúp đỡ đồng bào gặp hoạn nạn trong cuộc sống;



b) Yêu nghề, tận tụy với nghề; sẵn sàng khắc phục khó khăn hồn thành tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh;
c) Qua hoạt động dạy học, giáo dục học sinh biết u thương và kính trọng ơng bà, cha mẹ, người cao
tuổi; giữ gìn truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam; nâng cao ý thức bảo vệ độc lập, tự do, lòng tự hào
dân tộc, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội;


d) Tham gia học tập, nghiên cứu các Nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
<b>2. Chấp Hành chính sách, Pháp luật của Nhà nước</b>


a) Chấp hành các chủ trương chính sách, quy định của pháp luật liên quan đến đời sống chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội;


b) Thực hiện nghiêm túc các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của ngành;


c) Liên hệ thực tế để giáo dục học sinh ý thức chấp hành pháp luật và giữ gìn trật tự an ninh xã hội nơi
công cộng;


d) Vận động Gia đình chấp hành các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa
phương.


<b>3. Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động</b>


a) Chấp hành các Quy chế, Quy định của ngành, có nghiên cứu và có giải pháp thực hiện;
b) Tham gia đóng góp xây dựng và nghiêm túc thực hiện quy chế hoạt động của nhà trường;


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

d) Đảm bảo ngày công; lên lớp đúng giờ, không tùy tiện bỏ lớp học, bỏ tiết dạy; chịu trách nhiệm về chất
lượng giảng dạy và giáo dục ở lớp được phân công.


<b>4. Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; tinh thần đấu tranh chống </b>
<b>các biểu hiện tiêu cực; ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, </b>
<b>học sinh và cộng đồng</b>



a) Không làm các việc vi phạm phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; khơng xúc phạm danh dự, nhân
phẩm đồng nghiệp, nhân dân và học sinh;


b) Sống trung thực, lành mạnh, giản dị, gương mẫu; được đồng nghiệp, nhân dân và học sinh tín nhiệm;
c) Khơng có những biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống, trong giảng dạy và giáo dục;


d) Có tinh thần tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất, đạo đức, trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ;
thường xuyên rèn luyện sức khỏe.


<b>5. Trung thực trong cơng tác; đồn kết trong quan hệ đồng nghiệp; phục vụ nhân dân và học sinh</b>
a) Trung thực trong báo cáo kết quả giảng dạy, đánh giá học sinh và trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
được phân cơng;


b) Đồn kết với mọi người; có tinh thần chia sẻ công việc với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên
môn, nghiệp vụ;


c) Phục vụ nhân dân với thái độ đúng mực, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của phụ huynh học sinh;
d) Hết lòng giảng dạy và giáo dục học sinh bằng tình thương yêu, sự công bằng và trách nhiệm của một
nhà giáo.


<b>Điều 6. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức</b>
<b>1. Kiến thức cơ bản</b>


a) Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của Chương trình, sách giáo khoa của mơn học được phân cơng;
b) Có kiến thức sâu, đồng thời có khả năng hệ thống hóa kiến thức trong cả cấp học để nâng cao hiệu quả
giảng dạy đối với môn học được phân công;


c) Kiến thức cơ bản trong các tiết dạy đảm bảo chính xác, có hệ thống;



d) Có khả năng hướng dẫn đồng nghiệp một số kiến thức chun sâu về một mơn học, hoặc có khả năng
bồi dưỡng học sinh giỏi, hoặc giúp đỡ học sinh yếu hay học sinh cịn nhiều hạn chế có tiến bộ.


<b>2. Kiến thức về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học tiểu học</b>


a) Hiểu biết về đặc điểm tâm lý, sinh lý của học sinh tiểu học, kể cả học sinh khuyết tật, học sinh có hồn
cảnh khó khăn; vận dụng được các hiểu biết đó vào hoạt động giáo dục và giảng dạy phù hợp với đối
tượng học sinh;


b) Nắm được kiến thức về tâm lý học lứa tuổi, sử dụng các kiến thức đó để lựa chọn phương pháp giảng
dạy, cách ứng xử sư phạm trong giáo dục phù hợp với học sinh tiểu học;


c) Có kiến thức về giáo dục học, vận dụng có hiệu quả các phương pháp giáo dục đạo đức, tri thức, thẩm
mỹ, thể chất và hình thức tổ chức dạy học trên lớp;


d) Thực hiện phương pháp giáo dục học sinh cá biệt có kết quả.


<b>3. Kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh</b>


a) Tham gia học tập, nghiên cứu cơ sở lý luận của việc kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động giáo dục và
dạy học ở tiểu học;


b) Nghiên cứu các quy định về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập, rèn luyện của học sinh tiểu học theo tinh thần đổi mới;


c) Thực hiện việc kiểm tra đánh giá, xếp loại học sinh chính xác, mang tính giáo dục và đúng quy định;
d) Có khả năng soạn được các đề kiểm tra theo yêu cầu chỉ đạo chuyên môn, đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng
môn học và phù hợp với các đối tượng học sinh.


<b>4. Kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng công </b>


<b>nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc</b>


a) Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên đúng với quy định;


b) Cập nhật được kiến thức về giáo dục hịa nhập trẻ khuyết tật, giáo dục Mơi trường, quyển và bổn phận
của trẻ em, y tế học đường, an tồn giao thơng, phịng chống ma túy, tệ nạn xã hội;


c) Biết và sử dụng được một số phương tiện nghe nhìn thơng dụng để hỗ trợ giảng dạy như: ti vi, cát sét,
đèn chiếu, video;


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>5. Kiến thức địa phương về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, huyện, xã nơi giáo </b>
<b>viên công tác</b>


a) Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và các Nghị quyết
của địa phương;


b) Nghiên cứu tìm hiểu tình hình và nhu cầu phát triển giáo dục tiểu học của địa phương;


c) Xác định được những ảnh hưởng của gia đình và cộng đồng tới việc học tập và rèn luyện đạo đức của
học sinh để có biện pháp thiết thực, hiệu quả trong giảng dạy và giáo dục học sinh;


d) Có hiểu biết về phong tục, tập quán, các hoạt động thể thao, văn hóa, lễ hội truyền thống của địa
phương.


<b>Điều 7. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm</b>


<b>1. Lập được kế hoạch dạy học; biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới</b>


a) Xây dựng được kế hoạch giảng dạy cả năm học thể hiện các hoạt động dạy học nhằm cụ thể hóa
chương trình của Bộ phù hợp với đặc điểm của nhà trường và lớp được phân công dạy;



b) Lập được kế hoạch tháng dựa trên kế hoạch năm học, kể cả Hoạt động chính khóa và hoạt động giáo
dục ngồi giờ lên lớp;


c) Có kế hoạch dạy học từng tuần thể hiện lịch dạy các tiết học và các hoạt động giáo dục học sinh;


d) Soạn giáo án theo hướng đổi mới, thể hiện các hoạt động dạy học tích cực của thầy và trò (soạn giáo án
đầy đủ với môn học dạy lần đầu, sử dụng giáo án có điều chỉnh theo kinh nghiệm sau một năm giảng dạy).
<b>2. Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năng động sáng tạo của </b>
<b>học sinh</b>


a) Lựa chọn và sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính sáng tạo, chủ động
trong việc học tập của học sinh; làm chủ được lớp học; xây dựng môi trường học tập hợp tác, thân thiện,
tạo sự tự tin cho học sinh;


b) Đặt câu hỏi kiểm tra phù hợp đối tượng và phát huy được năng lực học tập của học sinh; chấm, chữa
bài kiểm tra một cách cẩn thận để góp phần hướng dẫn học sinh tự học;


c) Có sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, kể cả đồ dùng dạy học tự làm; biết khai thác các điều kiện có sẵn
để phục vụ giờ dạy, hoặc có ứng dụng Phần mềm dạy học, hoặc làm đồ dùng dạy học có giá trị thực tiễn
cao;


d) Lời nói rõ ràng, rành mạch, khơng nói ngọng khi giảng dạy và giao tiếp trong phạm vi nhà trường; viết
chữ đúng mẫu; biết cách hướng dẫn học sinh giữ vở sạch và viết chữ đẹp.


<b>3. Công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp</b>


a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy học; có các Biện pháp giáo
dục, quản lý học sinh một cách cụ thể, phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp;



b) Tổ chức dạy học theo nhóm đối tượng đúng thực chất, khơng mang tính hình thức; đưa ra được những
biện pháp cụ thể để phát triển năng lực học tập của học sinh và thực hiện giáo dục học sinh cá biệt, học
sinh chun biệt;


c) Phối hợp với gia đình và các đồn thể ở địa phương để theo dõi, làm công tác giáo dục học sinh;
d) Tổ chức các buổi ngoại khóa hoặc tham quan học tập, sinh hoạt tập thể thích hợp; phối hợp với Tổng
phụ trách, tạo điều kiện để Đội thiếu niên, Sao nhi đồng thực hiện các hoạt động Tự quản.


<b>4. Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục; hành vi trong giao tiếp, ứng xử </b>
<b>có văn hóa và mang tính giáo dục</b>


a) Thường xuyên trao đổi góp ý với học sinh về tình hình học tập, tham gia các hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp và các giải pháp để cải tiến chất lượng học tập sau từng học kỳ;


b) Dự giờ đồng nghiệp theo quy định hoặc tham gia thao giảng ở trường, huyện, tỉnh; sinh hoạt tổ chun
mơn đầy đủ và góp ý xây dựng để tổ, khối chun mơn đồn kết vững mạnh;


c) Họp phụ huynh học sinh đúng quy định, có sổ liên lạc thông báo kết quả học tập của từng học sinh,
tuyệt đối khơng phê bình học sinh trước lớp hoặc toàn thể phụ huynh; lắng nghe và cùng phụ huynh điều
chỉnh biện pháp giúp đỡ học sinh tiến bộ;


d) Biết cách xử lý tình huống cụ thể để giáo dục học sinh và vận dụng vào tổng kết sáng kiến kinh nghiệm
giáo dục; ứng xử với đồng nghiệp, cộng đồng luôn giữ đúng phong cách nhà giáo.


<b>5. Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

b) Lưu trữ tốt hồ sơ giảng dạy bao gồm giáo án, các tư liệu, Tài liệu tham khảo thiết thực liên quan đến
giảng dạy các môn học được phân công dạy;


c) Sắp xếp hồ sơ một cách khoa học, đúng thực tế và có giá trị sử dụng cao;



d) Lưu trữ tất cả các bài làm của học sinh chậm phát triển và học sinh khuyết tật để báo cáo kết quả giáo
dục vì sự tiến bộ của học sinh.


<b>CÂU 4</b>


<b>QUY ĐỊNH</b>


ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI HỌC SINH TIỂU HỌC


<i>(Ban hành kèm theo Thông tư số 32 /2009/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ</i>
<i>Giáo dục và Đào tạo)</i>


<b>ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM</b>
<b>Điều 4. Nội dung đánh giá</b>


Học sinh được đánh giá về hạnh kiểm theo kết quả rèn luyện đạo đức và kĩ năng sống qua việc thực hiện
năm nhiệm vụ của học sinh tiểu học:


1. Thực hiện đầy đủ và có kết quả hoạt động học tập; chấp hành nội quy nhà trường; đi học đều và đúng
giờ; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập.


2. Hiếu thảo với cha mẹ, ơng bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cơ giáo, nhân viên và người lớn tuổi;
đồn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè và người có hồn cảnh khó khăn.


3. Rèn luyện thân thể; giữ vệ sinh cá nhân.


4. Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngồi giờ lên lớp; giữ gìn, bảo vệ tài sản nơi công cộng; tham
gia các hoạt động bảo vệ mơi trường; thực hiện trật tự an tồn giao thơng.



5. Góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường và địa phương.
<b>Điều 5. Cách đánh giá và xếp loại</b>


1. Đánh giá là hoạt động thường xuyên của giáo viên. Khi đánh giá cần chú ý đến quá trình tiến bộ của
học sinh, đánh giá cuối năm là quan trọng nhất. Giáo viên ghi nhận xét cụ thể những điểm học sinh đã
thực hiện và chưa thực hiện được để có kế hoạch động viên và giúp đỡ học sinh tự tin trong rèn luyện.
Giáo viên phối hợp với cha mẹ học sinh để thống nhất các biện pháp giáo dục học sinh.


2. Học sinh được xếp loại hạnh kiểm vào cuối học kì I và cuối năm học theo hai loại như sau :
a) Thực hiện đầy đủ (Đ);


b) Thực hiện chưa đầy đủ (CĐ).
<b>Chương III</b>


<b>ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI HỌC LỰC</b>
<b>Điều 6. Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì</b>


1. Đánh giá thường xuyên được thực hiện ở tất cả các tiết học theo quy định của chương trình nhằm mục
đích theo dõi, động viên, khuyến khích hay nhắc nhở học sinh học tập tiến bộ, đồng thời để giáo viên đổi
mới phương pháp, điều chỉnh hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục nhằm đạt hiệu quả thiết thực.
Đánh giá thường xuyên được tiến hành dưới các hình thức kiểm tra thường xuyên (KTTX), gồm: kiểm tra
miệng, kiểm tra viết (dưới 20 phút), quan sát học sinh qua hoạt động học tập, thực hành vận dụng kiến
thức, kĩ năng.


2. Đánh giá định kì kết quả học tập của học sinh được tiến hành sau từng giai đoạn học tập, nhằm thu nhận
thông tin cho giáo viên và các cấp quản lí để chỉ đạo, điều chỉnh q trình dạy học; thơng báo cho gia đình
nhằm mục đích phối hợp động viên, giúp đỡ học sinh.


a) Đối với các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét: bài kiểm tra định kì được tiến hành dưới
hình thức tự luận hoặc kết hợp tự luận và trắc nghiệm trong thời gian 1 tiết.



b) Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét: căn cứ vào các nhận xét trong quá trình học tập, khơng có
bài kiểm tra định kì.


<b>Điều 7. Đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét</b>


1. Các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét gồm: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và
Địa lí, Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc, Tin học.


2. Kết quả học tập của học sinh được ghi nhận bằng điểm kết hợp với nhận xét cụ thể của giáo viên:
a) Điểm theo thang điểm 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân ở các bài kiểm tra;


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

3. Số lần KTTX tối thiểu trong một tháng:
a) Môn Tiếng Việt: 4 lần;


b) Mơn Tốn: 2 lần;


c) Các mơn Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc, Tin học: 1 lần/môn.
4. Số lần kiểm tra định kì (KTĐK):


a) Các mơn Tiếng Việt, Tốn mỗi năm học có 4 lần KTĐK vào giữa học kì I (GK I), cuối học kì I (CK I),
giữa học kì II (GK II) và cuối năm học (CN); mỗi lần KTĐK mơn Tiếng Việt có 2 bài kiểm tra: Đọc, Viết;
điểm KTĐK là trung bình cộng của 2 bài (làm trịn 0,5 thành 1);


b) Các mơn Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc, Tin học mỗi năm học có 2 lần KTĐK
vào CK I và CN.


5. Học sinh có điểm KTĐK bất thường so với kết quả học tập hàng ngày hoặc không đủ số điểm KTĐK
đều được kiểm tra bổ sung.



<b>Điều 8. Đánh giá bằng nhận xét</b>


1. Các môn học đánh giá bằng nhận xét gồm:


a) Ở các lớp 1, 2, 3: Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục;
b) Ở các lớp 4, 5: Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Kĩ thuật, Thể dục.


2. Kết quả học tập của học sinh không ghi nhận bằng điểm mà bằng các nhận xét theo các mạch nội dung
của từng môn học:


a) Các nhận xét được ghi nhận bằng việc thu thập các chứng cứ trong quá trình học tập và hoạt động của
học sinh;


b) Nội dung, số lượng nhận xét của mỗi học kì và cả năm học của từng mơn học được quy định cụ thể tại
Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh.


<b>Điều 9. Xếp loại học lực từng môn học</b>


Học sinh được xếp loại học lực mơn học kì I (HLM.KI) và học lực mơn cả năm học (HLM.N) ở mỗi môn
học.


1. Đối với các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét:
a) Học lực môn:


- HLM.KI là điểm KTĐK.CKI;


- HLM.N là điểm KTĐK.CN. b) Xếp loại học lực môn:
- Loại Giỏi: học lực môn đạt điểm 9, điểm 10;


- Loại Khá: học lực môn đạt điểm 7, điểm 8;



- Loại Trung bình: học lực mơn đạt điểm 5, điểm 6;
- Loại Yếu: học lực môn đạt điểm dưới 5.


2. Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét :
a) Học lực môn:


- HLM.KI là kết quả đánh giá dựa trên các nhận xét đạt được trong học kì I;
- HLM.N là kết quả đánh giá dựa trên các nhận xét đạt được trong cả năm học.
b) Xếp loại học lực mơn:


- Loại Hồn thành (A): đạt được u cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng của môn học, đạt được từ 50 % số
nhận xét trở lên trong từng học kì hay cả năm học. Những học sinh đạt loại Hồn thành nhưng có biểu
hiện rõ về năng lực học tập môn học, đạt 100% số nhận xét trong từng học kì hay cả năm học được đánh
giá là Hoàn thành tốt (A+) và ghi nhận xét cụ thể trong học bạ để nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng;
- Loại Chưa hoàn thành (B): chưa đạt được yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng của môn học, đạt dưới 50
% số nhận xét trong từng học kì hay cả năm học.


<b>Điều 10. Đánh giá học sinh có hồn cảnh đặc biệt</b>
1. Đối với học sinh khuyết tật:


a) Đánh giá học sinh khuyết tật theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và sự tiến bộ của học
sinh là chính; đảm bảo quyền được chăm sóc và giáo dục của tất cả học sinh.


b) Nhà trường, giáo viên căn cứ vào kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân của từng học sinh; dựa
vào mức độ đáp ứng các phương tiện hỗ trợ đặc thù, mức độ và loại khuyết tật để đánh giá theo cách phân
loại sau:


- Học sinh khuyết tật có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục chung được đánh giá,
xếp loại dựa theo các tiêu chí của học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ về u cầu.



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

giá dựa trên sự tiến bộ của học sinh và không xếp loại đối tượng này.
2. Đối với học sinh lang thang cơ nhỡ học ở các lớp học linh hoạt :


Việc đánh giá học sinh lang thang cơ nhỡ học ở các lớp học linh hoạt dựa trên kết quả kiểm tra hai mơn
Tốn, Tiếng Việt theo chương trình đã điều chỉnh và xếp loại HLM theo quy định tại khoản 1, Điều 9 của
Thơng tư này. Riêng loại Trung bình, HLM là trung bình cộng điểm KTĐK của hai mơn Tốn, Tiếng Việt
đạt điểm 5 và khơng có điểm dưới 4.


<b>SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI</b>
<b>Điều 11. Xét lên lớp</b>


1. Học sinh được lên lớp thẳng: hạnh kiểm được xếp loại Thực hiện đầy đủ (Đ), đồng thời HLM.N của các
môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét đạt loại Trung bình trở lên và HLM.N của các mơn học
đánh giá bằng nhận xét đạt loại Hồn thành (A).


2. Học sinh chưa đạt yêu cầu về hạnh kiểm, môn học được giúp đỡ rèn luyện, bồi dưỡng, ôn tập để đánh
giá bổ sung; được xét lên lớp trong các trường hợp sau đây:


a) Những học sinh được xếp hạnh kiểm vào cuối năm học loại Thực hiện chưa đầy đủ (CĐ) được động
viên, giúp đỡ và được đánh giá, xếp loại Thực hiện đầy đủ (Đ).


b) Những học sinh có HLM.N của các mơn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét đạt loại Yếu
phải kiểm tra bổ sung; điểm của bài kiểm tra bổ sung đạt 5 trở lên. Những học sinh có HLM.N của các
mơn học đánh giá bằng nhận xét loại Chưa hoàn thành (B) được bồi dưỡng và đánh giá, xếp loại Hoàn
thành (A).


c) Những học sinh chưa đạt yêu cầu về hạnh kiểm và môn học được động viên, giúp đỡ, bồi dưỡng để
đánh giá, kiểm tra bổ sung như quy định tại các điểm a, b, khoản 2, Điều 11 của Thông tư này.



3. Mỗi học sinh được bồi dưỡng và kiểm tra bổ sung nhiều nhất là 3 lần/1 môn học vào thời điểm cuối
năm học hoặc sau hè.


4. HLM.N của các môn học tự chọn không tham gia xét lên lớp.
<b>Điều 12. Xét hồn thành chương trình tiểu học</b>


1. Những học sinh lớp 5 có đủ điều kiện như quy định tại khoản 1, Điều 11 của Thông tư này được Hiệu
trưởng xác nhận trong học bạ: Hoàn thành chương trình tiểu học.


2. Những học sinh lớp 5 chưa được cơng nhận hồn thành chương trình tiểu học được giúp đỡ, bồi dưỡng
như quy định tại khoản 2, Điều 11 của Thông tư này, nếu đạt yêu cầu thì được xét hồn thành chương
trình tiểu học.


3. Đối với học sinh lang thang cơ nhỡ học ở các lớp học linh hoạt, học hết chương trình lớp 5 đã điều
chỉnh chỉ kiểm tra hai môn: Tiếng Việt, Tốn. Nếu điểm trung bình cộng của hai bài kiểm tra đạt từ điểm
5 trở lên, trong đó, khơng có bài kiểm tra nào dưới điểm 4 thì được Hiệu trưởng trường tiểu học nơi tổ
chức kiểm tra xác nhận: Hồn thành chương trình tiểu học.


<b>Điều 13. Xếp loại giáo dục và xét khen thưởng</b>
1. Xếp loại giáo dục:


a) Xếp loại Giỏi: những học sinh được xếp hạnh kiểm loại Thực hiện đầy đủ (Đ), đồng thời HLM.N của
các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét đạt loại Giỏi và HLM.N của các mơn học đánh giá
bằng nhận xét đạt loại Hồn thành (A);


b) Xếp loại Khá: những học sinh được xếp hạnh kiểm loại Thực hiện đầy đủ (Đ), đồng thời HLM.N của
các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét đạt loại Khá trở lên và HLM.N của các môn học
đánh giá bằng nhận xét đạt loại Hồn thành (A);


c) Xếp loại Trung bình: những học sinh được lên lớp thẳng nhưng chưa đạt loại Khá, loại Giỏi;


d) Xếp loại Yếu: những học sinh không thuộc các đối tượng trên.


2. Xét khen thưởng:


a) Khen thưởng danh hiệu Học sinh Giỏi cho những học sinh xếp loại Giỏi;
b) Khen thưởng danh hiệu Học sinh Tiên tiến cho những học sinh xếp loại Khá;


c) Khen thưởng thành tích từng mơn học, từng mặt cho các học sinh chưa đạt các danh hiệu trên như sau:
- Khen thưởng cho những học sinh đạt HLM.N của từng môn học đạt loại Giỏi hoặc học tập xuất sắc ở
những môn học đánh giá bằng nhận xét;


- Khen thưởng cho những học sinh có tiến bộ từng mặt trong rèn luyện, học tập.
<b>CÂU 5</b>


<b>I. QUAN NIỆM VỀ KĨ NĂNG SỐNG </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Bản chất của KNS là KN tự quản bản thân và KN xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống,
học tập và làm việc hiệu quả.


- Nói cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với
những người khác và với XH, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
- Một KNS có thể có những tên gọi khác nhau, ví dụ:


- KN hợp tác cịn gọi là KN làm việc nhóm;..


- KN kiểm sốt cảm xúc cịn gọi là KN xử lí cảm xúc, KN làm chủ cảm xúc, KN quản lí cảm xúc…
- KN thương lượng cịn gọi là KN đàm phán, KN thương thuyết,…


+ Các KNS thường ko tách rời mà có mối liên quan chặt chẽ với nhau



+ KNS khơng phải tự nhiên có được mà phải được hình thành trong quá trình học tập, lĩnh hội và rèn
luyện trong cuộc sống. Quá trình hình thành KNS diễn ra cả trong và ngoài hệ thống giáo dục.


+ KNS vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội. KNS mang tính cá nhân vì đó là khả năng của cá
nhân. KNS mang tính XH vì KNS phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển lịch sử xã hội, chịu ảnh
hưởng của truyền thống và văn hóa của gia đình, cộng đồng, dân tộc.


<b>II. Phân loại kĩ năng sống</b>


Trong giáo dục ở nước ta những năm qua, KNS thường được phân loại theo các mối quan hệ:


+ Nhóm các KN nhận biết và sống với chính mình: tự nhận thức, xác định giá trị, kiểm sốt cảm xúc,
ứng phó với căng thẳng,…


+ Nhóm các KN nhận biết và sống với người khác: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn,
thương lượng, từ chối, bày tỏ sự cảm thơng, hợp tác,…


+ Nhóm các KN ra quyết định một cách có hiệu quả: tìm kiếm và xử lí thơng tin, tư duy phê phán, tư
duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề,…


<b>2.NGUYÊN TẮC GD KNS</b>


+ Tương tác: KNS không thể được hình thành qua việc nghe giảng & tự đọc tài liệu. Cần t/c cho HS
tham gia các HĐ, tương tác với GV và với nhau trong quá trình GD


+ Trải nghiệm: Người học cần được đặt vào các tình huống để trải nghiệm & thực hành


+ Tiến trình: GD KNS ko thể hình thành trong “ngày một, ngày hai” mà địi hỏi phải có cả q trình:
nhận thứcàhình thành thái độà thay đổi HV



<b>2.NGUYÊN TẮC GD KNS</b>
+ Thay đổi hành vi:


MĐ cao nhất của GD KNS là giúp người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực.
+ Thời gian:


GD KNS cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt đ/v trẻ em.
<b>3. NỘI DUNG GD KNS CHO HS</b>


+ Tự nhận thức
+ Xác định giá trị
+ Kiểm soát cảm xúc
+ Ứng phó với căng thẳng
+ Tìm kiếm sự hỗ trợ
+ Thể hiện sự tự tin
+ Tư duy sáng tạo
+ Ra quyết định
+ Giải quyết vấn đề
+ Kiên định


+ Tìm kiếm và xử lí thơng tin
+ Giao tiếp


+ Lắng nghe tích cực
+ Thể hiện sự cảm thơng
+ Thương lượng


+ Giải quyết mâu thuẫn
+ Hợp tác



</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

+ Đặt mục tiêu
+Từ chối
<b>+....</b>


<b>Một số kĩ thuật dạy học tích cực</b>



* Dạy học nhóm cịn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, Dạy học theo nhóm nhỏ,
trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm
tự lực hồn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của
nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước tồn lớp.


<b>Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình</b>


Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng một câu chuyện có thật hoặc chuyện được viết
dựa trên những trường hợp thường xảy ra trong cuộc sống thực tiễn để minh chứng cho một vấn đề hay
một số vấn đề. Đơi khi nghiên cứu trường hợp điển hình có thể được thực hiện trên video hay một băng
catset mà không phải trên văn bản viết.


<b>Phương pháp giải quyết vấn đề </b>


Dạy học (DH) phát hiện và giải quyết vấn đề (GQVĐ) là PPDH đặt ra trớc HS các vấn đề nhận thức có
chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái cha biết, chuyển HS vào tình huống có vấn đề , kích thích hs
tự lực, chủ động và có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề.


<b>Phương pháp đóng vai </b>


Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, “ làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong
một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập
trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” khơng phải là phần
chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy



<b>Phương pháp trò chơi </b>


Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề hay thể nghiệm những
hành động, những thái độ, những việc làm thơng qua một trị chơi nào đó.


<b>Dạy học theo dự án ( Phương pháp dự án)</b>


* Dạy học theo dự án còn gọi là phương pháp dự án, trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức
hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành.


* Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập kế hoạch đến việc thực hiện và
đánh giá kết quả thực hiện dự án. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm. Kết quả dự án là những sản
phẩm hành động có thể giới thiệu được


<b>(***)KĨ THUẬT DẠY HỌC</b>


Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của GV trong các tình huống hành động
nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học.


Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập mà là những thành phần của PPDH. Ví dụ, trong
phương pháp thảo luận nhóm có các kĩ thuật dạy học như: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi kĩ thuật
khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật các mảnh ghép...


<b>*Một số kĩ thuật dạy học tích cực</b>



<b>1 .KỸ THUẬT “PHỊNG TRANH”</b>
GV nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm.


• Mỗi thành viên ( hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt động nhóm) phác hoạ những ý tưởng về cách


giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh.


• HS cả lớp đi xem “ triển lãm’’và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung.


• Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương án tối ưu.
<b>2. Kĩ thuật công đoạn</b>


+ HS được chia thành các nhóm, mỗi nhóm được giao giải quyết một nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ:
nhóm 1- thảo luận câu A,


+ nhóm 2- thảo luận câu B, ...


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

+ Các nhóm đọc và góp ý kiến bổ sung cho nhóm bạn. Sau đó lại tiếp tục luân chuyển kết quả cho
nhóm tiếp theo và nhận tiếp kết quả từ một nhóm khác để góp ý.


+ Cứ như vậy cho đến khi các nhóm đã nhận lại được tờ giấy A0 của nhóm mình cùng với các ý kiến
góp ý của các nhóm khác. Từng nhóm sẽ xem và xử lí các ý kiến của các bạn để hoàn thiện lại kết quả
thảo luận của nhóm . Sau khi hồn thiện xong, nhóm sẽ treo kết quả thảo luận lên tường lớp học.


<b>3. Kĩ thuật các mảnh ghép</b>


+ Một số HS được phân thành các nhóm và được GV phân cơng cho mỗi nhóm thảo luận tìm hiểu sâu
về một vấn đề khác nhau của bài học. Chẳng hạn: nhóm 1- thảo luận vấn đề A, nhóm 2- thảo luận vấn
đề B, nhóm 3- thảo luận vấn đề C, nhóm 4- thảo luận thảo luận D,….


+ HS thảo luận theo nhóm các vấn đề đã được phân cơng


+ Sau đó, mỗi thành viên của các nhóm này sẽ tập hợp lại thành các nhóm mới, như vậy trong mỗi
nhóm mới sẽ có đủ các “chuyên gia” về vấn đề A, B, C, D,...và “ chuyên gia” về từng vấn đề sẽ có
trách nhiệm trao đổi lại với cả nhóm về vấn đề mà em đã có cơ hội tìm hiểu sâu ở nhóm cũ.



<b>4. thuật “Bản đồ Tư duy”</b>


Bản đồ tư duy là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng hay kết quả làm việc của cá
nhân/ nhóm về một chủ đề.


• Viết tên chủ đề/ ý tưởng chính ở trung tâm.


• Từ chủ đề/ ý tưởng chính ở trung tâm, vẽ các nhánh chính, trên mỗi nhánh chính viết một nội dung lớn
của chủ đề hoặc các ý tưởng có liên quan xoay quanh ý tưởng trung tâm nói trên.


• Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó.
• Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.


<b>5 .Kĩ thuật khăn trải bàn:</b>


- Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh. Chia phần xung quanh thành các phần theo số
thành viên của nhóm.


- Cá nhân trả lời câu hỏi và viết trên phần xung quanh.


</div>

<!--links-->
Bai kiem tra hoc sinh gioi thang 9 mon toan lop 5
  • 2
  • 678
  • 0
  • Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

    Tải bản đầy đủ ngay
    ×