Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giáo trình hướng dẫn các trợ giúp về cú pháp trong quá trình viết mã lệnh khai báo biến trong VB p3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989.65 KB, 5 trang )

CHƯƠNG III: CƠ BẢN VỀ NGƠN NGỮ LẬP TRÌNH VISUAL BASIC 

Hình III-18: Bố trí các điều khiển trên UserForm.

6. Lựa chọn hình thức hiển thị kết quả từ đó lựa chọn các thành phần điều khiển phù hợp, ví
dụ như kết quả tính tốn là số hoặc hình vẽ thì cần chọn điều khiển thích hợp để trình bày.

Hình III-19: Trình bày kết quả bằng điều khiển hỗ trợ văn bản và hình ảnh.

7. Viết mã lệnh cho các thành phần điều khiển. Mã lệnh này sẽ được lưu trữ trong phần code
của UserForm.
11.1.1. Tạo UserForm và các thành phần điều khiển trong VBA IDE
Trong VBA IDE, UserForm được tạo ra bằng cách chọn trình đơn Insert Ư UserForm
Sau khi tạo UserForm, ta có thể thêm các thành phần điều khiển vào UserForm bằng cách lựa
chọn điều khiển cần dùng từ hộp công cụ điều khiển (Control Toolbox) và thực hiện thao tác

63


kéo/thả vào vị trí thích hợp UserForm. Kích thước của điểu khiển có thể thay đổi một cách dễ
dàng nhờ thao tác kéo chuột ở vùng biên của chúng.

Điều khiển được
lựa chọn trên
Control Toolbox

Điều khiển được tạo bằng cách kéo/thả vào UserForm

Thông thường trong hộp công cụ mặc định của VBA IDE chỉ có các thành phần điều khiển
chuẩn của VB, các điều khiển này đáp ứng được hầu hết các nhu cầu cơ bản về thiết kế giao
diện. Tuy nhiên người dùng có thể bổ sung những thành phần điều khiển khác vào hộp công cụ


trên bằng cách sử dụng Additional Controls có sẵn trên hộp cơng cụ (hiển thị bằng cách nhấn
chuột phải vào hộp công cụ). Với mỗi máy tính khác nhau thì nội dung các điều khiển có thể bổ
sung là khác nhau bởi chúng phục thuộc vào các thư viện lập trình được cài đặt trên máy tính
đó.

Hình III-20: Bổ sung thêm điều khiển cho hộp cơng cụ (Toolbox) của VBA IDE.

11.1.2. Các thuộc tính của UserForm và các thành phần điều khiển.
Các thuộc tính (Properties) là các thơng số quy định đặc điểm, tính chất cũng như trạng thái của
UserForm hay các điều khiển, ví dụ màu nền của một điểu khiển được quy định bởi thuộc tính

64


CHƯƠNG III: CƠ BẢN VỀ NGƠN NGỮ LẬP TRÌNH VISUAL BASIC 

BackColor. Những thuộc tính này có thể được thay đổi trong lúc thiết kế UserForm hoặc lúc
chương trình đang chạy. Tuy nhiên một số thuộc tính khơng cho phép thay đổi mà chỉ cho phép
người dùng biết được giá trị của nó (thuộc tính chỉ đọc – Read Only). Trong quá trình thiết kế
UserForm, khi ta dùng chuột chọn bất cứ thành phần nào trên UserForm (kể cả chính
UserForm) thì các thuộc tính của nó sẽ được hiển thị tương ứng trong cửa sổ Properties của
VBA IDE.

Hình III-21: Thành phần điều khiển và vị trí hiển thị các thuộc tính của nó.

Một số thuộc tính cơ bản của UserForm và các điều khiển:
Thuộc tính

Giải thích


Name

Thể hiện tên của UserForm hay điều khiển. Đây là thuộc tính rất quan trọng, là yếu
tố xác định điều khiển khi lập trình. Thuộc tính này chỉ được thay đổi lúc thiết kế
giao diện (trong của sổ Properties của VBA IDE).

BackColor

Giá trị kiểu Long thể hiện màu nền của UserForm hay điều khiển.

Caption

Giá trị kiểu String thể hiện tiêu đề của UserForm hay điều khiển.

Enable

Giá trị kiểu logic (Boolean) xác định trạng thái làm việc của điều khiển, giá trị bằng
True ứng với trạng thái hoạt động, giá trị bằng False ứng với trạng thái khơng hoạt
động (điều khiển coi như bị vơ hiệu hố và thường được hiển thị mờ đi trên
UserForm).

Visible

Giá trị kiểu logic (Boolean) xác định trạng thái hiển thị của điều khiển, giá trị bằng
True ứng với sự hiển thị điều khiển, giá trị bằng False ứng với sự ẩn điều khiển.

Font

Thể hiện kiểu và cỡ chữ hiển thị trên UserForm hoặc điều khiển.


Picture

Thể hiện hình ảnh trên nền UserForm hoặc điều khiển.

ControlTipText

Giá trị kiểu String thể hiện chú thích về điều khiển khi chuột di chuyển qua
(Tooltip) trong lúc chương trình hoạt động.

MouseIcon

Thể hiện biểu tượng con trỏ chuột hiển thị trên điều khiển.

MousePointer

Thể hiện loại con trỏ chuột hiển thị trên nút lệnh.

65


CỢI Ý Ngoài ra, ứng với mỗi loại điều khiển có thể cịn có thêm nhiều thuộc tính khác
hoặc khơng có một số các thuộc tính được liệt kê ở trên. Người dùng có thể tìm hiểu các
thuộc tính này trong Object Browser hoặc trong Help (chọn điều khiển và bấm F1) của VBA
IDE.

Việc thay đổi thuộc tính của các điều khiển có thể được thực hiện bằng hai cách:
1. Cách 1: Thay đổi trực tiếp trong quá trình thiết kế: chọn điều khiển và thay đổi giá trị của
các thuộc tính trong cửa sổ Properties của VBA IDE. Cách này trực quan và dễ thực hiện
đối với đa số các thuộc tính của hầu hết các điều khiển. Ví dụ: để thay đổi tiêu đề cho một
UserForm dưới đây, kích chuột chọn UserForm sau đó nhập tên của tiêu đề vào phần

Caption của cửa sổ Properties.

Hình III-22: Thay đổi giá trị thuộc tính trong khi thiết kế UserForm.

2. Cách 2: Thay đổi trong lúc chương trình đang chạy: về thực chất, các thuộc tính chính là
dữ liệu của các thành phần điều khiển (thường gọi chung các điều khiển này là đối tượng)
hay chính là các biến được định nghĩa riêng cho điều khiển đó cho nên ta có thể sử dụng
phép gán thông thường để thay đổi giá trị cho một số thuộc tính. Cú pháp thực hiện như
sau:
<Tên_điều_khiển>.<Tên_thuộc_tính> = giá trị thuộc tính
<Tên_UserForm>.<Tên_thuộc_tính> = giá trị thuộc tính
GỢI Ý Tên_điều_khiển hay Tên_UserForm ở đây chính là giá trị thuộc tính Name của
điều khiển đã được đặt khi thiết kế. Khi viết mã lệnh trong một UserForm thì có thể thay
việc dùng tên của UserForm đó bằng từ khố Me.

Ví dụ, ứng với UserForm có tên là UserForm1 như ở trên, có thể thay đổi tiêu đề của nó bằng
mã lệnh như sau:
UserForm1.Caption = “Cua so chinh”

11.1.3. Các phương thức của UserForm và các thành phần điều khiển.
Các phương thức có thể xem chúng là những chương trình con đặc biệt, chúng chỉ làm việc với
các dữ liệu của điều khiển và tương tác lên chính điều khiển đó. Để phương thức hoạt động,

66


CHƯƠNG III: CƠ BẢN VỀ NGƠN NGỮ LẬP TRÌNH VISUAL BASIC 

cần phải gọi nó (tương tự như gọi chương trình con) bằng mã lệnh khi lập trình. Cú pháp gọi
phương thức của một điều khiển hay UserForm cũng tương tự như với biến đối tượng:

<Tên_điều_khiển>.<Tên_phương_thức> <(tham_số_của_phương_thức)>
<Tên_UserForm>.<Tên_phương_thức> <(tham_số_của_phương_thức)>

Ví dụ: muốn hiển thị UserForm1 như ở trên, gọi phương thức Show của nó với mã lệnh như
sau:
UserForm1.Show

Trong phạm vi của giáo trình, không thể liệt kê tất cả các phương thức của các điều khiển.
Trong phần sau sẽ trình bày một số các phương thức cơ bản của một số loại điều khiển thông
dụng. Để biết chi tiết về những phương thức khác, có thể tra cứu trong Object Browser hoặc
trong Help của VBA IDE
11.1.4. Các sự kiện trên giao diện.
Các sự kiện trên UserForm hoặc các điều khiển được phát sinh khi có một hoạt động nào đó
xảy ra – thường được phát sinh từ phía người dùng (sự kiện cũng có thể được phát sinh một
cách gián tiếp từ quá trình thực hiện một phương thức nào đó).Ví dụ, khi người dùng rê chuột
trên bề mặt UserForm sẽ phát sinh sự kiện MouseMove, khi người dùng kích chuột trên
UserForm sẽ phát sinh sự kiện Click.
Đi cùng với sự kiện còn có thủ tục sự kiện: là chương trình được thi hành khi sự kiện xảy ra.
Thủ tục sự kiện cho phép người lập trình xử lý các tương tác của người dùng trên giao diện
bằng cách viết các mã lệnh trong thủ tục sự kiện.
Để viết mã lệnh cho một thủ tục sự kiện trên một UserForm, vào cửa sổ mã lệnh của UserForm
đó (nháy đúp chuột vào UserForm), chọn điều khiển và loại sự kiện tương ứng. Sau đó viết mã
lệnh vào trong thủ tục sự kiện đã được tạo ra.
Chọn đối tượng

Chọn sự kiện

Thủ tục sự kiện gắn với đối tượng được phát sinh
Một số sự kiện cơ bản của UserForm và các điều khiển:
Sự kiện


Giải thích

Click

xảy ra khi người dùng kích chuột trên UserForm hoặc trên điều khiển

DblClick

xảy ra khi người dùng kích đúp chuột trên UserForm hoặc trên điều khiển

67



×