Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết “pháo đài trắng” của orhan pamuk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.48 KB, 72 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

HOÀNG THU TRANG

Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết
“Pháo đài trắng” của Orhan Pamuk

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


1

LỜI C

Tôi xin trân trọng b

đến Th.S Phạm Thị Thu

hướng dẫn tơi hồn thành

các thầy cơ giáo trong kho

phạm Đà Nẵng đã chỉ b

trình thực hiện đề tài. Nh

cảm ơn bạn bè và người t


tơi hồn thành khóa luận n

Mặc dù có nhiều c
hạn chế nên khơng tránh

nhận được sự đóng góp c

để đề tài được hồn thiện h

Đà Nẵ


2

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của Th.S Phạm Thị Thu Hương.
Các kết quả, số liệu trong khóa luận này là hồn tồn trung thực và
chưa từng được ai cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác. Tôi xin chịu mọi
trách nhiệm về nội dung khoa học của cơng trình này.
Đà Nẵng, ngày 10 tháng 5 năm 2012
Tác giả

Hoàng Thu Trang



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................... 2
2.1. Về Orhan Pamuk và các tác phẩm tiêu biểu........................................... 2
2.2. Về tác phẩm “Pháo đài trắng” ............................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 5
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 5
4.1. Phương pháp thống kê - miêu tả ........................................................... 5
4.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp ........................................................ 5
4.3. Phương pháp so sánh - đối chiếu .......................................................... 5
5. Bố cục khóa luận tốt nghiệp .................................................................... 5
NỘI DUNG ............................................................................................... 7
Chương 1: Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của Orhan Pamuk ...... 7
1.1. Orhan Pamuk – “ngôi sao mới đang lên ở phương Đông”..................... 7
1.1.1. Những trải nghiệm của cuộc đời ........................................................ 7
1.1.2. “Nàng Shêhêrazát” của Thổ Nhĩ Kì ................................................... 8
1.2. “Pháo đài trắng” – “một cuốn sách kì lạ và tài tình” .......................... 16
1.2.1. Từ hành trình đi tìm lời giải đáp “Tại sao ta lại là ta?”... ................. 16
1.2.2…đến sự va chạm và gắn kết các nền văn hóa..................................... 18
Chương 2: Nghệ thuật tổ chức các yếu tố tự sự trong tiểu thuyết Pháo đài
trắng của Orhan Pamuk ......................................................................... 20
2.1. Tổ chức điểm nhìn trần thuật .............................................................. 20
2.1.1. Câu chuyện lịch sử được kể hoàn toàn từ điểm nhìn bên trong .......... 20
2.1.2. Sự chuyển điểm nhìn nhờ thủ pháp đổi vai ........................................ 22
2.2. Người kể chuyện đồng sự trong tác phẩm ............................................ 23


2.2.1. Người kể chuyện là cặp nhân vật song sinh đồng dạng...................... 24
2.2.2. Người kể chuyện – sợi dây liên kết hệ thống nhân vật và cốt truyện ... 26
2.2.3. Khúc biến tấu trong giọng kể ........................................................... 28
2.3. Không gian nghệ thuật đa chiều.......................................................... 36
2.3.1. Sự phối cảnh không gian trong truyện kể .......................................... 36

2.3.1.1. Không gian đất nước Thổ Nhĩ Kì rộng lớn .................................... 36
2.3.1.2. Khơng gian tâm tưởng của nhân vật Tơi......................................... 37
2.3.1.3. Khơng gian cung đình, văn hóa và khoa học .................................. 40
2.3.1.4. Khơng gian chiến trận trên đất Ba Lan ........................................... 42
2.3.2. Những mơ – típ mâu thuẫn của không gian ...................................... 42
2.4. Các tầng bậc thời gian trần thuật........................................................ 44
2.4.1. Thời gian lịch sử Thổ Nhĩ Kì thế kỉ XVII........................................... 44
2.4.2. Thời gian văn hóa thể hiện mối quan hệ Đông – Tây......................... 46
2.4.3. Thời gian tâm trạng khúc xạ qua lăng kính nhân vật ......................... 47
2.4.4. Cách xử lí trật tự và tốc độ thời gian ................................................ 49
Chương 3: Nghệ thuật tự sự với sự hình thành chủ đề tác phẩm ........... 57
3.1. Tái hiện một thời đại trong một câu chuyện đơn giản........................... 57
3.2. Q trình giao thoa văn hóa Đơng – Tây ............................................ 58
3.3. Sự đau đớn trong quá trình khám phá bản thân ................................... 60
KẾT LUẬN ............................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 64


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, lý thuyết tự sự học đã trở nên phổ biến trong
chuyên ngành nghiên cứu lý luận văn học. Nhiều thành tựu của phân ngành này đã
được ứng dụng vào phân tích tác phẩm văn học và mang lại những cảm nhận mới
mẻ, độc đáo. Có thể nói, sự xuất hiện của tự sự học đã thổi một làn gió mới vào việc
nghiên cứu và phê bình văn học trên tồn thế giới. Nghiên cứu dưới góc độ tự sự
học mở ra một cái nhìn mới mẻ, tồn diện hơn cho tác phẩm văn học. Pháo đài
trắng của Orhan Pamuk là một trong số đó.
Xuất hiện trên văn đàn thế giới với nhiều tác phẩm nổi tiếng, Orhan Pamuk

được xem là “một trong những tiếng nói mới mẻ và độc đáo nhất trong văn chương
đương đại” (tờ Independent on Sunday), “tiểu thuyết gia tiên phong của Thổ Nhĩ Kì
và ở bất cứ đâu cũng là một trong những nhân vật thú vị nhất trong làng văn” (báo
Times Literary Supplement). Ngòi bút của ông đi sâu vào khai thác những vấn đề
mang tầm cỡ nhân loại, tạo ra một thế giới đầy tính nhân bản bằng tài năng khác
thường. Trong quá trình sáng tạo ấy, Pháo đài trắng được xem là một tác phẩm
tuyệt vời “khơng phải bởi nó đã tái hiện một thời đại, mà vì nó đã khám phá bí mật
cá nhân con người và trên hết vì Pamuk đã gói gọn những suy tư đó trong một câu
chuyện đơn giản đến nhường ấy” (tờ Guardian). Cùng với hành trình đi tìm lời giải
đáp cho câu hỏi Tại sao ta lại là ta? và sự gặp gỡ văn hóa Đơng – Tây, có thể nói,
nghệ thuật tự sự chính là một đặc điểm nổi bật của cuốn tiểu thuyết Pháo đài trắng.
Nghiên cứu Pháo đài trắng – một trong số những tác phẩm tiêu biểu của Nobel Văn
học 2006 Orhan Pamuk dưới ánh sáng của tự sự học là một cách tiếp cận khoa học
để đi sâu tìm hiểu giá trị nghệ thuật độc đáo của tác phẩm. Đồng thời qua đây,
chúng tôi bước đầu khái quát những nét chính trong phong cách nghệ thuật của tiểu
thuyết gia tài ba này.
Với những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn Nghệ thuật tự sự trong tiểu
thuyết “Pháo đài trắng” của Orhan Pamuk làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp
của mình.


2

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Bắt đầu nổi tiếng từ Nobel văn học 2006, Orhan Pamuk đã được đón nhận ở
nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng những công trình nghiên cứu về ơng chưa nhiều.
Đa phần đó là những lời phát biểu hay những bài viết nhỏ lẻ đăng trên các tờ báo
mạng. Ở đây, chúng tôi chỉ điểm qua một số nghiên cứu tiêu biểu về Pamuk và các
tác phẩm xuất sắc của ông, nhất là Pháo đài trắng.
2.1. Về Orhan Pamuk và các tác phẩm tiêu biểu

Pamuk là một tiểu thuyết gia lớn của nền văn học Thổ Nhĩ Kì. Báo chí nước
ngồi đánh giá rất cao tài năng của Orhan Pamuk cùng các tác phẩm nổi tiếng của
ông. Báo New York Times gọi Orhan Pamuk là “một ngôi sao mới đang lên ở
phương Đông,…là một người kể chuyện tài hoa như Sêhêrazat” [18, bìa 4]. Còn tờ
Independent đã viết: “Cuốn tiểu thuyết xuất sắc của Orhan Pamuk về những ảnh
hưởng ngoại lai đã đem đến cho chúng ta một cái nhìn điềm tĩnh và thành kiến một
cách tao nhã vào kết quả của phát tán văn hóa” khi nhận định về Pháo đài trắng
[18, bìa 4].
Ở Việt Nam đã có một số cơng trình nghiên cứu về cuộc đời và văn nghiệp
của Orhan Pamuk, nhất là sau khi nhà văn đoạt giải Nobel Văn học năm 2006.
Hoàng Đạo nhấn mạnh vấn đề giao thoa văn hóa trong tác phẩm của Orhan Pamuk
qua bài nói chuyện của nhà văn với Elizabeth Farnsworth [5]. Nguyễn Mạnh Trinh
cho rằng sáng tác của Orhan Pamuk “mang đậm những tư duy nghệ thuật mang tính
chính trị” [29]. Trên cơ sở tiếp thu những ý kiến đánh giá của nhiều nhà phê bình và
bạn đọc, Thăng Xuyên xem Orhan Pamuk “là một hiện tượng văn học vừa dân tộc
vừa nhân loại” [30].
Với cơng trình luận án Thạc sĩ của mình, Võ Thị Cúc đã một lần nữa khẳng
định tài năng của nàng Sheherazat Pamuk: “Khơng hồi cơng khai thác những lối
viết mà các thiên tài xưa đã vắt kiệt, bằng sự nỗ lực không ngừng, bằng những cách
tân táo bạo, Pamuk từng bước khẳng định được mình trên văn đàn. Ơng đã đem lại
niềm tin cho độc giả yêu văn học qua những trang văn giàu giá trị về nội dung tư
tưởng cũng như sự mới mẻ trong cách thể hiện.” [3, tr. 3].


3

Tên tôi là Đỏ là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Pamuk. Không chỉ
là một tác phẩm lôi cuốn, sâu sắc, Tên tơi là Đỏ cịn được đánh giá cao bởi những
sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Nhà phê bình Kelly viết trên tờ Scotland on Sunday:
“Một hỗn hợp sắc bén giữa truyện vụ án, ngụ ngôn hậu hiện đại và tiểu thuyết lãng

mạn lịch sử... Tên tôi là Đỏ, với những câu chuyện lồng trong chuyện, tư biện triết
học và những nhân vật phức tạp, là một minh chứng tuyệt vời về những gì tiểu
thuyết có thể làm được...”[28].
Với Tuyết, nhà nghiên cứu Lê Quang viết: “Lôi cuốn không kém những câu
chuyện phức tạp chất chứa đầy trắc ẩn, đó là giọng văn nửa siêu thực, nửa hiện đại
của Orhan Pamuk khi mô tả một thành phố biên giới nhiều bất an...Và không kém
phần ngạc nhiên là nhân vật người kể chuyện xưng tôi suốt từ đầu cuốn sách, đến
phần kết lại mở ra cái tên nhà văn Orhan cùng cơn mưa tuyết và những giọt nước
mắt. Có lẽ đó là lý do khiến tác phẩm của Orhan Pamuk lôi cuốn được nhiều tầng
lớp độc giả, khi miêu tả khá tinh tường những cuộc xung đột tôn giáo và chính trị,
đặc trưng cho xã hội Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.” [21].
Trong luận văn tốt nghiệp đại học của mình, Nguyễn Thị Hồng cho rằng:
“Thế giới của Tuyết là thế giới của bi kịch. Đó khơng chỉ là bi kịch của một cá nhân
mà còn là bi kịch của một thành phố, một cộng đồng, một đất nước, một thời đại.
Orhan Pamuk đã thực sự nhạy cảm khi nắm bắt và viết về điều này. Đọc tác phẩm
ta cũng phần nào cảm nhận được tâm hồn ông: yêu người, yêu đời với mong muốn
một thế giới yên bình, không bạo lực, không chia rẽ, không xung đột và khơng bất
hạnh.” [9, tr. 92].
Ngồi ra, các tác phẩm khác của Pamuk cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu
và các bạn đọc đón nhận và u thích.
2.2. Về tác phẩm “Pháo đài trắng”
Trên chuyên mục Mỗi ngày một cuốn sách, biên tập viên Thu Nga của VTV1
- Đài truyền hình Việt Nam cũng đã dành cho Pháo đài trắng những nhận xét đầy
ưu ái: “Pháo đài trắng là một cuốn tiểu thuyết không hề dễ đọc. Độc giả phải thực
sự u thích văn học, có cảm nhận sâu sắc về cuộc sống, về triết học và có đủ trải


4

nghiệm thì mới có đủ kiên nhẫn khám phá, bóc tách những hàm ý sâu xa trong tác

phẩm này. Hầu như khơng có những lời đối thoại, tồn bộ nội dung và diễn biến
truyện chảy trôi trong hồi ức của nhân vật Tôi, những hồi ức miên man, nặng nề,
nhiều cảm xúc lẫn lộn” [15].
Trên diễn đàn nghiên cứu văn học, nhà báo Đỗ Tuyết Khanh đã bộc lộ sự
thích thú của mình khi lần đầu tiếp xúc với văn bản: “Pháo đài trắng xoáy vào vấn
đề bản ngã con người qua lịch sử phát triển và hội nhập văn hóa của thế giới hiện
đại bằng một câu chuyện tưởng như khó có thể đơn giản hơn mà đầy sức nặng”
[11].
Một điểm đáng chú ý khác là giọng điệu kể chuyện đầy lôi cuốn của Pamuk
trong Pháo đài trắng. Là cuốn tiểu thuyết thứ ba của nhà văn nổi tiếng Thổ Nhĩ Kỳ
từng đoạt giải Nobel văn học năm 2006, Pháo đài trắng như một tấm gương soi để
người đọc nhìn lại chính mình và tự khám phá. “Được ví như Sêhêrazát trong Nghìn
lẻ một đêm, tác giả cứ lần lượt mở ra những ngăn hộp, hé mở về sự đau đớn trong
quá trình tự khám phá bản thân của hai người đàn ông - một người đến từ phương
Đông, người kia đến từ phương Tây trong khoảnh khắc gặp gỡ” [12].
Với luận văn Thạc sĩ Cách xử lí khơng gian – thời gian nghệ thuật của
Orhan Pamuk qua hai tiểu thuyết “Pháo đài trắng” và “Tuyết”, Đặng Thị Thúy đã
có sự so sánh, đối chiếu giữa hai tác phẩm, qua đó nêu bật được những đặc trưng
trong cách xử lí khơng gian – thời gian nghệ thuật của Pamuk qua Pháo đài trắng.
Đồng thời qua đây, tác giả công trình nghiên cứu cịn bước đầu khái qt những nét
chính trong phong cách của nhà văn tài ba này.
Nhìn chung, các cơng trình này đã bước đầu giới thiệu với bạn đọc về một
“tiểu thuyết gia tiên phong của Thổ Nhĩ Kì và bất cứ đâu cũng là một trong những
nhân vật thú vị nhất trong làng văn” [18, bìa 4]. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, các
cơng trình trên cịn mang tính khái qt, chưa đi sâu khai thác những giá trị nghệ
thuật độc đáo của tác phẩm, đặc biệt là nghệ thuật tự sự. Bởi vậy, ở đề tài này,
chúng tơi mạnh dạn bước đầu tìm hiểu về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Pháo
đài trắng của Orhan Pamuk.



5

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài của chúng tôi nghiên cứu về nghệ thuật tự sự
trong tiểu thuyết Pháo đài trắng của Orhan Pamuk.
Phạm vi nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong Pháo
đài trắng của Orhan Pamuk (bản dịch của dịch giả Nguyễn Thị Kim Hiền, NXB
Trẻ, 2008), chúng tơi đi sâu tìm hiểu những khía cạnh tiêu biểu về điểm nhìn trần
thuật, người kể chuyện, khơng – thời gian nghệ thuật của tiểu thuyết.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hồn thành khóa luận với đề tài Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết “Pháo
đài trắng” của Orhan Pamuk, chúng tôi nghiên cứu trên cơ sở kết hợp các phương
pháp nghiên cứu sau:
4.1. Phương pháp thống kê - miêu tả
Chúng tôi tiến hành thống kê các tác phẩm của Orhan Pamuk, các cơng trình
nghiên cứu về Pamuk cùng các tác phẩm nổi tiếng của ơng, trong đó có Pháo đài
trắng. Trên cơ sở đó, chúng tơi đi vào khẳng định những giá trị nghệ thuật của tiểu
thuyết.
4.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phương pháp phân tích, tổng hợp cần được thực hiện một cách lơ – gíc, hợp
lý. Trong đề tài này, chúng tơi phân tích các yếu tố góp phần tạo nên nghệ thuật tự
sự độc đáo của tác phẩm. Sau đó, chúng tơi khái qt lại những nét đặc sắc, tiêu
biểu nhất.
4.3. Phương pháp so sánh - đối chiếu
Trên cơ sở so sánh, đối chiếu giữa các tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Orhan
Pamuk, chúng tơi tìm ra những nét tiêu biểu trong nghệ thuật tự sự của Pháo đài
trắng.
5. Bố cục khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, phần nội
dung của chúng tôi gồm có ba chương:

Chương 1: Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của Orhan Pamuk.


6

Chương 2: Nghệ thuật tổ chức các yếu tố tự sự trong tiểu thuyết Pháo đài
trắng của Orhan Pamuk.
Chương 3: Nghệ thuật tự sự với sự hình thành chủ đề của tác phẩm.


7

NỘI DUNG
Chương 1: Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của Orhan Pamuk
1.1. Orhan Pamuk – “ngôi sao mới đang lên ở phương Đông”
1.1.1. Những trải nghiệm của cuộc đời
Orhan Pamuk sinh ngày 7 tháng 6 năm 1952 trong một gia đình tư sản giàu
có ở Istanbul. Sinh ra từ cái nơi quyền q nhưng gia đình lại theo xu hướng Tây
hóa, Pamuk sớm có những trải nghiệm mạnh mẽ trong cuộc đời. Tuổi thơ của nhà
văn chứng kiến sự xuống dốc của kinh tế gia đình nhưng bù lại, cảnh sắc tuyệt vời ở
Istanbul đã để lại những dấu ấn mạnh mẽ trong đời văn của ông. Không hịa mình
vào những gì hoa lệ của thành phố, Pamuk sớm tinh tế nhận ra những nét riêng rất
Istanbul: “Vẻ đẹp mà những xóm nghèo dâng tặng cư dân thành phố Istanbul nằm
hoàn toàn ở những bờ tường hoang phế, ở cỏ, dây leo, rong rêu và cả những cây cối
vẫn cịn tiếp tục mọc khi tơi vẫn cịn là một đứa trẻ con…Vẻ đẹp của một giếng
nước bể vỡ, một biệt thự xiêu vẹo, một trạm xăng hoang tàn, già khằn trăm tuổi,
bức tường đổ của một ngôi giáo đường, những cây nho và những cây tiêu huyền
quấn quýt, làm rợp bóng những bức tường cũ mèm, đen thui.” [20, tr.379]. Để rồi
với ơng, “chính những điêu tàn buồn bã này (bây giờ đã biến mất) đã đem đến cho
Istanbul một linh hồn.” [20, tr.380]. Từ nhỏ, Pamuk sớm ni ước mơ trở thành họa

sĩ để hiện thực hóa giấc mơ một Istanbul tuyệt vời qua những bức vẽ. Đó là lí do tại
sao ơng từng học dự bị đại học ở trường Cao đẳng Robert rồi sau đó chuyển sang
học kiến trúc tại Đại học Kiến trúc Istanbul – một ngành rất gần với ước mơ họa sĩ.
Tuy nhiên, bằng sự quan sát tinh tế và tâm hồn nhạy cảm của mình, chỉ ba
năm sau đó, Pamuk bỏ kiến trúc và dành thời gian cho việc viết văn. Ông tốt nghiệp
học viện báo chí Istanbul năm 1976 và bắt đầu viết tiểu thuyết đầu tay. Năm 30 tuổi
(1982), Pamuk cưới sử gia Aylin Turegen. Từ năm 1985 đến năm 1988, khi vợ
mình du học ở Đại học Columbia, Pamuk cũng xin được một học bổng ở đó. Thời
gian này, cuốn tiểu thuyết Sách đen đã ra đời.
Sau đó, Pamuk trở về Istanbul. Vợ ông sinh con gái đầu lịng Ruya, trong
tiếng Thổ Nhĩ Kì nghĩa là giấc mơ. Pamuk xem sự ra đời của Ruya và sự êm ấm của


8

gia đình là nguồn hạnh phúc bất tận, thúc đẩy ngịi bút ơng thêm phần sáng tạo vơ
biên. Rất tiếc, hạnh phúc ấy không kéo dài: năm 2001, hai vợ chồng nhà văn li dị.
Năm 2005, sự nghiệp của Pamuk bị bao phủ một đám mây u ám khi ông đối
mặt với cáo buộc xúc phạm bản sắc Thổ Nhĩ Kì, bị tẩy chay và buộc phải lưu vong
ra nước ngồi một thời gian. Trước đó, trong một lần trả lời phỏng vấn báo Das
Magazin (Thụy Sĩ), ơng nói rằng ở Thổ Nhĩ Kì khơng ai dám đề cập vụ thảm sát
một triệu người Armenia trong Chiến tranh thế giới thứ nhất hay vụ giết hại ba
mươi ngàn người Kurd. Vấn đề gây tranh cãi này được Pamuk đưa ra vào thời điểm
nhạy cảm của Thổ Nhĩ Kì nên ơng bị buộc tội theo điều 301 Bộ luật Hình sự mới
của nước này nhưng sau đó đã được tuyên trắng án.
Năm 2006, Pamuk làm giáo sư thỉnh giảng ở Đại học Columbia. Cũng trong
năm này, một vinh dự lớn đến với Pamuk khi ông được nhận giải thưởng Nobel về
văn học và là nhà văn Thổ Nhĩ Kì đầu tiên nhận được giải thưởng cao quý này. Có
thể nói sự kiện Nobel 2006 không chỉ đánh dấu một trang mới trong đời văn Pamuk
mà còn là dấu mốc quan trọng đưa nền văn học Thổ Nhĩ Kì đến gần hơn với độc giả

trên toàn thế giới. Tháng 5 năm 2007, Pamuk lại tiếp tục nhận được vinh dự lớn khi
là một trong những thành viên Ban giám khảo Liên hoan phim Cannes. Rồi sau đó,
trong khoảng hai năm 2007 – 2008, Pamuk trở lại Đại học Columbia giảng dạy bộ
môn Văn học so sánh. Hiện nay, với cương vị là một thành viên của Ủy ban tư duy
toàn cầu ở Đại học Columbia đồng thời làm việc cho khoa Ngôn ngữ và văn hóa
Trung Đơng và châu Á thuộc ngành Xã hội – Nhân văn của trường, Orhan Pamuk
vẫn sáng tác rất đều tay với nhiều tác phẩm nổi tiếng.
1.1.2. “Nàng Shêhêrazát” của Thổ Nhĩ Kì
Khơng chỉ nổi tiếng với tiểu thuyết Pháo đài trắng (The White Castle), khi
nhắc tới chủ nhân của giải Nobel văn học 2006, người ta nghĩ ngay đến những tác
phẩm tiêu biểu như: Tên tôi là Đỏ (My name is Red), Tuyết (Snow), Istanbul – hồi
ức và thành phố (Istanbul – memories and city), Sách đen (The black book), Bảo
tàng của sự hồn nhiên (The museum of Innocence)… Trong phạm vi khóa luận,
chúng tơi chỉ giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu.


9

Tên tôi là Đỏ: là câu chuyện kể xoay quanh hai vụ án mạng bí ẩn trong giới
tiểu hoạ Istanbul thế kỷ mười sáu, câu chuyện, mà theo John Updike nhận định, đã
dụng tới nghệ thuật tiểu hoạ để khám phá những bí ẩn trong tâm hồn của cả một dân
tộc.
Mùa đông năm 1591, kỷ niệm một ngàn năm Hegira, hoàng đế Thổ lệnh cho
bậc cao niên trong làng tiểu hoạ Enishte thực hiện một cuốn sách có minh hoạ theo
phong cách Venice. Để hoàn thành ý nguyện này, Enishte đêm đêm bí mật gặp gỡ
bốn nhà tiểu hoạ bậc thầy: Zeytin, Zarif, Leylek, Kelebek, giao cho mỗi người phần
việc riêng lẻ và không một ai được thấy bức tranh hồn chỉnh. Bởi đặt trong bối
cảnh tơn giáo và văn hoá Thổ đương thời, lối minh hoạ theo phong cách Tây vực bị
coi là báng bổ và có thể gây tai hoạ cho người thực hiện. Thế nhưng, ngay khi cuốn
sách còn dang dở, Zarif – người thợ mạ vàng tài hoa bị giết chết thảm khốc và ném

xác xuống giếng hoang, rồi sau đó là Enishte bị hạ sát ngay tại nhà bằng chiếc bình
mực cổ. Và kẻ sát nhân, không ai khác, là một trong ba nhà tiểu hoạ cịn lại. Bị thơi
thúc bởi lời hứa với tân nương Shekure – con gái của Enishte – chàng Siyah đa tình
đã cùng sư phụ Osman lần theo dấu vết kỳ lạ trên bức vẽ kẻ giết người bỏ lại hiện
trường để tìm ra hắn là ai: Zeytin, Leylek hay Kelebek?
Tên tôi là Đỏ sử dụng phương thức trần thuật ngơi thứ nhất với một sự cách
tân độc đáo, đó là nhà văn nhường quyền cho toàn bộ thế giới nhân vật của mình
xưng tơi kể chuyện. Có bao nhiêu nhân vật thì có bấy nhiêu người trần thuật xưng
tơi kể chuyện và tham gia vào hành động truyện. Tác phẩm là sự cộng sinh bởi
nhiều lời kể khác nhau. Thế nhưng, dàn đồng ca kể chuyện ấy không chỉ hấp dẫn
độc giả bởi sự kết hợp nhiều giọng nói mà cịn thể hiện ở chính bản thân những chủ
thể phát ngơn. Bên cạnh những người kể chuyện tơi thì cịn có các tuyến người kể
chuyện đặc biệt, tạo nên một sự mới mẻ đến lạ kì trong thiên truyện này. Đó là tiếng
nói của những linh hồn vọng lên từ cái chết, những cái tôi tự phân thân để nhận diện
những cái tơi cịn lại cũng như bày tỏ những chiêm nghiệm của mình ở thế giới bên
kia. Đó cịn là tiếng nói của những vật vơ tri vơ giác. Xây dựng hình tượng người


10

trần thuật với nhiều nhân vật thay phiên nhau kể chuyện thể hiện sự cách tân trong
nghệ thuật tiểu thuyết của Pamuk, đó là nghệ thuật phân mảnh.
Giọng điệu trong tác phẩm như một bản nhạc đa âm phức điệu dẫn người đọc
vào một thế giới đầy màu sắc. Giọng điệu trải nghiệm, tự thuật tạo điều kiện cho
người kể chuyện giãi bày cùng độc giả tất cả những kinh nghiệm có được trong suốt
cuộc đời mình. Giọng điệu triết lý, tranh luận bày tỏ những chiêm nghiệm, suy tư
trong cuộc đời cũng như thể hiện niềm khát khao được khám phá và lý giải đến
cùng mọi phương diện của cuộc sống. Giọng dằn vặt, bất an là giọng điệu đặc trưng
của kẻ sát nhân, một nhà tiểu họa bậc thầy với những dằn vặt, ám ảnh với những tội
lỗi mà mình đã gây ra. Giọng hài hước, châm biếm mang lại cho người đọc những

phút giây thoải mái, làm dịu sự căng thẳng trong vụ án phức tạp. Giọng xót xa, bất
lực biểu hiện rõ ở nhân vật Osman với mong ước giữ gìn và phát triển nền tiểu họa
truyền thống nhưng lại bất lực trước lối vẽ phương Tây. Giọng ngọt ngào sâu lắng
xuất hiện khi nhân vật hồi tưởng về những năm tháng êm đềm tuổi thơ, ở những
niềm vui, nỗi nhớ của hiện tại, khi kể về những sở thích, ham muốn đầy mê hoặc.
Tên tơi là Đỏ nổi bật với hiện tượng đa điểm nhìn: điểm nhìn kì ảo của nhân
vật tử thi Zarif, điểm nhìn gắn với lăng kính nhạy cảm, giàu hồi ức và kỷ niệm của
nhân vật Siyah, điểm nhìn gắn với nỗi ám ảnh, sự hoài nghi và niềm khao khát của
kẻ sát nhân, điểm nhìn gắn với niềm tin và đam mê tột cùng nghệ thuật hội họa
truyền thống của sư phụ Osman, điểm nhìn gắn với tâm trạng đầy phức tạp của một
nghệ sĩ cách tân Enishte, điểm nhìn gắn với cảm thức hoang mang và hoài nghi của
các họa sĩ; điểm nhìn gắn với tâm hồn người phụ nữ cơ đơn, đa cảm và khát khao
tình u của Shekure, điểm nhìn di động và hướng ngoại của người mơi giới hồn
nhiên Esther; điểm nhìn trẻ thơ của Orhan; điểm nhìn hóa thân và biến hình của
người kể chuyện rong ở quán cà phê. “Việc sử dụng hệ thống đa điểm nhìn cho
phép tác giả thể hiện được chiều sâu của sự phản ánh hiện thực, kích thích người
đọc hào hứng cùng ơng đi tìm hiểu ý nghĩa tồn tại của nhân vật, đồng thời thể hiện
thành cơng tính đa chủ đề của tác phẩm” [3, tr.52].


11

Sử dụng kết cấu đa tuyến theo hình thức truyện lồng truyện, Tên tôi là Đỏ
được xem là cuốn Ngàn lẻ một đêm mới đã làm sống dậy một giai đoạn huy hoàng
của nghệ thuật truyền thống với những bản sắc riêng, độc đáo của đất nước Thổ Nhĩ
Kỳ trong sự đối thoại với nghệ thuật phương Tây.
Về không gian nghệ thuật, Pamuk đã xây dựng không gian thực trong sự đối
lập, mang tính biểu tượng và kỳ ảo. Khơng gian đầu tiên mở ra trước mắt độc giả đó
là không gian thực, nơi tồn tại của thế giới nhân vật, nơi diễn ra câu chuyện.
Istanbul chính là khơng gian bao trùm Tên tôi là Đỏ với đầy đủ mọi góc nhìn khác

nhau. Ngồi ra, với tư cách là một phương tiện để nhà văn xây dựng thế giới nghệ
thuật nhằm bộc lộ quan điểm, tư tưởng của mình, khơng gian nghệ thuật trong Tên
tơi là Đỏ mang tính biểu tượng cao. Đó chính là sự lặp đi lặp lại của hình ảnh con
đường mờ mịt trong đêm tối ngỡ như những ngõ cụt trong cuộc đời tên sát nhân.
Tên tơi là Đỏ cịn thể hiện sự bùng nổ trí tưởng tượng của tác giả qua những yếu tố
mang màu sắc kỳ ảo: nghệ thuật xây dựng không gian chứa đựng những linh hồn đã
chết.
Về thời gian nghệ thuật, điểm cần chú ý trong tác phẩm là thời gian xảy ra vụ
án cho đến lúc điều tra xong chỉ diễn ra trong chín ngày mùa đơng lạnh giá. “Với kỹ
thuật tạo độ nén thời gian, tác giả đã thể hiện được nhiều hành động và sự kiện xảy
ra hoặc liền kề nhau trong cùng một thời điểm. Tài năng của tác giả ở đây là vừa tạo
được nhịp độ nhanh, duy trì được độ căng thẳng, sự hồi hộp và tính khó đốn trước
mà một tiểu thuyết trinh thám cần đạt được, đồng thời một cách khéo léo, nhà văn
từng bước dẫn người đọc đi vào khám phá, chiêm nghiệm những hoạt cảnh đời sống
muôn màu muôn vẻ của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ lúc bấy giờ. Đây chính là một trong
những yếu tố làm nên tính đa chủ đề của tác phẩm” [3, tr. 75].
Tuyết: Sau mười hai năm lưu vong ở Đức, nhà thơ Ka trở về Thổ Nhĩ Kỳ để
bắt đầu một cuộc sống mới. Người bạn thân khuyên anh nên tìm đến thị
trấn Kars với tư cách của một nhà báo. Cả đất nước đang chú ý tới vùng này sau
một loạt vụ tự tử của những phụ nữ trẻ. Khi phỏng vấn những người trong vùng, Ka


12

thấy được những vụ tự sát đã tạo nên một cuộc tranh cãi lớn, bởi trong đạo Hồi, tín
đồ khơng được phép tự tử.
Khi Ka tới nơi, tuyết bắt đầu rơi, tách rời thị trấn với những vùng lân cận. Ở
đó, nhà thơ tái ngộ với Ipek – người phụ nữ mà thuở thanh xuân đã khiến anh rung
động, đồng thời cũng là con gái của người chủ khách sạn anh đang ở. Ipek đã lập
gia đình, nhưng rồi họ ly dị bởi người chồng bị cuốn vào chính trị. Khi Ka và Ipek

trò chuyện trong tiệm cà phê, hai người vơ tình chứng kiến cảnh những tên Hồi giáo
cực đoan giết chết viên giám đốc viện Giáo dục. Chúng tin rằng ông ta đã gây ra cái
chết của một phụ nữ - người tự sát vì ơng giám đốc đưa ra lệnh cấm trùm khăn
trong trường, trong khi đó là một quy tắc bắt buộc với người Hồi giáo. Sau sự kiện
đó, Ka bị cuốn vào hàng loạt rắc rối, anh như bơi trên mặt biển là thị trấn Kars giờ
đang trở thành ốc đảo giữa tuyết trắng, những cuộc ẩu đả diễn ra khắp nơi, mâu
thuẫn tôn giáo – chính trị đang trở nên sơi sục. Nhưng thật bất ngờ, tất cả đã trở
thành cảm hứng cho Ka viết ra bài thơ: Tuyết.
Tuyết nổi bật với nghệ thuật tự sự đặc sắc. Tác phẩm có hai kiểu người kể
chuyện, người kể chuyện là tác giả và người kể chuyện là nhân vật. Trong tiểu
thuyết có sự chuyển hóa từ người kể chuyện ngôi thứ nhất đến người kể chuyện
ngôi thứ ba hàm ẩn và ngược lại. Orhan Pamuk đã xây dựng nên cấu trúc người kể
chuyện kì lạ và độc đáo. Mở đầu tác phẩm, người kể chuyện xưng tơi, giới thiệu
mình là bạn Ka và kể lại câu chuyện về Ka: “Song tơi cũng khơng giấu gì mọi
người: Tôi là bạn cũ của Ka và trước khi bắt đầu kể chuyện này thì tơi đã biết hết
những gì đang đợi ơng ở Kars rồi” (19, tr.9). Đến cuối tác phẩm, người kể chuyện
ngôi thứ ba lại chuyển hóa thành ngơi thứ nhất. Lúc này, người kể chuyện lại xưng
tôi, tức là một nhân vật trong câu chuyện của mình. Nhà văn Pamuk đã kể lại cuộc
hành trình của mình đi đến Frankfurt để tìm hiểu về cái chết của Ka.
Như vậy, “người kể chuyện đã có sự vận động từ ngôi thứ nhất sang ngôi thứ
ba, rồi lại trở về kể chuyện ở ngơi thứ nhất. đó là một sự chuyển hóa độc đáo và
nhịp nhàng, tạo ra mối quan hệ biện chứng giữa hai ngôi kể trong tác phẩm,…, tạo
cho tác phẩm tiếng nói khách quan mà lại chủ quan, phức tạp và tinh tế, ẩn chứa


13

nhiều tầng nghĩa ở trong đó. Cách kể chuyện này cũng tạo ra cảm giác gần gũi, chân
thật và đáng tin cậy với độc giả” [27, tr. 59].
Tuyết với điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngồi của người kể chuyện

có sự chuyển hóa từ ngơi thứ nhất sang ngôi thứ ba hàm ẩn và ngược lại. Pamuk
xây dựng điểm nhìn bên ngồi gắn với hình tượng người kể chuyện ngơi thứ ba.
Người kể chuyện chỉ đứng bên ngồi miêu tả các nhân vật, các sự vật, sự việc bằng
đơi mắt khách quan của mình, khơng tham gia bình luận, đánh giá gì thêm. Khác
với điểm nhìn bên ngồi, điểm nhìn bên trong gắn với người kể chuyện hàm ẩn gần
như bao quát toàn bộ tác phẩm nhưng lại thơng qua lăng kính nhân vật Ka, đó là
điểm nhìn chủ quan hóa và khách quan hóa bên trong của nhân vật Ka.
Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm là thời gian chính trị - xã hội ở thành
phố biên giới Kars cuối thế kỉ XX trong ba ngày bị bão tuyết phong tỏa. Những vấn
đề nhức nhối của thời đại đem lại một khơng khí căng thẳng, chết chóc và nỗi bất
hạnh cho người dân Kars. Kars như một bức tranh xã hội thu nhỏ vô cùng phức tạp
và có sự pha trộn nhiều vấn đề gay gắt trong xã hội hiện đại Thổ Nhĩ Kì. Tuyết cũng
thể hiện rất rõ sự mâu thuẫn văn hóa Đơng – Tây trong cộng đồng người Thổ tạo
nên thời gian văn hóa Đơng – Tây mang tính xung đột cao. Thời gian văn hóa đã thể
hiện sự xung đột gay gắt giữa hai nền văn hóa quá khứ và hiện đại, cũng như mâu
thuẫn giữa một bên là sự bảo thủ về nguyên tắc của thể chế truyền thống tôn giáo
đạo Hồi và một bên là sự đổi mới của thể chế thế tục phương Tây hóa trong xã hội
Thổ Nhĩ Kì. Thời gian ba ngày Ka đến Kars cũng là thời gian ba ngày kết tinh tình
yêu và tan vỡ tình yêu giữa Kar và Ipek. Lồng vào thời gian chính trị căng thẳng ở
thành phố Kars là thời gian của tình yêu vừa chớm nở đã vội tan vỡ. Tài năng của
Pamuk là tạo ra sự đan xen giữa cốt truyện chính trị và cốt truyện tình u trong
khoảng thời gian chỉ có ba ngày. Tất cả đã diễn ra trong say đắm tột cùng để những
gì cịn lại mãi là dấu ấn khó phai mờ trong cuộc đời mỗi nhân vật.
Trong Tuyết, Pamuk đã kết hợp hai cách xử lí thời gian là đảo thuật và dự
thuật. Đảo thuật như: bài thơ Hộp Sôcôla viết về ký ức về hộp sôcôla chú Ka mua từ
Thụy Sĩ về làm quà lúc Ka đang nhỏ, bài Con chó là kỷ niệm về những ngày ấu thơ


14


sợ chó hàng xóm. Đặc biệt, Tuyết có rất nhiều dự thuật được người kể chuyện thông
báo trước khi sự kiện xảy ra. Câu chuyện trong Tuyết được trần thuật từ góc nhìn
của một người kể chuyện biết tuốt với cái nhìn siêu tụ điểm, nên nhà văn lại càng
thoải mái dự báo trước về những điều sẽ xảy ra ở tương lai, giống như một kiểu báo
trước cho người đọc chuẩn bị đón nhận một biến cố nào đó. Người kể chuyện ngôi
thứ nhất và ngôi thứ ba hàm ẩn đã có những dự báo trước về số phận các nhân vật.
Kỹ thuật cô đặc thời gian trần thuật thể hiện rõ ở chỗ thời gian ba ngày được kể
trong bốn mươi chương (ba chương cuối kể câu chuyện bốn năm sau đó). Trong
hầu như tồn bộ tác phẩm, Pamuk rất ít khi dùng tĩnh lược và chính tốc độ trần
thuật chậm cũng khiến tác giả có thời gian dừng lại để mô tả cảnh vật thiên nhiên và
khắc họa tâm lý nhân vật.
Không gian thành phố Kars trong ba ngày bị tuyết phong tỏa cắt lìa với thế
giới bên ngồi được mơ tả là một thành phố xa lắc và tiều tụy, nằm ở phía Đơng
Bắc Thổ Nhĩ Kì. Khơng gian đó đem lại cho con người cảm giác về một thành phố
bị lãng quên nhưng lại mang trong mình bao nhiêu sự phức tạp.
Trong suy nghĩ của của mọi người, không gian nhập cư của những người
sống lưu vong ở thành phố Frankfurt là chốn phồn hoa đô hội thuộc về thế giới văn
minh của phương Tây. Nhưng với những người tị nạn như Ka thì đó là một không
gian lưu vong, một cuộc đời xa xứ buồn tẻ, luôn mang nỗi nhớ thiếu quê hương.
Không gian này cũng tối tăm, chật chội và u ám như chính cuộc đời Ka. Khoảng
trời Ka nhìn thấy sau cùng ấy cũng hạn hẹp và bị bao quanh, che lấp bởi những vật
cản, những chướng ngại như trên hành trình đi tìm hạnh phúc. Ngay phút cuối cuộc
đời, Ka cũng khơng thể thốt khỏi đớn đau và bi kịch.
Istanbul – hồi ức và thành phố: là cuốn sách ghi chép lại cuộc sống nơi
thành phố Istanbul với những kỉ niệm của nhà văn về gia đình, về “những bức hình
trong viện bảo tàng ảm đạm, về những con tàu đi ngang qua vịnh Bosphorus, những
trận cháy nổi tiếng, về nỗi buồn của sự hoang phế, về bốn nhà văn cô đơn buồn bã
của Istanbul”…[20, tr.8]. Nhà văn đã kể cho chúng ta về một nỗi buồn bã vơ hình và
ám ảnh nhất của một thành phố. Đây chính là cuốn sách biến Pamuk trở thành nhà



15

văn của thành phố Istanbul, đúng như cách thức đã từng làm cho James Joyce là nhà
văn của Dublin và Paul Auster thuộc về New York.
Với tư cách là người đã từng sinh ra và lớn lên ở Istanbul, nhà văn viết về
thành phố của mình qua những kỉ niệm vui buồn từ thời ấu thơ cho đến lúc trưởng
thành. Nhân vật chính của những dịng hồi ức miên man ấy chính là nhà văn Pamuk.
Sử dụng người kể chuyện đồng sự trải nghiệm, Pamuk truyền vào trong ấy miền kí
ức mênh mang về thành phố q hương ơng. Một Istanbul xinh đẹp xuất hiện qua
giọng kể tự nhiên, chân thực, giàu tình cảm. Khơng gian thành phố hiện lên với
những cảnh vật gần gũi và những con người thân thuộc nhất với văn sĩ: tuổi thơ, gia
đình, bè bạn, viện bảo tàng, những con tàu, bao con phố nhỏ, những nỗi buồn...
Không ngạc nhiên khi nhắc tới Istanbul, người ta nhớ ngay tới tiểu thuyết gia tài ba
Orhan Pamuk.
Với tài năng của mình, Pamuk đã dành được nhiều giải thưởng văn chương
danh giá.
Bắt đầu văn nghiệp từ năm 1974, Pamuk từng đoạt được nhiều giải thưởng
văn chương của Thổ Nhĩ Kì và thế giới, trong đó có giải thưởng Prix Medicis – một
trong những giải thưởng danh giá nhất của Pháp dành cho văn học nước ngồi, giải
thưởng Hịa bình do Hiệp hội các nhà xuất bản và phát hành sách Đức trao tặng, đặc
biệt là giải Nobel Văn học 2006…New York Time trân trọng ghi nhận tài năng và
nhận xét Pamuk là “ngôi sao mới đang lên ở phương Đơng”.
Tác phẩm của Pamuk thường nói lên những va chạm của quá khứ và hiện tại,
phương Đông và phương Tây, khuynh hướng phi Tôn giáo và Hồi giáo. Điểm nổi
bật trong sáng tác của Pamuk là thể hiện tâm trạng ngổn ngang hoặc hụt hẫng khi
bản sắc dân tộc bị mai một do những xung đột giữa các giá trị châu Âu và Thổ Nhĩ
Kì. Viện Hàn lâm khoa học Hồng gia Thụy Điển ca ngợi: “Trong hành trình khám
phá linh hồn sầu muộn của quê hương, nhà văn Pamuk đã phát hiện những biểu
tượng mới cho sự va chạm và đan quyện của các nền văn hóa” [8]. Và một trong

những lí do Pamuk nhận được giải Nobel là do ông đã mở rộng các yếu tố cơ bản
của tiểu thuyết đương đại thông qua sự kết nối cả văn hóa phương Đơng và phương


16

Tây. Với tài kể chuyện khéo léo của mình, Pamuk được mệnh danh là nàng
Shêhêrazát của Thổ Nhĩ Kì.
Khơng chỉ tài năng về mặt nghệ thuật kể chuyện, Pamuk còn được xem là
một tiểu thuyết gia có cá tính độc đáo. Tác phẩm của ông đã được dịch ra trên dưới
60 thứ tiếng trên toàn thế giới nhưng Pamuk vẫn chưa hài lịng bởi ơng cảm thấy
giới phê bình phương Tây ln cố địa phương hóa những sáng tác của ông. Nhà văn
tự tin nêu ý kiến: “Tôi rất bực mình khi họ cứ cố làm giảm giá trị tác phẩm của tơi
và cho rằng tơi khơng có khả năng thể hiện những vấn đề mang tính tồn cầu”.
Chính cách thể hiện thẳng thắn, cá tính này làm cho những tác phẩm của nàng
Shêhêrazát có một dấu ấn riêng biệt. Có lẽ vì thế mà tờ Independent coi Orhan
Pamuk là một con người “lịch lãm và có sức nặng…Sẽ khơng ngoa chút nào nếu so
sánh Pamuk với Kafka và Calvino; cũng nghiêm túc như thế, cũng duyên dáng,
cũng tinh tế như vậy. Ta có mọi bằng chứng về điều đó” [18, bìa 4].
1.2. “Pháo đài trắng” – “một cuốn sách kì lạ và tài tình”
1.2.1. Từ hành trình đi tìm lời giải đáp “Tại sao ta lại là ta?”...
Pháo đài trắng được mở đầu bằng định mệnh của một nhà khoa học trẻ
người Ý bị bắt làm nô lệ. Số phận đưa anh xích lại gần một người đàn ơng có bề
ngồi giống mình một cách đáng kinh ngạc. Câu chuyện xảy ra từ thế kỷ XVII và
người kể chuyện là người nơ lệ cố tình qn tên thật của mình, xưng tơi trong cuốn
sách này.
Mỗi một chương sách lật giở dần mối quan hệ kỳ lạ giữa hai người đàn ông
trong quãng thời gian dài chung sống. Từ chỗ cả hai khinh miệt nhau, Hoja quan
sát, ngắm nghía người nơ lệ giống mình hệt như bản sao, đến việc anh u cầu tên
nơ lệ phải dạy mình tất cả những kiến thức đang nắm giữ. Mối quan hệ có phần kỳ

dị này được duy trì suốt mười một năm trời. Ba năm đầu trơi qua, Hoja cố tình hạ
nhục người nô lệ giỏi giang, nỗ lực chứng tỏ sức mạnh của riêng mình một cách đầy
kiêu hãnh bằng chính những gì học được từ người nơ lệ. Cho tới lúc anh ta đứng
trước lời cật vấn từ bên trong Tại sao ta lại là ta? khiến Hoja buộc phải trị chuyện
với cái tơi thứ hai ấy của mình.


17

Theo thời gian, mối quan hệ của hai người đàn ông ngày càng nảy sinh
những diễn biến phức tạp. Hoja đã khơng giữ nổi bình tĩnh và buộc người nơ lệ phải
viết hết những gì đã xảy ra khi cịn trẻ. Anh ta thậm chí đã trói người đàn ơng Ý này
bên bàn để buộc phải viết theo đòi hỏi của mình. Đây là giai đoạn mà Hoja bộc lộ
về bản thân một cách rõ rệt nhất, mà theo người nơ lệ thì hai tháng ấy đủ cho anh
biết về Hoja nhiều hơn rất nhiều khoảng thời gian dài cận kề bên nhau.
Đỉnh điểm của sự va chạm giữa hai con người này đã xảy ra cùng sự xuất
hiện của bệnh dịch hạch. Vì sợ chết, anh ta càng ráo riết bắt người nô lệ phải cùng
chịu đựng sự lo lắng, truyền sang cho người kia nỗi sợ của mình. Đây chính là giao
điểm giữa hai con người trong một mái nhà, cùng ăn cùng ở với nhau suốt mười
một năm. Họ đều cảm thấy mình là anh em sinh đơi, người này thấy mình cần phải
là người kia. Họ ý thức mình khơng chỉ giống nhau về ngoại hình, mà cịn có cả sự
hoảng sợ vì là bản sao của nhau.
Cuộc rượt đuổi tâm lý ấy cứ lần lượt diễn ra như điều phải có. Người nơ lệ
bỏ trốn ra đảo nhưng lại được Hoja đưa về nhà. Họ lại cùng lặng lẽ bên nhau trong
những dự án khoa học mới, những cuốn sách mới, nhất là ý tưởng chế tạo một loại
vũ khí khổng lồ. Nhưng mọi cái chỉ nhằm để vắt kiệt sức lực, che mắt cho họ khỏi
nhìn vào nhau. Dễ hiểu vì sao Hoja đã dồn biết bao công sức và tiền bạc cho thứ vũ
khí tối tân này, ngay sau đó quay sang một mục tiêu hồn tồn trái ngược, tìm và
đánh đập những người nông dân, tra khảo để nghe họ thú nhận về tội lỗi đã từng
phạm phải.

Ở phần cuối cuốn sách, hai người đàn ông này đã tiến hành tráo vị trí cho
nhau. Người này tiếp tục phần cịn lại của người kia ở một thế giới khác. Hoja lên
đường đi Ý và ráp nối lại cuộc sống trước kia của người nơ lệ, thậm chí cưới cơ gái
ngày trước của người ấy còn nhà khoa học trẻ chấp nhận ở lại Thổ Nhĩ Kì, thừa
hưởng gia sản của Hoja.
Mười mấy năm rịng sống trong một thế giới lẫn lộn, Tơi và Hoja dường như
ngày càng ít quan tâm đến vấn đề bản thân mình là ai. Và cả khi dường như qn
bẵng về con người thật của mình trước đó, họ vẫn cảm thấy có mối liên lạc kỳ lạ


18

khó giải thích về nhau, họ u q nhau như chính hình ảnh kỳ lạ, đáng thương của
mình. Thậm chí nhiều lúc tơi cịn tưởng như mình đang sống cuộc sống của Hoja và
ngược lại. Có lẽ vì thế mà Pháo đài trắng được ví như một ngụ ngơn về nhân dạng,
một câu chuyện hậu hiện đại khám phá khía cạnh u ám và khuất lấp trong thuyết tự
ý thức của Đề - các. Với tài kể chuyện của một nàng Shêhêrazát, Orhan Pamuk đã
bàn đến một trong những câu hỏi ráo riết nhất thời đại của một con người có khả
năng tự ý thức: Tại sao ta lại là ta?
1.2.2…đến sự va chạm và gắn kết các nền văn hóa.
Keyserling từng phát biểu: “Nền văn minh của chúng ta tự nó đã trở thành
khơng vĩnh cửu đối với những ai đã khơng sinh ra trong nó và vì nó”. Đấy là một
nhận xét hợp lí nếu ta nghĩ đến những gì mà cuộc va chạm giữa phương Đơng và
phương Tây đã mang lại trên toàn thế giới. Lý tưởng của phương Đông là lý tưởng
về minh triết, thuận lợi cho cuộc sống yên bình hạnh phúc. Lý tưởng của phương
Tây thiên về sức mạnh nhằm khuất phục các lực lượng của tự nhiên để phục vụ con
người. Khoa học làm ra ngày càng nhiều phương tiện, tạo nên các nhu cầu, kích
thích các ham muốn, và đưa ý chí về quyền lực lên đến độ cao nhất của nó, làm cho
con người phương Tây tràn ra khỏi môi trường tự nhiên của mình và ném họ vào
cuộc chinh phục thế giới. Từ đây sự cân bằng bị phá vỡ: phương Tây lao về phương

Đông và gây ra những cuộc va chạm dữ dội. Một trong những tác động của sự va
chạm ấy là tạo ra sự gắn kết văn hóa Đơng – Tây.
Sự va chạm và gắn kết các nền văn hóa cũng được Pamuk thể hiện rõ trong
Pháo đài trắng. Ở đây có một sự tiếp xúc giữa hai nền văn hố Đơng –Tây, vốn là
một vấn đề lớn của thế giới hiện đại. Nhân vật tôi đến từ nước Ý mang theo những
tiến bộ khoa học kĩ thuật, đại diện cho văn minh, văn hóa phương Tây. Trong khi
đó, anh chàng Hoja người Thổ Nhĩ Kì lại mang đậm những nét tính cách của con
người phương Đơng. “Trong suốt thiên tiểu thuyết, người ta có thể chứng kiến sự
pha trộn siêu việt của những gì Pamuk thực sự thấy bằng con mắt của một kẻ quá
hướng về Tây phương trong khi bề ngoài lại quá thiên về Trung Đông. Trong
khoảnh khắc, Đông – Tây đã gặp gỡ” [18, bìa 4]. Có thể nói, Pamuk chưa bao giờ


19

có ý hạ thấp hay phủ nhận những giá trị của văn hố phương Đơng. Ngược lại, ơng
ln cố gắng tìm hiểu những qui luật bên trong của văn hố phương Đơng và tìm
cách giải mã nó. Tác giả cứ lần lượt mở ra những ngăn hộp, hé mở về sự đau đớn
trong quá trình tự khám phá bản thân của hai người đàn ông – một người đến từ
phương Đông, người kia đến từ phương Tây mà trong khoảnh khắc, số phận đã đưa
họ đến với nhau.
Tuy nhiên, giới phê bình văn học và rất nhiều độc giả cũng cho rằng: sự thiếu
vắng của những đoạn hội thoại trực tiếp cùng nhiều trang liên tiếp đầy những kiến
thức khoa học, nhất là khoa học về thiên văn, khiến không ít độc giả mệt mỏi khi
dấn sâu vào câu chuyện đơn giản nhưng không hề dễ đọc này.


×