Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Khái Hưng _1 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.17 KB, 6 trang )


Nghệ thuật tự sự trong tiểu
thuyết Khái Hưng






b. Các khuynh hướng miêu tả nhân vật
Khái Hưng quan niệm rất đúng là: trong tiểu thuyết “cái tầm thường, khó chịu
không bao giờ ở cốt truyện. Nó chỉ ở tư tưởng, ở cách viết, ở nghệ thuật”. Ông coi trọng
“nhận xét sự thật mà tả ra” chứ không “tả theo sức tưởng tượng” và “chỉ viết lên giấy
những điều trông thấy, nghe thấy và những điều nảy ra trong thâm tâm”
(3)
. Tuy vậy,
trong suốt chặng đường sáng tạo hơn mười năm, nghệ thuật xây dựng nhân vật của Khái
Hưng cũng có nhiều biến chuyển. Ở những mảng đề tài khác nhau, ở những thời điểm
khác nhau, khuynh hướng, bút pháp của tác giả có những khác biệt rõ rệt. Khi miêu tả
tình cảm yêu đương của tuổi trẻ, hay chương trình cải tạo xã hội, cải cách nông thôn của
các trí thức Tây học, ngòi bút của Khái Hưng rất lãng mạn, thậm chí lãng mạn nhất Tự
lực văn đoàn. Truyện của Khái Hưng “rất có vẻ tiểu thuyết”. Nhưng, khi diễn tả những
nhân vật đại diện cho lễ giáo phong kiến bảo thủ, lạc hậu, hay cuộc sống và tâm lý của
tầng lớp tiểu tư sản trí thức thì ông lại rất hiện thực. Ngòi bút của nhà văn đã phản ánh
cuộc sống khá sâu sắc, đúng đắn, với những chi tiết, hình ảnh chân thực, thể hiện thái độ
trung thực của nhà văn đối với cuộc sống.
Có tác giả (Dương Thị Hương, trong luận án tiến sĩ, Nghệ thuật miêu tả tâm lý
trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn) cho rằng: Nửa chừng xuân, Gia đình, Thừa tự, Thoát
ly là những tiểu thuyết luận đề. Theo chúng tôi, tiểu thuyết của Khái Hưng không mang
tính luận đề rõ nét như Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Con đường sáng của Nhất Linh, Hoàng
Đạo. Tính cách, tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết của Khái Hưng đã được miêu tả chân


thật, hợp lý. Là nhà văn Tây học, tiếp thu được văn hoá, văn học phương Tây, Khái Hưng
đã coi trọng và biết quan sát. Hơn nữa, sinh ra trong một gia đình quan lại, Khái Hưng
hiểu rõ mặt trái xấu xa và xung đột đầy bi kịch về tiền tài, quyền lực và nếp sống của
những gia đình giầu có và quyền thế. Nhà văn đã khai thác nhiều chất liệu sống mà ông
gần gũi, am tường ấy để xây dựng những câu truyện, những nhân vật nên nó sinh động, có
hồn. Nhân vật của tác giả được miêu tả trong những mối quan hệ và xung đột có thật của
đời sống. Tác giả biết trình bày môi trường sống của nhân vật, biết trình bày cảnh ngộ bên
trong của các gia đình đại phong kiến với những định kiến nặng nề, những tâm lý giai cấp
thấm sâu vào máu thịt của mọi người, nên nhân vật của nhà văn cũng có ý nghĩa khái
quát, ý nghĩa điển hình rõ nét. Sở trường nhất của tác giả là diễn tả những nhân vật phụ nữ
thuộc tầng lớp trên. Những nhân vật: bà Án trong Nửa chừng xuân, bà Phán trong Thoát
ly, bà Ba trong Thừa tự, rồi bà Án trong Gia đình, tuy hoàn cảnh, địa vị, hành động mỗi
người một khác, nhưng đều là điển hình của giai cấp phong kiến và tiểu tư sản lớp trên.
Khái Hưng cũng rất thành công khi miêu tả lớp người mới, những nam nữ thanh
niên trí thức - mẫu người đại diện cho trật tự xã hội tư sản. Họ là những ông tham, ông
đốc, những sinh viên cao đẳng, những bác sĩ, nhà văn, họa sĩ, những thiếu nữ có học, trẻ
trung xinh đẹp, duyên dáng, mỗi người một vẻ, nhưng đều có những quan niệm, những
suy nghĩ mới, tình cảm mới, cảm xúc mới. Đặc biệt là nhà văn đã rất thành công trong
miêu tả những thiếu nữ vừa mới lớn, những cô gái mới. Các thiếu nữ tân thời của Khái
Hưng vừa có những tư tưởng mới: tôn trọng tự do yêu đương, tự do kết hôn, khao khát
hạnh phúc gia đình một vợ, một chồng, có lý tưởng, có chí phấn đấu, vừa đẹp, thông
minh, nhí nhảnh, dễ thương, lịch thiệp có thể trở thành những người vợ hiền, mẹ
thảo,
Đến giai đoạn cuối của quá trình sáng tác, tiểu thuyết của Khái Hưng lại thể hiện
rõ nét của khuynh hướng hiện đại. Ngòi bút của nhà văn hướng hẳn vào theo dõi nhân
vật, miêu tả đời sống nội tâm, thể hiện những băn khoăn, thắc mắc, hoài nghi của con
người cá nhân trước cuộc đời đầy biến động, khai thác sâu vào những tầng ý thức, vô
thức, tiềm thức của nội tâm con người. Nó mới mẻ, phong phú hơn, song cũng phức
tạp hơn. Những tác phẩm sau cùng của Khái Hưng (Hạnh, Đẹp, Băn khoăn) là những
cuộc phiêu lưu của cái tôi cá nhân, của hữu thể vào thế giới thực của ái tình hụt hẫng

c. Những vận động, biến đổi trong miêu tả tâm lý nhân vật
Thành công nổi bật của Khái Hưng trong nghệ thuật tiểu thuyết, trong xây dựng
nhân vật là miêu tả tâm lý. Độc giả, các nhà nghiên cứu, phê bình, nhiều thế hệ đã mến
mộ và khen ngợi ông. Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đã đánh giá:
“Hiện nay, nhà văn mà được nam nữ thanh niên yêu chuộng, được họ coi là người
hiểu biết tâm hồn họ hơn cả, có lẽ chỉ có Khái Hưng. Khái Hưng là nhà văn rất hiểu tâm
lý phụ nữ. Ông hiểu rõ đàn bà Việt Nam trong cả phái già lẫn phái trẻ”
(4)
.
Qua từng thời điểm khác nhau, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Khái
Hưng cũng có những vận động, những biến đổi khá rõ. Nói chung, trong các cuốn tiểu
thuyết ở thời kỳ đầu: Từ Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân, Tiêu sơn tráng sĩ, Trống
mái, Số đào hoa, Những ngày vui cho đến Gia đình, Thừa tự, Thoát ly, tâm lý nhân vật
được miêu tả chủ yếu vẫn hướng theo quan niệm cổ điển, truyền thống (chữ dùng của
Thanh Lãng). Tính cách, tâm lý nhân vật như là những gì đã được định hình sẵn, đang
tồn tại. Đời sống nội tâm là thế giới bên trong thầm kín, nhưng có thể hiểu được. Nó là
cái rõ ràng, hợp lý, có đầu, có đuôi Khái Hưng tin tưởng, tâm lý con người là hoàn
toàn có thể hiểu được, hiểu tường tận, rõ ràng. Chẳng hạn ông viết trong Nửa chừng
xuân: “Người đàn bà, nhất là người yêu bao giờ cũng là một nhà tâm lý học trông rõ
lòng người, như là trông vào trang giấy có chữ”.
Ở cuối chặng đường sáng tác, mà rõ nét nhất là ở các cuốn tiểu thuyết: Hạnh,
Đẹp, Băn khoăn, tâm lý nhân vật lại được miêu tả như một quá trình, một diễn tiến đang
hình thành, không ổn định. Nó không những là ý thức mà còn là tiềm thức, vô thức. Tâm
lý nhân vật không những là cái có thể hiểu được, là cái có lý, hợp lẽ mà còn là những
trạng thái mơ hồ, ngẫu nhiên, suy tư, ấn tượng, những giấc mơ, tưởng tượng, liên tưởng,
ký ức chập chờn, khó hiểu, khó nắm bắt. Thực ra, ngay từ tiểu thuyếtTiêu sơn tráng sĩ,
Trống mái, tính cách, tâm lý nhân vật đã được Khái Hưng miêu tả phần nào như một quá
trình diễn tiến, biến đổi, khó lường trước.
Đến các cuốn: Hạnh, Đẹp, Băn khoăn thì nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đã
trở thành đối tượng miêu tả trực tiếp của nhà văn. Ngòi bút của tác giả tập trung

khám phá, mô tả, giải phẫu hành trình bên trong của cái tôi cá nhân chẳng những ở
tầng ý thức mà còn len lách xuống tầng sâu của tiềm thức, vô thức, với rất nhiều biến
thái tinh vi. Nhân vật được miêu tả như một khơi gợi của giòng ý thức, của thắc mắc,
băn khoăn (như giòng tâm tư của nhân vật Oanh trong Băn khoăn). Khái Hưng đã
quan niệm:
“Sự thực thì lòng người ta không bao giờ giản dị, bằng phẳng được: nó lên
xuống ngoắt ngoéo, quanh co đến nỗi chính mình cũng không theo nổi, không hiểu nổi
( ). Người đời toàn là nhân vật của Dostoievski cả. Có lúc người ta tốt, có lúc người ta
xấu đã đành. Nhưng người ta khéo dàn xếp bề ngoài để trở nên một người nếu không
tốt cũng bình thường sống trong khuôn khổ bình thường. Người ta sợ người đời chê
cười và người ta sợ cả chính người ta, sợ lương tâm của chính mình, vì thế người ta
không tự thú những tính tình quá táo bạo mà những người khác không dám có, không
thổ lộ dù chỉ thầm kín với mình, những tư tưởng mà người đời cho là trái luân
thường”.
d. Các phương thức, biện pháp, miêu tả tâm lý nhân vật
Xây dựng nhân vật, miêu tả thế giới nội tâm, Khái Hưng thành công trong việc sử
dụng những phương thức, những biện pháp diễn đạt mới. Giáo sư Nguyễn Văn Trung
trong Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết đã nêu lên đặc điểm nổi bật của các nhà tiểu
thuyết Tự lực văn đoàn trong kỹ thuật tiểu thuyết là trần thuật ở điểm nhìn gần. Tức là
nhà văn “đứng ở ngoài mà nhìn nhân vật, nhưng là đứng gần, nghĩa là ở một vị trí ưu đãi
của một người quen biết lâu dài thân thiết với nhân vật, do đó có thể hiểu sâu xa nhân
vật hơn người ngoài, tuy nhiên vẫn là người khác, không phải đồng hóa vào chính nhân
vật. Phần nhiều các nhà tiểu thuyết Việt Nam như nhóm Tự lực văn đoàn thường theo
quan niệm này ( ). Tuy là một người đứng ở ngoài, các nhà văn ấy như là đứng đàng
sau, bên cạnh tất cả các nhân vật để hiểu một cách rõ ràng và tỷ mỷ những nguyên nhân,
lý do, hành động và tất cả tư tưởng cùng ý nghĩ của nhân vật trong tác phẩm”. Khảo sát
tiểu thuyết của Khái Hưng chúng tôi thấy trần thuật ở điểm nhìn gần là đặc trưng, là sở
trường, là đóng góp lớn của nhà văn cho nghệ thuật tự sự. Miêu tả nội tâm nhân vật, nhà
văn như đứng rất gần, nhìn thấu nhân vật và kể lại. Nhà văn đi sâu miêu tả, trần thuật cả
thế giới tiềm thức, vô thức, bản năng, những cái ngẫu nhiên, bất thường, rất khó nắm

bắt của nhân vật. Chẳng hạn, tâm trạng phức tạp, thầm kín của Lan và Nam
(trong Đẹp) sau ngày cưới được Khái Hưng hiểu rất rõ và trần thuật lại:
“Nam làm gì thế?
Lan hỏi và đi ra hiên, tay cầm chiếc áo pullover màu nâu tươi đương đan dở. Nam
quay lại đáp:
- Anh phơi nắng.
Và chàng khôi hài nói tiếp:
- Anh phơi cho tư tưởng trong đầu anh khô và ấm, vì tư tưởng của anh ướt dề dề
và lạnh ngắt.
Lan mỉm cười âu yếm nhìn Nam. Nàng muốn bảo chồng: “Sao anh không sưởi nó
ở trong lòng em?”. Nhưng nàng không dám nói. Nàng thấy ý nghĩ ấy kiểu cách, tiểu
thuyết chứ không phải nàng bẽn lẽn, thẹn thùng. Ở bên cạnh Nam nàng cảm thấy không
một tư tưởng gì của nàng là táo bạo, là đáng ngượng ngùng. Nam cũng mỉm cười lặng lẽ
nhìn vợ. Lan cho rằng hai người cùng có một ý nghĩ thân mật thầm kín. Nhưng lúc ấy
Nam đương tự hỏi: “Nếu ta bảo Lan rằng Lan là cái nhà và ta là người thuê nhà đã ký
một bản hợp đồng vĩnh viễn để ở cái nhà ấy, thì liệu Lan có giận, có cáu không?”.

×