Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Từ ngữ chỉ thời gian trong thơ hàn mặc tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.68 KB, 63 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

TRẦN THỊ HẰNG

Từ ngữ chỉ thời gian trong thơ Hàn Mặc Tử

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 5
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 5
5. Cấu trúc đề tài........................................................................................ 5
NỘI DUNG ............................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN XUNG QUANH ĐỀ TÀI ...... 6
1.1. Khái quát về từ tiếng Việt ..................................................................... 6
1.1.1. Các quan niệm về từ trong tiếng Việt ................................................. 6
1.1.2. Đặc điểm của từ tiếng Việt................................................................. 7
1.1.2.1. Từ là đơn vị ngôn ngữ gồm một hoặc một số âm tiết......................... 7
1.1.2.2. Từ có tính hồn chỉnh về nghĩa ....................................................... 7
1.1.2.3. Từ có tính hồnh chỉnh về cấu tạo................................................... 8
1.1.2.4. Từ có tính độc lập về cú pháp.......................................................... 8
1.1.3. Phân loại từ về mặt cấu tạo ............................................................... 8


1.1.3.1. Từ đơn ........................................................................................... 9
1.1.3.2. Từ phức.......................................................................................... 9
1.1.3.3. Cụm từ ......................................................................................... 11
1.2. Từ chỉ thời gian trong tiếng Việt ......................................................... 12
1.2.1. Khái niệm từ chỉ thời gian ............................................................... 12
1.2.2. Từ chỉ thời gian trong tiếng Việt ...................................................... 15
1.3. Khái quát về Hàn Mặc Tử- Thơ Hàn Mặc Tử ...................................... 16
1.3.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp ...................................................... 16


2

1.3.2. Nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử............................................................. 19


CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT TỪ CHỈ THỜI GIAN TRONG THƠ
HÀN MẶC TỬ........................................................................................ 24
2.1. Khảo sát trên bình diện từ vựng .......................................................... 24
2.1.1. Từ Hán Việt .................................................................................... 25
2.1.2. Từ thuần Việt .................................................................................. 26
2.2. Khảo sát trên bình diện Ngữ pháp ....................................................... 26
2.2.1. Về cấu tạo ....................................................................................... 26
2.2.1.1. Cấu tạo từ..................................................................................... 26
2.2.1.2. Cấu tạo cụm từ ............................................................................. 31
2.2.2. Từ loại ............................................................................................ 33
2.2.2.1. Danh từ ........................................................................................ 34
2.2.2.2. Phó từ ......................................................................................... 34
2.3. Chức năng ngữ pháp trong cụm từ và trong câu ................................... 35
2.3.1. Chức năng ngữ pháp trong cụm từ.................................................... 35
2.3.1.1. Cụm danh từ................................................................................. 35

2.3.1.2. Cụm tính từ .................................................................................. 35
2.3.1.3. Cụm động từ ................................................................................ 36
2.3.2. Chức năng ngữ pháp trong trong câu ............................................... 37
2.3.2.1. Làm thành phần chủ ngữ ............................................................... 37
2.3.2.2. Làm thành phần vị ngữ ................................................................. 38
2.3.2.3. Làm thành phần trạng ngữ ............................................................ 38
2.3.2.4. Một số chức năng khác ................................................................. 38
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA TỪ CHỈ THỜI GIAN
TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ................................................................ 40
3.1.Thời gian của thiên nhiên .................................................................... 40
3.1.1. Thời gian của tháng ngày ................................................................. 40
3.1.2. Thời gian của bốn mùa .................................................................... 43


3.2. Thời gian của tâm trạng cá nhân ......................................................... 46
3.2.1. Thời gian của tiếc nuối .................................................................... 46
3.2.2. Thời gian của niềm tin ..................................................................... 49
3.3. Thời gian thể hiện khát khao, ước vọng............................................... 51
KẾT LUẬN ............................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 58


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hàn Mặc Tử (1912-1940) là một hiện tượng văn học kì lạ trong nền thi
ca Việt Nam hiện đại. Trước mặc cảm của bệnh tật và cô đơn, ông đã sống
trọn vẹn những phút giây ngắn ngủi còn lại cho sáng tạo nghệ thuật. Tài năng
của Hàn Mặc Tử được thể hiện trên nhiều lĩnh vực từ báo chí, nghiên cứu,

phê bình cho đến thơ. Trong đó, thơ ca đã làm nên tên tuổi và khẳng định
được vị trí của ơng trên thi đàn văn học.
Thơ Hàn Mặc Tử là tiếng nói chân thành của một trái tim tha thiết yêu
cuộc sống, từ khát khao mãnh liệt đến đau đớn tột cùng. Với thi sĩ, thơ đã trở
thành một phép nhiệm màu để tồn tại, để sáng tạo và giải thoát những ẩn ức
sâu thẳm của tâm hồn. Người thơ ấy, suốt một đời sống trọn vẹn cho thơ và
chết cũng trở về với thơ:“Thơ là điều quan trọng nhất đối với Hàn Mặc Tử,
Hàn Mặc Tử sống nhờ thơ và vì thơ, ni tâm hồn mình bằng thơ và cho rằng
sứ mạng đối với ông là làm thơ” [8, tr. 224].
Hàn Mặc Tử ln khát khao và trăn trở đi tìm “cái lạ”, cái mãnh liệt,
cái tột cùng của cảm xúc. Trong sâu thẳm cõi hư vô, tuyệt vọng thi sĩ đã xây
dựng lâu đài khát vọng nghệ thuật thăng hoa trong cảm xúc. Tất cả những
trạng thái của cảm xúc tâm hồn, khát vọng sống và sáng tạo nghệ thuật mãnh
liệt đã làm nên dáng hình riêng của thi sĩ, một người “khách lạ đi giữa nguồn
trong trẻo” [8, tr.312]. Không chỉ đưa người đọc đến với nỗi niềm u uất, Hàn
Mặc Tử còn sáng tạo ra một thế giới nghệ thuật độc đáo, đa dạng, nhiều màu
sắc, âm thanh. Thế giới ấy thoát khỏi vẻ đẹp trần thế để bước vào cõi thâm
sâu trong tâm hồn của thi sĩ. Từ tập thơ rất ngắn Gái quê đầy bẽn lẽn, ngập
ngừng Hàn Mặc Tử đã dựng nên cả một thế giới kì dị của Thơ Điên. Bước


2

vào thế giới đó người ta say sưa, chống ngợp trước muôn vàn cảnh sắc của
vườn thơ “rộng rinh không bờ bến, càng đi xa càng ớn lạnh” (Hoài Thanh).
Khi đọc thơ Hàn Mặc Tử, ta gặp những cung bậc đa thanh về nỗi đau
tâm hồn con người. Hàn Mặc Tử làm lay động biết bao trái tim độc giả bởi
những khát khao vô tận, khát khao đến tột cùng của cảm xúc. Nét đặc sắc
trong thơ Hàn Mặc Tử còn ở cách sử dụng, lựa chọn từ ngữ rất tinh tế. Với
những sáng tạo trong việc sử dụng lớp từ ngữ chỉ thời gian, Hàn Mặc Tử đã

tạo nên thế giới nghệ thuật đặc sắc mang đậm nét riêng của nhà thơ.
Với niềm đam mê thơ Hàn Mặc Tử và cảm thương cho số phận của
người thi sĩ bạc mệnh, chúng tơi muốn đi sâu vào tìm hiểu thơ ông qua đề tài
“Từ ngữ chỉ thời gian trong thơ Hàn Mặc Tử”, để được sống và trải nghiệm
trong mạch thơ bất tận ấy. Qua đó, góp tiếng nói vào việc phát hiện những
đóng góp của nhà thơ Hàn Mặc Tử cho sự phát triển của tiếng Việt.
2. Lịch sử vấn đề
Hàn Mặc Tử là một tài năng thơ lạ lùng, đầy phức tạp của phong trào
thơ mới 1932-1945. Trong suốt thời gian qua, các nhà nghiên cứu, phê bình
đã tốn khơng ít cơng sức để đi“giải mã” về cuộc đời và thơ ơng.
Khi Hàn Mặc Tử cịn sống thì dường như người ta chưa biết nhiều đến
tên tuổi cũng như thơ ông. Phải đến khi Hàn Mặc Tử giã từ cõi đời này, năm
1940 trong cái chết đau đớn thì cả làng thơ Việt Nam bỗng nhiên bừng tỉnh
với những phát hiện lí thú về đời thơ của ơng. Hàng loạt bài viết phê bình, ca
tụng, tơn vinh được viết lên như những lời tri ân sâu nặng, tiếc thương cho
một tài năng thi ca như: Hàn Mặc Tử (Bích Khê), Những kỉ niệm về Hàn Mặc
Tử (Trần Thanh Địch), Thơ Hàn Mặc Tử (Trọng Miên), Nhà văn Việt Nam
(Vũ Ngọc Phan)…Có thể thấy một số khuynh hướng nghiên cứu sau:
Thứ nhất, nghiên cứu, sưu tầm tư liệu về cuộc đời Hàn Mặc Tử.


3

Tiêu biểu phải kể đến tác giả Phạm Xuân Tuyển trong cơng trình Đi tìm
chân dung Hàn Mặc Tử năm 1997. Tác giả đã giúp chúng ta có được một
cách nhìn tồn diện về cuộc đời của nhà thơ. Ngồi ra có một số bài viết sưu
tầm khác như: Hàn Mặc Tử- hương thơm và mật đắng của Trần Thị Huyền
Trang, Đôi nét về Hàn Mặc Tử của Quách Tấn, Nhớ Hàn Mặc Tử của Nguyễn
Văn Xê, Một vài kỉ niệm về Hàn Mặc Tử của Hoàng Điệp…
Thứ hai, nghiên cứu thơ Hàn Mặc Tử thiên về góc độ phê bình.

Có thể kể ra một số tên tuổi như: Hồi Thanh, Trần Thanh Mại, Chế
Lan Viên, Mã Giang Lân, Lê Đình Kỵ, Vũ Ngọc Phan…Hầu hết các tác giả
đều cho rằng đây là một hồn thơ dào dạt và phức tạp với “những câu thơ đẹp
một cách lạ lùng”. Tác giả Vũ Ngọc Phan đã đưa ra ý kiến đánh giá, nhận xét
về mảng thơ tình yêu của Hàn Mặc Tử:“Quan niệm về thơ tình u của ơng
khơng được thanh cao, thiên về xác thịt”. Chế Lan Viên thì khẳng định tài
năng của người bạn thơ như một thiên tài hiếm có trong lịch sử:“Mai sau,
những cái tầm thường, mực thước kia sẽ tan biến đi và còn lại của cái thời kì
này chút gì đáng kể, đó là Hàn Mặc Tử” [5, tr. 38]. Trọng Miên cho rằng thơ
Hàn Mặc Tử là“một nguồn thơ tân kì làm bằng máu, bằng lệ, bằng hồn với
tất cả say sưa, rung động của một người hoàn toàn đau khổ” [8, tr.39]. Trần
Thanh Mại trong bài viết Hàn Mặc Tử đã khẳng định rằng:“Hàn Mặc Tử là
người đầu tiên trong thế kỷ thứ XX mở một cuộc cải cách lớn cho văn chương
Việt Nam và thành công một cách vinh quang rực rỡ” [6, tr.65]. Tác giả Trần
Thanh Mại trong bài Nguồn cảm thụ lực ởHàn Mặc Tử cho rằng Hàn Mặc Tử
là nhà thi sĩ Việt Nam có cái nghệ thuật âm nhạc tài tình nhất [10, tr.56].
Phan Cự Đệ thì nhận xét về ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử:“Ngôn ngữ thơ do
Hàn Mặc Tử đáo luyện có vẻ đặc sắc vì sự lựa chọn tài tình của các từ ngữ
hịa điệu và thú vị”[5, tr.461]. Nguyễn Đăng Điệp cho rằng:“Hàn Mặc Tử đã
thổi tất cả năng lực nội tâm đau thương vào những chữ, hóa thân chúng, tái


4

sinh chúng, làm cho chúng thức dậy một lần cùng với màu sắc, vần điệu uyển
chuyển, quyến rũ của lời thơ” [6, tr.163]. Trần Tái Phùng trong bài viết Hàn
Mặc Tử đã nhận xét về nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử:“Nghệ thuật chàng tựa
một con sông dài đi xuyên qua thế kỷ chúng ta, và hai bờ sông dàn bày không
biết bao nhiêu cảnh sắc khác nhau, đẹp đẽ đến say ngợp, đến tê liệt cả lòng
người”[6, tr.65].

Thứ ba, nghiên cứu thơ Hàn Mặc Tử trong nét biểu hiện của Tôn giáo.
Vấn đề tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử thời gian qua đã gây ra khơng
ít tranh luận trong giới nghiên cứu. Vũ Ngọc Phan khẳng định:“Thơ tôn giáo
đã ra đời cùng với Hàn Mặc Tử. Tôi dám chắc rồi đây con nhiều thi sĩ Việt
Nam sẽ tìm nguồn cảm hứng trong Tôn giáo và đưa thi ca vào con đường triết
học, con đường rất mới, rất xa xăm mà đến nay chưa mấy nhà thơ dám bước
tới”. Phan Cự Đệ cho rằng:“Có những hiện tượng trong thơ Hàn Mặc Tử vừa
có ngun nhân từ bệnh lý, từ hồn cảnh cơ đơn, vừa có ngun nhân từ
những ảnh hưởng của tôn giáo”. Đỗ Lai Thúy đã nhận định thơ Hàn Mặc Tử:
“Tư duy tôn giáo là một công cụ hữu hiệu để nâng cánh cho trực giác nghệ
thuật tuyệt vời của thi nhân bay cao, bay xa vào cõi siêu hình”.
Nhìn chung số lượng bài viết về tác giả Hàn Mặc Tử khá phong phú và
đa dạng. Phần lớn các tác giả quan tâm tới thơ của Hàn Mặc Tử đều thiên
nhiều hơn về góc độ phê bình nghiên cứu văn học. Có nhiều ý kiến đánh giá
trái ngược nhau về thơ Hàn Mặc Tử. Dù khen hay chê người ta cũng không
tránh khỏi ngạc nhiên trước một tài năng thơ lạ lùng, đầy bí ẩn. Tuy nhiên,
nghiên cứu về thơ Hàn Mặc Tử ở góc độ ngơn ngữ đến nay vẫn chưa dành
được sự quan tâm đúng mức của các nhà nghiên cứu.
Ở đây, chúng tơi tìm hiểu về thơ Hàn Mặc Tử dưới góc độ ngơn ngữ.
“Từ ngữ chỉ thời gian trong thơ Hàn Mặc Tử” là một vấn đề còn khá mới mẻ.


5

Tìm hiểu đề tài này, chúng tơi mong muốn góp phần vào quá trình khám phá
nét đặc sắc trong thơ Hàn Mặc Tử.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài này là “Từ ngữ chỉ thời
gian trong thơ Hàn Mặc Tử” do tác giả Lữ Huy Nguyên sưu tầm, tuyển chọn
(1996), NXB Văn học Hà Nội.

4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này chúng tơi sử dụng các phương
pháp sau:
- Phương pháp phân loại, thống kê
- Phương pháp phân tích, chứng minh
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp tổng hợp, khái quát
5. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm
có ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận xung quanh đề tài
Chương 2: Khảo sát từ chỉ thời gian trong thơ Hàn Mặc Tử
Chương 3: Giá trị biểu đạt của từ chỉ thời gian trong thơ Hàn Mặc Tử


6

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN XUNG QUANH ĐỀ TÀI
1.1. Khái quát về từ tiếng Việt
1.1.1. Các quan niệm về từ trong tiếng Việt
Từ là một đơn vị quan trọng được bàn luận nhiều trong suốt quá trình
nghiên cứu của ngôn ngữ học. Như F.de. Sau đã viết:“…Từ là một đơn vị
luôn luôn ám ảnh tư tưởng chúng ta như một cái gì đó trung tâm trong tồn
cơ cấu ngơn ngữ, mặc dù khái niệm này khó định nghĩa” (F.d. Saussure, Giáo
trình Ngơn ngữ học đại cương, HN, 1973, tr.111). Có thể kể đến một số
khái niệm về từ tiếng Việt như sau:
A. Mây yê:“Từ là sự kết hợp giữa một ý nghĩa nhất định với một tổ hợp
âm nhất định, có khả năng đảm nhận một chức năng ngữ pháp nhất định”
[11, tr.36].

Bugada:“Từ là đơn vị nhỏ nhất và độc lập có hình thức vật chất (vỏ
âm thanh và hình thức) và có nghĩa có tính chất biện chứng và lịch sử”
[13,tr.31].
Hồ Lê:“Từ là đơn vị ngôn ngữ có chức năng định danh phi liên kết
hiện thực, hoặc chức năng mơ phỏng tiếng động, có khả năng kết hợp tự do,
do tính vững chắc về cấu tạo và tính nhất thể về ý nghĩa” [9, tr .104].
Nguyễn Văn Tu:“Từ là đơn vị cơ bản chủ yếu có khả năng vận dụng
độc lập mang ý nghĩa từ vựng, nghĩa ngữ pháp” [13, tr. 33].
Nguyễn Kim Thản:“Từ là đơn vị cơ bản của ngơn ngữ, có thể tách khỏi
các đơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn
chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa (từ vựng hoặc ngữ pháp) và chức năng ngữ pháp”
[9, tr. 38].


7

Đỗ Thị Kim Liên:“Từ là đơn vị ngôn ngữ, gồm một hoặc một số âm tiết
có nghĩa nhỏ nhất, có cấu tạo hoàn chỉnh và vận dụng tự do để tạo nên câu”
[10, tr.15]
Nguyễn Thiện Giáp:“Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngơn ngữ, độc lập về ý
nghĩa và hình thức” [15, tr.61].
Đỗ Hữu Châu:“Từ của tiếng việt là một hoặc một số âm tiết cố định,
bất biến, có một ý nghĩa nhất định, nằm trong một phương thức (hoặc kiểu
cấu tạo) cấu tạo nhất định, tuân theo những kiểu đặc điểm ngữ pháp nhất
định, lớn nhất trong từ vựng và nhỏ nhất để tạo câu” [3, tr.122].
Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhưng hầu hết các nhà nghiên
cứu đều đưa ra những đặc điểm cơ bản nhất của từ. Ở đây, chúng tôi dựa vào
quan niệm về từ của G. S Đỗ Hữu Châu làm cơ sở để thực hiện đề tài này.
1.1.2. Đặc điểm của từ tiếng Việt
Kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học như Đỗ

Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Đỗ Thị Kim Liên, Hồ Lê, Hồng Văn
Hành…chúng tơi nêu ra những đặc điểm về từ tiếng Việt như sau:
1.1.2.1. Từ là đơn vị ngôn ngữ gồm một hoặc một số âm tiết
Ví dụ: Một âm tiết: giờ, phút, giây,…
Hai âm tiết: mùa xuân, ngày ngày, buổi chiều, buổi trưa,…
Ba âm tiết trở lên: thiên niên kỷ, ngày xửa ngày xưa,…
1.1.2.2. Từ có tính hồn chỉnh về nghĩa
Mặc dù được cấu tạo từ một, hai hoặc ba âm tiết nhưng ln biểu thị
một ý nghĩa nhất định, ý nghĩa đó khơng bị chia tách, phá vỡ trong giao tiếp.
Ví dụ: Để biểu thị nỗi nhớ và cô đơn của người chinh phụ trông mong
người chồng ở biên ải xa, tác giả viết:
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
(Chinh phụ ngâm)


8

Nghĩa của từ có thể là nghĩa từ vựng hay nghĩa ngữ pháp
Ví dụ: - Ý nghĩa từ vựng: ngày, đêm, tháng, năm…
- Ý nghĩa ngữ pháp: đã, đang, sắp, sẽ…
Từ có thể mang nhiều tầng nghĩa (nghĩa đen, nghĩa bóng hay nghĩa
chính, nghĩa phụ…) và nhiều biểu hiện nghĩa khác nhau. Theo quan điểm của
Đỗ Hữu Châu cũng như nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ khác, về mặt ngữ
nghĩa, từ tiếng Việt được phân thành các loại khác nhau: từ nhiều nghĩa, từ
đồng nghĩa, từ đồng âm và từ trái nghĩa.
1.1.2.3. Từ có tính hồnh chỉnh về cấu tạo
Từ là một khối chặt chẽ cả về nội dung lẫn hình thức cấu tạo, khơng thể
chia tách hoặc chêm xen một yếu tố nào khác vào giữa từ. Nếu chêm xen hoặc
chia tách thì tổ chức cấu tạo từ thì sẽ bị phá vỡ và từ không giữ nguyên nghĩa

ban đầu (chuyển sang cụm từ).
Ví dụ: Mùa xuân là mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần
lên, thường được coi là mở đầu của năm. Mùa xuân là mùa của muôn cây đâm
chồi nảy lộc. Nếu như ta thêm“đang” vào “Mùa đang xuân” thì ý nghĩa của
từ khơng cịn giữ ngun nữa.
1.1.2.4. Từ có tính độc lập về cú pháp
Từ có những khả năng kết hợp với nhiều từ khác để cấu tạo câu. Hình vị
khơng có khả năng này, vì hình vị là đơn vị cấu tạo nên từ, bị ràng buộc bởi
từ.
Ví dụ: Đỏ au. Ta nói, “Da nó đỏ au” chứ khơng thể nói: “Da nó au”.
1.1.3. Phân loại từ về mặt cấu tạo
Các tác giả nghiên cứu thường dùng các tiêu chí khác nhau để phân loại
các từ về mặt cấu tạo thành các loại từ lớn đến nhỏ. Kế thừa quan điểm của
Đỗ Hữu Châu là dựa vào phương thức cấu tạo, từ tiếng Việt được phân chia
thành từ đơn và từ phức, cụm từ.


9

Ví dụ : mùa xuân, ngày tháng, năm tháng, sắp sửa, mai mốt…
1.1.3.1. Từ đơn
Từ đơn là những từ một hình vị, từ có một tiếng.
Ví dụ: ngày, tháng, năm, buổi, đã, đang, sẽ, sắp…
Các từ đơn một âm tiết tuy có số lượng khơng lớn lắm song mang những
đặc trưng ngữ nghĩa chủ yếu của từ vựng tiếng Việt, chúng được dùng để cấu
tạo từ phức.
1.1.3.2. Từ phức
Từ phức có hai loại là từ ghép và từ láy .
a. Từ ghép
Từ ghép là từ những từ kết hợp với nhau chủ yếu về mặt ngữ nghĩa. Ví

dụ: mùa xuân, ngày tháng, năm tháng… Căn cứ vào mối quan hệ ý nghĩa ngữ
pháp giữa các nghĩa của từ để phân từ ghép thành hai loại: từ ghép đẳng lập
(TGĐL) và từ ghép chính phụ (TGCP).
Từ ghép đẳng lập là kiểu từ ghép trong đó hai yếu tố kết hợp với nhau
có cùng ý nghĩa chỉ sự vật mang tính khái quát hay tổng hợp, quan hệ giữa hai
yếu tố luôn đồng đẳng.
Ví dụ : đêm ngày, năm tháng, phút giây, ngày giờ…
Từ ghép chính phụ là kiểu từ ghép giữa hai yếu tố kết hợp có sự chênh
lệch nhau về mặt ý nghĩa (yếu tố mang ý nghĩa khái quát đi kèm với yếu tố
mang ý nghĩa cụ thể). So với từ ghép đẳng lập kiểu từ ghép này thường mang
ý nghĩa cụ thể.
Ví dụ : ban đêm, ngày nay, bây giờ, mai sau, mùa xuân…
Ý nghĩa của từ ghép rất đa dạng, khi dựa vào ngữ cảnh của từng loại
chúng ta có thể phân thành từ ghép hợp nghĩa hay từ ghép phân nghĩa.
Ví dụ : Từ ghép hợp nghĩa
Phút giây = Phút + giây


10

Từ ghép phân nghĩa
buổi chiều = buổi + chiều
mùa xuân= mùa+ xuân
b. Từ láy
Đỗ Hữu Châu quan niệm, từ láy là những từ được cấu tạo theo phương
thức láy. Đó có thể là phương thức lặp lại tồn bộ hay bộ phận âm tiết (âm
đầu, vần…) có thể giữ nguyên hay biến đổi thanh điệu theo quy tắc biến
thanh. Ý nghĩa từ láy phụ thuộc chặt chẽ vào hình vị cơ sở vì vậy khi khảo sát
cần chú ý xác định đúng hình vị gốc của từ.
Theo Nguyễn Hữu Quỳnh, từ láy là những từ ghép gồm hai hình vị kết

hợp với nhau chủ yếu theo quan hệ ngữ âm. Các thành tố của từ láy có mối
tương quan với nhau về thanh điệu hoặc về các bộ phận ngữ âm tạo nên các
thành tố đó. Đồng thời chúng tạo nên một ngữ nghĩa nhất định.
Diệp Quang Ban cho rằng, từ láy có thể là từ phức được tạo ra bằng
phương thức láy âm có tác dụng tạo nghĩa.
Trong cách phân loại các tác giả đều chia từ láy thành 2 loại: láy hồn
tồn và láy bộ phận.
Ví dụ: - Láy hoàn toàn: xanh xanh, xa xa, đỏ đỏ…
- Láy bộ phận: xa xôi (láy phụ âm đầu), đằng đẳng (láy vần),
chậm chạp (láy âm đầu, láy thanh điệu), nhỏ nhắn…
* Phân biệt từ láy với dạng lặp từ
Trong tiếng Việt, có nhiều trường hợp xuất hiện những từ mang hình
thức lặp cần phân biệt với từ láy. Theo Đỗ Hữu Châu, tiêu chí để nhận diện từ
láy khác với từ lặp là các hình vị láy vừa phải đồng nhất, vừa phải khác đi ít
hay nhiều so với hình vị cơ sở. Sự khác biệt này về mặt ngữ âm, có thể xảy ra
ở thanh điệu, hoặc ở trọng tâm. Những từ nằm ngồi tiêu chí này có thể tạm
thời xem như hình thức lặp từ.


11

Lặp từ là hình thức lặp lại hồn tồn (âm, vần, thanh điệu) của hình vị
cơ sở, để biểu thị cách diễn đạt ý nghĩa nhất định về mức độ thường xun có
tính chất lặp đi lặp lại của sự vật (thường gặp trong các từ chỉ thời gian).
Ví dụ: ngày ngày, tháng tháng, đêm đêm…
Tuy nhiên trong từ láy vẫn có những hình vị cơ sở được láy lại một
cách hồn tồn gần giống với hình thức lặp từ (ví dụ: xanh xanh, đỏ đỏ…). Đỗ
Hữu Châu xem các từ này là từ láy có sự đồng nhất về nghĩa đi đơi với sự gần
nhất về ngữ âm.
Có thể nói rằng, việc phân biệt từ láy với lặp từ chỉ nên dựa vào ý nghĩa

sắc thái hóa (phi cá thể hóa hay khái qt hóa sự vật) của hình vị cơ sở. Nếu
hình vị cơ sở mang ý nghĩa khái qt hóa thì đó có thể là từ láy. Ngược lại,
nếu hình vị cơ sở mang ý nghĩa sắc thái phi cá thể hóa thì có thể xảy ra hiện
tượng lặp từ.
Như vậy, với quan điểm của Đỗ Hữu Châu, từ tiếng Việt gồm có từ đơn
và từ phức (từ ghép và từ láy). Đây cũng là cơ sở quan trọng để chúng tôi
khảo sát vốn từ chỉ thời gian trong thơ Hàn Mặc Tử trên bình diện cấu tạo từ.
1.1.3.3. Cụm từ
Theo Đỗ Hữu Châu, cũng như nhiều nhà ngơn ngữ đã thừa nhận: Vị trí
của vấn đề tư cách từ khơng ở dạng tuyến tính:
Hình vị - Từ - Ngữ cố định - Cụm tự do
Mà ở dạng :

Từ
Hình vị

-

- Cụm tự do
Ngữ cố định

Đỗ Hữu Châu, chia cụm từ ra làm hai loại: cụm từ tự do và cụm từ cố
định.


12

- Cụm từ tự do: Là những tổ hợp từ có thể xen kẽ, mở rộng, thay thế
hoặc rút gọn một hình vị trong quá trình giao tiếp. Đây là tiêu chí mà Đỗ Hữu
Châu trong q trình nghiên cứu đưa ra để phân biệt với từ ghép. Khác với

cụm từ cố định, cụm từ tự do khơng mang tính thành ngữ (nếu có thì cũng rất
hạn chế). Ơng cho rằng một tổ hợp có tính thành ngữ càng cao thì càng gần
với từ, có tính thành ngữ càng thấp thì càng gần với cụm từ tự do.
- Cụm từ cố định: Đây là các ngữ cố định được quy định sẵn, có tính
bắt buộc về mặt xã hội đã được mọi người cơng nhận và sử dụng như từ.
Chính vì được cố định hóa mà cụm từ cố định mang trong nó tính thành ngữ.
Theo Diệp Quang Ban, cụm từ là“những kiến trúc gồm hai từ trở lên
kết hợp “tự do” với nhau theo những quan hệ ngữ pháp hiển nhiên nhất định
và không chứa kết từ ở đầu (để chỉ chức vụ ngữ pháp của kiến trúc này)”.
Trong tiếng Việt, chúng ta có thể gặp những loại cụm từ như: cụm danh
từ, cụm tính từ, cụm động từ, cụm số từ, cụm đại từ. Những cụm từ nói trên
thường được gọi tên theo từ loại của thành tố chính trong cụm. Trong đó, cụm
danh từ, cụm động từ và cụm tính từ có cấu tạo đa dạng hơn hai loại cụm từ
còn lại. Tuy nhiên mỗi cụm từ, thơng thường có thể chia thành ba bộ phận rõ
rệt: phần phụ trước, phần trung tâm và phần phụ sau.
1.2. Từ chỉ thời gian trong tiếng Việt
1.2.1. Khái niệm từ chỉ thời gian
Từ chỉ thời gian là một trong những khái niệm cơ bản trong nhận thức
của con người. Cũng như trong mọi hiện tượng tự nhiên khác, từ chỉ thời gian
được sự quan tâm của giới nghiên cứu. Từ chỉ thời gian được hiểu dưới nhiều
góc độ khác nhau từ vật lí học, triết học và cả ngơn ngữ học.
Về triết học, một nhà sư định nghĩa:“Thời gian chính là dòng vận hành
liên tục của thực tại khách quan trên cơ sở đổi thay của thực tại khách quan


13

ấy, tâm lí con người thiết định nêu ý niệm về thời gian theo thời vị quá khứ,
hiện tại, tương lai”.
Theo quan điểm của Mác- Lênin thì thời gian là hình thức tồn tại của

vật chất, xét về mặt “trường tính”- Đó là độ dài diễn biến của các q trình,
sự kế tiếp nhau trong vận động phát triển (ngày, tuần, tháng, năm, thập kỷ,
thế kỷ, bước đi, chặng đường, thời kỳ, giai đoạn…) (Giáo trình chính trị, NXB
Giáo dục, 2008).
Về vật lí coi thời gian là một đại lượng biến thiên và là thành phần của
một hệ thống đo lường được dùng để diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện để
so sánh độ dài của các sự kiện và các khoảng cách giữa chúng để lượng hóa
chuyển động của các đối tượng.
Thời gian được tính bằng: năm, tháng, ngày, giờ, phút, giây. Theo quy
ước, giây là khoảng thời gian bằng 9, 192, 631, 770 lần chu kỳ của bức xạ
điện từ phát ra bởi nguyên tử Ce123 khi thay đổi trạng thái giữa hai mức năng
lượng đáy siêu tinh vi. Dựa vào quy ước đó, các đơn vị thời gian thông dụng
khác được định nghĩa như sau:
Một phút có 60 giây
Một giờ có 60 phút
Một ngày có 24 giờ
Một tuần có 7 ngày
Một tháng có 4 tuần
Một năm là khoảng thời gian trung bình của một chu kỳ trái đất quay
quanh mặt trời, gồm có 12 tháng, 52 tuần, 365 ngày và 6 giờ.
Trong thực tế, con người có thể cảm nhận được thời gian từ những đổi
thay, biến cố của tự nhiên như: sáng, trưa, chiều, tối... Trong xã hội như: tết,
lễ hội, phiên chợ…Trong cuộc đời con người như: sơ sinh, thời niên thiếu, già


14

đi…Tuy nhiên khơng vì thế mà thời gian có thể trơi nhanh hay chậm lại, mà
điều đó do tâm lý, công việc và cuộc sống của mỗi con người tạo ra.
Trong tác phẩm nghệ thuật, thời gian khác với thời gian khách quan

được đo bằng đồng hồ hay lịch. Nó được cảm nhận tùy thuộc vào dòng suy tư
chủ quan của tác giả. Thời gian trong tác phẩm nghệ thuật có thể bị đảo
ngược, xáo trộn, có thể kéo dài ra hoặc ngắn lại, quá khứ, hiện tại, tương lai
xoay chiều có thể thay đổi cho nhau theo dịng suy tưởng của tác giả. Ngược
lại, thời gian vật lí có tính liên tục, được mặc định sẵn một chiều khơng đứt
đoạn.
Trong thơ ca, bằng ngơn từ người ta có thể định nghĩa thời gian bằng
nhiều cách ví von. Chẳng hạn, cách so sánh đầy hình ảnh:“Thời gian trơi
nhanh như tên bắn mà đời người thì mong manh tựa sương mai”.
Có người còn định nghĩa thời gian theo tâm trạng của chủ thể trữ tình
dựa trên sự thay đổi tuần hồn của bốn mùa:
Thời gian là gì
Chở năm tháng đi xa
Em ngây thơ tin mùa xuân mãi mãi
Nào đâu hay đông đang về hớt hải
Nhặt lá rơi em đếm tuổi đợi mùa.
(Thời gian)
Hay như câu thơ độc đáo đầy màu sắc, âm thanh của Đồn Phú Tứ:
Màu thời gian khơng xanh
Màu thời gian tím ngát
Hương thời gian khơng nồng
Hương thời gian thanh thanh.
Thời gian luôn vận động như một quy luật tất yếu của tự nhiên. Cho
đến nay, thời gian vẫn là một đại lượng mà khơng ai có thể định nghĩa được


15

một cách chính xác nhất. Cũng như khơng một ai có thể chống cự lại chiều
vận động bất biến của thời gian. Con người được sinh ra, trưởng thành rồi

chết đi trong dòng biến đổi của thời gian.
1.2.2. Từ chỉ thời gian trong tiếng Việt
Có thể nói rằng từ chỉ thời gian có mặt hầu hết trong các lĩnh vực và trở
thành mảng từ không thể thiếu trong đời sống của con người. Chúng ta có thể
thấy những từ chỉ thời gian trong giao tiếp hàng ngày như:
- Giây, phút, giờ…
- Buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối…
- Ngày, tháng, năm, thế kỷ…
- Mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đơng…
Có rất nhiều cách gọi chỉ thời gian xác định (ngày hôm qua, sáng hôm
nay, ngày mai) hay thời gian không xác định như (ngày ấy, năm ấy, lúc ấy,…)
Trong tiếng việt về cấu tạo, ta có thể gặp các đơn vị chỉ thời gian một
âm tiết như: ngày, tuần, tháng, năm… nhưng cũng có khi là những từ hai âm
tiết như: buổi sáng, ngày tháng, thế kỷ… hay ta còn bắt gặp những cụm từ
như: dòng thời gian, thiên niên kỷ.
Về nguồn gốc hình thành, bên cạnh đại đa số từ thuần Việt, ta cũng có
thể bắt một số từ chỉ thời gian có âm Hán Việt như: khắc, canh, tiết, quý, niên,
kỷ…
Về từ loại, từ chỉ thời gian chiếm phần nhiều là các danh từ: ngày,
tháng, mùa… hoặc các phó từ: đã, đang, sẽ, lúc, khi… Cũng có khi là tính từ:
lâu, mau, nhanh, chậm…
Có thể nói rằng, từ chỉ thời gian trong tiếng Việt vô cùng phong phú và
đa dạng. Nó là một mảng từ khơng thể thiếu được con người sử dụng nhiều
trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong thơ ca.


16

1.3. Khái quát về Hàn Mặc Tử- Thơ Hàn Mặc Tử
1.3.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp

Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, tên thánh là Phêrô
Phanxicô, sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912 tại Lệ Mỹ, Đồng Hới Quảng Bình.
Hàn Mặc Tử ra đời lúc thân sinh là ơng Nguyễn Văn Toản cịn làm ở chủ sự
Sở thương chánh Nhật Lệ ở Đồng Hới. Lớn lên, Hàn Mặc Tử theo thân sinh
đi nhiều nơi và theo học ở các trường tiểu học Sa Kỳ (1920), Quy Nhơn Bồng
Sơn (1921-1923). Đến năm 1926, thân sinh Hàn Mặc Tử bị bệnh và mất ở
Huế, ông theo gia đình vào Quy Nhơn. Mảnh đất nơi Hàn Mặc Tử đã có
những tháng ngày tuổi thơ tươi đẹp và cũng là nơi ơng sống khoảng đời cịn
lại trong đau đớn, tuyệt vọng.
Năm 1932, Hàn Mặc Tử xin vào làm việc ở Sở Đạc Điền, Bình Định.
Khoảng mùa thu năm 1935, Hàn Mặc Tử xin thôi việc ở Sở Đạc Điền vào Sài
Gòn làm báo. Đến năm 1936, Hàn Mặc Tử trở lại Quảng Ngãi. Khoảng năm
1937, ơng phát hiện mình mang chứng bệnh phong. Hàn Mặc Tử đi nhiều nơi
tìm cách chạy chữa nhưng bệnh tình khơng thun giảm, triệu chứng của căn
bệnh quái ác biểu hiện ngày càng rõ rệt. Từ đây, Hàn Mặc Tử về ở trại phong
ở Quy Nhơn và sống tuyệt giao, cách biệt với thế giới bên ngồi. Ơng sống
giấu mình trong nỗi giày vị ghê gớm của bệnh tật, trong những cơn thác loạn
ám ảnh khơn ngi trong tâm trí.
Ngày 11 tháng 11 năm 1940, chúng ta đau xót trước sự ra đi của một
linh hồn thơ. Hàn Mặc Tử đã qua đời trong nỗi cơ đơn tại trại phong Quy
Hồ, Quy Nhơn. Ơng từ giã cõi đời để đi vào chốn vĩnh hằng với những cơn
mê say, mộng mị nhưng sức sống của hồn thơ kỳ lạ ấy vẫn còn sống mãi với
thời gian.
Bằng tài năng và tâm huyết, Hàn Mặc Tử đã để lại cho cuộc đời một di
sản quý báu. Cuộc đời Hàn Mặc Tử đã trở thành một bài thơ lớn, nghe như


17

trong từng hơi thở của thơ có tiếng thở dài đầy nghẹn ngào đau đớn, nỗi

nghẹn ngào của một biển hồn nồng nàn. Nguồn thơ ấy được“làm bằng máu,
bằng lệ, bằng hồn với tất cả say sưa, rung động của một người hoàn toàn đau
khổ”. Những tập thơ Gái quê (1936), Thơ điên sau đổi thành Đau thương
(Hương thơm, Mật đắng, Máu cuồng và Hồn điên), Xuân như ý, Thượng
thanh khí, Cẩm châu duyên (1939) lần lượt ra đời .
Bước vào vườn thơ của Hàn Mặc Tử, chúng ta có thể bắt gặp một hồn
thơ Mới hé mở trong khuôn khổ Đường luật qua Lệ thanh thi tập. Hàn Mặc
Tử nổi danh với bút hiệu Phong Trần vào khoảng 1930-1931. Khoảng năm
1935, Hàn Mặc Tử chuyển sang làm thơ lãng mạn và đến cuối năm 1936, xuất
bản tập Gái quê. Tập thơ Gái quê rất ngắn, nhưng đã khơi ngòi cho một tài
năng mãnh liệt với những tập thơ được ra đời tiếp sau đó. Cảm xúc đến với
nhà thơ đầy ắp hoa mộng hồn nhiên của tuổi trẻ. Lúc này, Hàn Mặc Tử hồ
mình vào cuộc đời với những tình cảm nồng nàn, lơi lả, rạo rực. Nhà thơ cũng
đã cảm nhận thơ bằng cảm quan tinh tế, sắc nhọn cuả người nghệ sĩ. Sự rung
cảm dịu dàng, thanh khiết ở Gái quê chứa đựng một tâm hồn tràn ngập sự
sống vui tươi:
Lá xuân sột soạt trong làn nắng
Ta ngỡ em ơi, vạt áo hường
Thứ áo ngày xuân em mới mặc
Lòng ta rộn rã nỗi yêu thương [12, tr.20]
Đau thương đã trở thành định mệnh thảm khốc nhất trong số phận cuộc
đời thi sĩ Hàn Mặc Tử. Tại đó, những đau khổ, vật vã, giằng xé tâm hồn,
những cảm xúc thăng hoa, sáng tạo cuồng nộ lên đến đỉnh điểm. Hàn Mặc Tử
đã sống trong đau thương, viết trong đau thương và viết bằng đau thương của
những bất hạnh trong cuộc đời. Mỗi tiếng thơ cất lên là tiếng nói đồng vọng
của tiếng lịng. Hàn Mặc Tử đã biến những đau thương trong cuộc đời thành


18


sức mạnh tạo nên những phút giây xuất thần cho sự sáng tạo nghệ thuật. Thi
sĩ đã dồn nén tất cả nỗi lòng thành một tập thơ đầy kinh dị, Thơ điên ra đời trở
thành một thi phẩm đặc sắc nhất, kết đọng tinh huyết thơ Hàn Mặc Tử, làm
nên cái “chất lạ” giữa vườn thơ muôn sắc hương của phong trào thơ Mới. Nếu
như Gái quê mở ra thế giới thơ đầy thanh sắc trong trẻo, êm ái với những nét
trầm lặng của một chút buồn, một chút nhớ, một chút tình đầy mộng và mơ
trong niềm yêu trần thế thì Đau thương đưa chúng ta đến với một thế giới
khác, thế giới của con người khác khao kiếm tìm sự sống nhưng cái chết đang
gieo giắt, rượt đuổi khiến thơ ông trở nên thác với những đỗ vỡ, tuyệt vọng.
Mỗi tiếng thơ dường như là một lời nguyền cuối, lời tuyệt mệnh đầy đau đớn:
Ta trút linh hồn giữa lúc đây
Gió sầu vơ hạn nuối trong cay
Cịn em sao chẳng hay gì cả
Xin để tang anh đến vạn ngày [12, tr.80].
Đến Xuân như ý, Thượng thanh khí, Hàn Mặc Tử làm một cuộc thoát ly
khỏi thực tại để vào cõi siêu hình và trở về trong niềm khao khát sống nơi trần
thế trong Duyên kì ngộ và Quần tiên hội. Dường như trong thơ lúc này khơng
cịn khoảng cách giữa địa ngục và thiên đường, giữa thực và ảo, giữa nhớ và
quên, giữa mê và tỉnh, giữa ánh sáng và bóng tối…Những mảng đối lập của
cuộc đời đã va chạm, phản âm, phản cảnh, phản sắc tạo nên những miền kinh
dị, rùng rợn, choáng ngợp trong thơ Hàn Mặc Tử.
Thơ Hàn Mặc Tử đã đi từ cuộc đời, từ khát khao của cuộc sống đến
những miền xa xăm, huyền ảo để làm nên nghệ thuật chân chính. Ơng đã diễn
tả hay nhất, đặc sắc nhất, tinh tế nhất cái thần thái trong nỗi đau của con
người. Bài thơ cuộc đời đã trải qua thử thách sàng lọc khắc nghiệt của thời
gian để sống trong lòng độc giả mãi về sau.Thi sĩ đã truyền sang cho ta những
rung động đê mê, thanh thốt và say sưa đến kì lạ. Đọc thơ ơng, người ta cịn


19


thấm thía, chiêm nghiệm được nhiều điều của cuộc sống và cái khó nhất là
u chính nỗi đau bản thân để sống và khát vọng một đời người.
1.3.2. Nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử
Thơ là một hình thức nghệ thuật dùng từ, dùng chữ trong ngôn ngữ làm
chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới một
hình thức lơgíc nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm
mỹ cho người đọc, người nghe. Hàn Mặc Tử đã xây dựng lên một thế giới
nghệ thuật mới mẻ, độc đáo bởi những sáng tạo trong việc sử dụng ngôn từ
cực tả để diễn tả mọi cung bậc của người thơ. Khi những đau thương của cuộc
sống thực tại đã biến tâm hồn Hàn Mặc Tử trở thành mê dại trong giây phút
cuồng nộ và kêu gào thảm thiết trong những đêm khuya thanh vắng. Khi
những nhức nhối trong tâm hồn khiến thi sĩ phải nguyện cầu để được giải
thoát thì cũng là lúc thơ ơng phát ra những luồng ánh sáng kì lạ. Và để có thể
truyền những rung động thẩm mĩ của thơ tới độc giả trong từng trạng thái cảm
xúc, Hàn Mặc Tử đã sử dụng lớp ngơn từ cực tả- là những từ có thiên hướng
biểu tả đến mức cực điểm. Mỗi bài thơ ra đời là một lần thi sĩ “trút hết cả linh
hồn”, vắt kiệt sức sống, vật lộn với nỗi đau để cho “hồn lìa khỏi xác” trong
đớn đau và ngất ngư khối lạc. Từng con chữ, từng ngơn từ như “căng mình”
lên để lột tả hết thần thái, tâm trạng của người thơ. Mãnh liệt và cuồng say.
Máu như đã rỉ ra trong những con chữ quằn quại và đau thương ấy: Máu đã
khô rồi thơ cũng khô. Thơ trở thành những cung bậc điên cuồng dữ dội trong
nỗi đau kinh hoàng, dồn dập như máu cuồng, hồn điên:
Anh muốn phứt hàng chữ
Anh cắn vỡ lời thơ
Anh cắn, cắn, cắn, cắn
Hơi thở đứt làm tư. [12, tr.93]


20


Ngôn từ trong từng câu thơ như muốn bứt phá khỏi trang giấy vô hồn
để bộc lộ hết những miền cảm xúc sâu kín nhất. Ta nghe như trong tiếng thơ
có tiếng lịng, tiếng hối thúc, giục giã tiếng tâm hồn với những khát khao cháy
bỏng dội về trong tiếng lòng của người thơ. Đằng sau sự quằn quại của từng
con chữ là sự đau đớn, quằn quại của một tâm hồn luôn thổn thức và khát
khao sự sống.
Những từ ngữ tôn giáo, đặc biệt là của Thiên chúa giáo được nhà thơ
đưa vào ở xuyên suốt các tập thơ từ Đau thương, Xuân Như Ý, Thượng Thanh
Khí cho đến hai vở kịch thơ là Cẩm Châu Duyên và Duyên Kì Ngộ. Với sự
sáng tạo ấy, Hàn Mặc Tử đã làm phong phú thêm cho vốn từ của thơ. Số phận
đau thương đưa đẩy Hàn Mặc Tử đến với chúa để được Người bao bọc, cứu
rỗi. Điều đó trở thành ám ảnh sâu sắc trong tâm hồn nhà thơ để rồi tuôn chảy
theo mạch nguồn cảm xúc của ngôn từ thi ca. Ta thấy trong thơ Hàn xuất hiện
khá nhiều ngôn từ của Thiên chúa giáo như:
Như song lộc triều Nguyên ơn phước cả
Dâng cao dâng thần nhạc sáng hơn trăng,
Thơm tho bay cho đến cõi Thiên Đàng,
Huyền diệu biến thành muôn kinh trọng thể. [12, tr.112]
Đọc thơ Hàn Mặc Tử người ta đắm mình vào những lớp sóng tinh thần
bí ẩn khơng chỉ của Thiên chúa giáo mà cịn của Phật giáo và Đạo giáo. Trong
thơ Hàn Mặc Tử cũng xuất hiện những từ mang tính chất Phật giáo như: Đạo
từ bi, trời từ bi, ba ngàn thế giới, hằng hà sa số, Cực lạc giới…Những ngơn
từ, hình ảnh rực rỡ, huy hoàng của cõi Phật đã trở thành ngôn ngữ thi ca tinh
tế giàu cảm xúc của một tâm hồn thơ.
Bên cạnh đó, Hàn Mặc Tử đã đưa ngơn ngữ thơ của mình thích nghi
với cảm hứng Đạo giáo. Xuất hiện trong thơ ông khá nhiều từ ngữ mang tính
chất của Đạo giáo. Đặc biệt trong Cẩm Châu Duyên, Duyên kì ngộ và Quần



×