Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghệ thuật truyện ngắn vũ trọng phụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.81 KB, 9 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

Nguyễn Thị Hương

Nghệ thuật truyện ngắn Vũ Trọng Phụng
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


2

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Tên đề tài: Nghệ thuật truyện ngắn Vũ Trọng Phụng
2. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Phong Nam
3. Phần mở đầu:
3.1. Lý do chọn đề tài
Vũ Trọng Phụng (1912- 1939) là một nhà văn lớn, một tác gia có vị trí quan trọng
trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Với thời gian cầm bút chưa đầy 10 năm song bút
lực Vũ Trọng Phụng phát triển nhanh, mạnh mẽ, sung mãn, trải rộng trên nhiều thể loại:
Truyện ngắn, kịch, phóng sự, tiểu thuyết,… Ở thể loại nào ông cũng để lại những dấu ấn
riêng, trong đó có giá trị nhất là truyện ngắn.
Nội dung trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng mang đầy đủ những tư tưởng của
chính tác giả. Nghiên cứu về Nghệ thuật truyện ngắn Vũ Trọng Phụng là nghiên cứu một
phương diện nghệ thuật trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác văn chương của Vũ Trọng
Phụng. Đó là lí do chúng tơi chọn đề tài Nghệ thuật truyện ngắn Vũ Trọng Phụng làm đề
tài khóa luận tốt nghiệp của mình.


3.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu về truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng từ những ngày đầu, có bài viết
của Lê Tràng Kiều “Nhà văn tả thực mở đầu cho nghề phóng sự ở nước ta” (1969). Sau
đó có cơng trình nghiên cứu của Vũ Bằng “Cái tài cái tật của Vũ Trọng Phụng” (1970).
Lê Thị Đức Hạnh “Truyện ngắn và kịch ngắn Vũ Trọng Phụng”- báo Người Hà Nội số
127- 18/11/1989 - in lại trong “Vũ Trọng Phụng - về tác giả tác phẩm”. Nguyễn Thành
“Truyện ngắn Vũ Trọng Phụng” - Tạp chí Văn học số 6/1995 in lại trong “Vũ Trọng
Phụng - về tác giả tác phẩm”. Tôn Thảo Miên “Lời giới thiệu” truyện ngắn Vũ Trọng
Phụng in trong “Vũ Trọng Phụng toàn tập” (tập 5) đều khẳng định những đóng góp quan
trọng của truyện ngắn Vũ Trọng Phụng trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
Trên cơ sở kế thừa và tiếp thu thành tựu của những người đi trước, chúng tôi cố
gắng hệ thống lại, có thêm một vài phát hiện mới, thơng qua đó đi sâu tìm hiểu, tiếp cận
những nét đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng.
3.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghệ thuật truyện ngắn Vũ Trọng Phụng


3

Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát truyện ngắn Vũ Trọng Phụng in trong Truyện ngắn
Vũ Trọng Phụng, Nxb Văn học liên kết nhà sách Đông tây xuất bản (2005).
3.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
3.5. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận Nghệ thuật truyện
ngắn Vũ Trọng Phụng chia làm ba chương:
Chương 1: Vũ Trọng Phụng - nhà văn hiện thực trào phúng xuất sắc
Chương 2: Nét đặc sắc của tư tưởng nghệ thuật Vũ Trọng Phụng

Chương 3: Một số thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng
4. Các chương chính của khóa luận:
Chương 1: Vũ Trọng Phụng - nhà văn hiện thực trào phúng xuất sắc
1.1. Vũ Trọng Phụng - cuộc đời và sự nghiệp
1.1.1. Cuộc đời Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 - 10 - 1912 trong một gia đình nghèo ở Hà Nội.
Nguyên quán tại làng Hảo, huyện Mỹ Hảo, tỉnh Hưng Yên. Tuổi thơ và trưởng thành sống
ở Hà Nội, chủ yếu là phố Hàng Bạc.
Cuộc đời Vũ Trọng Phụng có nhiều đắng cay và bất hạnh, nhưng trong chính
những đắng cay bất hạnh ấy đã làm cho những tác phẩm của nhà văn tăng thêm giá trị
hiện thực.
1.1.2. Sự nghiệp văn chương Vũ Trọng Phụng
Tuổi đời cũng như tuổi văn của Vũ Trọng Phụng khá ngắn ngủi, nhưng trong
khoảng 10 năm tuổi nghề đó, Vũ Trọng Phụng đã kịp để lại dấu ấn cho nền văn học trên
nhiều bình diện: truyện ngắn, phóng sự, tiểu thuyết, kịch nói, phê bình văn học, dịch
thuật,… với số lượng lớn: khoảng 40 truyện ngắn, 9 tiểu thuyết, 9 thiên phóng sự, 7 vở
kịch, 1 bản dịch kịch từ tiếng Pháp (Giết mẹ- Victo Hugo).
1.2. Vài nét về truyện ngắn Vũ Trọng Phụng
Nhắc đến Vũ Trọng Phụng, người ta nghĩ ngay đến những thiên phóng sự và tiểu
thuyết mà ít ai nhắc đến truyện ngắn - thể loại chiếm một lượng đáng kể trong toàn bộ
sáng tác của nhà văn (khoảng 40 truyện).


4

Có thể nói mảng truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng là một đóng góp lớn của nhà
văn vào xu hướng phân tích tâm lý của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1939- 1945.
1.3. Vũ Trọng Phụng trong văn học hiện đại Việt Nam
Vũ Trọng Phụng đã định hình một lối đi riêng với mạch nhanh và gọn. Hiện thực
và trào phúng đan xen, hịa lẫn vào nhau tạo nên tính nghệ thuật rất riêng trong văn của

ông, không một ai có thể bắt chước. Từ đó, Vũ Trọng Phụng đưa những sáng tác của
mình đi vào quỹ đạo hiện đại.
Với tinh thần tôn trọng sự thực ở đời, để sự thật nói lên bản chất. Vũ Trọng Phụng
đã tạo ra cho mình một “góc sân” riêng trong “khoảng trời” văn học Việt Nam.
Chương 2: Nét đặc sắc của tư tưởng nghệ thuật Vũ Trọng Phụng
2.1. Về khái niệm “Tư tưởng nghệ thuật”
Về khái niệm Tư tưởng nghệ thuật đến nay vẫn chưa có từ điển nào định nghĩa
một cách rõ ràng và thống nhất, nhưng qua những đóng góp của nhà văn trên mặt thể loại,
chúng tôi xin được nêu cách hiểu của mình về vấn đề này như sau: Tư tưởng nghệ thuật là
những quan niệm, sự nhận thức, lý giải... (những vấn đề hiện thực, cuộc sống) bằng hình
tượng, hình thức nghệ thuật. Đó là thứ tư tưởng được rút ra, toát lên từ tác phẩm nghệ
thuật (chứ không phải là những khái niệm, phạm trù,... như tư tưởng tơn giáo, triết học,
chính trị, ...).
2.2. Quan niệm nghệ thuật về con người của Vũ Trọng Phụng
2.2.1. Truyện ngắn Vũ Trọng Phụng đa dạng về loại hình nhân vật
Chân dung con người trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng là chân dung được nhìn
từ nhiều mặt. Trong cái nhìn của ơng có những nhân vật tích cực, sống có ý nghĩa thể hiện
niềm tin ở con người vào lối thoát của xã hội; thế nhưng những con người “có ý nghĩa”
như vậy thường xuất hiện không nhiều. Tuân theo nguyên tắc khách quan - đặc trưng tư
duy nghệ thuật của thể văn trào phúng cùng với bút pháp biếm họa. Vũ Trọng Phụng
dựng nên những nhân vật “vô nghĩa lý” về cả dung mạo lẫn tính cách.
2.2.2. Mỗi con người là một số phận, một cảnh đời riêng
Mỗi người một số phận, một cảnh đời riêng không ai giống ai, nhưng từ chính
hồn cảnh riêng ấy, Vũ Trọng Phụng đã xây dựng thành công thế giới nhân vật đa dạng
trong thể loại truyện ngắn của mình.
2.2.3. Con người bị tư tưởng bi quan định mệnh đeo bám


5


Vũ Trọng Phụng đã cố gắng sử dụng cây bút của mình một cách triệt để nhằm
phân tích, giải thích cái xã hội quay cuồng điên đảo một cách “vô nghĩa lý”. Trước thực
trạng đau khổ và bế tắc đó, nhà văn càng thấm thía sự bất lực, vơ nghĩa của con người
trước số phận nên đã rơi vào một tâm trạng bi quan, tuyệt vọng. Sau khi khảo sát 40 tác
phẩm in trong tập truyện ngắn Vũ Trọng Phụng (2005). Chúng tôi thống kê được Vũ
Trọng Phụng nhắc tới ba chữ “vô nghĩa lý” đến 8 lần (“Cái tin vặt” 1 lần, “Điên” 1 lần,
“Sư cụ triết lý” 4 lần, “Cái ghen đàn ơng” 2 lần). Đó là chưa kể các biến thể của nó như
“vơ lý”, “vơ nghĩa”, “nghĩa lý gì” cũng thường hay xuất hiện. Với Vũ Trọng Phụng hầu
như cái gì ơng cũng có thể gắn với ba tiếng “vô nghĩa lý”: cái cười vô nghĩa lý, cử chỉ vơ
nghĩa lý,…
Vũ Trọng Phụng nhìn thấy đời tồn những bất cơng phi lí mà khơng thể giải thích
được: Người lương thiện bị vùi dập, kẻ bất lương cứ phất lên một cách nhanh chóng.
Trong mắt nhà văn, dường như khơng có một lực lượng siêu nhiên nào được xem là tử tế.
Bởi lẽ, nó chẳng những khơng phụ trợ cho người lương thiện bằng cách đem lại những
điều tốt lành mà ngược lại nó thường mang đến những điều đau khổ, bất công phi lý ở đời
khi nó làm ngơ cho cái ác hồnh hành. Chính hiện thực xã hội đen tối ấy đã đem đến cho
Vũ Trọng Phụng tư tưởng “bi quan định mệnh”. Tư tưởng ấy đã chi phối toàn bộ thế giới
nghệ thuật của nhà văn.
2.2.4. Con người với vẻ đẹp nhân cách đáng trân trọng
Trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng thường nổi bật những cảnh tượng, những tình
thế mâu thuẫn đầy kịch tính đậm chất hài hước. Nhưng bên cạnh những câu chuyện bi hài
đầy chất tự trào đó thì trong những sáng tác của mình, Vũ Trọng Phụng vẫn tin vào con
người lắm.
Nhà văn thể hiện niềm tin vào con người mà nhất là thế hệ trẻ về lòng yêu thương
những số phận nhỏ bé có cuộc sống nghèo khổ đầy bất hạnh trong xã hội. Điều ấy chứng
tỏ cái xã hội “chó đểu” đó vẫn cịn có những con người mang nhân cách lớn, trái tim lớn
đáng trân trọng.
2.3. Cái nhìn hiện thực trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng
2.3.1. Truyện ngắn phản ánh những vấn đề nhức nhối của xã hội
Cuộc khai thác thuộc địa kéo theo những chính sách cai trị tàn bạo, dã man, thực

dân Pháp đã đẩy nhân dân ta vào cảnh lầm than cực khổ. Đứng trước sự xâm nhập ồ át
của nền văn minh phương Tây, nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta có từ xa


6

xưa giờ bị phá vỡ. Khi cái mới chưa kịp định hình theo chiều hướng tốt đẹp thì cái cũ đã
khơng cịn ngun vẹn như ban đầu.
Truyện ngắn Vũ Trọng Phụng chủ yếu khai thác những vấn đề tâm lý khác nhau
trong cuộc sống thường ngày của con người như: sự tha hóa về mặt đạo đức, mổ xẻ tâm lý
vị kỷ và những hành vi đểu cáng của con người,… Từ đó nêu lên mặt trái của cái xã hội
chạy theo nền văn minh Âu hóa “rởm” mà đánh mất những giá trị văn hóa truyền thống
tốt đẹp từ xa xưa.
2.3.2. Con người dưới sự tác động của xã hội vì đồng tiền
Truyện ngắn Vũ Trọng Phụng cho ta thấy một bức tranh tổng quát về xã hội Việt
Nam đương thời với biết bao câu chuyện nhố nhăng, kệch cỡm dưới sự chi phối bởi thế
lực vạn năng của đồng tiền; ở đó con người đối xử với nhau chỉ còn lại sự lừa lọc, dối
gian.
Chương 3: Một số thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng
3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện
Cốt truyện trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng chủ yếu được xây dựng thành hai
kiểu đó là: Cốt truyện sự kiện và cốt truyện tâm lý. Vũ Trọng Phụng đã góp phần đưa thể
loại truyện ngắn Việt Nam sang một giai đoạn mới “Xét trong tiến trình văn học Việt
Nam, các nhà văn hiện thực đã thành cơng hơn, đóng góp xứng đáng hơn so với Tự lực
văn đồn trong việc miêu tả tâm lí nhân vật. Trong các nhà văn hiện thực ấy phải kể đến
Vũ Trọng Phụng” [13, tr.56].
3.2. Nghệ thuật xây dựng kết cấu
3.2.1 Kết cấu truyện lồng trong truyện
Kết cấu trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng thường là kết cấu truyện lồng trong
truyện. Tức là theo dịng hồi tưởng của mình, nhà văn đưa người đọc đến những câu

chuyện mà nhà văn từng chứng kiến (mắt thấy tai nghe). Những câu chuyện, sự kiện, sự
việc được nhà văn tái hiện lại như những “lát cắt” trong cuộc sống nhưng chứa đựng một
ý nghĩa sâu xa mang tính khái qt. Từ đó, nhà văn thể hiện quan niệm nghệ thuật về con
người, phê phán những hiện tượng ngược đời, bi hài và cả những chuyện trái luân thường
đạo lý. Vũ Trọng Phụng có khá nhiều truyện xây dựng theo kết cấu truyện lồng trong
truyện: Một cái chết, Cái ghen đàn ông, Một đồng bạc,…
3.2.2. Kết cấu nhiều tầng lớp
Thông thường kết cấu nhiều tầng lớp là kết cấu có chiều sâu, chính vì vậy mức độ
thể hiện nội dung tư tưởng của nó trong truyện ngắn rất cao.


7

Kết cấu này cho phép nhà văn tạo tính gay cấn, hấp dẫn cho câu chuyện. Từ đó
khẳng định lời tố cáo của nhà văn đối với xã hội đương thời với những bất công, tàn bạo
của giai cấp trên đối với tầng lớp nhân dân lao động.

3.2.3. Kết cấu đối lập
Trong truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng kiểu kết cấu này khá đa dạng và xuất hiện
với tần suất khá cao: Từ Lý thuyết đến thực hành, Bà lão lòa, Lấy vợ xấu,…
- Kết cấu đối lập giữa bên ngồi và bên trong tâm lí của con người khi Âu hóa về
ngồi hình lẫn nhân cách, lối sống, ngơn ngữ.
- Kết cấu đối lập ngay trong chính cốt truyện.
- Kết cấu đối lập ngay chính ngoại hình, tính cách của nhân vật.
3.3. Giọng điệu trào phúng
3.3.1. Giọng giễu nhại
Các nhà văn sử dụng tiếng cười nhại để lật tẩy đối tượng, bắt đối tượng phơi bày
chân tướng sự viêc ẩn giấu sau những bộ bặt nạ xấu xa. Thủ pháp nhại được sử dụng ở
mọi cấp độ nghệ thuật, trở thành giọng điệu trào phúng nổi bật trong sáng tác của Vũ
Trọng Phụng.

Vũ Trọng Phụng đã dùng ngòi bút của mình mạnh dạn phạnh phui những cái nhơ
bẩn của xã hội đương thời bằng lối giễu nhại sắc sảo. Khiến cho bao thế hệ độc giả hả hê
với những trận cười đầy sảng khoái.
3.3.2. Giọng hài hước châm biếm, đả kích
Mỗi truyện ngắn, nhà văn đều gửi gắm trong đó một tư tưởng, một ý nghĩa xã hội
cụ thể qua từng câu chữ, qua từng lời nói của nhân vật. Giọng văn của Vũ Trọng Phụng
trong truyện ngắn chiếm phần lớn là giọng châm biếm, đả kích; bằng lối xen những lời
nhận xét, bình luận hài hước, những lối nói ngược, giễu nhại thâm thúy.
Truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng ngồi giá trị châm biếm, đả kích trước những
hiện tượng xã hội lúc bấy giờ mà cịn có tác dụng cảnh tỉnh, răn đe, giáo dục đối với con
người - nhất là tầng lớp thanh thiếu niên trong xã hội. Nguyễn Đăng Mạnh nhận định:
“Đọc Nam Cao người ta bắt buộc phải suy nghĩ băn khoăn không dứt ra được. Đọc Vũ
Trọng Phụng, người ta muốn hành động”.
3.4. Ngôn ngữ trào phúng
3.4.1. Ngôn ngữ trần thuật, miêu tả chân dung


8

Chúng tôi nhận thấy điểm nổi bật trong văn chương của Vũ Trọng Phụng là “Biệt
tài hý họa chân dung”. Để dựng nên những bức hý họa độc đáo ấy, ông đã sử dụng vốn
ngôn ngữ quốc ngữ đầu thế kỷ vừa hiện đại, vừa gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày
của người dân. Qua cách miêu tả này, Vũ Trọng Phụng đã “tiếp cận được quy tắc thể hiện
viễn - cận cảnh trong hội họa” (tả từ xa đến gần, từ không gian rộng đến hẹp hay ngược
lại) [13, tr.149] mang đến cho người đọc những khám phá mới về cuộc sống cũng như
con người trong xã hội Việt Nam đương thời. Điều đó lý giải vì sao khi nhắc đến văn
chương Vũ Trọng Phụng người ta nghĩ ngay đến một văn phong sắc bén, bạo liệt nhưng
không kém phần giản dị, gần gũi.
3.4.2. Ngôn ngữ đối thoại
Lời thoại của nhân vật trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng được cá tính hóa cao độ,

thể hiện dấu ấn địa vị xã hội, nghề nghiệp và tính cách của từng nhân vật: Cuộc vui ít có,
Phép ơng láng giềng, Người có quyền,…
- Đối thoại “cãi lộn”
- Đối thoại “chất vấn”, “chối cãi”
- Đối thoại mang tính tấn cơng - phản công
3.4.3. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm được Vũ Trọng Phụng sử dụng nhiều ở truyện ngắn
tâm lý, cịn truyện ngắn trào phúng ơng sử dụng ít hơn. Qua độc thoại nội tâm, Vũ Trọng
Phụng đã thể hiện những suy nghĩ của nhân vật. Lời độc thọai trong truyện ngắn của ông
là những độc thoại hướng nội.
5. Phần kết luận
Trong quá trình nghiên cứu đề tài Nghệ thuật truyện ngắn Vũ Trọng Phụng, chúng
tôi nhận thấy truyện ngắn của ơng có những thành cơng về việc thể hiện tư tưởng của nhà
văn về con người. Đây là một vấn đề hết sức mới mẻ trong nền văn học Việt Nam hiện
đại. Ngoài ra Vũ Trọng Phụng đã thể hiện thành công một số thủ pháp nghệ thuật trong
truyện ngắn như: cốt truyện sự kiện và cốt truyện tâm lý; kết cấu truyện thể hiện trên
những phương diện như: truyện lồng trong truyện, nhiều tầng lớp, đối lập; bên cạnh đó
nhà văn cịn trình bày những vấn đề về giọng điệu và ngôn ngữ một cách sáng tạo và
mang sắc thái biểu cảm cao.
Có thể nói truyện ngắn Vũ Trọng Phụng đã vẽ nên bức tranh xã hội Việt Nam giai
đoạn 1930- 1945 với những mảng tối đầy ám ảnh. Những người nông dân lương thiện bị
những thế lực đen tối dưới sự dẫn dắt của đồng tiền làm cho những giá trị đạo đức truyền


9

thống của dân tộc ta đảo lộn hoàn toàn. Vấn đề truyện ngắn Vũ Trọng Phụng là một vấn
đề mới mẻ, cần khám phá; với những gì mà chúng tơi thể hiện trong khóa luận này chỉ là
một lời ghi ơn nhỏ đối với nhà văn “tài hoa bạc mệnh” Vũ Trọng Phụng. Hy vọng trong
tương lai sẽ có nhiều cơng trình nghiên cứu về truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng hơn nữa

để thỏa lòng mong mỏi của bao bạn đọc yêu mến văn chương Vũ Trọng Phụng.



×