Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghệ thuật truyện ngắn maupassant xét từ góc độ trần thuật học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.05 KB, 6 trang )

Nghệ thuật truyện ngắn Maupassant xét từ góc
độ trần thuật học


Nguyê
̃
n Thi
̣
Ha
̉
i Yến


Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Luận văn ThS. ngành: Văn ho
̣
c nươ
́
c ngoa
̀
i; Mã số: 60 22 30
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đa
̀
o Duy Hiê
̣
p
Năm bảo vệ: 2010


Abstract. Khảo sát truyện ngắn của Maupassant. Phân tích một số đoạn nổi bật để
chỉ ra được những nét mới, đặc sắc về nghệ thuật truyện ngắn của ông từ điểm nhìn,


ngôi kể đến miêu tả, trần thuật và cách mở đầu cu
̃
ng như kết thúc truyện.

Keywords. Trần thuật học; Truyện ngắn; Văn học Pháp; Nghệ thuật truyện ngắn

Content
1. Lí do chọn đề tài
Văn học hiện thực Pháp thế kỉ XIX phát triển với nhiều thành tựu rực rỡ. Cùng với những
tên tuổi như Stendhal, Balzac, Flaubert… Guy de Maupassant đã xuất hiện như một ngôi sao
sáng trên văn đàn tiến bộ nước Pháp và thế giới. Nhắc đến Guy de Maupassant các nhà
nghiên cứu luôn trang trọng đặt bên cạnh tên ông cụm từ “là bậc thầy về truyện ngắn”, “một
thiên tài trong lĩnh vực truyện ngắn”.
Maupassant đã từng làm thơ, soạn kịch, viết tiểu thuyết nhưng ông nổi tiếng nhất về
truyện ngắn. Chính thể loại này đã thực sự đưa ông lên đỉnh vinh quang và giúp cho tên tuổi
ông sống mãi trong lòng độc giả. Truyện ngắn của ông cực kì hấp dẫn và vẫn còn tính thời
sự. Ông là nhà văn luôn đi tìm cái mới cho sáng tác của mình. Ông đã thổi vào tác phẩm
những hơi hướng mới và tạo cho nó một sức sống mãnh liệt. Khi đọc những truyện ngắn của
ông điều chúng tôi nhận thấy ông đã có những dấu ấn rất riêng trong việc xậy dựng nhân vật,
tạo không gian câu chuyện và điểm nhìn của người kể chuyện. Những nét nổi bật này góp
phần khiến ông được coi là nhà văn có tài viết truyện ngắn “không ai bắt chước nổi” như
Macxim Gorki đã nhận xét.
Truyện ngắn của Maupassant còn là tâm điểm của nhiều nhà nghiên cứu và nhà văn viết
truyện ngắn. Ông có khả năng nắm bắt và thể hiện cuộc sống bằng một vài trang truyện rất
ngắn, cô đọng. Truyện ngắn không cho phép viết dài. Một số nhà văn đọc truyện ngắn của
Maupassant xong nhận thấy “Không còn viết lối cũ được nữa”. Nhiều nhà văn Việt Nam đã
công nhận và chịu ảnh hưởng từ cách viết truyện của Maupassant. Nguyễn Công Hoan còn
nghiên cứu tác phẩm của Maupassant để học theo.
Maupassant là một trong những tác giả đã được dịch rất sớm ở Việt Nam và được độc
giả yêu mến. Là giáo viên giảng dạy văn học, nghiên cứu truyện ngắn của ông có ý nghĩa

nhất định cho công việc mà tôi đang đảm nhận, đáp ứng với chuyên môn nói chung và sự yêu
mến của cá nhân đối với nhà văn nói riêng.
Maupassant là một trong những tác giả có tác phẩm được giảng dạy ở trường phổ thông;
nên tìm hiểu về truyện ngắn của ông càng toàn diện càng tốt cho việc tiếp cận tác phẩm của
học sinh. Những câu chuyện bình thường, giản dị như một kịch bản nhưng lại mang hình hài,
màu sắc và vận động của chính cuộc sống đã gợi cho tôi những cảm xúc đầy thú vị, giúp ích
trực tiếp cho việc giảng dạy văn học ở phổ thông. Và cũng gợi lên cho bạn đọc những vấn đề
to lớn về tình yêu, hạnh phúc gia đình và xã hội.
Truyện ngắn Maupassant đầy tình thương yêu, trăn trở trước cuộc đời qua những mong ước,
khát khao sao cho con người được hạnh phúc hơn, tình người trở nên ấm áp hơn; nó mang giá trị
nhân văn sâu sắc. Và cái ước mong ấy của Maupassant được thể hiện qua cách khắc hoạ nhân
vật, tạo không gian và từ điểm nhìn của người kể chuyện. Truyện ngắn của ông có một nghệ
thuật cuốn hút thật đặc biệt với người đọc và có thể nói phần nào chúng vẫn còn là những bài học
quý giá cho các nhà văn của chúng ta. Luận văn của chúng tôi mong muốn đi tìm hiểu những nội
dung ẩn chứa bên trong những dáng vẻ đơn sơ, giản dị đó của truyện ngắn Maupassant.
Từ những lý do trên đây, chúng tôi đã chọn đề tài: “Nghệ thuật truyện ngắn Maupassant
xét từ góc độ trần thuật học”.
2. Lịch sử vấn đề
Từ điển Văn học đã khẳng định: “Maupassant nổi tiếng nhất về truyện ngắn, bởi truyện
của ông bộc lộ hiện thực xấu xa: con người ích kỉ, giả dối, tham lam, đê tiện, thậm chí vô
nhân đạo. Maupassant cũng dành ngòi bút của mình cho những con người nhỏ bé, họ là nạn
nhân của xã hội. Càng về sau sáng tác của ông càng bộc lộ thái độ bi quan. “Hầu như truyện
nào cũng thấp thoáng nụ cười châm biến với những sắc thái, cung bậc khác nhau” [28; 1002].
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi tìm hiểu lịch sử của hai vấn đề sau:
2.1. Vấn đề nghiên cứu khái quát về các tác phẩm của Maupassant:
Nghiên cứu khái quát về các tác phẩm của Maupassant chủ yếu là của các chuyên gia,
nhà nghiên cứu phê bình văn học đầu ngành. Những công trình này đã đặt nền móng cho
những công trình tiếp theo nghiên cứu chuyên sâu về các tác phẩm của nhà văn bậc thầy này
ở nhiều góc độ.
Tác phẩm Chủ nghĩa hiện thực phê phán, tác giả nhấn mạnh vào giá trị nội dung tác

phẩm Maupassant: “Bản chất sinh vật của con người được nhấn mạnh, nhất là ở Maupassant
và Zola” [5] nhưng bản chất sinh vật này được Maupassant gán cho các đối tượng đả kích
nên mang lại ý nghĩa hiện thực, phê phán sâu sắc, nên cùng với Zola, Maupassant đã “vượt ra
ngoài khuôn khổ của chủ nghĩa tự nhiên để tiếp cận chủ nghĩa hiện thực phê phán” [5].
Trong Văn học lãng mạn và hiện thực phương Tây thế kỉ XIX, Lê Hồng Sâm đã đề cập đến
các mảng đề tài Maupassant hướng đến, đó là sự tham lam, ích kỉ, lòng vụ lợi… qua đó cho thấy
giọng điệu phê phán của Maupassant hướng vào nhiều mảng đề tài khác nhau đều lên án cái xấu
xa của xã hội. Một đặc điểm nữa được đề cập đến của truyện ngắn Maupassant là tác phẩm của
ông luôn thấp thoáng nụ cười châm biếm và “Truyện ngắn của Maupassant đa dạng về chủ đề, về
âm điệu. Với hơn 300 truyện Maupassant cố gắng không tự lặp lại và luôn tìm tòi cái mới, cố
phát hiện được một vẻ gì chưa ai thấy, chưa ai nói” và “sự châm biếm kín đáo toát ra từ bản thân
tình thế, từ hành vi, tâm lí nhân vật, từ sự phát triển của đề tài” [22; 449]. Tác giả cũng chỉ ra
trong truyện ngắn của Maupassant có giọng điệu phê phán gay gắt đượm sắc thái u ám, ngoài ra
còn có tiếng cười châm biếm.
Trong giáo trình Văn học phương Tây các nhà nghiên cứu chỉ dành cho Maupassant
khoảng 40 dòng ngắn ngủi để nói về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác, đề tài và nội dung tư
tưởng của nhà văn, “Đề tài các truyện ngắn Maupassant rất phong phú, từ sự quan sát cuộc
sống bình thường của tầng lớp trung lưu, dân nghèo ở thành thị và nông thôn, tác giả phản
ánh những dục vọng chạy theo danh lợi, đồng tiền, những hành vi xấu xa tội lỗi gây nên
những tấn kịch trong gia đình”, và phản ánh tình cảm lành mạnh, thủy chung của người lao
động. Các tác giả cho rằng: “Maupassant là nhà văn hiện thực tiêu biểu của giai đoạn văn học
hiện thực phê phán Pháp sau năm 1848” [21; 423].
Trong Tác giả tác phẩm nước ngoài trong nhà trường, PGS.TS Lê Nguyên Cẩn viết:
“Truyện ngắn của Maupassant đã đạt tới nghệ thuật lớn cả chiều rộng lẫn chiều sâu trong một
số lượng câu chữ ít nhất”, và “Truyện ngắn Maupassant là một trong những đỉnh cao về nghệ
thuật truyện ngắn thế giới, đặc biệt trong kết cấu, cách sắp xếp và lựa chọn tình tiết” [283].
Giới thiệu về Guy de Maupassant trong Tuyển tập truyện ngắn Pháp thế kỉ XIX (tập II),
Lê Hồng Sâm sau khi chỉ ra truyện của Maupassant phong phú về âm điệu cũng chỉ ra rằng
giọng điệu người kể cũng phong phú, tuỳ vào trạng thái tâm lí của người kể. Truyện ngắn của
Maupassant luôn thể hiện tính chân thực [26].

Lời giới thiệu của các dịch giả trong Lịch sử Văn học Pháp thế kỉ XIX - Tuyển tác phẩm
dành cho Maupassant với vẻ đầy yêu mến: “Tài năng xuất sắc trên lĩnh vực truyện ngắn đôi
khi làm lu mờ thành tựu của nhà tiểu thuyết. Với tính giản dị, sự cô đọng, sức khái quát,
những truyện nhỏ của Maupassant “chứa đựng cốt tuỷ của những tập sách mà các nhà tiểu
thuyết khác phải viết thật dày” như Emile Zola đã nhận định” [16; 224-225]
Tác giả Lê Huy Bắc trong Guy de Maupassant - Tuyển truyện đã viết: “Guy de
Maupassant là thiên tài trong lĩnh vực truyện ngắn”, đề tài phong phú “nổi bật nhất là đề tài
về tinh thần yêu nước, nỗi cô đơn sự phản trắc, hạnh phúc cũng như tấm lòng nhân hậu của
con người…”, “thường sử dụng yếu tố hài để châm biếm, đả kích nhưng đằng sau mỗi trang
viết thành công của ông, ta thường thấy sự đổ vỡ và nước mắt” [4;31]. Như vậy ta có thể thấy
Maupassant được nhắc đến qua giáo trình hầu hết mới đề cập đến nội dung lòng nhân đạo và
giá trị hiện thực trong sáng tác của nhà văn này.
Các bài viết của Đào Duy Hiệp đã bước đầu chú ý đến cấu trúc và nghệ thuật xây dựng
nhân vật trong sáng tác của Maupassant. Trong bài nghiên cứu Nhân vật và các mối quan hệ
giữa chúng qua truyện ngắn Bố của Ximông của Guy de Maupassant, tác giả bài viết đã chỉ ra
mối quan hệ của ba nhân vật trong tác phẩm Bố của Ximông, đó là chú bé Simon, chị
Blanchotte và bác thợ rèn Phillippe. “Mối quan hệ này tạo nên một tam giác Cha-Mẹ và con, là
trật tự vũ trụ và con người ở khắp mọi nơi” [13; 146].
2.2. Vấn đề nghiên cứu về nghệ thuật truyện ngắn Maupasant.
Trong Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Maupassant, Đào Duy Hiệp chỉ ra hệ thống
nhân vật xuất hiện trong toàn bộ sáng tác của Maupassant, đó là người nông dân, viên chức
văn phòng, đặc biệt là nhân vật người kể chuyện mang nét rất riêng không giống như những
nhân vật người kể chuyện của các nhà văn cùng thời, trước đó hoặc sau này. Bài viết còn đề
cập đến “tiếng cười” trong tác phẩm của Maupassant, “Bạn đọc có thể bắt gặp sự khôi hài,
châm biếm của Maupassant ở tất cả mọi tác phẩm của ông, tuy mức độ có khác nhau” [13;
153].
Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn của Nhữ Thị Trúc Linh “Các giọng điệu trong truyện
ngắn của Guy de Maupassant” tìm hiểu về các giọng điệu của truyện ngắn Maupassant, nét
nổi bật làm nên cái riêng của nhà văn này. Luận văn đã chỉ ra giọng điệu phê phán gay gắt,
giọng điệu bi đát, giọng điệu mỉa mai châm biếm đặc trưng của Maupassant qua nhiều truyện

ngắn.
Báo cáo khoa học “Ảnh hưởng của hội hoạ ấn tượng trong nghệ thuật miêu tả truyện
ngắn Maupassant” – Kim Thị Thu Hà đã đề cập đến những nét nghệ thuật miêu tả của
Maupassant chịu ảnh hưởng của trường phái hội hoạ ấn tượng.
Báo cáo khoa học “Tương quan giữa nhan đề và kết thúc trong truyện ngắn
Maupassant”, Trần Thị Hảo đã tập trung vào cách đặt nhan đề cho tác phẩm và nghệ thuật
kết thúc tác phẩm, nó là ý đồ nghệ thuật của nhà văn, qua đó thấy được giá trị nội dung tư
tưởng, thế giới quan nghệ thuật cũng như nghệ thuật kết cấu tác phẩm.
Các khoá luận tốt nghiệp tìm hiểu trực tiếp về truyện ngắn Maupassant của Tống Thị Thu
Hường về “Các kiểu tình huống trong nghệ thuật truyện ngắn Guy de Maupassant” đi sâu
khảo sát, phân tích một số kiểu tình huống trong truyện ngắn của ông nhằm làm nổi bật nội
dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Trong “Nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn của
Guy de Maupassant” Vũ Trúc Hà muốn làm nổi bật nghệ thuật trần thuật của Maupassant,
điểm nhìn có sự kết hợp, đan xen. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và điểm qua một số
giọng điệu trong truyện ngắn Guy de Maupassant; đề tài: “Một số suy nghĩ về nghệ thuật viết
truyện ngắn của Maupassant” của Dương Thuý Anh và “Hình tượng những con người nhỏ
bé trong truyện ngắn của Maupassant” của Lương Kỳ; “Sự thể hiện con người trưởng giả
trong truyện ngắn của Maupassant” - Kiều Kim Ngọc; của Trịnh Thị Kim Dung về “Thời
gian trong truyện ngắn Maupassant”; “Hệ thống nhân vật trong truyện ngắn của
Maupassant” của sinh viên Lê Minh Đức nghiên cứu về các nhân vật trong truyện ngắn của
Maupassant; Nguyễn Thị Hương Lan với tên đề tài “Nghệ thuật truyện ngắn của
Maupassant” đã tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật
(thông qua nghệ thuật xây dựng chi tiết, tình huống và ngôn ngữ) và kết thúc trong truyện
ngắn của Maupassant.
Một số đề tài: “Bi kịch truyện ngắn Maupassant”, “Phong cách nghệ thuật của
Maupassant trong truyện ngắn” có đề cập đến một số đặc điểm của truyện ngắn Maupassant
nhưng chưa đi sâu tìm hiểu nội dung cụ thể.
Lược điểm các công trình nghiên cứu về truyện ngắn Maupassant, chúng tôi nhận thấy:
Các công trình trực tiếp hay gián tiếp qua các bài giới thiệu cho tuyển tập, giáo trình đã đi
vào khai thác về một số phương diện trong truyện ngắn của ông như nhan đề, nhân vật, giọng

điệu … về nghệ thuật chưa khai thác ở góc độ trần thuật học. Do vậy, hướng nghiên cứu luận
văn của chúng tôi đi vào tìm hiểu nghệ thuật truyện ngắn Maupassant ở một số phương diện:
Nhân vật, điểm nhìn, ngôi kể, miêu tả và trần thuật, mở đầu, kết thúc truyện từ góc độ trần
thuật học để thấy được cái mới đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn của nhà văn.
3. Mục đích, nhiệm vụ .
3.1. Mục đích
Chỉ ra được những đắc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Maupassant trên một số phương
diện từ đó góp phần nhìn nhận một cách toàn diện hơn về nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn
bậc thầy này
3.2. Nhiệm vụ
Khảo sát các truyện ngắn của Maupassant, qua lí thuyết cần phân tích một số đoạn nổi
bật để chỉ ra được những nét mới, đặc sắc về nghệ thuật truyện ngắn của ông từ điểm nhìn,
ngôi kể đến miêu tả, trần thuật và cách mở đầu, kết thúc truyện.
4. Phạm vi tư liệu nghiên cứu
- Luận văn tập trung khảo sát 45 truyện ngắn của ông đã được dịch, qua bản dịch: Tuyển
tập Guy de Maupassant, Nxb Hội Nhà văn, 2000, Trọng Đức, Ngô Văn Phú, Lê Đức Mẫn,
Trần Thanh Ái, Hướng Minh, Trung Hiếu, Nguyễn Văn Sỹ, Võ Điền, Vũ Đình Bình, Lê
Hồng Sâm dịch.
- Ngoài ra còn đối chiếu với truyện ngắn của các dịch giả khác :
Tuyển tập truyện ngắn Pháp thế kỉ XIX, Nxb. Đại học và trung học chuyên nghiệp, 1986,
Đặng Anh Đào, Lê Hồng Sâm dịch;
Dưới ánh trăng, Nxb. Văn hóa Thông tin Lâm Đồng, 1986, (2 tập), Đỗ Tư Nghĩa, Mạc
Mạc, Hướng Minh, Trung Hiếu, Nguyễn Văn Sỹ, Võ Điền, Lê Hồng Sâm dịch;
Guy de Maupassant, Tập truyện Guy de Maupassant, Nxb. Tổng hợp Hậu Giang, 1988,
Trần Thanh Ái dịch
- Vấn đề lý thuyết: Ngoài một số sách công cụ bằng tiếng Việt, được người hướng dẫn
cung cấp những tư liệu dịch từ tiếng nước ngoài.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để làm nổi rõ vấn đề liên quan đến đề tài chúng tôi thực hiện một số phương pháp nghiên
cứu như: Phê bình cấu trúc; phê bình xã hội học lịch sử; khảo sát, thống kê, phân tích, tổng

hợp.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Thư mục tài liệu tham khảo, Mục lục ; Luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Người kể chuyện và nhân vật: Vấn đề điểm nhìn
Chương 2: Miêu tả và trần thuật truyện ngắn Maupassant
Chương 3: Mở đầu và kết thúc truyện ngắn Maupassant
7. Đóng góp của luận văn
- Khảo sát và phân tích truyện ngắn Maupassant theo hướng trần thuật học để chỉ ra
được đặc điểm nghệ thuật và nội dung đặc sắc của nhà văn;
- Chỉ ra được cái nhìn của nhà văn vào cuộc sống, con người: những ý nghĩa nhất thời
và vĩnh cửu;
- Mong muốn giúp cho người thưởng thức và cả giới sáng tác học tập được nghệ thuật
truyện ngắn của một nhà văn được coi là bậc thầy trong thể loại này.


References
1. Tạ Duy Anh (Chủ biên) (2000), Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký, Nxb Thanh niên.
2. Lại Nguyên Ân biên soạn, 150 Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia.
3. Lê Huy Bắc (2004), Truyện ngắn lí luận tác gia và tác phẩm Tập 1, 2, Nxb Giáo dục.
4. Tuyển truyện G. Maupassant, (2001), Nxb Văn học, Lê Huy Bắc tuyển chọn và giới
thiệu
5. Đỗ Đức Dục (1972), Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học phương Tây từ nửa
sau thế kỉ XIX bước sang thế kỉ XX, Tạp chí Văn học.
6. Trịnh Thị Kim Dung, (2000) Thời gian trong truyện ngắn của Maupassant, Khóa
luận tốt nghiệp.
7. Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Nguyễn Đức Nam, Giáo trình văn học phương Tây,
Nxb. Giáo dục.
8. Hà Minh Đức (Chủ biên), (1999), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.
9. G. Maupassant, Truyện ngắn chọn lọc - Nxb Văn hóa, Viện Văn học, Trọng Đức dịch.

10. M.Gorki, (1965), Bàn về văn học, Tập 2, Nxb Văn học.
11. Guy de Maupassant, (1986), Dưới ánh trăng, NXB. Văn hóa Thông tin Lâm Đồng, (2
tập), Đỗ Tư Nghĩa, Mạc Mạc, Hướng Minh, Trung Hiếu, Nguyễn Văn Sỹ, Võ Điền,
Lê Hồng Sâm dịch.
12. Guy de Maupassant, (1988), Tập truyện Guy de Maupassant, Nxb. Tổng hợp Hậu
Giang, Trần Thanh Ái dịch.
13. Đào Duy Hiệp (2001), Thơ truyện và cuộc đời: Phê bình - Tiểu luận, Nxb Hội nhà
văn.
14. Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại, Nxb. Giáo dục.
15. Viên ngọc gia bảo - Truyện hay thế giới (2003), Nxb. Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh,
Phạm Huy Kỳ dịch.
16. Lịch sử Văn học Pháp thế kỉ XIX (1997) - Tuyển tác phẩm, Nxb. Thế giới.
17. Lịch sử Văn học Pháp thế kỉ XIX (2005) - Tuyển tác phẩm, Nxb. ĐHQG - HN.
18. Phương Lựu (Chủ biên), (2002), Lí luận văn học, Tái bản lần 2, Nxb Giáo dục.
19. Hoàng Nhân, Nguyễn Ngọc Ban, Đỗ Đức Hiểu, (1979) Lịch sử văn học phương Tây,
Nxb Giáo dục.
20. Vương Trí Nhàn (1998), Sổ tay truyện ngắn, Nxb Hội nhà văn.
21. X.M Pêtơrôp (1986), Chủ nghĩa hiện thực phê phán ở phương Tây, Nxb Đại học và
Trung học chuyên nghiệp (Nguyễn Đức Nam, Phạm Văn Trọng, Anh Đào dịch).
22. Lê Hồng Sâm - Đặng Thị Hạnh (1981), Văn học lãng mạn và hiện thực phương Tây thế kỉ
XIX, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội.
23. Lưu Đức Trung (Chủ biên), (2003) Tác gia, tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà
trường, Tái bản lần 2, Nxb Giáo dục.
24. Phùng Văn Tửu, Lê Hồng Sâm (Chủ biên), (2005) Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XVIII
và thế kỉ XIX, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
25. Phùng Văn Tửu, (1996) Một phương diện của truyện ngắn, Tạp chí Văn học, số 2.
26. Tuyển tập truyện ngắn Pháp thế kỉ XIX (1986), Nxb. Đại học và trung học chuyên
nghiệp, Đặng Anh Đào, Lê Hồng Sâm dịch.
27. Tuyển tập Guy de Maupassant, (2000), Nxb. Hội Nhà văn, Trọng Đức, Ngô Văn Phú,
Lê Đức Mẫn, Trần Thanh Ái, Hướng Minh, Trung Hiếu, Nguyễn Văn Sỹ, Võ Điền,

Vũ Đình Bình, Lê Hồng Sâm dịch.
28. Từ điển thuật ngữ văn học (2004), Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng
chủ biên, Nxb Giáo dục.
29. Từ điển văn học (Bộ mới) (2004), Nxb. Thế giới.
30. M.Jahn, Trần thuật học, Phòng tư liệu, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Nguyễn Như Trang dịch, 2005.






×