Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ hợp đồng trong hoạt động giáo dục đào tạo tại trường đại học sư phạm đại học đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.57 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
----------------------

PHẠM THỊ THANH MAI

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ HỢP ĐỒNG TRONG
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ HỌC

Đà Nẵng - Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
----------------------

PHẠM THỊ THANH MAI

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ HỢP ĐỒNG TRONG
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã ngành: 82.29.02.0

LUẬN VĂN THẠC SĨ



Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. BÙI TRỌNG NGOÃN

Đà Nẵng - Năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thanh Mai




iv

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .....................................................................................................1
3. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 5

7. Cấu trúc của luận văn.......................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ..................................................................6
1.1. Cơ sở lí luận..............................................................................................................6
1.1.1. Khái niệm diễn ngơn và văn bản ..................................................................6
1.1.2. Lí thuyết về phân tích diễn ngơn ..................................................................6
1.1.3. Các đường hướng phân tích diễn ngôn ......................................................... 7
1.1.4. Văn bản hợp đồng ......................................................................................... 9
1.1.5. Các lớp từ vựng........................................................................................... 11
1.1.6. Các kiểu câu tiếng Việt ...............................................................................13
1.1.7. Liên kết trong văn bản hợp đồng và mạch lạc trong văn bản hợp đồng .....14
1.2. Hợp đồng trong hoạt động giáo dục đào tạo tại Trường Đại học Sư phạm- Đại học
Đà Nẵng ......................................................................................................................... 16
1.2.1. Các loại hợp đồng ....................................................................................... 16
1.2.2. Các loại hợp đồng trong hoạt động giáo dục đào tạo tại Trường Đại học Sư
phạm- Đại học Đà Nẵng ................................................................................................ 16
Tiểu kết chương 1 ..........................................................................................................17
CHƯƠNG 2. KẾT CẤU, LIÊN KẾT VĂN BẢN VÀ THỂ THỨC VĂN BẢN
HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI
HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG .................................................................18
2.1. Kết cấu và liên kết văn bản của văn bản hợp đồng trong hoạt động giáo dục đào
tạo tại Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng ................................................... 18
2.1.1 Khuôn mẫu văn bản hợp đồng trong hoạt động giáo dục đào tạo tại Trường
Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng về phương diện kết cấu. ....................................18
2.1.2. Liên kết liên câu trong văn bản hợp đồng trong hoạt động giáo dục đào tạo
tại Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng ......................................................... 27
2.1.3. Liên kết đoạn trong các hợp đồng trong hoạt động giáo dục đào tạo tại
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng .............................................................. 42
2.2. Thể thức văn bản hợp đồng trong hoạt động giáo dục đào tạo tại Trường Đại học
Sư phạm – Đại học Đà Nẵng ......................................................................................... 47



v

Tiểu kết chương 2 ..........................................................................................................51
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA, ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP
VÀ ĐẶC ĐIỂM NGỮ DỤNG CỦA HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG .52
3.1. Đặc điểm từ vựng ngữ nghĩa của hợp đồng trong hoạt động giáo dục đào tạo tại
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng .............................................................. 52
3.1.1. Các lớp từ vựng của văn bản hợp đồng trong hoạt động giáo dục đào tạo tại
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng .............................................................. 52
3.1.2. Đặc điểm ngữ nghĩa từ vựng của văn bản hợp đồng trong hoạt động giáo
dục đào tạo tại Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng ......................................54
3.2. Đặc điểm ngữ pháp của hợp đồng trong hoạt động giáo dục đào tạo tại Trường Đại
học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng ..................................................................................55
3.2.1. Đặc điểm từ pháp ........................................................................................ 55
3.2.2. Đặc điểm cú pháp ....................................................................................... 60
3.3. Đặc điểm ngữ dụng của hợp đồng trong hoạt động giáo dục đào tạo tại Trường
Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng ...........................................................................74
3.3.1. Một số hành vi ngôn ngữ đặc dụng trong văn bản hợp đồng trong hoạt
động giáo dục đào tạo tại Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng ..................... 74
3.3.2. Một số phương tiện tình thái nổi bật trong văn bản hợp đồng trong hoạt
động giáo dục đào tạo tại Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng ..................... 82
Tiểu kết chương 3 ..........................................................................................................86
KẾT LUẬN ..................................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

2.1.

Tần số xuất hiện của các phương thức liên kết câu

41

2.2.

Tần số xuất hiện của các phương thức liên kết đoạn văn

47

3.1.

Tần số xuất hiện của các từ loại

58

3.2.

Tần số xuất hiện của các danh từ làm định tố


58

3.3.

Tần số các kiểu câu xét theo cấu tạo ngữ pháp

72

3.4.

Tần số xuất hiện của các kiểu câu xét theo mục đích nói

74

3.5

Tần số xuất hiện của các hành vi ngôn ngữ trực tiếp

81

3.6.

Tần số xuất hiện của các hành vi ngôn ngữ gián tiếp

82

3.7.

Tần số xuất hiện các phương tiện từ vựng và ngữ pháp biểu

thị

85


vii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

1.1.

Các tiểu loại ngơn ngữ luật pháp

10

2.1.

Sơ đồ bố trí các thành phần thể thức văn bản

48

2.2.

Thể thức văn bản hợp đồng tại Trường Đại học Sư phạm –
Đại học Đà Nẵng


50


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Phân tích diễn ngơn (Discourse Analysis) là một khuynh hướng nghiên cứu văn
bản theo đường hướng ngơn ngữ học chức năng. Vì vậy, các lí thuyết phân tích diễn
ngơn đã có sức hấp dẫn đối với giới nghiên cứu trong hai thập niên vừa qua. Từ hệ
thống lí thuyết đó, hầu như các loại diễn ngôn phi nghệ thuật và nghệ thuật đều trở
thành đối tượng nghiên cứu. Trong đó ngay cả văn bản hợp đồng, một dạng văn bản
hành chính có tính đặc thù cũng bước đầu được khảo sát nhận diện.
Văn bản hành chính trong đó có văn bản hợp đồng lưu hành phổ biến trong mọi
hoạt động đời sống xã hội. Văn bản hợp đồng là cơng cụ pháp lí quan trọng để các chủ
thể trong xã hội trao đổi, dịch chuyển các lợi ích do mình tạo ra và nhận lại những lợi
ích vật chất cần thiết từ các chủ thể khác nhằm thỏa mãn các nhu cầu chính đáng của
mình. Văn bản hợp đồng cũng đóng vai trị quan trọng trong quá trình vận hành của
nền kinh tế, vì nó là hình thức pháp lí cơ bản của sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong
xã hội. Nó đã được miêu tả sơ bộ trong một số sách về phong cách học hoặc là kinh tế
nhưng sự nhận diện đầy đủ về đặc điểm ngôn ngữ và thể thức văn bản của nó chưa
thực sự thỏa mãn nhu cầu hiểu biết. Trong thực tế, hầu như mọi giao dịch có liên quan
đến quyền lợi giữa các đối tác, bao giờ cũng có hợp đồng như là một căn cứ của quá
trình thực hiện nhưng hầu như người soạn thảo hợp đồng chỉ dựa theo những hợp đồng
trước đó như một dạng khuôn mẫu kinh nghiệm chứ chưa hẳn là một khn mẫu văn
bản có tính pháp quy.
Hệ thống văn bản hành chính ở một trường đại học nói chung và Trường Đại học
Sư phạm – Đại học Đà Nẵng nói riêng, vừa là một đối tượng của hành chính học vừa
là một đối tượng của ngôn ngữ học. Làm chủ các thể thức văn bản là một yêu cầu bắt

buộc đối với bộ phận nhân viên văn phịng. Vì lẽ đó, nghiên cứu về các loại hợp đồng
trong một cơ sở khơng phải là đơn vị kinh tế có thể đem đến một cách nhìn về sự
giống nhau và khác biệt về kiểu loại văn bản này ở một cơ sở giáo dục đại học với một
cơ sở kinh tế.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu phân tích diễn ngơn
Theo Nguyễn Hịa, trong cơng trình “Phân tích diễn ngơn: một số vấn đề lí luận
và phương pháp”, phân tích diễn ngơn đã trải qua một q trình phát triển rất mạnh mẽ
trong khoảng năm mươi năm gần đây và nằm dưới những tên gọi khác nhau “Ngôn
ngữ học văn bản” (Text Linguistics), “Phân tích văn bản” (Text Analysis), “Phân tích
chức năng” (Functional Analysis). Ở giai đoạn “Ngữ pháp văn bản”, phân tích diễn
ngơn chủ yếu thao tác với “liên kết” và đã có một loạt các cơng trình nghiên cứu nổi
bật như “Cohesion in English” (Liên kết trong tiếng Anh) của M.A.K. Halliday và R.
Hasan. Ở thời kì hậu “ngữ pháp văn bản”, khi vấn đề mạch lạc và cấu trúc của văn bản


2
càng được quan tâm hơn thì các nhà ngơn ngữ học đã đề nghị gọi địa hạt mới này là
phân tích diễn ngơn. Tên gọi “Phân tích diễn ngơn” (Discourse Analysis) được Z.
Harris đề cập đến lần đầu tiên trong tác phẩm “Discourse Analysis” (1952). Với Z.
Harris, phân tích diễn ngơn đã có được một đối tượng nghiên cứu rõ ràng. Ơng đã coi
diễn ngơn là đối tượng của phân tích diễn ngơn. Z.Harris đã quan niệm rằng văn bản
mới thể hiện sự hoạt động của ngôn ngữ chứ không phải là câu hay từ như người ta
vẫn thường quan niệm và đặc trưng của đơn vị này là sự thống nhất nghĩa và chức
năng giao tiếp.
Tuy nhiên, mối quan tâm về lĩnh vực này chỉ thực sự bùng nổ vào đầu thập
kỉ 70. Các nhà nghiên cứu đã quan tâm đặc biệt tới việc nghiên cứu văn bản như
một sản phẩm lời nói hồn chỉnh. Theo Cao Xn Hạo (1991), Austin (1962),
Searles (1980) và Ducrot (1972) là những người đi đầu trong việc gợi ý cho nghiên
cứu nghĩa học của các phát ngôn. Nhưng vốn là những nhà triết học, họ chỉ đặt ra

vấn đề từ góc độ triết học chứ khơng giải quyết những khía cạnh cụ thể của ngôn
ngữ. Phải đợi đến các nhà ngôn ngữ học của thế hệ chức năng mới như S.C.Dik
(1978), T.Givón (1979), M.A.K Halliday (1985), F.R.Palmer (1986) thì mới có những
nghiên cứu cụ thể.
Từ giữa những năm 1980, phân tích diễn ngơn bước vào giai đoạn phát triển
theo hướng chun mơn hố trong nội bộ chuyên ngành. Bắt đầu xuất hiện các lí
thuyết diễn ngơn chun ngành, ví như lí thuyết diễn ngơn tư tưởng hệ, lí thuyết diễn
ngơn dân tộc học, lí thuyết diễn ngơn của các nhóm xã hội thiểu số, lí thuyết diễn ngơn
của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc… Một trong những khuynh hướng rộng lớn và
nhiều cành nhánh nhất là phân tích diễn ngơn phê phán (Critial Discourse Analysis CDA). Đường hướng này quan tâm đặc biệt tới vấn đề quyền thế và hệ tư tưởng được
thể hiện trong diễn ngơn. Từ đó đến nay, CDA đã có những bước tiến dài do đã được
dựa trên cơ sở ngôn ngữ học, nhất là ngữ pháp chức năng của M.A.K Halliday. (Xem
[44, tr.13-20])
Ở Việt Nam, việc thường xuyên tiếp cận với hướng lí thuyết mới đã giúp các nhà
nghiên cứu ngôn ngữ bắt nhịp được với xu hướng phân tích diễn ngơn trên thế giới.
Q trình nghiên cứu diễn ngơn ở Việt Nam có thể được khái qt như sau:
Giai đoạn đầu tiên, phân tích diễn ngơn trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào
“phân tích ngữ pháp văn bản” mà chủ yếu là phân tích “liên kết, mạch lạc, cấu trúc”
như Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt của Trần Ngọc Thêm (1985). Cơng trình này
được coi là cái mốc đánh dấu sự ra đời của ngôn ngữ học văn bản ở Việt Nam. Tiếp
theo là các cơng trình như Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt của Nguyễn Thị Việt
Thanh và Văn bản và liên kết trong tiếng Việt (1998); Giao tiếp, văn bản, mạch lạc,
liên kết, đoạn văn (2002); Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo của văn bản (2009) của
Diệp Quang Ban. Trên cơ sở của ngôn ngữ học chức năng, tác giả Diệp Quang Ban
đã coi mạch lạc là một vấn đề cốt yếu của lí luận phân tích diễn ngôn.


3
Giai đoạn tiếp theo, các nhà ngôn ngữ học ở Việt Nam đã nghiên cứu phân tích
diễn ngơn từ nhiều gốc độ. Các tác giả như Đỗ Hữu Châu, Hoàng Phê, Nguyễn Đức

Dân… tập trung nghiên cứu phân tích diễn ngơn dưới góc độ dụng học. Tác giả
Nguyễn Thiện Giáp cũng đã dành một chương để nói về “Diễn ngơn và phân tích diễn
ngơn” trong cuốn Dụng học Việt ngữ. Nhiều vấn đề đã được đề cập đến như: ngữ cảnh
và ý nghĩa, cấu trúc thông tin, diễn ngôn và phân tích diễn ngơn, diễn ngơn và văn hố,
ngữ dụng học diễn ngơn, dụng học giao thoa văn hố…[29, tr.167-203]. Đặc biệt, phải
kể đến tác giả Nguyễn Hịa với cơng trình Phân tích diễn ngơn: Một số vấn đề lí luận và
phương pháp. Đây là những cơng trình đầu tiên ở Việt Nam về vấn đề phân tích diễn
ngơn, tác giả đã cung cấp một khối lượng tri thức khá lớn về cả lí luận và thực tiễn.
Gần đây nhất, phân tích diễn ngơn đã được vận dụng vào phân tích một thể loại
văn bản nhất định như ở một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả sau: Lê
Hùng Tiến, trong luận án tiến sĩ ngữ văn Một số đặc điểm của ngôn ngữ luật pháp
tiếng Việt (1999), đã đề cập đến đặc điểm của diễn ngôn văn bản luật pháp, đưa ra một
số ứng dụng trong biên dịch văn bản luật pháp từ tiếng Việt sang tiếng Anh, trong đó
có các văn bản hợp đồng thương mại; Nguyễn Trọng Đàn, trong luận án tiến sĩ ngữ
văn Phân tích diễn ngơn thư tín thương mại (1996), đã phân tích đối chiếu một số đặc
điểm về ngữ vực giữa thư tín tiếng Anh và tiếng Việt; Nguyễn Thị Hà trong luận án
tiến sĩ Khảo sát chức năng ngôn ngữ văn bản quản lý nhà nước qua phương pháp
phân tích diễn ngơn đã tập trung nghiên cứu các chức năng chính của văn bản quản lí
nhà nước và đã có những phân tích nhất định để làm rõ nét sự tác động tích cực của
phương tiện ngơn ngữ đến chất lượng và hiệu quả của văn bản quản lí nhà nước [55,
tr.9] và Trần Thị Thùy Linh, trong luận án tiến sĩ “Nghiên cứu ngôn ngữ văn bản hợp
đồng tiếng Việt từ bình diện phân tích diễn ngơn” (2015) đã phân tích diễn ngơn theo
hướng ngữ vực để làm rõ các đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản hợp đồng.
2.2. Tình hình nghiên cứu văn bản hợp đồng
Từ những năm 60 của thế kỉ trước, dựa vào lí thuyết của những nhà ngôn ngữ
học Xô-viết từ V.V. Vinogradov đến D.E. Rozenthal, các nhà Việt ngữ học đã tiến
hành nhận diện, phân loại và miêu tả các đặc điểm ngôn ngữ của các phong cách chức
năng tiếng Việt dựa vào các đặc điểm sử dụng ngôn ngữ. Và trong các cơng trình
nghiên cứu đó, các tác giả đều thống nhất công nhận về sự tồn tại của phong cách hành
chính (phong cách hành chính - cơng vụ) mà văn bản hợp đồng thuộc vào và mang

những đặc điểm ngôn ngữ của phong cách này. Vì vậy, xét trên bình diện lí thuyết,
lịch sử nghiên cứu của phong cách ngơn ngữ hành chính cũng chính là lịch sử nghiên
cứu của văn bản hợp đồng. So với các phong cách ngôn ngữ khác như phong cách
ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày, phong cách ngơn ngữ chính luận, phong cách ngơn ngữ
khoa học thì phong cách ngơn ngữ hành chính xuất hiện muộn hơn. Chỉ có thể nói đến
phong cách ngơn ngữ hành chính từ sau năm 1945 khi chức năng xã hội của tiếng Việt
được mở rộng. Nó đã thay thế hoàn toàn tiếng Pháp trong các lĩnh vực hoạt động của


4
Nhà nước và của toàn dân, kể cả lĩnh vực đối ngoại. [55, tr. 10]
Văn bản hợp đồng, về mặt lí thuyết, là kiểu văn bản kinh tế trong phong cách
ngơn ngữ hành chính- cơng vụ. Do đó, các cơng trình phong cách học đã đề cập về nó
nhưng chưa được miêu tả một cách chi tiết. Sau này nhờ sự phát triển của các hoạt
động kinh tế, văn bản hợp đồng trở nên phổ dụng thì mới có một số cơng trình kinh tế
học hoặc hành chính học miêu tả về nó. Chẳng hạn có thể kể đến các cơng trình sau:
Các mẫu hợp đồng thơng dụng mới nhất dùng trong doanh nghiệp của tác giả Lương
Đức Cường; Nghiên cứu chức năng ngôn ngữ văn bản quản lý nhà nước của Nguyễn
Thị Hà; Soạn thảo và ban hành văn bản của cơ quan - tổ chức của tác giả Tạ Hữu
Ánh; Tìm hiều kỹ thuật trình bày văn bản công tác văn thư - Luật Ban hành văn bản
Quy phạm pháp luật của Luật gia Lê Văn Chấn; Soạn thảo văn bản của các tổ chức
Đảng, Mặt trận, Công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ, cấp cơ sở và trên cơ sở của Lê Văn
In; Quản trị hành chính văn phòng của tác giả Mike Harvey do Cao Xuân Đỗ dịch. Về
phương diện ngôn ngữ học, kể từ sau năm 1954 hàng loạt các cơng trình đề cập tới lí
thuyết hoặc mang tính thực hành về phong cách ngơn ngữ ra đời. Có thể kể đến ở đây
một số giáo trình tiêu biểu như: Phong cách học tiếng Việt của nhóm tác giả Cù Đình
Tú - Lê Anh Hiền - Nguyễn Thái Hịa - Võ Bình (1982), Phong cách học và đặc điểm
tu từ tiếng Việt của Cù Đình Tú (1983), Phong cách học tiếng Việt do Đinh Trọng Lạc
chủ biên (1993), Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt (2000) và
Phong cách học tiếng Việt hiện đại (2001) của Hữu Đạt.

Nói tóm lại, văn bản hợp đồng đã được nhắc đến nhiều trong các cơng trình liên
quan đến phong cách chức năng và soạn thảo văn bản, nhưng các cơng trình đó chưa
thỏa mãn nhu cầu cần tìm hiểu, nghiên cứu các lí thuyết về cách soạn thảo văn bản hợp
đồng cũng như ngôn ngữ thường được sử dụng trong các văn bản hợp đồng. Hơn nữa,
cho đến nay, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách tồn diện những đặc
trưng ngơn ngữ của thể loại văn bản có tính pháp lí cao này, đặc biệt là các hợp đồng
trong hoạt động giáo dục đào tạo.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tập hợp, thống kê, phân loại và khảo sát các hợp đồng trong hoạt
động giáo dục đào tạo tại Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, người viết
nhận diện về khuôn mẫu chung, thể thức văn bản và đặc điểm ngôn ngữ của các kiểu
loại hợp đồng trong hoạt động giáo dục đào tạo tại Trường Đại học Sư phạm – Đại học
Đà Nẵng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: chúng tôi quan niệm đối tượng nghiên cứu ở đây là đặc điểm kết cấu
văn bản, thể thức văn bản, đặc điểm từ vựng ngữ pháp, đặc điểm diễn đạt của các văn
bản, diễn ngơn
Phạm vi: tồn bộ văn bản hợp đồng tiếng Việt Trường Đại học Sư phạm – Đại
học Đà Nẵng từ năm 2015 đến năm 2018.


5
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích miêu tả: Đề tài áp dụng phương pháp phân tích miêu tả
để làm nổi bật các đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hợp đồng.
Phương pháp phân tích diễn ngơn: Đề tài phân tích diễn ngơn trên nhiều bình
diện sử dụng các cơng cụ ngơn ngữ sẵn có.
Ngồi hai phương pháp trên, thủ pháp thống kê, phân loại nhằm thống kê số lần
sử dụng của các đơn vị ngôn ngữ cũng như các kiểu loại câu theo quá trình, các động
từ tình thái, các hành vi ngôn ngữ, các phương thức liên kết … trên ngữ liệu nghiên cứu.

Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp, thủ pháp được vận dụng kết hợp;
tùy từng nội dung nghiên cứu, tùy vào từng đối tượng cụ thể mà sử dụng ưu tiên một
phương pháp, thủ pháp thích hợp.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Thực hiện đề tài này người làm luận văn mong muốn đem lại cái nhìn mới về đặc
điểm ngôn ngữ trong các văn bản hợp đồng, đặc biệt là văn bản hợp đồng trong hoạt
động giáo dục đào tạo tại Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
7. Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Kết cấu, liên kết văn bản và thể thức văn bản hợp đồng trong hoạt
động giáo dục đào tạo tại Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Chương 3: Đặc điểm từ vựng ngữ nghĩa, đặc điểm ngữ pháp và đặc điểm ngữ
dụng của hợp đồng trong hoạt động giáo dục đào tạo tại Trường Đại học Sư phạm –
Đại học Đà Nẵng


6

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm diễn ngơn và văn bản
Theo Nguyễn Hịa, “Văn bản là sản phẩm ngơn ngữ ghi nhận lại q trình giao
tiếp hay sự kiện giao tiếp nói và viết trong một hồn cảnh giao tiếp cụ thể, cịn diễn
ngơn là sự kiện hay q trình giao tiếp hồn chỉnh thống nhất có mục đích khơng có
giới hạn được sử dụng trong các hoàn cảnh giao tiếp xã hội cụ thể. Như vậy, là một sự
kiện giao tiếp hoàn chỉnh, diễn ngơn phải có tính chủ đề bộ phận đến chủ đề chung, có
mạch lạc”. [44, tr.32,33]
Theo Nguyễn Thiện Giáp, “Diễn ngôn và văn bản thường được coi là đồng nghĩa
với nhau để chỉ các sản phẩm của ngôn ngữ, viết hay nói, dài hay ngắn, tạo nên một

tổng thể hợp nhất, trong đó, diễn ngơn được hiểu là bao trùm văn bản, còn văn bản
thiên về sản phẩm viết nhiều hơn”. [29, tr.169]
Trong cơng trình Nhập mơn ngơn ngữ học của Mai Ngọc Chừ, “Diễn ngôn được
hiểu là tập hợp gồm một hoặc nhiều phát ngơn có tính liên kết, thống nhất về đích và
nội dung giao tiếp được tạo ra trong hoạt động giao tiếp”. Diễn ngơn có thể tồn tại ở
dạng nói và dạng viết, chẳng hạn như một bài văn, bài nói chuyện, cuộc đối thoại,
tranh luận… Hình thức của diễn ngơn là chuỗi các yếu tố ngôn ngữ được lựa chọn và
sắp xếp theo những quy tắc nhất định, ứng với nội dung mà người phát muốn chuyển
đến người nhận, cịn nội dung của diễn ngơn sẽ bao gồm nội dung thơng tin và nội
dung tình thái. [20, tr. 494, 495]
Trong Dẫn nhập phân tích diến ngôn, thuật ngữ văn bản được sử dụng để chỉ bất
kì cái nào ghi bằng chữ viết của một sự kiện giao tiếp. Sự kiện đó tự nó có thể liên
quan đến ngơn ngữ nói (ví dụ: một bài thuyết giáo, một cuộc thoại tình cờ, một cuộc
giao dịch mua bán) hoặc ngơn ngữ viết (ví dụ: một bài thơ, một quảng cáo trên báo,
một áp-phích dán tường..), cịn thuật ngữ diễn ngôn dùng để chỉ việc giải thuyết sự
kiện giao tiếp trong ngữ cảnh. [46, tr.21]
Như vậy, kể từ khi lí thuyết phân tích diễn ngơn có mặt trong ngơn ngữ học thì
các khái niệm văn bản (text) và diễn ngơn (discourse) được xác định lại một cách rạch
rịi hơn. Theo đó, văn bản được hiểu là một sản phẩm ngơn ngữ ở trạng thái tĩnh, trong
khi đó, diễn ngôn là sản phẩm ngôn ngữ ở trạng thái động, nghĩa là đặt nó trong mối
quan hệ hành chức, thế phát và thể nhận, mã trong hiện trường giao tiếp và khơng gian
văn hóa.
1.1.2. Lí thuyết về phân tích diễn ngơn
Nguyễn Thiện Giáp, trong Dụng học Việt ngữ đã trình bày về phân tích diễn
ngơn như sau: “…tập trung vào q trình sử dụng ngơn ngữ để thể hiện ý định trong


7
ngữ cảnh nào đó. Tất nhiên người ta quan tâm nhiều hơn đến cấu trúc của diễn ngôn,
đặc biệt là chú ý đến cái tạo ra một văn bản chuẩn tắc. Trong cách nhìn cấu trúc, tiêu

điểm chú ý là những chủ đề như những khâu nối hiển ngôn giữa các câu trong văn bản
có mạch lạc hoặc những yếu tố tổ chức văn bản.” [29; tr.184]
Diệp Quang Ban, trong Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo của văn bản cũng
đã nêu ra đối tượng và phương pháp của phân tích diễn ngơn: " Phân tích diễn ngơn là
đường hướng tiếp cận tài liệu ngơn ngữ nói và viết bậc trên câu (diễn ngơn/văn bản) từ
tính đa diện hiện thực của nó, bao gồm các mặt ngơn từ và ngữ cảnh tình huống, với
các mặt hữu quan thể hiện trong khái niệm ngữ vực (register) mà nội dung hết sức
phong phú và đa dạng (gồm các hiện tượng thuộc thể loại và phong cách chức năng,
phong cách cá nhân, cho đến các hiện tượng xã hội, văn hóa, dân tộc)". [6, tr.158]
Nguyễn Thị Hà, trong Nghiên cứu chức năng ngôn ngữ văn bản quản lí nhà
nước cho rằng: “Phân tích diễn ngôn là nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ ở cấp độ
trên câu”. [35, tr.50]. Tác giả đã đưa ra một số bình diện trong phân tích diễn ngơn:
bình diện lí thuyết, bình diện chung – chun ngành, bình diện ứng dụng, và bình diện
mức độ phân tích.
Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản hợp đồng tại Trường Đại học Sư
phạm- Đại học Đà Nẵng, chúng tôi nhận diện chúng trong tư cách là diễn ngôn nhằm
vận dụng những phương tiện phong phú nhất của khuynh hướng nghiên cứu này để
nhận diện một kiểu văn bản cụ thể trong hoạt động hành chức của chúng.
1.1.3. Các đường hướng phân tích diễn ngơn
Trong cơng trình Phân tích diễn ngơn: một số vấn đề lí luận và phương pháp,
Nguyễn Hịa đã nêu ra các đường hướng phân tích diễn ngôn như sau:
a. Đường hướng dụng học
Ngữ dụng học là một đường hướng phân tích diễn ngơn có đối tượng khá là rộng.
Đối tượng của dụng học là ý nghĩa, ngữ cảnh và giao tiếp.
b. Đường hướng biến đổi ngôn ngữ
Về cơ bản, đường hướng này thừa nhận có những khác biệt về ngơn ngữ sử dụng
trong các tình huống khác nhau. Đây là đường hướng có nguồn gốc ngơn ngữ học,
mặc dù cái cơ sở ngôn ngữ học ở đây mang tính xã hội. Đối tượng chủ yếu của đường
hướng biến đổi ngơn ngữ là tìm kiếm những đơn vị hay bộ phận của diễn ngôn nằm
trong mối quan hệ hệ thống và khuôn mẫu với nhau (từ vựng, âm vị hay cú pháp).

c. Ngôn ngữ học xã hội tương tác
Ngôn ngữ học xã hội tương tác là đường hướng chức năng nhìn nhận diễn ngơn
như là sự tương tác xã hội mà ở đó mà ở đó việc cấu thành và thương lượng nghĩa
được hỗ trợ bởi việc sử dụng ngôn ngữ. Đối tượng của ngôn ngữ học xã hội là mối
quan hệ giữa việc sử dụng ngôn ngữ trong tương tác xã hội với các vấn đề như cấu
thành nét đặc thù, giao tiếp, trong các ngữ cảnh văn hóa và xã hội khác nhau.


8
d. Đường hướng dân tộc học giao tiếp
Mục tiêu chính của đường hướng dân tộc học giao tiếp là nghiên cứu năng lực
giao tiếp thể hiện qua các mơ hình hay cấu trúc giao tiếp điều chỉnh sự hoạt động của
ngơn ngữ trong đời sống xã hội. Nói một cách cụ thể hơn, đây là sự nghiên cứu mối
quan hệ giữa các đặc điểm sử dụng ngôn ngữ như mô hình cấu trúc (âm vị, từ vựng, cú
pháp), phương tiện giao tiếp, đối tượng của ngơn ngữ trong tình huống xã hội.
e. Đường hướng phân tích hội thoại
Đường hướng phân tích hội thoại cho rằng (a). q trình tương tác có tính tổ
chức; (b). sự đóng góp vào q trình tương tác hướng vào ngữ cảnh; và (c). hai tính
chất trên (a), (b) vốn thuộc về các chi tiết của tương tác, do vậy khơng thể coi vứt bỏ
bất kì một trật tự chi tiết nào như là vô tổ chức hay ngẫu nhiên một cách tiên nghiệm.
Tính chất tổ chức của hội thoại này thường được xem xét qua một số khái niệm chủ
yếu của đường hướng phân tích hội thoại là cặp kế cận (adjacency pair) và lượt nói
(turn – taking). Đường hướng phân tích hội thoại coi cặp là cấu trúc cơ bản của hội
thoại, đơn vị cơ sở tổ chức nên các đơn vị khác lớn hơn là lượt nói (turn at talk). Ngồi
ra, đường hướng phân tích hội thoại nghiên cứu một loạt vấn đề như mở đầu hội thoại,
kết thúc hội thoại, cải chính (repair), xử lí chủ đề, tiếp nhận thơng tin, xử lí diễn ngơn,
bày tỏ sự đồng ý hay khơng đồng ý, đưa ra ý kiến/ lập luận.
f. Phân tích diễn ngơn trong tâm lí học xã hội
Đây là đường hướng phát sinh từ lĩnh vực tâm lí học xã hội dựa trên ảnh hưởng
của một số ngành có liên quan như phương pháp học dân tộc, phân tích hội thoại, lí

thuyết giao tiếp, triết học ngơn ngữ hậu cấu trúc luận. Mục đích của phân tích diễn
ngơn trong tâm lí học xã hội là ứng dụng những ý tưởng của phân tích diễn ngơn trong
nghiên cứu tâm lí xã hội. Nói cụ thể hơn, ngơn ngữ đã được cấu thành hay sử dụng
như thế nào để thực hiện những ý định của người giao tiếp trong lĩnh vực tâm lí xã hội.
g. Đường hướng phân tích diễn ngơn phê phán
Mục đích của phân tích diễn ngơn phê phán khơng chỉ là miêu tả diễn ngơn, mà
cịn là giải thích diễn ngơn đã được kiến tạo như thế nào và vì sao nó lại tồn tại và hoạt
động như vậy. Một số nhà phân tích diễn ngơn phê phán coi đối tượng của đường
hướng phân tích diễn ngơn phê phán là quan hệ quyền – thế (power) được thể hiện
trong diễn ngơn; tuy nhiên cách nhìn nhận như vậy có thể còn hẹp. Cần mở rộng thêm
phạm vi của đường hướng phân tích diễn ngơn phê phán sang nghiên cứu các mối
quan hệ xã hội thường là khơng bình đẳng như sự phân biệt chủng tộc, giới tính, quan
hệ giữa các tầng lớp xã hội.
h. Đường hướng giao tiếp liên văn hóa
Phân tích diễn ngơn liên văn hóa là một xu hướng được nhiều người quan tâm do
ý nghĩa của chúng đối với việc dạy và học ngôn ngữ hai hoặc ngoại ngữ và nhu cầu
giao tiếp ở ngôn ngữ khác phát sinh do nhu cầu di cư, đi lại quốc tế và sự phát triển
với tốc độ khủng khiếp của các phương tiện thông tin. Đường hướng này đặt nhiệm vụ


9
nghiên cứu tác động của văn hóa đối với giao tiếp liên văn hóa.
i. Phương pháp phân tích diễn ngơn tổng hợp
Phương pháp phân tích diễn ngơn tổng hợp là phân tích tồn bộ một chỉnh thể
diễn ngơn dựa trên mạch lạc. Mạch lạc thực sự là một hàm hay tích hợp của rất nhiều
biến. Có thể kể đến các biến quan trọng chủ yếu như: tính tổ chức, liên kết và tính
quan yếu. Phân tích diễn ngơn cần phải xác định được những yếu tố quan yếu tham gia
vào nội dung của diễn ngôn. Hơn nữa cũng cần phải xác định được sự hiện thực hóa
các yếu tố này về mặt ngữ liệu hay vật chất. Đó chính là các đơn vị từ ngữ được sử
dụng trong một thể loại diễn ngôn. (xem [44, tr.76-155])

1.1.4. Văn bản hợp đồng
1.1.4.1. Khái niệm hợp đồng
Trong thực tế đời sống ở Việt Nam trước đây có nhiều thuật ngữ khác nhau được
sử dụng để chỉ hợp đồng như: khế ước, giao kèo, văn tự, văn khế, cam kết, tờ giao ước,
tờ ưng thuận… Hiện nay, các văn bản pháp luật của Nhà nước Việt Nam khơng cịn sử
dụng thuật ngữ như trước đây mà sử dụng các thuật ngữ có tính chức năng, công cụ
như hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động, hợp đồng thương mại...
Theo Từ điển tiếng Việt phổ thơng của Viện Ngơn ngữ học (2005) thì “hợp đồng
là sự thỏa thuận, giao ước giữa hai hay nhiều bên quy định các quyền lợi, nghĩa vụ
của các bên tham gia, thường được viết thành văn bản” [42, tr.411].
Khái niệm trên đã chỉ ra bản chất của hợp đồng là được tạo nên bởi hai yếu tố:
sự thỏa thuận và sự ràng buộc pháp lí.
Một sự thỏa thuận mang tính chất xã giao hoặc một lời hứa danh dự, như lời hứa
sẽ tặng quà nhân ngày sinh nhật, hoặc thỏa thuận sẽ đến dự tiệc ở nhà bạn, hay cùng đi
ăn tối với người khác cũng không phải là hợp đồng, vì các thỏa thuận này khơng tạo ra
sự ràng buộc quyền và nghĩa vụ pháp lí giữa các bên. Sự vi phạm lời hứa danh dự hoặc
các cam kết mang tính chất xã giao như trên có thể làm cho người thất hứa bị mất uy
tín, bị dư luận chê trách, nhưng không làm phát sinh trách nhiệm pháp lí và khơng thể
bị áp dụng chế tài dân sự như trường hợp vi phạm hợp đồng. Tóm lại, mọi hợp đồng
đều là sự thỏa thuận giữa các bên, nhưng chỉ những thỏa thuận tạo ra một sự ràng buộc
pháp lí mới được coi là hợp đồng. Bởi vậy, “sự thỏa thuận” và “sự tạo ra một ràng
buộc pháp lí” là hai dấu hiệu cơ bản tạo nên bản chất của hợp đồng. Và chính những
đặc điểm bản chất này của hợp đồng đã chi phối đến toàn bộ nguồn lực ngôn ngữ trong
văn bản. [55, tr.43]
1.1.4.2. Ngôn ngữ văn bản hợp đồng
Theo Bhatia, trong cơng trình Language of the Law, language teaching (1987),
thể loại ngôn ngữ luật pháp bao gồm nhiều tiểu loại khác nhau tùy thuộc vào mục đích
giao tiếp, ngữ cảnh sử dụng, các sự kiện hoặc hoạt động giao tiếp liên quan, mối quan
hệ xã hội hoặc chuyên môn giữa các thành viên tham dự vào các sự kiện hoặc hoạt
động giao tiếp, kiến thức nền của các thành viên và nhiều yếu tố khác. Các nét khác



10
biệt giữa các tiểu loại này cũng được phản ánh thông qua nguồn lực ngôn ngữ trong
văn bản được huy động thông qua các quy ước đặc thù, trong những bối cảnh luật
pháp khác nhau. Bhatia đã phân biệt các tiểu loại của ngôn ngữ luật pháp theo bối cảnh
giao tiếp khác nhau với hai phân nhánh lớn là ngôn ngữ nói và ngơn ngữ viết như sơ
đồ các tiểu loại ngơn ngữ luật pháp sau: (Dẫn theo [35, tr.38,39])
NGƠN NGỮ LUẬT PHÁP

VIẾT

NĨI
Sư phạm

Thuyết
trình

Nghề
nghiệp

Học thuật

Tịa thực
tập

Tham vấn
Luật sư – nhân chứng

Tham vấn

Luật sư – Khách hàng

Chỉ dẫn của Hội đồng
thẩm xét
Giao tiếp giữa các nhà
chun mơn

Học
thuật
Giáo trình

Thủ tục
pháp lí
Tạp chí

Hồ sơ vụ
án

Luật
pháp
Bản án

Khn mẫu,
Hợp đồng,
hiệp định…

Thể chế chính thức,
Bộ luật,
Quy đinh,
luật lệ


Sơ đồ 1.1. Các tiểu loại ngôn ngữ luật pháp
Theo sơ đồ trên, văn bản hợp đồng thuộc phân nhánh ngôn ngữ viết – luật pháp
– khuôn mẫu.
Chức năng chính của luật pháp nói chung và văn bản hợp đồng nói riêng là: 1)
Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội, hướng các chủ thể tham gia các quan hệ đó
phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ; 2) Chức năng bảo vệ: răn đe, ngăn chặn và xử lí
mọi khả năng vi phạm hoặc hành vi vi phạm tới các quan hệ đã xác lập và duy trì trong
xã hội; 3) Chức năng giáo dục: pháp luật được ban bố tác động vào ý thức con người,
giáo dục công dân tôn trọng các quy tắc và trật tự xã hội. [55, tr.44]
Xét về phong cách học chức năng, văn bản hợp đồng thuộc thể loại văn bản
mang phong cách hành chính-cơng vụ. Chức năng của ngơn ngữ trong phong cách


11
hành chính-cơng vụ là chức năng giao tiếp lí trí (thơng báo) và chức năng ý chí (sai
khiến).
1.1.4.3. Ngữ cảnh và mục đích giao tiếp của văn bản hợp đồng
Thơng thường trong giao tiếp có hai loại hình giao tiếp chính: giao tiếp trực tiếp
(giao tiếp hai chiều) và giao tiếp gián tiếp (giao tiếp một chiều). Chẳng hạn đối với báo
chí, người nhận thơng điệp khơng cùng chung ngữ cảnh với người viết, do đó người
viết chỉ có thể sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt, đồng thời dự đoán trước thái độ và
phản ứng của người nhận, loại bỏ mọi mơ hồ có thể xảy ra trong quá trình nhận thơng
điệp và hạn chế tới mức tối đa những sai lệch trong q trình suy giải thơng điệp. Cịn
đối với văn bản hợp đồng thì yếu tố tham gia giao tiếp, tức người viết và người đọc
văn bản này có tính chất đặc thù. Bhatia nhấn mạnh vai trị tính chất đặc thù này của
văn bản pháp luật, văn bản hợp đồng và vai trị của nó khi giải thích các đặc điểm
ngơn ngữ của thể loại văn bản pháp luật. Tác giả chỉ ra rằng đối với các thể loại văn
bản khác thì tác giả văn bản vừa là người phát (originator) vừa là người viết (write)
văn bản, trong khi đó những người viết văn bản hợp đồng chỉ đóng vai trị là những

người soạn thảo, cịn người phát lại là các chủ thể hợp đồng. Tương tự như vậy, ở
hầu hết các thể loại văn bản khác thì người đọc (reader) và người tiếp nhận
(recipient) là một thì với văn bản hợp đồng, người đọc thực sự của nó lại là các chủ
thể kí kết và/hoặc các luật sư, những chuyên gia luật pháp có trách nhiệm viện dẫn
trong trường hợp xảy ra sự tranh chấp về hợp đồng, cịn người tiếp nhận có thể là tất
cả những ai quan tâm đến đối tượng giao dịch của hợp đồng. (dẫn theo [55, tr.45])
Như vậy, nhân tố tham gia giao tiếp đặc biệt như vậy đã tạo nên một ngữ cảnh
riêng cho văn bản. Điều này đặt ra cho người soạn thảo văn bản yêu cầu phải giải
quyết hai vấn đề cùng một lúc, đó là vừa phải dùng các nguồn lực ngôn ngữ vừa phải
dùng các chiến lược diễn ngôn (ngữ cảnh giao tiếp là yếu tố ngoại tại của diễn ngơn,
chi phối sự hình thành diễn ngơn) để thể hiện, dung hịa được ý muốn của các chủ thể
hợp đồng vốn đối lập nhau về mục đích giao tiếp. Cụ thể, văn bản hợp đồng vừa quy
định các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia hoạt động trao đổi, vừa đặt ra
chế tài, vừa hướng dẫn các bên thực hiện đúng những điều khoản đặt ra trong văn bản
hợp đồng. [55, tr.46]
1.1.5. Các lớp từ vựng
Nguyễn Thiện Giáp trong cơng trình Từ vừng học tiếng Việt (2016) đã phân chia
các lớp từ vựng theo các tiêu chí. (xem [33, tr.92-162])
-Tiêu chí thứ nhất, xét theo nguồn gốc:
+ Từ thuần Việt: là bộ phận từ vựng gốc của tiếng Việt, biểu thị những sự vật,
hiện tượng cơ bản nhất, chắc chắn phải tồn tại từ rất lâu.
Ví dụ: cơ gái, chồng, vợ, bí, củ, châu chấu (có sự tương ứng với tiếng Mường),
bé, cà, đồi (có sự tương ứng với ngơn ngữ Tày- Thái),…
+ Từ gốc Hán: tất cả các từ ngữ Hán được tiếng Việt mượn bằng con đường sách


12
vở đều đọc theo âm Hán Việt và được gọi là từ Hán Việt.
Ví dụ: thượng đế, cơng nghiệp, văn chương, chiến trường, thẩm phán,….
+Từ gốc Ấn- Âu:

Từ cuối thế kỉ XIX, nhiều từ ngữ tiếng Pháp đã thâm nhập vào tiếng Việt do địa
vị của tiếng Pháp lúc ấy ở Việt Nam được đề cao. Đồng thời gián tiếp thông qua tiếng
Pháp, một số từ ngữ tiếng Anh cũng du nhập vào tiếng Việt. Sau khi Cách mạng tháng
Tám năm 1945 thành công, nước ta mở rộng quan hệ ngoại giao với Liên Xô và các
nước xã hội chủ nghĩa khác, cho nên tỉ lệ các từ tiếng Việt tiếp nhận của tiếng Nga
cũng tăng thêm
Ví dụ: kem, pho mát, bê tơng, bơnsêvích, xơ viết, ….
- Tiêu chí thứ hai, xét theo phạm vi sử dụng:
+ Từ vựng toàn dân: là những từ toàn dân hiểu và sử dụng. Nó là vốn từ chung
cho tất cả những người nói tiếng Việt, thuộc các địa phương khác nhau, các tầng lớp
xã hội khác nhau. Đây chính là lớp từ vựng cơ bản, lớp từ vựng quan trọng nhất trong
mỗi ngôn ngữ.
Ví dụ: mưa, nắng, nhà, cửa, tốt, xấu, đi, đứng, xe đạp, mô tô,..
+ Từ vựng địa phương: là những từ được dùng hạn chế ở một hoặc một vài địa
phương.
Ví dụ: từ tồn dân là khơng, thì Nghệ An và Hà Tĩnh dùng từ nỏ, còn Nam Bộ
dùng từ hổng,…
+ Tiếng lóng : những từ ngữ được dùng hạn chế về mặt xã hội, tức là những từ
ngữ không phải toàn dân sử dụng mà chỉ một tầng lớp xã hội nào đó sử dụng mà thơi.
Ví dụ: lái máy bay bà già (có vợ lớn tuổi hơn), đi xe dép (đi bộ), cưa (tán gái)…
+ Từ nghề nghiệp: là những từ ngữ biểu thị những công cụ, sản phẩm lao động
và quá trình sản xuất của một nghề nào đó trong xã hội.
Ví dụ: cày vỡ, bón lót, gieo thẳng (thuộc nghề nơng), đá ngói, đá mài, tơ cồn, mài
tranh (thuộc nghề sơn mài), áp doa, bào cóc, đục tảng (thuộc nghề mộc)
+ Thuật ngữ: là bộ phận từ ngữ đặc biệt của ngơn ngữ. Nó bao gồm những từ và
cụm từ cố định là tên gọi chính xác của các loại khái niệm và các đối tượng thuộc các
lĩnh vực chun mơn của con người.
Ví dụ: các thuật ngữ trong tốn học như đạo hàm, tích phân,..; thuật ngữ tư bản,
giá trị thặng dư … trong kinh tế học, thuật ngữ âm vị, hình vị… trong ngơn ngữ học;


- Tiêu chí thứ ba, xét theo mức độ sử dụng:
+ Từ vựng tích cực: là những từ ngữ quen thuộc, được sử dụng thường xuyên
trong phạm vi nào đó của việc giao tiếp bằng ngơn ngữ. Từ vựng tích cực khơng mang
sắc thái cổ, cũng khơng mang sắc thái mới.
+ Từ vựng tiêu cực: là từ ngữ ít dùng hoặc khơng được dùng. Nó bao gồm các từ
ngữ đã lỗi thời và các từ ngữ còn mang sắc thái mới, chưa được dùng rộng rãi.


13
+ Từ ngữ cổ: là những từ ngữ biểu thị những đối tượng trong tiếng Việt hiện nay
có các từ đồng nghĩa tương ứng. Chính sự xuất hiện của các từ ngữ đồng nghĩa tương
ứng ở giai đoạn này làm cho chúng trở nên lỗi thời.
Ví dụ: bát (gang) trong câu Bảy tám mươi bằng một bát tay; cóc (biết) trong câu
“Thời gian ai có thì cóc” (Quốc âm thi tập)
+ Từ lịch sử: là những từ trở nên lỗi thời vì đối tượng biểu thị của chúng đã bị
mất.
Ví dụ: lí trưởng, thái thú, thuế đình,…
+ Từ ngữ mới và ý nghĩa mới
Phần lớn từ ngữ mới của tiếng Việt là các từ ngữ thuộc các ngành khoa học tự
nhiên và khoa học xã hội.
Ví dụ: bộ nhớ ngồi, bộ nhớ trong, máy điện toán, thị trường, cổ phẩn,…
- Tiêu chí thứ tư, xét về mặt phong cách học:
+ Từ vựng trung hòa: là lớp từ vựng được dùng chung trong tất cả các phong
cách. Chúng không mang sắc thái phong cách cũng không mang sắc thái gợi cảm và
cảm xúc riêng.
Ví dụ: dài, ngắn, núi, biển, thấp, cao…
+ Từ vựng hội thoại: là lớp từ được dùng trong các cuộc nói chuyện tự nhiên
hằng ngày. Có thể chia từ vựng hội thoại thành hai loại: từ vựng hội thoại toàn dân và
từ vựng hội thoại hạn chế về lãnh thổ hay xã hội.
Ví dụ: hấp ta hấp tấp, sạch sành sanh, ối, chà, đẹp như tiên,…

+ Từ vựng sách vở: là những từ được dùng chủ yếu trên sách vở, báo chí. Chúng
thuộc loại từ vựng của ngơn ngữ văn học, có tiêu chuẩn nghiêm ngặt
Ví dụ: cách mạng, đại lượng, quan hệ sản xuất,…
1.1.6. Các kiểu câu tiếng Việt
Diệp Quang Ban trong Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2 (2012) đã nêu ra sự phân loại
câu dựa trên 2 tiêu chí: phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp và phân loại câu theo mục
đích nói. (Xem [7, tr.119-226]
1.1.6.1. Câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp
a) Câu đơn: Câu đơn là câu do một cụm chủ - vị tạo nên. Câu đơn có thể có
nhiều chủ ngữ hoặc nhiều vị ngữ giữ chức vụ là bộ phận song song.
b) Câu ghép: Câu ghép là câu do hai hay nhiều cụm chủ - vị độc lập tạo thành
nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau về ý nghĩa.
1.1.6.2 Câu phân loại theo mục đích nói
a) Câu tường thuật
Câu tường thuật được dùng để kể, xác nhận (là có hay khơng có), mơ tả một vật
với các đặc trưng (hoạt động, trạng thái, tính chất, quan hệ) của nó, hoặc một sự kiện
với các chi tiết nào đó. Nó là hính thức biểu hiện thơng thường của một phán đoán.
b) Câu nghi vấn được dùng để nêu lên điều chưa biết hoặc cịn hồi nghi và chờ


14
đợi sự trả lời, giải thích của người tiếp nhận câu đó. Câu nghi vấn cũng có những dấu
hiệu đặc trưng nhất định: các đại từ nghi vấn, kết từ hay, các phụ từ nghi vấn, các tiểu
từ chuyên dụng, ngữ điệu thuần túy.
c) Câu mệnh lệnh
Câu mệnh lệnh (còn gọi là câu cầu khiến) được dùng để bày tỏ ý muốn nhờ hay
bắt buộc người nghe thực hiện điều được nêu lên trong câu, và có những dấu hiệu hình
thức nhất định.
Câu mệnh lệnh đích thực của tiếng Việt được cấu tạo nhờ những phụ từ tạo ý
mệnh lệnh, bằng ngữ điệu mệnh lệnh cộng với điều kiện là chỉ chứa những từ liên quan

đến nội dung của lệnh. Các phụ từ mệnh lệnh đứng trước vị từ hay gặp là: hãy, đừng,
chớ. Các phụ từ mệnh lệnh đứng sau vị từ hay gặp là: đi, thôi, đi thôi, nào, đi nào.
d) Câu cảm thán
Câu cảm thán được dùng khi cần thể hiện một mức độ nhất định những tình cảm
khác nhau, thái độ đánh giá những trạng thái tinh thần khác thường của người nói đối
với sự vật hay sự kiện mà câu nói đề cập hay ám chỉ. Câu cảm thán được cấu tạo nhờ
những phương tiện sau: thán từ, tiểu từ thay, nhỉ, phó từ (lạ, thật, quá, ghê…).
1.1.7. Liên kết trong văn bản hợp đồng và mạch lạc trong văn bản hợp đồng
1.1.7.1. Liên kết trong văn bản hợp đồng
Theo Diệp Quang Ban trong Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo của văn bản
(2009), “liên kết, xét tổng thể, là một bộ (tổ hợp) các hệ thống ngữ pháp – từ vựng
phát triển một cách chuyên biệt thành một nguồn lực có thể vượt qua các biên giới của
câu, giúp cho các câu trở thành một chỉnh thể.
Liên kết, xét cụ thể là kiểu quan hệ giữa hai yếu tố ngôn ngữ nằm trong hai câu,
hai mệnh đề) theo cách giải thích nghĩa cho nhau. Nói rõ hơn, liên kết là kiểu quan hệ
nghĩa giữa hai yếu tố ngôn ngữ nằm trong hai câu mà muốn hiểu nghĩa cụ thể của yếu
tố này thì phải tham khảo nghĩa của yếu tố kia, và trên cơ sở hai câu (mệnh đề) chứa
chúng liên kết với nhau”. (xem [4, tr. 347])
Phương tiện liên kết là các yếu tố hình thức cụ thể của ngơn ngữ tham gia vào
việc tạo ra sự nối kết câu với câu. Các phương tiện này là những hệ thống con trong hệ
thống từ vựng và ngữ pháp của một ngôn ngữ.
Phương thức liên kết (phép liên kết) là cách sử dụng các phương tiện liên kết có
đặc tính chung vào việc liên kết câu với câu. Các phép liên kết trong tiếng Việt bao
gồm: phép nối; phép quy chiếu; phép tỉnh lược và phép thế; và phép liên kết từ vựng
(lặp từ ngữ; dùng từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa, từ ngữ trong quan hệ cấp loại và từ
ngữ trái nghĩa; phối hợp từ ngữ)
Theo Trần Ngọc Thêm, trong cơng trình Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt
(2006), liên kết văn bản bao gồm liên kết hình thức và liên kết nội dung. Liên kết nội
dung được thể hiện bằng một hệ thống các phương thức liên kết hình thức, và liên kết
hình thức chủ yếu dùng để diễn đạt sự liên kết nội dung. [62, tr.17,18]



15
a. Liên kết nội dung bao gồm liên kết chủ đề và liên kết logic
b. Liên kết hình thức:
Trần Ngọc Thêm đã phân loại các phương thức liên kết theo loại phát ngơn. Có 3
loại phát ngơn: câu tự nghĩa, câu hợp nghĩa và ngữ trực thuộc. Tương ứng với 3 loại
phát ngơn, liên kết hình thức được chia thành 3 nhóm. (xem [62, tr.86,87])
- Các phương thức liên kết chung dùng chung cho 3 loại bao gồm: phép lặp (lặp
từ vựng, lặp ngữ pháp, lặp ngữ âm), phép đối (đối trái nghĩa, đối phủ định, đối miêu tả,
đối lâm thời), phép thế đồng nghĩa (thế đồng nghĩa từ điển, thế đồng nghĩa phủ định,
thế đồng nghĩa miêu tả, thế đồng nghĩa lâm thời), phép liên tưởng (liên tưởng đồng
chất, liên tưởng khơng đồng chất) và phép tuyến tính (liên kết tuyến tính của các phát
ngơn có quan hệ thời gian và liên kết tuyến tính của các phát ngơn khơng có quan hệ
thời gian).
- Các phương thức liên kết hợp nghĩa bao gồm 5 phương thức chung và 3 phương
thức khác là phép thế đại từ, phép tỉnh lược yếu và phép nối lỏng.
- Các phương thức liên kết trực thuộc bao gồm 5 phương thức chung và 2
phương thức khác là phép tỉnh lược mạnh và phép nối chặt.
Trong phần này, chúng tôi không đi sâu vào các định nghĩa hay phân tích đặc
điểm của các phương thức liên kết cụ thể mà chỉ liệt kê các phương thức để có cái nhìn
tổng quan về các phương thức liên kết văn bản. Chúng tơi sẽ phân tích các phương
thức liên kết cụ thể trong các phần sau.
1.1.7.2. Mạch lạc trong văn bản hợp đồng
Mạch lạc là một khái niệm có ngoại diện bao quát rất rộng, nó bao gồm tất cả các
kiểu cấu trúc có bản chất khác nhau, liên quan đến mặt nghĩa và mặt sử dụng văn bản.
Theo Diệp Quang Ban (2009), “mạch lạc là sự nối kết có tính chất hợp lí về mặt
nghĩa và về mặt chức năng, được trình bày trong quá trình triển khai một văn bản (như
một truyện kể, một cuộc thoại, một bài nói hay một bài viết), nhằm tạo ra những sự
kiện nối kết với nhau hơn là sự liên kết câu với câu”. [4, tr. 297]

Diệp Quang Ban đã nêu ra các biểu hiện của mạch lạc trong các phạm vi cụ thể:
- Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các từ ngữ trong một câu
- Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các đề tài - chủ đề của các câu
- Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các phần nêu đặc trưng ở những câu có
quan hệ nghĩa với nhau
- Mạch lạc biểu hiện trong trật tự hợp lí giữa các câu hay các mệnh đề
- Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa từ ngữ trong văn bản với tình huống bên
ngồi văn bản, hay là mạch lạc theo quan hệ ngoại chiếu.
- Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ thích hợp giữa các hành động nói
- Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ lập luận
(xem [4, 298-299])


16
1.2. Hợp đồng trong hoạt động giáo dục đào tạo tại Trường Đại học Sư
phạm- Đại học Đà Nẵng
1.2.1. Các loại hợp đồng
Theo quy định của pháp luật hiện hành, ở Việt Nam hiện nay có 04 nhóm hợp
đồng sau: Hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động và hợp đồng thương
mại.
- Hợp đồng kinh tế “là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các
bên kí kết về việc thực hiện cơng việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu,
ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với
quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để thực hiện kế hoạch của mình”.
- Hợp đồng dân sự “là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”.
- Hợp đồng lao động “là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao
động về việc làm có trả cơng, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ mỗi bên trong
quan hệ lao động”.
- Hợp đồng thương mại “là sự thỏa thuận giữa thương nhân với nhau hoặc giữa

các thương nhân với các bên có liên quan nhằm thực hiện hoạt động thương mại”.
(dẫn theo [55, tr.15])
1.2.2. Các loại hợp đồng trong hoạt động giáo dục đào tạo tại Trường Đại học
Sư phạm- Đại học Đà Nẵng
a) Theo nội dung
- Hợp đồng lao động
- Hợp đồng giảng dạy
- Hợp đồng liên kết đào tạo
- Hợp đồng khoa học
- Hợp đồng kinh tế
b) Theo tên gọi
- Nhóm hợp đồng lao động bao gồm: hợp đồng khoán việc; hợp đồng thuê khoán
việc; hợp đồng lao động; hợp đồng thử việc; hợp đồng làm việc không xác định thời
hạn; hợp đồng làm việc xác định thời hạn; hợp đồng cơng việc; hợp đồng ghi nhớ.
- Nhóm hợp đồng giảng dạy bao gồm: hợp đồng giảng dạy; hợp đồng giảng dạy
cao học; hợp đồng cao học.
- Nhóm hợp đồng liên kết đào tạo bao gồm: hợp đồng đào tạo bồi dưỡng; hợp
đồng ôn thi và tổ chức thi; hợp đồng đào tạo trình độ thạc sĩ; hợp đồng đào tạo đại học:
Hệ cử tuyển; hợp đồng liên kết đào tạo…
- Nhóm hợp đồng khoa học: hợp đồng triển khai thực hiện đề tài KH&CN; hợp
đồng khoa học.
- Nhóm hợp đồng kinh tế: hợp đồng kinh tế; hợp đồng dịch vụ; hợp đồng mua
quà; hợp đồng đặt tiệc; hợp đồng cung cấp suất ăn; hợp đồng dịch thuật; hợp đồng


×