Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Người kể chuyện đồng sự trong tiểu thuyết triệu phú khu ổ chuột

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.98 KB, 59 trang )

1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

NGUYỄN THỊ BẢO YÊN

Người kể chuyện đồng sự trong tiểu thuyết
Triệu phú khu ổ chuột

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Được sinh ra và nuôi dưỡng từ nguồn mạch cuộc sống, văn học
được cho là một tấm gương phản ánh hiện thực cuộc đời. Tuy nhiên, trong
hoàn cảnh xã hội hiện đại ngày nay, khi những biến động xã hội dữ dội chực
chờ đẩy con người vào vịng xốy của sự cạnh tranh khốc liệt, sự phân biệt
giàu nghèo và sự hỗn loạn trong đời sống tinh thần; văn học khơng cịn phản
ánh cuộc sống một cách đơn thuần mà đã nghiêng hẳn về phía con người. Văn
học là tiếng nói về con người từ cuộc sống bên ngồi với những xơ bồ, khốc
liệt đến những ẩn ức sâu xa ẩn tàng trong tâm hồn; từ cõi tiềm thức, vô thức
đến cõi tâm linh. Văn học là tiếng nói của con người, vì con người và luôn
hướng con người tới những giá trị cao đẹp. Có thể nói rằng văn học hiện đại
rất đậm tính nhân bản, nhân văn.
1.2. Khơng những có những biến chuyển bên trong nghiêng hẳn về phía
con người, bộ mặt văn học cũng ghi dấu những bước chuyển mình lớn. Văn


học hiện đại chứng kiến việc chiếm ưu thế của thể loại tự sự, cùng với nó là
việc những nhà văn lớn đồng thời là những nhà kể chuyện tài hoa đã làm mưa
làm gió trên văn đàn thế giới. Và bao giờ những tác phẩm có sự sáng tạo và


3
mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc kể về con người cũng luôn chiếm được
sự quan tâm hàng đầu của bạn đọc và giới nghiên cứu.
1.3. Vikas Swarup - nhà văn tài ba người Ấn độ với cuốn tiểu thuyết
Triệu phú khu ổ chuột là trường hợp đặc biệt trên văn đàn thế giới những năm
gần đây. Triệu phú khu ổ chuột là một câu chuyện cổ tích thời hiện đại có giá
trị nhân bản sâu sắc. Triệu phú khu ổ chuột khiến người đọc phải khóc, phải
cười, phải kinh ngạc với những nỗi khiếp sợ, nỗi đau, niềm hạnh phúc… rất
đời thường mà hết sức phi thường của chàng trai nghèo có số phận may mắn
tên Ram. Triệu phú khu ổ chuột cũng là đồng xu may mắn đã đưa Vikas
Swarup trở thành một cây bút có tiếng vang lớn trên văn đàn thế giới.
Với sức hấp dẫn đầy mê hoặc của Triệu phú khu ổ chuột, với mong
muốn tìm tịi những điều mới mẻ trong nghệ thuật kể chuyện của Vikas
Swarup; chúng tơi đi vào tìm hiểu đề tài “Người kể chuyện đồng sự trong tiểu
thuyết Triệu phú khu ổ chuột”. Hy vọng đề tài sẽ phần nào giúp chúng ta
hiểu hơn về cuốn tiểu thuyết Triệu phú khu ổ chuột và nghệ thuật kể chuyện
của nhà văn Vikas Swarup.
2. Lịch sử vấn đề
Xuất hiện trên văn đàn không lâu, nhưng Triệu phú khu ổ chuột đã thu
hút mối quan tâm của hàng triệu độc giả, đưa tên tuổi nhà văn Vikas Swarup
trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Triệu phú khu ổ chuột đến năm 2009 đã được
dịch ra hơn bốn mươi thứ tiếng và được chuyển tải thành phim với tám giải
Osca danh giá.
Về tác giả Vikas Swarup, hiện nay mới chỉ có một vài bài viết ngắn
giới thiệu về cuộc đời riêng, sự nghiệp chính trị và mối dun nợ với văn

chương của ơng được đăng tải tên mạng internet. Đáng chú ý nhất là trong
cuốn tiểu thuyết Triệu phú khu ổ chuột, tác giả Bích Lan đã giới thiệu về cuộc
đời và con người, về thân thế và sự nghiệp chính trị, về văn chương và quan


4
niệm văn chương của Vikas Swarup. Vikas Swarup cho rằng: “Chìa khóa của
một cuốn tiểu thuyết hay là đảm bảo được mức độ phù hợp giữa quan điểm
chủ quan của nhà văn và phản ứng khách quan của độc giả”; “một kẻ ngóc
cũng có thể viết một cuốn sách nhưng cần có một thiên tài mới bán được cuốn
sách đó” [19, tr.436]. Mối tương quan giữa quan điểm của cá nhân nhà văn
với cộng đồng, giữa cái tôi với cái ta chính là cánh cửa để một tác phẩm đến
với bạn đọc. Độc giả - điều cốt yếu đối với hoạt động sáng tác được Vikas
Swarup đưa lên hàng đầu.
Ngoài ra cịn có một số bài giới thiệu về nhà văn Vikas Swarup và cuốn
tiểu thuyết của ông được đăng tải trên nhiều website khác nhau. Chẳng hạn
như bài viết Tác giả ‘Slumdog Milionaire’ chỉ tình cờ viết văn do Hà Linh
giới thiệu (nguồn: Theo bài viết này thì Vikas
Swarup là nhà văn ln trung thực với ngịi bút của mình và khơng ngại ngần
phơi bày những hiện thực không thực sự lung linh của đất nước. Tuy nhiên
Vikas Swarup đồng thời vẫn là một công dân rất lạc quan về đất nước Ấn Độ,
điều đó thể hiện từ đầu đến cuối cuốn tiểu thuyết Triệu phú khu ổ chuột.
Bên cạnh đó, bài viết ngắn về Vikas Swarup - nhà ngoại giao trở thành
nhà văn do Tuyết Nhung giới thiệu (nguồn: ok) cũng đã
khái quát cuộc đời, sự nghiệp chính trị của Vikas Swarup.
Về cuốn tiểu thuyết Triệu phú khu ổ chuột, đây là một tác phẩm mới
mà cho đến nay làn sóng u thích vẫn chưa lắng xuống. Hầu hết các tờ báo
nước ngồi đã khơng ngớt lời ủng hộ cuốn tiểu thuyết này. Tại Anh, tờ
Observer mô tả Triệu phú khu ổ chuột như “một tiểu thuyết chói sáng, vĩ đại,
rung động và hỗn loạn cũng như chính đất nước Ấn Độ vậy” [19]. Tờ The

time- Picayune thì cho rằng: “Đọc Triệu phú khu ổ chuột cũng như bắt được
đồng xu may mắn của Ram Mohammad; bạn sẽ muốn mang nó bên mình và
chia sẻ giá trị của nó với bạn bè” [19]. Nhà sản xuất phim Triệu phú khu ổ


5
chuột cũng khen ngợi: “Một câu chuyện có hậu nhưng khơng kém phần khắc
nghiệt. Có nhiều khoảnh khắc bi thảm và đau thương. Nó là một câu chuyện
cổ tích, và giống như tất cả những câu chuyện cổ tích khác, nó bao trùm cả
bóng tối và nỗi khiếp sợ. Sự kết hợp đó sẽ khiến bạn khóc, khiến bạn cười và
khiến bạn kinh ngạc”. [19]
Ngồi ra, gần đây đã có một số bài viết về Triệu phú khu ổ chuột của
các tác giả trong nước được đăng tải trên mạng internet.
Đầu tiên là bài viết Q & A – Tiểu thuyết của 8 giải Oscars năm 2009
của tác giả Từ Vũ. Trong bài viết này tác giả đã cung cấp cho độc giả một số
thông tin về tác giả Vikas Swarup, về đời riêng và gia đình ơng. Bên cạnh đó,
tác giả cũng cung cấp thơng tin về hồn cảnh ra đời đặc biệt của cuốn tiểu
thuyết và khẳng định: “Trong Q & A, Vikas Swarup giới thiệu với bạn đọc
“một khoảng ngắn Ấn Độ”. Qua 12 chương sách với rất nhiều nhân vật,
Swarup đã dựng lên hình ảnh một nước Ấn Độ đầy màu sắc, tương phản,
cùng lúc nét nhẹ nhàng trộn lẫn sự dữ dội.” [nguồn: ]
Tiếp đó, bài viết Triệu phú khu ổ chuột: Truyện và phim xứng đôi
(25/10/2009) của tác giả Hồ Anh Thái đã khẳng định sức hấp dẫn đặc biệt của
tiểu thuyết Triệu phú khu ổ chuột khơng kém gì phim và nhận xét: “Mỗi
chương là một tiểu thuyết thu nhỏ, đầy đủ những yếu tố gây hấp dẫn. Khơng
q kịch tính và cơ đọng đến mức sắp đặt như phim, tiểu thuyết dung dị và tự
nhiên hơn.” [nguồn: />Trong bài viết Về quá trình chuyển thể tiểu thuyết thành phim (Qua tác
phẩm Triệu phú khu ổ chuột ) (2010) của Nguyễn A Say, tác giả thông qua
việc so sánh tiểu thuyết và phim Triệu phú khu ổ chuột đã có cái nhìn mang
tính chất cụ thể, chi tiết về những đặc điểm tương đồng và khác biệt trong nội

dung và nhân vật giữa tiểu thuyết và phim. Tác giả đã rất có lý khi nhận định
rằng: “Cuộc sống bần hàn, khát vọng vươn lên từ thực tại khắc nghiệt, niềm


6
tin vào một tương lai tương sáng và tình yêu là những gì tiểu thuyết và phim
muốn truyền tải.” [nguồn: Http://Phamngochien.com]
Một số tờ báo điện tử uy tín ở Việt Nam cũng có những ý kiến ngợi ca
cuốn tiểu thuyết này. Báo Thanh Niên (Thứ sáu, 04/09/2009) cho rằng: “cuốn
sách là tác phẩm ca ngợi tình u, lịng tin và nỗ lực khơng ngừng để thốt
khỏi thế giới bần cùng đen tối (…) Cuốn sách cũng khẳng định lòng tin của
chính Vikas Swarup về giá trị đạo đức, lịng nhân ái trong mỗi con người”.
[nguồn: /]
Còn tờ báo Sức trẻ Việt Nam (Thứ tư, 26/08/2009) nhận định: “Qua
những câu chuyện Ram kể lại cho người nữ luật sư, người đọc thấy được cuộc
sống khốn cùng của những người dân Ấn Độ thất học, chịu sự bất công của
phân biệt đẳng cấp và tơn giáo (…) Phía trên kia, nơi cuộc sống giàu sang và
danh tiếng, danh dự và lòng ích kỷ đang dần giết chết đi tình yêu và đạo đức
của con người.” [nguồn: http:// www.suctrevietnam.com/ ]. Theo như nhận
định của báo Vnexpress thì đặc điểm này làm Triệu phú khu ổ chuột có một
sức hấp dẫn lớn đối với độc giả bởi “nó khơi dậy trắc ẩn trong mỗi con người,
nó đưa độc giả qua ngõ ngách của những khu ổ chuột tồi tàn, nó kể lại cảnh
sống khốn cùng khi người ta đánh mất quyền được tồn tại như một con người,
sống trong sự chờ đợi một chiếc xe jeep có thể đến đưa mình đi vì hàng ngàn
tội lỗi vơ cớ.” [nguồn: ]
Và có thể nói như tờ Tuổi Trẻ, Triệu phú khu ổ chuột không phải là một
bài ca buồn, “sức mạnh của niềm tin và tình yêu tỏa sáng giữa thực tại đầy
khắc nghiệt khiến câu chuyện của Triệu phú khu ổ chuột chinh phục tất cả
những ai đủ hay thiếu niềm hi vọng. Và hơn nữa, đó cịn là một Ấn Độ người
ta cịn mãi nhìn về, với tất cả sự vĩ đại, rung động và hỗn loạn của nó.”

(nguồn: )
Nhìn chung, Triệu phú khu ổ chuột là tác phẩm nhận được nhiều tiếng
nói ủng hộ trên báo chí, trên văn đàn và của độc giả khắp thế giới. Tuy nhiên,


7
việc nghiên cứu, tìm hiểu một cách sâu sắc, cụ thể về cuốn tiểu thuyết này vẫn
cịn ít ỏi, chưa tương xứng với tầm vóc của nó.
Chính vì vậy, đề tài này của chúng tơi mong muốn đi sâu tìm hiểu về
nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Triệu phú khu ổ chuột, nhất là về vấn
đề người kể chuyện đồng sự trong tác phẩm, với mong muốn góp thêm tiếng
nói khẳng định tài năng của nhà văn Vikas Swarup và giá trị của cuốn tiểu
thuyết Triệu phú khu ổ chuột.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là “Người kể chuyện đồng sự
trong Triệu phú khu ổ chuột”.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu đề tài này chúng tôi dựa vào tác phẩm Triệu phú khu ổ chuột
của nhà văn Vikas Swarup, bản dịch của Bích Lan, nhà xuất bản Văn học,
2009.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để tìm hiểu đề tài này chúng tôi sử dụng kết hợp một số phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp hệ thống - cấu trúc: Xem xét các yếu tố tạo nên cấu trúc
tác phẩm, tìm ra những nguyên tắc chi phối sự hình thành của nó.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Là phương pháp chủ yếu để tìm
hiểu nội dung của tác phẩm, phân tích những biện pháp nghệ thuật được nhà
văn thể hiện trong Triệu phú khu ổ chuột.
- Phương pháp nghiên cứu tác giả - tác phẩm văn học: Tìm hiểu tác

phẩm Triệu Phú khu ổ chuột, chúng tôi vận dụng các tri thức tổng hợp liên
quan đến đời tư và các quan niệm về đạo đức, xã hội, lịch sử, văn học…của


8
nhà văn Vikas Swarup để làm cơ sở tìm hiểu sâu vào nội dung và nghệ thuật
tác phẩm.
- Phương pháp so sánh: Chúng tôi tiến hành so sánh tác phẩm của
Vikas Swarup với một số tác phẩm văn học thế kỷ XIX như tiểu thuyết David
Coperfeild của Charler Dickens, tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Tom
Xoyer của Mark Twain, để thấy được những điểm đổi mới trong nghệ thuật
trần thuật của Vikas Swarup.
5. Bố cục khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của khóa luận gồm có hai chương:
Chương 1: Vikas Swarup và nghệ thuật kể chuyện tài tình trong tiểu
thuyết Triệu phú khu ổ chuột
Chương 2: Vấn đề người kể chuyện đồng sự trong tiểu thuyết Triệu phú
khu ổ chuột


9

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: VIKAS SWARUP VÀ NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN TÀI
TÌNH TRONG TIỂU THUYẾT TRIỆU PHÚ KHU Ổ CHUỘT
1.1. Văn học hiện đại thế giới - thời đại của những người kể chuyện
1.1.1. Khi thể loại tự sự ngày một chiếm ưu thế…
Khơng giống như các hình thức nghệ thuật khác, văn học là một hình
thức nghệ thuật đặc biệt - nghệ thuật sáng tạo bằng ngơn từ. Chính vì được

sáng tạo bằng ngơn từ nên có thể nói rằng, dạng thức tồn tại của tác phẩm văn
học rất phong phú và đa dạng. Để tiện cho việc nghiên cứu tác phẩm, các nhà
lý luận đã dựa vào những yếu tố tương đối ổn định của tác phẩm văn học như
đề tài, cảm hứng, hình thức nhân vật, hình thức kết cấu và hình thức lời văn,
để phân chia các tác phẩm văn học thành từng nhóm giống nhau về phương
thức miêu tả (tái hiện đời sống) và hình thức tồn tại chỉnh thể, mà chúng ta
gọi là những thể loại văn học.
Theo quan niệm của số đông những nhà nghiên cứu văn học thì văn học
có ba thể loại chính: tự sự, trữ tình, kịch. Mỗi thể loại trên lại bao gồm một số
thể nhỏ hơn. Thể loại tự sự bao gồm tiểu thuyết, ngụ ngôn, truyện ngắn,
truyện vừa, anh hùng ca…; tức là những tác phẩm có cốt truyện và gắn với
cốt truyện là hệ thống nhân vật. Thể loại kịch gồm hài kịch, chính kịch, bi


10
kịch. Thể loại trữ tình gồm thơ, văn xi trữ tình. Trong quá trình phát triển
của văn học, tùy từng giai đoạn mà mỗi thể loại sẽ chiếm ưu thế hơn trên văn
đàn.
Trong văn học cổ đại, kịch và trữ tình là hai thể loại được ưa chuộng và
chiếm ưu thế hàng đầu. Sang thế kỷ XVI - XVII, ở Phương Tây kịch vẫn là
thể loại phát triển rầm rộ gắn với tên tuổi những nhà viết kịch tài ba như
Wiliam Shakespeare (Rômêô và Juliet, Hamlet); Pie Cornây (Lơ Xit); Molie
(Tactuyp, Lão hà tiện). Bước sang thế kỷ XVIII thể loại tự sự được chú ý hơn,
lúc này tiểu thuyết du kí, tiểu thuyết phiêu lưu và truyện triết học xuất hiện
rầm rộ thành một khuynh hướng mới. Cho đến thế kỷ XIX, thể loại tự sự hầu
như chiếm ưu thế trong văn học, gắn với tên tuổi của những tiểu thuyết gia
nổi tiếng như Victor Hugo (Những người khốn khổ), Stendhal (Đỏ và Đen),
Balzac (Tấn trò đời).v.v… Đến thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI
thì thể loại tự sự đã thực sự lên ngôi. Chưa bao giờ trong lịch sử văn học
người ta thấy sự xuất hiện ồ ạt của số lượng truyện kể và số lượng nhà văn

nhiều như trong văn học hiện đại.
Theo R.Barthes thì khơng thể đếm hết được các hình thức truyện kể
trên thế giới. Các thể loại này có vơ vàn những biểu hiện đa dạng, có mặt
trong mọi khơng gian, mọi thời điểm, mọi xã hội. Trong bảng phân chia thể
loại của R.Barthes, thể loại trự sự chiếm tỉ lệ rất lớn:
Thể loại
Tự sự

Phi tự sự
[ Miêu tả, bình luận]

Viết/in

Trình diễn

Thơ trữ tình


11
Tiểu

truyện

thơ

kịch

thuyết

ngắn


tự sự

bản

KB kịch

Kịch Phim Ơpêra

KB phim

KB ơpêra

Như vậy, có thể thấy rằng, thể loại tự sự đang ngày càng chiếm ưu thế
rõ rệt bởi khả năng tổ chức một số lượng lớn các nhân vật tập hợp lại hoặc
chống đối nhau, khả năng trải ra trong một không – thời gian rộng lớn. Cho
đến nay, tự sự vẫn là thể loại thích nghi mềm dẻo nhất trong mơi trường xã
hội hiện đại. Đặc biệt là trong thời đại mà công nghệ in ấn càng ngày càng
phát triển, nhu cầu phản ánh hiện thực cuộc sống ngày một sâu sắc, trình độ
con người ngày một nâng cao, những hiểu biết của con người về xã hội ngày
càng sâu rộng thì thể loại tự sự càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ.
1.1.2. Khi những nhà văn lớn đồng thời cũng là những nhà kể chuyện bậc
thầy…
Mỗi tác phẩm tự sự là một truyện kể và mỗi nhà văn chính là một người
kể chuyện. Với nhu cầu ngày càng cao trong việc phản ánh hiện thực và bày
tỏ suy nghĩ của bản thân thông qua tác phẩm văn chương, việc kể chuyện của
các nhà văn khơng cịn đơn thuần là bản năng mà được sử dụng trong tác
phẩm như một kỹ thuật, góp phần vào việc tạo ra giá trị cho tác phẩm.
Chỉ cần so sánh lối kể chuyện trong các tác phẩm tự sự của thế kỷ
XVIII, XIX với lối kể chuyện của các nhà văn hiện đại, chúng ta có thể thấy

rất rõ những bước tiến trong kỹ thuật kể chuyện của các nhà văn. Ngày nay,
trần thuật theo trật tự thời gian tuyến tính, sự việc trước kể trước, sự việc sau
kể sau vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên, lối trần thuật phi tuyến tính (hay nói nơm
na là kể chuyện không dựa vào trật tự trước sau của sự việc) được sử dụng
rộng rãi hơn. Trong các tác phẩm tự sự, việc tổ chức điểm nhìn trần thuật,
khơng gian- thời gian trần thuật, giọng điệu đều phức tạp hơn trước nhiều lần.


12
Để phản ánh sự muôn màu muôn vẻ của cuộc sống, điểm nhìn trong tác phẩm
khơng phải là điểm nhìn cố định lên nhân vật hoặc người kể chuyện một cách
đơn điệu, mà điểm nhìn trần thuật hiện đại ln có sự đan xen, dịch chuyển.
Về mặt thời gian, các biện pháp đảo thuật, dự thuật, tỉnh lược, rút gọn, dàn
trải, đồng hiện…được sử dụng như những thủ pháp để tổ chức thời gian sự
kiện trong truyện kể sao cho đạt hiệu quả nghệ thuật cao nhất. Khơng gian thì
có sự dịch chuyển, đan cài, gắn với cảm thức thời gian; giọng điệu thì đa
thanh, biến đổi… Những đổi mới này đã ảnh hưởng đến cấu trúc tác phẩm tự
sự hiện đại, góp phần cùng với nội dung cốt truyện tạo ra những tầng ý nghĩa
sâu sắc, bất ngờ đằng sau lớp ngôn từ văn bản.
Trong văn học hiện đại ngày nay, những nhà văn lớn, có tiếng tăm đều
là những nhà văn có kỹ thuật kể chuyện đặc sắc và độc đáo. Mật mã Davinci
của Dan Brown là một nét khác biệt độc đáo trong kỹ thuật kể chuyện trinh
thám. Truyện kể của Dan Brown không chỉ kết hợp rất nhiều những kiến thức
khoa học, kỹ thuật khác nhau mà nó cịn là một cấu trúc đặc biệt. Với việc xây
dựng người kể chuyện dị sự toàn năng, tổ chức khung thời gian theo từng
ngày, không gian bị cắt ra từng mảng nhỏ kết hợp với các thủ pháp đảo thuật,
dự thuật; Dan Brown đã dựng lên nhiều tầng ý nghĩa đằng sau lối kể chuyện
đầy li kỳ hấp dẫn của mình. Cuốn Mật mã Davinci khơng chỉ gợi lên những
thơng điệp về văn hóa như là những thơng đồng của các cộng đồng bí mật, mà
những lĩnh vực tri thức uyên thâm như lịch sử cổ đại, kiến trúc và ký tượng

học cũng là chủ đề chính xuyên suốt câu chuyện.
Atiq Rahimi với Nhẫn thạch lại xây dựng tấn thảm kịch của người phụ
nữ Hồi giáo dựa trên một bối cảnh hồn tồn khép kín. Trong câu chuyện của
ông, từng tiếng động, sự kiện chỉ xảy ra trong phạm vi mắt thấy tai nghe của
người đàn ông đang hơn mê, trong tầm giác quan của hịn nhẫn thạch - vừa là
con người, vừa là vật vô tri vô giác. Các lớp cảnh và các phân đoạn nối tiếp


13
nhau, hết cảnh mặt trời mọc lại đến cảnh mặt trời lặn như những bức hình đen
trắng chồng lên nhau, những đoạn tường thuật đượm màu sắc điện ảnh lẫn
văn chương.
Tiểu thuyết Người tình của Marguerite Duras lại là những dòng chảy ký
ức của người con gái Pháp về mối tình đầu khi mới mười lăm tuổi với chàng
trai Trung Hoa. Bằng các thủ pháp dán ghép điện ảnh, sự xáo trộn điểm nhìn
và sự lưỡng lự giữa các ngơi kể trong bối cảnh không gian và thời gian phân
mảnh, đứt đoạn, khi đồng hiện khi dàn trải, Marguerie Duras đã ngược đường
tìm về một thời gian và khơng gian xa thẳm, nơi tình yêu đầu đời đã đến rồi đi
qua. Và tác giả vừa như phân trần, vừa như hối thúc mọi người chớ lãng quên.
Văn học hiện đại cũng chứng kiến nhiều tên tuổi của các nhà văn lớn
khác như Oe Kenzaburo với Một nỗi đau riêng, Murakami Haruki với Rừng Na
uy, Mari Vargas Llosa với Trò chuyện trong quán La Catedral...
Nói tóm lại, nếu mỗi cuốn tiểu thuyết là sự “sáng tạo ra một thế giới” thì
mỗi nhà tiểu thuyết phải là một “hóa cơng” (Nguyễn Đình Thi), hay đúng
hơn, mỗi nhà tiểu thuyết phải là một người kể chuyện đủ tài hoa để khiến
người đọc đắm say cùng thế giới mà anh ta/cô ta đã dày công tạo dựng.
1.1.3…người kể chuyện tất yếu trở thành trung tâm của nghệ thuật trần
thuật hiện đại
Đối với một tác phẩm tự sự, việc tổ chức trần thuật là một trong những
vấn đề quan trọng có ý nghĩa then chốt để có thể chuyển tải được nội dung tác

phẩm, đánh thức được những tầng ý nghĩa sâu xa mà tác giả muốn gửi gắm
qua lớp ngôn từ. Trần thuật trong một tác phẩm tự sự chứa đựng nhiều yếu tố
khác nhau như điểm nhìn trần thuật, khơng gian – thời gian trần thuật và quan
trọng nhất là xây dựng người trần thuật/ người kể chuyện.
Có nhiều quan niệm khác nhau về người kể chuyện, nhưng đến
G.Genette thì quan niệm về người kể chuyện đã được định hình đầy đủ hơn.


14
Theo ơng, “một người kể chuyện là người nói (speaker) hoặc là giọng nói
(voice) của diễn ngơn truyện kể (narrative discourse). Anh ta/cô ta là tác nhân
thiết lập mối liên hệ tiếp xúc với người nhận/ người nghe chuyện (naratee); là
người xử lý cách trình bày, người quyết định nói cái gì và nói như thế nào
(đặc biệt là từ điểm nhìn nào, và cái gì kể tiếp) và cái gì được lược bỏ đi. Nếu
cần người kể chuyện sẽ bảo vệ khả năng kể được của câu chuyện và bình luận
về bài học, mục đích của nó.” [9, tr.22].
Hiện nay, có rất nhiều cách phân loại người kể chuyện khác nhau. Tuy
nhiên, dựa vào tiêu chí mức độ “quan hệ với câu chuyện”, Genette xác lập hai
kiểu người kể chuyện đó là người kể chuyện dị sự và người kể chuyện đồng sự .
Người kể chuyện dị sự (hay người kể chuyện ngôi thứ ba) là người kể
chuyện không hiện diện như một nhân vật trong câu chuyện; người kể chuyện
nằm ngoài những biến cố, sự kiện của câu chuyện mà nó kể lại. Đây là kiểu
trần thuật giấu mặt, không công khai lộ diện. Người kể chuyện đứng đằng sau
câu chuyện để “bài trí, tổ chức, sắp xếp” câu chuyện.
Phương thức trần thuật từ ngơi thứ ba có ưu thế rất mạnh trong việc
phản ánh hiện thực khách quan. Người kể chuyện dị sự có một năng lực vô
song trong việc phản ánh mọi vấn đề, mọi sự kiện lịch sử, chính trị, tơn giáo,
văn hóa… Ngun nhân là do nó thường ít bị hạn chế điểm nhìn, tầm nhìn, vì
vậy có thể biết tất cả hoặc biết gần như tất cả những điều mình kể.
Người kể chuyện đồng sự (hay người kể chuyện ngôi thứ nhất) là người

kể chuyện hiện diện như một nhân vật trong truyện. Ở kiểu trần thuật này
người kể chuyện là một nhân vật ở cấp độ hành động. Người kể chuyện xưng
tôi, trần thuật dưới hình thức lộ diện, cơng khai. Người kể chuyện là một nhân
chứng đồng sự, vừa thuật truyện, đồng thời vừa tham dự vào câu chuyện mà
nó kể lại. Người kể chuyện luôn ở cấp độ hành động, và được gọi là cái tôi
trải nghiệm ở cấp độ hành động.


15
Với phương thức trần thuật từ ngơi thứ nhất thì diễn ngôn của người kể
chuyện đồng thời là nhân vật thường hướng vào chính mình, có xu hướng giải
minh bản thân cái tơi. Chính vì chứng kiến với tư cách đồng lõa hay đồng sự
nên người kể chuyện bị hạn chế tầm nhìn. Người kể chuyện đồng sự thường
chỉ kể được những gì nó chứng kiến, khơng thể kể những điều ngồi nó; hoặc
muốn kể thì phải dựa vào nhân vật khác để kể. Tuy nhiên lợi thế rất mạnh của
người kể chuyện đồng sự đó là nó có thể bộc lộ được chiều sâu nội tâm của
chính nhân vật nó hóa thân cũng như các nhân vật mà nó liên hệ.
Có thể nói rằng, một truyện kể có thành công hay không phụ thuộc rất
nhiều vào khả năng của người kể chuyện. Bởi vai trò của người kể chuyện
trong truyện kể hết sức quan trọng. Người kể chuyện có nhiệm vụ tổ chức,
bao quát câu chuyện được kể; nhờ vậy mà câu chuyện có thể tiến triển được
một cách mạch lạc, logic và có sức thuyết phục. Ngồi ra người kể chuyện
cịn có chức năng truyền đạt thơng tin, xác nhận sự thật của câu chuyện.
Nhiệm vụ này thể hiện rõ khi người kể chuyện bộc lộ cảm xúc đối với câu
chuyện và những mối liên quan của nó với truyện kể. Bên cạnh đó, người kể
chuyện cịn có chức năng bộc lộ tư tưởng, quan điểm, ý kiến. Nhân vật người
kể chuyện thường mượn câu chuyện của mình để lồng vào đó lời răn dạy luân
lý, bộc lộ quan điểm chính trị, lịch sử, xã hội.
Nói tóm lại, người kể chuyện không chỉ là một yếu tố trong truyện kể
mà nó tồn tại với tư cách là một phạm trù – một phương tiện để nhận thức thế

giới nghệ thuật, có những đặc điểm riêng, có quy luật phát triển và có mối
quan hệ qua lại với các yếu tố khác. Người kể chuyện là nhân tố quyết định
việc liên kết các yếu tố trần thuật khác như không gian, thời gian, giọng điệu,
chủ đề. Chọn một chỗ đứng phù hợp cho người kể chuyện (giới tính, sự trải
nghiệm, giọng điệu, ngơn ngữ) cũng chính là sự bộc lộ tài năng của tác giả
trong nghệ thuật trần thuật, bởi nó quyết định tới việc thể hiện những tầng ý


16
nghĩa của tác phẩm, việc thể hiện thế giới quan của tác giả và quan trọng nhất
là tạo ra sức hút của tác phẩm đó đối với bạn đọc.
1.2. Vikas Swarup – Người kể chuyện tài hoa của văn học Ấn
1.2.1. Cuộc đời riêng đầy êm ả
Vikas Swarup sinh năm 1963 tại Allahabad Ấn Độ, trong một gia đình
trung lưu. Ông nội và cha mẹ của Vikas Swarup đều là luật sư. Vikas Swarup đã
lớn lên cùng các câu chuyện về pháp luật xung quanh bàn ăn gia đình và sớm
hiểu biết về pháp luật. Khi còn nhỏ, Vikas thường ước ao được trở thành phi
công hay nhà du hành vũ trụ, bởi mẹ ông đã không hề mong muốn dù chỉ một
trong các con trai mình trở thành luật sư. Bà ra tối hậu thư rằng: “trong [ba] đứa
con trai đứa nào trở trở thành luật sư là tôi tống cổ ra khỏi nhà ngay”.[19, tr.425]
Vikas Swarup đã theo học trường trung học và cao đẳng ở Allahabad
và tiếp tục theo đuổi việc nghiên cứu tâm lý học, triết học và lịch sử tại đại
học Allahabad. Năm 1986, Vikas Swarup tốt nghiệp đại học chuyên nghành
Lịch sử hiện đại, tâm lý học và triết học. Cũng năm này ông được nhận công
tác tại bộ ngoại giao Ấn Độ và làm việc tại bộ ngoại giao từ đó đến nay.
Vikas Swarup công tác và sinh sống ở nhiều nơi trên thế giới và thời gian ở
Ấn Độ hầu như rất ít ỏi. Ơng đã từng cơng tác tại Thổ Nhĩ Kỳ (1987-1990),
Hoa Kỳ (1993-1997), Etiopia (1997-2000), Anh (2000-2003), Pretoria Nam
Phi (2006-2009). Đầu năm 2009 ông được phân công công tác tại Nhật Bản.
Chọn công tác ở bộ ngoại giao, Vikas Swarup nhằm thỏa mãn mong muốn

được tìm hiểu mối tương quan giữa các quốc gia và niềm yêu thích được
khám phá các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Hiện nay, Vikas Swarup
được coi là một nhà ngoại giao tài năng trong bộ ngoại giao Ấn Độ.
Không những thuận lợi trong con đường sự nghiệp, Vikas Swarup có
một gia đình riêng rất êm ấm. Ơng đã kết hơn với một nữ họa sĩ người Ấn Độ
tên là Aparna. Vợ ông là một họa sĩ đa tài đã có rất nhiều các cuộc triển lãm


17
tranh ở Ấn Độ cũng như các nước mà gia đình Vikas sinh sống như Anh, Mỹ,
Nam Phi… Vợ chồng Vikas có hai con trai Aditya và Varun. Đối với ông, vợ
và hai con trai là niềm tự hào và là lẽ sống của ơng.
Có thể nói, cuộc sống đã ban tặng cho Vikas Swarup một cuộc đời êm
đềm trải đầy hoa hồng. Nhưng trái tim nhạy cảm và ý thức về lẽ công bằng
vồn ăn sâu trong máu của một người xuất thân từ gia đình có truyền thống
luật, đã như một ngọn hải đăng soi đường để ngòi bút Vikas Swarup có thể
tỏa sáng trên những trang văn chứa chan lòng yêu thương con người.
1.2.2. Mối duyên nợ với nghiệp văn
Xuất thân trong một gia đình luật sư, bản thân là một nhà ngoại giao
nhưng ở Vikas Swarup có một tình u mãnh liệt với văn chương. Ngay từ
khi cịn nhỏ, Vikas Swarup đã rất thích đọc các sách thuộc các lĩnh vực xã
hội. Gia tài người ông nội để lại cho Vikas Swarup là một thư viện sách với
các sách triết học, lịch sử, hội họa và đặc biệt là văn chương. Vikas đã thừa
hưởng từ người ông của mình một tình yêu mãnh liệt dành cho sách. Ơng có
sở thích ngấu nghiến tất cả các loại sách từ ngụ ngôn Aseop đến Albert
Camus, từ Enid Blyton đến Irving Wallce…
Khơng những u thích mà Vikas Swarup cịn rất có năng khiếu văn
chương. Tư duy sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú của ơng được bộc lộ
ngay từ những bài văn khi ơng cịn là học sinh trung học. Lúc cịn đi học
Vikas là một nhà vơ địch hùng biện và ông rất hăng hái tham gia các cuộc vấn

đáp. Trước khi đến với cuốn tiểu thuyết đầu tay, Vikas đã từng viết cho nhiều
tờ báo nổi tiếng như Time, The Guardian, Telegraph (Anh), tạp chí Outlook
(Ấn Độ) và tờ Giải phóng (Pháp). Ơng cũng đã từng thử sức với truyện ngắn
Tự truyện một con lừa trước khi bắt tay vào viết Triệu phú khu ổ chuột.
“Tôi tình cờ mà trở thành nhà văn”, đó là lời tâm sự của Vikas Swarup
khi trả lời phỏng vấn. Thường thì cơng việc một nhà ngoại giao hết sức bận


18
rộn và Vikas Swarup thừa nhận rằng ông không bao giờ có thời gian rảnh để
viết. Tuy nhiên, như người ta nói, khi trái tim đã cháy bỏng niềm thương u
và khối óc đầy những ý tưởng sáng tạo thì khơng gì có thể cưỡng lại sự tn
trào của ngịi bút. Vikas Swarup đã viết cuốn tiểu thuyết đầu tay trong một
hoàn cảnh đặc biệt. Sau khi hoàn thành chuyến công tác tại Anh (2006), vợ
con Vikas Swarup trở về nước trước và một mình ơng ở lại. Trong vịng hai
tháng nghỉ ngơi yên tĩnh ấy, ông bắt tay vào việc viết văn. Ngay sau khi viết
xong, cuốn sách lập tức được xuất bản không cần chỉnh sửa. Vikas Swarup đã
làm được một điều kỳ diệu khi cuốn tiểu thuyết nhỏ của ông đã chinh phục cả
thế giới rộng lớn.
Cuốn tiểu thuyết Triệu phú khu ổ chuột đến năm 2009 đã được dịch ra
43 thứ tiếng trên thế giới và giành nhiều giải thưởng danh giá: Giải thưởng
Books Boeke Prize 2006, Exclussive Boeke Prize 2006 (Nam Phi); Giải The
Commowealth Writer’s năm 2006, giải Prix Grand Public (Pháp) và giải
Heathow Travel Product Awards cho cuốn sách du lịch xuất sắc nhất 2008.
Sau khi được đưa lên mục đọc sách ở nhiều đài phát thanh, Triệu phú khu ổ
chuột còn đoạt giải thưởng The best Audio book 2005, The Gold Award for
Best Drama 2008, IVCA Clarion Award 2008. Ngoài ra, sau khi xuất bản,
cuốn sách còn được chuyển thể thành phim, kịch bản sân khấu, nhạc phim.
Sau tiểu thuyết Triệu Phú khu ổ chuột, Vikas Swarup tiếp tục cho xuất
bản tiểu thuyết Sáu nghi can. Cuốn sách cũng được dịch ra nhiều thứ tiếng và

đã được mua bản quyền chuyển thể thành phim.
Với thành công rực rỡ ngay từ khi viết cuốn tiểu thuyết đầu tay, Vikas
Swarup được đánh giá khá cao trên văn đàn quốc tế. Gần đây, vào năm 2010,
ông được đại học Nam Phi, một trong những tổ chức giáo dục lớn nhất thế
giới, trao bằng tiến sĩ văn học và triết học tại Pretoria. Tuy nhiên, Vikas


19
Swarup vẫn ln tự coi mình là một nhà ngoại giao viết văn, một nhà văn
may mắn.
1.3. Triệu phú khu ổ chuột – Câu chuyện cổ tích giữa thời hiện đại
Triệu phú khu ổ chuột là câu chuyện về cuộc đời đầy bất hạnh của cậu
bé mồ cơi có cái tên rất đặc biệt Ram Mohamad Thomas, cái tên pha trộn
những tôn giáo khác nhau.
Cậu bé Ram đã đến với cuộc đời như là một đứa trẻ mồ côi đúng nghĩa
- khơng cha mẹ, khơng người thân, thậm chí khơng có ngay cả một tên gọi. Bị
bỏ rơi lại trong một thùng quyên góp quần áo cũ khi vừa chào đời, Ram được
các bà sơ của một nhà thờ đem về, với ý định sẽ cho những người khơng có
con nhận làm con nuôi. Nhưng số phận của Ram thật khơng may. Được mấy
tháng tuổi có một cặp vợ chồng nhận Ram về ni và đúng một tuần lễ thì
người ta trả lại Ram cho cha Timothy vì người vợ đã biến mất theo người đàn
ông khác. Cha Timothy là một người Cha tuyệt vời mà Ram ln nghĩ đó là
cha đẻ của mình. Ram được ni nấng dạy dỗ và tận hưởng những ngày tháng
đẹp đẽ nhất của tuổi thơ khi ở cùng với vị cha đạo hiền lành này. Khi Ram đủ
lớn để nhận ra mình khơng phải là con đẻ của Cha Timothy thì cũng là lúc
Chúa mang vị Cha hiền từ của Ram đi. Ram lại một lần nữa mồ côi.
Sau tám năm êm đềm sống trong địa phận nhà thờ, cuộc sống của Ram
khi bước ra khỏi khn viên đẹp đẽ n bình đó là những ngày tháng lênh
đênh, cơ cực tột độ. Ram đã phải trải qua cuộc sống bần hàn chen chúc trong
những trại giáo dưỡng ghê rợn. Đối với Ram, trại giáo dưỡng là nơi bóp chết

tinh thần và thể xác những đứa trẻ mồ cơi bằng sự ích kỷ, ngu muội của
những tên quản lý gàn dở. Đó cũng là nơi thể xác của các em bị hành hạ khi
phải chịu đói triền miên. Trẻ em trong trại giáo dưỡng chỉ được ăn rau hầm và
những chiếc bánh Chappati đen xỉn, cứng queo để tồn tại. Bên cạnh đó, nguy
hiểm ln rình rập những đứa trẻ ở đây. Ram và những người bạn của mình,


20
đặc biệt là Salim, đã suýt phải trở thành những người tàn phế khi bị những tên
quản lý lừa bán cho một bọn chuyên biến trẻ em thành tàn tật để bóc lột sức
lao động.
Thốt ra khỏi địa ngục của những trại giáo dưỡng, Ram cùng người
bạn thân Salim – một cậu bé mồ cơi vì gia đình bị thiêu cháy trong một vụ
hiềm khích tơn giáo đã cùng nhau lao vào vịng xốy hối hả của cuộc đời. Để
có thể tồn tại, Ram đã làm tất cả mọi công việc: đi ở giúp việc, làm thuê
trong xưởng đúc, làm hướng dẫn viên du lịch không giấy phép, làm bồi bàn.
Ram đã sống cuộc sống lang bạt khắp các khu ổ chuột thuộc các thành phố
lớn ở Ấn Độ như khu ổ chuột ở Mumbai, Delhi, Arga chứng kiến rất nhiều
những câu chuyện thương tâm xung quanh đời sống cơ cực của những người
nghèo khổ và cuộc sống xa xỉ, biến thái, vơ lương tâm của những kẻ giàu
có…
Cuộc đời Ram đầy những sóng gió thăng trầm nhưng cậu lại có trái tim
hết mực nhân hậu. Tám tuổi Ram được nhận làm người giúp việc cho nữ diễn
viên Keelima, chứng kiến nỗi đau khổ của một nữ diễn viên hết thời có cái
chết đầy bi kịch. Keelima mất, cậu chuyển vào làm việc trong xưởng đúc.
Sống trong khu Chawl, Ram chứng kiến Shantaram – một giáo sư thiên văn bị
mất việc có ý định loạn luân với con gái. Cảm thông với nỗi đau của Gudiya
Ram quyết định cứu cô bằng hành động xô ngã Shantaram trên cầu thang
xuống đất. Lo sợ bị bắt Ram đã phải chạy trốn khỏi Mumbai và cậu đến Dehi,
rời xa người bạn thân Salim và khu ổ chuột. Đến Delhi, Ram làm thuê trong

gia đình một vị đại sứ Australia. Mười lăm tháng sống trong gia đình này,
Ram có một số tiền khổng lồ năm mươi hai nghìn Rupi. Ram dự định sẽ trở
về Mumbai gặp lại người bạn Salim, dùng số tiền đó trang trải cho cuộc sống.
Nhưng trên chuyến tàu cậu trở về Mumbai xảy ra một vụ cướp và Ram là một
nạn nhân. Cậu đã dùng súng của tên cướp bắn chết hắn. Lo sợ bị bắt, Ram lại


21
bỏ trốn một lần nữa. Lần này cậu đến thành phố Agra, nơi có lăng Taj Mahal
và bắt đầu làm một hướng dẫn viên du lịch. Tại Arga Ram đã gặp Shankar
cậu hoàng tử đáng thương bị mẹ ruồng bỏ phỉa giả câm. Cũng chính tại Agra
này Ram đã gặp Nita. Tình yêu tuổi mười bảy đã đến với cậu đầy trắc trở và
sóng gió vì Nita là một gái điếm gánh trên vai trách nhiệm ni cả gia đình
bằng nghề bán dâm. Trong một lần tiếp khách Nita đã bị khách đánh đập và
dùng mẩu thuốc lá đang cháy châm lên cơ thể. Ram hết sức đau lòng trước
cảnh đó. Muốn cứu Nita Ram cần có rất nhiều tiền, nhưng hiện thực trớ trêu
là cậu rất nghèo. Bất lực trước cảnh người u bị đầy đọa, khơng cịn cách
nào khác Ram thầm lặng trở về Mumbai, làm việc trong quầy ba kiêm nhà
hàng Jimmy. Trong lúc này Ram đã đăng ký tham gia chương trình trị chơi
Ai là tỉ phú và đang đợi ngày được tham dự.
Giống như một phép thuật kì diệu, tất cả các câu hỏi trong chương trình
trị chơi đêm hơm đó đều có liên quan đến cuộc đời Ram và cậu biết tất cả đáp
án. Trả lời đúng tất cả mười hai câu hỏi, Ram đã giành giải thưởng một tỉ
Rupi, giải thưởng cao nhất của chương trình. Tuy nhiên, sau khi giành giải
thưởng cậu đã bị cảnh sát bắt giữ. Hãng sản xuất trò chơi truyền hình này đã
khơng đủ tiền để trả cho cậu nên đã câu kết với cảnh sát nhằm hãm hại Ram,
buộc tội Ram gian lận. Mặc dù biết rõ điều này nhưng Ram khơng thể làm gì
được. Bị bắt tới đồn cảnh sát, Ram bị tra tấn tàn bạo, chết đi sống lại. Trong
lúc nguy khốn đó, một vị nữ luật sư trẻ đã đưa anh ra khỏi nhà giam, hứa sẽ
bảo về cho anh. Ram kể lại toàn bộ câu chuyện cuộc đời mình như một minh

chứng cho sự trong sáng tuyệt đối của anh trong trò chơi. Người nữ luật sư đó
chính là Gudiya, người mà Ram cứu năm xưa. Chị em nhận ra nhau, Ram
được chị đấu tranh và cứu khỏi vòng tù tội, lại được nhận một tỉ rupi theo
pháp luật. Kết thúc câu chuyện Ram trở thành người sở hữu một tỉ rupi ở tuổi


22
mười tám, Ram có chị, có vợ, có những người bạn thân có một cuộc sống
giàu có như giấc mơ khi còn nhỏ.
Câu chuyện hư cấu mang màu sắc cổ tích của Vikas Swarup đã trở
thành trung tâm chú ý của văn đàn trong một thời gian dài. Với một kết thúc
có hậu, Vikas Swarup muốn chứng minh rằng may mắn bắt nguồn từ trong
tâm và tất cả những người có tâm sẽ được sống hạnh phúc.

CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ NGƯỜI KỂ CHUYỆN ĐỒNG SỰ TRONG
TIỂU THUYẾT TRIỆU PHÚ KHU Ổ CHUỘT
2.1. Đặc điểm của người kể chuyện đồng sự trong tiểu thuyết Triệu phú
khu ổ chuột
2.1.1. Người kể chuyện đồng sự - trải nghiệm
Người kể chuyện chính trong Triệu phú khu ổ chuột là người kể chuyện
lộ diện xưng tôi- tức nhân vật Ram. Người kể chuyện đồng thời cũng là nhân
vật trung tâm của chính câu chuyện mà anh ta kể lại, giữ vai hành động trong
truyện và trực tiếp tham gia vào mọi biến cố của câu chuyện. Người kể
chuyện trong tiểu thuyết được đặt ở cấp độ nếm trải, trải nghiệm. Anh ta kể
lại những sự kiện, biến cố đã xảy ra với anh ta trong cuộc sống riêng tư của
chính mình. Người kể chuyện ở trường hợp này được gọi là người kể chuyện
đồng sự- trải nghiệm.
Trong Triệu phú khu ổ chuột, toàn bộ câu chuyện mà Ram kể là dòng
ký ức về cuộc sống của anh từ khi lọt lòng đến thời điểm hiện tại. Vikas
Swarup sử dụng lối kể chuyện với cái tôi tự thuật dưới hình thức chủ quan để

làm sống lại một vùng ký ức với những sóng gió và đắng cay cùng cực của
Ram.


23
Thơng qua dịng hồi ức của người kể chuyện đặc biệt này, tuổi ấu thơ
của nhân vật Ram hiện lên sống động như thể đang diễn ra trước mắt bạn đọc.
Một người kể chuyện trầm ngâm, nhắc lại ký ức đầy thương cảm. Mỗi câu
chuyện của Ram là một trải nghiệm đáng nhớ trong đời, một mắt xích để
minh chứng cho sự trung thực của anh trong trò chơi Ai là tỉ phú. Lựa chọn
hình thức trần thuật này, Vikas Swarup đã xây dựng thành công kết cấu câu
chuyện rất lạ theo kịch bản của một trị chơi truyền hình. Câu chuyện không
tuân theo trật tự cuộc đời Ram mà tn theo các câu hỏi của trị chơi. Chính vì
thế mà các vùng kí ức của Ram bị xáo trộn hồn tồn, và nếu khơng phải là
một người đã trực tiếp trải qua thì khơng một người kể chuyện nào có thể kể
lại một cách rành mạch, tỉ mỉ và đầy xúc động về những biến cố xảy ra trong
cuộc đời Ram để có thể minh chứng cho sự trong sáng của anh.
Triệu phú khu ổ chuột là tiểu thuyết có kết cấu truyện lồng truyện.
Lồng trong câu chuyện về cuộc đời của người kể chuyện- nhân vật Ram là
câu chuyện về cuộc đời những nhân vật khác. Người kể chuyện trong tiểu
thuyết này cũng không chỉ riêng nhân vật Ram. Ở một số phần trong tiểu
thuyết, câu chuyện do một số nhân vật khác trong truyện kể lại như câu
chuyện của Salim, Baiwant Singh, Prakash Rao, Nita.... Ở những câu chuyện
này, hình thức người trần thuật vẫn ở ngơi kể thứ nhất, người kể chuyện đồng
thời cũng là nhân vật hành động, tham gia vào câu chuyện. Như vậy người kể
chuyện đồng sự trong tiểu thuyết này là người kể chuyện đồng sự - trải
nghiệm nhưng có nhiều tầng bậc khác nhau. Ở trần thuật bậc một, người trần
thuật là người kể chuyện đồng sự trải nghiệm kể về cuộc đời Ram và tất cả
những câu chuyện mà anh ta được chứng kiến hoặc được nghe người khác kể.
Trần thuật bậc hai là những người trần thuật tham gia kể các câu chuyện nhỏ

hơn về một số biến cố trong cuộc đời họ nhằm làm rõ thêm cho câu chuyện
lớn của người trần thuật bậc một. Có thể thấy hình tượng người kể chuyện


24
đồng sự ở hình thức trần thuật bậc hai này là nhân vật xưng tôi kể lại câu
chuyện về Salim, về chiến tranh, về gia đình trong các câu chuyện Quyền giết
người, Chuyện một người lính, Hãy giữ lấy cúc áo của cậu…
Vikas Swarup đã lựa chọn một hình thức trần thuật cực kỳ khéo léo,
phù hợp với cốt truyện kể về đời tư. Xây dựng người kể chuyện đồng sự trải
nghiệm với cái tôi tự thuật lộ diện, tự phô diễn, nhà văn đã bước vào thế giới
tâm hồn của nhân vật vừa tự nhiên, vừa không làm mất đi những đặc điểm mà
nó vốn có. Với hình thức người kể chuyện đồng sự trải nghiệm thì những ẩn
ức sâu xa nhất đến các vùng mờ tâm linh xuất hiện dày đặc trong các giấc mơ
của nhân vật Ram đều được khám phá. Nó cũng góp phần vén bức màn bí ẩn
che phủ đời sống bên trong của nhân vật với những buồn vui, hờn giận và cả
những suy tư đậm tính chiêm nghiệm qua những đoạn miêu tả trữ tình ngoại
đề, tất cả góp phần làm cho câu chuyện thêm phong phú và hấp dẫn.
Tuy nhiên người kể chuyện đồng sự trải nghiệm ở trong tiểu thuyết có
sự hạn chế về điểm nhìn, tầm nhìn. Anh ta chỉ kể lại những điều anh ta trải
qua, anh ta biết chứ khơng kể được những điều ngồi anh ta. Bởi thế mà Ram
trải qua cuộc đời mồ cơi, thấm thía nỗi đau không cha mẹ nhưng không thể
nào biết được ai là người bỏ rơi mình. Người kể chuyện khơng thể kể những
câu chuyện về Salim khi Ram đi xa cậu ấy, và cũng khơng hề biết Cha
Timothy có gia đình cho đến khi ơng chết. Để kể lại các câu chuyện đó người
kể chuyện phải dựa vào một nhân vật khác, bởi thế mà trong tác phẩm mới
xuất hiện hình thức trần thuật bậc hai.
2.1.2. Người kể chuyện đồng sự - chứng nhân
Tham gia vào các hành động truyện đồng thời kể những chuyện mình
tham gia, chứng kiến hay được nghe kể lại, người kể chuyện trong Triệu phú

khu ổ chuột không chỉ là người trực tiếp trải nghiệm mà còn là nhân chứng
cho câu chuyện của anh ta kể về mình và những nhân vật khác. Người kể


25
chuyện với tư cách là một nhân chứng trong truyện được gọi là người kể
chuyện đồng sự - chứng nhân.
Với tư cách là người kể chuyện đồng sự - chứng nhân, Ram đã kể về
cuộc sống đầy bất trắc của anh và những điều mắt thấy tai nghe về rất nhiều
số phận, rất nhiều nhân vật khác trong truyện. Việc người kể chuyện trong
Triệu phú khu ổ chuột trao quyền kể chuyện cho những nhân vật khác, còn
anh ta chỉ đứng bên ngoài câu chuyện để lắng nghe với tư cách là một nhân
chứng, sau đó kể lại cho độc giả câu chuyện mình đã chứng kiến hoặc nghe
kể, có tác dụng quan trọng trong việc tạo nên tính khách quan của câu chuyện.
Điều này vừa làm câu chuyện sinh động vừa làm hình tượng cuộc sống trong
tiểu thuyết hiện lên chân thực hơn. Cảnh sống nghèo nàn túng quẫn bên bờ
vực của bệnh tật, cái chết khơng chỉ có mình Ram phải chịu đựng mà cịn vơ
số những người bất hạnh khác ở những khu ổ chuột, những trại trẻ mồ côi và
ở khắp nơi trong một xã hội mà cái xấu và sự ngu muội còn tồn tại. Trong
cuộc sinh tồn của mình mỗi người lại có một bất hạnh, một cách sống, một số
phận riêng không ai giống ai.
Với hình thức người kể chuyện đồng sự chứng nhân, lợi thế của người
kể chuyện là có thể bày tỏ quan điểm của mình một cách khách quan trong
khi nghe các câu chuyện hay chứng kiến những sự việc khác bên ngồi sự
việc của chính bản thân mình. Chính điều này đã bộc lộ rõ nhất, khách quan
nhất tính cách người kể chuyện trong câu chuyện của anh ta và đồng thời thể
hiện được tính cách, quan điểm của nhân vật đối với cuộc sống.
Trong Triệu phú khu ổ chuột, người kể chuyện ở đây là kiểu người kể
chuyện đáng tin cậy. Dù xuất hiện với tư cách trải nghiệm hay chứng nhân,
người kể chuyện đều bộc lộ những quan điểm phù hợp với quan điểm của tác

giả. Người kể chuyện ở đây đã trực tiếp bày tỏ với thái độ bênh vực lẽ phải,


×