TÓM TẮT BÁO CÁO.
1. Lý do chọn đề tài:
Văn học Việt Nam từ 1986 trở đi đã có nhiều thành tựu to lớn. Một trong
những thành tựu đó phải kể đến là sự chuyển đổi theo hướng hiện đại hoá về
phương thức sáng tạo nghệ thuật của các nhà văn, nhà thơ.
Trong đó, tiểu thuyết đương đại thể hiện một bước đột phá mạnh mẽ về
“kỹ thuật, tự sự”, tiết tấu trần thuật nhanh hơn; kết cấu phức tạp, biến hoá, đan
xen nhiều tầng bậc; phương thức xây dựng nhân vật cũng hoàn toàn khác trước.
Văn học đương đại nói chung và tiểu thuyết đương đại nói riêng, không
quan tâm quá mức đến việc nhà văn viết về đề tài gì nữa mà chủ yếu là xem nhà
văn đó viết như thế nào về cùng một đề tài với những người khác; xem “kỹ
thuật” của anh ta có những nét gì mới và khác lạ. Trong cùng công việc là “ cày
xới mảnh đất hiện thực”, ai “trồng được cây” tốt hơn có nghĩa là người đó phải
có một kỹ thuật riêng, ở đó phát huy đầy đủ và hiệu quả nhất toàn bộ bí quyết,
“kỹ năng, kỹ xảo” và sở trường của anh ta.
Từ 1986 trở đi, ta đã thấy có rất nhiều đổi mới trong phương thức sáng tạo
ở các tác phẩm tự sự của các nhà văn: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp,
Dương Hướng, Bảo Ninh… Trong các gương mặt tiểu thuyết trẻ hiện nay,
chúng tôi đặc biệt quan tâm đến Tạ Duy Anh và các tác phẩm của ông. Tuy
nhiên, chúng tôi mới chỉ thấy một số bài báo viết giới thiệu về tác giả này và
bình luận về những tác phẩm mới đây của ông; chưa thấy ai nghiên cứu chuyên
sâu về nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn trẻ này. Nhận thấy tiểu thuyết của Tạ
Duy Anh có nhiều nét mới mẻ về nghệ thuật. Chúng tôi quyết định lựa chọn
“một vài phương diện về kỹ thuật tự sự” trong tiểu thuyết Lão Khổ của ông làm
đề tài nghiên cứu của mình
2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài:
Chọn đề tài nghiên cứu trên, chúng tôi muốn nắm bắt những đặc điểm
nghệ thuật tiểu thuyết của Tạ Duy Anh thông qua kỹ thuật tự sự của ông, từ đó
phát hiện những nét sáng tạo mà ông đóng góp cho thể loại này, cũng như tạo
nên diện mạo mới mẻ cho văn đàn đương đại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Chúng tôi đã chọn một vài khía cạnh về kỹ thuật tự sự làm đối tượng và
phạm vi nghiên cứu cho đề tài của mình, đó là cách thức tổ chức điểm nhìn trần
thuật, các phương thức kết cấu tác phẩm, nghệ thuật phân tích tâm lý… Thời
gian có hạn, cũng như mục đích mà đề tài hướng tới đã không cho phép chúng
tôi khảo sát tất cả mọi phương diện về kỹ thuật tự sự trong Lão Khổ. Tuy nhiên,
qua việc tìm hiểu những khía cạnh được coi là tiêu biểu trong cách thức tự sự
của ông, chúng tôi mong rằng sẽ chỉ ra được những điểm cơ bản làm nên sức
hấp dẫn của ngòi bút tiểu thuyết Tạ Duy Anh.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Nhằm tiếp cận kỹ thuật tự sự trong tiểu thuyết Lão Khổ của Tạ Duy Anh
từ góc độ tự sự học (góc độ thi pháp), chúng tôi đã lựa chọn các phương pháp và
theo tác khoa học như phân loại, thống kê, mô tả, phân tích; tuy còn chưa được
đúng mức, nhưng phương pháp đối chiếu - so sánh cũng được chúng tôi sử dụng
để xem xét đối tượng trên bình diện lịch sử.
5. Bố cục Báo cáo:
Ngoài phần Mở đầu và kết luận, Báo cáo chia Nội dung chính làm ba
phần, tương ứng với ba phương diện về kỹ thuật tự sự trong tiểu thuyết Lão Khổ
của Tạ Duy Anh:
I. Điểm nhìn trần thuật.
II. Kết cấu tác phẩm.
III. Mô tả, phân tích tâm lí nhân vật.
NỘI DUNG CHÍNH.
I. TỔ CHỨC ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT.
1. Từ hiện tại tới quá khứ và tương lai.
Mạch trần thuật trong tác phẩm là mạch trần thuật có chiều sâu, trong đó
dòng sự kiện hồi cố, hoài niệm lấn át cả dòng sự kiện diễn biến cốt truyện, bên
cạnh đó là mạch suy tưởng, triết lý khá mạnh và thường xuyên.
Điểm nhìn trần thuật đảo lộn từ hiện tại về quá khứ rồi ngược về hiện tại -
là một hệ quả tất yếu của cách tạo dựng lối dẫn truyện (trần thuật) bằng đường
dây tâm lý.
2. Dịch chuyển tinh tế điểm nhìn trần thuật:
- Lão Khổ là một truyện đa tuyến không phải bởi hệ thống nhân vật phong
phú mà bởi một loạt các giọng, các điểm nhìn độc lập nhau: giọng kể của nhiều
nhân vật quan điểm kể chuyện khác nhau, từ nhiều vị trí khác nhau.
- Tạ Duy Anh đã khá sắc sảo khi tạo ra những tình huống hợp lý để các
nhân vật bị cuốn hút vào, xoay quanh đó, từ đó cùng lúc xuất hiện nhiều giọng
kể, nhiều điểm nhìn khác nhau mà vẫn không có sự trùng lặp hoặc loại trừ nhau.
Ngược lại, các điểm nhìn có thể còn soi rọi cho nhau như một sự lý giải.
2.1. Tổ chức các ngôi trần thuật: Có sự đan xen giữa các chủ thể kể sau:
+ Kể chuyện ở ngôi thứ nhất
+ Kể chuyện ở ngôi thứ ba
+ Chủ thể kể vô hình.
2.2. Thư pháp “tấm gương”.
+ Có sự dịch chuyển từ người này sang người khác, lúc này sang lúc khác,
từ xa đến gần một cách khá linh hoạt. Nhân vật trung tâm Lão Khổ được soi
chiếu dưới nhiều điểm nhìn khác nhau: bênh vực có, khinh bỉ có phụ thuộc các
tuyến nhân vật.
+ Sự dịch chuyển này tạo nên giọng đối thoại nhiều chiều, tính chất đa
thanh, phức điệu cho trần thuật, vừa tăng cường tính chủ thể cho nhân vật.
3. Tiểu kết:
Tác giả đã tổ chức điểm nhìn trần thuật một cách đa dạng, biến hoá trong
toàn bộ tác phẩm, có mặt cả ba chủ thể kể: ngôi thứ nhất, ngôi thứ ba, chủ thể kể
vô hình vừa đảm bảo khách quan vừa in đậm dấu ấn chủ quan của tác giả. Các
hình thức xuất hiện chủ thể kể biến hoá linh hoạt nhưng luôn thống nhất, dù chủ
thể nào tác giả cũng vẫn tạo điểm nhìn sâu vào tận ngõ ngách, để nhân vật bộc
lộ đầy đủ đồng thời vẫn tạo sức hấp dẫn, bởi người đọc cứ cảm thấy chưa hiểu
thấu và nắm bắt hết thế giới tâm linh, bí mật cuộc đời nhân vật, chưa “vén” được
toàn bộ “màn sương khói” vây quanh nhân vật.
Cách tổ chức điểm nhìn trần thuật linh hoạt ấy còn tạo tính đa âm, đa
giọng điệu cho tác phẩm. Không độc tôn, không áp đặt một kiểu tư duy hay một
giọng điệu nào dù là của người kể, dù là của nhân vật - đó chính là một trong
những biểu hiện của tính dân chủ trong tiểu thuyết hiện nay.
II. TỔ CHỨC KẾT CẤU TÁC PHẨM.
1. Kết cấu theo thời gian:
Có sự đảo lộn hoàn toàn kết cấu theo trình tự không gian - thời gian thông
thường theo diễn biến trật tự trước - sau của các sự kiện; thay vào đó là một kết
cấu đặc biệt phức tạp, trong đó quá khứ, hiện tại và tương lai đan xen lẫn nhau,
khó có thể phân ra trật tự của nó.
Bố cục: hai phần rõ ràng:
Phần một: Chuyện chính yếu hay là thay cho lời mở đầu.
Phần hai: Những chuyện ngoài rìa.
1.2. Thời gian nghệ thuật:
Nhân vật chính từ hiện tại hồi tưởng lại quá khứ, từ hiện tại suy đoán về
tương lai; đặc biệt hơn sự đảo lộn, đan xen ấy lại được tổ chức một cách thường
xuyên, liên tục. Nhân vật như bị cuốn vào dòng chảy ký ức, vừa sống với quá
khứ vừa sống với hiện tại.
Sự xuất hiện với mật độ dày đặc các từ chỉ thời gian và sự “nhạt hoá” thời
gian. Thử làm một phép thống kê, không dưới mười lăm lần hiện tại, quá khứ
đảo lộn, đan xen nhau .
2. Kết cấu tâm lý.
2.1. Kết cấu dòng ý thức.
- Cách xây dựng thời gian tâm lý tạo khả năng xâm nhập có hiệu quả vào
thế giới bên tỏng con người mà nếu theo “kết cấu biên niên - sự kiện“ sẽ khó
làm được. Ở Lão Khổ, thời gian sự kiện và thời gian tâm lý có sự xâm nhập lẫn
nhau, không phải lúc nào cũng phân biệt rõ ràng. Chính điều này đã tạo ra tính
chất ảo, tính phi thời gian cho tác phẩm.
- Thủ pháp “đồng hiện“ “hiện tại hoá“ quá khứ, tổ chức các cuộc chạy
trốn hiện thực, tạo ác mảnh kết cấu lắp ghép.
Sự kiện chỉ là “cái cớ”, vì vậy, sự xuất hiện các yếu tố tâm lý ở cả quá
khứ, hiện tại và tương lai đều không theo quy luật vật lý khách quan mà theo
quy luật tâm lý con người. Quá khứ xuất hiện làm công việc lý giải nhiều hơn.
2.2. Kết cấu có tính chất luận đề: Chất triết lý ở những đoạn trữ tình ngoại
đề hoặc đoạn có ngôn ngữ nửa trực tiếp.
3. Tiểu kết.
Tạ Duy Anh đã tạo được một kết cấu bề ngoài có vẻ lỏnglẻo, như là các
mảnh chắp nối giữa thực tại, quá khứ, những ảo tưởng về tương lai..., nhưng
thực ra lại rất chặt chẽ. Sự kết hợp giữa kết cấu thời gian và kết cấu tâm lý đan
xen các “mảnh vỡ tâm trạng“ đã tạo thành một kết cấu đa tầng bậc, linh hoạt và
biến hoá, gây hứng thú cho người đọc từ đầu đến cuối. Cách kết thúc “bỏ ngỏ“
để lại nhiều câu hỏi cho người đọc.
III. MÔ TẢ, PHÂN TÍCH TÂM LÝ NHÂN VẬT:
1. Nội tâm qua vài nét ngoại hình tiêu biểu:
Ở đây, chúng tôi chỉ tập trung xem xét vài nét “ngoại mạo” về các chi tiết
khuôn mặt, ngôn ngữ, cử chỉ và hành động “khóc” của nhân vật.
2. Kỹ thuật độc thoại nội tâm:
- Chi phối toàn bộ tác phẩm một cách kể chuyện bằng một đường dây tâm
lý phức tạp, biến hoá, phức điệu. Đó là việc đưa vào tác phẩm một loạt các
“dòng tâm thức”, “dòng tâm tư” và đặc biệt là thủ pháp “đối thoại - độc thoại
nội tâm” một cách triệt để đẩy hiệu lực làm tăng tính chất đối thoại tự bên tỏng
của nhân vật .
- Sự xuất hiện đứt đoạn của các mảnh hồi cố, quá khứ lắp ghép là thường
xuyên trong suốt diễn biến cốt truyện.