Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Từ địa phương hương sơn – hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (690.3 KB, 73 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

LƯƠNG THỊ GIANG

Từ địa phương Hương Sơn – Hà Tĩnh

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


2

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tiếng Việt của chúng ta là một ngôn ngữ vừa đa dạng, phong phú vừa thống
nhất. Ngơn ngữ đó đặc biệt quan trọng trong truyền đạt truyền thống văn hóa và
kinh nghiệm sản xuất từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Chuẩn hóa ngôn ngữ là một yêu cầu quan trọng đối với tiếng Việt. Tuy nhiên
để hiểu sâu sắc tiếng Việt và dùng nó một cách thống nhất khơng thể khơng nghiên
cứu về lớp từ địa phương.
Hương Sơn là một huyện thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Một huyện trung du miền núi
có cửa khẩu Cầu Treo nơi buôn bán sầm uất và là nơi giao lưu với đất nước Lào anh
em. Trải qua một q trình tiếp xúc văn hóa lâu dài đã làm cho ngôn ngữ nơi đây
trở nên đa dạng và phong phú. Chính điều đó cũng đã tạo nên cho vùng đất này có
những điểm rất đặc trưng của một nền văn hóa mang tính địa phương, đặc biệt thể
hiện ở ngôn ngữ giao tiếp. Ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày thể hiện trong từ địa
phương đã tạo nên nét riêng của con người nơi đây. Bên cạnh đó, từ địa phương còn


ăn sâu vào tâm thức và đời sống tinh thần của người dân nơi đây mà không vùng
nào có được.
Những năm trở lại đây, vấn đề nghiên cứu về ngơn ngữ mà đặc biệt là
phương ngữ nói chung và từ địa phương nói riêng được nhiều nhà ngơn ngữ quan


3

tâm và đã có những cơng trình nghiên cứu có giá trị, nhưng các cơng trình đó mới
chỉ nghiên cứu các vùng phương ngữ lớn như Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Tuy
nhiên vấn đề nghiên cứu về lớp từ địa phương của một vùng cụ thể là Hương SơnHà Tĩnh vẫn chưa được nghiên cứu.
Xuất phát từ sự say mê của bản thân về tìm hiểu ngơn ngữ, đồng thời là một
người con sinh ra trên mảnh đất Hương Sơn tươi đẹp, tôi muốn hiểu rõ hơn về giá
trị từ địa phương , bản sắc văn hóa và ngơn ngữ trong lời ăn tiếng nói của người dân
q hương mình. Chính vì những lí do trên mà chúng tôi chọn đề tài Từ địa phương
Hương Sơn – Hà Tĩnh làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Từ địa phương Hương Sơn- Hà Tĩnh là một bộ phận nằm trong từ địa
phương Nghệ - Tĩnh nói riêng và phương ngữ Nghệ - Tĩnh nói chung. Cho đến nay
nghiên cứu về từ địa phương Nghệ -Tĩnh và phương ngữ Nghệ- Tĩnh phải kể đến
các tác giả như: Hoàng Trọng Canh, Nguyễn Nhã Bản, Hoàng Thị Châu, Nguyễn
Văn Tu…
Năm 1978, tác giả Nguyễn Văn Tu trong cuốn “Từ và vốn từ tiếng Việt hiện
đại”, trong “Chương XI Từ địa phương và vốn từ toàn dân” cũng đã chỉ ra rằng:
Mặc dù tiếng Việt về cơ bản thống nhất nhưng căn cứ vào sự khác nhau về than h
điệu, từ vựng, có thể chia thành 4 nhóm. Với sự phân chia này phương ngữ Nghệ
Tĩnh nằm trong tiếng phương ngữ Trung bộ [20, tr.233].
Năm 1999, tác giả Nguyễn Nhã Bản (chủ biên) cuốn“Từ điển tiếng địa
phương Nghệ - Tĩnh”. Trong cuốn sách đã tập hợp, thống kê và giải thích về mặt
ngữ nghĩa của phần lớn các từ địa phương Nghệ- Tĩnh. Qua đó cung cấp cho người

đọc một vốn từ địa phương phong phú được sử dụng rất phổ biến trong giao tiếp
hàng ngày của người Nghệ - Tĩnh và cịn nêu, giải thích một số khẩu ngữ địa
phương, đưa ra các ví dụ về từ địa phương trong ca dao, dân ca [1].
Năm 2002, tác giả Hoàng Thị Châu trong cuốn “Phương ngữ học tiếng Việt”
cũng đã đề cập một số vấn đề liên qua đến phương ngữ Nghệ Tĩnh ở khía cạnh như
về ngữ âm và hệ thống thanh điệu. Tác giả đã đi vào phân tích khá chi tiết và cụ thể ,


4

qua đó phần nào cho ta thấy được sự khác biệt của yếu tố ngữ âm ở đây so với
nhiều phương ngữ ở các vùng miền khác [8].
Năm 2002, trên “Tạp chí ngơn ngữ”, tác giả Hồng Trọng Canh với bài viết
“Sự khác biệt về ngữ nghĩa một số kiểu từ địa phương Nghệ Tĩnh so với từ toàn
dân”. Trong bài viết này tác giả đã phân biệt rất rõ về ngữ nghĩa và đưa ra bảng so
sánh về sự khác nhau giữa từ địa phương Nghệ Tĩnh so với ngơn ngữ tồn dân
thơng qua các yếu tố ngữ âm. Tác giả còn chỉ ra nguyên nhân của sự khác nhau đó
[23, tr51 -58].
Năm 2009, tác giả Hồng Trọng Canh trong cuốn “Từ địa phương Nghệ
Tĩnh về một khía cạnh ngơn ngữ- văn hóa”. Tác giả đã nghiên cứu về từ địa phương
Nghệ Tĩnh với một cơng trình gồm 4 chương. Tác giả đã đi từ tiền đề lí luận, chỉ rõ
đặc điểm của các lớp từ địa phương và dấu ấn văn hóa của người Nghệ Tĩnh qua
cách gọi tên một số nhóm từ và vai trị từ địa phương trong hoạt động sáng tạo thơ
ca dân gian, giúp người đọc có cái nhìn khái qt về từ địa phương Nghệ Tĩnh [3].
Ngồi ra cịn có một số luận văn nghiên cứu về từ địa phương và phương
ngữ như: đề tài “ Đặc điểm phương ngữ Quảng Trị trong ca dao, vè”(2008), tác giả
Lê Thị Thanh Nhàn, đề tài “Khảo sát từ địa phương Thanh Chương - Nghệ
An”(2009), tác giả Phạm Thị Thúy Hằng; ….
Nhìn chung, các tác giả đã tìm hiểu và nghiên cứu về từ địa phương vùng với
mức độ nông sâu khác nhau. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có cơng trình nào nghiên

cứu về “Từ địa phương Hương Sơn- Hà Tĩnh”. Dựa trên cơ sở tiếp thu những ý kiến
đánh giá nghiên cứu, đặc biệt là sự nỗ lực tìm hiểu của bản thân. Chúng tơi mong
muốn đóng góp thêm một phần nhỏ của mình để hồn thiện việc nghiên cứu và tìm
hiểu đề tài Từ địa phương Hương Sơn – Hà Tĩnh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Từ địa phương Hương Sơn- Hà Tĩnh.
- Phạm vi đề tài: Đề tài khảo sát từ địa phương Hương Sơn- Hà Tĩnh trong
giao tiếp của người dân so sánh với ngôn ngữ toàn dân.
4. Phương pháp nghiên cứu


5

- Khảo sát thực tế tại địa phương để thu thập tư liệu.
- Phương pháp thống kê, phân loại, so sánh đối chiếu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
5. Bố cục của đề tài
Đề tài này ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần
Nội dung chính gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận chung liên quan đến đề tài
Chương 2: Khảo sát từ địa phương huyện Hương Sơn - Hà Tĩnh
Chương 3: Dấu ấn văn hóa của người dân Hương Sơn - Hà Tĩnh qua cách dùng một
số nhóm từ địa phương
PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Những vấn đề lí luận chung liên quan đến đề tài
1.1 Khái niệm
1.1.1 Khái niệm Từ
Khái niệm về Từ, từ lâu các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều khái niệm về từ
như sau:
Tác giả Hồ Lê trong cuốn “Vấn đề cấu tạo của từ tiếng Việt hiện đại” đã đưa

ra định nghĩa về từ như sau: Từ là đơn vị ngơn ngữ có chức năng định danh phi liên
kết hiện thực hoặc chức năng mô phỏng tiếng động, có khả năng kết hợp tự do, có
tính vững chắc về cấu tạo và tính nhất thể về ý nghĩa.[13, tr.104]
Tác giả Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” đã đưa ra
khái niệm về từ: Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, có
một ý nghĩa nhất định, nằm trong một phương thức hoặc một kiểu cấu tạ o nhất
định, tuân theo những đặc điểm ngữ pháp nhất định, lớn nhất trong từ vựng và nhỏ
nhất để tạo câu. [6, tr.28]
Theo tác giả Đái Xuân Ninh trong cuốn “ Hoạt động của từ tiếng Việt ” đã
đưa ra khái niệm về từ: Từ là đơn vị cơ bản của cấu trúc ngơn ngữ ở hình vị và cụm
từ. Nó được cấu tạo bằng một hay nhiều đơn vị ở hàng ngay sau nó tức là hình vị và
lập thành một khối hoàn chỉnh. [15, tr.24 ]


6

Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “ Từ vựng học tiếng Việt” tác
giả đã đưa ra khái niệm từ tiếng Việt: Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất
có ý nghĩa được dùng để tạo câu nói, nó có hình thức của một âm tiết, một khối viết
liền. [11, tr.69 ]
Tác giả Đỗ Thị Kim Liên trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” đã đưa ra khái
niệm về từ như sau: Từ là đơn vị cơ bản, là đơn vị cốt lõi để tạo nên những đơn vị
lớn hơn như cụm từ, câu, văn bản. [14, tr.17]
Tác giả Mai Ngọc Chừ trong cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”, đã
đưa ra khái niệm về từ: Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền
vững, hồn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do
trong lời nói để tạo câu. [9, tr.142 ]
Ở đây chúng tôi đồng ý theo khái niệm từ của tác giả Đỗ Hữu Châu đưa ra.
1.1.2 Cách phân loại từ
Theo các nhà nghiên cứu từ vựng học thì có nhiều tiêu chí phân loại từ: dựa

vào tiêu chí nguồn gốc, dựa vào tiêu chí cách dùng, dựa vào tiêu chí từ loại và dựa
vào tiêu chí cấu tạo từ. Ở đây chúng tôi dẫn ra cách phân loại từ dựa theo tiêu chí từ
loại và tiêu chí cấu tạo từ. Vì hai tiêu chí này có liên quan đến phần khảo sát từ địa
phương.
1.1.2.1 Dựa vào tiêu chí từ loại
Tác giả Đái Xuân Ninh trong cuốn “ Hoạt động của từ tiếng Việt ” đã đưa ra
cách phân chia những loại từ cơ bản:
+ Phạm trù A (từ chỉ tên): danh từ (bao gồm danh từ riêng và danh từ chung).
+ Phạm trù B (từ chỉ hoạt động): động từ (bao gồm động từ được xác định và động
từ không được xác định).
+ Phạm trù C (từ chỉ tính chất): tính từ (bao gồm tính từ được xác định và tính từ
khơng được xác định). [15]
Tác giả Lê Biên trong cuốn “Từ loại tiếng Việt hiện đại” đã đưa ra khái niệm
về từ loại và tiêu chí phân loại từ loại. Tác giả đã tổng hợp và chỉ ra các từ loại cơ
bản, đó là: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ, phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ.


7

Tác giả đã trình bày rõ về nghĩa khái quát, nghĩa ngữ pháp và các tiểu loại của từng
loại từ. [2]
Tác giả Đỗ Thị Kim Liên trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” đã đưa ra những
từ loại trong tiếng Việt căn cứ vào tiêu chuẩn ý nghĩa khái quát và khả năng kết
hợp. Từ trước đến nay người ta thường chia ra thực từ và hư từ. Thực từ bao gồm:
danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ. Hư từ bao gồm: phụ từ, kết từ, tình thái từ,
trợ từ. [14, tr.44]
Tác giả Mai Ngọc Chừ trong cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” đã
đưa ra sự phân định từ loại tiếng Việt. Từ loại tiếng Việt được chia làm hai loại là:
Thực từ và Hư từ. Thực từ bao gồm: danh từ, động từ, tính từ, số từ. Hư từ bao
gồm: đại từ, phụ từ, kết từ, trợ từ, tình thái từ, thán từ. [9, tr.268]

1.1.2.2 Dựa vào tiêu chí cấu tạo từ
Về cách phân loại từ bên cạnh phân loại theo từ loại thì các nhà nghiên
cứu còn đưa ra một cách phân loại khác đó là dựa vào tiêu chí cấu tạo từ:
Tác giả Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” đã đưa ra
cách phân chia từ tiếng Việt về mặt cấu tạo. Tác giả chỉ ra từ tiếng Việt có cấu tạo
gồm từ đơn và từ phức. Từ đơn là những từ một hình vị, về mặt nghĩa chúng khơng
lập thành những hệ thống có một kiểu ngữ nghĩa chung. Từ phức có hai loại là từ
láy và từ ghép. Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương
thức lặp lại tồn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết. Từ ghép được sản sinh do sự kết
hợp hai hoặc một số hình vị (hay đơn vị cấu tạo) tách biệt riêng rẽ độc lập với nhau.
[6]
Nhiều tác giả trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” đã chỉ ra trong tiếng Việt
cấu tạo của từ có thể được xét ở các mặt sau đây:
- Số lượng tiếng (để phân biệt từ một tiếng với từ nhiều tiếng mà chủ yếu là từ hai
tiếng).
- Phương thức cấu tạo( để chủ yếu phân biệt trong từ hai tiếng và từ nhiều tiếng
những yếu tố và quan hệ giữa các yếu tố).[16, tr.49]


8

Tác giả Đỗ Thị Kim Liên trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” đã đưa ra cách
phân loại từ xét về mặt cấu tạo. Đó là dựa vào số lượng hình vị có thể chia từ tiếng
Việt thành hai loại: từ đơn và từ phức. Từ đơn là những từ do một hình vị tạo nên.
Đa số từ đơn tiếng Việt là từ đơn đơn âm. Từ phức là những từ bao gồm hai hình vị
trở lên. Dựa vào phương thức cấu tạo từ có thể chia ra từ láy và ghép. [14, tr.31-32].
Như vậy, từ sự phân chia từ về mặt cấu tạo, chúng tôi thấy rằng các tác giả
đều có sự đồng nhất về cách phân chia từ thành hai loại là: từ đơn và từ phức. Trong
từ phức có từ láy và từ ghép.
1.1.3 Từ địa phương

Khái niệm về từ địa phương được nhiều tác giả từ vựng học đưa ra :
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” thì từ
địa phương là: Những đơn vị từ địa phương là những đơn vị từ vựng có ý nghĩa
khác nhau nhiều hay ít kèm theo sự khác nhau về ngữ âm nhưng không nằm trong
những sai dị về ngữ âm đều đặn hay không đều đặn … [ 6, tr.26]
Tác giả Nguyễn Nhã Bản trong cuốn “Từ điển tiếng địa phương Nghệ -Tĩnh”
đã đưa ra khái niệm từ địa phương: Từ địa phương là vốn từ cư trú ở một địa
phương cụ thể có sự khác biệt so với ngơn ngữ văn hóa hoặc địa phương khác về
ngữ âm và ngữ nghĩa. [1, tr.6]
Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “ Từ vựng học tiếng Việt”
tác giả đã đưa ra khái niệm về từ địa phương: Từ địa phương là những từ được dùng
hạn chế ở một hoặc một vài địa phương. Nói chung từ địa phương là bộ phận từ
vựng của ngơn ngữ nói hằng ngày của bộ phận nào đó của dân tộc, chư không phải
là từ vựng của ngôn ngữ văn học. [11, tr.257]
Tác giả Mai Ngọc Chừ trong cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”, đã
đưa ra khái niệm về từ địa phương: Những từ thuộc một phương ngữ (tiếng địa
phương) nào đó của ngơn ngữ dân tộc và chỉ phổ biến trong phạm vi lãnh thổ của
địa phương đó, thì gọi là từ địa phương. [9, tr.268]
Trong từ điển, khái niệm từ địa phương được đưa ra như sau:


9

Theo tác giả Nguyễn Như Ý (cb) trong cuốn “Từ điển giải thích thuật ngữ
ngơn ngữ” học đã đưa ra định nghĩa: Từ địa phương là từ của một phương ngữ
thuộc một ngơn ngữ dân tộc nào đó và chỉ phổ biến trong phạm vi lãnh thổ của địa
phương đó. [22, tr.793]
Ở đây chúng tôi đồng ý theo khái niệm từ địa phương của tác giả Nguyễn Nhã Bản.
1.1.4 Cách phân loại từ địa phương
1.1.4.1 Dựa vào cấu tạo từ

Theo tác giả Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” thì
nghiên cứu từ địa phương cần chú ý đến những sai dị cấu tạo từ, về phương thức
cấu tạo thì tiếng địa phương có thể chia thành hai phương thức cấu tạo:
- Các tiếng địa phương đều dùng những phương thức như nhau. Các kiểu nhỏ trong
từng phương thức vẫn là một.
- Các tiếng địa phương dùng những hình vị có đặc trưng tổng qt giống nhau. Các
hình vị cụ thể về đại thể cũng là một. Tuy nhiên cũng có những từ phức ở địa
phương này dùng hình vị này, những từ phức ở địa phương khác dùng hình vị khác.
Đáng chú ý là những từ phức ở các tiếng địa phương có ý nghĩa đồng nhất
nhưng hình vị thì khác, song những hình vị khác đó lại là từ đồng nghĩa trong ngơn
ngữ chung. [6, tr.220]
1.1.4.2 Dựa vào ngữ âm và ngữ nghĩa
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt”, đã
phân loại các từ địa phương:
a. Những từ địa phương chỉ đặc sản của địa phương do đó khơng có từ tương đương
ở các tiếng địa phương khác.
b. Rất đáng chú ý là những từ địa phương khơng có từ tương đương trong các tiếng
địa phương khác chỉ những sự vật hiện tượng khắp nơi đều biết, ý thức được.
c. Các từ địa phương có ý nghĩa hồn tồn giống nhau nhưng hình thức ngữ âm
hồn tồn khác nhau.
d. Các từ địa phương có hình thức ngữ âm giống nhau nhưng ý nghĩa hoàn toàn
khác nhau.


10

e. Các từ địa phương có hình thức ngữ âm giống nhau (hay khác nhau do sự sai dị
về phát âm) ý nghĩa có bộ phận giống nhau, có bộ phận khác nhau.
g. Các từ địa phương có hình thức ngữ âm khác nhau nhưng nghĩa có bộ phận giống
nhau có bộ phận khác nhau. [6, tr.221 - 222]

Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Từ vựng học tiếng Việt” thì từ
địa phương có thể chia làm hai loại nhỏ căn cứ vào mặt ngữ âm và ngữ nghĩa của
chúng:
Thứ nhất: từ địa phương khơng có sự đối lập với từ vựng tồn dân. Đó là
những từ ngữ biểu thị những sự vật, hiện tượng, những hoạt động, cách sống đặc
biệt chỉ có ở địa phương đó chứ khơng phổ biến đối với tồn dân. Do đó khơng có
từ song song trong ngơn ngữ văn học tồn dân. Các nhà ngôn ngữ học gọi là từ địa
phương dân tộc.
Thứ hai: là từ địa phương có sự đối lập với từ vựng văn học toàn dân. Tác
giả chia làm hai loại nhỏ:
a. Từ địa phương đối lập về mặt ý nghĩa. Những từ này về ngữ âm giống với từ ngữ
tương ứng trong ngơn ngữ văn học tồn dân, nhưng ý nghĩa khác nhau. Các từ kiểu
địa phương có các trường hợp:
- Từ địa phương và từ toàn dân vốn cùng một nguồn gốc, nhưng có sự biến đổi về
nghĩa. Sự biến đổi này diễn ra theo hướng mở rộng hoặc chuyển đổi trong phạm vi
một trường nghĩa.
- Từ địa phương và từ toàn dân đồng âm với nhau chứ khơng có quan hệ nguồn
gốc.
b. Từ ngữ địa phương có sự đối lập về ngữ âm, kiểu này được chia thành hai loại
nhỏ, căn cứ vào mức độ khác biệt về ngữ âm so với từ ngữ toàn dân tương ứng.
- Các từ ngữ địa phương có hình thức ngữ âm khác hoàn toàn với các từ ngữ tương
ứng trong ngơn ngữ tồn dân.
- Các từ ngữ địa phương có hình thức ngữ âm khác bộ phận với các từ ngữ tương
ứng trong ngơn ngữ tồn dân. [11, tr.294-296]


11

Như vậy từ sự phân chia từ địa phương của hai tác giả trên, chúng tôi thấy
rằng các tác giả đã phân chia từ địa phương theo các kiểu:

Kiểu 1: Những từ vừa có sự tương ứng về âm vừa có sự tương đồng về nghĩa.
Kiểu 2: Những từ có sự tương ứng về âm và biến đổi ít nhiều về nghĩa.
Kiểu 3: Những từ giống âm khác nghĩa.
Kiểu 4: Những từ khác âm nhưng tương đồng về nghĩa.
Kiểu 5: Những từ khác âm khác nghĩa.
Theo chúng tôi đây là cách phân chia hợp lí và khi đi vào khảo sát từ địa
phương dựa phương diện ngữ nghĩa chúng tôi cũng dựa theo cách phân chia này.
1.1.5 Âm địa phương
Âm địa phương là một bộ phận quan trọng nằm trong từ địa phương, âm địa
phương được hiểu là: “Âm địa phương là cách phát âm lệch chuẩn của một địa
phương so với cách phát âm chuẩn mực của ngôn ngữ toàn dân”. Dựa vào sự phân
xuất của âm tiết tiếng Việt trong cách phát âm địa phương có thể thấy sự sai biệt
được biểu hiện rõ ở các thành tố trong cấu trúc âm tiết:
- Sự sai biệt trong cách phát âm thanh điệu. Ví dụ: “Đà Nẵng” người Nghệ
Tĩnh phát âm thành “Đà Nặng” (sai lệch thanh điệu).
- Sự sai biệt trong cách phát âm phần vần. Ví dụ: “quả táo”, người Quảng
Nam phát âm thành “quả tố”.
- Sự sai biệt trong cách phát âm đầu. Ví dụ: “đi về”, người miền Nam phát
âm thành “đi dề”; “trăng” người miền Bắc (ở một số vùng) phát âm thành “chăng”;
người miền Bắc phát âm l và n bị lẫn lộn.
Có khi sự sai biệt lại nằm trong yếu tố của phần vần. Ví dụ: làm – lồm
(/lam/ - lom); duyên – diên (/zwien/ – /zien/).
1.1.6 Thanh điệu
Tác giả Mai Ngọc Chừ trong cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”, đã
đưa ra khái niệm về thanh điệu: Thanh điệu (tone) là sự nâng cao hoặc hạ thấp
giọng nói trong một âm tiết có tác dụng cấu tạo và khu biệt vỏ âm thanh của từ
hoặc hình vị. Tác giả cịn chỉ ra tiếng Việt có 6 thanh điệu: năm thanh được ghi


12


bằng 5 dấu: huyền, ngã, hỏi, sắc, nặng, còn một thanh không được ghi bằng dấu nào
cả. [ 9, tr.109 ]
1.1.7 Khái niệm từ toàn dân
Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “ Từ vựng học tiếng Việt” tác
giả đã đưa ra khái niệm về từ vựng toàn dân: Từ vựng toàn dân là những từ toàn
dân hiểu và sử dụng. Nó là vốn từ chung cho tất cả những người nói tiếng Việt
thuộc các địa phương khác nhau, các tầng lớp xã hội khác nhau. Đây chính là lớp
từ vựng cơ bản, lớp từ vựng quan trọng nhất trong mỗi ngôn ngữ. [11, tr.225]
1.1.8 Các vùng phương ngữ
Về phương ngữ và các vùng phương ngữ đã được nhiều tác giả như: Nguyễn
Văn Tu, Đỗ Hữu Châu, Hoàng Thị Châu, Hồng Trọng Canh, Nguyễn Nhã Bản…
đưa ra và có nhiều quan niệm khác nhau, ở đây chúng tôi sẽ trình bày cách phân
chia vùng phương ngữ mà cho đến nay được nhiều ý kiến đồng nhất:
Theo tác giả Hoàng Thị Châu trong cuốn “Phương ngữ học tiếng Việt” thì
khái niệm về phương ngữ được hiểu như sau: Phương ngữ là một thuật ngữ ngôn
ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngơn ngữ tồn dân ở một địa phương cụ thể với
những nét khác biệt của nó so với ngơn ngữ tồn dân hay với một phương ngữ khác
[8, tr.29]. Cũng trong cuốn sách này tác giả đã trình bày ở phần thứ hai: Những
vùng phương ngữ của tiếng Việt và chỉ ra: có thể phân chi tiếng Việt thành ba vùng
Phương ngữ Bắc (viết tắt là PNB) dùng trong giao tiếp ở Bắc Bộ. Phương ngữ này
là cơ sở hình thành nên ngơn ngữ văn học. Phương ngữ Trung (PNT) bao gồm các
tỉnh Bắc Trung Bộ từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. Đây là phương ngữ bảo lưu
nhiều yếu tố cổ của tiếng Việt. Phương ngữ Nam (PNN) trải dài từ đèo Hải Vân đến
miền cực Nam của đất nước [8, tr.91]. Như vậy ta thấy rằng tác giả Hoàng Thị Châu
cũng đã xác định phương ngữ Nghệ Tĩnh nằm trong vùng phương ngữ Trung.
Theo tác giả Hoàng Trọng Canh trong cuốn: “Từ địa phương Nghệ Tĩnh về
một khía cạnh ngơn ngữ - văn hóa”. Trong cuốn sách này tác giả đã dành một mục
trình bày về phương ngữ tiếng Việt nói chung và phương ngữ Nghệ Tĩnh nói riêng.
Tác giả trình bày về vùng phương ngữ được các nhà nghiên cứu phương ngữ thống



13

nhất, chia thành ba vùng: Phương ngữ Bắc gồm vùng Bắc Bộ. Phương ngữ Trung
bao gồm các tỉnh Bắc Trung Bộ từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. Phương ngữ Nam
từ đèo Hải Vân đến miền cực Nam đất nước. Tác giả cũng dựa theo ý kiến của các
phần đông các nhà nghiên cứu cho rằng: Tiếng Việt có ba vùng phương ngữ lớn
trên, việc định vị phương ngữ Nghệ Tĩnh khơng tách rời vị trí của phương ngữ
Trung (Bắc Trung Bộ). Hay nói cách khác phương ngữ Nghệ Tĩnh nằm trong vùng
phương ngữ Trung (từ Thanh Hóa đến vùng Bình Trị Thiên) [3, tr.52].
1.2 Vài nét về Hương Sơn- Hà Tĩnh
1.2.1 Hương Sơn vùng đất và con người
Hương Sơn là một huyện nằm về phía Tây thuộc tỉnh Hà Tĩnh, có vị trí địa lí
rất đặc biệt. Phía Nam của huyện giáp huyện Vũ Quang, phía Bắc giáp các huyện
Thanh Chương và Nam Đàn (tỉnh Nghệ An), phía tây giáp tỉnh Bơ-li-khăm-xay của
Lào, phía Đơng giáp huyện Đức Thọ. Hương Sơn là một huyện trung du miền núi
có địa hình đồi núi xen đồng bằng thung lũng. Vùng này có sơng Ngàn Phố, sơng
Ngàn Sâu và các phụ lưu, dốc từ tây - bắc xuống đông – nam. Ở đây có các dãy núi
chính: dãy núi Giăng Màn; núi Nầm; dãy núi Mồng Gà; dãy núi Thiên Nhẫn; núi
Hoa Bảy,... cao nhất là núi Bà Mụ (1.357 m) trên biên giới Việt Lào
Hương Sơn có 32 đơn vị hành chính: 2 thị trấn là Phố Châu, Tây Sơn và 30
xã. Với diện tích tồn huyện là : 950,2 km2. Về dân số có khoảng: 119.240 người,
chủ yếu là dân tộc Kinh.
Từ xưa tới nay Hương Sơn- Hà Tĩnh được biết đến là mảnh đất hữu tình, địa
linh, nhân kiệt. Hương Sơn với vẻ đẹp hữu tình hùng vĩ của một phần dải núi
Trường Sơn, cùng với cái trùng điệp của Giăng Màn, Thiên Nhẫn, cái xanh tươi của
đồng ruộng, và vẻ đẹp thiết tha của con sông Ngàn Phố góp phần đã tạo dáng hình
và nét riêng của con người nơi đây. Trên mảnh đất Hương Sơn đã nỗi tiếng với
truyền thống hiếu học của những người con đã làm rạng danh cho quê hương. Có

thể kể đến các nhân vật nổi tiếng như: danh y Hải Thượng Lãn Ơng Lê Hữu Trác,
Tiến sĩ Đinh Nho Cơng; Hồng giáp Đinh Nho Hoàn, Bố chánh Phạm Huy, danh sĩ
Lê Hữu Tạo,… Ngày nay ở mảnh đất này vẫn tiếp tục phát huy truyền thống hiếu


14

học mà thời xưa để lại. Hương Sơn còn là một vùng đất trù phú với nhiều đặc sản
(cam bù, mật ong rừng…) và các loại thú quý hiếm (hươu, nai, sao la, chồn ngận,
chồn hương, hổ, báo, voi, lợn rừng, gà rừng, khỉ, vượn v.v). Những người con
Hương Sơn dẫu đi đâu, làm gì, thì con người sinh ra trên mảnh đất này vẫn luôn
mang cái dáng dấp, cái vẻ riêng. Đó là những con người lao động cần cù, siêng
năng, chân thật và luôn vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no.
1.2.2 Văn hóa ứng xử hằng ngày của người dân Hương Sơn - Hà Tĩnh
Văn hóa ứng xử hàng ngày của người dân Hương Sơn- Hà Tĩnh được thể
hiện ở nhiều mặt trong đời sống như: qua ngơn ngữ giao tiếp, cách thể hiện tình
cảm giữa những người trong gia đình và ngồi xã hội, văn hóa ẩm thực…. Ở đây
chúng tôi đặc biệt chú ý đến ngơn ngữ giao tiếp, vì nó thể hiện tồn bộ bức tranh về
cuộc sống của người dân nới đây. Trong đời sống hàng ngày, con người giao tiếp
với nhau bằng ngôn ngữ thể hiện những nhận thức và suy nghĩ về sự vật và sư việc
diễn ra hàng ngày. Ngôn ngữ giao tiếp làm cho đời sống của con người trở nên
phong phú, làm nên cái hồn, cái vị riêng trong bản sắc văn hóa.
Ngơn ngữ giao tiếp tạo nên sự gần gũi trong gia đình. Đó là hoạt động quan
trọng góp phần thực hiện các chức năng sinh, giáo, dưỡng của gia đình. Thơng qua
giao tiếp các thành viên trong gia đình sẽ hiểu nhau nhiều hơn. Trong đời sống của
người dân Hương Sơn- Hà Tĩnh thì lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân thể
hiện được những tình cảm thương u, hịa thuận trong gia đình giữa con cháu với
ông bà, giữa cha mẹ với con cái và giữa anh, chị em với nhau. Bên cạnh đó ngơn
ngữ giao tiếp cịn góp phần làm mối quan hệ giữa con người với con người xích lại
gần nhau hơn đó là tình cảm láng giềng hàng xóm thân thuộc, tình cảm anh em họ

hàng. Ngơn ngữ giao tiếp làm cho đời sống tinh thần của người dân trở nên phong
phú hơn
Hương Sơn với vị trí địa lí đặc biệt, cửa khẩu Cầu Treo nơi giao thương buôn
bán sầm uất với đất nước Lào anh em, dân cư ở đây tập trung khá đông giao tiếp
ngôn ngữ ở đây không khác mấy so với ngơn ngữ của tồn huyện Hương Sơn- Hà
Tĩnh. Bên cạnh đó vẫn có những nét riêng đó là ngơn ngữ ở đây cịn giữ lại nhiều


15

âm cổ, từ cổ và đặc biệt lớp tiếng lóng trong bn bán cũng khá đa dạng, chính điều
này đã góp phần làm phong phú thêm ngơn ngữ cho vùng.
Như vậy ta thấy rằng, ngôn ngữ giao tiếp của người dân Hương Sơn – Hà
Tĩnh thể hiện trong lời ăn, tiếng nói hàng ngày của họ. Qua đó sẽ thể hiện nét đẹp
về bản chất của những con người thật thà, quanh năm chăm chỉ làm ăn. Ngôn ngữ
giao tiếp là những giá trị văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất vơ giá thể hiện nét
đẹp trong tình cảm và cách ứng xử văn hóa của con người. Cùng với sự phát triển
chung của đất nước, huyện Hương Sơn vẫn giữ cho mình tiếng nói riêng, ngơn ngữ
đặc trưng rất riêng của con người nơi đây
Chương II: Khảo sát từ địa phương huyện Hương Sơn – Hà Tĩnh
2.1 Khảo sát biến thể ngữ âm địa phương
Khảo sát biến thể ngữ âm địa phương, chúng tôi xem xét ngữ âm về mặt hình
thức của từ địa phương trong quan hệ so sánh với từ toàn dân tương ứng.
2.1.1 Sự biến đổi phụ âm đầu
Sự biến đổi phụ âm đầu được thể hiện qua sự đối chiếu giữa sự biến đổi phụ
âm đầu của từ địa phương Hương Sơn với từ ngữ trong ngơn ngữ tồn dân.
* Tương ứng /c/ - / z/:
Ví dụ: chi - gì; chạng (cẳng) – dạng (chân); chạng (háng) – giạng (háng);
chềnh chàng – dềnh dàng; chụi (mắt) – dụi (mắt).
* Tương ứng / k / -/ t /:

Ví dụ: cức - tức; kẹp - tẹp.
* Tương ứng / z / - / ʑ/
Ví dụ: dáy (tai) – ráy (tai); dún – rốn; (bóng) dâm – (bóng) râm; dịt (thuốc) – rịt
(thuốc);
* Tương ứng / l / - / ɲ /

:

Ví dụ: lanh – nhanh; lạt – nhạt; lầm - nhầm; lát - nhát , lặt – nhặt; lống – nhống;
lịa – nhịa; lờn – nhờn; lợt – nhợt; lú – nhú; lọ - nhọ; lanh lẹn – nhanh nhẹn; lạt lẽo
– nhạt nhẽo; (chuột) lắt – (chuột) nhắt.


16

* Tương ứng / l / - / ţ /

:

Ví dụ: lổ - trổ; lông – trồng; lảy – trảy; lầy (da) – trầy (da).
* Tương ứng / n / - / d /:
Ví dụ: nệm – đệm; nậu (thuyền) – đậu (thuyền).
* Tương ứng /  / - / k /:
Ví dụ: ngạp – cạp;( ngoeo) ngoắt – (queo) quắt; ngoèo – quèo; ngoặt– quặt.
* Tương ứng / ş / - /

/

Ví dụ: sách – thách; sèm – thèm; sưa – thưa; siu – thiu; sớ - thớ.
* Tương ứng / / - / z/:

Ví dụ: thổ (em) – dỗ (em); (mưa) thâm – (mưa) dầm.
* Tương ứng /

/-/s/:

Ví dụ: thoa (đầu) – xoa (đầu); thâu (kim) – xâu (kim).
* Tương ứng / t / - / ʑ/:
Ví dụ: tắn – rắn; tút – rút; rít – rết; tát – rát; (cổ) táy – (củ) ráy; tét (sắt) – rỉ (sắt);
(nhìn) tỏ - (nhìn) rõ.
* Tương ứng / ţ / - / z /:
Ví dụ: tra – già ; (cỏ) tranh – (cỏ) gianh; trùn (đất) – giun (đất); (ở) trửa – (ở) giữa;
troi – giòi ; trây (bẩn) – giây (bẩn).
* Tương ứng / ţ / - / ʑ/ :
Ví dụ: (cân) trấn – (con) rận ; trẹ - rẽ (lối) ; (cân) trươi – (con) rươi.
* Tương ứng / ţ / - /ş/ :
Ví dụ: (cấy) tràng – (cái) sàng; trào – sào; (cân) trâu – (con) sâu; trẹo – sẹo; bị
(trưởi) – bị (sởi); trúc (mẹng) – súc (miệng); trừng (tru) – sừng (trâu).
* Tương ứng / ţ / - / c /:
Ví dụ: trọi (ga) – chọi (gà); (tháng) trạp – (tháng) chạp; (cấy) trày – (cái) chày;
(buộc) trặt – (buộc) chặt; trậm – chậm; trìm – chìm; (bựa) triều – (buổi) chiều;


17

trọn – chọn; trong (đèn) – chong (đèn) ; trồng (đĩa) – chồng (đĩa); (đi) trùa – (đi)
chùa; (một) trục – (một) chục; truồng – chuồng; trụp – chụp; trự (viết) – chữ (viết);
trừa – chừa.
* Tương ứng / ţ / - / l /:
Ví dụ: trồi – lồi; trịi (ra) – lòi (ra); trẩn – lẩn (tránh); trệch – lệch; tróc – lóc.
* Tương ứng / b / - / v /:

Ví dụ: bấp – vấp; bụng (nác) - vũng (nước); bôốc – vốc; bẹo – véo; bằm – vằm; bây
(bẩn) – vấy (bẩn).
Như vậy qua khảo sát sự biến đổi phụ âm đầu từ địa phương Hương Sơn đối
chiếu với từ tồn dân, chúng tơi thấy rằng sự biến đổi xảy ra đều đặn và có tính quy
luật. Có 17 kiểu tương ứng phụ âm, sự tương ứng xảy ra theo tương quan 1-1 ; 1- 2,
đặc biệt phụ âm / ţ / có sự tương ứng với 5 phụ âm ( / ţ / - / z /; / ţ / - / ʑ/; / ţ /- /ş/ ;
/ ţ / - / c / ; / ţ / - / l / ) của ngôn ngữ tồn dân.
2.1.2 Sự biến đổi khn vần
So với ngơn ngữ tồn dân từ địa phương Hương Sơn- Hà Tĩnh có một số
biến đổi một số khuôn vần sau. Ở đây chúng tôi sẽ xét những vần ở địa phương
Hương Sơn có sự tương ứng với vần trong ngữ âm tiếng Việt.
- Vần có nguyên âm “ o ” tương ứng với vần có ngun âm “u”.
Ví dụ: mổ (chuối) – mủ (chuối); cổ (sắn) – củ (sắn); cộ - cũ ; cố - cụ.
Sự biến đổi theo quy luật : / o /  / u /
Tương ứng này tồn tại khắp trong từ địa phương Hương Sơn.
- Vần có nguyên âm “ a ” tương ứng với vần có nguyên âm đôi “ ưa ”.
Tương ứng này chỉ xảy ra ở một số từ:
Ví dụ: lả - lửa ; ngá – ngứa ; ná – nứa .
Sự biến đổi theo quy luật : / a /  /

/

Các từ trên được sử dụng phổ biến trên khắp địa bàn huyện Hương Sơn.
- Vần có nguyên âm “u” (vần mở) tương ứng với vần nửa mở “âu”.
Tương ứng này xẩy ra ở nhiều từ :


18

Ví dụ: (con) du – (con) dâu; (quả) bù – (quả) bầu; (con) tru – (con) trâu; (áo) nu –

(áo) nâu; su – sâu; (cỏ) cú – (cỏ) gấu; (mặc) dù – (mặc) dầu; (bồ) cu – (bồ) câu.
Sự biến đổi theo quy luật : /u/ /

/

Các tương ứng trên phổ biến khắp ở vùng Hương Sơn - Hà Tĩnh.
- Vần có nguyên âm “i” (mở) tương ứng với vần nửa mở “ay”.
Ví dụ: mi – mày; ni – này.
Sự biến đổi theo quy luật : /i/  /ă

/

Tương ứng này xảy ra ở một số từ nhưng lại có sự phổ biến rộng khắp trên địa bàn
huyện Hương Sơn, người dân đều sử dụng các từ trong đó trong giao tiếp.
- Vần nửa mở “ươi” tương ứng với vần nửa mở “ơi”
Ví dụ: trưởi – sởi; bươi – bới ; cưởi – cởi;
Sự biến đổi theo quy luật : /

/ /

/

Các tương ứng nêu trên chỉ xảy ra ở một số từ, phổ biến ở các xã: Sơn Mĩ, Sơn Hà,
Sơn Châu, Sơn Bình và vùng Chợ Gơi.
- Vần nửa mở “ ui ” tương ứng với vần nửa mở “ơi”.
Ví dụ: mui – mơi; túi – tối; tui – tôi; thúi – thối; chủi – chổi.
Sự biến đổi theo quy luật : /u

//o


/

Biến thể này có số lượng ít và chỉ tồn tại ở một số vùng như: Sơn Lệ, Sơn An, Sơn
Giang, Sơn Trung.
- Vần nửa mở “ ây ” tương ứng với vần nửa mở “ai ”.
Ví dụ: trấy – trái; đấy - đái; con gấy – con gái; cấy – cái.
Sự biến đổi theo quy luật : /

i/  / 

/

Những sự tương ứng nêu trên được sử dụng phổ biến trong từ địa phương
- Vần nửa mở “ oi ” tương ứng với vần nửa mở “i” .
Ví dụ: (con) rịi - (con) ruồi; mói - muối; (con) mọi – (con) muỗi.
Sự biến đổi theo quy luật : /

/-/

/

Tương ứng này tồn tại ở một số từ và được sử dụng phổ biến trong toàn bộ từ địa
phương của Hương Sơn.
- Vần nửa mở “êu” tương ứng với vần nửa mở “iêu”.


19

Ví dụ: (con) dều – (con) diều; (đặt) đều – (đặt) điều.
Sự biến đổi theo quy luật : / e / - /


/

Sự biến đổi này xảy ra ở một số từ và chỉ tồn tại ở một số xã như: Sơn Trung,
thị trấn Phố Châu, Sơn Mai, Sơn Tiến, Sơn Hòa.
- Vần nửa mở “ iêu ” tương ứng với vần nửa mở “ươu”.
Ví dụ: riệu - rượu ; hiêu - hươu ; ốc biêu - (ôốc) bươu.
Sự biến đổi theo quy luật : /

/-/

/

- Đặc biệt các nguyên âm dịng sau trịn mơi khi kết hợp với phụ âm “ng” thì người
địa phương Hương Sơn phát âm thành ngun âm dài.
Ví dụ : khóc – khc ( /x k/ -/x k/ ) , trong – troong ( / ţ  / - / ţ  / )...
Như vậy qua khảo sát chúng tôi thấy rằng: sự biến đổi phần vần của từ địa
phương so sánh với ngôn ngữ tồn dân có tính qui luật : Sự biến đổi này chỉ diễn ra
ở âm chính. Đặc biệt các nguyên âm dịng sau trịn mơi khi kết hợp với phụ âm “ng”
đều được người dân Hương Sơn phát âm thành ngun âm dài.
Bên cạnh đó chúng tơi cịn khảo sát được những âm cổ hiện nay vẫn được
dùng rất phổ biến trong giao tiếp hàng ngày của người dân vùng Hương Sơn.
STT

Âm cổ

Hiện đại

Ví dụ


1

o

v

Phổ (tay) “vỗ” (tay); (ăn) phúng (ăn) “vụng”;
phắt “vắt”…

2

Khải “gãi”; kha “gà”; khỏ “gõ”; khù “gù”;

ɣ

x

khàu “gàu”; khót “gọt”; khở “gở”...
3

- l; - n

- j; - o

Ghẻn “ghẻ”; bin (quả) “bí”; chỉn “chỉ”, rẹn
“rễ”, biển “bể”…

4

o: 


o

Ơơng “ơng, chồng”; gơơng “gơng”; trơồng
“trồng”; mơộng “mộng”…

5

o:k

ok

Trơốc

“ trốc, đầu”; gơộc “gốc”; nơốc

“thuyền”…
6

:



Oong (con) “ong”; troong “trong”; trng
“trịng”; đoong “đong”, long “long”…


20

7


:k
i

8

k


Moọc “mọc”; khoóc “khóc”…
Gấy “gái”; cấy “cái”; trấy “trái”; gây “gai”...

9

k

k

Gức “gấc”; tức “tấc”; nức “nấc”…

10





Trớng

“trứng”;


đợng

“đựng”;

mờng

“mừng”…
11

rịi “ruồi”; mói “muối”; roọng “ruộng”; loọc

,

“luộc”; rọt “ruột”…
12

Lả “lửa”; nác “nước”;

a

náng “nướng”; lái

“lưới”…
13

u

ô

Thúi “thối”; chùi “chồi”; tui “tôi”; mui

“môi”…
Du “dâu”; tru “trâu”; nu “nâu”; “cậu”…

14
15

ţ

z

Tra “già”; trùn “giun”; trửa “giữa”…

16

ş

th

Siu “thiu”; sưa “thưa”…

17

t

c

Truồng “chuồng”; trày “chày”; trặt “chặt”;
triều “chiều”; trục “chục”; trụp “chụp”…

18


t

s

Trâu “sâu”; tràng “sàng”; trập “sập”; trắc
“sắc”; trụt “sụt”…

19

[iêw]

[ươu]

Hiêu “hươu”; riệu “rượu”; biếu “bướu”; biêu
“bươu”…

Như vậy qua sự khảo sát về âm cổ có: 19 âm, có khoảng 77 từ. Trong q
trình phát triển của ngôn ngữ một số từ hay một số nghĩa bị tách ra khỏi ngơn ngữ
tồn dân q trình này diễn ra khá chậm. Nhưng ở từ địa phương Hương Sơn, có
một số âm cổ vẫn được giữ lại và được dùng phổ biến trong đời sống hàng ngày của
người dân. Các từ cổ chỉ các hoạt động của con người và sự vật trong cuộc sống đây
cũng chính là một nét văn hóa được lưu giữ từ lâu của người dân trong vùng.
2.1.3 Sự biến đổi thanh điệu
Khi nghiên cứu về hệ thống thanh điệu Nghệ Tĩnh các tác giả: Hoàng Thị
Châu, Hoàng Trọng Canh, Nguyễn Nhã Bản… đều khẳng định phương ngữ Nghệ


21


Tĩnh có 5 thanh: thanh ngang, thanh huyền, thanh hỏi, thanh sắc, thanh nặng (khơng
có thanh ngã vì thanh ngã nhập vào thanh nặng).
Quá trình nghiên cứu về thanh điệu Hương Sơn – Hà Tĩnh với tư cách là một
người dân của vùng đất này, bằng sự quan sát thực tế khách quan cách phát âm của
người địa phương, dùng thính quan trực tiếp ghi chép cách phát âm của người gốc
địa phương.
a. Thanh ngang
Trong tiếng Việt, thanh ngang là thanh không dấu, đây là một thanh cao
đường nét âm điệu bằng phẳng hầu như khơng lên xuống gì từ đầu đến cuối. Ở địa
phương Hương Sơn, thanh ngang được người dân ở đây phát âm đúng.
Tuy nhiên trong từ địa phương Hương Sơn, thanh ngang (khơng dấu) địa
phương có một số từ tương ứng với thanh huyền trong ngôn ngữ tồn dân
Ví dụ: (con) ga – (con) gà; Chi – gì; vo (gạo)- vị (gạo); ngay – ngày; tra - già;
vưng- vừng; cui – dùi; dui – dùi; lông – trồng; troi – giịi.
* Thanh ngang (khơng dấu) địa phương Hương Sơn có một số từ tương ứng với
thanh hỏi trong ngơn ngữ tồn dân
Ví dụ: quăng – quẳng; hư –hỏng.
* Thanh ngang (không dấu) địa phương Hương Sơn có một số từ tương ứng với
thanh sắc trong ngơn ngữ tồn dân
Ví dụ: nhen – nhóm; bươi- bới; xăn – xắn.
Các tương ứng này được sử dụng phổ biến rộng khắp trong từ địa phương Hương
Sơn – Hà Tĩnh
b. Thanh huyền
Trong tiếng Việt, thanh huyền là một thanh thuộc âm vực thấp. Đường nét
âm điệu bằng phẳng đi xuống thoai thoải. Ở địa phương Hương Sơn người dân phát
âm đúng thanh này.
* Thanh huyền địa phương Hương Sơn có một số từ tương ứng với thanh nặng
trong ngôn ngữ tồn dân
Ví dụ: lằng – nhặng; cồm – cộm.



22

c. Thanh hỏi
Trong tiếng Việt thanh hỏi là thanh bắt đầu ở mức cao của độ xuất phát của
thanh huyền. Nó kết thúc cũng ở cao độ thấp nên phải nói rằng thanh hỏi thuộc về
loại thanh điệu có âm vực thấp. Ở địa phương Hương Sơn tất cả những từ mang
thanh hỏi đều được người dân ở đây phát âm chính xác.
Bên cạnh đó, trong từ địa phương Hương Sơn - Hà Tĩnh, ở một số từ thanh
hỏi lại có sự tương ứng với thanh ngã trong ngơn ngữ toàn dân. Người dân ở vùng
Hương Sơn bên cạnh thanh ngã nhập vào thanh nặng giống với phương ngữ Nghệ
Tĩnh nói chung, thì ở đây có sự đặc biệt là thanh ngã cũng nhập vào thanh hỏi, diễn
ra ở một số xã như: Sơn Mĩ, Sơn Hà, Sơn Tân, thị trấn Phố Châu. Trong tất cả các
từ khi phát âm mang dấu ngã, người dân ở các xã này đều phát âm thành dấu hỏi.
Ví dụ: (họ) nguyển- (họ) nguyễn; (bị) ngả- (bị) ngã ; (họ) vủ - (họ) vũ; (con) ngổng
- (con) ngỗng; dưởng (sức) – dưỡng (sức); rẩy (ngô) – rẫy (ngô); hảy – hãy; cưởi –
cưỡi; chử - chữ; (khúc) gổ - (khúc) gỗ; bửa – bữa, dổ - dỗ, hủ - hũ; lể - lễ, bải – bãi,
(trận) bảo – (trận) bão, đỉa – đĩa, đả - đã, ngử - ngữ, nhửng – những, (nghệ) tỉnh –
(nghệ) tĩnh, nử - nữ; (hồng) lỉnh – (hồng) lĩnh, lẻ - lẽ; dể - dễ; khải – gãi; phổ - vỗ;
trửa – giữa, khỏ - gõ; phẩy – vẫy, gải - gãy.
* Bên cạnh đó thanh hỏi địa phương có một số từ tương ứng với thanh sắc trong
ngơn ngữ tồn dân
Ví dụ: một tỉ - một tí; (chết) ngỏm – (chết) ngóm.
Các tương ứng này xảy ra ở một số xã và tương ứng được sử dụng phổ biến ở các
xã: Sơn Trường, Sơn Phú, Sơn Giang, Sơn Diệm...
d. Thanh sắc
Thanh sắc là thanh bắt đầu từ một độ cao thấp hơn thanh ngang, rồi đi vút
lên, kết thúc ở độ cao lớn nhất. Người dân Hương Sơn khi phát âm các từ có dấu sắc
đều phát âm khá đúng. Ngoài ra thanh sắc trong từ địa phương Hương Sơn cịn có
một số tương ứng như:

* Thanh sắc địa phương Hương Sơn có một số từ tương ứng với thanh ngang trong
ngơn ngữ tồn dân.


23

Ví dụ: rớt – rơi; nhớp – nhơ; mí (mắt)- mi (mắt).
* Thanh sắc địa phương Hương Sơn có một số từ tương ứng với thanh nặng trong
ngơn ngữ tồn dân
Ví dụ: (ăn) phúng – (ăn) vụng; cắn – cặn; gắt (lúa) - gặt (lúa); nhái – nhại; xắt - giặt.
Các tương ứng này xảy ra ở một số xã và tương ứng được sử dụng phổ biến
ở các xã:Sơn Lệ, Sơn Tiến, Sơn Mai, Sơn Trung, Sơn Trường, Sơn Phú...
Một đặc điểm đáng chú ý trong cách phát âm thanh sắc của người dân vùng
Hương Sơn mà khó có vùng nào có được đó là: có một số xã thanh sắc trong ngơn
ngữ tồn dân phát âm khơng gãy nhưng một số xã phát âm thanh sắc có đường nét
hơi gãy xuống một chút.

a.

b.

a. Miêu tả cách phát âm thanh sắc của ngữ âm tiếng Việt, theo tác giả Đoàn Thiện
Thuật.
b. Miêu tả cách phát âm thanh sắc của người dân một số xã thuộc huyện Hương Sơn
– Hà Tĩnh.
Ví dụ các từ như: núi, húi, múi, thúi, cúi, mít, bối, túi…
Đây là một điểm rất riêng, rất đặc biệt trong cách phát âm của người dân ở
một số xã như : Sơn Trường, Sơn Lĩnh, Sơn Lệ, Sơn Tiến, Sơn Giang, Sơn Quang.
e. Thanh nặng
Trong tiếng Việt, thanh nặng là một thanh điệu thuộc âm vực thấp, nó bắt

đầu xấp xỉ ở mức cao ban đầu của thanh huyền. Ở địa phương Hương Sơn người
dân phát âm thanh điệu đúng và chuẩn xác.
Thanh nặng trong từ địa phương Hương Sơn tương ứng với thanh ngã trong
từ vựng toàn dân. Đây là đặc điểm lớn về thanh điệu của vùng Hương Sơn nói riêng
và phương ngữ Nghệ Tĩnh nói chung. Cũng chính vì vậy mà trong từ địa phương
Hương Sơn thanh nặng và thanh ngã đã nhập làm một. Các âm tiết mang thanh ngã


24

đều được người Hương Sơn phát âm thành nặng (trừ một số xã thanh ngã phát âm
thành thanh hỏi như: Sơn Mĩ, Sơn Hà, Sơn Tân, thị trấn Phố Châu), cách phát âm
này ổn định và phổ biến.
* Thanh nặng địa phương Hương Sơn tương ứng với thanh ngã trong ngơn ngữ tồn
dân
Ví dụ: đạ - đã; cụ - cũ; muội - muỗi; chự - chữ, nghịa (địa) – nghĩa (địa); (cái)
vọng – (cái) võng, cợi – cưỡi; mụi – mũi; bựa – bữa; đụa – đũa; bại – bãi; bạo –
bão; dợ- dỡ; vụng – vũng; gộ - gỗ; chọng – chõng; (ăn) cộ - (ăn) cỗ; dộ - dỗ; đẹo–
đẽo; dụi – dũi; hụ - hũ; (le) lượi – (lè) lưỡi; lệ - lễ; nghị - nghĩ; địa - đĩa.
Tuy nhiên bên cạnh đó thanh nặng địa phương Hương Sơn có một số từ
tương ứng với thanh sắc trong ngơn ngữ tồn dân
Ví dụ: mật gụ - mật gấu; cặm (que) – cắm (que); vụ - vú; bẹo- véo; lụi cụi – lúi húi;
thặp – thắp.
* Thanh nặng địa phương Hương Sơn có một số từ tương ứng với thanh hỏi
trong ngơn ngữ tồn dân
Ví dụ: cựa – cửa.
Các tương ứng này chỉ xảy ra ở một số từ và các từ đó được dùng phổ biến ở các
xã : Sơn Mĩ, Sơn Trung, Sơn Giang, Sơn Phú.
Như vậy qua sự khảo sát về thanh điệu chúng tôi thấy rằng: nét đặc trưng của
thanh điệu ở Hương Sơn – Hà Tĩnh có điểm giống với từ địa phương Nghệ Tĩnh là

có 5 thanh điệu như đã nêu ở trên. Đặc điểm nổi bật về thanh điệu của vùng Hương
Sơn so với các vùng khác đó là: thanh ngã cũng nhập vào thanh hỏi, điều này diễn
ra ở một số xã Sơn Mĩ, Sơn Hà, Sơn Tân, thị trấn Phố Châu thanh hỏi và thanh ngã
nhập làm một khi phát âm người dân không phân biệt được. Trong cách phát âm khi
thì thanh ngã nhập vào thanh nặng hay khi thì thanh ngã nhập vào thanh hỏi, đã tạo
nên sự đa dạng và phong phú trong việc sử dụng các lớp từ địa phương của người
dân nơi đây. Bên cạnh đó sự phát âm thanh sắc của người dân ở một số xã có điểm
đặc biệt khi phát âm thanh sắc đường nét hơi gãy so với thanh sắc trong ngơn ngữ
tồn dân, điều này khiến cho từ được phát âm sẽ bị chùng xuống.


25

2.2 Khảo sát từ địa phương
2.2.1 Khảo sát trên phương diện từ loại
Số lượng từ địa phương Hương Sơn mà chúng tơi khảo sát được khá lớn, có
khoảng: 491 từ. Ở đây chúng tơi trình bày kết quả khảo sát gồm các từ thuộc: danh
từ, động từ, tính từ, đại từ và các từ loại khác (tập hợp các loại từ như: số từ, tình
thái từ, trợ từ, phụ từ vì số lượng các từ này ít nên chúng tơi xếp vào một nhóm).
2.2.1.1 Danh từ
Từ địa phương

Từ tồn dân

1

du

Dâu


2



Bầu

3

Gấy

Gái

4

(chim) ác

(chim) quạ

5

Lôồng

Lồng

6

Đọi

Bát


7

Trù

Trầu

8

Gát

Cát

9

chin

Chân

10

Vọc

Luống

11

(bánh) tráng

(bánh) đa


12

(bánh) vo

(bánh) rán

13

Gấu

Gạo

14

bao

Túi

15

Thơ

Thư

16

Tru

Trâu


17

Mui

Môi

18

Mụi

Mũi

19

Bâu

Túi áo

20

Bénh

Bánh

STT


×