Giới thiệu về ROM - BIOS
1. Chức năng của ROM - BIOS
ROM (Read Olly Memory) - IC nhớ chỉ đọc
BIOS (Basic In Out System) - Chương trình vào ra cơ sở - BIOS là
một chương trình phần mềm được nhà sản xuất Mainboard nạp vào
ROM trong quá trình sản xuất.
Chương trình BIOS có các chức năng chính sau đây:
- Khởi động máy tính
- Cung cấp bản CMOS SETUP Default
- Cung cấp chương trình kiểm tra Card Video và bộ nhớ RAM
- Quản lý trình điều khiển cho các thành phần trên Mainboard như
Chipset, SIO, Card Video onboard, Bàn phím.
Các chương trình phần mềm của BIOS giúp cho máy tính có thể hoạt
động được trong mơi trường khơng có hệ điều hành, ví dụ: Khi ta sử
dụng máy tính trong màn hình thiết lập CMOS SETUP.
2. Biểu hiện khi máy bị lỗi chương trình BIOS
- Trong quá trình khởi động máy tính, CPU sẽ cho nạp chương trình
BIOS khi nó vừa mới hoạt động, CPU sẽ cho nạp chương trình BIOS
và bộ nhớ Cache và sử dụng nó để khởi động máy, Test Card video và
RAM.
- Nếu hỏng IC-ROM thì quá trình nạp BIOS khơng thực hiện được vì
vậy máy khơng khởi động được.
- Nếu không nạp được BIOS hoặc chương trình BIOS lỗi thì máy tính
có các biểu hiện sau:
* Bật cơng tắc, quạt nguồn có quay nhưng máy khơng khởi động,
khơng có thơng báo lỗi.
* Khi khởi động, loa trong phát ra những âm thanh lạ (có tiếng
bíp ngắn kêu liên tục)
* Máy không nhận được cổng IDE hoặc khơng nhận bàn phím...
Lưu ý: Chương trình BIOS chỉ được tải sau khi CPU đã hoạt động và
Mainboard có tín hiệu Reset tốt, vì vậy ta
chỉ kiểm tra hoặc nạp BIOS cho những Mainboard đã có tín
hiệu Reset hệ thống nhưng vẫn khơng hoạt động.
3. Chương trình BIOS có thể lấy từ đâu ?
Đây là câu hỏi được nhiều bạn quan tâm bởi chương trình BIOS
thường khơng có sẵn, các chương trình BIOS được các nhà sản xuất
Mainboard cung cấp trên mạng thường là các chương trình dùng để
Update
Chương trình Update là để nâng cấp Mainboard cho chúng hỗ trợ
được các thiết bị mới hơn chứ không phải để sửa chữa Mainboard
hỏng (do lỗi BIOS) thành Mainboard sống lại.
Chương trình BIOS để sửa chữa cho các Mainboard bị lỗi BIOS là
phần mềm nạp BIOS, để có được phần mềm này bạn thực hiện như
sau:
- Sử dụng một Mainboard đang hoạt động tốt.
- Tháo ROM ra đưa vào máy nạp ROM
- Đọc (Read) nội dung của ROM ra và lưu (Save) thành dạng file
nhị phân (Binary) trên máy tính, file này sẽ được sử dụng làm file gốc
để nạp vào cho các Mainboard có cùng chủng loại.
Mainboard số 1 và Mainboard số 2 phải cùng chủng
loại và cùng Model
Giải thích:
Giả sử Mainboard số 2 ở trên là bị lỗi BIOS, để nạp BIOS cho
Mainboard số 2, bạn thực hiện qua các bước như sau:
- Mượn Mainboard số 1 có cùng chủng loại và cùng Model với
Mainboard số 2
(ví dụ cùng là Mainboard Intel 845GV)
- Tháo ROM từ Mainboard số 1 ra, cho vào máy nạp ROM, đọc nội
dung ra rồi lưu thành một file Binary trên máy tính. (file này được sử
dụng làm file gốc để sau này nạp cho các Mainboard cùng loại)
- Tháo ROM từ Mainboard số 2 ra, cho vào máy nạp ROM, xoá trắng
IC trước khi nạp, sử dụng file gốc đã đọc ra từ Mainboard số 1 trước
đó để nạp vào ROM của Mainboard số 2.
- Gắn trả lại ROM vào Mainboard số 2 rồi thử lại
Lưu ý: ROM là IC cịn BIOS là chương trình trong IC
Các bước nạp ROM BIOS cho Mainboard .
Giả sử bạn đang có chiếc Mainboard Intel 915GAV bị lỗi BIOS, để nạp
BIOS cho chiếc
Mainboard này của bạn, bạn phải làm như sau.
1. Bước 1 - Mượn một chiếc Mainboard có cùng chủng loại là Intel
915GAV đang chạy tốt,
- Tháo IC-ROM ra khỏi Mainboard
Dùng Panh tháo IC ra khỏi đế cắm trên Mainboard
Số IC được ghi ở dòng thứ 2, dòng đầu ghi hãng sản xuất
Số của IC là 49LF002A
Gắn IC vào máy nạp ROM (như ảnh chụp)
Sau đó kết nối máy nạp ROM với máy tính
2. Bước 2 - Đọc nội dung trong IC - ROM ra và lưu thành một file
trên máy tính.
Bạn thao tác theo hướng dẫn (khi đã thuộc các bước, bạn hãy tự
thao tác trước khi hướng dẫn xuất hiện)
(Xem file flash đính kèm bài viết)
Sau khi Read và Save xong, ta lưu lại thành một file có tên
là: Main_Intel_915GAV trên máy tính, file này chỉ có dung lượng
256KB hoặc 512KB
(ta nên đặt tên File theo tên của Mainboard để tiện cho việc sử dụng
về sau)
3. Bước 3 - Tháo ROM trên Mainboard bị lỗi BIOS ra ngoài
Tháo ROM trên Mainboard bị lỗi ra ngoài
ROM đã tháo ra ngoài, lưu ý cách đọc số IC
Sau đó gắn ROM vào máy nạp ROM và kết nối máy nạp ROM với
máy tính
4. Bước 4 - Nạp lại chương trình BIOS cho ROM bằng file nguồn
được đọc ra từ Main tốt ở trên
Bạn thao tác theo hướng dẫn (khi đã thuộc các bước, bạn hãy tự
thao tác trước khi hướng dẫn xuất hiện)
(Xem file flash dinh kem)
Nạp chương trình BIOS cho ROM xong, bạn gắn lại ROM vào
Mainboard và thử lại Mainboard
- Nếu Mainboard có tiếng báo lỗi RAM (khi chưa gắn RAM) hoặc lên
được màn hình khi gắn RAM vào là quá trình nạp ROM đã thành
công.
Câu hỏi thường gặp
1. Câu hỏi 1 - Nếu ta lấy chương trình BIOS trên Mainboard Intel
915GAV để nạp cho Mainboard Intel 915V có được khơng?
Trả lời:
- BIOS là chương trình phần mềm điều khiển trực tiếp các linh kiện
trên Mainboard để máy tính có thể hoạt động được trong lúc chưa có
hệ điều hành, vì vậy nếu đem chương trình BIOS của Mainboard Intel
915GAV nạp cho Mainboard Intel 915V nó sẽ khơng chạy được bởi
vì linh kiện trên hai Mainboard này khác nhau, Mainboard Intel
915GAV có hỗ trợ card video onboard cịn Mainboard Intel 915V thì
khơng?
- Chương trình BIOS chỉ chạy được trên các Mainboard có cùng hãng
sản xuất và cùng Model, ví dụ cùng là Mainboard Intel 915GAV thì
được.
2. Câu hỏi 2 - Nếu Mainboard bị hỏng IC - ROM thì có nạp BIOS
được khơng ?
Trả lời:
- Nếu Mainboard của bạn bị hỏng IC- ROM thì bạn khơng thể nạp
BIOS được, nó sẽ báo lỗi ngay từ bước bạn Read nội dung IC ra bộ
nhớ đệm Buffer
- Ngược lại trong quá trình nạp ROM, nếu bạn đã gắn cho IC tiếp xúc
tốt, máy nạp chạy tốt mà bạn không thể Read ra được thì IC-ROM bị
hỏng, bởi vì nếu ROM tốt thì cho dù chương trình bên trong lỗi hay
khơng có nó vẫn phải cho Read ra được bình thường, bởi vậy
nút Read cịn có tác dụng để bạn kiểm tra IC
3. Câu hỏi 3 - Nếu Read từ IC ra để lưu vào máy tính mà cứ báo lỗi
là nguyên nhân do đâu ?
Trả lời:
Có ba ngun nhân chính khiến bạn khơng Read được dữ liệu từ
ROM ra máy tính.
- ROM của bạn không được máy nạp ROM hỗ trợ, trong mục Device
nếu bạn đã nhập đúng số nhưng lại chọn sai hãng sản xuất IC cũng
không được, bạn phải chọn đúng cả số IC và hãng sản xuất IC, ví dụ ở
trên bạn phải chọn số IC là 49FL002A và chọn hãng là SST
- Nguyên nhân thứ hai là do bạn kết nối IC vào máy có chân chưa tiếp
xúc tốt
- Nguyên nhân thứ ba là do IC - ROM của bạn bị hỏng.
4. Câu hỏi 4 - Có thể sửa được chương trình BIOS trong ROM
khơng
Trả lời:
- Cho dù bạn có là nhà lập trình thiên tài cũng khơng sửa được chương
trình BIOS trong ROM bởi vì sau khi lập trình trước khi nạp vào
ROM, người ta đã dịch các ngôn ngữ lập trình ra mã máy ở dạng mã
nhị phân hay mã Hecxa, vì vậy bạn thấy thơng tin nội dung trong
BIOS hiện ra trên Buffer toàn là số 0,1,2.....9 và chữ A,B....F
- Trong cửa sổ Buffer bạn có thể sửa được hoặc xoá đi một vài từ,
nhưng chỉ là để thử, bạn chỉ cần xố đi 1 dịng (đưa hết về ký tự F)
sau đó lưu lại bản BIOS bị xố 1 dịng đó để nạp vào ROM của máy
đang chạy, đảm bảo máy sẽ im thin thít...!
5. Câu hỏi 5 - Khi phải thay IC-ROM trên Main thì cần điều kiện gì
?
Trả lời:
- Khi IC-ROM trên Mainboard của bạn bị hỏng, bạn khơng
thể Read hay nạp chương trình BIOS cho ROM đó được, khi đó bạn
cần phải thay một IC-ROM mới.
- Thông thường ROM bán mới là ROM trắng (chưa có chương trình)
vì vậy bạn mua ROM mới về phải thực hiện nạp BIOS cho ROM mới có thể sử dụng được.
- Khi thay thế ROM thì bạn cần phải mua IC mới có số trùng với số
IC cũ, cịn hãng sản xuất có thể khác cũng được
Hai IC này có thể thay thế được cho nhau vì cùng
có số IC là 49FL002A
6. Câu hỏi 6 - Mainboard có biểu hiện như thế nào thì nghi ngờ là
hỏng ROM hoặc lỗi BIOS
Trả lời:
Các Mainboard sau khi đã có tín hiệu Reset hệ thống tốt mà khơng
khởi động được, khơng có âm thanh báo sự cố thì do các nguyên
nhân:
- Do hỏng Chipset bắc
- Do hỏng CPU
- Do hỏng Socket gắn CPU
- Do hỏng ROM
- Do lỗi chương trình BIOS
Với hiện tượng trên thì bạn có thể nghi ngờ là hỏng ROM hoặc lỗi
BIOS sau khi đã đã kiểm tra và loại trừ nguyên nhân do hỏng CPU
hoặc Socket
- Nếu ROM cịn tốt mà bị lỗi chương trình BIOS thì bạn có thể
Read và nạp chương trình cho ROM bình thường, nếu ROM bị hỏng
thì bạn khơng thểRead hay nạp chương trình cho ROM được.
7. Câu hỏi 7 - Ta cần nạp lại BIOS cho ROM trên Mainboard khi
nào ?
Trả lời:
Ta cần nạp lại chương trình BIOS cho ROM trên Mainboard khi gặp
một trong các trường hợp sau đây:
Trường hợp 1 - Mainboard đã có tín hiệu Reset tốt nhưng khơng khởi
động, khơng có âm thanh báo sự cố ở loa trong
- Đã kiểm tra CPU và Socket mà khơng phát hiện thấy
sự cố.
=> Khi đó ta kiểm tra ROM và nạp lại BIOS cho ROM
Trường hợp 2 - Khi khởi động máy, từ loa trong phát ra âm thanh
báo sự cố nghe rất lạ (tiếng bíp ngắn và liên tục)
- Đã kiểm tra RAM và Card Video mà khơng phát hiện
thấy sự cố
=> Khi đó ta nạp lại BIOS cho ROM
Lưu ý: Nạp ROM là bước thực hiện sau cùng trong quá trình kiểm
tra và sửa chữa Mainboard
Nguồn: hocnghe.com.vn