TRƯỜNG THPT
LẠNG GIANG SỐ 2
Đề chính thức
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1 NĂM HỌC 2010-2011
Môn: Ngữ Văn; Khối: C, D
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Anh/ chị hãy trình bày ngắn gọn những đặc điểm cơ bản trong phong cách nghệ thuật thơ
Tố Hữu.
Câu II (3,0 điểm)
Sinh thời, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thường tâm niệm:
“Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn trôi đời suối, sống trên đời cần có một tấm lòng, dù chỉ
là để gió cuốn đi…”
Anh/ chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về tâm
niệm sống của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
… Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu ?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở …
(Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập 1,
NXB Giáo dục, 2008, tr.155-156)
Hãy phân tích hình tượng “sóng” ở đoạn thơ trên trong mối liên hệ, đối sánh với nhân vật
trữ tình “em”. Anh/ chị cảm nhận được gì về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua
đoạn thơ ?
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về bức tranh thiên nhiên và đời sống phố huyện nghèo lúc chiều tối
trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. Anh/ chị có nhận xét gì về nghệ thuật tả cảnh,
tả tình đặc sắc của nhà văn ?
-------- Hết -------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: ………………………………; Số báo danh: ………………….
TRƯỜNG THPT
LẠNG GIANG SỐ 2
Đề chính thức
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1
NĂM HỌC 2010 – 2011
Môn: Ngữ Văn; Khối: C, D
(Đáp án gồm 4 trang)
Câu Ý Nội dung Điểm
I Những đặc điểm cơ bản trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. 2,0
1 Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc
- Tố Hữu quan niệm làm thơ trước hết là phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, cho lý
tưởng của Đảng, cho nhân dân.
- Thơ Tố Hữu thường hướng tới cái Ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui
lớn; tập trung thể hiện những vấn đề lớn của dân tộc, những tình cảm lớn của cách
mạng và con người cách mạng.
0,5
2 Thơ Tố Hữu mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
- Khuynh hướng sử thi nổi bật trong thơ Tố Hữu từ cuối cuộc kháng chiến chống
Pháp trở về sau. Thơ ông đi sâu phản ánh những sự kiện chính trị lớn của đất nước,
đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân với những con
người của sự nghiệp chung, tiêu biểu cho những phẩm chất, lý tưởng của dân tộc và
thời đại.
- Thơ Tố Hữu tràn đầy cảm hứng lãng mạn, thể hiện niềm lạc quan, niềm tin tưởng
vào sự nghiệp cách mạng, hướng đến tương lai tươi sáng của đất nước.
0,5
3 Giọng điệu thơ Tố Hữu mang nét riêng
Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình, ngọt ngào, tha thiết – giọng của tình thương mến.
Nhiều vấn đề chính trị, cách mạng được thể hiện như những vấn đề của tình cảm
muôn đời.
0,5
4 Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà
- Nội dung: Thơ Tố Hữu phản ánh phong cảnh quê hương đất nước, đời sống cách
mạng, tình cảm dân tộc, đạo lý truyền thống của người Việt Nam.
- Nghệ thuật: sử dụng các thể thơ dân tộc với thi liệu truyền thống trong văn học dân
gian; ngôn ngữ mộc mạc, giản dị mà điêu luyện, tinh tế; phát huy cao độ tính nhạc
phong phú của tiếng Việt trong lối diễn đạt quen thuộc của văn học truyền thống …
0,5
II Suy nghĩ về tâm niệm sống của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Sông vẫn chảy đời
sông, suối vẫn trôi đời suối, sống trên đời cần có một tấm lòng, dù chỉ là để gió
cuốn đi…”
3,0
1 Giải thích quan niệm sống của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (0,5 điểm)
- Về ý nghĩa trực tiếp: Câu nói của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nói đến đời sống riêng
của sông, của suối, của con người trong cuộc đời. Mỗi con người sống cần có một
tấm lòng, dù chỉ là để gió cuốn đi.
- Về thực chất, tâm niệm đó thể hiện một quan niệm sống cao đẹp. Mỗi cá nhân sống
trên đời cũng như sông, như suối có mối quan hệ mật thiết với nhau, góp phần làm
nên ý nghĩa tồn tại của nhau. Mỗi con người trong khi tự sống đời sống của mình thì
cũng phải biết sống cho mọi người, cho cuộc đời. Mỗi người cần sống với một tấm
lòng cao cả, biết thương yêu, chia sẻ, sống vì mọi người mà không cần danh vọng,
không vụ lợi cá nhân.
0,5
2 Bàn luận về tâm niệm sống “sống trên đời cần một tấm lòng…” (2,0 điểm)
- Trong cuộc sống, nếu ta không sống bằng tấm lòng mà chỉ sống bằng lý trí tỉnh táo, 0,5
bằng tư duy đầu óc thì con người vẫn có thể sống đúng, sống tốt, không mắc những
sai lầm. Song cuộc sống ấy sẽ đơn điệu, buồn tẻ, không trọn vẹn và sâu sắc. Bởi cuộc
sống vốn phong phú, phức tạp, nhiều bất ngờ mà lý trí không giải quyết hay lý giải
hết được.
- Khẳng định ý nghĩa của cuộc sống với tấm lòng:
+ Với bản thân: tấm lòng giúp mỗi con người sẽ có cách nhìn nhận con người, về
cuộc sống một cách toàn vẹn, tinh tế, có tình; giúp cá nhân được sống với tất cả ý
nghĩa phong phú của đời sống tươi đẹp. Từ đó, mỗi người không chỉ cảm nhận, rung
động với vẻ đẹp cuộc sống này mà còn biết làm cho nó đẹp hơn, làm cho đời sống
tình cảm và tâm hồn mình giàu có hơn.
+ Với cộng đồng: Tấm lòng sẽ giúp mọi người cảm thông với nhau, xích lại gần
nhau, cùng sẻ chia, giúp đỡ để cho cuộc sống tốt đẹp hơn, nhân ái hơn. Nhiều tấm
lòng sẽ giảm bớt gánh nặng, những ưu tư phiền muộn trong đời khiến con người có
thêm niềm lạc quan, vui sống, đưa cuộc sống vận động lên phía trước.
+ Với hoạt động sáng tạo nghệ thuật: người nghệ sĩ cần có một tấm lòng với đời, với
con người để rung động, yêu thương, để sáng tác ra những tác phẩm nghệ thuật đích
thực, vì con người với ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Tác phẩm nghệ thuật xuất phát từ
đời sống, rồi trở thành giá trị tinh thần, góp phần nâng cao phẩm chất người trong
con người.
- Mở rộng vấn đề: Đây là quan niệm sống đúng đắn, cao cả, xuất phát từ cái tâm của
người nghệ sĩ và cần cho con người ở mọi thời đại, nhất là trong cuộc sống hiện đại
ngày nay. Do đó, ta cần phê phán những con người sống ích kỷ, nhỏ nhen, không mở
rộng tấm lòng với đời. Tuy nhiên, sống với tấm lòng không có nghĩa là trao tình cảm
và niềm tin mù quáng, sống chỉ bằng cảm tính. Cần phài kết hợp tấm lòng và lý trí để
nhận thức toàn diện, sâu sắc về cuộc sống và giải quyết mọi vấn đề có nảy sinh có lý,
có tình.
1,0
0,5
3 Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)
- Đề cao lối sống tình thương, biết chia sẻ, đồng cảm – sống với “tấm lòng”. Mỗi
người cần mở rộng tấm lòng để lắng nghe, cảm nhận cuộc sống bằng cả tấm lòng của
mình; biết hòa cái tôi trong cái ta chung, sống vì mình và sống vì mọi người.
- Hình thành cho mình một lối sống biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với những
vấn đề của người khác, đặc biệt với những người thân yêu, gần gũi, những người còn
gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống; biết trao tặng và đón nhận tình yêu từ mọi
người; sống chân thành và cởi mở…
0,5
III.a Phân tích hình tượng “sóng” ở đoạn thơ (bài thơ “Sóng” – Xuân Quỳnh) trong
mối liên hệ, đối sánh với nhân vật trữ tình “em”
5,0
1 Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm (0,5 điểm)
- Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Thơ Xuân
Quỳnh thể hiện một tâm hồn phụ nữ hồn hậu, đằm thắm, chân thành, luôn luôn khao
khát tình yêu và biết chắt chiu, trân trọng hạnh phúc đời thường.
- “Sóng” được sáng tác năm 1967 (in trong tập “Hoa dọc chiến hào”) là thi phẩm
tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Qua hình tượng “sóng”, nhà thơ thể hiện
bao cung bậc cảm xúc của người phụ nữ cũng như những vẻ đẹp tâm hồn cao quý –
vừa truyền thống vừa hiện đại - của họ trong tình yêu.
0,5
2 Phân tích hình tượng “sóng” trong mối liên hệ đối sánh với nhân vật trữ tình
“em” ở đoạn thơ (3,0 điểm)
- “Sóng” là hình tượng nghệ thuật trung tâm, xuyên suốt bài thơ và là một hình tượng
ẩn dụ. Song hành cùng “sóng” là nhân vật trữ tình “em”. Hai hình tượng này khi tách
rời soi chiếu, khi chuyển hóa vào nhau thể hiện tiếng lòng, nhịp trái tim của người
phụ nữ khi yêu và những quy luật riêng, muôn đời của tình yêu.
- Nhân vật trữ tình “em” xuất hiện trực tiếp với những băn khoăn, khao khát lý giải
về tình yêu. “Em” muốn tìm hiểu cội nguồn của sóng nhưng không thể biết sóng bắt
đầu từ đâu cũng như “em” không biết “Khi nào ta yêu nhau”. Đây là một câu hỏi lớn
thể hiện những bí ẩn muôn đời của tình yêu. (Phân tích kết cấu tự hỏi rồi tự đáp của
“em” trong đoạn thơ, việc sử dụng liên tiếp hai câu hỏi trong bốn câu thơ).
- “Sóng” và em đều thao thức, đồng hành trong nỗi nhớ. Xuân Quỳnh đã khắc họa
một con sóng thức để nhớ nhung (ngày đêm không ngủ được) cũng như lòng em nhớ
đến anh “cả trong mơ còn thức”. Nỗi nhớ của “em” dâng trào mạnh mẽ xâm chiếm
cả vào phần tiềm thức, phần vô thức. (Phân tích các từ ngữ chỉ thời gian, không gian;
cách giãi bày cảm xúc trực tiếp; nghệ thuật phóng đại dùng cái phi lôgic của hiện
thực để nói cái lôgic của tâm hồn nhớ; cách đối lập: trên/dưới, thức/ngủ, khổ thơ kéo
dài…)
- “Sóng” hóa thân vào “em” để bộc lộ một tình yêu vững bền, chung thủy, thậm chí
thủy chung cả trong ý nghĩ. Đó cũng là khát vọng muôn đời của người phụ nữ về một
tình yêu trọn vẹn, duy nhất, một hạnh phúc vững bền, không chia sẻ. (Phân tích kết
cấu thơ song hành, điệp cấu trúc cú pháp; nghệ thuật đối: xuôi/ngược, Bắc/Nam; cách
nói ngược xuôi về phương Bắc, ngược về phương Nam).
- Nhìn những con sóng đại dương xô bờ lòng “em” dấy lên bao khát khao về một bến
bờ hạnh phúc trong tình yêu. Bao con sóng ngoài đại dương dù trải qua muôn vời
cách trở vẫn vỗ bờ như em dù trải qua trăm đắng nghìn cay vẫn vươn tới bến bờ hạnh
phúc. Cái nhìn ấy thể hiện một niềm tin trong sáng, hồn nhiên, mãnh liệt vào sức
mạnh của tình yêu, của khát vọng hạnh phúc. Con sóng luôn được miêu tả trong
trạng thái động cũng như trái tim của người phụ nữ luôn khao khát, như tình yêu
muôn thuở không bao giờ đứng yên.(Phân tích sự song hành của hành trình sóng xô
bờ với hành trình đến với bến bờ hạnh phúc, đến với tình yêu cao cả, đích thực của
trái tim người phụ nữ khi yêu)
0,5
0,5
0,75
0,75
0,5
3 Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu thể hiện qua đoạn thơ (1,0 điểm)
- Vẻ đẹp mang nét truyền thống: tâm hồn người phụ nữ rất dịu dàng, đằm thắm, hồn
hậu, tình tứ, ý nhị và kín đáo; ở mọi lúc mọi nơi tâm hồn ấy đều rất mực thủy chung,
son sắt.
- Sắc thái rất hiện đại của trái tim người phụ nữ trong tình yêu: chủ động, táo bạo,
yêu mãnh liệt, bộc lộ trực tiếp cảm xúc nhớ mong, yêu đương của mình. Tâm hồn ấy
sẵn sàng vượt qua tất cả bằng niềm tin mãnh liệt để đến với bến bờ hạnh phúc trong
tình yêu.
0,5
0,5
4 Đánh giá chung (0,5 điểm)
- “Sóng” là một trong những bài thơ tình hay nhất của Xuân Quỳnh nói riêng và của
thơ hiện đại nói chung. Bài thơ là lời giãi bày chân thành của người phụ nữ trong tình
yêu vừa dịu dàng, đằm thắm, riêng tư, vừa sôi nổi, mãnh liệt, rộng mở.
- Việc xây dựng hình tượng “sóng” làm ẩn dụ để nói về tình yêu không mới nhưng
cách thể hiện của Xuân Quỳnh cùng những tâm sự về tình yêu và vẻ đẹp tâm hồn
người phụ nữ toát lên từ hình tượng này lại thực sự mới mẻ, mang cá tính sáng tạo và
hồn thơ riêng của nữ sĩ – “sóng” mang vẻ đẹp nữ tính.
0,5
III.b Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và đời sống phố huyện nghèo lúc chiều tối
trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
5,0
1 Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm (0,5 điểm)
- Thạch Lam là một tác giả tiêu biểu của khuynh hướng văn học lãng mạn những
năm 1930 – 1945. Ông có sở trường viết truyện ngắn mang đậm phong vị trữ tình
nhưng cũng thể hiện cảm quan hiện thực sâu sắc.
- “Hai đứa trẻ” in trong tập “Nắng trong vườn” (1938)là một truyện ngắn trữ tình
tiêu biểu của Thạch Lam. Qua tác phẩm, mỗi người đọc đều bị ám ảnh về bức tranh
đời sống phố huyện nghèo và tâm trạng háo hức chờ tàu cùng bao ước vọng của hai
đứa trẻ. Ấn tượng đậm nét hơn cả - cũng là chi tiết thể hiện chiều sâu nội dung tư
tưởng của tác phẩm là bức tranh thiên nhiên, đời sống phố huyện nghèo lúc chiều tối
qua cái nhìn của Liên – nhân vật chính trong tác phẩm.
0,5
2 Bức tranh thiên nhiên và đời sống phố huyện nghèo lúc chiều tối (3,5 điểm)
a/ Bức tranh thiên nhiên phố huyện lúc chiều tối:
- Hình ảnh thiên nhiên được miêu tả rất cụ thể, sinh động
+ Hình ảnh và màu sắc: phương tây đỏ rực như lửa cháy, đám mây ánh hồng như
hòn than sắp tàn, dãy tre làng sẫm đen, vòm trời ngàn ngôi sao lấp lánh…
+ Âm thanh: Tiếng trống thu không vang ra để gọi buổi chiều, tiếng ếch nhái văng
vẳng, tiếng muỗi vo ve trong của hàng hơi tối…
+ Mùi vị: mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng cùng mùi cát bụi quen thuộc quá – “mùi riêng
của đất, của quê hương này”…
- Đặc điểm của thiên nhiên: mang vẻ đẹp rực rỡ, sống động, giàu chất tạo hình với
màu sắc, đường nét, hình khối rõ ràng. Nhưng thiên nhiên ấy cũng rất êm ả, đượm
buồn, thấm đượm cảm xúc trìu mến, mang nặng hồn xưa dân tộc, mang chút hồn quê
riêng của xứ sở.
- Vai trò của bức tranh thiên nhiên: gợi không gian và không khí đặc trưng của phố
huyện, làm nền cho hoạt động của con người, tạo nên chất trữ tình độc đáo cho tác
phẩm.
- Tâm trạng của Liên trước cảnh thiên nhiên: mang nỗi buồn man mác, thấm sâu.
Tâm hồn ngây thơ, đa cảm ấy thấm đượm bao suy tư, bao nỗi niềm về cuộc sống
thực tại và thân phận bản thân.
b/ Bức tranh đời sống phố huyện nghèo:
- Một cái chợ tàn hòa điệu cùng thời khắc ngày tàn: người về hết, tiếng ồn ào mất;
trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, lá nhã và lá mía, những người bán hàng về muộn
đững nán lại nói chuyện… Tất cả gợi lên cuộc sống nghèo nàn, héo hắt, đang lụi tàn
dần.
- Những kiếp người đang tàn lụi theo thời gian và cuộc sống lay lắt: Mấy đứa trẻ con
nghèo lom khom nhặt nhạnh những thanh nứa, thanh tre; chị Tý ngày đi mò cua bắt
tép, tối dọn hàng nước nhưng không biết bán cho ai; gánh phở ế với ánh lửa leo lét
của bác Siêu; cảnh nhếch nhác của gia đình bác xẩm; chị em Liên với cái cửa hàng
tạp hóa nhỏ xíu, người cha bị mất việc…
- Đặc điểm chung: họ đều mang tâm trạng buồn bã, ít hy vọng vào cuộc sống xơ xác,
mỏi mòn hàng ngày. Họ tập hợp lại tạo nên diện mạo riêng của một phố huyện tăm
tối, tù đọng, tàn tạ. Đó là hiện thực chung của xã hội Việt Nam trước Cách mạng
tháng Tám.
- Tâm trạng của Liên trước đời sống phố huyện: thương cảm cho những đứa trẻ
0,75
0,25
0,25
0,5
0,25
0,75
0,25
0,25