Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài soạn Giáo án vật lí 11 tiết 39

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.46 KB, 2 trang )

Trường THPT Phạm Phú Thứ
Ngày soạn: 05/01/2010
Người soạn: Nguyễn Quốc Trưởng
Tiết: 39
Bài 20:
LỰC TỪ. CẢM ỨNG TỪ.
I. MỤC TIÊU
- Phát biểu được định nghĩa vectơ cảm ứng từ, đơn vị của cảm ứng từ.
- Mô tả được thí nghiệm xác định cảm ứng từ.
- Phát biểu được định nghĩa phần tử dòng điện.
- Từ công thức:
[
,lIF
=
]
B
suy ra được quy tắc xác định lực từ
F
tác dụng lên phần tử dòng điện (có thể
dựa vào khái niệm tích vectơ).
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Nếu có điều kiện nên chuẩn bị trước các thí nghiệm về lực từ.
Học sinh: Ôn lại về tích vectơ.
III. THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC.
1. Ổn định và kiểm tra sĩ số lớp. (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ học sinh. (5 phút)
Câu hỏi: - Phát biểu định nghĩa từ trường.
- Phát biểu định nghĩa đường sức từ.
- So sánh những tính chất của đường sức điện và đường sức từ.
3. Tiến trình dạy bài mới:
Thời gian Hoạt động của GV-HS Nội dung trọng tâm


20 phút
Hoạt động 1: Lực từ.
GV yêu cầu HS đọc SGK để nghiên cứu các
đặc điểm của từ trường đều.
GV lấy ví dụ về từ trường đều: Từ trường
trong lòng ống dây dẫn có dòng điện chạy qua
hay từ trường tạo thành giữa hai cực của nam
châm hình chữ U.
GV trình bày cho HS về tác dụng lực từ lên
dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong
một từ trường đều của nam châm hình chữ U.
Vì thí nghiệm này khá phức tạp khi tiến hành
khả năng thành công không cao nên GV chuẩn
bị trước các hình vẽ 20.2a và 20.2b.
GV chú ý nhấn mạnh cho HS quy tắc bàn tay
trái (quy tắc tam diện thuận) để xác định chiều
của lực từ. Yêu cầu HS nhắc lại để ghi nhớ.
GV yêu cầu HS hoàn thành yêu cầu C1 và C2.
Cá nhân HS thực hiện yêu cầu của GV.
I. Lực từ.
1. Từ trường đều:
Từ trường đều là từ trường mà đặc tính của nó
giống nhau tại mọi điểm; các đường sức từ là
những đường thẳng song song, cùng chiều và
cách đều nhau.
2. Xác định lực từ do từ trường đều tác dụng
lên một đoạn dây dẫn có dòng điện.
Thí nghiệm chứng tỏ lực từ
F
tác dụng lên

đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua khi đặt
trong từ trường đều có đặc điểm:

F
dây dẫn.

F
đường sức từ.
Chiều của
F
được xác định theo quy tắc bàn tay
trái.
Hoạt động 2: Cảm ứng từ.
GV: TN mô tả trên cho phép xác định lực từ
F
tác dụng lên dây dẫn I mang dòng điện đặt
trong từ trường đều. Khi cho I và l thay đổi thì
l.I
F
không thay đổi. Thương số này đặc trưng
cho tác dụng của từ trường tại vị trí khảo sát.
Người ta định nghĩa thương số này là cảm ứng
từ tại vị trí đang xét, kí hiệu là B:
l.I
F
B
=
HS lắng nghe, ghi nhớ.
II. Cảm ứng từ.
1. Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường

được xác định:
l.I
F
B
=
2. Đơn vị cảm ứng từ: Tesla (T).
3. Véctơ cảm ứng từ.
Vectơ cảm ứng từ
B
tại một điểm:
15 phút GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK để tìm hiểu
các đặc điểm của vectơ cảm ứng từ
B
GV yêu cầu HS đọc SGK để trả lời câu hỏi
phần tử dòng điện là gi?
HS đọc SGK để nắm được định nghĩa phần tử
dòng điện.
GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc bàn tay trái để
xác định chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn.
HS ghi nhớ công thức tính lực từ tác dụng lên
dây dẫn có dòng điện chạy qua.
- Có hướng trùng với hướng của từ trường tại
điểm đó;
- Có độ lớn là:
l.I
F
B
=
4. Biểu thức tổng quát của lực từ
F

theo
B
Lực từ
F
có điểm đặt tại trung điểm của phần
tử dòng điện, có phương vuông góc với
l

B
có chiều tuân theo quy tắc bàn tay trái và có
độ lớn: F = IlBsin
α
Trong đó
α
là góc tạo bởi B và
l
4 phút
Hoạt động 6. Củng cố.
GV nhắc lại các kiến thức trọng tâm học sinh
cần nắm:
- Từ trường đều.
- Các đặc điểm của lực từ tác dụng lên dây dẫn
có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.
- Cảm ứng từ B và các đặc điểm.
Yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trong SGK
và các bài tập tương tự trong sách BT.
IV. RÚT KINH NGHIỆM

×