Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 77 trang )

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Nhận thức của giáo viên về vai trò của kể chuyện tương tác
Bảng 2: Mức độ giáo viên tổ chức hoạt động kể chuyện tương tác
Bảng 3: Thời điểm tổ chức hoạt động kể chuyện tương tác
Bảng 4: Hình thức tổ chức hoạt động kể chuyện tương tác
Bảng 5: Biện pháp kể chuyện tương tác
Bảng 6: Tiêu chí đánh giá khả năng kể chuyện tương tác
Bảng 7: Kết quả điều tra thực trạng khả năng kể chuyện tương tác
Bảng 8: Hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động kể chuyện tương tác
Bảng 9: Khó khăn trong quá trình tổ chức hoạt động kể chuyện tương tác
Bảng 10: Kết quả đánh giá khả năng kể chuyện tương tác của trẻ mẫu giáo lớn sau thực
nghiệm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................................................4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................................................5
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...............................................................................................................5
6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................................5
7. Giả thuyết khoa học..................................................................................................................................5
8. Cấu trúc đề tài...........................................................................................................................................6
NỘI DUNG.....................................................................................................................................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI..........................................................7
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài..........................................................................................................................7
1.1.1 Tổng quan về kể chuyện tương tác....................................................................................................7
1.1.1.1 Quan niệm kể chuyện tương tác.......................................................................................................7
1.1.1.2. Ý nghĩa của việc kể chuyện tương tác với trẻ mầm non................................................................9
1.1.2 Đặc điểm tâm lí của trẻ mầm non....................................................................................................13


1.1.2.1 Tư duy, ngơn ngữ.............................................................................................................................13
1.1.2.2. Tình cảm, cảm xúc..........................................................................................................................13
1.1.2.3. Khả năng chú ý và tưởng tượng....................................................................................................14
1.2. Thực tiễn của đề tài..............................................................................................................................15
1.2.1 Khái quát về trường mầm non Sơn Ca – Hương Thủy – Thừa Thiên Huế.........................................15
1.2.1.1. Lịch sử phát triển............................................................................................................................15
1.2.1.2 Đặc điểm cơ sở vật chất...................................................................................................................16
1.2.1.3 Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.............................................................................................16
1.2.2 Thực trạng kể chuyện tương tác với trẻ mầm non ở trường mầm non Sơn Ca – Hương
Thủy – Thừa Thiên Huế.............................................................................................................................16
1.2.2.1 Nhận thức của giáo viên về kể chuyện tương tác..........................................................................16
1.2.2.2 Nhận thức của giáo viên về vai trò của kể chuyện tương tác.......................................................17
Bảng 1: Nhận thức của giáo viên về vai trò của kể chuyện tương tác........................................................17
1.2.2.3 Mật độ giáo viên tổ chức hoạt động kể chuyện tương tác............................................................18
Bảng 2: Mức độ giáo viên tổ chức hoạt động kể chuyện tương tác............................................................18
Bảng 3: Thời điểm tổ chức hoạt động kể chuyện tương tác........................................................................18
1.2.2.4. Các hình thức kể chuyện tương tác...............................................................................................19
Bảng 4: Hình thức tổ chức hoạt động kể chuyện tương tác.........................................................................19
1.2.2.5 Quy trình kể chuyện tương tác.......................................................................................................20


1.2.2.6 Các biện pháp kể chuyện tương tác................................................................................................21
Bảng 5: Biện pháp kể chuyện tương tác.......................................................................................................21
1.2.2.7. Hiệu quả của kể chuyện tương tác................................................................................................22
Bảng 8: Hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động kể chuyện tương tác.....................................................22
Bảng 6: Tiêu chí đánh giá khả năng kể chuyện tương tác...........................................................................22
Bảng 7: Kết quả điều tra thực trạng khả năng kể chuyện tương tác...........................................................24
Bảng 9: Khó khăn trong q trình tổ chức hoạt động kể chuyện tương tác...............................................27
CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP KỂ CHUYỆN TƯƠNG TÁC VỚI TRẺ MẦM NON Ở TRƯỜNG
MẦM NON SƠN CA – HƯƠNG THỦY – THỪA THIÊN HUẾ..........................................................29

2.1 Nguyên tắc xây dựng biện pháp kể chuyện tương tác......................................................................29
2.1.1 Đảm bảo sự phù hợp với chủ đề.......................................................................................................29
2.1.2 Đảm bảo tính vừa sức........................................................................................................................29
2.1.3 Phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ...........................................................................................30
2.1.4 Đảm bảo mục tiêu của hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.........................................30
2.2 Một số biện pháp kể chuyện tương tác với trẻ mầm non.................................................................30
2.2.1 Xây dựng môi trường để tổ chức hoạt động kể chuyện tương tác...............................................30
2.2.2. Sử dụng phương tiện trực quan vào hoạt động kể chuyện tương tác.........................................31
2.2.3 Tạo tình huống và kích thích trẻ giải quyết tình huống khi kể chuyện tương tác.....................36
2.2.4. Hướng dẫn trẻ sử dụng ngôn ngữ diễn đạt phù hợp, sáng tạo, kết hợp ngữ điệu với sử
dụng phương pháp trực quan....................................................................................................................37
2.2.5 Phối kết hợp với phụ huynh..............................................................................................................39
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.............................................................................................41
3.1 Mục đích thực nghiệm..........................................................................................................................41
3.2 Đối tượng thực nghiệm.........................................................................................................................41
3.3. Thời gian thực nghiệm.........................................................................................................................41
3.4. Phương pháp thực nghiệm..................................................................................................................41
3.5 Nội dung thực nghiệm..........................................................................................................................41
3.6 Tiến hành thực nghiệm, kết quả thực nghiệm...................................................................................41
Bảng 10: Kết quả đánh giá khả năng kể chuyện tương tác của trẻ mẫu giáo lớn..............................................42
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................................................50
1. Kết luận....................................................................................................................................................50
2. Kiến nghị..................................................................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................................53
PHỤ LỤC.......................................................................................................................................................1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Văn học là người bạn không thể thiếu đối với trẻ thơ, nhất là trẻ mầm non.

Văn học rất gần gũi với trẻ và cũng chính là cánh cửa mở ra chân trời nhận thức cho
trẻ. Từ khi lọt lòng mẹ cho đến khi chập chững biết đi, tập nói, đến lúc trẻ biết viết,
biết đọc thì văn học là chiếc cầu nối, là phương tiện dẫn dắt trẻ nói những tiếng nói,
đi những bước đi đầu tiên, góp phần hình thành ngơn ngữ cho trẻ. Ca dao, truyện kể
mở ra những tấm gương mẫu mực về lời ăn tiếng nói cho trẻ học tập và là phương
tiện hữu hiệu trong việc giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước,
biết cái đẹp, cái thiện, yêu mến gia đình, người thân, bạn bè, biết được việc làm tốt –
xấu, cái gì nên làm và khơng nên làm, thật thà, ngoan ngỗn, lễ phép, biết phê phán
việc xấu và phát huy việc tốt,… Văn học là phương tiện hình thành những phẩm chất
trong sáng của một con người chân chính và những cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ; là
nguồn sữa nuôi dưỡng, phát triển tâm hồn cho trẻ, truyền cho trẻ vẻ đẹp truyền thống
của cha ơng, u nước thương nịi, lịng nhân ái thủy chung, sự công bằng, yêu lẽ
phải, đức cần cù chăm chỉ, tự tin, lạc quan, yêu đời.
Với những vai trị đó, việc đem tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm
truyện nói riêng đến với trẻ rất quan trọng và cần thiết. Dạy trẻ làm quen tác phẩm
truyện mới chỉ là bước đầu vì tư duy của trẻ còn hạn chế, vốn kinh nghiệm chưa cao.
Trẻ chưa hiểu hết ý nghĩa tiềm ẩn trong mỗi câu chuyện thế nhưng trẻ rất thích được
nghe người lớn kể chuyện, đọc thơ hoặc những bài đồng dao, ca dao phù hợp với lứa
tuổi. Quá trình tiếp xúc tác phẩm truyện của trẻ mầm non phải đi từ dễ đến khó, từ
đơn giản đến phức tạp để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình.
Thấy được tầm quan trọng của việc đưa các tác phẩm truyện đến với trẻ mầm
non, các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều các phương pháp và hình thức tổ chức
hoạt động khác nhau. Trong đó, việc tổ chức hoạt động kể chuyện tương tác đóng vai
trị rất quan trọng. Hoạt động kể chuyện tương tác được diễn ra thường xuyên trong
học tập, vui chơi và các hoạt động trong ngày; có tác dụng rất lớn trong việc cho trẻ
làm quen với lời hay ý đẹp, hình tượng trong sáng, tập cho trẻ tiếp xúc với các tác
phẩm truyện, từng bước xây dựng cho trẻ lịng u thích văn học, phát triển mạnh mẽ
những tình cảm đạo đức và tình cảm thẩm mĩ,… Ngồi ra, cịn giúp phát triển ngôn
1



ngữ đối thoại ở trẻ, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, vốn hiểu biết của trẻ tăng nhanh,…
góp phần làm phong phú hiểu biết và phát triển năng lực trí tuệ cho trẻ. Trong quá
trình tổ chức hoạt động kể chuyện tương tác, trẻ được tự do, thoải mái không bị gị ép
nên sẽ kích thích trẻ nói nhiều nói hay, trẻ tự tin dự đoán nội dung câu chuyện trước
khi nghe cô giáo kể, trẻ sắm vai thành các nhân vật ngay trong chính những lời giáo
viên kể,…Qua quá trình kể chuyện tương tác, cơ giáo sẽ nắm được khả năng cảm thụ
văn học của trẻ, trí tưởng tượng, óc tư duy, sáng tạo, khả năng ghi nhớ của mỗi trẻ để
từ đó điều chỉnh nội dung, hình thức, phương pháp và lựa chọn tác phẩm phù hợp với
khả năng của trẻ.
Thực tế hiện nay, hoạt động kể chuyện tương tác ở trường mầm non vẫn còn
tồn tại một số hạn chế. Một số trẻ còn thụ động, nhút nhát khi tương tác với cô giáo
và bạn. Khi được cô giáo hỏi về các vấn đề liên quan trong câu chuyện vừa kể trẻ
thường ấp úng, lúng túng, đỏ mặt, đơi khi trẻ lắc đầu khơng biết gì cả. Có thể một
phần do trẻ nghèo nàn về vốn từ, một phần trẻ không biết phải diễn đạt sao cho mạch
lạc hay chưa tập trung, chú ý vào câu chuyện cô kể hoặc câu chuyện chưa thu hút
được trẻ. Mặt khác, do giáo viên kể chuyện chưa lôi cuốn hoặc cách dẫn dắt nhàm
chán không sôi động, đặt câu hỏi tương tác chưa trọng tâm,… Hơn thế, do lớp học
với số lượng trẻ quá đông, áp lực công việc hàng ngày quá lớn nên cô giáo vẫn chưa
nhận thức đúng đắn đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động kể chuyện
tương tác, ít tìm tịi, nghiên cứu các biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả quá
trình kể chuyện tương tác với trẻ.
Xuất phát từ tất cả các lý do nên chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp
kể chuyện tương tác với trẻ mầm non”. Mong muốn của bản thân là tìm hiểu thực
trạng của việc tổ chức hoạt động kể chuyện tương tác với trẻ mầm non để rút kinh
nghiệm và tìm ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kể chuyện tương tác với trẻ mầm
non. Qua đó, trang bị cho cá nhân chúng tôi những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết
cho cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ sau này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Các câu chuyện vốn có một sức hấp dẫn kì lạ với trẻ em ở mọi nơi trên thế

giới, không phân biệt màu da, tơn giáo hay văn hố. Kể chuyện cho trẻ là một hoạt
động rất quen thuộc và xuất hiện ở hầu khắp tất cả các quốc gia, các nền văn hoá. Để
2


phát triển tồn diện các kĩ năng ngơn ngữ, đưa các tác phẩm truyện đến gần với trẻ,
các nhà giáo dục ln tìm tịi nghiên cứu và đổi mới phương pháp hướng dẫn.
Nhà giáo dục Vivian Paley người Mĩ với cuốn sách “Boy who would be a
helicopter” (Chú bé sẽ trở thành máy bay trực thăng), xuất bản năm 1990 đã nói về
cơng dụng của việc kể chuyện trong lớp học. Theo tác giả, một người cơ độc sẽ ít bị
cô lập hơn bằng cách tham gia các hoạt động và các câu chuyện của những đứa trẻ
khác, sau đó sẽ mời những người khác vào chiếc trực thăng tưởng tượng của mình để
cùng làm phi cơng. Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra một số nhận định về kể chuyện
tương tác như: “Kể chuyện tương tác là sự kết nối giữa kể chuyện và các hoạt động
đóng kịch về chính câu chuyện đang diễn ra ở trong lớp học” [13;20]. Và tác giả cũng
khẳng định: “Trong kể chuyện tương tác, cũng như trong hoạt động chơi, sự tương
tác xã hội mà chúng tôi gọi là sự ngắt quãng liên tục lại giúp phát triển cốt truyện”
[13";23].
Tác giả Tallant với bài báo “Telling with, not telling to: Interactive storytelling
and at-risk children” đã nghiên cứu phương pháp kể chuyện tương tác như thiết lập
một cơ sở trẻ em, theo dõi trong 05 năm để xem liệu có ảnh hưởng dài hạn nào của
việc kể chuyện tương tác tác động đến trẻ. Tallant cho rằng là khi trẻ tham gia kể
chuyện tương tác giúp khai thác khả năng sáng tạo, tăng cường khả năng ghi nhớ,
phát triển kỹ năng nghe, phát triển ngôn ngữ, đồng thời giảm bớt căng thẳng khi thể
hiện ý tưởng trước đám đơng. Nó cũng cung cấp cho trẻ các bài tập giải quyết vấn đề,
củng cố năng lực để hình thành các đánh giá nhận xét hợp lý, cùng hợp tác giữa các
cá nhân trẻ. Tác giả khẳng định: “Kể chuyện tương tác là một phương thức hữu hiệu
giúp trẻ em thể hiện sự sáng tạo của mình” [15;2].
Tác giả Dyson với bài báo “Donkey Kong in Little Bear country: A first
grader’s composing development in the media spotlight” cho rằng, từ lâu, hoạt động

kể chuyện tương tác đã được cơng nhận là có tác động đối với tâm lý xã hội của trẻ
nhỏ, khả năng ngôn ngữ và sự phát triển trí tưởng tượng, khả năng tường thuật. Dựa
vào các chính sách giáo dục của cơ quan quản lý, chương trình giảng dạy tồn diện,
kể chuyện tương tác nhanh chóng được đưa vào trong các lớp học mầm non trên khắp
nước Mỹ bằng các chương trình giảng dạy nhằm hướng tới sự phát triển kỹ năng kể
chuyện và giúp trẻ phát triển toàn diện. Bài báo cung cấp phân tích cấu trúc về những
3


gì xảy ra khi trẻ em sáng tác kịch bản dựa trên các câu chuyện gốc trong trường mầm
non.
Tác giả Cheryl Wright có cuốn giáo trình “Storytelling Dramas as a
Community Building Activity in an Early Childhood”. Theo tác giả, ngành giáo dục
mầm non luôn quan tâm đến tất cả các lĩnh vực như nhận thức, ngôn ngữ, thể chất,
thẩm mỹ và kỹ năng xã hội. Muốn trẻ phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực thì
cần xây dựng an tồn và tơn trọng mơi trường trong thời thơ ấu với mối quan hệ tích
cực, nhất quán giữa người lớn và trẻ em. Trong giáo trình, tác giả đã khám phá ra các
kịch bản kể chuyện như một cơ hội xây dựng cộng đồng trong bối cảnh của một lớp
học mầm non. Tác giả đã phân tích định tính, diễn giải về 20 câu chuyện được quay
video các kịch bản được nhìn từ góc độ xây dựng cộng đồng. Và Cheryl Wright
(2012) đã khẳng định về giá trị quan trọng của kĩ thuật này: “Hoạt động này phát
triển khả năng ngôn ngữ, nghệ thuật, vận động thể chất và các kĩ năng tương tác xã
hội ở trẻ” [2; 198].
Phạm Minh Hoa với cơng trình nghiên cứu “Ứng dụng kĩ thuật kể chuyện
tương tác trong hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non” đã nghiên cứu được
kĩ thuật kể chuyện tương tác sử dụng để giúp trẻ dự đoán và làm quen với câu chuyện
trước khi câu chuyện diễn ra; được sắm vai vào một nhân vật trong truyện, cùng
tương tác với giáo viên và các bạn để tạo ra một câu chuyện mới. Tác giả chỉ ra vai
trò của giáo viên trong kỹ thuật này như hiểu rõ đặc điểm tâm lý tính cách của lứa
tuổi mầm non cũng như từng cá nhân trẻ và chọn lựa tác phẩm phù hợp với trẻ… Tác

giả còn vận dụng lí thuyết kể chuyện tương tác để thiết kế mơ đun “sáng tạo cùng kể
chuyện” dành cho trẻ mẫu giáo từ 4-5 tuổi. Kĩ thuật này đóng vai trị quan trọng trong
việc phát triển khả năng tiền đọc viết cũng như năng lực tư duy, trí tưởng tượng và sự
tương tác xã hội ở trẻ mầm non.
Nhìn chung, các tác giả nói trên chỉ mới đề cập đến các khái niệm, các phương
pháp kể chuyện tương tác và hiệu quả của nó. Các tác giả chưa đưa ra biện pháp cụ
thể để nâng cao hiệu quả kể chuyện tương tác với trẻ mầm non. Từ đó ta có thể thấy,
vấn đề kể chuyện tương tác với trẻ mầm non nhận được rất ít sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu. Trong khi đó, đây là vấn đề có tác động mạnh mẽ đến sự phát tồn diện
của trẻ. Vì thế, khi nghiên cứu đề tài chúng tơi mong muốn tìm hiểu thực trạng của
4


vấn đề và đưa ra một số biện pháp để nâng cao hiệu quả kể chuyện tương tác với trẻ
mầm non.
3. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài này nhằm nắm được thực trạng tổ chức hoạt động kể chuyện
tương tác với trẻ mầm non. Qua đó, đưa ra một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu
quả tổ chức hoạt động kể chuyện tương tác với trẻ mầm non. Ngồi ra, cịn mở rộng
vốn tri thức, tích lũy thêm kinh nghiệm, đồng thời rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa
học cho bản thân.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Tìm hiểu cơ sở lí luận chung cho đề tài nghiên cứu.
- Khảo sát, điều tra thực trạng tổ chức hoạt động kể chuyện tương tác với trẻ
mầm non ở trường mầm non Sơn Ca – Hương Thủy – Thừa Thiên Huế.
- Nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động kể
chuyện tương tác với trẻ mầm non.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
5.1. Đối tượng nghiên cứu.
Biện pháp kể chuyện tương tác với trẻ mầm non.

5.2. Phạm vi nghiên cứu.
Khảo sát và thực nghiệm ở lớp Lá 4 (5-6 tuổi), trường mầm non Sơn Ca – Hương
Thủy – Thừa Thiên Huế.
6. Phương pháp nghiên cứu.
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Phân tích - tổng hợp những tài liệu liên quan đến các kiến thức về giáo dục
văn hóa địa phương cho trẻ mẫu giáo từ sách, báo, mạng internet,… để phục vụ cho
nội dung nghiên cứu của đề tài.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp quan sát: Sử dụng phương pháp này với mục đích quan sát,
ghi chép lại q trình tổ chức hoạt động kể chuyện tương tác với trẻ ở trường mầm
non Sơn ca nhằm đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động kể chuyện tương tác với trẻ
mầm non một cách khách quan.
5


- Phương pháp trao đổi đàm thoại: Bằng cách trao đổi, trị chuyện với giáo
viên để thu thập thơng tin liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu Anket: Sử dụng phiếu điều tra để thu thập
số liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
6.3. Nhóm phương pháp thống kê tốn học
Sử dụng phương pháp này để xử lí số liệu thu thập được từ điều tra thực trạng.
7. Giả thuyết khoa học.
Nếu đề tài đề xuất các biện pháp kể chuyện tương tác với trẻ mầm non một
cách khoa học và hợp lý thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động cho trẻ
làm quen tác phẩm văn học. Thông qua đó, giúp trẻ phát triển một cách tồn diện, đặc
biệt là về mặt ngơn ngữ, thẩm mỹ và tình cảm.
8. Cấu trúc đề tài.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Biện pháp kể chuyện tương tác với trẻ mầm non ở trường mầm

non Sơn Ca – Hương Thủy – Thừa Thiên Huế.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài.
1.1.1 Tổng quan về kể chuyện tương tác.
1.1.1.1 Quan niệm kể chuyện tương tác.
Theo National Storytelling Network (Tổ chức hỗ trợ hoạt động kể chuyện của
nước Mĩ), khái niệm kể chuyện thời hiện đại hiện nay đã có nhiều đổi khác so với quá
khứ. Thông thường, mọi người thường biết đến kể chuyện như “một hình thức nghệ
thuật cổ xưa và một cách thức hữu hiệu để bộc lộ cảm xúc của con người” (dẫn theo
National Storytelling Network). Theo National Storytelling Network: “Kể chuyện bao
gồm sự tương tác hai chiều giữa người kể và một hoặc nhiều người nghe. Sự hồi đáp
của người nghe ảnh hưởng đến việc kể chuyện. Sự thật, kể chuyện là kết quả của sự
tương tác và cộng tác, là sản phẩm tạo ra của cả người nói và người nghe”. “Kể chuyện
là nghệ thuật tương tác bằng cách sử dụng từ ngữ và hành động để thể hiện lại các yếu
tố và hình ảnh của một câu chuyện, khuyến khích trí tưởng tượng của người nghe”
[12].
Như vậy, sự tương tác được đặt ở trung tâm của khái niệm kể chuyện. Khái
niệm kể chuyện tương tác xuất hiện là một cách cụ thể hoá và làm nổi bật chức năng
tương tác của hoạt động kể chuyện. Khái niệm này ban đầu được sử dụng trong các
ngành công nghệ giải trí và khoa học máy tính, đặc biệt trong việc viết các chương
trình trị chơi trực tuyến. “Người sử dụng kĩ thuật đó có thể sáng tạo hoặc mô phỏng
lại cốt truyện thông qua các hành động, họ sắm vai là một nhân vật trong truyện hoặc
làm theo những hành động mà nhân vật chính trong truyện yêu cầu. Kể chuyện tương
tác là nơi mà cốt truyện và sự phát triển cốt truyện được gắn với cuộc đời thật và

được tạo ra bởi chính khán giả” (theo Wikipedia).
Tuy nhiên, ý tưởng và không gian là một sân khấu lớn, mỗi khán giả đều có
thể sắm vai diễn viên, đạo diễn đã khiến kể chuyện tương tác trở thành một kĩ thuật
kể chuyện xuất hiện ở trong nhiều nhà trường mầm non hiện đại trên thế giới nói
chung và đất nước Việt Nam nói riêng.

7


Như chúng ta đã biết, chơi chính là trung tâm của mọi hoạt động ở trẻ mầm
non. Và với trẻ, các câu chuyện có sức hấp dẫn lạ kì. Cách tư duy về thế giới của trẻ ở
độ tuổi mầm non khác với trẻ ở những độ tuổi lớn hơn và khác so với người lớn
chúng ta. Với lối tư duy trực quan hình tượng và quan niệm “vật ngã đồng nhất”, cả
thế giới giống như một sân khấu lớn đối với trẻ mầm non. Trẻ tin vào những câu
chuyện mà trẻ được kể, trẻ ao ước được là một nhân vật và một phần của câu chuyện
ấy. Với học thuyết “Chơi là hoạt động trung tâm trong thế giới của trẻ mầm non”, nhà
giáo dục học và tâm lí học Piaget (1969) đã khẳng định vai trò quan trọng của những
câu chuyện với trẻ: “Những đứa trẻ cũng kể những câu chuyện. Qua những câu
chuyện đó, trẻ có thể chia sẻ cách nhìn nhận khơng gian của riêng mình và trẻ có thể
sáng tạo những câu chuyện của cá nhân từ trí tưởng tượng. Q trình kể chuyện này
giúp trẻ trở thành một phần của xã hội rộng lớn hơn đồng thời xây dựng năng lực
ngôn từ cho trẻ” [14;150].
Đến năm 1990, nhà giáo dục Vivian Paley người Mĩ, người sáng tạo ra kĩ thuật
Helicopter - một kĩ thuật kể chuyện tương tác cho trẻ mầm non đã khẳng định:
“Những câu chuyện chỉ trở nên hấp dẫn với trẻ khi chúng tìm thấy mình và được là
mình trong những câu chuyện ấy” [13;20]. Vivian Paley cũng là người đầu tiên đề
cập đến khái niệm kể chuyện tương tác trong giáo dục mầm non. Trong cuốn sách
“Boy who would be a helicopter” (Chú bé sẽ trở thành máy bay trực thăng) xuất bản
năm 1990, tác giả đã viết: “Kể chuyện tương tác là sự kết nối giữa kể chuyện và các
hoạt động đóng kịch về chính câu chuyện đang diễn ra ở trong lớp học” [13;20]. Và

tác giả cũng khẳng định: “Trong kể chuyện tương tác, cũng như trong hoạt động chơi,
sự tương tác xã hội mà chúng tôi gọi là sự ngắt quãng liên tục lại giúp phát triển cốt
truyện” [13;23]. Sở dĩ có sự ngắt quãng liên tục này là khi một trẻ kể câu chuyện của
mình, lập tức nhận được sự hưởng ứng của những trẻ khác và các bạn nhỏ này đồng
thời cũng muốn sáng tạo thêm những sự việc vào trong câu chuyện chung.
Tác giả Tallant còn sử dụng thuật ngữ “participatory storytelling” (kể chuyện
tập thể) để chỉ kĩ thuật kể chuyện tương tác. Trong bài báo “Telling with, not telling
to: Interactive storytelling and at-risk children”, Tallant đã viết: “Kể chuyện tương tác
là một phương thức hữu hiệu giúp trẻ em thể hiện sự sáng tạo của mình” [15;2]. Đồng
thời, tác giả cũng nghiên cứu phương pháp kể chuyện tương tác và chỉ ra hiệu quả
8


của nó trong việc giúp đỡ những trẻ em khó khăn về mặt ngơn ngữ có thể cải thiện
khả năng ngơn ngữ của mình.
Khái niệm kể chuyện tương tác cịn được thể hiện bằng thuật ngữ “interactive
storytelling” trong nghiên cứu của nhiều tác giả khác như Dyson (2001), Lesley
Farmer (2004), Cooper (2005), Dorothy Faulkner (2015). . . Đồng thời, khái niệm này
còn xuất hiện trên rất nhiều trang web về kĩ thuật kể chuyện dành cho trẻ mầm non
trên thế giới, ví dụ: MakeBelieveArt, Stories and more, Kid Activities. . . Kể chuyện
tương tác trong giáo dục mầm non là kĩ thuật kể chuyện mà trẻ và các bạn của mình
cùng giáo viên tương tác với nhau, trẻ tham gia đóng vai nhân vật trong truyện mà
giáo viên kể hoặc câu chuyện do chính mình tạo ra, đưa ra ý tưởng mới cho câu
chuyện bất kì và câu chuyện cuối cùng được tạo ra là sản phẩm sáng tạo của tập thể.
Chính trong q trình này, trẻ được tiếp cận với câu chuyện ở mức gần nhất, câu
chuyện trở thành một trò chơi, một phần trong trẻ. Câu chuyện phản ánh thế giới thật
mà trẻ đang sống. Và như Cheryl Wright (2012) đã khẳng định về giá trị quan trọng
của kĩ thuật này: “Hoạt động này phát triển khả năng ngôn ngữ, nghệ thuật, vận động
thể chất và các kĩ năng tương tác xã hội ở trẻ” [3; 198].
Nghiên cứu này của chúng tôi là kế thừa những thành quả về lí thuyết mà các

nhà khoa học giáo dục trên thế giới đã công bố về kĩ thuật kể chuyện tương tác, trong
đó chủ yếu dựa trên lí thuyết về kể chuyện tương tác của Vivian Paley (1990).
1.1.1.2. Ý nghĩa của việc kể chuyện tương tác với trẻ mầm non.
Thứ nhất, kể chuyện tương tác giúp trẻ được dự đoán về nội dung câu chuyện
trước khi câu chuyện diễn ra. Trong phương pháp kể chuyện truyền thống ở nhà
trường mầm non hiện nay, do ảnh hưởng của tư tưởng trẻ chưa phải một bạn đọc thực
sự, vì trẻ chưa biết đọc và biết viết, nên việc tiếp cận tác phẩm phụ thuộc vào chỉ dẫn
của giáo viên, giáo viên là người giới thiệu, kể chuyện, đặt câu hỏi, chuỗi câu hỏi chủ
yếu xoay quanh vấn đề tính cách nhân vật, bài học rút ra... Qua khảo sát thực trạng ở
trường mầm non, chúng tôi nhận thấy các câu hỏi thường đã được định sẵn câu trả
lời, giáo viên chỉ khuyến khích việc trẻ nhớ câu chuyện một cách cứng nhắc, chứ
chưa thực sự khuyến khích sự sáng tạo khi kể lại và kể một câu chuyện mới của trẻ.
Tuy vậy, trong hoạt động kể chuyện tương tác, giáo viên sẽ phải phát huy tính sáng
tạo hơn, đưa ra một số chi tiết, dữ liệu của truyện dưới dạng những hành động, các đồ
9


dùng trực quan, để trẻ quan sát và dự đoán về nội dung câu chuyện. Trẻ sẽ được giáo
viên giới thiệu về nhan đề truyện về một số nhân vật sẽ có trong truyện và trẻ sẽ dự
đốn xem câu chuyện diễn ra thế nào. Đây là hoạt động vô cùng hứng thú với trẻ,
kích thích trí tị mị và óc tưởng tượng của trẻ, hình thành kĩ năng tư duy logic, khả
năng đối chiếu, so sánh và xử lí thông tin. Chẳng hạn khi thực hành hoạt động kể
chuyện “Gấu con chia quà” cho nhóm trẻ 5-6 tuổi, giáo viên có thể giới thiệu trước
những hình ảnh về hình vẽ bố mẹ Gấu con, hai em của Gấu con và Gấu con, Gấu con
phát quà cho cả nhà nhưng thiếu phần mình. Và u cầu trẻ dự đốn xem tại sao lại
có chuyện như vậy xảy ra. Có thể trẻ sẽ trả lời do Gấu con không ngoan hoặc do chỉ
có 4 phần q. Sau đó, cơ giới thiệu nhan đề truyện cùng hình vẽ ở bìa quyển sách và
hỏi trẻ: Đây là nhân vật gì, liệu có liên hệ gì với câu chuyện của chúng ta? Và những
câu trả lời nhận được chắc chắn sẽ vô cùng thú vị.
Thứ hai, kể chuyện tương tác giúp trẻ sắm vai thành các nhân vật ngay trong

chính những lời giáo viên kể. Trong phương pháp làm quen với tác phẩm văn học ở
nhà trường mầm non hiện nay, hoạt động đóng vai, diễn kịch thường diễn ra ở những
buổi sau, khi trẻ đã thuộc tác phẩm. Và vì vậy, khi cơ kể chuyện, yêu cầu trẻ cần im
lặng lắng nghe cô. Vivian Paley đã đưa ra một tiêu chuẩn quan trọng của kể chuyện
tương tác: “Trong kể chuyện, cũng giống như trong một vở kịch, sự tương tác tập thể
- cái mà chúng chúng tôi gọi là sự ngắt quãng liên tục, giúp phát triển câu chuyện”
[13;31]. Song song với những lời kể của cô là hoạt động diễn kịch của trẻ. Trẻ có thể
đóng vai, bắt chước bất cứ nhân vật nào, mô phỏng bất cứ sự vật nào, hoạt động nào
có trong tác phẩm. Theo Dorothy, “khái niệm lớp học bị xố nhồ, chỉ cịn lại một sân
khấu lớn mà trong đó mỗi trẻ là một diễn viên, thậm chí là một đạo diễn” [7;20]. Một
góc lớp có thể thành một cái hang nơi có con sói đang sống, gầm bàn chính là nơi cất
giữ kho báu, một cánh cửa chính là đại diện cho tịa lâu đài nơi cơng chúa đang bị
giam giữ. . . Trẻ có thể sắm vai bất kì nhân vật nào, từ một cái cây, một bông hoa, một
chú chim, một cô công chúa, một bạn nhỏ, một bà mẹ,. . .
Đồng thời giáo viên có thể xây dựng những trị chơi tập thể xoay quanh nội
dung câu chuyện, ví dụ: trị chơi Tam sao thất bản, trị chơi Ghế nóng. . . Trong trị
Ghế nóng, trẻ sẽ sắm vai một nhân vật trong truyện, ngồi trên Ghế nóng và đón đợi
những câu hỏi của tất cả các bạn và phải trả lời lại bằng lời nói suy nghĩ của chính
nhân vật ấy. Hoặc trẻ được hướng dẫn kể lại chuyện bằng lời của một nhân vật khác
10


trong truyện. Đồng thời, trẻ được hướng dẫn làm các đồ vật sáng tạo phục vụ cho
việc kể chuyện: Làm rối tay, vẽ tranh theo một sự việc trong truyện, tự tạo mơ hình
một nhân vật trong truyện…
Câu hỏi đặt ra là liệu như vậy có vi phạm kỷ luật của lớp học và có đúng quy
chuẩn của một giờ học?
Giáo viên có thể giải quyết câu hỏi ấy bằng cách phổ biến luật chơi ngay từ
đầu: Hãy coi đóng kịch là một trò chơi và các bạn nhỏ muốn chơi cần chấp hành kỷ
luật tự giác, bạn nào vi phạm sẽ bị tạm dừng cuộc chơi. Và trẻ rất hiểu điều đó, bởi

theo Vivian Paley “trẻ phân biệt được đâu là đóng kịch, đâu là đời thực và vì muốn
chơi và khao khát được chơi nên trẻ sẽ chấp nhận thể lệ cuộc chơi như một phần tất
yếu” [13; 31]. Đến năm 2001, trong bài phỏng vấn với NAEYC, bà có nói: “Trung
tâm hoạt động của trẻ ở thời ấu thơ chính là những trị chơi đóng vai (Dramatic play).
Chính trong hoạt động này, nơi những hoạt động sân khấu, kĩ năng xã hội, lời nói,
khả năng tư duy cũng như đặc trưng văn hoá sẽ được bộc lộ, mỗi từ ngữ trẻ nói ra sẽ
được kiểm tra ngay lập tức bởi rất nhiều trẻ khác. Chúng ta có dịp để quan sát vấn đề
được giải quyết bởi trẻ với những tính cách khác nhau, đến từ những nơi khác nhau,
điều này là cần thiết đối với mỗi nhà giáo dục” [10]. Như vậy, kể chuyện tương tác
chính là cơ hội để trẻ thể hiện cảm xúc của chính mình và bộc lộ kỹ năng giải quyết
vấn đề cũng như sự tương tác xã hội với bạn bè và giáo viên.
Thứ ba, kể chuyện tương tác giúp trẻ kể những câu chuyện của chính trẻ và trẻ
được diễn lại những câu chuyện ngay trên sân khấu. Đây là điều quan trọng nhất của
kĩ thuật kể chuyện tương tác nhưng lại là điều hay bị bỏ quên nhất trong hoạt động kể
chuyện ở nhà trường mầm non Việt Nam hiện nay. Với kể chuyện tương tác, giáo
viên sẽ đưa ra một câu chuyện, có thể là một lời dẫn: “Ngày xửa ngày xưa, có một
chú lợn hồng sống cùng với mẹ. Một hơm, chú đi vào rừng một mình, mà khơng có
mẹ đi cùng. . . Và chuyện gì sẽ xảy ra?”. Trẻ sẽ là người nghĩ và sáng tạo ra phần tiếp
theo của câu chuyện, tự xâu chuỗi và diễn lại chính vở kịch đó trong khơng gian của
sân khấu - lớp học. Hoặc, trẻ sẽ tự nghĩ ra một kết thúc mới cho câu chuyện. Hoặc
cao hơn, giáo viên sẽ chỉ đưa ra một chủ đề và trẻ sẽ tự nghĩ ra câu chuyện của riêng
mình. Nhiệm vụ của giáo viên là lắng nghe, ghi lại từng từ, từng câu của trẻ vào một
tờ giấy, đọc to lại cho trẻ nghe để thử xem trẻ có đồng ý hay sửa chữa gì thêm và đề
nghị trẻ diễn lại câu chuyện ấy trên sân khấu - lớp học. Đó chính là nội dung chính
11


của kĩ thuật Helicopter mà Vivian Paley đã khởi xướng. Tác giả đã đề cập đến kĩ
thuật này sau thời gian dài ghi âm và phân tích những cuộc nói chuyện của trẻ với
bạn bè và giáo viên, cũng như những câu chuyện trẻ kể. Những câu chuyện của từng

trẻ có thể được xâu chuỗi một cách tự nhiên với nhau:
“- Bạn Joseph rất thích làm một chiếc máy bay trực thăng và bạn ấy kể câu
chuyện về máy bay trực thăng. Bạn Anna rất thích làm gấu mẹ và bạn ấy kể câu
chuyện về một chú Gấu Mẹ. Anna, con có thích một chiếc máy bay trực thăng xuất
hiện trong câu chuyện của con không?
- Con đồng ý, nhưng con muốn Joseph sẽ là một máy bay trực thăng chở một
con gấu con.
- Joseph, con có đồng ý khơng?
- Con đồng ý” [13; 35].
Đó là những câu hỏi mà chính Paley đã hỏi các bạn nhỏ trong lớp học của
mình, là cách bà gợi dẫn cho trẻ về cách thức làm bạn cũng như những tương tác xã
hội cần thiết. Những giờ kể chuyện thực sự được triển khai dưới dạng những đoạn hội
thoại có kết thúc mở mà chỉ “tác giả và những diễn viên biết câu trả lời”. Chính điều
này sẽ thu hút sự chú ý, trí tưởng tượng và phát triển năng lực ngôn ngữ cũng như tư
duy ở trẻ. Chẳng hạn từ một câu chủ đề được đưa ra “Cơ giáo nhìn thấy gì?”, các bạn
nhỏ đã triển khai thành rất nhiều ý tưởng:
- Cô giáo thấy bạn Quốc Anh.
- Bạn Quốc Anh nhìn thấy gì?
- Bạn Quốc Anh nhìn thấy một cái quạt.
- Cái quạt nhìn thấy gì?
- Cái quạt nhìn thấy cơn gió.
- Cơn gió nhìn thấy gì?
- Cơn gió nhìn thấy con chim đang bay. . .
Cô giáo phụ sẽ ghi lại những câu hỏi và câu trả lời ấy và sau đó, các bạn nhỏ
sẽ cùng được nghe lại câu chuyện của chính mình và diễn lại những nhân vật trong
câu chuyện ấy. Khơng cịn những câu hỏi đánh giá một chiều như: Nhân vật này đúng
hay sai, tốt hay xấu? Chúng ta nên học theo nhân vật nào, chúng ta phải làm gì?
Trong những câu chuyện được sử dụng trong giờ kể chuyện tương tác, trẻ sẽ được đi
sâu vào thế giới cảm xúc của riêng mình và của bạn bè, những câu hỏi và đáp án liên
12



quan đến một phần cuộc sống thật của trẻ. Những câu hỏi trẻ sẽ làm quen dần đó là
như thế nào và tại sao. Giáo viên không phải người phán xét theo dạng một quan toà
mà sẽ theo dõi cách trẻ phản ứng, giải quyết vấn đề, cô sẽ cho trẻ thấy những bạn
khác sẽ giải quyết vấn đề thế nào, từ đó có thể đưa ra những định hướng và gợi dẫn
riêng cho từng trẻ.

13


1.1.2 Đặc điểm tâm lí của trẻ mầm non.
1.1.2.1 Tư duy, ngơn ngữ.
Tư duy của trẻ mầm non mang tính chất trực quan cụ thể, dần dần chuyển sang
tư duy trực quan hình tượng. Tư duy của trẻ từ chỗ gắn liền với yếu tố chủ quan mang
đầy màu sắc cảm xúc đến việc xuất hiện sự tự ý thức của trẻ. Tư duy sẽ góp phần
quan trọng trong việc giúp trẻ cảm thụ tốt tác phẩm, đồng thời tương tác tốt với giáo
viên. Ban đầu, trẻ chỉ cảm nhận tác phẩm qua những hình ảnh cụ thể gắn liền với tình
tiết câu chuyện và ln cần có sự giúp đỡ của người lớn nhưng dần dần với sự phát
triển của tư duy, trẻ khơng cần có ngữ cảnh khi tri giác sự vật, hiện tượng cũng như
vai trò hướng dẫn của người lớn ngày càng giảm dần. Về cuối tuổi mẫu giáo, trẻ có
thể cảm thụ được những tác phẩm phức tạp hơn và mức độ tương tác trong quá trình
kể chuyện hiệu quả hơn.
Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi có sự phát triển mạnh về ngơn ngữ theo hướng
hoàn thiện dần về mặt ngữ âm và nắm các cấu trúc câu. Tuy nhiên, các từ mang ý
nghĩa trừu tượng, từ mới, từ khó trẻ chưa thể hiện được, trẻ chỉ hiểu và nắm bắt được
những từ ngữ quen thuộc, gần gũi trong cuộc sống. Quá trình cảm thụ tác phẩm
truyện của trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào giáo viên nên giáo viên cần phải sử dụng
phương pháp giảng giải bằng nhiều cách giúp trẻ hiểu tác phẩm dễ dàng hơn từ đó
q trình tương tác được dễ dàng và hiệu quả hơn. Khi được quan sát những hình ảnh

cụ thể của đồ vật trực quan và lời giải thích của giáo viên trẻ sẽ hiểu được chính xác ý
nghĩa của từ, của các loại câu vì nó gắn liền với ngữ cảnh cụ thể, từ đó trẻ khắc sâu và
nhớ lâu hơn. Phương pháp trực quan còn có tác dụng cung cấp, mở rộng vốn từ cho
trẻ ngày càng phong phú hơn. Quá trình tương tác qua lại giữa giáo viên với trẻ, giữa
trẻ với trẻ còn giúp trẻ nâng cao vốn từ, rèn luyện khả năng nói mạch lạc, đồng thời
kỹ năng giao tiếp được nâng cao.
1.1.2.2. Tình cảm, cảm xúc.
Trẻ thơ rất giàu cảm xúc, giàu tình cảm, do đó trẻ dễ hịa nhập vào tâm trạng
của các nhân vật trong các câu chuyện. Đây là yếu tố rất quan trọng trong lúc tiếp xúc
với câu chuyện. Nhờ đó trẻ nhanh chóng hiểu được nội dung câu chuyện, hiểu được
tính cách nhân vật. Dưới sự giúp đỡ của người lớn thông qua lời kể và bằng cách tiếp
xúc với những phương tiện trực quan trẻ khơng chỉ cảm nhận được vẻ đẹp hình thức
14


bên ngồi của nhân vật thơng qua màu sắc, đường nét tạo hình mà cịn có thể cảm
nhận được vẻ đẹp trong tâm hồn của mỗi nhân vật, đó là việc trẻ nhận xét nhân vật
nào tốt bụng, đáng yêu và nhân vật nào tham lam, ích kỉ,… Qua đó, trẻ cũng thể hiện
thái độ của mình một cách tích cực với từng nhân vật một cách rõ rệt (Trẻ yêu thích
những nhân vật đẹp, ngoan hiền, chăm chỉ, tốt bụng,… và ghét những nhân vật xảo
quyệt, tham lam, hung dử,…). Đó là những cảm xúc, tình cảm rất hồn nhiên, trong
sáng và đơn giản nhưng thật có ý nghĩa. Bởi lẽ, đó là những mầm móng đầu tiên
giúp trẻ sớm hình thành tình yêu đối với văn học nghệ thuật, thúc đẩy khát vọng
tạo nên cái đẹp. Tuy nhiên, trẻ thường hay có những hành động, cử chỉ bột phát
khi tiếp xúc với tác phẩm.
1.1.2.3. Khả năng chú ý và tưởng tượng.
Chú ý chủ định của trẻ mầm non chưa thật sự phát triển. Trẻ thường chú ý đến
những gì mình thích, chúng dễ bị phân tán chú ý vì chú ý chủ định ở trẻ mới bắt đầu
hình thành và chưa bền vững. Đặc điểm này cũng chi phối đến khả năng cảm thụ tác
phẩm truyện của trẻ trong giai đoạn này. Trẻ dễ dàng chú ý vào những câu chuyện,

những tình tiết mà trẻ thích. Có lúc đó chỉ là sự bắt chước theo bạn, nếu bạn bên cạnh
khơng thích thì mình cũng khơng thích. Q trình ngồi nghe cô kể chuyện trẻ cũng rất
dễ thay đổi, trẻ chưa biết cố gắng để ngồi nghe câu chuyện mà trẻ khơng thích hoặc
dễ bị các hoạt động khác hấp dẫn hơn lôi cuốn. Nắm được đặc điểm này, giáo viên
khơng nên nóng vội mà phải tìm cách gây hứng thú với trẻ để trẻ tập trung chú ý vào
hoạt động kể chuyện của mình. Và một trong những cách để thu hút sự tập trung,
chú ý của trẻ có hiệu quả đó chính là việc sử dụng đồ dùng trực quan khi tổ chức
hoạt động. Đồ dùng càng đẹp, càng hấp dẫn, sinh động thì khả năng lơi cuốn sự
tham gia của trẻ càng cao.
Tưởng tượng của trẻ lúc đầu cịn rất hạn chế, một mặt có tính chất tái tạo thụ
động, mặt khác có tính chất khơng chủ định. Đến lứa tuổi mẫu giáo sự tưởng tượng
của trẻ khơng chỉ ở tính chất tái tạo mà cịn có tính chất sáng tạo. Tưởng tượng là một
trong những yếu tố dẫn dắt trẻ vào thế giới nghệ thuật. Trẻ không chỉ nhắc lại câu
chuyện theo tranh vẽ mà cịn có thể tưởng tượng ra những câu chuyện nhỏ trong cuộc
sống không chỉ hiểu câu chuyện theo một cách mà mà cịn có thể hiểu theo nhiều
hướng khác nhau. Tưởng tượng giúp câu chuyện đi vào trong tâm hồn trẻ sinh động
15


và phong phú hơn. Việc sử dụng phương pháp trực quan vào trong quá trình kể
chuyện vừa giúp cho buổi học diễn ra hấp dẫn vừa huy động sự làm việc tích cực của
tư duy, các q trình tâm lí ở trẻ. Nhờ quan sát những hình ảnh trực quan giúp cho trí
tưởng tượng của trẻ ngày càng phát triển và phong phú hơn.
1.2. Thực tiễn của đề tài.
1.2.1 Khái quát về trường mầm non Sơn Ca – Hương Thủy – Thừa Thiên Huế.
1.2.1.1. Lịch sử phát triển .
Trường Mầm non Sơn Ca nguyên là Trường Mầm non Thủy Phương 1 được
chia tách từ Trường Mẫu giáo Thủy Phương vào tháng 10 năm 1984. Khi thành lập,
trường gồm 04 lớp mẫu giáo, 100 cháu, 4 điểm trường và các lớp học nằm rải đều
khắp các thôn trên địa bàn xã nên rất khó trong việc quản lý và đầu tư cơ sở vật chất

để nâng cao chất lượng giáo dục. Trước tình hình đó, được sự quan tâm đầu tư của
UBND thị xã Hương Thủy và phường Thủy Phương, năm 2011 trường đã được khởi
công xây dựng khối trường học 2 tầng gồm 4 phòng học, các phòng chức năng và hệ
thống sân vườn, tường rào, mở rộng diện tích trường. Bên cạnh đó, trường đã xin chủ
trương của cấp trên vận động phụ huynh đưa các cháu về học tập trung tại điểm chính
để giải thể các điểm lẻ, đồng thời huy động tăng thêm các nhóm trẻ trong nhà trường,
đến tháng 6/2011 trường được UBND thị xã Hương Thủy ra Quyết định đổi tên thành
Trường Mầm non Sơn Ca. Năm 2014, Trường Mầm Non Sơn Ca được công nhận là
trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
Qua q trình xây dựng và phát triển, thành tích nhà trường đạt được trong 5
năm học 2013 – 2014, năm 2014 – 2015, năm 2015 – 2016, năm 2016 – 2017, năm
2017 – 2018 là trường được công nhận danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến xuất
sắc”. Chi bộ đạt trong sạch vững mạnh, được UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế và Liên
đoàn lao động thị xã Hương Thủy khen.
Trên cơ sở những thành tích đã đạt được, nhà trường tiếp tục đầu tư và không
ngừng phát triển về mọi mặt. Chất lượng chăm sóc và giáo dục được nâng cao, tỉ lệ
huy động trẻ đến trường hằng năm được tăng lên rõ rệt, đạt trên 90%. Năm học 2018
– 2019, trường có 15 nhóm, lớp gồm 453 cháu. Trong đó, nhà trẻ có 02 nhóm lớp
gồm 60 trẻ, mẫu giáo có 10 lớp gồm 393 trẻ. Có 42 cán bộ, giáo viên, nhân viên trong
16


đó có 27 giáo viên trực tiếp giảng dạy đều đạt trình độ chuẩn và trong số đó, có 23
giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, tỉ lệ đạt 85,7%.

17


1.2.1.2 Đặc điểm cơ sở vật chất.
Trường có 2 cơ sở khn viên rộng, thống, đẹp. Với tổng diện tích 5.050,7m²,

trường đã xây dựng được các phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc, bếp ăn,
sân chơi, vườn rau, vườn hoa, vườn thuốc nam hợp lý, xây dựng cảnh quan mơi
trường ngày càng xanh, sạch, đẹp, an tồn và thân thiện để các cháu học tập, sinh
hoạt, vui chơi suốt ngày. Trường có 15 phịng học kiên cố và 12 phịng học bán kiên
cố; có 2 chân chơi đều có thiết bị chơi ngồi trời; có 2 nhà bếp trong đó 100% nhà
bếp hợp vệ sinh, đúng quy cách; có 13 cơng trình vệ sinh trong đó 100% cơng trình
vệ sinh đạt yêu cầu; 1 khối phòng phục vụ học tập dùng chung cho học thể chất và
học nghệ thuật; có 15 bộ thiết bị đồ dùng đồ chơi; trường đang sử dụng phần mềm
dinh dưỡng để tính khẩu phần ăn cho trẻ hàng ngày; 12 máy vi tính và cả hai cơ sở
của nhà trường đều được kết nối mạng internet. Năm 2018, trường được UBND thị
xã và UBND phường đầu tư xây mới 06 phòng học và 01 phịng chức năng với tổng
kinh phí 5,89 tỷ đồng. Trong trường mầm non Sơn Ca, các nhóm lớp được trang bị
đầy đủ các thiết bị dạy học, máy tính, tivi, đầu CD, bàn ghế, dụng cụ dạy học,…
1.2.1.3 Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Tổng số cán bộ - giáo viên - nhân viên có 45 người. Trong đó, cán bộ quản lý
03 người, bao gồm: 01 Hiệu trưởng, 02 Phó hiệu trưởng trình độ chun mơn gồm 03
Đại học và 100% là đảng viên; Giáo viên có 30 người, trong đó có 01 Trung cấp, 04
Cao đẳng, 25 Đại học và trong đó có 18 đảng viên, 01 giáo viên hợp đồng trong biên
chế; Nhân viên có 13 người (01 kế toán, 01 văn thư, 01 y tế, 01 bảo vệ và 09 nhân
viên cấp dưỡng), có 03 đảng viên. Người có số năm trong nghề cao nhất là 35 năm và
ít nhất là 3 năm.
1.2.2 Thực trạng kể chuyện tương tác với trẻ mầm non ở trường mầm non
Sơn Ca – Hương Thủy – Thừa Thiên Huế.
1.2.2.1 Nhận thức của giáo viên về kể chuyện tương tác.
Để hiểu sâu vấn đề kể chuyện tương tác với trẻ mầm non cũng như nhận thức
của giáo viên về vấn đề này, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 10 giáo viên ở trường
mầm non Sơn Ca – Hương Thủy – Thừa Thiên Huế.

18



Thông qua câu trả lời trong phiếu điều tra cho thấy mỗi giáo viên có một cách
hiểu, cách diễn đạt khác nhau về kể chuyện tương tác với trẻ mầm non. Chẳng hạn,
cô N.T.B cho rằng: “Kể chuyện tương tác là trẻ tương tác cùng cô, cùng bạn và trẻ có
thể tham gia đóng vai các nhân vật trong truyện, đưa ra các ý tưởng mới cho câu
chuyện của cô và bạn”. Hay câu trả lời của cô N.T.H.N : “Kể chuyện tương tác là trẻ
tham gia vào câu chuyện cơ kể, bạn kể và cả câu chuyện của mình. Trẻ giải quyết tình
huống, trả lời các câu hỏi cơ và bạn đưa ra.”. “Kể chuyện tương tác là trẻ được kể các
câu chuyện của bản thân mình cho cơ, các bạn cùng nghe hay trẻ cũng có thể đưa ra
các ý tưởng mới cho câu chuyện, tham gia tích cực trong q trình cơ giáo đặt câu hỏi
và giải quyết tình huống” là cách hiểu của cơ N.T.H.T. Cịn đối với cô H.T.T.H, cô
hiểu vấn đề như sau: “Theo chúng tơi, kể chuyện tương tác với trẻ chính là cho trẻ trả
lời các câu hỏi đàm thoại mà cô giáo đặt ra trong quá trình tổ chức hoạt động”.
“Chúng tôi nghĩ kể chuyện tương tác với trẻ là sự tương tác qua lại giữa cơ với trẻ”
đây chính là cách hiểu của cô P.T.K.C. Qua câu trả lời của các cô, ta thấy rằng cô vẫn
chưa hiểu rõ và còn rất mơ hồ về khái niệm kể chuyện tương tác với trẻ mầm non.
1.2.2.2 Nhận thức của giáo viên về vai trò của kể chuyện tương tác.
Qua nghiên cứu nhận thức của giáo viên về vai trò của kể chuyện tương tác
với trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Sơn Ca, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Vai trị
Số lượng ý kiến
Tỉ lệ (%)
Rất quan trọng
03
30%
Quan trọng
07
70%
Bình thường
0

0%
Không quan trọng
0
0%
Bảng 1: Nhận thức của giáo viên về vai trò của kể chuyện tương tác
Số liệu trên cho chúng ta thấy, 03/10 giáo viên trường mầm non Sơn Ca đều
cho rằng kể chuyện tương tác với trẻ mầm non là một trong những hoạt động giáo
dục có vai trò rất quan trọng đối với trẻ mầm non, chiếm tỉ lệ 30%. 07/10 giáo viên
còn lại cho rằng kể chuyện tương tác có vai trị quan trọng đối với trẻ, chiếm tỉ lệ
70%. Theo ý kiến phản hồi từ các giáo viên, họ cho rằng vai trò của kể chuyện tương
tác đối với trẻ mầm non nói chung và mẫu giáo lớn nói riêng là kích thích trí tị mị,
trí tưởng tượng, khả năng ghi nhớ, chú ý, tăng khả năng tương tác với cô và bạn đồng
thời giúp trẻ phát triển ngôn ngữ .
19


1.2.2.3 Mật độ giáo viên tổ chức hoạt động kể chuyện tương tác.
Mật độ

Số lượng ý kiến

Tỉ lệ (%)

Rất thường xuyên

0

0%

Thường xuyên


10

100%

Thỉnh thoảng

0

0%

Không bao giờ
0
0%
Bảng 2: Mức độ giáo viên tổ chức hoạt động kể chuyện tương tác
Theo số liệu điều tra, có 10/10 giáo viên thường xuyên tổ chức hoạt động kể
chuyện tương tác với trẻ, chiếm tỉ lệ 100%. Theo các cô, hoạt động kể chuyện tương
tác là hoạt động diễn ra hằng ngày ở trường mầm non. Thơng qua hoạt động này, cơ
có thể nắm bắt được khả năng cảm thụ văn học của trẻ, trí tưởng tượng, óc tư duy,
sáng tạo, khả năng ghi nhớ của mỗi trẻ. Các cô cho rằng, hoạt động kể chuyện tương
tác được tổ chức thường xuyên dưới các hình thức khác nhau và nên tổ chức ở mọi
lúc nọi nơi nhằm mục đích phát triển ngơn ngữ cho trẻ. Khi trẻ tham gia kể chuyện
tương tác, trẻ không những phát triển ngơn ngữ mà cịn giúp trẻ tiếp thu được cái hay,
cái đẹp của các tác phẩm văn học, hình thành cảm xúc lành mạnh, mạnh dạn, tự tin và
giao tiếp lưu lốt hơn. Điều đó, góp phần phát triển nhân cách của trẻ sau này. Và để
hoạt động kể chuyện tương tác được tổ chức một cách bài bản thì địi hỏi các cơ phải
chuẩn bị thật kỹ lưỡng tất cả mọi thứ trước khi tổ chức hoạt động như giáo án, đồ
dùng trực quan, tâm thế sẵn sàng của cô và trẻ,…
Điều tra mật độ của việc kể chuyện tương tác với trẻ mầm non, chúng tôi nhận
thấy các giáo viên đều có ý thức tổ chức kể chuyện tương tác cho trẻ ở mọi lúc mọi

nơi. Điều đó thể hiện rõ qua bảng số liệu sau:
Thời điểm

Số lượng ý kiến

Tỉ lệ (%)

Đón trẻ
Giờ chơi ở các góc
Hoạt động học
Giờ chơi ngồi trời
Chơi theo ý thích
Giờ trả trẻ

0
0
0
0
0
0

0%
0%
0%
0%
0%
0%

Tất cả các hoạt động trên
10

100%
Bảng 3: Thời điểm tổ chức hoạt động kể chuyện tương tác

20


Qua bảng số liệu chúng ta thấy 10/10 giáo viên đều tổ chức hoạt động kể
chuyện tương tác vào tất cả các thời điểm trong ngày, chiếm tỉ lệ 100%. Các giáo viên
cho rằng những thời điểm như giờ đón trẻ, giờ chơi ở các góc, hoạt động học, giờ
chơi ngồi trời,… đều có thể tổ chức hoạt động kể chuyện tương tác với trẻ. Khi được
hỏi “Cô thường tổ chức hoạt động kể chuyện tương tác vào thời điểm nào?”, cô
N.T.B trả lời: “Chúng tôi thường tổ chức vào tất cả các thời điểm trong ngày của trẻ.
Chẳng hạn trong giờ đón trẻ, chúng tơi tổ chức trị chuyện, gợi cho trẻ kể chuyện về
một buổi sáng của trẻ như thế nào,… hay trong giờ chơi ngoài trời, chúng tôi cho trẻ
đi quan sát tự do các sự vật hiện tượng xung quanh mình rồi xây dựng ý tưởng kể một
câu chuyện liên quan đến đồ vật đó”. Cũng câu hỏi đó cơ N.T.H.N trả lời: “Vì kể
chuyện tương tác có vai trị quan trọng nên chúng tơi thường tận dụng tất cả các thời
điểm trong ngày để tổ chức hoạt động kể chuyện tương tác với trẻ. Như trong hoạt
động góc, chúng tơi sẽ đến góc văn học cùng trẻ tổ chức các vở kịch theo tác phẩm
trẻ đã biết hoặc cũng có thể trẻ tự sáng tạo ra,… chúng tơi sẽ cùng hướng dẫn cho
trẻ”. Điều đó cho thấy tất cả các giáo viên luôn ý thức trong việc rèn luyện khả năng
kể chuyện tương tác cho trẻ thông qua tất cả các hoạt động này.
1.2.2.4. Các hình thức kể chuyện tương tác.
Để thực hiện cơng tác giáo dục trẻ theo đúng phương châm “Học mà chơi,
chơi mà học” các giáo viên ở trường mầm non Sơn Ca đã tổ chức các hoạt động cho
trẻ dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó có hoạt động kể chuyện tương tác với
trẻ mầm non. Sau khi điều tra ý kiến của giáo viên chúng tôi thu được kết quả về việc
sử dụng các hình thức để tổ chức hoạt động kể chuyện tương tác với trẻ như sau:
Hình thức
Kể chuyện bằng đồ vật

Kể chuyện theo tranh
Kể chuyện bằng phần mềm

Số lượng ý kiến
04
04

Tỉ lệ (%)
40%
40%

02
20%
Powerpoint
Sách đa tương tác
0
0%
Bảng 4: Hình thức tổ chức hoạt động kể chuyện tương tác

Qua số liệu trên, ta thấy rằng hoạt động kể chuyện tương tác với trẻ đã được
các cô giáo ở trường mầm non Sơn Ca tổ chức với nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể,
04/10 giáo viên (chiếm tỉ lệ 40%) cho rằng thường tổ chức hoạt động kể chuyện
tương tác bằng đồ vật, 04/10 giáo viên (chiếm tỉ lệ 40%) thường tổ chức hoạt động kể
21


chuyện tương tác theo tranh, 02/10 giáo viên (chiếm tỉ lệ 20%) kể chuyện bằng phần
mềm Powerpoint. Riêng hình thức kể chuyện tương tác theo sách đa tương tác không
được các cơ sử dụng. Khi được hỏi: “Vì sao cơ sử dụng đồ vật để tổ chức kể chuyện
tương tác với trẻ?”, cô N.T.H.T cho rằng: “Chúng tôi thấy khi sử dụng đồ vật trẻ rất

hứng thú, chú ý tập trung vào câu chuyện chúng tơi kể và có lẽ vì màu sắc bắt mắt, trẻ
được thấy trực tiếp nên trẻ nhớ được chi tiết và nội dung câu chuyện rất lâu. Khơng
những thế, trẻ cịn có thể kể được một câu chuyện mới về đồ vật mà chúng tôi vừa
dạy nữa!”. Cơ H.T.T.H thì sử dụng hình thức kể chuyện tương tác theo tranh bởi vì
khi sử dụng tranh cô dễ dàng đặt ra các câu hỏi đàm thoại và trẻ cũng dễ dàng trả lời
dựa vào các chi tiết có trong tranh, đồng thời trẻ ghi nhớ lâu hơn về các chi tiết truyện
theo từng hình ảnh”. Cơ N.T.B sử dụng hình thức kể chuyện bằng phần mềm
Powerpoint vì thấy trẻ rất thích thú khi thấy các nhân vật trong truyện cử động, di
chuyển kết hợp cùng màu sắc, âm thanh sinh động mà cô tạo trong bài Powerpoint;
bên cạnh đó trẻ bắt chước các hành động của các nhân vật trong câu chuyện, ln tị
mị về các hành động đó. Theo các giáo viên, việc sử dụng hình thức kể chuyện nào là
tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mục đích yêu cầu, thời điểm tổ chức hoạt động kể
chuyện tương tác và mỗi hình thức mang một mục đích riêng nhưng mang lại hiệu
quả chung là phát triển khả năng kể chuyện tương tác và phát triển tồn diện cho trẻ.
1.2.2.5 Quy trình kể chuyện tương tác.
Qua quá trình điều tra quy trình tổ chức hoạt động kể chuyện tương tác với trẻ
mầm non. Hầu hết tất cả các giáo viên đều tổ chức hoạt động kể chuyện tương tác
theo một trình tự giống nhau. Quy trình của các giáo viên trường mầm non Sơn Ca
diễn ra như sau:
Bước 1: Ổn định, gây hứng thú, giới thiệu bài
Bước 2: Nội dung trọng tâm
Hoạt động 1: Kể truyện cho trẻ nghe
- Lần 1: Cô kể diễn cảm cho trẻ nghe bằng lời
- Lần 2: Cô kể kết hợp phương tiện trực quan
Hoạt động 2: Đàm thoại, trích dẫn, giải thích từ khó
Hoạt động 3: Trị chơi
Bước 3: Kết thúc
22



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×