Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Phát triển thị trường quốc tế của công ty cổ phần công nghiệp vĩnh tường (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.21 KB, 4 trang )

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Là một trong những cơng ty Việt Nam kinh doanh trong nước và quốc tế từ năm
2009, Công ty Công ty Cổ phần Công nghiệp Vĩnh Tường đang lựa chọn cho mình một
hướng phát triển mạnh mẽ hơn ra thị trường quốc tế trong tương lai. Tuy nhiên hoạt động
kinh doanh trên thị trường quốc tế vốn rất khó kiểm sốt và phức tạp nên dù thâm nhập
thị trường quốc tế đã lâu xong đến nay Vĩnh Tường vẫn chưa đạt được hiệu quả kinh
doanh như mong muốn. Trước thực trạng này, công ty thực sự cần đánh gía lại một cách
tổng quan hoạt động phát triển thị trường quốc tế và đề ra những giải pháp hiệu quả hơn
trong tương lai. Với lý do đó, luận án với đề tài :“ Phát triển thị trường quốc tế của
Công ty Cổ phần Công nghiệp Vĩnh Tường” mang tính thiết thực nhằm phân tích thực
trạng và tham vấn giải pháp cho Công ty Cổ phần Công nghiệp Vĩnh Tường trong việc
phát triển thị trường quốc tế trong giai đoạn 2015-2020.
Mục tiêu của nghiên cứu của đề tài nhằm: (1) Đánh giá, phân tích hoạt động phát
triển thị trường quốc tế của Công ty Cổ phần Công nghiệp Vĩnh Tường giai đoạn 20102014 ; (2) đề xuất các giải pháp để phát triển hiệu quả và bền vững thị trường quốc tế của
công ty trong giai đoạn 2015-2020.
Trên cơ sở lý thuyết phát triển thị trường theo chiều rộng và chiều sâu của Philip
Kotler, đề tài tập trung vào phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp cho các hoạt động
phát triển thị trường quốc tế theo chiều sâu bao gồm: nghiên cứu thị trường hiện tại,
chính sách sản phẩm, chính sách phân phối, chính sách giá, chính sách chiêu thị và các
hoạt động phát triển thị trường theo chiều rộng như: Nghiên cứu thị trường tiềm năng,
phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, xây dựng chiến lược phát triển thị
trường, triển khai hoạt động phát triển thị trường, kiểm tra, đánh giá.
Kết quả phân tích cho thấy có 6 hạn chế và 3 ngun nhân chủ quan chính dẫn đến
thực trạng hoạt động phát triển thị trường quốc tế của Vĩnh Tường. Từ những nghiên cứu
trong quá trình thực hiện, luận án đã đưa ra những giải pháp cho Công ty Vĩnh Tường
nhằm khắc phục thực trạng phát triển thị trường quốc tế tại công ty năm 2015-2020. Và


đóng góp cho kế hoạch phát triển thị trường của công ty trong dài hạn.
Do hạn chế về mặt thời gian và nguồn lực cũng như kiến thức còn hạn hẹp nên
những nhận xét, đánh giá cịn đơi chút mang tính chủ quan, có những nội dung chưa đi


sâu vào mặt lý luận. Những hạn chế trên cũng chính là những gợi mở để tác giả có định
hướng khắc phục, mở rộng đề tài và phạm vi áp dụng cho những nghiên cứu tiếp theo.
Chương 1: Nội dung của chương thứ nhất là hệ thống khung lý thuyết sẽ được sử
dụng để phân tích về hoạt động phát triển thị trường quốc tế của các doanh nghiệp. Xuất
phát từ khái niệm thị trường căn bản nhất theo Philip Kotler, khải niệm về thị trường
quốc tế được xác định là “ Thị trường quốc tế của doanh nghiệp là tập hợp những khách
hàng nước ngoài hiện tại và tương lai của doanh nghiệp”. Để phát triển thị trường quốc tế
có hai quan điểm phổ biến của Ansoff và Philip Kotler . Tuy nhiên trong khuôn khổ luận
án sẽ sử dụng quan điểm phát triển thị trường theo chiều rộng và chiều sâu của Philip
Kotler để phân tích. Theo quan điểm này nội dung phát triển thị trường của doanh nghiệp
sẽ bao gồm các biện pháp để tăng số lượng bán sản phẩm của mình vào thị trường hiện
tại ( phát triển theo chiều sâu) thông qua các hoạt động nghiên cứu thị trường hiện tại,
thực hiện các chính sách sản phẩm, chính sách giá cả, chính sách phân phối và chính sách
chiêu thị bán hàng, hoặc mở rộng quy mô thị trường ( phất triển theo chiều rộng) thông
qua Nghiên cứu thị trường tiềm năng, phân đoạn thị trường mục tiêu, lựa chọn thị trường
mục tiêu, xây dựng chiến lược phát triển thị trường, triển khai kế hoạch thâm nhập thị
trường, kiểm tra, đánh giá việc thâm nhập thị trường mới... Để đánh giá việc phát triển thị
trường của doanh nghiệp luận văn sử dụng các chỉ tiêu như: Mức tăng doanh thu theo thị
trường của doanh nghiệp, tăng trưởng thị phần theo sản phẩm của doanh nghiệp, tốc độ
tăng sản lượng tiêu thụ, và số lượng thị trường quốc tế mới thâm nhập của doanh nghiệp
đó. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến hoạt động phát triển thị trường đến từ bên trong
(con người, tài chính, năng lực cạnh tranh) và các nhân tố đến từ bên ngoài (nhân tố cầu,
nhân tố cạnh tranh, pháp luật, môi trường công nghệ, môi trường kinh tế.)
Chương 2: Hoạt động phát triển thị trường của Công ty Vĩnh Tường giai đoạn
2010-2014 tập trung chủ yếu phát triển về chiều sâu chứ chưa phát triển theo chiều rộng.
Thông qua các chỉ tiêu đánh giá thể hiện rằng mặc dù sản phẩm bán ra ngày càng nhiều


hơn nhưng thị phần của doanh nghiệp không thay đổi và doanh thu không tăng cao cho
thấy Vĩnh Tường hiện đang phải cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường rất gay gắt,

buộc phải thực hiện nhiều chương trình bán hàng làm doanh thu tăng chậm. Và hoạt
động phát triển thị trường theo chiều rộng chưa được thực hiện. Các chỉ tiêu cũng cho
thấy hoạt động phát triển theo chiều sâu mới chỉ hiệu quả một phần là tăng sản lượng
nhưng chưa hiệu quả trong việc tăng doanh thu. Tổng kết lại về thực trạng phát triển thị
trường của Cơng ty Vĩnh Tường trong giai đoạn này có những ưu điểm và hạn chế như
sau. Về ưu điểm có bốn điểm chính: (1) Làm tốt cơng tác nghiên cứu thị trường tiềm
năng, (2) tạo được độ nhận diện tốt tại các thị trường hiện tại thông qua hệ thống tài liệu,
mẫu mã, biển bảng tại cửa hàng, (3) sản phẩm chất lượng được đánh giá cao trên thị
trường, ( 4) chính sách phát triển quan hệ với các khách hàng phân phối hiệu quả. Bên
cạnh đó luận văn cũng tìm ra sáu điểm hạn chế chính bao gồm: (1) Hoạt động nghiên
cứu thị trường chưa tốt, (2) Thiếu dòng sản phẩm trọng tâm dành cho các thị trường hiện
tại, (3) Chưa thúc đẩy tiêu thụ đến người tiêu dùng cuối cùng, (4) Kênh phân phối sắp
xếp còn thiếu hiệu quả (5) Chưa thực hiện tốt các biện pháp chiêu thị (6) Chưa tập trung
phát triển thị trường theo chiều rộng. Và 3 nguyền nhân chính dẫn đến tình trạng trên là
(1) Tập trung vào doanh thu và lợi nhuận thay vì định vị thương hiệu, (2) Thiếu hụt bộ
phận Marketing tại mỗi thị trường, (3) Thiếu kế hoạch dài hạn cho việc phát triển thị
trường quốc tế.
Chương 3: Trong giai đoạn 2015- 2020 Vĩnh Tường có nhiều cơ hội phát triển
như xu hướng phát triển các vật liệu xanh, thân thiện với môi trường, mức sống của
người dân tại các nước trong khu vực ngày càng tăng cao nên tiềm năng tiêu thụ lớn, thị
trường Singapore và Campuchia còn nhiều tiềm năng chưa khai thác hết. Cùng với đó
doanh nghiệp cũng phải đối mặt với cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Phương hướng
phát triển thị trường trong những năm tới của công ty theo chiều rộng sẽ là tập trung mở
rộng sang các quốc gia lân cận tại khu vực Asean như: thị trường Srilanka, Mianma,
Malayxia, indonexia, Lào, Asean, và theo chiều sâu sẽ là thực hiện các hoạt động nhằm
khuyến khích, kích thích các nhóm khách hàng của đối thủ chuyển sang sử dụng sản
phẩm của doanh nghiệp mình. Hoặc các nhóm khách hàng chưa biết đến doanh nghiệp để


xâm nhập sâu hơn vào thị trường hiện tại là Campuchia và Singapore. Để thực hiện được

phương hướng đó luận văn đã đề xuất các nhóm giải pháp. Giải pháp phát triển theo
chiều sâu bao gồm sáu giải pháp chính: (1) Cải tiến hoạt động nghiên cứu thị trường
thông qua xây dựng một kế hoạch nghiên cứu thị trường định kỳ theo từng Quý để cập
nhật thông tin một cách thường xuyên và kịp thời, (2) Phát triển dòng sản phẩm trọng tâm
tại các thị trường hiện tại, (3) Sắp xếp lại hệ thống kênh phân phối một cách phù hợp, (3)
Tăng cường chính sách chiêu thị bán hàng, (4) Lập kế hoạch tiếp xúc nhóm khách hàng
tiêu dùng cuối cùng, ( 5) Tập trung xây dựng chiến lược thương hiệu tại thị trường quốc
tế, (6) Thành lập bộ phận marketing tại các thị trường. Giải pháp phát triển theo chiều
rộng bào gồm hai giải pháp (1) Tập trung khai thác các hướng mở rộng thị trường: Có hai
hướng phát triển, hướng thứ nhất là xây dựng chi nhánh và nhà máy sản xuất tại các thị
trường quốc tế mới, hướng thứ hai là đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm sang các nước khác.
(2) Lập kế hoạch dài hạn cho hoạt động phát triển thị trường quốc tế: Lập kế hoạch phát
triển theo từng giai đoạn phù hợp với chiến lược tổng thể của doanh nghiệp.



×