Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Quản lý nhà nước các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách địa phương trên địa bàn huyện đông anh thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.28 KB, 8 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Với một vị trí chiến lược quan trọng và tiềm năng to lớn, Đông Anh sẽ là địa bàn
trọng điểm trong thu hút đầu tư phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội với các khu cơng
nghiệp, các trung tâm tài chính, thương mại, du lịch, thể thao lớn của Thủ đơ Hà Nội. Vì
vậy, việc chú trọng vào đầu tư phát triển là cơ sở, tiền đề cho sự phát triển của huyện
Đông Anh, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi lĩnh vực khác trên trên địa bàn huyện phát
triển. Đây là cơ hội cũng là một thách thức không nhỏ đối với UBND huyện Đông Anh
khi việc QLNN các DAĐT bằng nguồn vốn NS địa phương trên địa bàn huyện vẫn còn
tồn tại nhiều bất cập.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, em đã chọn vấn đề: “Quản lý nhà nƣớc các dự
án đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng trên địa bàn huyện Đông Anh,
thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ.

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Cho đến nay, nói về vấn đề QLDA đầu tư, QLNN các DAĐT được rất nhiều tác
giả quan tâm, nghiên cứu và đã có nhiều cơng trình khoa học đề cập đến. Có thể kể đến
một số luận văn gần đây nhất có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài như sau:
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Thu Hằng (2008) với đề tài “QLNN các DAĐT
bằng nguồn vốn NS trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội”. Luận văn Thạc sĩ
của tác giả Lê Thị Duyên (2010) với đề tài “QLNN các DAĐT bằng nguồn vốn NSNN
trên địa bàn tỉnh Hải Dương”. Luận văn Thạc sĩ của tác giả Mẫn Thị Hồng Vân với đề tài
“Hồn thiện cơng tác QLDA đầu tư xây dựng cơng trình tại BQLDA quận Long Biên –
Hà Nội”. Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Dung (2014) với đề tài: “Hoạt động
QLDA tại BQLDA đầu tư xây dựng số 1 – Thành phố Phủ Lý. Thực trạng, kinh nghiệm
và giải pháp”. Luận văn Thạc sĩ của tác giả Bùi Đức Chung với đề tài “Phân tích thực
trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý các DAĐT phát triển sử dụng vốn


NS trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”.
Chính vì vậy, khi thực hiện nghiên cứu luận văn này, em muốn hệ thống lại các cơ


sở lý luận liên quan đến DAĐT bằng nguồn vốn NS địa phương, đặc biệt xem xét hoạt
động này tại huyện Đơng Anh nhằm góp phần xây dựng, hồn thiện cơng tác QLNN đối
với các DAĐT bằng nguồn vốn NS địa phương tại huyện Đông Anh và thủ đô Hà Nội.
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CÁC DỰ ÁN
ĐẦU TƢ BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƢƠNG
Đối với đầu tư nói chung và đầu tư từ nguồn vốn NS địa phương nói riêng thì đều
rất cần thiết phải thực hiện đầu tư theo dự án. DAĐT bằng nguồn vốn NS địa phương là
tập hợp các hoạt động sử dụng nguồn vốn từ NS địa phương kết hợp với các đầu vào
khác để thực hiện một phần cơng trình, một cơng trình hay một số cơng trình xây dựng
với mục đích tạo mới hoặc duy trì, phát triển và nâng cao chất lượng cơng trình trong một
khoảng thời gian nhất định.
Các đặc điểm của DAĐT bằng nguồn vốn NS địa phương gắn liền với đặc điểm
của một DAĐT, gắn với hoạt động đầu tư xây dựng và gắn với NSNN. Yêu cầu đặt ra
cho QLNN các DAĐT bằng nguồn vốn NS địa phương là thực hiện quản lý các dự án
trong toàn bộ chu kì của một dự án từ kế hoạch, chủ trương đầu tư dự án đến lập dự án và
thực hiện xây dựng cho đến khi dự án vận hành. Tồn bộ q trình đầu tư dự án phải tn
thủ đúng, đầy đủ các nội dung, quy trình DAĐT theo quy định của pháp luật và phải đảm
bảo các tiêu chí về thời gian, chất lượng, chi phí. Đồng thời, các dự án đều phải nằm
trong chương trình, mục tiêu đầu tư phát triển của NSNN đã được phê duyệt; Phù hợp với
khả năng cân đối vốn NSNN tại mỗi địa phương trong KHĐT,…
DAĐT bằng nguồn vốn NS địa phương được phân loại cụ thể theo các tiêu chí quy
định tại Luật Đầu tư công năm 2014.
Chủ thể QLNN các DAĐT bằng nguồn vốn NS địa phương là các cơ quan QLNN
thực hiện quản lý vĩ mô về đầu tư, xây dựng đối với toàn bộ các dự án, là cơ quan QLNN
thực hiện quản lý vi mô về đầu tư đối với từng dự án riêng lẻ. Còn đối tượng quản lý là
các DAĐT bằng nguồn vốn NS địa phương.


Nội dung QLNN các DAĐT bằng nguồn vốn NS địa phương bao gồm:
- Quản lý về quy hoạch, kế hoạch.

- Quản lý về tổ chức thực hiện.
- Quản lý về kiểm tra, giám sát.
- Quản lý về thanh, quyết toán dự án.
Các tiêu chí đánh giá QLNN các DAĐT bằng nguồn vốn NS địa phương bao gồm
tiêu chí thực hiện mục tiêu dự án, tiêu chí về thời gian đầu tư, chất lượng và chi phí đầu
tư.
Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLNN các DAĐT bằng nguồn vốn NS địa
phương bao gồm nhân tố khách quan (Gồm: Các quy định về quản lý hoạt động đầu tư;
Thị trường; Bồi thường, hỗ trợ và GPMB; NSNN cấp hàng năm theo KHĐT; Năng lực
của nhà thầu); Nhân tố chủ quan (Gồm: Chủ đầu tư; Bộ máy QLNN các DAĐT bằng
nguồn vốn NS).

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CÁC DỰ ÁN
ĐẦU TƢ BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƢƠNG TẠI HUYỆN
ĐÔNG ANH
3.1. Tổng quan về quản lý nhà nước các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân
sách địa phương tại huyện Đơng Anh giai đoạn 2011-2015
Tồn bộ DAĐT bằng nguồn vốn NS địa phương trên địa bàn huyện Đông Anh đều
do UBND huyện Đông Anh quyết định đầu tư. Theo đó, tùy theo thẩm quyền, UBND
huyện sẽ làm chủ đầu tư dự án hoặc giao cho BQLDA huyện làm đại diện chủ đầu tư và
tổ chức triển khai thực hiện toàn bộ DAĐT trên cơ sở các quyết định của UBND huyện.
Công tác QLNN các DAĐT tại huyện Đông Anh do UBND huyện Đông Anh tổ chức,
điều hành tồn bộ các cơ quan, đơn vị có liên quan về đầu tư xây dựng; trong đó BQLDA
là đơn vị giữ vai trò trọng tâm trong QLNN các DAĐT bằng nguồn vốn NS địa phương.
Giai đoạn 2011-2015 là giai đoạn khó khăn của UBND huyện Đơng Anh trong
việc đầu tư phát triển trên địa bàn với tổng số lượng DAĐT thực hiện qua các năm đều
giảm dần; đặc biệt là năm 2015 với số lượng dự án là 64 dự án, chưa bằng 1/3 số lượng


dự án của năm 2012. Trên địa bàn huyện Đông Anh, các DAĐT về lĩnh vực nông thôn,

giáo dục và đào tạo được chú trọng hơn hẳn, chiếm tỷ lệ cao so với các lĩnh vực đầu tư
khác.
Nguồn vốn NS cấp huyện bao gồm: vốn NS hàng năm, vốn đấu giá quyền sử dụng
đất, vốn mục tiêu Thành phố. Ngoài ra các DAĐT này còn được đầu tư thêm từ vốn vay
và vốn đóng góp và hỗ trợ.
3.2. Thực trạng quản lý nhà nước các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách
tại huyện Đông Anh giai đoạn 2011-2015
- Quản lý về quy hoạch, kế hoạch:
Hàng năm, căn cứ trên các quy hoạch chung của thành phố Hà Nội, UBND huyện
Đông Anh sẽ lập các dự án quy hoạch làm cơ sở cho các DAĐT thực hiện; Công tác này
tại UBND huyện Đông Anh được tổ chức đúng quy định; các nội dung quy hoạch ở
huyện đều đảm bảo phù hợp với quy hoạch tỷ lệ 1/500 của khu vực, các quy hoạch chung
của huyện Đông Anh, của thủ đô và quy hoạch vùng. Về kế hoạch, hàng năm HĐND
huyện Đông Anh sẽ thông qua Nghị quyết phê chuẩn danh mục đầu tư phân cấp cho
UBND huyện Đông Anh quyết định đầu tư. Q trình xây dựng KHĐT cơng gắn liền với
việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.
- Quản lý về tổ chức thực hiện:
+ Công tác xây dựng KHĐT công và phê duyệt chủ trương đầu tư: Tại huyện
Đông Anh, việc xây dựng KHĐT công và phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án được
thực hiện xen kẽ nhau. BQLDA huyện, các xã và đơn vị khác nghiên cứu đề xuất các dự
án cần đầu tư; sau khi UBND huyện Đông Anh phê duyệt danh mục, các đơn vị này sẽ
lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư của từng dự án. Chủ tịch UBND huyện sẽ thành
lập Hội đồng thẩm định để thẩm định các báo cáo này.Trên cơ sở chủ trương đầu tư từng
dự án đã phê duyệt, UBND huyện Đông Anh sẽ phê duyệt KHĐT công trung hạn làm
tiền đề đầu tư các dự án từng năm.
Công tác lập dự án đầu tư: Trên cơ sở các nội dung về thủ tục đầu tư về thỏa thuận


quy hoạch, về điện, nước, mơi trường, phịng cháy chữa cháy,…, BQLDA sẽ thuê đơn vị
tư vấn thực hiện lập DAĐT hay lập báo cáo nghiên cứu khả thi tùy theo quy mô vốn từng

DAĐT. Chất lượng của từng nội dung trong các báo cáo DAĐT chưa thực sự chi tiết,
bám sát nhau; chưa đảm bảo tính logic, khoa học.
+ Về thủ tục xin giao đất và lập phương án GPMB đều được triển khai thực hiện
đúng quy định, tuy nhiên đây là cơng tác địi hỏi rất nhiều thời gian và chi phí, nguồn lực
nên cần đội ngũ chuyên môn giỏi, dày dạn kinh nghiệm để lập được phương án hợp lý,
thỏa đáng, giúp việc thực hiện đầu tư được đẩy nhanh, đỡ tốn chi phí. Về lập thiết kế kĩ
thuật chi tiết và TDT: do BQLDA lập và trình UBND huyện phê duyệt. Hàng năm, số
DAĐT phải thực hiện điều chỉnh TDT và số lần điều chỉnh TDT của từng dự án là tương
đối cao. Vê công tác tổ chức đấu thầu, diễn ra dưới hai hình thức chủ yếu là đấu thầu
rộng rãi và chỉ định thầu (dưới 5 tỷ đồng).
+ Đơn vị xây lắp cơng trình có trách nhiệm lập hồ sơ hồn cơng, nghiệm thu các
hạng mục đã hoàn thiện xong. Dựa trên các hạng mục đó để lập hồ sơ quyết tốn dự án.
BQLDA là cơ quan lập hồ sơ quyết toán. Cấp thẩm định là Phịng TC - KH huyện Đơng
Anh; cấp quyết định là Chủ tịch UBND huyện Đông Anh. DAĐT được quyết tốn là một
dự án chính thức thực hiện xong và đi vào hoạt động, vận hành. QLNN các DAĐT trong
giai đoạn vận hành DAĐT về cơ bản đảm bảo thực hiện phù hợp với quy định.
- Quản lý về kiểm tra, giám sát: Cơ quan thực hiện kiểm tra, giám sát dự án ngoài
đơn vị giám sát do BQLDA ký hợp đồng thì cịn có HĐND huyện (thay mặt nhân dân),
Thanh tra huyện và các cơ quan chuyên môn cấp trên thực hiện giám sát như: Sở Xây
dựng, Bộ Xây dựng,…
- Quản lý về thanh, quyết tốn cơng trình: Thực hiện theo đúng quy định, hướng
dẫn hiện hành về thanh, quyết tốn cơng trình. Mỗi một dự án đều được cấp một mã đơn
vị quan hệ ngân sách để Kho bạc huyện Đơng Anh thực hiện kiểm sốt chi, thanh toán
cho các tổ chức, đơn vị thụ hưởng. Việc thanh, quyết tốn dự án ngồi việc căn cứ dựa
trên các văn bản pháp lý của DAĐT còn bao gồm các chứng từ thanh toán do BQLDA
lập.


3.3. Ví dụ về quản lý nhà nước dự án “Cải tạo, nâng cấp tuyến đường từ chợ
Vân Trì đến đường sắt Bắc Hồng, xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh”

3.4. Đánh giá chung quản lý nhà nước các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân
sách địa phương tại huyện Đông Anh
-

Những kết quả đạt được:

Về quy hoạch: được tập trung chỉ đạo quyết liệt trong giai đoạn 2011 – 2015: đã
hoàn thành xong được 03 dự án quy hoạch theo thẩm quyền, tổ chức cơng bố tồn bộ các
quy hoạch được duyệt; Tổ chức quản lý đồng bộ theo quy hoạch được duyệt như: Hạ
tầng, cấp thoát nước, điện chiếu sáng… đối với tất cả các DAĐT trên địa bàn; Phối hợp
với một số sở, ban, ngành của Thành phố để triển khai một số quy hoạch ngành trên địa
bàn: ngành điện, thủy sản, xăng dầu, quy hoạch mạng lưới trường học,... Về KHĐT,
UBND huyện đã xây dựng KHĐT các năm đảm bảo phù hợp với KHĐT từ NSNN giai
đoạn 2011-2015.
Về quản lý tổ chức thực hiện: Trong năm 2015, huyện Đông Anh đã triển khai
thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư 64 dự án; thực hiện đấu thầu được 52 dự án và bố trí
kế hoạch thanh tốn được 231.764 tỷ đồng. Triển khai thực hiện hồn thành và cơ bản
hồn thành 18 cơng trình của ngành giáo dục, 11 cơng trình giao thơng, 27 cơng trình hạ
tầng nơng nghiệp và một số cơng trình văn hóa, y tế khác…Các DAĐT trên địa bàn huyện
Đông Anh thực hiện còn khá chậm, tỷ lệ dự án chậm tiến độ so với tổng DAĐT trung bình
chiếm khoảng từ 30% - 50%.
Về quản lý kiểm tra, giám sát: Toàn bộ các DAĐT bằng nguồn vốn NS địa
phương tại huyện Đông Anh đều được BQLDA huyện kiểm tra, giám sát. Trong giai
đoạn 2011 – 2015, Thanh tra huyện Đông Anh đã thực hiện thanh tra, giám sát được 33
dự án; trung bình mỗi năm 6-7 dự án.
Về quản lý thanh tốn, quyết tốn : Tính đến hết năm 2015, nhìn chung các DAĐT
được thanh toán, quyết toán đều được đảm bảo và khớp nối với kế hoạch vốn đề ra.
Trong giai đoạn 2011-2015, UBND huyện đã chú trọng, đẩy nhanh công tác này với



DAĐT trọng điểm hoặc các DAĐT mới thực sự bức xúc dân sinh. Thời gian thực hiện
thanh quyết tốn cơng trình nhìn chung đáp ứng theo đúng quy định của Luật, đảm bảo
theo thời gian phân bổ và giao kế hoạch vốn của UBND huyện.
- Hạn chế: Thời gian chuẩn bị đầu tư kéo dài; Việc lập DAĐT, đánh giá các chỉ
tiêu về hiệu quả KT XH hay tài chính vẫn cịn nặng tính thủ tục. Thực hiện thiết kế - dự
tốn dự án trong thời gian dài, cịn nhiều thiếu sót; Khơng thực hiện xác định lại giá gói
thầu sau khi điều chỉnh TDT dự án; Đối với các DAĐT được phân thành nhiều gói thầu
khác nhau thì việc phân chia khối lượng cho từng gói thầu lại khơng rõ ràng, chính xác;
Tiến độ thực hiện các DAĐT bằng nguồn vốn NS địa phương thường kéo dài hơn so với
tiến độ ghi trên hợp đồng; Công tác giám sát, kiểm tra vẫn ở mức hình thức, chưa thường
xuyên, liên tục, hiệu quả thấp; Công tác nghiệm thu khối lượng cơng trình vẫn tồn tại sai
sót, chưa đạt hiệu quả tốt; Phương pháp kĩ thuật theo yêu cầu chuyên môn về QLDA chưa
được áp dụng một cách triệt để; DAĐT được hồn thiện đưa vào vận hành nhưng cơng
tác bảo hành vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
- Nguyên nhân: Trình độ năng lực quản lý, năng lực về chuyên mơn của cán bộ,
cơng chức tại cơ quan QLNN cịn hạn chế; Các văn bản quy phạm pháp luật thay đổi; cơ
chế sử dụng và phân bổ vốn hạn chế, chưa tập trung, dàn trải; Việc thực hiện giám sát,
đánh giá DAĐT chưa được chú trọng; Thiếu con người có trình độ chun mơn về đầu
tư; Các nhân tố khách quan; Các quy hoạch chung của Thành phố chưa hoàn thiện.
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA
PHƢƠNG TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH
- Về cơ cấu, tổ chức lại bộ máy, phương thức điều hành tại BQLDA huyện Đông
Anh trong quản lý dự án, Tăng cường thanh tra, kiểm tra và có hiệu quả trong cơng tác
quản lý biên chế nhằm sắp xếp bố trí cơng việc được giao rõ người, rõ việc; Tăng cường
cơ sở vật chất,…
- Hồn thiện quy trình quản lý: cần ban hành quy trình triển khai các DAĐT xây
dựng cơ bản do UBND Huyện làm chủ đầu tư hàng năm; Đổi mới quy trình phê duyệt



chủ trương đầu tư, phương thức xét duyệt phương án thiết kế các dự án; Cần chỉ đạo tập
trung đẩy nhanh công tác GPMB các dự án,…
- Tiếp tục đổi mới công tác tuyển dụng công chức, viên chức để nâng cao chất
lượng tuyển dụng và phòng chống tiêu cực; Tuyển dụng thêm nhân lực có kiến thức
chun mơn về đầu tư; Xây dựng bộ chỉ tiêu, đánh giá về trình độ chun mơn, kinh
nghiệm, phẩm chất cá nhân rõ ràng, cơng khai nhằm khuyến khích các cán bộ, cơng chức
tích cực, nhiệt tình hơn trong cơng tác; Phát tài liệu, văn bản mới cho cán bộ nắm bắt
thông tin mới nhất một cách nhanh nhất; …
- Hồn thiện cơng tác quy hoạch, kế hoạch: Cần nâng cao chất lượng đồ án quy
hoạch. Xây dựng quy chế quản lý quy hoạch rõ ràng, cụ thể; Cần vận dụng, ứng dụng
khoa học công nghệ nhằm hệ thống các thông tin quy hoạch bảo đảm quản lý tập trung;
- Hồn thiện cơng tác tổ chức thực hiện: Tăng cường kiểm soát chất lượng và tiến
độ công tác chuẩn bị và thực hiện đầu tư; Đẩy nhanh thời gian thẩm duyệt các sản phẩm
tư vấn; Không phê duyệt dự án, không khởi công dự án khi chưa xác định được nguồn
vốn, khả năng cân đối vốn DAĐT;…
KẾT LUẬN
Công tác QLNN các DAĐT bằng nguồn vốn NS địa phương trên địa bàn Thành
phố và huyện Đông Anh luôn là một vấn đề đáng quan tâm và được chú trọng bởi nhiều
cấp, nhiều ngành. Bài luận văn đã nghiên cứu, đánh giá tổng thể quá trình QLNN các
DAĐT bằng nguồn vốn NS địa phương tại huyện Đơng Anh và tìm ra các giải pháp nhằm
hồn thiện công tác này, khắc phục những bất cập, hạn chế trong đầu tư phát triển ở
huyện Đông Anh. Đây là việc làm có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn nhằm
thúc đẩy phát triển mọi mặt KT - XH trên địa bàn huyện Đông Anh.



×